1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế Giới Nghệ Thuật Truyện Ngắn Từ Ngày Mẹ Chết Của Nam Cao.pdf

32 66 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thế giới nghệ thuật truyện ngắn Từ ngày mẹ chết của Nam Cao
Tác giả Nhóm 03
Người hướng dẫn PGS.TS. NGÔ MINH HIỀN
Trường học Đại học Sư phạm Đà Nẵng
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNGKHOA NGỮ VĂNNHÓM 03 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN TỪ NGÀY MẸ CHẾT CỦA NAM CAO ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬNHỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNGKHOA NGỮ VĂN

NHÓM 03

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN

TỪ NGÀY MẸ CHẾT

CỦA NAM CAO

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬNHỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1900-1945

ĐÀ NẴNG – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNGKHOA NGỮ VĂN

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1900 - 1945

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCPGS.TS NGÔ MINH HIỀN

ĐÀ NẴNG – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi.Các kết quả, số liệu trong tiểu luận này chưa từng được công bố ở bất cứ côngtrình nghiên cứu nào khác

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

3.1 Đối tượng nghiên cứu 7

1.1 Đặc điểm truyện ngắn hiện thực trong giai đoạn 1930-1945 10

1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác 10

1.3 Quan niệm nghệ thuật 12

1.3.1 Quan niệm về thẩm mỹ 12

1.3.2 Quan niệm văn chương thẩm mỹ 12

1.3.3 Quan niệm về con người 13

CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TỪ NGÀY MẸ CHẾTNHÌN TỪ CÁC THI PHÁP NGHỆ THUẬT 14

2.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật 14

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết 14

Trang 5

2.2.1 Khái niệm nhân vật văn học 14

2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật bần cùng hóa 15

2.2.2.1 Xây dựng nhân vật qua hành động 15

2.2.2.2 Xây dựng nhân vật qua tâm lý 17

2.3 Không gian sinh hoạt đời thường 19

2.3.1 Khái niệm không gian nghệ thuật 19

2.3.2 Không gian nhà ở 19

2.3.3.Không gian tâm trạng 20

2.4 Thời gian nghệ thuật 21

2.4.1 Khái niệm thời gian nghệ thuật 21

2.4.2.Thời gian hồi tưởng 21

2.4.3.Thời gian hiện thực 22

2.4.4 Thời gian tâm trạng 22

2.5 Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ 23

2.5.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật 23

2.5.2 Ngôn ngữ trần thuật 24

2.5.3.Ngôn ngữ nhân vật 24

2.5.3.1 Ngôn ngữ đối thoại 24

2.5.3.2 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 26

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Truyện ngắn hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 nằm trongdòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mang cảm hứng phê phán, phản ánhcác vấn đề xã hội, phát hiện mâu thuẫn của đời sống, khám phá bản chất thậtsự của con người bằng cái nhìn nhân bản, nhân văn

Nam Cao (1917-1951) là một trong những ngòi bút xuất sắc của tràolưu văn học hiện thực ở nước ta những năm đầu thế kỷ XX Những sáng táccủa ông thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhiều thế hệ độc giả và các nhànghiên cứu thuộc những lĩnh vực khác nhau của khoa học về ngữ văn, baogồm cả lịch sử văn học, lí luận văn học và ngôn ngữ học

Truyện ngắn Từ ngày mẹ chết được in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảysố 452, năm 1943 Truyện ngắn viết về đề tài người nông dân trong thời kì đóikém, khó khăn, con người rơi vào bần cùng bế tắc Nam Cao đã đi sâu vàomiêu tả khung cảnh đó bằng các yếu tố nghệ thuật như: xây dựng không gian,thời gian, nhân vật, ngôn ngữ, … Tất cả đã hình thành nên nét tiêu biểu củathế giới nghệ thuật trong Từ ngày mẹ chết của Nam Cao Nghiên cứu về thếgiới nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao là cơ sở để hiểu hình tượng nghệthuật trong tác phẩm, quan niệm và những suy nghĩ của tác giả về thế giới

Vì vậy, chúng tôi xin chọn đi vào nghiên cứu vấn đề “Thế giới nghệthuật truyệng ngắn Từ ngày mẹ chết của Nam Cao” để tìm hiểu rõ hơn vềnhững điểm đặc sắc, độc đáo trong bức tranh đa diện, đa chiều của tác phẩm

2 Mục đích nghiên cứu

- Nhằm hoàn thành bài tiểu luận

- Làm nổi bật thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Từ ngày mẹ chết của

