1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Hệ thống thông tin quản lý: Sử dụng mạng xã hội trong chia sẻ tri thức : Tích hợp tiếp cận vốn xã hội và nhận dạng xã hội

175 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử dụng mạng xã hội trong chia sẻ tri thức: Tích hợp tiếp cận vốn xã hội và nhận dạng xã hội
Tác giả Trần Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Tuân
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 2,04 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1 Lý do hình thành đề tài (15)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.4 Ý nghĩa đề tài (17)
    • 1.5 Bố cục luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1 Tổng quan về mạng xã hội (20)
      • 2.1.1 Khái niệm mạng xã hội (20)
      • 2.1.2 Mạng xã hội Facebook (20)
      • 2.1.3 Tình hình phát triển của mạng xã hội Facebook (21)
      • 2.1.4 Ƣu điểm của việc sử dụng mạng xã hội Facebook (0)
    • 2.2 Các lý thuyết nền (24)
      • 2.2.1 Vốn xã hội (social capital) (24)
      • 2.2.2 Nhận dạng xã hội (social identity) (29)
      • 2.3.3 Chia sẻ tri thức (Knowledge sharing) (0)
    • 2.3 Các nghiên cứu trước đây (32)
    • 2.4 Thiết lập mô hình nghiên cứu (35)
    • 2.5 Phát biểu các giả thuyết nghiên cứu (37)
      • 2.5.1 Mối liên hệ giữa sử dụng mạng xã hội và vốn xã hội (37)
      • 2.5.2 Mối liên hệ giữa sử dụng mạng xã hội và nhận dạng xã hội (37)
      • 2.5.3 Mối liên hệ giữa vốn xã hội và chất lƣợng tri thức chia sẻ (0)
      • 2.5.4 Mối liên hệ giữa nhận dạng xã hội và chất lƣợng tri thức chia sẻ (0)
    • 2.6 Tóm tắt (39)
  • Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (40)
    • 3.2 Xây dựng thang đo sơ bộ (42)
    • 3.3 Nghiên cứu sơ bộ (45)
      • 3.3.1 Thực hiện nghiên cứu sơ bộ - nghiên cứu định tính (45)
      • 3.3.2 Hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính (47)
        • 3.3.2.1 Thang đo sử dụng mạng xã hội (47)
        • 3.3.2.2 Thang đo hỗ tương (49)
        • 3.3.2.3 Thang đo tin cẩn xã hội (50)
        • 3.3.2.4 Thang đo thiện nguyện (51)
        • 3.3.2.5 Thang đo nhận dạng xã hội (52)
        • 3.3.2.6 Thang đo chất lƣợng tri thức chia sẻ (0)
    • 3.4 Nghiên cứu chính thức (54)
      • 3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi chính thức (55)
      • 3.4.2 Thiết kế mẫu (55)
      • 3.4.3 Thu thập dữ liệu (55)
      • 3.4.4 Phân tích dữ liệu (56)
        • 3.4.4.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach‟s Alpha (57)
        • 3.4.4.2 Đánh giá độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (57)
        • 3.4.4.3 Phân tích tương quan, phân tích hồi qui (58)
        • 3.4.4.4 Phân tích phương sai một yếu tố (One-way Anova) (61)
    • 3.5 Tóm tắt (61)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (19)
    • 4.1 Thống kê mô tả thông tin mẫu (62)
      • 4.1.1 Thông tin tham gia các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook (63)
      • 4.1.2 Thông tin thuộc tính đối tƣợng nghiên cứu (67)
    • 4.2 Thông tin các biến quan sát đo lường khái niệm (68)
    • 4.3 Đánh giá sơ bộ thang đo (69)
      • 4.3.1 Kiểm định Cronbach‟s Alpha (69)
      • 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (70)
      • 4.3.3 Kiểm định Cronbach‟s Alpha sau khi phân tích EFA (75)
    • 4.4 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo (75)
    • 4.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (78)
      • 4.5.1 Phân tích tương quan (78)
      • 4.5.2 Phân tích hồi qui (79)
        • 4.5.2.1 Phương trình hồi qui thứ nhất (79)
        • 4.5.2.2 Phương trình hồi qui thứ hai (81)
        • 4.5.2.3 Phương trình hồi qui thứ ba (83)
        • 4.5.2.4 Phương trình hồi qui thứ tư (85)
        • 4.5.2.5 Phương trình hồi qui thứ năm (86)
      • 4.5.3 Các mô hình biến thể có liên quan (89)
        • 4.5.3.1 Mô hình nghiên cứu gốc (89)
        • 4.5.3.2 Mô hình biến thể 1 (91)
        • 4.5.3.3 Mô hình biến thể 2 (0)
        • 4.5.3.4 Mô hình biến thể 3 (0)
    • 4.6 Bình luận kết quả phân tích hồi qui (93)
    • 4.7 Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) (98)
    • 4.8 So sánh kết quả nghiên cứu (102)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (19)
    • 5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu (105)
    • 5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu (106)
    • 5.3 Đóng góp của nghiên cứu (107)
    • 5.4 Kiến nghị từ nghiên cứu (109)
    • 5.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (113)

Nội dung

Nghiên cứu này tích hợp hai yếu tố vốn xã hội và nhận dạng xã hội là biến trung gian vào mô hình nghiên cứu giải thích cho sự ảnh hưởng của sử dụng mạng xã hội đối với chia sẻ tri thức t

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Lý do hình thành đề tài

Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự kết nối của những người có cùng sở thích trên toàn cầu Mạng xã hội Facebook được đánh giá là một trong những nền tảng hàng đầu thế giới, với hơn 1,11 tỷ thành viên năm 2013 Facebook không chỉ là nơi tương tác xã hội mà còn là kênh trao đổi thông tin và kiến thức Hiểu được vai trò của tri thức trong một nền kinh tế tri thức, các tổ chức coi mạng xã hội là công cụ quản lý tri thức hiệu quả, đặc biệt là trong việc chia sẻ tri thức để hỗ trợ chiến lược phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên, sự yêu cầu bắt buộc tham gia vào quá trình chia sẻ tri thức có thể không thực chất mang lại hiệu quả, nó cần các yếu tố xã hội, sự cam kết giữa các thành viên trong cộng đồng cũng như là một môi trường thuận lợi cho việc chia sẻ diễn ra Động lực nội tại đã đƣợc nhấn mạnh nhƣ là khía cạnh quan trọng nhất trong các hành vi của cá nhân bao gồm cả hành vi chia sẻ tri thức (Deci & Ryan, 1985) Theo đó, sự tạo ra và chia sẻ tri thức là một quá trình xã hội đƣợc tạo điều kiện bởi vốn xã hội (social capital) (Mu et al., 2008 dẫn bởi Aslam, 2013) và nhận dạng xã hội (social identity) của các thành viên trong nhóm xã hội đó (Hwang, 2010) Nuôi dƣỡng vốn xã hội cho phép tổ chức thúc đẩy chia sẻ tri thức tốt hơn vì sự tương tác liên tục giữa các cá nhân trong mạng lưới để chia sẻ các vấn đề, sở thích, mục tiêu Nahapiet & Ghoshal (1998) cho rằng vốn xã hội ảnh hưởng đến các điều kiện tiên quyết cho việc tạo ra và chia sẻ tri thức Và sự nhận dạng với nhóm xã hội của mình khiến con người xác định công việc của họ dưới dạng mục tiêu và vai trò của nhóm, trao cho họ việc nhận thức bản thân nhƣ các đại diện của một nhóm, những người sẵn sàng hơn trong việc trao đổi tri thức của mình Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng vai trò của vốn xã hội và nhận dạng xã hội có ảnh hưởng đến việc chia sẻ tri thức là rất lớn và đây cũng là một chủ đề đƣợc nghiên cứu rộng rãi và áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới Tuy nhiên cũng còn rất ít nghiên cứu tập trung theo hướng tích hợp hai yếu tố này tác động đến việc chia sẻ tri thức trong môi trường mạng xã hội, mà cụ thể là Facebook - một trong những mạng xã hội lớn nhất hiện nay

Với tổ chức, việc chia sẻ kinh nghiệm của nhân viên với nhau là một yếu tố cơ bản cho sự cạnh tranh của tổ chức đó Tuy nhiên, rất khó để chắc chắn việc chia sẻ này xảy ra vì sự phát sinh tri thức giới hạn giữa các nhân viên Sự khởi đầu của chia sẻ tri thức trong tổ chức tập trung vào việc cung cấp một cơ sở dữ liệu trung tâm, một hệ thống mạng lưới và các phần mềm ứng dụng liên quan Nhƣng trong tổ chức việc xây dựng một hệ thống nhƣ vậy là không hoàn toàn dễ dàng thực hiện đƣợc Mạng xã hội Facebook có thể là một giải pháp cho vấn đề này, Facebook đƣợc thiết kế với các tính năng của mạng xã hội, có thể hỗ trợ cho việc chia sẻ tri thức trong tổ chức một cách dễ dàng và ít tốn chi phí nhất để xây dựng cũng nhƣ là duy trì Thêm vào đó, mức độ phổ biến của Facebook hiện nay đã đƣợc công nhận cả trên thế giới và Việt Nam Riêng tại Việt Nam, có thể nói Facebook vẫn đang phát triển mạnh: chỉ trong gần 1 năm, tổng lượng người dùng Facebook đã tăng gấp hơn 2 lần Vào tháng 10/2012, với 8,5 triệu thành viên, Facebook đã vƣợt qua Zing Me (8,2 triệu thành viên) để trở thành mạng xã hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam

Tính trên toàn thế giới, Việt Nam là quốc gia mà Facebook có thị phần tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ 146% trong 6 tháng (từ tháng 5 - 10/2012), trung bình cứ 3 giây thì Facebook có 1 người dùng Việt Nam mới (ICTNews, 2013) Với sự phổ biến như vậy thì sử dụng mạng xã hội Facebook sẽ có tác động nhƣ thế nào đối với các hành vi chia sẻ tri thức của các thành viên trên các cộng đồng của Facebook tại Việt Nam Tôi tin rằng kết quả của luận án này sẽ cung cấp một góc nhìn mới bổ sung thêm vào hệ thống tài liệu hiện có bằng cách cung cấp một nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề tác động của sử dụng mạng xã hội Facebook đối với chia sẻ tri thức.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu tác động của việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong chia sẻ tri thức theo hướng tiếp cận tích hợp vốn xã hội và nhận dạng xã hội Cụ thể là:

- Đo lường sự tác động của việc sử dụng mạng xã hội lên các thành phần của vốn xã hội và nhận dạng xã hội

- Đo lường sự tác động của các thành phần của vốn xã hội và nhận dạng xã hội lên chất lượng tri thức chia sẻ

Nghiên cứu này nhằm khảo sát sự khác biệt về chất lượng tri thức được chia sẻ trên Facebook dựa trên các yếu tố nhân khẩu học của người dùng Qua đó, đề xuất các khuyến nghị cho các nhà quản lý về vai trò thiết yếu của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, trong quản lý tri thức tại nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh tế và xã hội.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu: Các thành viên trong độ tuổi từ 16 tuổi trở lên, đang tham gia vào mạng xã hội Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội Facebook hiện nay nên trong nghiên cứu này, tác giả sẽ lấy bối cảnh là mạng xã hội Facebook – một trong những mạng xã hội lớn nhất trên thế giới và Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Địa điểm: Việt Nam Thời gian: 1/2014 – 5/2014

Ý nghĩa đề tài

Với sự bùng nổ của Internet, sức mạnh của mạng xã hội và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan và đánh giá tác động của việc sử dụng Facebook đối với hoạt động chia sẻ tri thức tại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức khi đánh giá việc sử dụng mạng xã hội Facebook trong hoạt động của mình Thay vì né tránh, các tổ chức có thể tận dụng Facebook để thúc đẩy việc chia sẻ và hỗ trợ kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nội bộ của nhân viên.

Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý khi định hướng các chiến lƣợc kinh doanh phù hợp dựa trên sự chia sẻ tri thức giữa các thành viên trên nền tảng mạng xã hội với khách hàng, khách hàng tiềm năng, đối tác, nhà cung cấp… nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho tổ chức như tạo ra lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, duy trì các mối quan hệ với khách hàng thông qua các cộng đồng, fanpage trên Facebook…

Bố cục luận văn

Nội dung luận văn gồm 5 chương:

Chương 1 - Giới thiệu đề tài: Lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu được trình bày trong chương này.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tổng quan về mạng xã hội

Mạng xã hội là một tập hợp người hay cộng đồng người có chung các mối quan tâm, sở thích, quan điểm…Nó đƣợc xem xét nhƣ là một cấu trúc xã hội tạo thành bởi các cá nhân hay các nhóm tổ chức, đƣợc kết hợp lại với nhau và có sự phụ thuộc nhau Mạng xã hội còn đƣợc định nghĩa là một dịch vụ trên nền tảng web cho phép các cá nhân: (1) giới thiệu về họ, tạo một sự hiện diện của mình bằng cách xây dựng một hồ sơ công khai hoặc bán công khai để thiết lập hay duy trì kết nối của họ với người khác, (2) nối khớp lại một danh sách với người dùng khác mà họ chia sẻ một liên kết và (3) xem và duyệt lướt qua các danh sách các kết nối của họ và kết nối của những người khác bên trong hệ thống (Boyd & Ellison, 2007)

Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội thu hút hàng triệu người dùng trên toàn cầu Ví dụ điển hình, MSN sở hữu hơn 300.000 cộng đồng, Google groups có hơn 54.000 diễn đàn, Youtube thu hút 100 triệu người xem video trực tuyến tại Mỹ vào tháng 8 năm 2008 Mạng xã hội xóa bỏ giới hạn vật lý, tạo điều kiện giao tiếp dễ dàng Hiện nay, thế giới chứng kiến sự xuất hiện của hàng trăm mạng xã hội đa dạng, trong đó Facebook và Twitter nổi tiếng ở Bắc Mỹ và Tây Âu, còn Orkut và Hi5 phổ biến ở Nam Mỹ.

