NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: - Xác định và xếp hạng các nhân tố gây nên sự phức tạp của các dự án Nhiệt điện ở ViệtNam trong giai đoạn thi công xây dựng.. - Xác định trọng số của các nhân tố gâ
TỔNG QUAN
Lược đồ cấu trúc của chương 2
Hình 2-1: Lược đồ cấu trúc của chương 2
Khái niệm sự phức tạp dự án
Các nghiên cứu về sự phức tạp của dự án đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trong nhiều năm qua với nhiều định nghĩa về sự phức tạp của dự án đã được đề xuất Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất về sự phức tạp của dự án Sau đây là một vài định nghĩa điển hình:
Theo Baccarini (1996), mức độ phức tạp của dự án được định nghĩa bởi sự có mặt đa dạng của các thành phần liên quan Có thể phân biệt hai loại phức tạp thường được nhắc đến trong thực tế quản lý dự án, bao gồm phức tạp về tổ chức và phức tạp về kỹ thuật.
Theo Morel và Ramanujam (1999) thì sự phức tạp có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, không những trong các lĩnh vực khác nhau mà còn có các ý nghĩa khác nhau trong cùng một lĩnh vực.
Theo Sinha và cộng sự (2001) được trích dẫn bởi Vidal và cộng sự (2010) thì không có một định nghĩa nào có thể diễn đạt một cách đầy đủ được sự phức tạp của dự án thực sự là gì.
Theo Vidal và cộng sự (2010), sự phức tạp của dự án là thuộc tính gây cản trở việc hiểu, dự đoán và kiểm soát tiến trình dự án, kể cả khi được cung cấp đầy đủ thông tin về hệ thống dự án Xia và Chan (2012) định nghĩa sự phức tạp dự án là đặc trưng rắc rối, đa khía cạnh, bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ với nhau.
Qua các nghiên cứu tiêu biểu trên cho thấy vẫn chưa có sự nhất trí về định nghĩa của sự phức tạp, nhưng dù sao đi nữa thì việc xác định các nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án cũng giúp cho người quản lý dự án có được một cái nhìn đầy đủ hơn trong công tác quản lý dự án, góp phần làm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
Nhà máy nhiệt điện
“Nhà máy nhiệt điện là một nhà máy điện, trong đó có năng lượng nguồn bằng hơi nước Nước được đun nóng, chuyển thành hơi nước và quay một tua bin hơi nước và tuabin này làm chạy một máy phát điện Sau khi đi qua tuabin, hơi nước được ngưng tụ trong bình ngưng và tuần hoàn lại đến nơi mà nó đã được làm nóng, quá trình này được gọi là chu trình Rankine” (Wikipedia, 2013) Nhiên liệu chính để sản xuất điện là than, dầu, và khí (Cục TĐ&ĐGTĐMT, 2009).
Nguồn: Cục TĐ&ĐGTĐMT (2009) Một sơ đồ nhà máy Nhiệt điện than, tham khảo Wikipedia (2013).
Hình 2-2: Sơ đồ công nghệ của Dự án nhà máy Nhiệt điện
Hình 2-3: Một sơ đồ nhà máy Nhiệt điện than
1.Tháp làm mát; 2.Bơm nước làm mát; 3.Đường dây tải điện (3 pha); 4.Đơn vị biến áp 3 pha; 5.Máy phát điện (3 pha); 6.Tua bin áp lực thấp; 7.Máy bơm hút;
8.Bình ngưng; 9 Tua bin áp lực trung bình; 10.Van điều khiển hơi nước; 11.Tua bin áp lực cao; 12.Bình khử khí; 13.Bộ làm nóng dòng cấp; 14.Băng chuyền than;
15.Phễu than; 16.Máy nghiền nhiên liệu; 17 Thân lò hơi; 18.Phễu xỉ tro; 19.Bộ quá nhiệt treo; 20 Quạt hút cưỡng bức; 21.Thiết bị nung lại; 22.Cửa dẫn không khí vào;
23.Bộ phận tiết kiệm; 24.Bộ tiền gia nhiệt khí; 25.Bộ lọc tĩnh điện; 26.Máy hút gió;
Than được chuyển đến (14) từ một kho chứa than bằng hệ thống băng chuyền và sau đó rơi xuống và được nghiền thành bột rất mịn bằng quả cầu kim loại lớn trong máy nghiền nhiên liệu (16) Sau đó được trộn với khí đã đốt nóng trước (24) được thổi vào bởi quạt hút cưỡng bức (20) Hỗn hợp khí – nhiên liệu nóng bị cưỡng bức bằng áp lực cao đưa vào trong lò hơi và ở đó bị bốc cháy một cách nhanh chóng.
Nước có độ tinh khiết cao chảy theo phương thẳng đứng lên trên theo thành của lò hơi, ở đó nước bị chuyển thành hơi nước, và được đưa qua thân nồi hơi, ở đó hơi nước bị tách ra khỏi lượng nước còn lại Hơi nước qua một đường ống phân phối nằm trên mái của thân lò hơi di chuyển vào trong bộ quá nhiệt treo (19) ở đó nhiệt độ và áp suất bị tăng lên một cách nhanh chóng vào khoảng 200 bar và 570°C, đủ để làm thành ống rực lên màu đỏ xám Hơi nước được dẫn bằng đường ống tới tua bin áp suất cao (11), tua bin đầu tiên trong chu trình tua bin ba giai đoạn Van điều khiển hơi nước (10) cho phép cả điều chỉnh bằng tay cho tua bin và tự động Hơi nước thoát khỏi từ tua bin áp suất cao, và bị giảm áp suất và nhiệt độ, và được đưa trở lại thiết bị nung lại (21) Hơi nước được nung lại sau đó được dẫn vào tua bin áp lực trung bình (9), và từ đó được dẫn trực tiếp sang tua bin áp lực thấp (6) Hơi nước khi đó, sẽ trên điểm sôi một chút, được mang đi trao đổi nhiệt với nước làm mát (được bơm từ tháp nước làm mát) trong bình ngưng (8), ở đó hơi nước được hút, đi qua bình khử khí (12), và được làm ấm trở lại, đầu tiên trong một bộ làm nóng dòng cấp (13) được cấp nguồn bằng hơi nước lấy từ tua bin áp lực cao, và sau đó trong bộ phận tiết kiệm (23), trước khi trở lại thân nồi hơi Nước làm mát từ bình ngưng được bơm vào trong tháp nước làm mát (1), trước khi bị bơm trở lại vào bình ngưng (8) trong một chu trình nước làm mát.
Bộ ba tua bin được kết hợp như máy phát điện ba pha (5) tạo nên một điện áp mức độ trung bình (điển hình 20-25 kV) Sau đó được nâng lên bằng máy biến thế (4) đến một điện áp mà phù hợp hơn cho việc truyền tải (điển hình 250-500 kV) và được truyền đi trên một hệ thống truyền tải ba pha (3).
Khí thoát ra từ lò hơi được thu bởi một máy hút gió (26) qua một bộ lọc tĩnh điện và sau đó được thoát ra thông qua ống khói (27).
Các nghiên cứu về các nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án
Santana (1990) đã phân loại các dự án xây dựng dựa trên mức độ phức tạp, cụ thể là phân thành ba nhóm: thông thường, phức tạp, và duy nhất.
Nghiên cứu đề xuất các đặc trưng quan trọng nhất của dự án xây dựng Để đưa ra đánh giá định lượng cho từng dự án, một thang đo từ 0 (không tồn tại) đến 10 (hoàn toàn quan trọng) được sử dụng để đánh giá từng đặc trưng.
10 nhóm biến được sử dụng để phân loại là: o Chủ đầu tư hay nhà đầu tư. o Chi phí và tài chính. o Điều kiện khảo sát và thi công. o Các giai đoạn của dự án. o Khung hành chính và luật pháp. o Tác động lên môi trường tự nhiên và xã hội. o Vị trí địa lý. o Kỹ thuật. o Các nguồn tài nguyên. o Các công tác hậu cần.