Nam Cao

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tác phẩm Từ ngày mẹ chết của tác giả Nam Cao in trong cuốn Tuyểntập Nam Cao tập 1 của NXB Thanh niên, Hà Nội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Những yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ ngàymẹ chết

4 Giá trị khoa học và thực tiễn của công trình

- Phân tích thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết của

Nam Cao từ góc độ thi pháp học.- Đưa ra cách thức nhà văn Nam Cao sáng tạo nên thế giới nghệ thuật

trong Từ ngày mẹ chết

5 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

- Từ năm 1950-1951, GS.NGND Hà Minh Đức đã bắt đầu nghiên cứuvề Nam Cao, ông có những “sưu tầm tài liệu về Nam Cao và tiếp tục mở rộngmối quan hệ với các nhà nghiên cứu về Nam Cao”[5], sau này ông còn tặngBản chép lại Nhật ký Nam Cao cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học HàMinh Đức với cuốn “Nam Cao- đời văn và tác phẩm”(1998) đã được nghiêncứu toàn diện sự nghiệp văn học của Nam Cao và những tác phẩm, tài liệumới

- Trong cuốn Nam Cao về tác gia và tác phẩm của Bích Thu (1999),

Trần Đăng Xuyền với bài viết Thời gian và không gian nghệ thuật Nam Caođã nghiên cứu về thời gian hiện tại và quá khứ trong Từ ngày mẹ

chết[15,tr.400].

Trang 8

- Trong cuốn Nam Cao về tác gia và tác phẩm của Bích Thu (1999),Phan Diễm Phương với bài viết Lối văn kể chuyện của Nam Cao đã nghiêncứu về lối kể chuyện bằng nhiều chất giọng [15,tr.427].

- Trong cuốn Nam Cao về tác gia và tác phẩm của Bích Thu (1999), VũTuấn Anh với bài Phong cách truyện ngắn Nam Cao đã nghiên cứu về thipháp truyện ngắn Nam Cao dựa trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã mà cụthể trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết là sự tan tác, chia lìa của đơn vị cơ bảnxã hội mang tên gia đình [15,tr.365]

- Trong cuốn Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại

của Bùi Việt Thắng (2011) với nghiên cứu nhân vật của một chủ nghĩa hiệnthực tâm lý nghiêm ngặt, truyện ngắn Từ ngày mẹ chết được ông nêu ranhững mặt tiêu cực, đầy rẫy thói xấu của người nông dân mà cụ thể ở tácphẩm này là việc ham mê cờ bạc đến bán nhà bán cửa[14,tr.184]

- Trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo của Trần

Đăng Suyền (2004) với nghiên cứu về Thời gian và không gian trong thế giới

nghệ thuật của Nam Cao, truyện ngắn Từ ngày mẹ chết đã được nói đến quacách miêu tả viễn cảnh tương lai [10,tr.266]

- Phong Lê (2003) trong Nam Cao người kết thúc vẻ vang trào lưu văn

học hiện thực đã nghiên cứu Đặc trưng bút pháp hiện thực Nam Cao đã khai

thác qua những tiếng động mà cụ thể trong tác phẩm Từ ngày mẹ chết là tiếngdùi đục phá nhà [7,tr.69]

- Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ số 33 với bài viết “ Lời văntrần thuật trong truyện ngắn Nam Cao” của Phạm Thị Lương (2014), đã chỉ raviệc sử dụng lời nội tâm nhân vật để bộc lộ suy tư, tình cảm riêng của nhân

vật qua truyện ngắn Từ ngày mẹ chết.

Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng các công trình nghiên cứu đã nghiêncứu hầu hết các khía cạnh trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết và đạt được

Trang 9

nhiều thành công Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên sâu này đềudừng lại ở khía cạnh riêng lẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, đi

chuyên sâu vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Từ ngày mẹ chết

của Nam Cao Vì vậy chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này để hoànthành bài tiểu luận

6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp:

- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn chia nhỏ thế giới nghệ thuậtthành các mục nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,ngôn ngữ nghệ thuật Sau đó đưa ra các lý thuyết và dẫn chứng để giảiquyết vấn đề Cuối cùng tập hợp tất cả kết quả thành một chỉnh thể đểhoàn thành bài tiểu luận

Trang 10

NỘI DUNGCHƯƠNG 1TRUYỆN NGẮN NAM CAO TRONG SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN

CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930-19451.1 Đặc điểm truyện ngắn hiện thực trong giai đoạn 1930-1945

- Phản ánh hiện thực đương thời “Xung đột giữa con người với môitrường, hoàn cảnh sống và xung đột nội tâm của nhân vật” [9,tr.317]