Friendster tại châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương; CyWorld tại Hàn Quốc; Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện các mạng xã hội nhƣ: Zing Me, Tamtay…

Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook Inc điều hành Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác Mọi người cũng có thể kết bạn, gửi tin nhắn, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng Tên của website nhắc tới những cuốn sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên của cộng đồng campus mà một số trường đại học và cao đẳng tại Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen với nhau tại khuôn viên trường (Wikipedia, 2013)

Ban đầu, Facebook giới hạn đăng kí thành viên chỉ là các sinh viên Harvard, sau đó nó đã được mở rộng ra cho sinh viên của bất kì trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi Facebook có các tính năng nhƣ chat, chia sẻ thông tin, tri thức, media, games và nhiều ứng dụng khác do các hãng thứ 3 cung cấp Đƣợc thành lập vào năm 2004, đến năm 2007 Facebook đã thu hút hơn 21 triệu thành viên và 1.6 tỉ lƣợt truy cập mỗi ngày (Ellison et al., 2007) Và hiện nay (3/2013) con số các thành viên là 1.11 tỉ thành viên (Facebook Inc., 2013) Với slogan của Facebook là:

Facebook trao quyền cho người dùng trong việc chia sẻ và kết nối thế giới lại với nhau (Fakeh, 2013) Nền tảng này cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân trực tuyến, tương tác với các hồ sơ khác, bình luận trên trang Facebook của bạn bè và tham gia vào các nhóm thành viên Ngoài việc trò chuyện và chia sẻ thông tin, Facebook còn cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn như "Quà tặng" và "New feed", thu hút ngày càng nhiều người dùng.

“Mini feed”, “Tên người dùng” để trở thành một trong những mạng xã hội lớn nhất trên thế giới

2.1.3 Tình hình phát triển của mạng xã hội Facebook

Bảng 2.1 Thống kê số lƣợng thành viên trên Facebook (Facebook Inc., 2013)

Số lƣợng thành viên Facebook trên thế giới Năm

Từ những số liệu trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội Facebook trên thế giới Nhiều chuyên gia tin rằng Facebook có thể trở thành một hệ thống xã hội thế hệ mới Nó không chỉ là nơi tương tác với bạn bè mà còn là nơi chia sẻ thông tin và tri thức với người khác để họ cùng nhau giải quyết vấn đề Đối với Việt Nam, vào thời điểm tháng 8/2013, theo bài báo (ICTNews, 2013), Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet Việt Nam đang là nước đứng thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trưởng lượng người sử dụng Facebook tính đến tháng 7/2013 Tính trên toàn thế giới, Việt Nam là quốc gia mà Facebook có thị phần tăng trưởng nhanh nhất, với tốc độ 146% trong 6 tháng (từ tháng 5 - 10/2012), trung bình cứ 3 giây thì Facebook có 1 người dùng Việt Nam mới Cũng theo bài báo này, Việt Nam hàng tháng có khoảng 5,43 triệu người dùng Facebook, đáng chú ý trong đó có 3,55 triệu người dùng Facebook thông qua thiết bị di động Mỗi ngày có 3,04 triệu người dùng đăng nhập vào mạng xã hội này để sử dụng và một thông tin thú vị cũng đƣợc đƣa ra là trung bình 1 tài khoản Facebook ở Việt Nam thì có khoảng 189 người bạn

2.1.4 Ƣu điểm của việc sử dụng mạng xã hội Facebook

Tính kết nối cộng đồng cao (Choi, 2013) Bất kì xã hội nào cũng đƣợc kết nối với nhau bằng các mạng lưới quan hệ đan chen với nhau theo cả hàng ngang lẫn hàng dọc Mỗi người chúng ta đều cần một mạng lưới không chỉ để liên lạc với người thân, bạn bè, tạo dựng các mối quan hệ, kết nối cộng đồng, liên lạc và cập nhật thông tin… nhƣng chúng ta không có đủ thời gian để đến và gặp gỡ mọi người hay duy trì các mối quan hệ này thông qua sử dụng các công cụ giao tiếp truyền thống nhƣ gặp mặt trực tiếp nhau hay qua điện thoại Ngày nay, với sự hỗ trợ Internet việc sử dụng mạng xã hội Facebook cho phép quản lý số lượng lớn bạn bè, tạo các nhóm quy tụ những người cùng sở thích, cùng chí hướng… thật dễ dàng với các nỗ lực thấp nhất Facebook có nhiều công cụ để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo các thông tin cá nhân nhƣ email, tên hiển thị… hoặc dựa theo nhóm như tên trường, thành phố; sở thích hay các lĩnh vực quan tâm như tiếng anh, lập trình, kỹ thuật…Ngoài ra, tính năng cập nhật thông tin bạn bè, người thân của Facebook vô cùng mạnh mẽ, một khi đã kết bạn với 1 ai đó trên Facebook, mọi

“động tĩnh” của người kia cũng sẽ được Facebook thông báo cho bạn biết, bạn nghĩ gì, bạn thích gì, bạn vừa đƣợc đánh dấu trong 1 bức ảnh, 1 đoạn video hay 1 sự kiện nào đó Nhờ đó ta có thể cập nhật thông tin của nhau một cách đầy đủ, thường xuyên và nhanh chóng Chính vì thế, việc sử dụng Facebook tạo điều kiện cho giao tiếp đƣợc mở rộng, vƣợt qua biên giới của quốc gia, không giới hạn về thời gian và nơi chốn Điều này có nghĩa là mặc dù bạn ở Việt Nam bạn vẫn có thể phát triển tình bạn, mối quan hệ với người nào đó ở Mỹ hay bất cứ nơi đâu một cách dễ dàng, và không chỉ kết bạn mà còn có thể học tập, trao đổi về văn hóa, ngôn ngữ, để hỗ trợ nhau giải quyêt vấn đề, chia sẻ thông tin, tri thức… Đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng Với việc sử dụng mạng xã hội Facebook người kinh doanh có thể sử dụng Facebook để tạo ra một sự hiện diện bằng cách tạo một hồ sơ người dùng để kết nối với khách hàng của họ, đưa ra các chiến lược makerting khuếch trương thương hiệu tới bạn bè, khách hàng Đối với sinh viên, việc bắt đầu vào học đại học và hầu hết họ phải chuyển đến nơi sống khác, việc sử dụng mạng xã hội Facebook sẽ dễ dàng giữ liên lạc với bạn bè học phổ thông và chính các mối quan hệ này là nền tảng về vốn xã hội để bước vào đại học, xây dựng các mối quan hệ mới trong trường đại học và làm tăng lên vốn xã hội của họ (Ellison et al., 2007)

Bên cạnh đó, Facebook còn có một số lƣợng game khổng lồ đƣợc cung cấp chủ yếu bởi 2 hãng phát triển game hàng đầu: Zynga và Playfish Điều hấp dẫn ở các game này là nó mang thể loại đơn giản, nhẹ nhàng, không cần người chơi phải có kĩ năng như Farmville, cityville đó chính là chức năng giao tiếp xã hội Người chơi thể loại game này có thể mời những người bạn của mình ở Facebook cùng tham gia, làm "hàng xóm" của nhau, chính chức năng giao tiếp xã hội tạo nên sự "lây lan" nhanh chóng của các game dạng này.

Các lý thuyết nền

Lý thuyết về vốn xã hội bắt nguồn từ xã hội học và đƣợc sử dụng rộng rãi để xem xét các hiện tƣợng xã hội nhƣ giáo dục, đời sống cộng đồng và các hoạt động tập thể để giúp giải thích các câu hỏi đối mặt trong các lĩnh vực xã hội (Adler & Kwon, 2002) Tuy nhiên các nhà nghiên cứu về vốn xã hội chƣa đƣa ra đƣợc một định nghĩa chung về vốn xã hội đƣợc mọi người cùng công nhận Nhưng mọi định nghĩa đều có chung những thuộc tính của

“vốn” như vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người… Nhưng vốn xã hội lại khác ở chỗ vốn xã hội do xã hội đem đến từ những tương quan liên lạc tự nguyện giữa người với người, chính mối tương quan này ấn định vốn xã hội Nó không có tính vật chất như chính khái niệm “vốn” gợi lên, mà có ý nghĩa tinh thần, đó là sự tin tưởng lẫn nhau và sự sẵn sàng tương thân tương trợ giữa người và người đang chung sống với nhau Thông qua việc đầu tƣ trong xây dựng các mối quan hệ bên ngoài, các cá nhân và tập thể tăng thêm vốn xã hội và bằng cách đó đạt đƣợc các lợi ích trong việc truy cập đến các nguồn thông tin, tri thức Vốn xã hội không nằm trong mỗi cá nhân mà nằm trong cấu trúc và nội dung của các mối quan hệ xã hội với người khác, không ai là sở hữu độc quyền với vốn xã hội

Vốn xã hội có thể đƣợc hiểu từ khía cạnh bên trong và bên ngoài (Adler & Kwon, 2002)

Quan điểm bên ngoài coi vốn xã hội là nguồn lực gắn liền với mạng xã hội, cho phép cá nhân kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp để tiếp cận các nguồn lực khác Quan điểm bên trong tập trung vào phẩm chất cá nhân trong tập thể để tạo điều kiện gắn kết nhóm và hợp tác hướng đến mục tiêu (Putnam, 1995) Hai quan điểm này bổ sung cho nhau (Nahapiet & Ghoshal, 1998) Tham gia hoạt động xã hội, công dân tạo nên mạng lưới quan hệ xã hội bên ngoài gia đình, họ hàng và hàng xóm, đóng góp vào việc xây dựng vốn xã hội Vốn xã hội dưới dạng mạng lưới quan hệ có vai trò tích cực trong xây dựng nền kinh tế thị trường.

Một số định nghĩa về vốn xã hội:

Bảng 2.2: Tóm tắt các định nghĩa về vốn xã hội (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Năm Tác giả Định nghĩa

1986 Bourdieu Một thuộc tính của mỗi các nhân trong bối cảnh xã hội Bất cứ ai cũng có thể thu thập được một số vốn xã hội nếu người đó nỗ lực và chú tâm làm việc ấy, hơn nữa bất cứ ai cũng có thể sử dụng vốn xã hội để đem lại những lợi ích kinh tế thông thường Song, khả năng thực hiện điều ấy tùy thuộc vào những trách nhiệm xã hội và mạng lưới xã hội của người ấy

1988 Coleman Là các khía cạnh của cấu trúc xã hội mà những khía cạnh này tạo thuận lợi cho hành động cá nhân 1998 Nahapiet &

Tổng hợp các nguồn lực thực tế và tiềm năng nhận đƣợc từ các mối quan hệ trong mạng lưới và được chiếm hữu bởi các cá nhân hay đơn vị xã hội

1999 Fukuyama Phép xử thế thông thường được cụ thể hóa bằng hành động và thúc đẩy sự hợp tác giữa hai hay nhiều cá nhân với nhau 1999 World

Vốn xã hội gồm có các định chế của các mối quan hệ và phép xử thế xã hội đã tạo nên các mối tương tác xã hội vốn xã hội không chỉ là tổng số các định chế xã hội mà còn là chất keo gắn bó các định chế này lại với nhau

2000 Putnam Bao gồm các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và sự tin cẩn

2001 Lin Là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội và là sự đầu tư trong các mối quan hệ xã hội với lợi nhuận kì vọng mang về trên thị trường

Cho đến nay các khái niệm về vốn xã hội vẫn đang tiếp tục thảo luận và phát triển với nhiều định nghĩa, cách giải thích khác nhau Sự phong phú và đa dạng trong các định nghĩa của vốn xã hội có thể đƣợc áp dụng vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau

Coleman (1988) dùng vốn xã hội để tìm hiểu về lĩnh vực giáo dục, Fukuyama (2000) đƣa ra quan niệm về vốn xã hội để tìm hiểu về sự phát triển kinh tế Putnam (1995, 2000) sử dụng vốn xã hội để nói lên vai trò của nó trong việc xây dựng và phát triển một xã hội dân sự Đối với nghiên cứu này, tác giả đưa định nghĩa về vốn xã hội theo hướng nghiên cứu của Mathwick et al (2008) Ông đề cập đến vốn xã hội đƣợc chia làm 3 thành phần:

- Thành phần hỗ tương (Reciprocity) - Thành phần tin cẩn xã hội (Social Trust) - Thành phần thiện nguyện (Voluntarism)

Thành phần hỗ tương của vốn xã hội

Hỗ tương được định nghĩa là một ai đó giúp đỡ người khác bằng cách chia sẻ với người đó và mong đợi một sự giúp đỡ tương tự như vậy sẽ đến với mình khi cần (Davenport &

Prusak, 1998) Đó là các hoạt động cho và nhận giữa những con người vì các lợi ích chung Con người với các quy tắc giúp người khác khi họ giúp mình, hay mong đợi sẽ nhận lại một sự giúp đỡ nhƣ thế khi họ cần Hỗ tương còn đƣợc đề cập đến là các hoạt động theo đuổi sự công bằng hoặc theo đuổi quá trình trao đổi các kết quả tích cực mong đợi Luật hỗ tương bao gồm 2 loại: tương hỗ “cân bằng” gồm các loại trao đổi tức khắc các vật hay việc có cùng giá trị với nhau Loại thứ 2 là tương hỗ tổng quát, bao gồm các loại trao đổi “có qua” mà không đòi hỏi phải đƣợc “có lại” ngay tức khắc nhƣng cả hai đều nghĩ và mong rằng sự hỗ tương sẽ được thực thi trong tương lai Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa bạn bè là thí dụ điển hình của luật tương hỗ tổng quát Trong môi trường mạng xã hội, sự hỗ tương như là một quy tắc đạo đức phản ánh trong những bình luận, điều này chỉ ra rằng những người tham gia giúp người khác bởi vì đó là việc đúng nên làm (Wasko

Sự tương tác hỗ trợ trong tập thể được xây dựng dựa trên sự đồng thuận về mục tiêu và giá trị chung Trong quá trình tương tác, việc lắng nghe, chia sẻ thông tin và ý tưởng, cũng như tôn trọng các góc độ khác nhau đóng vai trò quan trọng Sự giao tiếp hiệu quả giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và tin cậy, tạo điều kiện cho các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau trong tập thể (Faraj & Sproull, 2000).

