Từ đó dẫn đến các đánh giá, quan điểm thiếu chính xác và mang tính bảo thủ”.“Định kiến giới là những quan điểm, ý thức, thái độ, sự đánh giá có xu hướng tiêu cự vềvấn đề giới tính nam, n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ SUY NGHĨ CỦA GIỚI TRẺTỪ ĐỘ TUỔI 18 – 25 ĐỐI VỚI ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI
TRONG THẾ KỶ XXI.GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Thị Ngọc AnhSINH VIÊN THỰC HIỆN: Lê Trần Bảo Anh
MSSV: 416210039MÔN HỌC: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
LỚP: 21CNDPH02
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2023
MỞ ĐẦU
Trang 21. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy rằng đã văn minh và phát triển nhưng vẫn còn tồntại rất nhiều định kiến và một trong số đó là định kiến giới Vậy định kiến và định kiếngiới là gì ? “Định kiến là những quan điểm, ý kiến đã được hình thành trong một thời giandài và thường là các đánh giá chủ quan, không có căn cứ về các hiện tượng, sự vật haycon người Từ đó dẫn đến các đánh giá, quan điểm thiếu chính xác và mang tính bảo thủ”.“Định kiến giới là những quan điểm, ý thức, thái độ, sự đánh giá có xu hướng tiêu cự vềvấn đề giới tính nam, nữ như vị trí, vai trò, tầm quan trọng và năng lực của nam và nữ”.Những câu nói như “màu xanh dành cho con trai, màu hồng dành cho con gái”; “côngviệc nội trợ chỉ dành cho phụ nữ còn đàn ông luôn là trụ cột và nguồn kinh tế chính củagia đình” – đây đều là những định kiến dành cho cả hai giới đã có từ hàng thế kỷ trước,mặc dù đến hiện tại mọi người đã có cái nhìn rộng mở và đa chiều hơn nhưng những địnhkiến này vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người, nó gần như trở thành tiêu chuẩnđánh giá về cả hai giới Vậy nên tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu vì muốn tìmhiểu xem suy nghĩ của thế hệ trẻ ở Việt Nam đối với định kiến về giới trong thời đại 4.0hiện nay, để biết những định kiến này đã tác động như thế nào đến với đời sống sinh hoạtcũng như tư duy và cách nhìn nhận của các bạn về vấn đề định kiến giới
2.MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU2.1 Mục đích nghiên cứu
Hiểu được suy nghĩ của giới trẻ ngày nay về định kiến giới và những định kiến về giớimà các bạn trẻ đang gặp phải
Giúp mọi người có cái nhìn đa chiều và cởi mở hơn đối với cả hai giới (nam, nữ)
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần vào việc giảm thiểu những ảnh hưởng của định kiến về giới tới cuộc sống của giới trẻ hiện nay
Nêu ra những định kiến về giới đã hình thành từ lâu trong nhận thức của mọi người
Trang 3Phê phán những định kiến đã tác động tiêu cực đến cả nam và nữ.
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu
Suy nghĩ của giới trẻ từ độ tuổi 18 – 25 đối với định kiến về giới
3.2 Phạm vi nghiên cứu3.2.1 Phạm vi không gian
Giới trẻ từ 18 – 25 tuổi
3.2.2 Phạm vi thời gian
Trong thế kỷ XXI
4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tại sao lại xuất hiện định kiến và định kiến về giới ?Định kiến giới đã ảnh hưởng như thế nào đến hai giới nam và nữ ?Những định kiến về giới đã tác động như thế nào tới cuộc sống của giới trẻ hiện nay ?Làm thế nào để dần xóa bỏ những định kiến về giới trong thế kỷ XXI ?