- Giai đoạn 1930-1935: Tinh thần phê phán những bất công, vô nhânđạo của xã hội đương thời đồng thời bộc lộ cảm thông thương xót đối vớinhững nạn nhân xã hội đó [9,tr.299]

- Giai đoạn 1936-1939: Phê phán những thủ đoạn áp bức, bóc lột ,những chính sách mị dân, giả dối của giai cấp thống trị, phơi bày nỗi khổ củangười dân[9,tr.299]

- Giai đoạn 1940-1945: Trào lưu hiện thực chủ nghĩa đạt được nhiềuthành tựu xuất sắc, cảm hứng phê phán vẫn tiếp tục là cảm hứng chủ đạo, nổibật nhất là qua sáng tác của Nam Cao[9,tr.300]

- “Cảm hứng trào phúng trở thành cảm hứng chủ đạo, đó là một trongnhững đặc điểm cơ bản của văn học hiện thực phê phán 1930-1945” Thể hiệntrong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, [9,tr.304]

- Cảm hứng bi – hài kịch cũng trở thành một cảm hứng chủ đạo, sâuđậm nhất trong nhiều sáng tác của Nam Cao[9,tr.306]

 Cảm hứng chủ đạo giai đoạn 1930-1945 phong phú, đa dạng Đặc điểmtruyện ngắn hiện thực trong giai đoạn 1930 - 1945 đều thể hiện bản chất thốinát, tính chất bất công, vô nhận đạo của xã hội đương thời

Trang 11

1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác

- Yếu tố thời đại: Bối cảnh lịch sử 1930-1945: + Đời sống khốn khổ của người dân dưới sự áp bức của chế độ thực dân.Dưới sức ép ghê gớm dồn đẩy cả dân tộc vào thảm trạng tù đày, kiềm kẹp vàđói, chết,

+ Đảng ra đời.+ Cách mạng tháng Tám thành công.+ Nạn đói lịch sử năm Ất Dậu

 Nam Cao sống trong thời đại chịu nhiều biến động của lịch sử “Năm

1938, dạy học tư ở Hà Nội Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội văn hóa cứuquốc và là thư kí tòa soạn Tiên Phong Cách mạng tháng Tám ông tham gia

giành chính quyền ở phủ Lý Nhân, được cử làm chủ tịch xã, ”[3,tr.5] “Nam

Cao cũng như bao bạn bè đã liêu biêu vất vưởng giữa bờ vực Nam Cao luônkiên trì quan điểm văn học phải phơi bày mọi sự thật ở đời Văn chương

không được mơn trớn, ru ngủ ”[7,tr.111] Chính những yếu tố thời đại đã chi

phối quan niệm nghệ thuật, cách nhà văn sáng tác nên các tác phẩm - Yếu tố cá nhân:

+ Theo Phong Lê trong Nam Cao người kết thúc vẻ vang trào lưu văn

học hiện thực đã viết rằng: Trong văn học trước năm 1945, chưa một cây bút

nào lưu tâm khắc họa hình ảnh người viết văn và đi sâu vào khía xạnh nghề

nghiệp và số phận nhà văn như Nam Cao”[7,tr.10] Chính vì điều này mà

trong các tác phẩm của mình Nam Cao luôn thể hiện quan điểm của mình vềnghề văn như trong Đời thừa, nhân vật Hộ trước cưới Từ hắn không viếtnhững tác phẩm “mì ăn liền” mà: “Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét vàsuy tưởng không ngừng không biết chán Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất

cả, ngoài nghệ thuật ra không còn gì đáng quan tâm hơn”[3,tr.92] Trong

Giăng sáng có đoạn viết về Điền rằng: “Đó là một cái mộng văn chương Đã

Trang 12

có một thời, Điền chăm chỉ đọc sách viết văn Điền náo nức muốn trở nên mộtthi sĩ Điền vẫn thường bảo với mọi người bạn cùng chí hướng: Điền sẵn lòngtừ chối một chỗ làm kiếm tiền hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng

bạc nghề văn ”[3,tr.46] Có thể thấy các nhân vật của Nam Cao luôn chuyên

chở các quan niệm cá nhân của nhà văn về văn chương, dẫu biết nghề văn vấtvả, thiệt thòi nhưng vẫn mong một lần được đánh đổi

+ Nam Cao còn lấy hình tượng chính mình để đưa vào trong sáng táccủa mình Trong truyện ngắn Cái mặt không chơi được nhân vật chính tên làTri giống với tên của tác giả là Trần Hữu Tri, Này! Tri ạ, cái mặt anh trông

thế nào ấy Quả thực không chơi được”[3,tr.14]