Thành phần tin cẩn xã hội cuả vốn xã hội

Tin cẩn xã hội còn đƣợc đề cập đến nhƣ sự tin cẩn trong nhóm, là kết quả từ sự hợp tác và tương tác lẫn nhau với bạn bè, gia đình, cộng đồng… Albert Hirschman gọi tin cẩn là nguồn tài nguyên đạo đức – nghĩa là nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng càng nhiều thì càng gia tăng và bị tiêu hủy nếu không dùng tới (Putnam, 1995) Một mạng xã hội đƣợc xây dựng dựa trên các mối quan hệ tin cẩn tạo ra một môi trường bảo đảm để trao đổi thông tin và các giao dịch hằng ngày trong một bối cảnh rủi ro Đã có nhiều tranh luận bàn về tin cẩn xã hội có vai trò quan trọng đối với vốn xã hội (Putnam, 1995) Tin cẩn xã hội được coi là một dạng của vốn xã hội vì sự tin cẩn giúp con người cộng tác với nhau và qua đó giảm công sức, tiền bạc, dụng cụ Thí dụ điển hình về sự tin cẩn là sự tin tưởng rằng đối phương sẽ thực thi những điều sẽ cam kết (bất thành văn) giữa 2 người như trường hợp 2 nông dân đồng ý giúp nhau luân canh, cho mượn nông cụ… Nahpaiet &

Ghoshal (1998) cho rằng sự tin cẩn tồn tại giữa các bên thì họ sẽ sẵn sàng tham gia hợp tác hơn Trong ngữ cảnh mạng xã hội, tin cẩn xã hội đƣợc thể hiện khi các thành viên đặt niềm tin vào các thành viên khác hoặc các tổ chức xã hội khi họ tương tác trực tuyến với nhau Họ hợp tác với nhau và sẵn sàng chịu một vài rủi ro khi đặt niềm tin vào việc những thành viên khác sẽ có những phản hồi nhƣ họ mong đợi, hỗ trợ họ giải quyết vấn đề hay ít nhất là không có ý định làm hại tới họ Tin cẩn xã hội tạo ra và duy trì các mối quan hệ, điều này có thể dẫn đến việc thúc đẩy chia sẻ tri thức (Blau, 1964)

Thành phần thiện nguyện của vốn xã hội

Thiện nguyện đƣợc định nghĩa là một sự tự nguyện cam kết về thời gian và nỗ lực để mang lại lợi ích cho một người, một nhóm người hay một tổ chức (Wilson, 2000) Trong môi trường mạng xã hội, sự thiện nguyện nói đến hiện tượng mà mọi người đầu tư thời gian và nỗ lực của mình một cách tự nhiên để trả lời cho những yêu cầu, câu hỏi trực tuyến Văn hóa này đã đƣợc tranh luận là hiệu quả trong tạo ra vốn xã hội so với các hoạt động khác của cộng đồng Điều này dường như áp dụng một cách trực giác cho bối cảnh mạng xã hội – nơi mà các giao tiếp là không đồng bộ và sự tương tác diễn ra cơ bản thông qua việc “truy cập” Trong thế giới ảo, không có một ràng buộc nào cho các cá nhân đến xây dựng hay rời bỏ cộng đồng Do đó, cộng đồng ảo hoàn toàn là một sự lựa chọn tự nguyện cho các thành viên đến và chia sẻ tri thức với nhau, giải quyết các vấn đề tập thể hay theo đuổi các mục tiêu cụ thể Môi trường thiện nguyện là môi trường tốt nhất để xây dựng vốn xã hội, không những cho cá nhân mà cho xã hội Khi tham gia sinh hoạt tự nguyện, niềm tin của các cá nhân đƣợc củng cố, sự tín nhiệm giữa các thành viên đƣợc tăng trưởng

Các nghiên cứu trước đây

Năm 2006, Chiu et al trong nghiên cứu của mình đã đƣa ra mô hình tích hợp 2 lý thuyết xã hội là lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết vốn xã hội để điều tra những động lực đằng sau chất lượng tri thức chia sẻ của các thành viên trong các cộng đồng ảo Nghiên cứu này cho rằng các khía cạnh của vốn xã hội – quan hệ tương tác xã hội, tin cẩn, trao đổi, xác định tầm nhìn và ngôn ngữ chung sẽ ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của các cá nhân trong công đồng ảo Nghiên cứu cho rằng kết quả mong đợi kỳ vọng và kết quả mong đợi cá nhân liên quan đến cộng đồng có thể tạo ra sự chia sẻ tri thức trong cộng đồng ảo

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Chiu et al (2006)

Mặt khác, khi nghiên cứu về sự đóng góp tri thức thông qua mạng xã hội Facebook Hsu et al (2013) đã kết hợp hai yếu tố là vốn xã hội và mạng xã hội để đƣa ra mô hình khám phá các hành vi của người dùng đóng góp tri thức trong cộng đồng này Kết quả nghiên cứu đƣa ra là vốn xã hội, sử dụng mạng xã hội, nhận dạng xã hội và sự thỏa mãn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người dùng khi họ đóng góp tri thức có giá trị của mình trên Facebook Ngoài ra, trong nghiên cứu của Hsu còn cho thấy vốn xã hội có tác động lên nhận dạng xã hội Tuy nhiên vì giới hạn của nghiên cứu này và vì sự tập trung chủ yếu vào xem xét sự tác động của hai yếu tố vốn xã hội và nhận dạng xã hội lên chất lƣợng tri thức chia sẻ nên sẽ không để cập đến môi quan hệ này Tuy nhiên, khi phân tích hồi cũng

Chất lƣợng tri thức chia sẻ sẽ chú ý kiểm tra xem xét tác động của chúng có quan hệ với nhau không bằng cách kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Hsu et al (2013) Ngoài 2 mô hình nghiên cứu trên, còn có một vài nghiên cứu liên quan khác đƣợc trình bày tóm tắt trong bảng 2.4

Bảng 2.4 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Năm Tên tác giả Kết quả nghiên cứu

2007 Ellison et al Yếu tố sử dụng mạng xã hội Facebook có quan hệ tích cực với duy trì và tạo ra vốn xã hội của các sinh viên trường đại học Michigan

2010 Hwang Nhận dạng xã hội có tác động tích cực đến sự chia sẻ tri thức trong môi trường học tập trực tuyến trực tuyến TML

2011 Isaacon Sử dụng mạng xã hội có tương quan đồng biến lên vốn xã hội Các sinh viên có số bạn trên Facebook càng cao thì mức độ vốn xã hội của họ sẽ tăng

2013 Aslam Vốn xã hội có tác động lên chia sẻ tri thức Tuy nhiên, không phải tất cả tất cả các chiều của vốn xã hội đều có tác động đến chia sẻ tri thức, chỉ có tin cẩn, tầm nhìn chung và ngôn ngữ được chia sẻ sẽ ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức

Sử dụng mạng xã hội

Kết quả tóm tắt cho thấy vốn xã hội ảnh hưởng mạnh đến việc tạo và duy trì mối quan hệ trên Facebook Cả vốn xã hội và nhận dạng xã hội đều thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức trong môi trường trực tuyến Nghiên cứu của Chiu et al (2006) và Aslam (2013) cho thấy không phải mọi yếu tố của vốn xã hội đều ảnh hưởng đến việc chia sẻ kiến thức Vì vậy, nghiên cứu này tiếp cận theo hướng nghiên cứu của Mathwick et al (2008), xác định vốn xã hội gồm 3 thành phần: tương tác xã hội, lòng tin xã hội và tình nguyện.

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Mathwick et al (2008)

Thiết lập mô hình nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu tác động của việc sử dụng mạng xã hội trong chia sẻ tri thức theo hướng tiếp cận tích hợp vốn xã hội và nhận dạng xã hội trong bối cảnh mạng xã hội

Facebook tại Việt Nam Mô hình nghiên cứu đƣợc đƣa ra dựa trên phần cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu liên quan đã trình bày ở phần trên, đặc biệt là dựa trên mô hình của Chiu et al (2006), Hsu et al (2013) và Mathwick et al (2008) có bổ sung và hiệu chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mạng xã hội Facebook ở Việt Nam Ngoài ra, kết luận trong nghiên cứu của Chiu et al (2006) đề cập đến chia sẻ tri thức theo 2 khía cạnh là số lƣợng và chất lượng tri thức chia sẻ Kết quả của nghiên cứu này cho rằng khía cạnh số lượng chia sẻ tri thức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những cộng đồng nhỏ, đang trong giai đoạn đầu phát triển Ngƣợc lại, khía cạnh chất lượng tri thức chia sẻ có tác động mạnh đến những cộng đồng đã trưởng thành Facebook là một trong những cộng đồng đã trưởng thành, đang phát triển mạnh mẽ với số lượng thành viên lớn trên thế giới

Vì thế trong mô hình nghiên cứu này, sẽ tiếp cận theo hướng chất lượng tri thức chia sẻ chứ không xem xét về khía cạnh số lƣợng

Mô hình nghiên cứu đƣợc thể hiện trong hình vẽ sau:

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Chất lƣợng tri thức chia sẻ

Phát biểu các giả thuyết nghiên cứu

Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội mà đặc biệt là Facebook đã khiến nó trở thành một trong những kênh giao tiếp trực tuyến phổ biến nhất trên toàn thế giới Các thành viên trên Facebook có thể tham gia vào các cộng đồng, hội, nhóm ảo dựa trên những sở thích, lớp học, hay các mối quan tâm chung Chiu et al (2006) cho rằng chính các cộng đồng trực tuyến là một công cụ quan trọng tạo ra sự kết nối, chính sự kết nối này có tác động đến việc hình thành nên vốn xã hội của họ Những tương tác trực tuyến có thể bổ sung hoặc thay thế các mối tương tác truyền thống, làm giảm đi các hỗ hổng giao tiếp

Với cùng quan điểm này, Donath & Boyd (2004) cho rằng việc sử dụng mạng xã hội có thể làm tăng các quan hệ yếu ớt vì sử dụng các công nghệ phù hợp và ít tốn chi phí để duy trì Do đó, trong mô hình nghiên cứu này, tác giả đề xuất yếu tố sử dụng mạng xã hội sẽ có quan hệ dương với các thành phần của vốn xã hội Giả thuyết nghiên cứu:

H1a : Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần hỗ tương của vốn xã hội H1b: Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần tin cẩn xã hội của vốn xã hội

H1c: Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần thiện nguyện của vốn xã hội

2.5.2 Mối liên hệ giữa sử dụng mạng xã hội và nhận dạng xã hội

Trong môi trường mạng xã hội Facebook, nhận dạng xã hội được định nghĩa là ý nghĩa cảm xúc, cam kết tình cảm của các thành viên gắn liền với cộng đồng này Sự tham gia sử dụng mạng xã hội càng nhiều, các cá nhân sẽ càng cảm nhận đƣợc sự nhận dạng xã hội với các thành viên khác, họ sẽ thấy chính mình nhƣ là một phần của cộng đồng Việc tham gia sinh hoạt trên cộng đồng sẽ giúp họ duy trì mối quan hệ tích cực này, các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng mạng xã hội có thể ảnh hưởng trực tiếp lên nhận dạng xã hội trong các cộng đồng ảo thông qua các mối quan hệ xã hội của người dùng (Emirbayer and Goodwin, 1994 dẫn bởi Hsu et al., 2013) Giả thuyết nghiên cứu:

H3: Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với nhận dạng xã hội

2.5.3 Mối liên hệ giữa vốn xã hội và chất lượng tri thức chia sẻ

Mối liên hệ giữa vốn xã hội và chất lượng tri thức chia sẻ trên Facebook gồm ba mối liên hệ thành phần sau:

- Mối liên hệ giữa thành phần hỗ tương và chất lượng tri thức chia sẻ

- Mối liên hệ giữa thành phần tin cẩn xã hội và chất lượng tri thức chia sẻ

- Mối liên hệ giữa thành phần thiện nguyện và chất lượng tri thức chia sẻ

Vốn xã hội là mạng lưới các mối quan hệ sở hữu bởi cá nhân trong một mạng xã hội và tập hợp các tài nguyên bên trong nó, vì thế vốn xã hội có thể có ảnh hưởng mạnh đến chia sẻ tri thức giữa các cá nhân Nó có thể giải thích tại sao con người sẵn sàng chia sẻ tri thức với người khác (Wasko & Faral, 2005) Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa giữa vốn xã hội và chia sẻ tri thức, Putnam (1995) cho rằng vốn xã hội tạo điều kiện cho sự phối hợp, hợp tác cho các lợi ích chung Wing (2008) đánh giá vốn xã hội và cung cấp một khung lý thuyết trong nghiên cứu của mình xác nhận ảnh hưởng của yếu tố vốn xã hội trong chia sẻ tri thức Từ những nghiên cứu trên cho thấy mối liên hệ giữa vốn xã hội và chia sẻ tri thức là rất mật thiết Các giả thuyết về mối liên hệ giữa vốn xã hội và chia sẻ tri thức trong mạng xã hội đƣợc phát biểu nhƣ sau:

H2a: Thành phần hỗ tương có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

H2b : Thành phần tin cẩn xã hội có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

H2c: Thành phần thiện nguyện có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

2.5.4 Mối liên hệ giữa nhận dạng xã hội và chất lượng tri thức chia sẻ

Nhận dạng xã hội là nhận thức của các cá nhân thuộc về một nhóm xã hội nhất định, cụ thể trong nghiên cứu này là các cộng đồng trên Facebook – nơi mà các thành viên có động lực tương tác với những người khác thông qua website này Nó cho thấy sự bao hàm cảm xúc đối với cộng đồng, nuôi dƣỡng lòng trung thành, các hành vi công dân của các thành viên trên đó, từ đó sẽ dẫn đến các hành vi chia sẻ tri thức với nhau Các nghiên cứu trước đây cũng đưa ra được các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự kết hợp tích cực giữa nhận dạng xã hội và việc đóng góp tri thức trong các cộng đồng trực tuyến

Trong môi trường giao tiếp “ảo” trên mạng xã hội, nhận dạng xã hội là một vấn đề quan trọng, không có sự nhận dạng xã hội trong nhóm, sự sẵn sàng chia sẻ tri thức và hỗ trợ những thành viên khác đƣợc kỳ vọng là thấp Giả thuyết của nghiên cứu:

H4: Nhận dạng xã hội có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Đề tài sẽ đƣợc thực hiện thông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Mỗi giai đoạn được thực hiện với các kỹ thuật tương ứng

Giai đoạn Loại nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm 2 Chính thức Định lƣợng Khảo sát bằng bảng câu hỏi

Sơ đồ qui trình nghiên cứu:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach‟s Alpha

Thảo luận tay đôi và phỏng vấn nhóm Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ

Thống kê mô tả Đánh giá thang đo

Kiểm định mô hình và các giả thuyết

Kết luận và kiến nghị

Mô hình và thang đo hiệu chỉnh

Mô hình và thang đo phù hợp Khảo sát thông qua bảng câu hỏi

Mô tả mẫu khảo sát và thống kê các biến quan sát

Phân tích tương quan Phân tích hồi qui

Phân tích Anova Đo lường độ giá trị bằng phân tích nhân tố EFA

Xây dựng thang đo sơ bộ

Việc xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mô hình nghiên cứu sử dụng mạng xã hội trong chia sẻ tri thức theo hướng tiếp cận tích hợp vốn xã hội và nhận dạng xã hội đƣợc tham khảo, kế thừa và hiệu chỉnh dựa trên các nghiên cứu sau:

1 Ellison, N.B., Steinfield, C., Lampe, C (2007) The benefit of Facebook

“Friends:” Social capital and college students‟use of online social network sites,

Journal of computer-mediated communication, 12(4), 1143 – 1168

2 Mathwick, C., Wiertz, C., Ryter, K.D (2008), Social capital production in a virtual P3 community, Journal of consumer research, 34, 832-849

3 Aslam, H (2013), Social capital and knowledge sharing as determinants of academic performance, Proceedings of 3nd international conference on business management (ISBN:978-969-9368-07-3)

4 Chiu, C.M., Hsu, M.H, Wang, E.T.G (2006), Understanding knowledge sharing in virtual communities: An integration of social capital and social cognitive theories,

5 Fan, Y.W., Wu, C.C Chiang, L.C., (2009), Knowledge sharing in virtual community: The comparison between contributors and lurkers, The 9th international conference on electronic business, Macau, 661-668

6 Fakeh, S.K.W (2013), Significant factors that contributes to knowledge sharing through social network, International Journal of Computer and Information Technology, 2(5), 911- 923

7 Hwang, Y (2010), Investigating the role of identity and gender in technology mediated learning, Behavior & Information Technology, 29( 3), 305–319

Trong khái niệm này sử dụng 6 khái niệm: (1) Sử dụng mạng xã hội (social network use), (2) Hỗ tương (reciprocity), (3) Tin cẩn xã hội (social trust), (4) Thiện nguyện

(Voluntarism), (5) Nhận dạng xã hội (social identity), (6) Chất lượng tri thức chia sẻ

Các biến quan sát sử dụng cho các khái niệm này sẽ đƣợc đo bằng thang đo Likert 5 điểm:

 Hoàn toàn đồng ý Các biến quan sát sơ bộ cho các khái niệm đƣợc tham khảo, kế thừa và hiệu chỉnh từ các nghiên cứu khác nhau nhƣ sau:

Thang đo sơ bộ cho nghiên cứu:

Bảng 3.1 Các thang đo sơ bộ cho nghiên cứu

1 Sử dụng mạng xã hội Nguồn

1.1 Bạn có biết về mạng xã hội Facebook? Fakeh, 2013

1.2 Bạn có tổng cộng bao nhiêu bạn trên Facebook Ellison et al.,

2007 1.3 Trong tuần vừa rồi bạn truy cập Facebook bao nhiêu lần? Fakeh, 2013 1.4 Truy cập vào mạng xã hội Facebook đã trở thành một trong những hoạt động hằng ngày của tôi

1.5 Tôi cảm thấy mất liên lạc khi không truy cập vào Facebook trong một khoảng thời gian

2.1 Tôi biết các thành viên trên Facebook sẻ giúp tôi khi cần, vì thế sẽ là công bằng nên tôi cũng có thể sẵn sàng giúp đỡ 1 thành viên khác

2.2 Các thành viên nên trả lại ân huệ khi các thành viên trong mạng xã hội Facebook cần sự giúp đỡ

Mathwick et al., 2008 2.3 Tôi tin tưởng rằng các thành viên trong mạng xã hội Facebook sẽ giúp đỡ tôi khi tôi cần

3.1 Tôi tin là những thành viên đóng góp cho Facebook biết rõ Mathwick những cái mà tôi không biết et al., 2008 3.2 Tôi tin tưởng những thông tin từ những thành viên đóng góp trên Facebook là đúng và đầy đủ

3.3 Tôi tin tưởng những thông tin, lời khuyên trên Facebook để đưa ra các quyết định quan trọng

Mathwick et al., 2008 3.4 Các thành viên trên Facebook luôn trung thực trong việc giải quyết các vấn đề với nhau

Aslam, 2013 3.5 Các thành viên trên Facebook không lợi dụng lẫn nhau ngay cả khi họ có cơ hội

2006 3.6 Tôi tin tưởng các thành viên trên Facebook chia sẻ tri thức tốt nhất mà họ có

4.1 Tôi hỗ trợ các thành viên trên mạng xã hội Facebook để tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề của họ

Mathwick et al., 2008 4.2 Tôi sẵn sàng làm việc, hợp tác với các thành viên khác để đóng góp thêm tri thức trên mạng xã hội Facebook

4.3 Tôi theo kịp với sự phát triển công nghệ mới nhất để tạo ra sự đóng góp có ích cho Facebook

Mathwick et al., 2008 4.4 Tôi thích giúp đỡ các thành viên khác trong mạng xã hội

4.5 Tôi cảm thấy vui khi giúp các thành viên trên Facebook giải quyết các vấn đề của họ

5 Chất lượng tri thức chia sẻ

5.1 Tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên mạng xã hội Facebook có liên quan đến các chủ đề được nhiều người quan tâm

5.2 Tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên mạng xã hội Facebook là dễ hiểu

5.3 Tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên mạng xã hội Chiu et al.,

Facebook là chính xác 2006 5.4 Tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên mạng xã hội

5.5 Tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên mạng xã hội Facebook là đáng tín cậy

5.6 Tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên mạng xã hội Facebook là kịp thời

6.1 Nói chung, tôi rất quan tâm đến việc các thành viên trên mạng xã hội Facebook nghĩ gì về việc chia sẻ tri thức của tôi

Hwang, 2010 6.2 Tôi cảm thấy thuộc về mạng xã hội Facebook khi tôi chia sẻ tri thức của mình trên đó

Hwang, 2010 6.3 Tôi cảm thấy mình phù hợp với mạng xã hội Facebook khi tôi chia sẻ tri thức trên đó

Nghiên cứu sơ bộ

Thực hiện nghiên cứu định tính nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình

Trong giai đoạn này, tác giả sẽ sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm với các đối tượng được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện nhưng vẫn phản ánh đƣợc đặc trƣng của tập hợp mẫu quan sát Đối tƣợng đƣợc chọn để tham gia nghiên cứu định tính có các tiêu chí sau đây:

- Giới tính: Nam và Nữ - Tuổi: Từ 16 trở lên - Đã từng sử dụng mạng xã hội Facebook trong thời gian gần đây (ít nhất là 6 tháng), có những hiểu biết về mạng xã hội này

Phương pháp thu thập dữ liệu định tính: sử dụng bảng thảo luận đã chuẩn bị trước bao gồm các thành phần nhƣ sau:

- Câu hỏi gạn lọc thông tin: Giới thiệu mục đích, tính chất của việc nghiên cứu và chọn lọc đối tƣợng phù hợp với nghiên cứu dự kiến sẽ thảo luận

- Nội dung thảo luận chính: Các câu hỏi về việc sử dụng mạng xã hội Facebook, các yếu tố trong từng thang đo của các thành phần trong mô hình

Kỹ thuật thu thập dữ liệu:

- Tiến hành thảo luận tay đôi một – một giữa người nghiên cứu và đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu nhận dữ liệu liên quan Các cá nhân tham gia phỏng vấn đƣợc liệt kê trong bảng sau

Bảng 3.2: Danh sách thảo luận tay đôi

Tên Ngành nghề Kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội Facebook Đặng Tuấn Khoa Kinh doanh 1 năm

Trần Thị Hồng Gấm Kế toán công ty chứng khoán ACB

Nguyễn Thị Thu Trang Thƣ ký văn phòng 6 năm Nguyễn Thị Thanh Hà Giáo viên 3 năm

Lâm An Thái Giáo viên 2 năm

- Tiến hành thảo luận nhóm – giữa người nghiên cứu và một nhóm 5 đối tượng thuộc các cộng đồng đƣợc lựa chọn trên Facebook, các cá nhân trong nhóm thảo luận đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.3: Danh sách các cá nhân thảo luận nhóm

Tên Ngành nghề Kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội Facebook

Trương Thị Thu Thủy Lập trình 2 năm

Trương Thị Thanh Thảo Kế toán 3 năm

Nguyễn Thanh Khương Giáo viên 4 năm

Phạm Hải Nhƣ Ngọc Giáo viên 3 năm

Nguyễn Thị Anh Thơ Giáo viên 5 năm

- Dữ liệu đƣợc thu thập từ các cuộc thảo luận này đƣợc ghi chép lại với từng bảng dàn bài thảo luận tay đôi, sau đó đƣợc sàn lọc, sắp xếp và chọn lựa

Chi tiết xem tại phần phụ lục 1

3.3.2 Hiệu chỉnh thang đo trong nghiên cứu định tính

Việc tiến hành nghiên cứu định tính đƣợc kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, phần lớn các đối tƣợng nghiên cứu đều hiểu đƣợc tất cả nội dung các phát biểu dùng để đo lường khái niệm trong mô hình nghiên cứu, một số ít cho rằng các phát biểu hơi khó hiểu có thể do vấn đề chuyển ngữ từ các thuật ngữ tiếng Anh Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng nên trau dồi các phát biểu để ngắn gọn, dễ hiểu hơn cho người được hỏi Đồng thời, các đối tượng tham gia khảo sát định tính còn đưa thêm một số ý kiến bổ sung cho các quan sát trong các thang đo của mô hình nghiên cứu

Các phát biểu đƣợc chỉnh sửa và bổ sung đã đƣợc các đối tƣợng tham gia nghiên cứu định tính cho rằng nó đã thể hiện đúng và đầy đủ những suy nghĩ của họ

3.3.2.1 Thang đo sử dụng mạng xã hội

Sử dụng mạng xã hội đề cập đến việc người dùng đang tham gia sinh hoạt trên mạng xã hội Facebook Thang đo sơ bộ gồm 5 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính với các đối tượng nghiên cứu, ngoài việc chỉnh sửa từ ngữ để người khảo sát dễ hiểu hơn Các đối tƣợng còn nhận xét rằng: thay vì khảo sát các đối tƣợng chia sẻ tri thức trên mạng xã hội Facebook thì nên đặt họ trong ngữ cảnh là khảo sát việc chia sẻ tri thức của họ trong một cộng đồng cụ thể trên nền tảng Facebook Có thể dễ dàng giải thích lý do này vì đa số người dùng truy cập Facebook để giữ liên lạc, trò chuyện với bạn bè, xem hình ảnh vì thế mức độ chia sẻ của họ sẽ thấp Còn nếu đặt các thành viên Facebook trong ngữ cảnh cụ thể là một cộng đồng với các sở thích, các mối quan tâm chung nào đó… mà họ đang tham gia trên nền tảng Facebook thì việc chia sẻ sẽ cao hơn rất nhiều Vì thế trong nghiên cứu này sẽ xét các thành viên tham gia chia sẻ tri thức trong một cộng đồng X cụ thể trên nền tảng mạng xã hội Facebook

Ngoài ra, thông qua khảo sát định tính quan sát thứ nhất "Bạn có biết về mạng xã hội Facebook?", câu hỏi "Bạn tham gia vào cộng đồng X trên mạng xã hội được bao lâu?" sẽ được điều chỉnh thành "Bạn tham gia vào cộng đồng X trên mạng xã hội bao lâu rồi?".