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Trang 4không chỉ để mô tả về những khác biệt điển hình giữa nam và nữ mà còn quy định họ nênlà người như thế nào và họ nên đảm nhận những việc gì trong xã hội Định kiến về giớiluôn là vấn đề mà cả thế giới quan tâm và đau đầu để tìm cách giải quyết trong suốt vàithập kỷ qua, Hậu quả của định kiến giới để lại không chỉ là việc nữ quyền – nam quyềnmà nó còn gây mất cân bằng về giới tính, ví dụ điển hình là ở Trung Quốc, số lượng namgiới đã gấp đôi số lượng nữ giới cũng chỉ vì quan niệm “trọng nam khinh nữ” Định kiếngiới được thể hiện nổi bất nhất ở các nước kém phát triển, đặc biệt là các nước ở khu vựcchâu Phi Ở đây, phân biệt đối xử đã là một phần trong truyền thống văn hóa được phụ nữchấp nhận và được nam giới áp dụng như một giá trị xã hội Không chỉ ở châu Phi, nướcphát triển và đi đầu về kinh tế như Mỹ cũng có định kiến nhất định về giới khi chưa từngcó một nữ tổng thống hay mức lương chi trả cho nữ giới thường ít hơn nam giới, hay khuvực châu Âu tỉ lệ phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình rất cao.
1.2 Nghiên cứu trong nước
Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một nước cũng có rất nhiều địnhkiến về giới, từ những chuẩn mực của xã hội nhưng dần dà lại thành định kiến áp đặt lêncả nam và nữ giới.Theo bà Hà Thị Quỳnh Anh, chuyên gia giới và nhân quyền, Quỹ Dânsố Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho rằng: “Những quan niệm này đã được hình thành từ lâuđời, được truyền từ đời này qua đời khác, thông qua giáo dục và học hỏi, lâu dần tạo nênnhững suy nghĩ cố hữu về vai trò, khả năng, loại công việc mà phụ nữ và nam giới có thểthực hiện” Đây là điều trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm việc làm của nữ giới,cũng như có những ánh mắt phán xét về việc nam giới ở nhà làm nội trợ và chăm con.Nhưng gần đây, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong số các quốcgia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua, đặc biệt là sau 10 năm thựchiện Chiến lược bình đẳng giới Tuy nhiên định kiến giới vẫn tồn tại, nó vẫn còn hiện hữutrên báo đài, các phương tiện truyền thông, báo chí, trong xã hội, thậm chí nó còn tồn tạitrong sách giáo khoa, trong ca dao tục ngữ của ông cha ta để lại và kể cả trong nhữngngười trẻ Vậy nên, định kiến giới sẽ là đề tài có rất nhiều không gian để đề cập đến vàtìm ra hướng giải quyết triệt để trong nhiều thập kỷ tới
Trang 52 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm về giới trẻ
Trong American Heritage Dictionary và Encyclopedia Britannica, một người trẻtuổi được định nghĩa là một người trong độ tuổi chuyển tiếp của sự phát triển sinh lý vàtâm lý, thể chất và tinh thần và những thay đổi sinh học như dậy thì nhưng trong đó thayđổi về sinh học và tâm lý thường dễ thấy nhất Hay theo UNESCO (góc độ văn hóa xãhội), “thanh niên” nên được hiểu là những người trong giai đoạn chuyển tiếp từ sự phụthuộc của trẻ em sang sự độc lập của người lớn và nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa các thành viên trong cộng đồng “Thanh niên” hay “thiếu niên” là một phạm trùtương đối linh hoạt so với một độ tuổi cố định UNESCO không có một độ tuổi cố định đểxác định “tuổi trẻ” mà phụ thuộc vào bối cảnh, lĩnh vực và phạm vi
Trong khi đó, Hiến chương Thanh niên Châu Phi (AYC) định nghĩa “thanh niên” lànhững người trong độ tuổi từ 15 đến 35, thì Liên Hợp Quốc (UN) định nghĩa “thanh niên”là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24, tất cả các báo cáo và số liệu thống kê của LiênHợp Quốc đều dựa trên định nghĩa này như sách trắng của UN về dân số, giáo dục, việclàm và sức khỏe Còn ở Việt Nam, theo Điều I, luật Thanh niên quy định: “Thanh niên làcông dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi” Vậy nên không có một định nghĩa cụ thểnào để xác định về “giới trẻ” cũng như một độ tuổi nhất định của thế hệ trẻ
2.1.2 Khái niệm về định kiến
Theo Wikipedia, định kiến là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành, trướckhi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sựkiện cụ thể Định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan điểmkhông công bằng, đánh giá chủ quan đối với một người hay một nhóm người bởi vì giớitính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ,quốc tịch hay ngoại hình, từ đó dẫn tới việc phân biệt đối xử Hay theo từ điển
Trang 6Cambridge, định kiến (prejudice) là ý kiến, cảm giác không công bằng và vô lý, đặc biệtlà khi không đủ suy nghĩ hoặc kiến thức.