 Những yếu tố cá nhân nêu trên đã chi phối đến ngòi bút của Nam Caotrong quá trình sáng tác

1.3 Quan niệm nghệ thuật

1.3.1 Quan niệm về thẩm mỹ

- Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Namgiai đoạn 1930-1945 Tư tưởng cơ bản bao trùm hệ thống hình tượngtrong sáng tác của ông là nỗi băn khoăn, day dứt trước tình trạng conngười bị hủy hoại về nhân tính, nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đưađẩy tới

- Nam Cao xác định mục đích nghệ thuật là gắn liền với đời sống củacon người, ông đã thẳng thắn lên tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và vìnhững người sống khốn khổ, cùng quẫn, ông sẵn sàng lên tiếng và bộclộ tiếng nói yêu thương

1.3.2 Quan niệm văn chương thẩm mỹ

- Với Nam Cao, nghề văn là một nghề cao quí, nhà văn phải có lươngtâm và trách nhiệm với cuộc sống, không được cẩu thả: “Sự cẩu thả

Trang 13

trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thảtrong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa – Nam Cao) [3, tr.93]- Nam Cao cho rằng viết văn là một loại hình lao động sáng tạo, không

chấp nhận sự rập khuôn dễ dãi: “Văn chương chỉ dung nạp được nhữngngười biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, vàsáng tạo những cái gì chưa có (Đời thừa - Nam Cao) [3, tr.93] - Nhà văn không được quay lưng, xa rởi hiện thực, đặc biệt là hiện thực

lầm than của những kiếp người khốn khổ để phản ánh chân thực và sâusắc đời sống cực khổ của nhân dân trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa:“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừadối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếplầm than ” (Giăng sáng - Nam Cao) [3, tr.52]

1.3.3 Quan niệm về con người

- Nam Cao viết lại cảnh của cuộc sống, những bi kịch của người nôngdân ngoi ngóp trong cảnh nghèo đói Họ bị áp bức bóc lột đến cùngkiệt, bị phá hoại cả tinh thần và thể chất dưới chế độ thống trị thực dânnửa phong kiến

- Quan niệm con người bị bần cùng hóa, con người rơi vào bế tắc- Quan niệm con người bị tha hóa về nhân tính, nhân hình- Nam Cao còn viết về đề tài người tri thức trong hoàn cảnh túng quẫn,

mòn mỏi. Ở giai đoạn văn học 1930 – 1945, con người trong truyện ngắn NamCao chịu sự chi phối của hoàn cảnh, dưới sự áp bức bóc lột, con ngườiluôn rơi vào bế tắc

Trang 14

CHƯƠNG 2

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TỪ NGÀY MẸ CHẾT NHÌN TỪ

CÁC THI PHÁP NGHỆ THUẬT2.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật

Theo Trần Đình Sử trong cuốn Lí luận văn học (tập 2), thế giới nghệ thuật:

- Là văn bản bởi các hình tượng có tính chất kí hiệu, biểu tượng, bởi nó là

sự thống nhất chỉnh thể của các kí hiệu có khả năng biểu hiện một phứchợp ý nghĩa – tư tưởng nhất định mà người ta cần đọc từng bộ phận chitiết để nhận ra

- Là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách rời, vừa có sự phản ánh

thực tại vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự khúc xạ thếgiới bên trong của nhà văn

- Là một thế giới kép: thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả.

+ Thế giới được miêu tả gồm con người riêng (nhân vật), không gian,thời gian riêng, âm thanh, màu sắc có ý nghĩa tượng trưng riêng khôngđồng nhất với thực tại

+ Thế giới miêu tả là thế giới của người kể chuyện, người trữ tình. Thế giới được miêu tả và thế giới miêu tả gắn kết không tách rời.- Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta hiểu hình tượng

nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, khám pháthế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình thànhphong cách nghệ thuật

Trang 15

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết 2.2.1 Khái niệm nhân vật văn học

Theo 150 Thuật ngữ Văn học của Lại Nguyên Ân, khái niệm nhân vậtvăn học:

- Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không

thể bị đồng nhất với con người thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vậtvới những nét rất gần với nguyên mẫu có thật

- Là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có

thể được xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy

- Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm

cụ thể

- Vai trò và đặc trưng của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi

vấn đề “nhân vật - tác giả” [1, tr.304]

2.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật bần cùng hóa

2.2.2.1 Xây dựng nhân vật qua hành động

Trang 16

+ “Ninh lại đi tìm dong, nhưng hết Ninh moi luôn một củ ráy Ráynước, ăn ngứa lắm Nhưng đói còn biết gì là ngứa? Ninh đem vềnướng.” [2, tr.157]