Do đó, thang đo cho khái niệm sử dụng mạng xã hội trở thành 5 biến quan sát là:

Bảng 3.4 Nội dung thang đo sử dụng mạng xã hội

Mã hóa Sử dụng mạng xã hội Nguồn

SN1 Bạn đã tham gia vào cộng đồng X trên mạng xã hội

Bạn có tổng cộng bao nhiêu bạn trên cộng đồng X Ellison et al.,

2007 SN3 Bạn truy cập cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook khoảng bao nhiêu lần/tuần

SN4 Truy cập vào cộng đồng X đã trở thành một trong những hoạt động hằng ngày của bạn

SN5 Bạn cảm thấy mất liên lạc khi không truy cập vào cộng đồng X trong một khoảng thời gian

Sự hỗ tương đề cập đến các hoạt động cho và nhận giữa những con người vì các lợi ích chung Các thành viên trong cộng đồng sẽ giúp đỡ được người khác và mong đợi một sự giúp đỡ nhƣ vậy sẽ đến với mình khi cần Có thể hiểu đơn giản là: tôi sẽ làm việc này cho bạn nếu bạn cũng làm việc khác cho tôi Thang đo sơ bộ gồm 3 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính với các đối tượng nghiên cứu, chỉnh sửa từ ngữ để người được khảo sát dễ hiểu hơn và không bổ sung thêm bất cứ quan sát nào Thang đo cho khái niệm hỗ tương gồm 3 biến quan sát nhƣ sau:

Bảng 3.5 Nội dung thang đo hỗ tương

Mã hóa Hỗ tương Nguồn

R1 Bạn tin mình sẽ nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thành viên trong cộng đồng X khi cần

Chiu et al., 2006 R2 Bạn biết các thành viên trên cộng đồng X sẽ giúp bạn khi cần, vì thế nên bạn sẽ sẵn sang giúp đỡ một thành viên khác

Chiu et al., 2006 R3 Các thành viên nên đáp trả lại khi các thành viên khác trong cồng X cần sự giúp đỡ

3.3.2.3 Thang đo tin cẩn xã hội

Tin cẩn xã hội là mức độ mà một người nào đó có niềm tin vào lời nói và hành động của người khác trong cộng đồng của họ Nó được xem như là chất kết dính có thể rút ngắn khoảng cách của các thành viên Nếu thiếu sự tin cẩn thì sự phát sinh tri thức sẽ gặp trở ngại, sự hoài nghi và thận trọng sẽ ngăn chặn các cá nhân chia sẻ thông tin, tri thức Họ sẽ có khuynh hướng giấu tri thức hoặc kinh nghiệm của mình Thang đo sơ bộ cho khái niệm tin cẩn xã hội gồm 6 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính với các đối tƣợng nghiên cứu, tiến hành chỉnh sửa từ ngữ để người được khảo sát dễ hiểu hơn, mà không bổ sung thêm bất kỳ phát biểu nào Thang đo của khái niệm tin cẩn xã hội gồm 6 biến quan sát nhƣ sau:

Bảng 3.6 Nội dung thang đo Tin cẩn xã hội

Mã hóa Tin cẩn xã hội Nguồn

T1 Bạn tin là những thành viên đóng góp cho cộng đồng X biết rõ những cái mà bạn không biết

Mathwick et al., 2008 T2 Bạn tin tưởng những thông tin từ những thành viên đóng góp trong cộng đồng X là chính xác

T3 Bạn tin tưởng những thông tin, lời khuyên trên cộng đồng

X để đƣa ra các quyết định quan trọng

Mathwick et al., 2008 T4 Bạn tin các thành viên trên cộng đồng X luôn trung thực trong việc giải quyết các vấn đề với nhau

Aslam, 2013 T5 Bạn tin các thành viên trên cộng đồng X không lợi dụng lẫn nhau ngay cả khi họ có cơ hội

Chiu et al., 2006 T6 Bạn tin tưởng các thành viên trên cộng đồng X chia sẻ tri thức tốt nhất mà họ có

Sự thiện nguyện đề cập đến sự tình nguyện làm việc thiện, sự giúp đỡ người khác mà không mong gì ở những sự đền đáp Trong môi trường mạng xã hội, sự thiện nguyện nói đến hiện tượng mà mọi người đầu tư thời gian và nỗ lực của để mang lại lợi ích cho người khác Họ luôn sẵn sàng và yêu thích công việc giúp đỡ những thành viên khác trên cộng đồng Thang đo thiện nguyện gồm 5 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính với các đối tượng nghiên cứu, chỉnh sửa từ ngữ để người được khảo sát dễ hiểu, và không bổ sung thêm bất kì phát biểu nào Thang đo của khái niệm thiện nguyện gồm 5 biến quan sát gồm:

Bảng 3.7 Nội dung thang đo thiện nguyện

Mã hóa Thiện nguyện Nguồn

V1 Bạn sẽ hỗ trợ các thành viên trên cộng đồng X để tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề của họ

V2 Bạn sẵn sàng làm việc, hợp tác với các thành viên khác để đóng góp thêm tri thức trên cộng đồng X

V3 Bạn luôn cập nhật những điều mới để có thể tạo ra sự đóng góp có ích cho cộng đồng X

V4 Bạn thích giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng X

V5 Bạn cảm thấy vui khi giúp các thành viên trên cộng đồng X giải quyết các vấn đề của họ

3.3.2.5 Thang đo nhận dạng xã hội

Nhận dạng xã hội là sự hiểu biết của cá nhân rằng họ thuộc một nhóm cụ thể, kèm theo ý nghĩa cảm xúc và giá trị mà họ nhận được khi là thành viên của nhóm đó Thang đo nhận dạng xã hội được đo bằng ba biến quan sát gồm:

Bảng 3.8 Nội dung thang đo nhận dạng xã hội

Mã hóa Nhận dạng xã hội Nguồn

SI1 Bạn quan tâm đến việc các thành viên khác nghĩ gì khi bạn việc chia sẻ tri thức trên cộng đồng X

Hwang, 2010 SI2 Bạn cảm thấy là một phần của cộng đồng X khi bạn chia sẻ tri thức của mình trên đó

Hwang, 2010 SI3 Bạn cảm thấy mình phù hợp với cộng đồng X khi bạn chia sẻ tri thức của mình trên đó

3.3.2.6 Thang đo chất lượng tri thức chia sẻ

Nghiên cứu chính thức

Sau khi giai đoạn nghiên cứu định tính hoàn thành, nghiên cứu chính thức được tiến hành thông qua phương pháp định lượng bằng bảng câu hỏi khảo sát Bảng câu hỏi từ nghiên cứu định tính được đánh giá và hoàn thiện về mặt ngôn từ, ý nghĩa, cấu trúc và số lượng câu hỏi Dữ liệu thu thập được sử dụng để thực hiện các phân tích thống kê, bao gồm đánh giá độ tin cậy, độ giá trị, tương quan, hồi quy và ANOVA.

3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi chính thức

Sau khi nghiên cứu định tính và tiến hành hiệu chỉnh thang đo, hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, bảng câu hỏi chính thức sẽ đƣợc thiết kế và trình bày gồm 3 phần

Thông tin mở đầu: để gạn lọc đối tƣợng nghiên cứu phù hợp và tìm hiểu thông tin tham gia các cộng đồng trực tuyến trên Facebook của đối tƣợng khảo sát

Thông tin các phát biểu: ghi nhận mức độ đồng ý với các phát biểu về chia sẻ tri thức thông qua mạng xã hội Facebook thông qua các thang đo sử dụng mạng xã hội, hỗ tương, tin cẩn xã hội, thiện nguyện, nhận dạng xã hội và chất lượng tri thức chia sẻ Bảng câu hỏi gồm 28 biến quan sát được đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm, từ (1) là “hoàn toàn không đồng ý” đến (5) là “hoàn toàn đồng ý”

Thu thập thông tin cá nhân giúp xác định các đặc điểm nhân khẩu học của người dùng, như giới tính, tình trạng hôn nhân, độ tuổi và nghề nghiệp Dữ liệu này hỗ trợ trong việc thống kê mô tả các nhóm người dùng khác nhau và nghiên cứu tác động của các yếu tố nhân khẩu học đối với hành vi của người dùng.

3.4.2 Thiết kế mẫu Đối tƣợng đƣợc khảo sát là các thành viên đang tham gia vào các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook

Kích thước mẫu: Kích thước mẫu được chọn dựa trên yêu cầu về kích thước mẫu dùng trong phân tích nhân tố khám phá và hồi qui đa biến, kích thước mẫu tối thiểu phải theo tỷ lệ 05 mẫu /01 biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2012) Thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức gồm 28 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là n = 40 (28x5) Để đạt được kích thước mẫu này, tác giả dự kiến phát ra 190 bảng câu hỏi khảo sát để phòng trừ trường hợp không hồi đáp và không hợp lệ

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Theo đó, bảng câu hỏi được phân phối trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội Facebook, nhằm tiếp cận những đối tượng tham gia nghiên cứu một cách ngẫu nhiên và dễ dàng Phương pháp này giúp thu thập dữ liệu từ một nhóm đối tượng đại diện cho cộng đồng người dùng Facebook, cho phép các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các kết luận có ý nghĩa về hành vi, thái độ và sở thích của người dùng trên mạng xã hội này.

Việc thu thập dữ liệu đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Đối tƣợng nghiên cứu là những người tuổi từ 16 trở lên, đã từng tham gia các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook

Việc khảo sát được tiến hành bằng việc phối hợp các phương pháp gồm:

- Sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn trực tiếp đối tƣợng nghiên cứu tại nơi làm việc, trường học và nhà riêng của đối tượng

- Gửi bảng câu hỏi và bảng hướng dẫn trả lời đính kèm trong email đến người nhận và sẽ nhận trả lời bằng email tương ứng

- Thiết kế bảng hỏi trực tuyến trên Internet và gửi địa chỉ để đối tƣợng khảo sát trả lời trực tuyến và thông tin đƣợc ghi vào cơ sở dữ liệu

- Phát bảng câu hỏi đã được in sẵn đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất Địa điểm nghiên cứu: Việt Nam Thời gian thu thập dữ liệu: 1/2014 – 3/2014

Các bước phân tích chuẩn bị để phân tích dữ liệu:

- Sau khi thu thập bảng trả lời, tiến hành làm sạch dữ liệu - Mã hóa thông tin trong bảng câu hỏi

- Nhập liệu và xử lý dữ liệu bằng SPSS Tiến hành các phân tích thống kê mô tả dữ liệu theo các biến định tính nhƣ giới tính, độ tuổi, hôn nhân, nghề nghiệp, các lĩnh vực của các cộng đồng tham gia trên Facebook để có cái nhìn tổng quát về mẫu đang nghiên cứu, sau đó tiến hành:

(1) Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha

(2) Đánh giá độ giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

(3) Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha (lần 2 – sau khi đã phân tích nhân tố khám phá EFA)

(4) Phân tích tương quan, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết

(5) Phân tích Anova để so sánh sự khác biệt theo các nhóm đối tƣợng sử dụng

3.4.4.1 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach‟s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát trong cùng thang đo Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu vì nếu không chúng ta không thể biết đƣợc chính xác độ biến thiên cũng nhƣ độ lỗi của các biến

Các tiêu chí khi sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo gồm (Nunnally, 1978;

Paterson, 1994; dẫn bởi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005):

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach‟s Alpha:- Nếu hệ số lớn hơn 0,8 thì thang đo có độ tin cậy tốt.- Hệ số từ 0,7 đến 0,8 thì thang đo có độ tin cậy chấp nhận được.- Hệ số từ 0,6 trở lên thì có thể tạm chấp nhận sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới trong hoàn cảnh nghiên cứu.