2.1.3 Khái niệm về giới
Giới (Gender) và giới tính (Sex) là hai khái niệm khác nhau, giới tính (Sex) đề cậpđến thuộc tính sinh học ở người và động vật có liên quan đến các đặc điểm sinh lý, giớitính thường được phân loại là nữ hoặc nam, mặc dù có sự khác biệt trong các thuộc tínhsinh học cấu thành giới tính và cách các thuộc tính đó được thể hiện Giới tính (Gender)đề cập đến vai trò, hành vi và danh tính do xã hội kiến tạo của nữ giới, nam giới và nhữngngười đa dạng giới (gender – diverse), nó ảnh hưởng đến cách mỗi người nhận thức vềbản thân và những người xung quanh, cách họ cư xử và tương tác cũng như sự phân phốiquyền lực và tài nguyên trong xã hội
2.1.4 Khái niệm về định kiến giới
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vịtrí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (Khoản 4 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới); là suynghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại côngviệc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộngđồng cụ thể nào đó gán cho thuộc tính là nam hay nữ giới Các định kiến giới thường theoxu hướng thiên lệch, ít tích cực, thậm chí còn mang tính tiêu cực, dẫn đến sự sai lệch vàhạn chế trong việc nhìn nhận
2.2 Thực tiễn 2.2.1 Thực trạng của định kiến giới trong xã hội
Định kiến giới vẫn luôn là vấn đề cản trở đến những nỗ lực thực hiện hóa bìnhđẳng giới, đây cũng gần như là chuẩn mực đã ăn sâu vào trong nền văn hóa, tôn giáo vàđời sống của nhân dân Mặc dù những định kiến về giới đang dần được cải thiện nhưngvẫn còn một số vấn đề vẫn chưa thật sự được khắc phục và trong số đó là tâm lí thích contrai và muốn có con trai để duy trì hương hỏa của gia đình, tổ tiên Quan niệm này đã làmgia tăng tỉ lệ phá thai ở các cặp vợ chồng và dẫn đến việc mất cân đối tỉ lệ giới khi sinh
Trang 7(được hiểu là số trẻ em nam sinh ra trên 100 trẻ em nữ) trong xã hội, đặc biệt là trong xãhội các nước châu Á Trong giai đoạn 2006 – 2013, tỉ lệ giới khi sinh đã tăng mạnh, đạtmức gần 114/100 trong năm 2013, trong khi tỉ lệ bình thường là 105 hoặc 106/100 Cùngvới tỉ lệ đó, ở Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia có tỉ lệ chênh lệch giớikhi sinh cao nhất thế giới vào thời điểm đó, có thể nói rằng định kiến giới đang tác độngtiêu cực đến sự phát triển của xã hội