Baccarini (1996) chỉ ra rằng: sự phức tạp của dự án thường tồn tại với 2 loại chính, đó là: sự phức tạp về tổ chức và sự phức tạp về kỹ thuật:
Hình 2-4: Cấu trúc sự phức tạp dự án theo Baccarini (1996)
Williams (1999) lại phân loại sự phức tạp dự án thành: sự phức tạp về cấu trúc và sự không chắc chắn:
Hình 2-5: Cấu trúc sự phức tạp dự án theo Williams (1999)
Akintoye (2000) xác định được sáu thành phần chính tạo nên sự phức tạp dự án, đó là: o Tổ chức dự án được mong đợi. o Loại kết cấu. o Các ràng buộc công trường. o Biện pháp và kỹ thuật xây dựng. o Quy mô và phạm vi của dự án. o Sự phức tạp của thiết kế và xây dựng.
Cicmil và Marshall (2005) đề xuất ba khía cạnh phức tạp của dự án xây dựng, đó là: o Các quá trình phức tạp trong giao tiếp và quyền hạn của các bên liên quan; o Sự mơ hồ và không chắc chắn liên quan đến các tiêu chí hiệu quả dự án. o Hậu quả của sự thay đổi liên tục theo thời gian.
Theo Leung (2007), độ phức tạp của một dự án cao ốc phụ thuộc vào 10 biến số chính: thời gian dự án, không gian làm việc, giá trị hợp đồng, diện tích công trường, loại kết cấu, độ cao, vị trí, khách hàng, công năng và tổng diện tích sàn.
Vidal và Marle (2008) đề xuất sự phức tạp của dự án được đặc trưng bởi các nhân tố, và các nhân tố này được phân loại thành 4 nhóm, đó là: quy mô của hệ thống dự án, sự đa dạng của hệ thống dự án, sự phụ thuộc lẫn nhau bên trong hệ thống dự án, và sự phụ thuộc vào hoàn cảnh. Để hình thành nên khung phức tạp của dự án, ngoài việc phân loại như trên hai tác giả còn sử dụng cách phân chia của Baccarini (1996), đó là: sự phức tạp về kỹ thuật và sự phức tạp về tổ chức Từ đó, hình thành nên một khung sự phức tạp bao gồm 8 phân nhóm.
Vidal và cộng sự (2010) đã sử dụng công cụ AHP để đo lường sự phức tạp của dự án:
Tuy nhiên, để dễ quản lý trong ứng dụng thực tế, nhóm tác giả đã sử dụng quy trình Delphi để lọc ra 18 nhân tố chủ yếu.
Bảng 2-1: Khung sự phức tạp của dự án theo Vidal và cộng sự (2010)
Sự phức tạp về tổ chức Sự phức tạp về kỹ thuật Quy mô Số lượng các bên liên quan
Sự đa dạng của hệ thống thông tin Vị trí địa lý của các bên liên quan Sự khác nhau về quyền lợi
Sự phụ thuộc lẫn nhau
Sự phụ thuộc vào môi trường
Sự phục thuộc lẫn nhau giữa các yêu cầu kỹ thuật
Sự sẵn có người, tài nguyên
Sự phụ thuộc giữa công trường, các bộ phận và công ty
Sự liên kết và phản hồi trong công việc Sự phối hợp nhóm và thông tin liên lạc Sự phụ thuộc về tiến độ
Sự phụ thuộc của các hệ thống thông tin Sự phụ thuộc lẫn nhau của các mục tiêu Mức độ tương quan giữa các giai đoạn Sự phụ thuộc giữa các quá trình
Sự phụ thuộc hoàn cảnh
Hình thức và sự đa dạng văn hóa Sự phức tạp của điều kiện bên ngoài
Sự phức tạp của các điều kiện bên ngoài
Sau đó sử dụng công cụ AHP để xác định độ phức tạp dự án tương đối.
Bosch-Rekveldt và cộng sự (2010) sử dụng cách tiếp cận quy nạp bằng cách kết hợp kết quả từ các nghiên cứu trước đây với các thành phần có được từ 18 cuộc phỏng vấn về 6 trường hợp cụ thể Tổng cộng 50 nhân tố góp phần tạo nên sự phức tạp dự án được xác định, với 3 nhóm chính: sự phức tạp về kỹ thuật (T: technical complexity), sự phức tạp về tổ chức (O: organizational complexity), và sự phức tạp của tác động bên ngoài (E: environmental complexity); tạo nên khung TOE Để dễ dàng trong sử dụng, 3 cấp độ được xác định trong khung TOE: 3 nhóm (TOE), 14 phân nhóm, và 50 thành phần.
Bảng 2-2: 14 phân nhóm theo Bosch-Rekveldt và cộng sự (2010)
Kỹ thuật (T) Tổ chức (O) Điều kiện bên ngoài (E)
Các mục tiêu Quy mô Các bên liên quan
Phạm vi Các tài nguyên Vị trí
Các nhiệm vụ, công tác Đội dự án Điều kiện thị trường
Kinh nghiệm Sự tin tưởng Rủi ro
Gul và Khan (2011) đề xuất một mô hình cho sự phức tạp dự án, phát triển lên từ mô hình được đề xuất bởi Williams (1999):
Hình 2-6: Mô hình sự phức tạp theo Gul và Khan (2011)
Geraldi và cộng sự (2011) dựa trên việc nghiên cứu 25 bài báo đã công bố liên quan đến sự phức tạp của dự án, đã đưa ra đề nghị khung sự phức tạp của dự án bao gồm: o Sự phức tạp về cấu trúc. o Sự không chắc chắn. o Tính động hay cụ thể là các thay đổi trong dự án. o Tốc độ tiến triển. o Sự phức tạp về chính trị - xã hội.
Nguyễn, T.A và Lê, H.L (2012) thông qua tham khảo các nghiên cứu đã công bố và ý kiến của chuyên gia xác định được 36 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ phức tạp của các dự án giao thông ở Việt Nam. Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố chính PCA từ 26 nhân tố quan trọng có điểm trung bình từ 3.5 trở lên Kết quả xác định được 6 nhóm nhân tố phức tạp như sau: o Các nhân tố phức tạp về môi trường – xã hội. o Các nhân tố phức tạp về môi trường – tự nhiên. o Các nhân tố phức tạp về mặt tổ chức. o Các nhân tố phức tạp về điều kiện công trường và nhà thầu. o Các nhân tố phức tạp về kỹ thuật công nghệ. o Các nhân tố phức tạp về quy mô dự án.
Xia và Chan (2012) đo lường mức độ phức tạp của các dự án cao ốc, trong đó quy trình Delphi được sử dụng.
Nghiên cứu xác định được 6 nhân tố đo lường sự phức tạp cùng với trọng số tương ứng của các nhân tố đó: o Chức năng và kết cấu, với trọng số 0.189 o Biện pháp xây dựng, với trọng số 0.179 o Sự gấp rút của tiến độ dự án, với trọng số 0.177 o Quy mô dự án, với trọng số 0.157 o Điều kiện địa chất, với trọng số 0.153 o Môi trường xung quanh, với trọng số 0.145Nhóm tác giả đưa ra chỉ số phức tạp CI, là tổng của các tích giữa trọng số và điểm đánh giá của từng nhân tố.
Các chỉ số đo lường sự phức tạp đã được công bố
Vidal và cộng sự (2010) đã thực hiện nghiên cứu các tài liệu về các thước đo sự phức tạp của dự án, và đã chỉ ra rằng về cơ bản có ba loại thước đo sự phức tạp trong các tài liệu và cũng đã chỉ ra được những hạn chế của từng loại thước đo:
Nhóm đầu tiên thu thập các phép đo có độ phức tạp tương tự như các vấn đề quản lý dự án có thể tính toán, chẳng hạn như vấn đề sắp xếp và tiến trình do Akileswaran và cộng sự nghiên cứu vào năm 1983 Tuy nhiên, hạn chế chính của các phép đo này là chúng không tập trung vào độ phức tạp của hệ thống dự án.
Nhóm thứ hai thu thập các số đo liên quan đến mô hình cấu trúc dự án dạng biểu đồ như: hệ số phức tạp mạng lưới (CNC), được định nghĩa bởi Kaimann năm 1974 và áp dụng cho cả sơ đồ PERT và Precedence; số lượng cyclomatic, được định nghĩa bởi Temperley năm 1981; hay hệ số Cn, được nghiên cứu bởi Nassar và Hegab năm 2006.
