CHƯƠNG 2 THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TỪ NGÀY MẸ CHẾT NHÌN TỪ CÁC THI PHÁP NGHỆ THUẬT
2.5. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ
2.5.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học, khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật:
- Là dạng ngôn ngữ dừng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật.
- Là một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu diễn, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật.
- Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ
có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chon, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật thẩm mĩ.
2.5.2. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật là yếu tố quan trọng để Nam Cao thể hiện quan điểm nghệ thuật, truyền đạt cái nhìn, thể hiện phong cách trong truyện ngắn
Từ ngày mẹ chết.
- Nam Cao sử dụng ngôn ngữ của nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Nam Cao gọi tên nhân vật và sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số
ít (Ninh, thầy Ninh, bu Ninh)
- Lời trần thuật đa thanh, đa nghĩa
+ " Một người nữa cười ìn ịt như con lợn, bảo:
- Chả cái này bé quá!... Và người nữa:
- Thầy mày thích làm nhà tây kia... Làm nhà bên Tây - Trúc ấy mà, mày biết không?” [2, tr.159]
- Sự di chuyển và kết hợp linh hoạt các điểm nhìn trần thuật bên trong và bên ngoài nhân vật Ninh và Nam Cao.
2.5.3.Ngôn ngữ nhân vật
2.5.3.1. Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ đối thoại trong Từ ngày mẹ chết là lời khẩu ngữ tự nhiên hằng ngày của người nông dân làng quê Bắc bộ sinh động, gợi hình.
- Đối thoại giữa Ninh và bu Ninh:
+ “Mẹ đùa con, bảo:
+ Có im, không thì tao đánh cho một cái... tha hồ ấm.” [2, tr.151] + “Con muốn đi thì cứ đi cũng được. Hôm nay bu dễ chịu.” [2, tr.153] + “Bu chửi yêu Ninh:
+ Bố mày!”
+ “Không đi thì ngồi xuống đây... Bóp tay cho bu một lúc. Tay bu buồn lắm.”
+ “Sao lớp này con gầy thế?”
+ “Chết thôi, con ạ! Tay mày đầy những mụn. Không khéo ghẻ...” [2,tr.153]
+ “Bỏ bố mày! Đích thị mày ghẻ rồi, con ơi! Yên, tao xem nào.” + “Sẩy mẹ ra một cái là khổ ngay, con ạ. Ấy là mới rời tao ra hơn một tháng... Chúng mày đã gầy giơ xương, mình mẩy, chân tay thì ghẻ gún. Ngộ tao chết thì có lẽ chúng mày rã xương ra được. Này, cái cổ tay... có khác gì cái cẳng gà hay khôn g?”
+ “Mẹ mà chết thì các con đi ăn mày mất! Đàn ông chả mấy người biết thương con cái. Cha chết thì ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá dọc đàng.
Mẹ mà chết đi thì... con ơi!...” [2,tr.154]
Thể hiện tình cảm giữa hai mẹ con, trong tình cảnh khó khăn, bệnh tật nhưng bu vẫn hết mực lo lắng cho Ninh. Từ ngữ xưng hô có sự thay đổi “bu – con”, “tao – mày”, “mẹ - con” nhưng tình thương của bu dành cho chị em Ninh vẫn không thay đổi.
- Đối thoại giữa Ninh và bà ngoại:
+ “A bà! Đấy là bà ngoại Ninh. Bà ở xa xôi lắm. Hôm nay, tiện ra mạn này lấy thuốc, bà tạt vào chơi với cháu.”
+ “Có phải bố mày bán nhà rồi không?”
+ “Bán rồi! Thua xóc đĩa... Thua đâu những ngót ba trăm bạc...” [2, tr.157]
- Lời của bác Vụ:
+ "Cháu về mà đi tìm thầy, nhà bác cũng hết gạo rồi, nếu thầy không đưa thêm cho bác thì bác lấy gì thổi cho chúng mày? Các anh cũng đói...". [2, tr.156]
- Đối thoại Ninh và thầy Ninh:
+ “Thầy ơi! Thầy…”
+ “Việc gì mà khóc? Thầy bán cho người ta đấy. Bán lấy tiền mua vài phiến lim về xẻ. Chuyến sau, ta làm một cái nhà toàn lim!”
+ “Bu ơi là bu ơi!...” [2, tr.159]
Lời đối thoại của Ninh, bu Ninh, thầy Ninh, … thể hiện tính cách đồng thời biểu hiện nội tâm, cảm xúc của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp và môi trường sống. Trong đối thoại sử dụng nhiều từ cảm thán gần gũi với đối thoại hằng ngày.
2.5.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
Sử dụng lời nội tâm của Ninh để thể hiện tâm lý, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm riêng để đi vào chiều sâu tâm trạng của Ninh trong mọi hoàn cảnh điển hình. Đây chính là nhân vật tự đối thoại với mình trong suy nghĩ.
- “Việc gì mà thầy phải nói nhiều đến thế? Ninh có đòi đi đâu? Thịt mỡ thì Ninh không thích thật. Nhưng dù có thích, Ninh cũng không đi cơ mà! Đi cũng khó mà nuốt được. Ninh thương bu lắm. Ninh thích ở nhà với bu.”
- “Chẳng lẽ Ninh to đầu rồi mà cũng bắt chước em? Có mà đồ hư? Không, Ninh không đi đâu, thầy ạ. Ninh không muốn đi đâu, thầy ạ! Thầy cứ cõng thằng Đật đi kẻo muộn. Ninh ở nhà thích lắm. Thầy đừng thương Ninh...”
- “Hỏi gì! Bà biết thừa là bu ốm nặng. Ninh phải ở nhà để bu sai vặt chứ!...”
- “Ồ! Ninh cứ bảo: bây giờ nghĩ đến bu, Ninh không khóc nữa... Không
khóc mà lại có nước mắt, nước mũi Ninh đang chảy ra đây này... Đật! Đật ơi! Ô hay! cái thằng Đật chạy đi đâu rồi?” [2,tr 152]
Thông qua dòng tâm tư, ý nghĩ của Ninh thể hiện tình cảm yêu thương của Ninh đối với bu Ninh, với gia đình dù trong hoàn cảnh khó khăn,
tù túng.