Thuần hoá và di giống các loài sinh vật Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên cho khai thác bền vững Bảo vệ và cải tạo môi trườ
Trang 1NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA SINH THÁI HỌC
Nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi trên cơ sở cải tạo môi trường sống của chúng
Hạn chế và tiêu diệt các địch hại cho đời sồn cây trồng, vật nuôi và con người
Thuần hoá và di giống các loài sinh vật
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên cho khai thác bền vững
Bảo vệ và cải tạo môi trường sống cho con người và các loài sinh vật
=> Cơ sở khoa học, phương thức phát triển bền vững xã hội
.Những khái niệm về MT:
Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả những yếu tố vô sinh
và hữu sinh tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
Cấu trúc môi trường
MT tự nhiên gồm 4 thành phần cơ bản: sinh quyển, khí quyển, thạch quyển, thủy quyển
Chức năng của môi trường
1. Không gian sống của con người và sinh vật
2. Cung cấp các loại tài nguyên
3. Giảm nhẹ thiên tai Bảo vệ đời sống
4. Chứa đựng chất thải
5. Cung cấp và lưu trữ thông tin
Nhân tố sinh thái
Là tất cả những nhân tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
Có 3 nhóm nhân tố sinh thái
• Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lửa
• Nhân tố hữu sinh: động vật, thực vật, vi sinhvật
• Nhân tố con người
CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA STH
Trang 2(QUY LUẬT TÁC ĐỘNG CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI)
1. Quy luật giới hạn sinh thái
2. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
3. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
4. Quy luật về sự tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
1 Giới hạn sinh thái
- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian
Định luật về sự chống chịu (quy luật giới hạn sinh thái)
• Shelford (1913): “năng suất của sinh vật không chỉ liên hệ với sức chịu
đựng tối thiểu về liều lượng mà còn liên hệ với liều tối đa của một nhân tố nào đó từ bên ngoài”
• Giới hạn tối thiểu -tối đa : biên độ sinh thái/ giới hạn sinh thái.
2 Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
-Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái
-Sự biến đổi của một nhân tố sinh thái này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng
và có khi về chất của nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của các thay đổi đó
-Các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái
3 Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái
‘Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên chức phận của cơ thể sống
Nhân tố cực thuân cho quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác.’
4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật và môi trường, không những môi
trường tác động lên sinh vật mà sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố của môi trường và làm thay đổi tính chất của nhân tố đó
Trang 3QUẦN THỂ SINH VẬT
Quần thể là nhóm cá thể cùng một loài hoặc dưới loài, khác nhau về giới tính;
về tuổi và về kích thước, phân bố trong vùng phân bố của loài, chúng có khả năng giao phối tự do với nhau (trừ dạng sinh sản vô tính) để sinh ra các thế hệ mới hữu thụ
Mật độ quần thể là số lượng của các cá thể trên một đơn vị không gian sống(thể tích/ diên tích) Mật độ thương tính bằng số lượng hay sinh khối sinh vật/ đơn vị không gian sống.