Tuy nhiên, các thước đo này thiếu sự tin cậy Một trong các lý do chính đó là thước đo chỉ đề cập đến một khía cạnh của sự phức tạp, về bản chất đó là sự phụ thuộc lẫn nhau Hơn nữa, các thước đo này chủ yếu dựa vào một biểu đồ hay sơ đồ mạng sẵn có, làm giới hạn cách nhìn nhận và cách hiểu về sự phức tạp dự án.
Nhóm thứ ba tập hợp các thước đo mang tính tổng thể hơn chẳng hạn như các thước đo định hướng suy nghĩ hệ thống Tuy nhiên, các thước đo này rất khó mà tính toán cho những người sử dụng không có kỹ năng, làm cho phức tạp hơn trong thực hiện và phân tích.
Vidal và cộng sự (2010) đã sử dụng công cụ AHP để so sánh sự phức tạp của các dự án với nhau dựa trên một khung thứ bậc các yếu tố phức tạp đã được xây dựng trước Thông qua AHP, điểm đánh giá tổng thể cho từng phương án (dự án) sẽ được tính toán, dựa trên điểm số này có thể so sánh sự phức tạp của các dự án đối với nhau Các tác giả đề nghị sự phức tạp tương đối của từng phương án (dự án) có thể được thể hiện bằng tỷ số: CIi= S(i)/max(S(i)), trong đó S(i) là điểm đánh giá của từng phương án Trị số CI sẽ có giá trị từ 0 đến 1, dự án được đánh giá có sự phức tạp cao nhất sẽ có giá trị của CI là 1.
Tuy nhiên, thước đo sự phức tạp do Vidal và cộng sự đề xuất lại chỉ áp dụng cho các trường hợp cụ thể, thiếu trọng số cho các yếu tố cấu thành nên sự phức tạp Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chưa xem xét đến mối tương quan lẫn nhau giữa các yếu tố đo lường sự phức tạp.
Nguyễn, T.A (2012) sử dụng Fuzzy AHP để xác định trọng số các nhân tố phức tạp dựa trên khung thứ bậc các nhân tố phức tạp có được từ phân tích PCA, từ đó đưa ra chỉ số đo lường sự phức tạp CI là tổng của tích điểm đánh giá sự phức tạp và trọng số của từng nhân tố.
Tuy nhiên, xác định trọng số bằng Fuzzy AHP trên khung thứ bậc bắt nguồn từ PCA có thể gặp vấn đề khi mỗi thành phần chính của PCA lại được thể hiện bằng nhiều yếu tố, và ảnh hưởng của từng yếu tố lên thành phần chính cũng được biểu thị trong quá trình phân tích PCA.
Xia và Chan (2012) sử dụng nghiên cứu Delphi để xác định các yếu tố phức tạp cũng như tầm quan trọng của từng yếu tố đối với sự phức tạp của dự án Từ đó, các tác giả sử dụng giá trị tầm quan trọng trung bình của các yếu tố được xem là quan trọng (trên giá trị cut-off) để xây dựng chỉ số đo lường sự phức tạp CI.
Mặc dù, nghiên cứu này đưa ra chỉ số phức tạp CI đơn giản và dễ dàng sử dụng trong thực tế Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế như: trong quá trình thực hiện nghiên cứu Delphi sử dụng thang đo thứ bậc, nhưng lại sử dụng giá trị trung bình đại diện cho tầm quan trọng của từng yếu tố (chỉ phù hợp với thang đo khoảng cách và thang đo tỷ lệ) Hơn nữa, cách tiếp cận này chỉ phù hợp với các trường hợp các yếu tố được giữ lại ít (các yếu tố được xem là quan trọng), và các yếu tố đó bản chất đã không có tương quan lớn với nhau.
Kết luận
Qua các nghiên cứu tiêu biểu trên cho thấy vẫn chưa có sự nhất trí về định nghĩa của sự phức tạp, nhưng dù sao đi nữa thì việc xác định các nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án cũng giúp cho người quản lý dự án có được một cái nhìn đầy đủ hơn trong công tác quản lý dự án, góp phần làm nâng cao hiệu quả thực hiện dự án.
Nhà máy nhiệt điện là một nhà máy điện, trong đó có năng lượng nguồn bằng hơi nước Nhiên liệu chính để sản xuất điện là than, dầu, và khí.
Việc xem xét toàn diện các nghiên cứu trước đây cho thấy có rất nhiều nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án Từ đó một danh sách các nhân tố sơ bộ được hình thành với 24 nhân tố (phụ lục 1) Tuy nhiên, do hầu như chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu sự phức tạp của dự án Nhiệt điện, nên một cuộc khảo sát các chuyên gia có kinh nghiệm với các dự án ở Việt Nam cần được thực hiện nhằm xác định các nhân tố phù hợp với dự án Nhiệt điện, cũng như phù hợp với thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
Độ phức tạp của dự án là một khái niệm trừu tượng khó xác định Trong nỗ lực đo lường độ phức tạp của dự án, nhiều nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số đo lường khác nhau Tuy nhiên, các chỉ số này lại bộc lộ những hạn chế nhất định.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lược đồ cấu trúc chương 3
Hình 3-1: Lược đồ cấu trúc chương 3
Xác định vấn đề nghiên cứu Đưa ra danh sách các nhân tố sơ bộ Đọc các bài báo khoa học, và các bài báo xã hội có liên quan.
Thiết kế bảng câu hỏi dành cho phỏng vấn bán cấu trúc
Khảo sát 16 chuyên gia thông qua phỏng vấn bán cấu trúc
Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi khảo sát
Thử nghiệm bảng câu hỏi với 13 chuyên gia
BCH rõ ràng, dễ hiểu, các nhân tố đã đầy đủ
Tiến hành khảo sát đại trà
Thu lại bảng khảo sát Xử lý, phân tích, đánh giá dữ liệu Kết luận, kiến nghị Đúng
Quy trình nghiên cứu
Hình 3-2: Sơ đồ khối quy trình nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
3.3.1 Khảo sát chuyên gia: Đầu tiên, một danh sách gồm 24 nhân tố tiềm năng được hình thành dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây cũng như các bài báo xã hội có liên quan đến dự án Nhiệt điện Tuy nhiên, các nhân tố này không cho thấy được các nét đặc trưng của loại hình dự án Nhiệt điện, do hầu như chưa có nghiên cứu nào trước đây nghiên cứu về sự phức tạp của loại hình dự án này Vì thế, một cuộc khảo sát được tiến hành trên 16 chuyên gia, bao gồm các nhà thầu và tư vấn quản lý dự án cho chủ đầu tư nhằm xác định các nhân tố phù hợp tạo nên sự phức tạp của các dự án Nhiệt điện ở Việt Nam trong giai đoạn thi công xây dựng Họ là những người đã tham gia nhiều dự án Nhiệt điện khác nhau trên cả nước; và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng: 5 người có từ 5 đến 9 năm kinh nghiệm, 4 người có từ 10 đến 14 năm kinh nghiệm, 3 người có từ 15 đến 19 năm kinh nghiệm, và 4 người có trên 20 năm kinh nghiệm Trong đó, có 11 người giữ các vai trò quản lý (giá m đốc dự án, phó giám đốc dự án, chỉ huy trưởng,…) khi tham gia các dự án nhiệt điện.
Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện lần lượt với từng chuyên gia Trong đó bảng câu hỏi sử dụng khi phỏng vấn được thiết kế bao gồm danh sách các nhân tố tiềm năng và các câu hỏi yêu cầu các chuyên gia nhận xét phân tích các nhân tố tiềm năng, đưa ra các nhân tố mới, cũng như tìm hiểu một vài thông tin cá nhân về các chuyên gia.
Trong quá trình phỏng vấn, danh sách các nhân tố được điều chỉnh dần dần, kết quả thu được một danh sách bao gồm 31 nhân tố.
Bảng 3-1: Danh sách các nhân tố phức tạp
1 Quy mô của dự án.
3 Dây chuyền công nghệ của nhà máy nhiệt điện (nhà thầu thiết bị, công nghệ sử dụng, nhiên liệu…).
4 Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn và thủy văn.