- Hệ số tương quan biến – tổng: các biến quan sát có tương quan biến – tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3) đƣợc xem là biến rác thì sẽ loại ra và thang đo đƣợc chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha đạt yêu cầu

Dựa vào các thông tin trên, trong nghiên cứu này thực hiện đánh giá sơ bộ thang đo dựa trên các tiêu chí:

- Chọn thang đo có độ tin cậy Cronbach‟s Alpha lớn hơn 0.6

- Loại các biến có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3

- Ngoài ra, hệ số “Cronbach‟s Alpha if Item Delected” cũng đƣợc xem xét, và nếu hệ số “Cronbach‟s Alpha if Item Delected” nếu loại bỏ biến quan sát mà lớn hơn hệ số Cronbach‟s Alpha ban đầu thì cũng xem xét để loại bỏ biến quan sát đó để tăng độ tin cậy của thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2012)

3.4.4.2 Đánh giá độ giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả thông tin mẫu

Mẫu cho nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện và thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát Với số mẫu dự kiến là 140, số bảng câu hỏi đƣợc in ra và phát đi là 190 bảng câu hỏi Đồng thời, bảng câu hỏi cũng được phát đi qua đường thư điện tử, và đăng trực tuyến tại website https://doc.google.com Kết quả, tổng số lƣợng phản hồi thu đƣợc là 248 Sau khi loại bỏ các câu trả lời không hợp lệ, còn lại 184 bảng câu hỏi hợp lệ đƣợc đƣa vào phân tích định lƣợng Kết quả câu trả lời đƣợc nhập liệu vào phần mềm SPSS phiên bản 16.0

4.1.1 Thông tin tham gia các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook

- Về lĩnh vực của các cộng đồng X mà các đối tƣợng đƣợc khảo sát tham gia nhiều nhất trên mạng xã hội Facebook phần lớn thuộc về lĩnh vực học tập (chiếm 35.3%), kế đến là các lĩnh vực khác (bao gồm bạn bè, giải trí, thể thao, tin tức, mẹ và bé, digitalmaketing) chiếm 20.1%, tiếp theo là lĩnh vực công nghệ (chiếm 13.6%), nghề nghiệp (chiếm 12.5%), khoa học thường thức (12.0%), còn lại lĩnh vực có ít đối tượng tham gia vào các cộng đồng nhất là quản trị (chiếm 6.5%)

Bảng 4.1 Lĩnh vực tham gia của cộng đồng X trên Facebook

Lĩnh vực tham gia của các cộng đồng trên Facebook Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Hình 4.1 Lĩnh vực tham gia của các cộng đồng X trên Facebook

- Về thời gian tham gia các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook: Phần lớn các đối tƣợng khảo sát có thời gian tham gia các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook khoảng từ 2 đến 3 năm (chiếm 29.3%), kế đến là từ 3 đến 5 năm (chiếm 25.5%), tiếp theo là từ 1 đến 2 năm (chiếm 23.4%), tiếp đến là dưới 1 năm (chiếm 15.8%), ít đối tượng khảo sát nhất có thời gian đã tham gia các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook trên 5 năm (6.0%)

Bảng 4.2: Thời gian tham gia cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook

Thời gian tham gia cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook Số lƣợng Tỷ lê (%)

Hình 4.2: Thời gian tham gia cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook - Số bạn trên cộng đồng X mà các đối tƣợng khảo sát tham gia nhiều nhất trên mạng xã hội Facebook: Phần lớn là từ 11 đến 50 người (chiếm 37.5%), tiếp theo là khoảng từ 51 đến 100 người (chiếm 27.2%), kế tiếp là số bạn từ khoảng 101 đến 200 người (chiếm 13.0%), tiếp đến là các cộng đồng có số bạn nhỏ hơn 10 người (chiếm 11.4%), và thấp nhất là là số bạn trên cộng đồng lớn hơn 200 người (chiếm 10.9%)

Bảng 4.3: Số bạn trong cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook

Số bạn trên cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Hình 4.3: Số bạn trong cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook

- Về mức độ tham gia truy cập vào các cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook, chủ yếu các đối tƣợng tham gia khoảng từ 1 đến 5 lần/tuần (chiếm 47.3%), tiếp theo là vài tuần mới truy cập 1 lần (chiếm 25.0%), kế tiếp là mức độ 6 đến 15 lần/tuần (14.1%), tiếp đến mức độ truy cập nhiều hơn 15 lần/tuần (chiếm 12.0%), còn lại số người có mức độ truy cập thấp nhất là chƣa bao giờ tham gia truy cập vào cộng đồng X này từ sau khi họ đăng kí làm thành viên trong cộng đồng này thì chỉ có 3 trong tổng số 184 người (chiếm 1.6%)

Bảng 4.4: Mức độ tham gia vào cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook

Mức độ tham gia vào cộng đồng X Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Chƣa bao giờ truy cập từ sau khi đăng kí tham gia 3 1.6

Vài tuần mới truy cập 1 lần 46 25.0

Hình 4.4: Mức độ tham gia vào cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook

4.1.2 Thông tin thuộc tính đối tƣợng nghiên cứu

- Độ tuổi của mẫu quan sát: Thông tin từ mẫu cho thấy, đối tƣợng đƣợc khảo sát phần lớn có độ tuổi từ 25 – 35 tuổi (chiếm 51.1%), tiếp đến là độ tuổi dưới 25 tuổi (chiếm 33.2%), và thấp nhất là nhóm tuổi từ lớn hơn 35 tuổi (chiếm 15.8%)

- Tỷ lệ giới tính của mẫu quan sát: Qua thống kê trong mẫu quan sát có số lƣợng nữ giới tham gia vào các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook nhiều hơn nam giới nhƣng số chênh lệch cũng không đáng kể, cụ thể: nữ chiếm 52.3%, nam chiếm 46.7%

- Tình trạng hôn nhân: Trong số 184 mẫu quan sát, phần lớn là người độc thân (chiếm 75.5%), còn lại là đã kết hôn (chiếm 24.5%)

- Nghề nghiệp của các đối tƣợng đƣợc khảo sát: Thông tin từ mẫu cho thấy số lƣợng học sinh/sinh viên chiếm 25.5%, tiếp theo là ngành kỹ thuật (chiếm 19.6%), tiếp đến là kinh tế (chiếm 12%), giáo dục chiếm nhiều nhất (30.4%), kế đến là quản lý hành chính/văn phòng (chiếm 10.3%), còn lại thuộc các ngành nghề khác chiếm con số rất it là 2.2% Kết quả chi tiết thông tin mẫu đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.5: Thông tin thuộc tính của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu

Tình trạng hôn nhân Độc thân 139 75.5 Đã kết hôn 45 24.5

Ql hành chính/văn phòng 19 10.3

Thông tin các biến quan sát đo lường khái niệm

Thống kê trên 184 mẫu khảo sát đƣợc cho thấy tất cả các đƣợc các đối tƣợng đánh giá trải rộng từ mức 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến mức 5 (hoàn toàn đồng ý) Điều này cho thấy các đối tƣợng khảo sát có thái độ khác nhau về việc sử dụng mạng xã hội trong chia sẻ tri thức Cùng một phát biểu, có đối tƣợng hoàn toàn đồng ý nhƣng cũng có đối tƣợng hoàn toàn không đồng ý

Giá trị trung bình của các biến đa số đều ở mức lớn hơn 3 (trung hòa) Giá trị trung bình cao nhất là thang đo thiện nguyện nhƣ: Bạn cảm thấy vui khi giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng X giải quyết các vấn đề của họ với mức trung bình là 3.77 Thấp nhất là giá trị trung bình của thang đo tin cẩn xã hội nhƣ: Các thành viên trên Facebook không lợi dụng lẫn nhau ngay cả khi họ có cơ hội và Bạn tin tưởng những lời khuyên trên cộng đồng X để đưa ra các quyết định quan trọng với cùng mức trung bình là 2.75 Ngoài ra, trong số 28 biến quan sát thì 25 biến quan sát đều có sai lệch chuẩn nhỏ hơn 1, điều này chứng tỏ thái độ của người dùng khá đồng nhất với các phát biểu trong các thang đo

Riêng 4 biến ở thang đo sử dụng mạng xã hội có sai lệch chuẩn lớn hơn 1, điều này cho thấy có mức độ khác nhau trong việc sử dụng mạng xã hội của các đối tƣợng khảo sát dẫn đến sự đánh giá không nhất quán giữa các mẫu quan sát về 4 biến này

Xem thống kê chi tiết ở phụ lục 3.1

Đánh giá sơ bộ thang đo

Như được trình bày ở chương 3, thang đo được đánh giá thông qua 3 bước Trước hết thang đo đƣợc đánh giá độ tin cậy bằng công cụ Cronbach‟s Alpha Sau đó thang đo đƣợc đánh giá độ giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA Cuối cùng, thang đo đƣợc đánh giá lại một lần nữa bằng công cụ Cronbach‟s Alpha để đảm bảo độ tin cậy của các biến đã thay đổi trong các thang đo sau khi phân tích EFA Các phương pháp này đƣợc thực hiện thông qua phần mềm SPSS 16.0

Phân tích Cronbach Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các biến quan sát trong cùng một thang đo tương quan với nhau Đây là phân tích cần thiết cho thang đo phản ánh, nó được dùng để loại các biến không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 4.6 thống kê kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo Các hệ số Alpha ở mỗi nhân tố đều lớn hơn 0.6 Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.6: Thống kê kết quả kiểm định thang đo

Thang đo Số biến Hệ số quan sát Alpha

Sử dụng mạng xã hội 5 688

Chất lƣợng tri thức chia sẻ 5 741

Thang đo hỗ tương có hệ số Cronbach‟s Alpha tăng (từ 0.658 lên 0.691) sau khi loại bỏ biến R3 (Các thành viên nên đáp trả lại khi các thành viên khác trong cộng đồng X cần sự giúp đỡ) Tương tự, thang đo tin cẩn xã hội có hệ số Conbach‟s Alpha tăng (từ 0.774 lên 0.792) sau khi loại bỏ biến T1 (Bạn tin những thành viên đóng góp cho cộng đồng X biết rõ những cái mà bạn không biết) Cuối cùng, thang đo chất lượng tri thức chia sẻ có hệ số Cronbach Alpha tăng (từ 0.731 lên 0.741) sau khi loại bỏ biến KQ1 (Bạn nhận thấy tri thức được chia sẻ bởi các thành viên trên cộng đồng X có liên quan đến các chủ đề được nhiều người quan tâm) Sau khi loại bỏ 3 biến này, tất cả các biến của các thang đo đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (nhỏ nhất là 0.376 của biến SN1)

Sau khi phân tích độ tin cậy bằng Cronbach's Alpha, tác giả loại bỏ 3 biến quan sát (R3, T1, KQ1) vì hệ số Alpha tăng sau khi loại bỏ chúng Do đó, số biến còn lại sau bước phân tích độ tin cậy là 25, dùng cho phân tích nhân tố EFA tiếp theo.

Chi tiết về các hệ số Cronbach‟s Alpha, tương quan biến tổng của toàn bộ các biến quan sát xem tại phụ lục 3.2

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Trong quá trình phân tích nhân tố khám phá EFA, các thang đo khái niệm đáp ứng các tiêu chí tin cậy theo mô hình sẽ được sử dụng để tìm hiểu cấu trúc ẩn của dữ liệu, giúp hiểu rõ hơn các biến quan sát và mối quan hệ giữa chúng.