Đến năm 2022, tỉ lệ giới tính ở toàn cầu vào khoảng 1.017 nam/1.000 nữ, trong khitỉ lệ ở Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn khá chênh lệch: 1.081 nam/1.000 nữ[ CITATIONhtt1 \l 1066 ] và 1.051 nam/1.000 nữ [CITATION htt \l 1066 ] thì ở Việt Nam, chúng ta đãcải thiện được rất nhiều, từ một nước có tỉ lệ chênh lệch giới khi sinh cao nhất thế giớiđến một nước có tỉ lệ giới tính thấp hơn tỉ lệ giới tính toàn cầu: 997 nam/1.000 nữ[ CITATION htt23 \l 1066 ] Đây là tín hiệu rất tốt đối với thế giới và là dẫn chứng tốtnhất cho việc có thể xóa bỏ những định kiến đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mọi người
2.2.2 Thực trạng của định kiến giới trong giới trẻ hiện nay
Hiện nay, các bạn trẻ ngày càng quan tâm đến vấn đề như định kiến giới, bình đẳnggiới, nữ quyền ,LGBTQ+, các nền tảng xã hội ngày càng phát triển dẫn đến việc tiếpnhận thông tin của giới trẻ rất nhanh chóng, ví dụ như câu chuyện “cô gái rửa bát” đã hotrần rần trên tiktok một thời gian, câu từ của cô gái đã gây ra rất nhiều tranh cãi rằng đây làlên tiếng cho nữ quyền hay chỉ là những câu nói ích kỉ và thiếu suy nghĩ Ngoài ra, cònkhá nhiều câu chuyện về định kiến giới xảy ra hàng ngày xung quanh chúng ta, do đóđịnh kiến giới bắt nguồn từ những điều tưởng chừng như bình thường Giới trẻ hiện nayluôn cố gắng để xóa bỏ định kiến giới, bất công về giới, họ đang rất nỗ lực để có thể đưađàn ông và phụ nữ bình đẳng với nhau nhất một cách có thể Định kiến giới vẫn sẽ luôn làvấn đề được quan tâm đặc biệt và là đề tài được thảo luận đến trong nhiều năm tới
3 GIẢI PHÁP ĐỂ DẦN XÓA BỎ ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI.3.1.Đối với xã hội
Trang 8Trong những năm gần đây, chính phủ đang từng bước xóa bỏ định kiến giới.Đây là tín hiệu rất tốt khi vào ngày 9 tháng 3 năm 2022, chương trình Thời sự 19hở VTV1 đã đưa tin về định kiến giới, nhà nước đã điều chỉnh sự xuất hiện của nhânvật nữ và nhân vật nam trong bìa sách giáo khoa để cả hai đều có mặt ở trên bìavới mật độ như nhau Hay thay vì để hình ảnh người mẹ mồ hôi nhễ nhại trong bếpthì bộ giáo dục cũng đac thay đổi thành cảnh bố cùng mẹ nấu cơm trong bếp, “việcđảm bảo bình đẳng giới đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trongviệc thẩm định và phê duyệt cuốn sách giáo khoa mới”- lời bình trong chươngtrình thời sự Đây là bước đi đúng đắn khi thay đổi nhận thức về giới của học sinhngay từ khi mới được học về những kiến thức trên ghế nhà trường, nhờ vậy nhữngđịnh kiến về giới từ lâu sẽ dần dần được xóa bỏ khi các thế hệ trẻ lớn lên với tưduy không bị hạn chế, giúp cho giới trẻ có cái nhìn bình đẳng trong công việc vàvai trò của nam và nữ Trên vtv24 có chương trình Zlife: GenZ và định kiến giới,những tờ báo uy tín, những bộ phim điện ảnh, đề cập đến vấn đề này Điều nàychứng tỏ xã hội đang cố gắng từng ngày để có thể xóa bỏ hoàn toàn định kiến vềgiới.