 Ninh thương bu, chăm sóc bu khi đau ốm, chăm em sau khi bu mất,khi thầy vắng nhà

- Nhân vật Đật:

+ “cậu Đật ta đêm nằm cứ tuồn hai chân vào lòng mẹ Chả thế thì nó ấmmà! Nhưng tính cậu ta lại đái dầm, càng rét càng khỏe đái.” [2, tr.150]+ “Đật chạy sang nhà bác Vụ”

+ “Đật gật đầu Thế mà hôm nay nó lại lần sang nhà bác Vụ Có bựcmình hay không?”

 Đật còn nhỏ dại, dù chị dặn không được sang nhà bác Vụ nữa, nhưngvì đói mà Đật không còn cách nào khác

- Nhân vật thầy Ninh:

+ “Thầy phải cõng nó ra chợ mua bánh Thầy mua cho nó nhiều bánhlắm Thầy mua cả cho Ninh nữa Thầy với Ninh bày cỗ chơi với Đật.”+ “Thầy bảo Đật luồn chân vào lòng thầy cho thầy ủ Khi nó đã ngủ mệtrồi, thầy vươn tay qua người nó để sờ Ninh.” [2, tr.155]

Ngày đăng: 23/09/2024, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ Văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2003
2. Nam Cao (2008), Tuyển tập Nam Cao tập 1, NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao tập 1
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2008
3. Nam Cao (2016), Tập truyện ngắn Đời thừa, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập truyện ngắn Đời thừa
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2016
4. Trần Ngọc Dung (2004), Ba phong cách truyện ngắn trong văn học Việt Nam những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam – Nam Cao, NXB Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách truyện ngắn trong văn họcViệt Nam những năm 1930-1945: Nguyễn Công Hoan – Thạch Lam –Nam Cao
Tác giả: Trần Ngọc Dung
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2004
5. Bùi Minh Hào (2015), “Bản chép lại nhật ký Nam Cao”, nguồn:https://meddom.org/ban-chep-lai-nhat-ky-nam-cao-0ohw/, ngày truy cập: 05/4/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chép lại nhật ký Nam Cao
Tác giả: Bùi Minh Hào
Năm: 2015
6. Mã Giang Lân (chủ biên) – Phan Cự Đệ - Hà Văn Đức – Phạm Văn khoái – Phạm Xuân Thạch – Bùi Thiên Thai – Bùi Việt Thắng – Trần Ngọc Vương (2000), Quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 1900- 1945, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 1900-1945
Tác giả: Mã Giang Lân (chủ biên) – Phan Cự Đệ - Hà Văn Đức – Phạm Văn khoái – Phạm Xuân Thạch – Bùi Thiên Thai – Bùi Việt Thắng – Trần Ngọc Vương
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
7. Phong Lê (2003), Nam Cao người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao người kết thúc vẻ vang trào lưu văn họchiện thực
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2003
8. Phạm Thị Lương (2014), “Lời văn trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao”,Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 33, tr.39-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời văn trần thuật trong truyện ngắn NamCao”,"Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Tác giả: Phạm Thị Lương
Năm: 2014
9. Phương Ngân (2000), Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Phương Ngân
Nhà XB: NXBVăn hóa Thông tin
Năm: 2000
10.Trần Đăng Suyền (2004), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sángtạo
Tác giả: Trần Đăng Suyền
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2004
11.Trần Đăng Suyền – Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) – Lê Quang Hưng – Trịnh Thu Tiết (2007), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập 1, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đạitập 1
Tác giả: Trần Đăng Suyền – Nguyễn Văn Long (đồng chủ biên) – Lê Quang Hưng – Trịnh Thu Tiết
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
13.Trần Đình Sử (chủ biên) - La Khắc Hòa – Phùng Ngọc Kiếm – Nguyễn Xuân Nam (2012), Lí luận Văn học, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận Văn học
Tác giả: Trần Đình Sử (chủ biên) - La Khắc Hòa – Phùng Ngọc Kiếm – Nguyễn Xuân Nam
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2012
14.Bùi Việt Thắng (2011), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thựctiễn thể loại
Tác giả: Bùi Việt Thắng
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
15.Bích Thu (1999), Nam Cao về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao về tác gia và tác phẩm
Tác giả: Bích Thu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - Thế Giới Nghệ Thuật Truyện Ngắn Từ Ngày Mẹ Chết Của Nam Cao.pdf
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w