5 Tình hình kinh tế (khủng hoảng, trượt giá, khan hiếm vật tư…).
6 Phong tục, tập quán và tính cách của người dân địa phương.
7 Điều kiện thi công (khí hậu, thời tiết, môi trường thi công…).
8 Hệ khung pháp lý, các thủ tục hành chính địa phương.
9 Mô hình tổ chức quản lý dự án.
10 Sự đa dạng về kết cấu của các hạng mục.
11 Sự đa văn hóa trong thực hiện dự án (nhà thầu công nghệ thường là nhàthầu nước ngoài, khác biệt về vùng miền).
12 Áp lực về tiến độ, sự điều chỉnh thường xuyên về tiến độ (phụ thuộc vàoviệc sản xuất, lắp đặt thiết bị, chất lượng của thiết kế…).
Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án gồm yêu cầu cao về bề mặt bê tông để lắp đặt thiết bị, máy móc dễ dàng, dung sai chi tiết đặt sẵn và bệ móng phải chính xác cao về cao độ, tọa độ, trục máy Từ đó, kiểm soát và đảm bảo chất lượng công trình được tốt hơn.
14 Các ràng buộc về chi phí (giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán…).
15 Yêu cầu về vệ sinh, an toàn lao động.
16 Yêu cầu về bảo vệ môi trường.
17 An ninh công trường (mặt bằng rộng, hẻo lánh nên dễ bị thất thoát).
18 Thi công các hạng mục cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
19 Đảm bảo giao diện giữa các nhà máy điện trong cùng một trung tâm điệnlực (do có các hạng mục dùng chung, các hành lang kỹ thuật chung).
20 Năng lực của các bên tham gia dự án.
21 Kinh nghiệm làm việc tại địa phương của các bên tham gia dự án.
22 Lựa chọn các thầu phụ (Tổng thầu lựa chọn các thầu phụ cho dự án).
23 Mức độ phối hợp giữa các bên tham gia dự án.
24 Sự đầy đủ, phù hợp và khả thi của thiết kế (phù hợp với thiết bị công nghệ, phù hợp với nguồn vật tư địa phương, phù hợp với thiết bị của nhà thầu xây dựng, không bỏ sót hạng mục…).
25 Vướng mắc về giải phóng mặt bằng ở một số hạng mục.
26 Tổ chức mặt bằng thi công (mặt bằng thi công rộng, nhiều hạng mục, nhiềunhà thầu thi công, các tuyến thi công cắt nhau, mật độ xe cộ nhiều…).
27 Biện pháp thi công, bao gồm kỹ thuật và quy trình thi công (thi công bê tông khối lớn; thi công đào sâu; thi công dưới nước; thi công ống khói; thi công kết cấu thép đòi hỏi sử dụng các cần cẩu siêu trường, siêu trọng…).
28 Trình tự và sự phối hợp trong quá trình thi công (giữa xây dựng và lắp đặtthiết bị, sự tác động qua lại giữa các công tác).
29 Các thay đổi, phát sinh công việc.
30 Khó khăn trong cung ứng vật tư, công cụ, và thiết bị (vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng phải vận chuyển bằng đường thủy nên cần xây dựng các cảng tạm, đê chắn sóng…).
31 Các công tác phụ trợ (đường dây điện, nhiên liệu, nước, lán trại, khobãi,…).
Với danh sách 31 nhân tố tìm được, có nhiều nhân tố được cho là đặc trưng của dự án Nhiệt điện hoặc được nhấn mạnh bởi nhiều chuyên gia:
Vị trí địa lý của dự án
Vị trí các dự án Nhiệt điện được lựa chọn để giải phóng mặt bằng thuận lợi, thường ở vùng sâu, vùng xa, gần sông, gần biển nên gây khó khăn trong thi công Để khắc phục, cần bố trí đường tạm và cảng tạm để vận chuyển vật tư, máy móc Bên cạnh đó, do vị trí công trường xa xôi nên việc huy động nhân công gặp nhiều trở ngại Do đó, cần có chính sách thu hút lao động, hỗ trợ chăm lo ăn ở và chi phí đi lại cho đội ngũ thi công.
Dây chuyền công nghệ của nhà máy nhiệt điện
Nhà máy nhiệt điện là nhà máy biến đổi năng lư ợng của nhiên liệu thành điện năng, khác biệt lớn nhất trong thiết kế của nhà máy nhiệt điện là việc sử dụng các nguồn nhiên liệu khác nhau Hiện nay, các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam sử dụng 3 loại nhiên liệu chính: khí thiên nhiên, dầu, và than Các loại nhiên liệu khác nhau dẫn đến sự khác nhau của các hạng mục công trình trong nhà máy nhiệt điện, kéo theo mức độ phức tạp khác nhau trong thi công xây dựng Có thể thấy được sự khác biệt rõ nhất qua hệ thống cung cấp nhiên liệu Khí thiên nhiên được cung cấp thông qua hệ thống đường ống, và được kiểm soát khối lượng bởi trạm đo và các van điều chỉnh Đối với dầu, các thùng chứa dầu thường được vận chuyển đến cảng bốc dỡ của nhà máy bằng đường thủy, sau đó dầu từ các thùng chứa sẽ được bơm đến các bể lưu trữ dầu thông qua hệ thống đường ống Còn đối với than thì hệ thống cấp nhiên liệu rất phức tạp, các tàu chở than thông thường sẽ được vận chuyển bằng đường thủy đến cảng của nhà máy, sau đó than sẽ được bốc dỡ bằng cẩu, tiếp đó được vận chuyển đến các bãi lưu trữ thông qua một hệ thống gồm nhiều tuyến băng chuyền và tháp trung chuyển. Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn và thủy văn Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn và thủy văn có ảnh hưởng rất lớn đến phương án kết cấu móng, biện pháp thi công, và phương án san lấp và xử lý nền.
Thông thường cần phải san lấp để đảm bảo nhà máy đạt cao độ thiết kế, phù hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, do đất nền bị lún cố kết theo thời gian, cần phải kiểm tra để đảm bảo độ lún gần như kết thúc khi vận hành Nếu không, cần phải có biện pháp xử lý tăng nhanh quá trình cố kết Các phương án xử lý nền móng phổ biến ở nhà máy nhiệt điện Việt Nam gồm gia tải cắm bấc thấm, cọc nén cát, hút chân không và phụt vữa xi măng (CDM).
Sự đa dạng về kết cấu của các hạng mục
Các hạng mục của dự án Nhiệt điện có kết cấu rất đa dạng Bao gồm: kết cấu thép dạng tấm vỏ mỏng (như bồn, bể chứa, si lô, ống nước làm mát, ), kết cấu thép dạng khung hoặc khung kết hợp dàn (như khung nhà công nghiệp, giá đỡ băng tải than ), kết cấu thép dạng dàn (như dàn cột cổng 500KV, đường dây 5 00KV, ), các loại kết cấu bê tông cốt thép (như trạm bơm, ống khói, cống hộp, bể chứa, nhà hành chính, nhà điều khiển, bến cảng ), đường và hệ thống thoát nước, đê kè và nền bãi (như kè bờ sông, bãi trữ than, bãi thải xỉ ) Các loại hình kết cấu khác nhau sẽ gây ra sự phức tạp khác nhau trong thi công xây dựng Chẳng hạn như: thi công kết cấu thép thông thường sẽ kh ó khăn hơn thi công kết cấu bê tông cốt thép do đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị lắp đặt, yêu cầu cao về độ chính xác; thi công trạm bơm sẽ phức tạp hơn so với thi công nhà điều hành.
