1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làm thế nào Để có thể phát triển các mặt hàng nông sản Địa phương

11 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm Thế Nào Để Có Thể Phát Triển Các Mặt Hàng Nông Sản Địa Phương
Tác giả Trần Trung Nghĩa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Kim Chi
Trường học Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô Ứng Dụng
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 229,12 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp có những thuận lợi cơ bản là đã có được xuất phát điểm cao hơn về nhiều mặt, quá trình đổi mới nền kinh tế còn được tiếp tục đẩy mạnh, vị thế nước ta trên trường quốc tế cao hơn. Quá trình hội nghập khu vực và hội nhập quốc tế tạo ra nghiều cơ hội và thách thức. Vậ đâu là cơ hội và đâu là thách thức cho nông sản Việt Nam nhất là trong thời kỳ hiện nay tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ phát triển bền vững, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ nhu cầu xuát khẩu. vậy làm thế này để việc xuất khẩu hàng hoá nông sản phát triển đi xa hơn nữa?

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

NÔNG SẢN ĐỊA PHƯƠNG

Học viên : Trần Trung Nghĩa

Mã học viên : 2400092

Lớp : QTKD19.01HN

Giảng viên : TS Nguyễn Thị Kim Chi

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I KHÁI QUÁT VỀ OCOP 2

II THỰC TRẠNG NHÃN LỒNG HƯNG YÊN 2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp có những thuận lợi cơ bảnlà đã có được xuất phát điểm cao hơn về nhiều mặt, quá trình đổi mới nền kinhtế còn được tiếp tục đẩy mạnh, vị thế nước ta trên trường quốc tế cao hơn Quátrình hội nghập khu vực và hội nhập quốc tế tạo ra nghiều cơ hội và thách thức.Vậ đâu là cơ hội và đâu là thách thức cho nông sản Việt Nam nhất là trong thờikỳ hiện nay tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh trên cơ sởphát huy các lợi thế so sánh từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, áp dụngthành tựu khoa học công nghệ phát triển bền vững, sản phẩm nông nghiệp sảnxuất ra không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ nhu cầu xuátkhẩu vậy làm thế này để việc xuất khẩu hàng hoá nông sản phát triển đi xa hơnnữa?

Bàn về vấn đề này, em đã chọn đề tài tiểu luận: “Làm thế nào để có thể

phát triển các mặt hàng nông sản địa phương” Trong đó em chọn mặt hàng

nông sản nhãn lồng Hưng Yên để nghiên cứu

Trang 4

NỘI DUNGI KHÁI QUÁT VỀ OCOP

OCOP (viết tắt theo tiếng Anh là One commune one product) Hiểu theonghĩa tiếng Việt là mỗi xã (phường) một sản phẩm Cụ thể hơn là phát triển hìnhthức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khuvực nông thôn OCOP (viết tắt theo tiếng Anh là One commune one product).Hiểu theo nghĩa tiếng Việt là mỗi xã (phường) một sản phẩm Cụ thể hơn là pháttriển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợithế ở khu vực nông thôn

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôntheo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trongtriển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phinông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do cácthành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thựchiện

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách đểthực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lývà giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn,hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúctiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng

II THỰC TRẠNG NHÃN LỒNG HƯNG YÊN2.1 Tình hình chung:

Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, làvùng đất có truyền thống văn hiến từ lâu đời Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hìnhbằng phẳng, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây bắc giáp thành phố Hà Nội,

2

Trang 5

phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Namgiáp tỉnh Hà Nam lại được phù sa màu mỡ bồi đắp bởi hai con sông lớn là sôngHồng và sông Luộc tạo cho Hưng Yên những cánh đồng lúa, ngô xanh biếc,những đầm sen rộng lớn và những đặc sản ngon nổi tiếng như: nhãn lồng, mậtong, hạt sen…

Hưng Yên được mệnh danh là “xứ sở” của nhãn lồng với hương vị thơmngon đặc biệt Đồng thời,cũng là địa phương có thế mạnh về nhiều loại nông sảnđặc trưng, cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp có chất lượngvà giá trị cao.Trong những năm qua, nhãn lồng Hưng Yên luôn là một trongnhững mặt hàng nông sản luôn được chú trọng xây dựng thương hiệu, đẩy mạnhtuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tổ chức thành công nhiều sự kiệnxúc tiến thương mại, kết nối người sản xuất