- Sử dụng phương pháp trích yếu tố Principal Component Analysis với phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có EigenValues lớn hơn hoặc bằng 1 đối với 25 biến quan sát đo lường các khái niệm về sử dụng mạng xã hội, ba thành phần của vốn xã hội gồm thành phần hỗ tương, thành phần tin cẩn xã hội, thành phần thiện nguyện, nhận dạng xã hội và chất lượng tri thức chia sẻ

Thực hiện các phân tích:

- Kiểm định giả thiết các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể dựa vào hệ số KMO và kiểm định Barlett Phân tích nhân tố là thích hợp khi hệ số KMO >0.5 và mức ý nghĩa Barlett (p_value) sig 1 và tổng phương sai trích được lớn hơn 50%

Phân tích EFA lần thứ nhất:

Sau khi kiểm định Cronbach‟s Alpha có 25 biến quan sát đo lường các khái niệm trong mô hình đƣợc đƣa vào để phân tích nhân tố khám phá Kết quả phân tích EFA với phương pháp Principal Component Analysis, phép quay Varimax và ngừng khi giá trị EigenceValue bằng 1 nhƣ bảng phụ lục 3.3

Kết quả phân tích EFA ở bảng phụ lục 3.3 cho thấy:

Hệ số KMO = 0.826 > 0.5: phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu nghiên cứu Kiểm định Barlett có mức ý nghĩa sig = 0.000 (1), nhân tố thứ 6 đƣợc trích có EigenValue thấp nhất là 1.041 (>1): đạt yêu cầu

+ Tất cả các biến quan sát đều có hệ tải nhân tố lớn hơn 0.5: đạt yêu cầu

+ Biến quan sát T2 có hệ số tải trên 1 nhân tố = 0.633, đồng thời có hệ số tải trên nhân tố khác = 0.336 Hiệu chênh lệch giữa hai hệ số tải = 0.297 ~ 0.3 Tác giả nhận thấy nội dung biến T2 có đóng góp vào giá trị nội dung của thang đo và hệ số tải chênh lệch xấp xỉ 0.3 nên sẽ không loại biến quan sát T2 Tương tự như trên, biến V4 có hệ số tải trên một nhân tố = 0.603, đồng thời cũng có hệ số tải trên nhân tố khác = 0.340 Hiệu chênh lệch giữa hai hệ số tải = 0.263 ~ 0.3 Vì vậy biến V4 cũng sẽ đƣợc giữ lại

Bảng 4.8 Kết quả phân tích nhân tố EFA (lần 2)

Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy, có 6 nhân tố được trích tương ứng với 1 khái niệm độc lập (1) sử dụng mạng xã hội Và 4 nhân tố đƣợc trích ra cho khái niệm trung gian là (1) hỗ tương, (2) tin cẩn xã hội, (3) thiện nguyện, (4) nhận dạng xã hội và 1 nhân tố đƣợc trích ra cho khái niệm phụ thuộc là chất lượng tri thức chia sẻ

4.3.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha sau khi phân tích EFA

Sau khi phân tích EFA, một số thang đo đã thay đổi về biến quan sát nhƣ thang đo tin cẩn xã hội, thiện nguyện và chất lượng tri thức chia sẻ Vì thế, tác giả sẽ dùng phương pháp

Cronbach‟s Alpha để kiểm định lại các thang đo này một lần nữa để đảm bảo độ tin cậy trước khi kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Bảng 4.9 Thống kê kết quả kiểm định thang đo (lần 2)

Thang đo Số biến quan sát Hệ số Alpha

Sử dụng mạng xã hội 5 688

Chất lượng tri thức chia sẻ 4 718

Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo

Sau khi đánh giá độ tin cậy và phân tích nhân tố, một số biến trong mô hình đã thay đổi Thang đo hỗ trợ xã hội chỉ còn hai biến sau khi loại bỏ biến R3 Thang đo tin cậy xã hội còn bốn biến sau khi xóa T1 và T6 Thang đo thiện nguyện còn lại bốn biến sau khi loại bỏ V5 Thang đo chất lượng tri thức chia sẻ có bốn biến sau khi loại bỏ KQ1 và KQ2.

Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo:

Hình 4.5: Mô hình nghiên cứu gốc

Bảng 4.10 : Bảng tóm tắt thang đo các biến trong mô hình Thành phần Biến quan sát

Sử dụng mạng xã hội

SN1: Bạn tham gia vào cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook bao lâu?

Chất lƣợng tri thức chia sẻ

SN2: Bạn có tổng cộng khoảng bao nhiêu bạn trên cộng đồng X?

SN3: Bạn truy cập cộng đồng X trên mạng xã hội Facebook bao nhiêu lần/tuần?

SN4: Truy cập vào cộng đồng X đã trở thành một trong những hoạt động hằng ngày của bạn

SN5: Bạn cảm thấy mất liên lạc khi không truy cập vào cộng đồng X trong một khoảng thời gian

R1: Bạn tin mình sẽ nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thành viên trong cộng đồng X khi cần

R2: Bạn biết các thành viên trên cộng đồng X sẽ giúp bạn khi cần, vì thế nên bạn cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ 1 thành viên khác

T2: Bạn tin tưởng những thông tin từ những thành viên đóng góp trong cộng đồng X là chính xác

T3: Bạn tin tưởng những thông tin, lời khuyên trên cộng đồng X để đƣa ra các quyết định quan trọng

T4: Bạn tin các thành viên trên cộng đồng X luôn trung thực trong việc giải quyết các vấn đề với nhau

T5: Bạn tin các thành viên trên cộng đồng X sẽ không lợi dụng lẫn nhau ngay cả khi họ có cơ hội

V1: Bạn sẽ hỗ trợ các thành viên khác trên cộng đồng X để tìm giải pháp để giải quyết các vấn đề của họ

V2: Bạn sẵn sàng làm việc, hợp tác với các thành viên khác để đóng góp thêm tri thức trên cộng đồng X V3: Bạn luôn cập nhật những điều mới để có thể tạo ra sự đóng góp có ích cho cộng đồng X

V4: Bạn thích giúp đỡ các thành viên khác trong cộng đồng X Nhận dạng xã hội

SI1: Bạn quan tâm đến việc các thành viên khác nghĩ gì khi bạn chia sẻ tri thức trên cộng đồng X

SI2: Bạn cảm thấy là một phần của cộng đồng X khi bạn chia sẻ tri thức của mình trên đó

SI3: Bạn cảm thấy mình phù hợp với cộng đồng X khi Bạn chia sẻ tri thức trên đó

Chất lượng tri thức chia sẻ

KQ3: Bạn nhận thấy tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên cộng đồng X có tính chính xác

KQ4: Bạn nhận thấy tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên cộng đồng X có tính đầy đủ

KQ5: Bạn nhận thấy tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên cộng đồng X có tính tin cậy

KQ6: Bạn nhận thấy tri thức đƣợc chia sẻ bởi các thành viên trên cộng đồng X có tính kịp thời

Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Thực hiện kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình Mục đích phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và các biến phụ thuộc Theo ma trận tương quan thì các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc Từ bảng 4.11 cho thấy tương quan tuyến tính giữa biến tin cẩn xã hội và chất lượng tri thức chia sẻ có hệ số cao nhất bằng 0.462 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập hỗ tương, tin cẩn xã hội và thiện nguyện cũng khá cao từ 0.367 đến 0.458 nên khi chạy hồi qui cũng cần lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến Từ kết quả này cho thấy các biến này phù hợp để đƣa vào phân tích hồi qui tiếp theo

Bảng 4.11: Ma trận tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình

Hệ số tương quan Pearson giữa cho thấy có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc, kết quả này là cơ sở để thực hiện phân tích hồi quy Vì thế các giả thuyết nghiên cứu đƣợc kiểm định thông qua phân tích hồi quy

4.5.2.1 Phương trình hồi qui thứ nhất

Phương trình hồi quy thứ nhất xem xét sự ảnh hưởng của biến độc lập sử dụng mạng xã hội đến biến phụ thuộc là hỗ tương

Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi quy của phương trình thứ nhất

Std Error of the Estimate

1 195 a 038 033 79327 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH ANOVAb

Total 119.031 183 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH b Dependent Variable: R_HOTUONG

B Std Error Beta Tolerance VIF

R_HOTUONG Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình qua giá trị R 2 (R-square)

Với giả thuyết H 0 : R 2 tổng thể = 0, kết quả phân tích hồi quy cho ta F = 7.157 ≠ 0 với mức ý nghĩa p-value = 0.08, do đó hoàn toàn có thể bác bỏ giả thuyết H 0 Giả thuyết H 0 bị bác bỏ đồng nghĩa với mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng phù hợp với tổng thể

Kết quả hồi quy tuyến tính cho thấy hệ số xác định R 2 (R-squared) là 0.038 và R 2 điều chỉnh (Adjusted R-Squared) là 0.033, nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng giải thích đƣợc 3.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc hỗ tương là do sự tác động của biến độc lập sử dụng mạng xã hội

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy yếu tố sử dụng mạng xã hội có quan hệ đồng biến (hệ số β (beta) dương) đến hỗ tương với mức ý nghĩa sig nhỏ (0.008) Hệ số Beta giữa sử dụng mạng xã hội và hỗ tương là 0.195 ở mức ý nghĩa sig = 0.008, do đó giả thuyết H 0 bị bác bỏ Nhƣ vậy, giữa sử dụng mạng xã hội và hỗ tương có mối quan hệ tuyến tính, với hệ số β= 0.195

Dựa vào biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa và các thống kê tóm tắt, phân phối phần dư có dạng gần chuẩn thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dư.

Phương trình hồi quy tuyến tính giữa sử dụng mạng xã hội và hỗ tương được xác định nhƣ sau (không bao gồm hằng số):

R_HOTUONG = 0.195 SN_SUDUNGMXH (4.1) Trong đó:

- R_HOTUONG: Hỗ tương - SN_SUDUNGMXH: Sử dụng mạng xã hội

4.5.2.2 Phương trình hồi qui thứ hai

Phương trình hồi quy thứ hai xem xét sự ảnh hưởng của biến độc lập sử dụng mạng xã hội đến biến phụ thuộc là tin cẩn xã hội

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy yếu tố sử dụng mạng xã hội có quan hệ đồng biến (hệ số β (beta) dương) đến tin cẩn xã hội với mức ý nghĩa sig nhỏ (0.040) Như vậy, có cơ sở để bác bỏ các giả thuyết H 0 giữa sử dụng mạng xã hội và tin cẩn xã hội không có liên hệ tuyến tính

Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy của phương trình thứ hai

Std Error of the Estimate

1 151 a 023 018 65307 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH ANOVAb

Squares df Mean Square F Sig

Total 79.445 183 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH b Dependent Variable: T_TINCAN

B Std Error Beta Tolerance VIF

Kết quả từ bảng 4.13 cho thấy giá trị sig đạt yêu cầu, R 2 điều chỉnh (Adjusted R-Squared) là 0.018, nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng giải thích đƣợc 1.8% sự biến thiên của biến phụ thuộc tin cẩn xã hội là do sự tác động của biến độc lập sử dụng mạng xã hội

Dựa vào biểu đồ tần số phần dƣ chuẩn hóa, giá trị trung bình = 1.31E-16 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn = 0.997 (gần bằng 1): phân phối phần dƣ có dạng gần chuẩn và thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ Xem chi tiết tại phụ lục 3.6

Phương trình hồi quy thứ hai có dạng như sau:

T_TINCAN = 0.151 SN_SUDUNGMXH (4.2) Trong đó:

- T_TINCAN: Tin cẩn xã hội - SN_SUDUNGMXH: Sử dụng mạng xã hội

4.5.2.3 Phương trình hồi qui thứ ba

Phương trình hồi quy thứ ba xem xét ảnh hưởng của biến độc lập sử dụng mạng xã hội đến biến phụ thuộc thiện nguyện Kết quả từ bảng 4.14 cho thấy biến độc lập sử dụng mạng xã hội có quan hệ đồng biến (hệ số β (beta) dương) đến biến phụ thuộc thiện nguyện với mức ý nghĩa sig = 0.016 Nhƣ vậy, có thể bác bỏ giả thuyết H 0 (giữa sử dụng mạng xã hội và thiện nguyện không có mối quan hệ tuyến tính)

Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi quy của phương trình thứ ba

Std Error of the Estimate

1 187 a 035 030 61451 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig

Total 71.214 183 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH b Dependent Variable: V_THIENNGUYEN

B Std Error Beta Tolerance VIF

V_THIENNGUYEN Giá trị sig đạt yêu cầu, R 2 điều chỉnh (Adjusted R-Squared) là 0.030 nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng giải thích đƣợc 3% sự biến thiên của biến phụ thuộc thiện nguyện là do sự tác động của biến độc lập sử dụng mạng xã hội

Dựa vào biểu đồ tần số phần dƣ chuẩn hóa, giá trị trung bình = 1.06E-16 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn = 0.997 (gần bằng 1): phân phối phần dƣ có dạng gần chuẩn và thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ Xem chi tiết tại phụ lục 3.6

Phương trình hồi quy thứ ba có dạng như sau:

V_THIENNGUYEN = 0.187 SN_SUDUNGMXH (4.3) Trong đó:

- SN_SUDUNGMXH: Sử dụng mạng xã hội

4.5.2.4 Phương trình hồi qui thứ tư

Phương trình hồi quy thứ tư xem xét ảnh hưởng của biến độc lập sử dụng mạng xã hội đến biến phụ thuộc nhận dạng xã hội

Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy của phương trình thứ tư

Std Error of the Estimate

1 228 a 052 047 65262 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig

Total 81.775 183 a Predictors: (Constant), SN_SUDUNGMXH b Dependent Variable: SI_NHANDANGXH

B Std Error Beta Tolerance VIF

Kết quả cho thấy giá trị sig đạt yêu cầu, R 2 điều chỉnh (Adjusted R-Squared) là 0.047 nghĩa là mô hình tuyến tính đã xây dựng giải thích đƣợc 4.7% sự biến thiên của yếu tố nhận dạng xã hội là do sự tác động của yếu tố sử dụng mạng xã hội

Dựa vào biểu đồ tần số phần dƣ chuẩn hóa, giá trị trung bình = 3.31E-16 (gần bằng 0) và độ lệch chuẩn = 0.997 (gần bằng 1): phân phối phần dƣ có dạng gần chuẩn và thỏa yêu cầu giả định về phân phối chuẩn của phần dƣ Xem chi tiết tại phụ lục 3.6

Phương trình hồi quy thứ tư có dạng như sau:

SI_NHANDANGXH = 0.228 SN_SUDUNGMXH (4.4) Trong đó:

- SI_NHANDANGXH: Nhận dạng xã hội - SN_SUDUNGMXH: Sử dụng mạng xã hội

4.5.2.5 Phương trình hồi qui thứ năm

Phương trình hồi quy thứ năm xem xét ảnh hưởng của yếu tố hỗ tương, tin cẩn xã hội, thiện nguyện và nhận dạng xã hội đến yếu tố chất lượng tri thức chia sẻ Kết quả ở bảng

4.16 cho thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF lớn nhất là 1.433, giá trị này nhỏ hơn 2 nên không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra

Bảng 4.16 Kết quả phân tích hồi quy của phương trình thứ năm

Std Error of the Estimate

1 553 a 306 291 48288 a Predictors: (Constant), SI_NHANDANGXH, R_HOTUONG, T_TINCAN, V_THIENNGUYEN

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig

Total 60.152 183 a Predictors: (Constant), SI_NHANDANGXH, R_HOTUONG, T_TINCAN, V_THIENNGUYEN b Dependent Variable: KQ_CHIASETRITHUC

B Std Error Beta Tolerance VIF

Bình luận kết quả phân tích hồi qui

Kết quả hồi quy từ các phương trình (4.1), (4.2), (4.3), (4.4) chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội tác động đến các thành phần vốn xã hội và nhận dạng xã hội của những người tham gia Facebook Điều này xác nhận các giả thuyết H1a, H1b, H1c, H3.