3.2.Đối với gia đình
Gia đình là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong công cuộc xóa bỏđịnh kiến giới Các bậc phụ huynh là những tấm gương để cho con mình học tập vàhành động theo, vậy nên gia đình là nơi đầu tiên phải xóa bỏ những định kiến vềgiới Hành động cho trẻ thấy ví dụ như bố cùng mẹ làm những công việc nhà, hoặcđể con mình tự do phát triển không rập khuôn như con trai có thể chơi búp bê, cóthể thích màu hồng cũng như con gái có thể chơi ô tô, rô bốt và thích màu xanh.Lớn hơn thì có thể phân công việc nhà cho hai đứa như nhau: con trai có thể rửabát, quét nhà và con gái có thể tự lắp bóng đèn hay bê đồ vừa sức
Trang 94 KẾT LUẬN
Định kiến giới đang kìm hãm sự phát triển của xã hội và tác động xấu đến sự phát triển của nam giới, nữ giới thậm chí của cả những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ Chúng ta đều là con người, đều là sinh sống và góp phần xây dựng nên trái đất này, không có gì quá khác biệt giữa các giới tính cả Vậy nên việc xóa bỏ hoàn toàn định kiến giới là rất cần thiết để xã hội có thể phát triển đi lên và khiến cho công việc, môi trường sống cũng như vai trò của nam và nữ giới đều có thể phát huy một cách triệt đểmà không bị giới hạn hay gò bó trong những định kiến đã xưa cũ
BẢNG HỎIBẢNG HỎI KHẢO SÁT ĐỀ TÀI: "Nghiên cứu suy nghĩ của giới trẻ từ độ tuổi 18-25 đối với vấn đề định kiến về giới trong thế kỷ XXI."
Xin chào mọi người! Mình/em tên là Bảo Anh, sinh viên lớp 21CNĐPH02 ngànhĐông Phương học Hiện tại mình/em đang thực hiện một bài nghiên cứu khoa học với đề
tài:" NGHIÊN CỨU SUY NGHĨ CỦA GIỚI TRẺ TỪ ĐỘ TUỔI 18-25 ĐỐI VỚIVẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN VỀ GIỚI TRONG THẾ KỶ XXI" Đề tài này của mình/em
hướng đến việc tìm hiểu những suy nghĩ của mọi người về định kiến giới - một định kiếnđã tồn tại từ rất lâu để định nghĩa về nam và nữ giới, dẫn tới những bất bình đẳng mà haigiới phải chịu trong hàng thập kỷ qua Vậy nên trong thời đại phát triển và tân tiến nhưhiện tại, mình/em muốn tìm hiểu xem suy nghĩ của mọi người về vấn đề này là gì?
Nghiên cứu này nhằm phục vụ cho mục đích KHOA HỌC và hoàn toàn được BẢOMẬT VỀ THÔNG TIN CÁ NHÂN của những người tham gia khảo sát!
Những ý kiến đóng gớp của mọi người là tiền đề cho sự thành công của đề tài! Chonên mình/em mong mọi người sẽ trả lời mộ cách chân thật và khách quan nhất
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!
1 Giới tính của bạn là gì ?o Nam
o Nữo Khác2 Bạn thuộc độ tuổi từ ?
o 18-20 tuổi
Trang 10o 21-23 tuổio 24-25 tuổi3 Nghề nghiệp của bạn hiện tại là gì ? 4 Bạn có quan tâm tới vấn đề định kiến về giới không ?
o Không quan tâmo Quan tâmo Rất quan tâm
Trước khi vào nội dung chính, mình/em xin phép nói sơ về định nghĩa của ĐỊNH KIẾNGIỚI.
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí,
vai trò và năng lực của nam hoặc nữ (Khoản 4 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới); là suy nghĩcủa mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc màhọ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụthể nào đó gán cho thuộc tính là nam hay nữ giới Các định kiến giới thường theo xuhướng thiên lệch, ít tích cực, thậm chí còn mang tính tiêu cực, dẫn đến sự sai lệch và hạnchế trong việc nhìn nhận
5 Sau khi đọc định nghĩa, bạn nghĩ thế nào về “ Định kiến giới” ?o Không nghĩ gì hết
o Gây bất bình đẳng giữa nam và nữ giớio Cũng bình thường
o Khác6 Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống bị phân biệt đối xử vì giới tính chưa ?
o Đã từng o Chưa từng 7 Nếu đã từng, bạn là người trải qua hay là người chứng kiến ?