Tỉnh Hưng Yên hiện có trên 4.600 ha nhãn, trong đó có trên 30% diện tíchđược sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, với sản lượng trung bìnhtrên 40.000 tấn Nhiều sản phẩm nhãn, long nhãn của các hợp tác xã, tổ hợp tácđược công nhận sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) của tỉnh.“Tuần lễ tôn vinh nhãn lồng Hưng Yên là hoạt động nhằm tiếp tục giới thiệu,quảng bá và khẳng định chất lượng sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên nói riêng vàcác mặt hàng nông sản tỉnh Hưng Yên nói chung đến với người tiêu dùng

Hiện nay, trái nhãn lồng Hưng Yên đã được xếp hạng 13 trong Top 50 tráicây nổi tiếng của Việt Nam, được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là loại tráicây ngon nhất và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng HưngYên hương vị tiến vua”, được công nhận chỉ dẫn địa lý giúp khách hàng nhậnbiết và thưởng thức sản phẩm chính hiệu Nhãn lồng Hưng Yên

Mục tiêu là sẽ kết nối và đưa sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên xuất khẩu vàomột số thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc… quảng bá rộng rãinhãn lồng Hưng Yên thông qua các chuyến bay quốc tế của Vietnam Airlines

Trang 6

Trước đó, trái nhãn lồng Hưng Yên đã trở thành món tráng miệng trên máybay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Sự kiện này đã đánh dấu bướctiến lớn đưa trái nhãn lồng Hưng Yên đi xa hơn, đến với nhiều khách hàng hơn,trong đó có cả những khách hàng là người nước ngoài Điều này đã góp phầnquảng bá, giới thiệu về sản vật Hưng Yên, từ đó thu hút du khách đến với HưngYên và thưởng thức các sản vật của Hưng Yên.

2.2 Đánh giá:

a) Lợi thế:

Là huyện lớn của tỉnh Hưng Yên, Khoái Châu có vị trí địa lý và điều kiệntự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Trong đó, diện tích cây ăn quả cácloại là 3.300ha, chủ yếu là nhãn (1.600ha) phần lớn là giống nhãn muộn MiềnThiết, trong đó, riêng xã Hàm Tử gần 100% diện tích đất nông nghiệp dành đểtrồng nhãn Ông Nguyễn Văn Thế, Tổ trưởng tổ sản xuất nhãn muộn KhoáiChâu (xã Hàm Tử) chia sẻ, từ chỗ chỉ có 65 thành viên và 23ha năm 2014, đếnnay, tổ hợp tác đã có 197 thành viên với diện tích gần 200 ha Cùng với việctrang bị kỹ thuật, giúp các hộ nâng cao năng suất, chất lượng, thực hiện đúngcác quy chuẩn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm đáp ứng đầy đủ các tiêuchuẩn hàng hóa an toàn, hiện tổ hợp tác đã liên kết với các công ty để bao tiêusản phẩm cho bà con với sản lượng tiêu thụ hàng năm đạt trên 100 tấn nhãnquả…

Nhãn là một trong những mặt hàng hoa quả được ưa chuộng và được phépxuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc Có năm lượng nhãn xuấtkhẩu qua địa bàn tỉnh đạt gần 350.000 tấn, trị giá khoảng 280 triệu USD Khẳngđịnh chất lượng nông sản, trong đó có trái cây tươi của Việt Nam đang đượcngười tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng, Việt Nam là quốc gia cung cấp lớn thứ 3trái cây tươi cho thị trường Trung Quốc Nhiều loại nông sản của Việt Nam nhưthanh long, vải, nhãn được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng

4

Trang 7

b) Khó khăn:

- Mặc dù chất lượng và mẫu mã nhãn Hưng Yên rất tốt, tuy nhiên việc tiêuthụ nhãn tại các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng gặp rất nhiều cạnhtranh về giá so với nhãn từ Thái Lan Cụ thể tại thị trường Trung Quốc, nhãnThái Lan hiện vẫn chiếm ưu thế do giá luôn thấp hơn từ 5.000 đ – 10.000 đ/kgso với nhãn Việt Nam Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ nhãn tại Trung Quốcthường chỉ tăng mạnh trong khoảng Tết Trung thu (tháng 8 âm lịch) và từ tháng10 âm lịch trở đi, lúc vụ thu hoạch nhãn tại phía Bắc đã kết thúc Trong khi hiệntại nguồn nhãn tại các tỉnh ĐBSCL vẫn khá dồi dào, nhất là vùng nhãn tại CầnThơ mới bắt đầu vào vụ thu hoạch nên sẽ có sự cạnh tranh giữa nhãn phía Bắcvà nhãn ở ĐBSCL trong thời gian tới