Sự đa văn hóa trong thực hiện dự án
Tính đa văn hóa, đa ngôn ngữ là một đặc trưng của các dự án Nhiệt điện ởViệt Nam Trước hết có thể thấy các nhà thầu công nghệ là nhà thầu nước ngoài; hệ thống điện nặng cũng hiếm có nhà thầu Việt Nam nào có thể đảm đương được; cho đến việc thi công các kết cấu thép cấu kiện lớn cần có những thiết bị thi công siêu một ngôn ngữ chung là tiếng Anh; tuy nhiên việc trao đổi bằng tiếng Anh đã không phải dễ dàng chứ chưa nói đến trao đổi, thảo luận, và làm rõ các vấn đề về kỹ thuật, các điều khoản hợp đồng… Áp lực về tiến độ, sự điều chỉnh thường xuyên về tiến độ
Tiến độ yêu cầu của các dự án Nhiệt điện thường gây rất nhiều khó khăn Do chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả thực hiện dự án, chịu sự ràng buộc của bên cho vay, và hơn hết là tình hình thiếu thốn điện năng hiện nay của nước ta Lại thường bị trượt tiến độ do các vấn đề về giải phóng mặt bằng, các thủ tục hành chính, thủ tục vay vốn Hơn nữa luôn có sự điều chỉnh thường xuyên về tiến độ Bởi vì các dự án Nhiệt điện đều được thực hiện với hình thức EPC, khi triển khai thi công xây dựng chỉ có các bản vẽ thiết kế cơ sở, nhà thầu phải thiết k ế chi tiết nên luôn có sự thay đổi, phát sinh so với ban đầu.
Yêu cầu về vệ sinh và an toàn lao động
Do công việc lắp ráp, thi công và quá trình vận chuyển nguyên vật liệu với mật độ xe, tiếng ồn, độ rung cao có thể gây tai nạn lao động; hoặc do đơn giản l à sự bất cẩn, thiếu trang bị bảo hộ lao động, hoặc do thiếu ý thức tuân thủ về nội quy an toàn lao động Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận chuyển và tồn tr ữ nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời, gây nên các thiệ t hại về người và của trong quá trình thi công Do đó cần phải quy định các nội quy làm việc tại công trường, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân, tổ chức theo dõi tai nạn lao động, lắp đặt biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu, lắp hệ thống biển báo chỉ đường, lắp đặt biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ, trang bị các phương tiện chữa cháy tại các kho (Cục TĐ&ĐGTĐMT, 2009).
Yêu cầu về bảo vệ môi trường
Việc xây dựng các nhà máy Nhiệt điện gây ra những tác động đối với môi trường xung quanh Nguồn nước có thể bị ô nhiễm do nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường cũng như nước thải sinh hoạt của công nhân do tập trung nhiều công nhân Môi trường không khí có thể bị ô nhiễm do quá trình ủi đất, bốc dỡ vật liệu, khí thải của các phương tiện vận tải, tiếng ồn phát sinh do các thiết bị thi công.
Môi trường đất cũng bị tác động do đào đắp và xói mòn đất Ngoài ra còn có những chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn xây dựng mà chủ yếu là các loại nguyên v ật liệu xây dựng phế thải Để giảm thiểu các tác động tiêu cực trên cần phải áp dụng các biện pháp thi công thích hợp, cơ giới hóa quá trình thi công xây dựng, áp dụng các giải pháp cụ thể cho việc bảo vệ môi trường, tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị thi công, thu gom thường xuyên và vận chuyển ra công trường các chất thải rắn xây dựng, lắp đặt đường ống thoát nước mưa, thường xuyên khơi thông dòng chảy, che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn t rôi trong quá trình thi công (Cục TĐ&ĐGTĐMT, 2009).
Các công cụ nghiên cứu
3.4.1 Giới thiệu bảng câu hỏi:
3.4.1.1 Thiết kế bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi là một công cụ dùng thu thập các thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu Chính vì vậy không có gì khó khăn và quan trọng đối với công trình nghiên cứu bằng việc chọn lọc các câu hỏi và sắp xếp ngôn từ dùng cho câu hỏi Việc thiết kế bảng câu hỏi không tốt có thể sẽ không giải quyết được vấn đề, hoặc có thể dẫn đến việc cung cấp các thông tin nhầm lẫn hoặc sai lệch, làm
Dữ liệu thường được thu thập bằng 4 thang đo cơ bản: thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc, thang đo khoảng cách, và thang đo tỷ lệ. Đối với nghiên cứu này, thang đo khoảng cách được sử dụng Trong đó các đối tượng khảo sát được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhân tố đối với Sự phức tạp của dự án Nhiệt điện trong giai đoạn thi công xây dựng (1= Không quan trọng, 5= Cực kỳ quan trọng).
3.4.1.2 Nội dung bảng câu hỏi:
Nội dung bảng câu hỏi gồm 3 phần:
- Phần đầu: tóm tắt nội dung bảng câu hỏi.
Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án Nhiệt điện, nghiên cứu đã chỉ ra có tổng cộng 31 yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phức tạp của từng dự án Những yếu tố này bao gồm các đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và môi trường Mỗi yếu tố đóng vai trò khác nhau trong việc xác định độ phức tạp của dự án, từ đó ảnh hưởng đến thời gian, chi phí và hiệu quả triển khai tổng thể.
- Phần hai: các thông tin tổng quát về đối tượng được khảo sát như: vị trí công tác, đơn vị công tác, số năm kinh nghiệm.
Số lượng mẫu cần phải phù hợp với yêu cầu của phân tích thành tố chính.
3.4.3 Các công cụ thống kê:
3.4.3.1 Kiểm định trị trung bình của một tổng thể:
Khi không biết phương sai của tổng thể và mẫu lớn (n > 30), ta sử dụng kiểm định thống kê Z bởi phân phối của nó gần với phân phối chuẩn, bất kể tổng thể có phân phối ra sao (dựa trên định lý giới hạn trung tâm) Độ lệch chuẩn sử dụng trong kiểm định này là độ lệch chuẩn của mẫu.
3.4.3.2 Kiểm định sự khác nhau giữa trị trung bình của hai tổng thể:
Trong trường hợp phương sai của tổng thể chưa biết, mẫu lớn (n > 30) thì sử dụng kiểm định thống kê Z (có phân phối xấp xỉ chuẩn cho dù tổng thể có phân bố như thế nào, do áp dụng định lý giới hạn trung tâm).
3.4.3.3 Hệ số tương quan Pearson:
Tham khảo: Hoàng và Chu (2008)
Hệ số tương quan Pearson được sử dụng để lượng hóa mức độ liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng (biến khoảng cách hoặc biến tỷ lệ) Công thức xác định như sau:
Trong đó: o SX, SYlà độ lệch chuẩn của 2 biến quan sát X và Y; N là số quan sát. o X Y _ _ , là trị trung bình của 2 biến quan sát X và Y.
Giá trị của r nằm trong đoạn từ -1 đến 1; trị tuyệt đối của r càng lớn cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính; r = 0 chỉ ra rằng 2 biến không có mối liên hệ tuyến tính.
Một số đặc điểm của r: o Giá trị của r cho biết không có mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến chưa hẳn có nghĩa là 2 biến đó không có mối quan hệ. o Cần phải cẩn thận xem xét đồng thời hệ số tương quan và cả đồ thị vì hệ số tương quan có thể có cùng một giá trị trong khi hình dạng của mối o Cần cảnh giác với những mối quan hệ gọi là tương quan giả. o Hệ số tương quan là một thước đo mang tính đối xứng.
Kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính r: o Giả thuyết không là hệ số tương quan thật trong tổng thể bằng 0, nói cách khác là không có mối quan hệ tuyến tính nào giữa hai biến H0:= 0. o Điều kiện áp dụng kiểm định là các mẫu ngẫu nhiên độc lập được lấy ra từ một tổng thể trong đó cả hai biến đều có phân phối chuẩn.
3.4.3.4 Hệ số tương quan hạng Spearman:
Tham khảo: Hoàng và Chu (2008)
Hệ số tương quan hạng Spearman cũng tương tự hệ số tương quan Pearson nhưng được tính dựa vào các hạng của dữ liệu, chứ không phải dựa vào giá trị thực.
Hệ số tương quan hạng Spearman chạy từ -1 đến +1, trong đó -1 và +1 cho thấy mối quan hệ hoàn toàn tuyến tính giữa hạng của hai biến.
3.4.4 Phân tích thành tố chính (PCA: Principal Component Analysis):
Tham khảo: Hoàng và Chu (2008); Lê (2011b)
Phân tích thành tố chính được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các thành tố cơ bản.