-Phân loại:
• Mật độ thô: tỉ lệ số lượng hay sinh khối sinh vật/ tổng diện tích hay thể tích
quần thể
• Mật độ sinh học: tỉ lệ số lượng hay sinh khối sinh vật/ diện tích sử dụng
Cách tính mật độ:
• Trực tiếp: đếm trực tiếp số lượng cá thể bằng cách quan sát hoặc đánh bắt
• Gián tiếp:
Dựa vào các dấu hiệu gián tiếp (số hang, dấu chân, phân)
Áp dụng với động vật nhanh nhẹn, số lượng ít
Quy luật quần tụ (nguyên tắc Allee, 1949):
“Độ quần tụ đem lại cực thuận cho khả năng sống và sự sinh trưởng cho
quần thể, nó thay đổi tùy theo loài và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh”
QUẦN XÃ SINH VẬT-KHÁI NIỆM
Định nghĩa:
Quần xã (QX) là tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một sinh cảnh nhất định, được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, có liên
hệ với nhau do những đặc trưng chung của sinh thái học mà các thành phần của quần xã không có
QX là một đơn vị chức năng và là một thể thống nhất nhờ quan hệ trao đổi chất và năng lượng
Trang 4Mối quan hệ dinh dưỡng
• Quan hệ giữa động vật và thực vật
• Quan hệ cạnh tranh
• Quan hệ vật ăn thịt- con mồi
• Quan hệ vật ký sinh - vật chủ
• Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
• Quan hệ cộng sinh
• Quan hệ hợp tác
• Quan hệ hội sinh
Tính ổn định của QX:
• Cấu trúc ổn định theo thời gian Thời gian ổn định khác nhau ở các quần xã khác nhau
– Quần xã ổn định: tồn tại vài trăm năm
– QX chu kỳ: tồn tại vài ngày
• Trạng thái tồn tại của QX là trạng thái động
Sự diễn thế: sự biến động của quần xã trong quá trình phát triển của nó Diễn
thế là sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn khác nhau cùng với quá
trình biến đổi khí hậu, thỗ nhưỡng và địa chất.
• Tính chất của diễn thế:
– Diễn biến theo một xu hướng xác định nên có thể dự đoán được
– Sự thay đổi môi trường vật lý quyết định đặc điểm của diễn thế
• Các loại diễn thế:
– Diễn thế nguyên sinh
– Diễn thế thứ sinh
– Diễn thế phân hủy
• Nguyên nhân:
– Tác động của ngoại cảnh: đào thải các sinh vật kém thích nghi thông qua cạnh tranh, sinh sản, tử vong, phát tán, du nhập
– Tác động của quần xã lên ngoại cảnh:quuần xẫ biến đổi môi trường thành sinh cảnh mới
CHỈ THỊ SINH HỌC
Khái niệm: Là các loài sinh vật mà sự hiện diện và thay đổi số lượng các
loài chỉ thị cho sự ô nhiễm hay xáo trộn của môi trường Các loài này
thường có tính mẫn cảm cao với các điều kiện sinh lý, sinh hoá
Trang 5Các đặc điểm của sinh vật chỉ thị
1. Dễ phân loại
2. Dễ thu mẫu
3. Phân bố toàn cầu
4. Có các dẫn liệu tự sinh thái học phong phú
5. Có tầm kinh tế quan trọng (bao gồm có lợi và có hại)
6. Có sự tích luỹ chất ô nhiễm do liên quan đến sự phân bố
7. Dễ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
8. Có tính biến dị thấp về mặt di truyền và vai trò trong quần xã
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh vật chỉ thị môi trường
• Các yếu tố sinh thái môi trường
• Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường
CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ
hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó
Phân loại
• Bảo vệ đa dạng sinh học
• Phòng hộ rừng đầu nguồn
• Hấp thu carbon
• Bảo vệ cảnh quan
Mục đích
• Cân bằng môi trường sống
• Tạo nguồn ngân sách
• Tạo đk nhà nước QLBV tài nguyên
• Nâng cao ý thức cộng đồng
• Nâng cao tính bảo tồn ĐDSH
Ưu điểm
• Khuyến khích kinh tế nhằm thúc đẩy sử dụng dịch vụ hệ sinh thái một cách hiệu quả và bền vững
Trang 6• Góp phần chính thức hóa quyền sử dụng tài nguyên và khẳng định rõ quyền
sở hữu
• Kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái
• Nâng cao mức thu nhập cho người dân xung quanh
ĐỐI TƯỢNG TRẢ PHÍ DỊCH VỤ RỪNG
• Người sd nước nuôi trồng
• Cơ sở sx CN
• Cơ sở sx thủy điện
• Cơ sở sx và cung ứng nước sạch
• Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi
KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PES TẠI VIỆT NAM
1. Chưa có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh
2. Thiếu cán bộ có chuyên môn
3. Không thống nhất phí PES
4. Ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều ngành
5. Ý thức của người dân còn kém
→Bất cập trong quá trình thực hiện