Từ kết quả phân tích hồi qui ở bảng 4.12 cho thấy yếu tố sử dụng mạng xã hội có tương quan đồng biến với yếu tố hỗ tương với hệ số hồi qui là +0.195 và mức ý nghĩa p- value=0.008 nên giả thuyết này không bị bác bỏ Giả thuyết H1a phát biểu rằng sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần hỗ tương của vốn xã hội, các thành viên trên các cộng đồng Facebook có mức độ sử dụng mạng xã hội càng tăng thì việc họ giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng sẽ tăng Việc sử dụng mạng xã hội sẽ giúp họ duy trì và phát triển mối quan hệ tích cực này

Kết quả phân tích hồi qui ở bảng 4.13 cho thấy sử dụng mạng xã hội có tương quan đồng biến với tin cẩn xã hội với hệ số hồi qui là +0.136 và mức ý nghĩa p-value=0.040 nên giả thuyết này không bị bác bỏ Giả thuyết H1b phát biểu rằng sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần tin cẩn xã hội của vốn xã hội, mức độ tham gia vào các cộng đồng của các thành viên trên Facebook càng tăng, đồng nghĩa với việc các thành viên gặp gỡ, trao đổi với nhau nhiều hơn Chính sự duy trì các tương tác, các mối quan hệ gần gũi này sẽ tạo ra cảm giác tin tưởng nhau hơn, thể hiện qua việc giữ lời hứa, tính trung thực, không lợi dụng những thành viên khác khi có cơ hội…

Giả thuyết H1c phát biểu rằng sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần thiện nguyện của vốn xã hội Từ kết quả phân tích hồi qui ở bảng 4.14 cho thấy sử dụng mạng xã hội có tương quan đồng biến với thiện nguyện với hệ số hồi qui là +0.187 và mức ý nghĩa p-value=0.011 nên giả thuyết này không bị bác bỏ, khi mức độ tham gia vào các cộng đồng trên Facebook càng tăng thì các thành viên sẽ cảm thấy gắn kết với cộng đồng, có mong muốn đƣợc giúp đỡ các thành viên khác mà không đòi hỏi gì cả Họ tự nguyện bỏ ra thời gian và nỗ lực của mình để mang lại lợi ích cho các thành viên khác trong cộng đồng đó và xem đó là niềm vui của họ

Phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy sử dụng mạng xã hội có mối tương quan dương với nhận dạng xã hội (hệ số hồi quy: +0,228; giá trị p: 0,002), bác bỏ giả thuyết cho rằng chúng không liên quan Theo giả thuyết H3, mức độ tham gia vào hoạt động cộng đồng trên Facebook càng cao, cá nhân càng cảm thấy mình thuộc về cộng đồng, tự nhận mình là một phần của nhóm và cư xử phù hợp với chuẩn mực của nhóm.

KQ_CHIASETRITHUC = 0.290 T_TINCAN + 0.15 V_THIENNGUYEN + 0.184 SI_NHANDANGXH + 1.124 (4.5)

Kết quả hồi quy từ phương trình hồi quy thứ năm (4.5) cho thấy có 3 yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng tri thức chia sẻ của các thành viên trên mạng xã hội Facebook Trong đó, yếu tố tin cẩn xã hội có tác động mạnh nhất đến chất lượng tri thức chia sẻ vì có hệ số beta lớn nhất (β TINCAN = 0.290) với sig = 0.000 Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến chất lượng tri thức chia sẻ là nhận dạng xã hội (βSI_NHANDANGXH =0.184), kế đến là yếu tố thiện nguyện (βV_THIENNGUYEN = 0.15) Điều này có nghĩa 3 giả thuyết H2b, H2c, H4 đều được ủng hộ Như vậy, trong phương trình hồi qui thứ 5 các yếu tố tác động đến chất lượng tri thức chia sẻ chỉ còn 3 yếu tố

Từ kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.16 cho thấy tin cẩn xã hội có tương quan đồng biến với chất lượng tri thức chia sẻ với hệ số hồi quy là +0.290 và mức ý nghĩa là p- value= 0.000 nên giả thuyết này không bị bác bỏ Giả thuyết H2b phát biểu rằng tin cẩn xã hội có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ, sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong các cộng đồng trên mạng xã hội sẽ tạo ra và duy trì các mối quan hệ, điều này sẽ tạo ra không gian thúc đẩy việc chia sẻ tri thức diễn ra Sự tin cẩn còn đƣợc xem như là chất xúc tác thúc đẩy các thành viên trao đổi thông tin, ý tưởng, giúp rút ngắn khoảng cách giữa các thành viên

Từ kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.16 cho thấy thiện nguyện có tương quan đồng biến với chất lượng tri thức chia sẻ với hệ số hồi quy là +0.15 và mức ý nghĩa là p-value0.046 nên giả thuyết này không bị bác bỏ Giả thuyết H2c phát biểu rằng thiện nguyện có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ, các thành viên thuộc các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook thấy công việc chia sẻ tri thức của họ giúp được người khác, họ cảm thấy vui khi làm điều này và không mong đợi gì ở sự đền đáp Chính sự yêu thích đƣợc giúp đỡ thành viên khác trong cộng đồng thúc đẩy họ bỏ ra thời gian, công sức để chia sẻ thông tin, tri thức với nhau, họ xem đó là một niềm vui, một công việc đầy thử thách

Giả thuyết H4 phát biểu rằng nhận dạng xã hội có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ Từ kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.16 cho thấy nhận dạng xã hội có tương quan đồng biến với chất lượng tri thức chia sẻ với hệ số hồi quy là +0.184 và mức ý nghĩa là p-value= 0.012 nên giả thuyết này không bị bác bỏ, khi các cá nhân có sự nhận dạng xã hội của bản thân đối với cộng đồng mà họ tham gia trên Facebook cao, họ sẽ xem mình nhƣ một nguyên mẫu, một phần của cộng đồng đó Vì thế, các thành viên này sẽ có động lực để tham gia các quá trình chia sẻ, đóng góp ý tưởng, quan điểm, tri thức của mình vào cộng đồng để xây dựng cộng đồng phát triển hơn và chứng tỏ cho người khác biết họ là một thành viên trên cộng đồng này

Kết quả kiểm định của các giả thuyết thống kê của mô hình nghiên cứu đƣợc tóm tắt và trình bày ở bảng 4.17

Bảng 4.17: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết thống kê

STT Giả thuyết Beta Sig (p-value) Kết luận

H1a Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần hỗ tương của vốn xã hội

H1b Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần tin cẩn xã hội của vốn xã hội

H1c Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với thành phần thiện nguyện của vốn xã hội

H2a Hỗ tương có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

H2b Tin cẩn xã hội có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

H2c Thiện nguyện có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

H3 Sử dụng mạng xã hội có quan hệ dương với nhận dạng xã hội

H4 Nhận dạng xã hội có quan hệ dương với chất lượng tri thức chia sẻ

Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA)

Mục tiêu của phân tích phương sai một yếu tố là phân tích ảnh hưởng của các biến thuộc tính (dạng biến định tính) ảnh hưởng đến một yếu tố kết quả (dạng biến định lượng) đang nghiên cứu

Phân tích cho thấy giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân và cộng đồng tham gia trên Facebook có ảnh hưởng đến chất lượng tri thức được chia sẻ Cụ thể, phụ nữ có xu hướng chia sẻ tri thức chất lượng cao hơn nam giới; những người trẻ tuổi hơn chia sẻ nhiều tri thức hơn những người lớn tuổi; những người đã kết hôn chia sẻ ít tri thức hơn những người độc thân hoặc ly hôn; và những người tham gia nhiều cộng đồng trên Facebook chia sẻ tri thức chất lượng cao hơn những người tham gia ít cộng đồng hơn.

Các giả thuyết H i : không có sự khác biệt trong đánh giá chất lượng tri thức chia sẻ theo các thuộc tính của đối tƣợng tham gia khảo sát i (i = 1,2,3,4: (1) giới tính, (2) độ tuổi, (3) tình trạng hôn nhân, (4) cộng đồng tham gia Facebook)

Sự khác biệt theo giới tính

Giả thuyết sự khác biệt theo nhóm giới tính:

H 1 : Không có sự khác biệt về chất lượng tri thức chia sẻ giữa nam và nữ Kết quả phân tích phương sai một yếu tố cho biết:

- Đối với kiểm định phương sai đồng nhất, giá trị sig(Levene) = 0.423 > 5% cho biết phương sai của sự đánh giá chất lượng tri thức chia sẻ theo giới tính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, do đó có thể sử dụng phân tích ANOVA để kiểm định sự khác biệt

Bảng 4.18: Kết quả phân tích Anova theo giới tính

- Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy giá trị sig(KQ_CHIASETRITHUC) = 0.107 >

5%, không bác bỏ giả thuyết H 1 , nghĩa là không có sự khác biệt về chất lượng tri thức chia sẻ giữa nam và nữ Chi tiết xem tại phụ lục 3.8

Tương tự, thực hiện phân tích phương sai một yếu tố với các biến nhân khẩu là độ tuổi, tình trạng hôn nhân và cộng đồng tham gia Facebook Kết quả phân tích sự khác biệt cho thấy nhƣ sau:

- Kết quả phân tích Anova của độ tuổi đƣợc trình bày trong bảng 4.19 cho thấy có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% giữa các nhóm tuổi [dưới 25 tuổi], [từ

25 – 35 tuổi], và [lớn hơn 35 tuổi] đối với chất lượng tri thức chia sẻ Do đó, bác bỏ giả thuyết H 2 Ta thấy mức độ chia sẻ tri thức của nhóm tuổi dưới 25 tuổi là cao nhất (mean

= 3.27) và mức độ chia sẻ của nhóm tuổi từ 25 – 35 tuổi (mean = 3.05) là thấp nhất Chi tiết xem tại phụ lục 3.8

Bảng 4.19: Kết quả phân tích ANOVA theo độ tuổi

- Kết quả kiểm định ANOVA đƣợc trình bày trong bảng 4.20 cho thấy giá trị sig(KQ_CHIASETRITHUC) = 0.142 > 5%, nên không bác bỏ giả thuyết H 3 , nghĩa là không có sự khác biệt về chất lượng tri thức chia sẻ giữa các thành viên đã kết hôn và còn độc thân Chi tiết xem tại phụ lục 3.8

Bảng 4.20: Kết quả phân tích Anova theo tình trạng hôn nhân

Upper Bound Độc thân 139 3.1835 55542 04711 3.0903 3.2766 1.50 4.50 Đã kết hôn 45 3.0389 61919 09230 2.8529 3.2249 2.00 4.25 Total 184 3.1481 57332 04227 3.0647 3.2315 1.50 4.50

- Kết quả phân tích Anova đƣợc trình bày trong bảng 4.21 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% về chất lượng tri thức chia sẻ giữa các cộng đồng Học tập, Công nghệ, Khoa học thường thức, Nghề nghiệp, Quản trị và các cộng đồng Khác Chi tiết xem tại phụ lục 3.8

Bảng 4.21: Kết quả phân tích Anova theo các cộng đồng trên mạng xã hội Facebook

Upper Bound Học tập 65 3.1615 51997 06449 3.0327 3.2904 2.00 4.50 Công nghệ 25 3.0000 60810 12162 2.7490 3.2510 2.00 4.25

Khoa học thường thức 22 3.2159 67830 14461 2.9152 3.5167 1.50 4.50 Nghề nghiệp 23 3.2391 54082 11277 3.0053 3.4730 2.25 4.00 Quản trị 12 3.2083 66430 19177 2.7863 3.6304 1.75 4.00 Khác 37 3.1081 57897 09518 2.9151 3.3011 1.50 4.25 Total 184 3.1481 57332 04227 3.0647 3.2315 1.50 4.50

Ngày đăng: 24/09/2024, 05:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w