Phân tích thành tố chính là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau, trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu.
Phân tích thành tố chính là một kỹ thuật hình thành các biến mới (các thành tố) mà tổ hợp tuyến tính với các biến ban đầu.
Số lượng tối đa của các thành tố mới bằng với số lượng biến ban đầu.
Các thành tố mới không có tương quan lẫn nhau.
3.4.4.2 Các tham số thống kê trong phân tích thành tố chính:
Tham khảo: Hoàng và Chu (2008)
Bartlett’s test of sphericity: đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Trong đó, giả thuyết không là: ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đồng nhất.
Correlation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến trong phân tích.
Communality: là lượng biến thiên của một biến được giải thích chung với các biến khác được xem xét trong phân tích Đây cũng là phần biến thiên được giải thích bởi các thành tố chung.
Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi thành tố.
Factor loadings (hệ số tải thành tố): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các thành tố.
Factor matrix (ma trận thành tố): chứa các hệ số tải thành tố của tất cả các biến đối với các thành tố được rút ra.
Factor scores: là các điểm số thành tố tổng hợp được ước lượng cho từng quan sát trên các thành tố được rút ra.
Tham khảo: Hoàng và Chu (2008); Hair vcs (2009); Lê (2011b)
Không sử dụng phân tích thành tố chính khi ít hơn 50 quan sát.
Kích thước mẫu không nên nhỏ hơn 100.
Số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích.
3.4.4.4 Sự phù hợp áp dụng phân tích thành tố chính (PCA):
Tham khảo: Hoàng và Chu (2008); Lê (2011b)
Xem ma trận hệ số tương quan, nếu không có một lượng đáng kể các hệ số tương quan lớn hơn 0.3 thì không sử dụng PCA.
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê.
3.4.4.5 Số lượng thành tố chính:
Tham khảo: Hoàng và Chu (2008); Bryman và Cramer (2005); Hair vcs (2009)
Phương pháp xác định từ trước: từ kinh nghiệm, hiểu biết, phân tích lý thuyết, kết quả các nghiên cứu trước xác định bao nhiêu thành tố có thể rút ra.
Phương pháp dựa vào eigenvalue: chỉ có những thành tố nào có eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích Những thành tố có có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1.
Kết luận
Với danh sách sơ bộ gồm 24 nhân tố tạo nên sự phức tạp dự án có được từ nghiên cứu các tài liệu, bài báo đã được công bố Một cuộc khảo sát các chuyên gia được thực hiện nhằm xác định danh sách các nhân tố phù hợp với loại hình dự ánNhiệt điện và thực tiễn của Việt Nam Thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi sẽ có được một bộ dữ liệu thu thập ý kiến của các đối tượng có kinh nghiệm thực hiện dự án Nhiệt điện Sau đó, với việc sử dụng các công cụ thống kê và phân tích thành tố chính, xác định được các nhân tố phức tạp chủ yếu, xếp hạng các nhân tố, tìm hiểu mối quan hệ tiềm ẩn giữa các nhân tố, và cuối cùng là đưa ra một chỉ số đo lường sự phức tạp của dự án Nhiệt điện ở Việt Nam.
TRÌNH BÀY, ĐÁNH GIÁ, BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ
Khảo sát rộng rãi
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh được gửi đến các đối tượng có kinh nghiệm trong các Dự án Nhiệt điện, hiện đang công tác tại hơn 10 đơn vị Thi công, Chủ đầu tư và Tư vấn trên địa bàn: Trà Vinh, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Nha Trang, Thanh Hóa, Quảng Ninh.
Các đối tượng khảo sát đã hoặc đang tham gia trên 20 dự án Nhiệt điện lớn nhỏ khác nhau trên khắp cả nước tại: Cà Mau, Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương.
Bảng 4-1: Kết quả khảo sát
Phương thức Phát ra Thu lại Không đạtyêu cầu Đạt yêu cầu % Đạt yêu cầu
Với 74.6% đối tượng được khảo sát có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên.
Bảng 4-2: Số năm kinh nghiệm
Tần số (Người) Tần suất
Hình 4-1: Số năm kinh nghiệm
4.1.2.2 Đơn vị công tác khi tham gia dự án Nhiệt điện:
Bảng 4-3: Đơn vị công tác
Tần số (Người) Tần suất
Chủ đầu tư & Tư vấn 38 32.2 32.2
4.1.2.3 Vị trí công tác khi tham gia dự án Nhiệt điện:
Có gần 30% đối tượng khảo sát giữ các vai trò quản lý khi tham gia vào các dự án Nhiệt điện ở Việt Nam.
Bảng 4-4: Vị trí công tác khi tham gia dự án Nhiệt điện
Lãnh đạo cao cấp; Trưởng/Phó phòng 4 3.4 3.4
Giám đốc/Phó giám đốc dự án 18 15.3 18.6
Chỉ huy Phó/Trưởng công trường 13 11.0 29.7
Hình 4-3: Vị trí công tác khi tham gia dự án Nhiệt điện
4.1.2.4 Vị trí công tác hiện nay:
Có hơn 30% đối tượng khảo sát hiện nay giữ các vai trò quản lý.
Bảng 4-5: Vị trí công tác hiện nay
Tần số (Người) Tần suất
Giám đốc/Phó giám đốc dự án 14 11.9 27.1
Chỉ huy Phó/Trưởng công trường 5 4.2 31.4
Hình 4-4: Vị trí công tác hiện nay
4.1.2.5 Loại dự án Nhiệt điện tham gia:
Hiện nay các dự án Nhiệt điện ở Việt Nam có 3 loại chính: chạy than, chạy dầu, và chạy khí.
Phần trăm các đối tượng khảo sát có kinh nghiệm với từng loại hình là:
4.1.2.6 Công suất của các dự án Nhiệt điện tham gia:
Các đối tượng khảo sát đã tham gia vào nhiều dự án Nhiệt điện có công suất lớn nhỏ khác nhau:
Công suất từ 300MW đến nhỏ hơn 450MW: 15.3%.
Công suất từ 450MW đến 600MW: 72.9%.
Công suất trên 600MW đến 1000MW: 16.9%.
Kiểm định thang đo cho kết quả Cronbach’s alpha = 0.913 > 0.7; đồng thời nếu loại bỏ một mục hỏi nào thì giá trị Cronbach’s alpha cũng không lớn hơn do đó không nên loại bỏ mục hỏi nào cả.
Bảng 4-6: Cronbach’s alpha của thang đo
Scale Mean if Item Deleted
4.1.4 Xác định các nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án Nhiệt điện:
4.1.4.1 Sự phù hợp sử dụng giá trị chung cho phân tích:
Tất cả 31 nhân tố phức tạp của dự án Nhiệt điện ở Việt Nam xác định được đều được tính toán trị trung bình và được xếp hạng theo đánh giá của hai nhóm gồm: Chủ đầu tư – Tư vấn và Nhà thầu Việc xếp hạng các yếu tố dựa vào các giá trị trung bình tính toán được Yếu tố có trị trung bình cao nhất được xếp hạng cao nhất và các yếu tố còn lại với các giá trị trung bình thấp hơn được xếp ở các vị trí tiếp theo.