- Việc thu mua nhãn tại các tỉnh phía Bắc để xuất khẩu sang Mỹ hiện nayrất khó khăn, do buộc phải vận chuyển vào chiếu xạ và đóng gói tại TP.Hồ ChíMinh Điều này sẽ khiến chi phí vận tải đội thêm bình quân khoảng 2.000 đ/kg.Mặc dù ở phía Bắc cũng đã có một trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội, tuy nhiêntrung tâm này mới chỉ được thị trường Úc chấp nhận chiếu xạ nhãn, còn phíaMỹ vẫn chưa chấp nhận

- Vùng nguyên liệu xuất khẩu còn phân tán, giống cây chưa đồng đều, diệntích được cấp mã vùng trồng, sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn (VietGAP)chiếm tỷ lệ thấp Việc tổ chức tập huấn cho các HTX, các hộ sản xuất về quytrình thu hái, đóng gói bảo quản sản phẩm chưa tốt, nên có trường hợp hàng xuấtkhẩu bị đối tác trả lại Công tác phối hợp giữa các ngành, các huyện còn có khâuchưa đồng bộ; chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện còn lúng túng, thiếu đồng bộ.- Cùng một vườn nhãn nhưng bà con trồng nhiều giống khác nhau, dẫn đếnchất lượng, mẫu mã và thời gian thu hoạch quả không đồng đều Do một số địa

Trang 8

phương mới tham gia xuất khẩu, nên việc thu hái, bảo quản, đóng gói sản phẩmxuất khẩu theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp còn chậm và lúng túng

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của HTX, tăng tínhliên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi Bản thân các hộ nông dân cầnthay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ theo hướng tập trung, kiên trì ápdụng quy trình sản xuất, tạo sản phẩm sạch, an toàn để nâng cao sức cạnh tranhvà giá trị sản phẩm

- Xây dựng, hoàn chỉnh và quản lý tốt quy hoạch phát triển các vùngchuyên canh nhãn Thực tế, nhiều địa phương đã phải trả giá cho việc phát triểnồ ạt các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giátổng thể các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng… quy hoạch phát triển các vùngchuyên canh nhãn phải được thực hiện một cách nghiêm túc; tránh tình trạngngười dân phát triển một cách tự phát, phá vỡ quy hoạch Bởi việc tự ý mở rộngdiện tích nhãn không chỉ làm giảm giá trị trái nhãn, lãng phí đầu tư mà còn lànguyên nhân của tình trạng “được mùa mất giá” như đã xảy ra với nhiều mặthàng nông sản trong thời gian qua

- Bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động thông tin, quảng bá về trái nhãn cũngcần chú trọng xúc tiến thương mại để mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vựcchế biến, tiêu thụ nông sản

7

Trang 9

- Các địa phương cần duy trì các vùng nhãn VietGAP đã được thực hiện từnhững năm trước, đồng thời mở rộng thêm diện tích mới; chủ động liên kết tiêuthụ sản phẩm cho nông dân Đây là giải pháp cơ bản giúp người trồng nhãn dầnthoát khỏi sự chi phối của thương lái; bảo đảm hiệu quả phát triển lâu dài củacây nhãn.

Thực hiện đồng bộ những giải pháp nói trên sẽ góp phần quan trọng để câynhãn thực sự trở thành loại cây ăn quả chủ lực trên cơ sở hiệu quả, bền vững

Trang 10

KẾT LUẬN

Nhãn lồng Hưng Yên không chỉ là món quà dân dã, giản dị, mang hươngvị của trời, của đất, của tình người mà còn là nét văn hóa đặc trưng của ngườidân ở Hưng Yên Nhãn lồng Hưng Yên còn là sản phẩm du lịch độc đáo manglại thu nhập chính giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Để việc sản xuất, tiêu thụ nhãn và các mặt hàng nông sản của tỉnh HưngYên được thuận lợi, thời gian tới, các cấp các ngành cần tiếp tục đồng hành, hỗtrợ địa phương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giớithiệu sản phẩm và thúc đẩy kết nối giao thương, tiêu thụ nông sản ở cả thịtrường trong nước và nước ngoài;

9

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bẩi giảng Kinh tế vi mô ứng dụng – TS Nguyễn Thị Kim Chi – Đại học Kinh doanh và Công nghệ

2 TS Đặng Đình Đào- GS.TS Hoàng Đức Thân (2003), Giáo trình kinh tế thương mại

3 PGS.TS Hoàng Minh Đường- PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại

4 PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt Nam

Ngày đăng: 23/09/2024, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w