Bảng 4-7: Trị trung bình và xếp hạng của 31 nhân tố
Nhân tố phức tạp Nhà thầu Chủ đầu tư-
Tư vấn Trung bình Hạng Trung bình Hạng
Quy mô của dự án 4.22 2 4.00 3
Vị trí địa lý của dự án 4.00 8 3.89 9
Dây chuyền công nghệ của nhà máy nhiệt điện 3.91 12 4.11 2 Điều kiện địa hình, địa chất, địa chấn và thủy văn 3.81 14 3.89 10
Phong tục, tập quán và tính cách của người dân địa phương 2.59 31 2.45 31 Điều kiện thi công 3.38 24 3.32 25
Hệ khung pháp lý, các thủ tục hành chính địa phương 3.00 29 3.08 29
Mô hình tổ chức quản lý dự án 3.70 15 3.63 17
Sự đa dạng về kết cấu của các hạng mục 3.56 19 3.66 15 Áp lực về tiến độ, sự điều chỉnh thường xuyên về tiến độ 4.04 7 3.87 11
Nhân tố phức tạp Nhà thầu Chủ đầu tư-
Tư vấn Trung bình Hạng Trung bình Hạng
Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, kiểm soát và đảm bảo chất lượng 3.91 10 3.89 8
Các ràng buộc về chi phí 3.59 18 3.58 19
Yêu cầu về vệ sinh, an toàn lao động 3.44 22 3.24 26
Yêu cầu về bảo vệ môi trường 3.48 21 3.61 18
Thi công các hạng mục cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau 3.68 16 3.63 16 Đảm bảo giao diện giữa các nhà máy điện trong cùng một trung tâm điện lực 3.37 25 3.84 12
Năng lực của các bên tham gia dự án 4.31 1 4.37 1 Kinh nghiệm làm việc tại địa phương của các bên tham gia dự án 3.22 27 3.47 21
Lựa chọn các thầu phụ (Tổng thầu lựa chọn các thầu phụ cho dự án) 3.91 11 3.76 13
Mức độ phối hợp giữa các bên tham gia dự án 4.09 5 3.97 4
Sự đầy đủ, phù hợp và khả thi của thiết kế 4.08 6 3.92 6 Vướng mắc về giải phóng mặt bằng ở một số hạng mục 3.88 13 3.68 14
Tổ chức mặt bằng thi công 3.94 9 3.55 20
Biện pháp thi công, bao gồm kỹ thuật và quy trình thi công 4.09 4 3.95 5
Trình tự và sự phối hợp trong quá trình thi
Nhân tố phức tạp Nhà thầu Chủ đầu tư-
Tư vấn Trung bình Hạng Trung bình Hạng
Các thay đổi, phát sinh công việc 3.48 20 3.16 28 Khó khăn trong cung ứng vật tư, công cụ, và thiết bị 3.64 17 3.34 24
Các công tác phụ trợ (đường dây điện, nhiên liệu, nước, lán trại, kho bãi,…) 3.21 28 3.19 27
Kiểm tra hệ số tương quan hạng Spearman cho thấy sự tương đồng chặt chẽ trong xếp hạng của các nhân tố phức tạp giữa hai nhóm đánh giá (Chủ đầu tư-Tư vấn và Nhà thầu) Hệ số tương quan 0,867 đạt mức ý nghĩa 1%, chứng tỏ sự thống nhất giữa các nhóm đánh giá là đáng kể.
Kiểm định so sánh trị trung bình của 2 nhóm cho từng nhân tố không phát hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,01) giữa 2 nhóm về giá trị đánh giá cho từng nhân tố.
Từ các trị số và kiểm định cho thấy có thể sử dụng giá trị chung (không phân biệt Chủ đầu tư – Tư vấn hay Nhà thầu) cho các phân tích tiếp theo.
4.1.4.2 Xếp hạng các nhân tố phức tạp:
Bảng 4-8 trình bày 10 nhân tố được đánh giá có tầm quan trọng nhất đối với sự phức tạp của Dự án Nhiệt điện ở Việt Nam trong giai đoạn thi công xây dựng.
Bảng 4-8: 10 nhân tố có hạng chung cao nhất
Nhân tố phức tạp Chung Nhà thầu Chủ đầu tư-Tư
Trung vấn bình Hạng Trungbình Hạng Trungbình Hạng Năng lực của các bên tham gia dự án 4.33 1 4.31 1 4.37 1
Quy mô của dự án 4.15 2 4.22 2 4.00 3
Mức độ phối hợp giữa các bên tham gia dự án 4.05 3 4.09 5 3.97 4
Biện pháp thi công, bao gồm kỹ thuật và quy trình thi công 4.04 4 4.09 4 3.95 5
Trình tự và sự phối hợp trong quá trình thi công (giữa xây dựng và lắp đặt thiết bị, sự tác động qua lại giữa các công tác).
Sự đầy đủ, phù hợp và khả thi của thiết kế 4.03 6 4.08 6 3.92 6 Áp lực về tiến độ, sự điều chỉnh thường xuyên về tiến độ 3.98 7 4.04 7 3.87 11
Dây chuyền công nghệ của nhà máy nhiệt điện 3.97 8 3.91 12 4.11 2
Vị trí địa lý của dự án 3.97 9 4.00 8 3.89 9
Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, kiểm soát và đảm bảo chất lượng 3.91 10 3.91 10 3.89 8
“Năng lực của các bên tham gia dự án ” được cả Chủ đầu tư-Tư vấn và Nhà thầu xem là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phức tạp của dự án Nhiệt điện trong giai đoạn thi công xây dựng Trong đó, chủ yếu là năng lực của Chủ đầu tư, Tư vấn, và Nhà thầu (Tổng thầu, nhà thầu thiết bị, nhà thầu xây dựng, thầu phụ).
Bởi Tổng thầu phải thiết kế, thi công và hoàn thiện công trình theo hợp đồng và phải sửa chữa bất kỳ sai sót nào trong công trình, chịu trách nhiệm về ổn định và an toàn cho mọi hoạt động trên công trường và thực hiện dưới sự giám sát và k iểm tra bởi Chủ đầu tư và Tư vấn Chủ đầu tư Thực tế cho thấy có nhiều dự án Nhiệt điện yếu kém gây nên rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án (Tuổi trẻ, 2010).
“Quy mô của dự án” Nhiệt điện có thể có sự khác nhau rất lớn, có dự án công suất chỉ có vài chục MW cho một tổ máy đến dự án có công suất trên 1000MW cho một tổ máy Có thể nói, quy mô dự án gia tăng không có nghĩa là mức độ phức tạp của dự án cũng tăng theo, nhưng thường dẫn tới nhiều thầu phụ, nhiều nhà cung cấp hơn, tạo nên sự phức tạp trong công tác quản lý, sự chậm trễ của một gói thầu có thể tạo nên rủi ro cho các gói thầu khác làm ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện chung của cả dự án (Xia và Chan, 2012).
Trong thi công dự án Nhiệt điện “ Mức độ phối hợp giữa các bên tham gia dự án” có ảnh hưởng rất lớn đến sự phức tạp của dự án Bởi vì, các rất nhiều kênh tương tác giữa các bên trong dự án Một ví dụ cụ thể đó là quy trình thiết kế, trước hết các thông tin đầu vào “input data” cần được thu thập bao gồm: các yêu cầu của hồ sơ thầu (Chủ đầu tư và Tư vấn), các thông số và yêu cầu về máy móc và thiết bị (nhà thầu công nghệ, cung cấp thiết bị), và các thông số đầu vào khác Tiếp đến, công việc thiết kế và kiểm tra thiết kế được thực hiện bởi bộ phận thiết kế, tiếp đến bản vẽ thiết kế được trình cho Chủ đầu tư và Tư vấn của Chủ đầu tư để phê duyệt, sau khi được phê duyệt mới đư ợc sử dụng để triển khai thi công Như vậy, có thể thấy nếu ngay từ đầu mà sự phối hợp giữa bộ phận thiết kế và nhà thầu cung cấp không tốt, có những thông tin sai lệch thì có thể dẫn đến những hậu quả dây chuyền.
Một ví dụ khác là sự phối hợp giữa Tổng thầu và các thầu phụ, có dự án Tổng thầu đã bị Chủ đầu tư trách là quan hệ với các thầu phụ kém, không liên kết được các thầu phụ trong cùng một hạng mục dẫn đến chậm tiến độ (Tuổi trẻ, 2010).
“Sự đầy đủ, phù hợp và khả thi của thiết kế ” được hai nhóm Chủ đầu tư- Tư vấn và Nhà thầu cùng xếp ở vị trí thứ sáu Dự án Nhiệt điện có quá nhiều hạng mục lớn nhỏ khác nhau và phải phù hợp với công nghệ áp dụng Do đó đôi khi thiết kế ban đầu chưa hình dung hết được các hạng mục hoặc thiết kế không phù hợp với công nghệ (sai sót trong thiết kế các chi tiết đặt sẵn, thiết kế thiếu lỗ chờ, ) đến khi thi công xong mới nhận thấy khiến cho sau đó phải nỗ lực để khắc phục sai sót.
Chỉ số đo lường mức độ phức tạp của dự án Nhiệt điện
Chỉ số đo lường sự phức tạp của dự án Nhiệt điện được xây dựng dựa trên 6 thành tố được rút ra từ phân tích thành tố chính.
Hình 4-5: 6 thành tố chính để xác định chỉ số CI Danh sách 6 thành tố chính là:
- Thành tố thứ nhất: Các ràng buộc về kỹ thuật và chi phí.
- Thành tố thứ hai: Tổ chức và biện pháp thi công.
- Thành tố thứ ba: Năng lực và sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án.
- Thành tố thứ tư: Mô hình tổ chức và sự đa dạng trong thi công.
- Thành tố thứ năm: Tính duy nhất của dự án.
- Thành tố thứ sáu: Thiết kế và tình hình kinh tế.
Chỉ số phức tạp CI (Complexity index) đề xuất:
Trong đó: ki: là mức độ phức tạp của thành tố thứ i.
Wi: là trọng số của thành tố thứ iChỉ số CI được thiết lập dựa trên giả thuyết là các thành tố không có tương
Giá trị kisẽ được xác định cho các dự án cụ thể dựa trên một chuẩn đánh giá chung Giá trị Wisẽ được xác định trong nghiên cứu này.
Trọng số của thành tố thứ i sẽ được xác định bằng công thức: i 6 i i 1 i
Trong đó: Milà tầm quan trọng trung bình của thành tố i đối với sự phức tạp của dự án Nhiệt điện.
4.2.1 Tầm quan trọng của 6 thành tố rút ra từ phân tích thành tố chính
Mỗi một thành tố trong 6 thành tố được rút ra từ phân tích thành tố chính được đại diện bởi các biến ban đầu có giá trị “factor loading (Fl)” cao hơn một giá trị ngưỡng “cut-off value” và bỏ qua ảnh hưởng của các biến có giá trị “factor loading” không đáng kể Do đó, mặc dù nếu sử dụng giá trị “factor score” có một lợi thế là các thành tố sẽ không có tương quan lẫn nhau, tuy nhiên nếu như vậy sẽ không phản ánh đúng thực tế là: mỗi một thành tố sẽ chỉ được đại diện bởi một vài biến ban đầu chứ không phải tất cả các biến, và các thành tố thực tế sẽ có tương quan lẫn nhau.
Do vậy, tầm quan trọng của từng thành tố (6 thành tố từ phân tích PCA) sẽ được tính từ tầm quan trọng của các biến ban đầu đại diện cho thành tố đó, với các trọng số được tính dựa trên “factor loading (Fl)”.
Thành tố thứ i được đại diện bởi các biến: biến i1 với Fli1, biến i2 với Fli2,…, và biến ik với Flikthì tầm quan trọng của thành tố thứ i sẽ được tính như sau: k in in i n 1 k n 1 in
Trong đó: Rinlà điểm đánh giá của biến in.
Từ đó điểm đánh giá tầm quan trọng và trị trung bình của từng thành tố sẽ được xác định dễ dàng.
Bảng 4-12: Trị trung bình và độ lệch chuẩn của 6 thành tố
STT Thành tố Trung bình Độ lệch chuẩn
1 Các ràng buộc về kỹ thuật và chi phí 3.47 0.86
2 Tổ chức và biện pháp thi công 3.64 0.67
3 Năng lực và sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án 4.08 0.64 4 Mô hình tổ chức và sự đa dạng trong thi công 3.51 0.71
5 Tính duy nhất của dự án 3.99 0.75
6 Thiết kế và tình hình kinh tế 3.69 0.82
4.2.2 Trọng số của các thành tố:
Từ trị trung bình của 6 thành tố, trọng số của các thành tố được xác định:
Bảng 4-13: Trọng số của 6 thành tố
STT Thành tố Trọng số
1 Các ràng buộc về kỹ thuật và chi phí 0.155
2 Tổ chức và biện pháp thi công 0.163
3 Năng lực và sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án 0.182 4 Mô hình tổ chức và sự đa dạng trong thi công 0.157
5 Tính duy nhất của dự án 0.178
6 Thiết kế và tình hình kinh tế 0.165
4.2.3 Chỉ số đo lường: Để xác định chỉ số đo lường sự phức tạp, trước hết cần kiểm tra sự tương quan giữa các thành tố (tính toán hệ số tương quan Pearson).
Bảng 4-14: Ma trận tương quan giữa các thành tố ràngCác về kỹbuộc thuật và chi phí. chứcTổ và biện phápthi công. lực vàNăng sự phối giữahợp bêncác gia dựtham án. hình tổMô và sựchức dạngđa trong công.thi
Thiết kế và hìnhtình kinhtế.
Các ràng buộc về kỹ thuật và chi phí 1.000 0.431 0.527 0.443 0.375 0.460
Tổ chức và biện pháp thi công 1.000 0.498 0.391 0.443 0.296
Năng lực và sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án.
Mô hình tổ chức và sự đa dạng trong thi công 1.000 0.391 0.367
Tính duy nhất của dự án 1.000 0.265
Thiết kế và tình hình kinh tế 1.000
Kết quả cho thấy các thành tố không có tương quan mạnh với nhau và có thể áp dụng công thức xác định CI đã đề xuất.
Theo AcaStat (2013) và Calkins, K.G (2005) thì phân loại hệ số tương quan Pearson như sau:
- Giá trị Pearson r từ 0.9 đến 1.0: tương quan rất cao.
- Giá trị Pearson r từ 0.7 đến 0.9: tương quan cao.
- Giá trị Pearson r từ 0.5 đến 0.7: tương quan đáng kể.
- Giá trị Pearson r từ 0.3 đến 0.5: tương quan thấp.
Chỉ số phức tạp CI (Complexity index) đề xuất:
Chỉ số CI phản ánh mức độ phức tạp của dự án xây dựng, chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố chính: Các ràng buộc về kỹ thuật và chi phí (15,5%), Tổ chức và biện pháp thi công (16,3%), Năng lực và sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án (18,2%), Mô hình tổ chức và sự đa dạng trong thi công (15,7%), Tính duy nhất của dự án (17,8%) và Thiết kế cùng tình hình kinh tế (16,5%).
Trong đó: (A) là mức độ phức tạp của thành tố A.
Kết luận
Nghiên cứu xác định được 31 nhân tố tạo nên sự phức tạp của dự án Nhiệt điện ở Việt Nam trong giai đoạn thi công xây dựng Trong đó, 10 nhân tố được đánh giá là quan trọng nhất bao gồm: “năng lực của các bên tham gia dự án”, “quy mô của dự án”, “mức độ phối hợp giữa các bên tham gia dự án”, “biện pháp thi công”, “trình tự và sự phối hợp trong quá trình thi công (giữa xây dựng và lắp đặt thiết bị, sự tác động qua lại giữa các công tác)”, “sự đầy đủ, phù hợp và khả thi của thiết kế”, “áp lực về tiến độ, sự điều chỉnh thường xuyên về tiến độ”, “dây chuyền công nghệ của nhà máy nhiệt điện”, “vị trí địa lý của dự án”, “tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, kiểm soát và đảm bảo chất lượng ” Các nhân tố cần phải được quan tâm thích đáng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện của dự án. sau 26 nhân tố ban đầu Các thành tố chính đó là: (1) Các ràng buộc về kỹ thuật và chi phí, (2) Tổ chức và biện pháp thi công, (3) Năng lực và sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án, (4) Mô hình tổ chức và sự đa dạng trong thi công, (5) Tính duy nhất của dự án, (6) Thiết kế và tình hình kinh tế.
Từ đó có thể xác định được chỉ số đo lường sự phức tạp của dự án Nhiệt điện ở Việt Nam trong giai đoạn thi công xây dựng:
CI = 0.155 x (Các ràng buộc về kỹ thuật và chi phí) + 0.163 x (Tổ chức và biện pháp thi công) + 0.182 x (Năng lực và sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án) + 0.157 x (Mô hình tổ chức và sự đa dạng trong thi công) + 0.178 x (Tính duy nhất của dự án) + 0.165 x (Thiết kế và tình hình kinh tế )
Trong đó: (A) là mức độ phức tạp của thành tố A.