1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi đúng sai nguyên lý thống kê potx

5 7,2K 79

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 24,9 KB

Nội dung

Câu hỏi đúng sai nguyên lý thống kêCâu1:lượng tăng giảm tuyệt đối phản ánh sự biến động của hiện tượng về số tương đối Sai vì lượng tăng giảm tuyệt đối là hiệu số giữa 2 mức độ trong dãy

Trang 1

Câu hỏi đúng sai nguyên lý thống kê

Câu1:lượng tăng giảm tuyệt đối phản ánh sự biến động của hiện tượng về số tương đối Sai vì lượng tăng giảm tuyệt đối là hiệu số giữa 2 mức độ trong dãy số.chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu

Câu 2:lượng tăng giảm tuyệt đối bq chính là lượng bq tăng giảm của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn

Đúng vì lượng tăng giảm tuyệt đối bq là số bq của các lượng tuyệt đối liên hoàn trong dãy số

Câu 3:đối với dãy số bq ,mức độ bq theo thời gian được tính giống như dãy số tuyệt đối

Câu 4:giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm định gốc là 1 trị số không đổi

Đúng vì giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm luôn bằng Y1/100

Câu 5:lượng tăng giảm tuyệt định gốc là chênh lệch giữa các mức độ của kì nghiên cứu và mức độ của kì đứng liền trước nó

Sai vì lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc là chênh lệch giữa mức độ của kì nghiên cứu và mức độ của kì được chọn làm gốc cố định

Câu 6:tổng đại số lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc =lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn

Sai vì tổng đại số lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn=lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc Câu 7:lượng tăng giảm tuyệt đối bq chính là lượng bq tăng giảm tuyệt đối liên hoàn

Câu 8:khi tính chỉ số so sánh giá cả giữa 2 thị trường A&B chỉ có thể sử dụng chỉ số là lượng hàng hóa tiêu thụ ở thị trường A(hoặc B)cho từng mặt hàng

Sai vì để so sánh được chính xác và có kết quả thống nhất người ta sử dụng quyền số là khối lương tổng hợp của cả 2 thị trường

Câu 9:tổng đại số lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn =lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc(đúng)

Câu 10:tốc độ tăng giảm phản ánh sự biến động của hiện tượng về số tương đối

Sai vì tốc đọ tăng giảm là tỷ số so sánh giữa lượng tăng giảm tuyệt đối với mức độ kỳ gốc.chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa 2 thời gian đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần tùy theo mục đích nghiên cứu

Câu 11:nghiên cứu giá trị của chỉ tiêu lượng tăng giảm tuyêt đối chính là sự vận dụng kết hợp giữa số tương đối và tuyệt đối (sai)

Câu 12:nếu tính chỉ số không gian cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên hai thị trường A&B quyền số chỉ có thể là giá cố định của từng mặt hàng do nhà nước quy định

Sai vì trong trường hợp tính chỉ số không gian cho khối lương hàng hóa tiêu thụ quyền số

là giá cả bq của từng loại hàng

Câu 13:tốc độ phát triển là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu tăng giảm của hiện tượng qua 1 thời kì nhất định

Câu 14:tốc độ tăng giảm liên hoàn là tỉ số so sánh giữa lượng tăng giảm liên hoàn với mức

độ kì gốc cố định

Sai vì tốc độ tăng giảm liên hoàn là tỉ số so sánh giữa lượng tăng liên hoàn với mức độ kì gốc liên hoàn

Câu 15:tốc độ tăng giảm phản ánh sự thay đổi về trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa 2 thời gian nghiên cứu

Sai tốc độ tăng giảm phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu

Câu 16:thương số của tốc độ phát triển liên hoàn = tốc độ phát triển định gốc

Sai vì tích số của tốc độ phát triển liên hoàn = tốc độ phát triển đinh gốc

Câu 17:tốc độ phát triển định gốc là tỉ số giữa lượng tăng hoặc giảm liên hoàn với mức độ

Trang 2

kì gốc cố định(đúng)

Câu 18:tổng đại số các giá trị tuyệt đối 1% tăng giảm liên hoàn = giá trị tuyệt đối 1%tăng giảm định gốc

Sai vì giá trị tăng giảm 1% đinh gốc luôn là 1 số không đổi.tổng đại số các giá trị 1% tăng giảm không thể bằng …

Câu 19:quyền số trong chỉ số là đại lượng được cố định giống nhau ở cả tử số và mẫu số Câu 20:dự đoán dựa trên lượng tăng giảm tuyệt đối bq chỉ nên thực hiện với dãy số thời gian có các mức độ cùng tăng giảm với giảm một tốc độ tăng giảm gần như nhau(đúng) Câu 21;Ct tính chỉ số theo phương pháp liên hợp đang dùng hiện nay chưa loại trừ được ảnh hưởng của khối lượng hàng hóa đến biến động của giá cả(đúng giải thích dựa vào ct) Câu 22;khi dùng phương pháp chỉ số bq để tính chỉ số phát triển cho giá ,quyền số của chỉ

số đó là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kì nghiên cứu

Chưa chăc chắn:quyền số còn có thể là số tương đối kết cấu hoặc mức tiêu thụ hàng hóa

ở kì nghiên cứu(viết công thức –liên quan)

Câu 23:quyền số trong chỉ số phát triển có thể chọn theo thời gian hoặc không gian

Câu 24:chỉ số là số tương đối vì vậy tất cả số tương đối đều là chỉ số

Sai vì chỉ số là phương pháp biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của 1 hiện tượng kinh tế-xã hội phức tạp bao gồm nhiêu nhân tố có mối quan hệ tích số với nhau.các

số tương đối có thể là chỉ số như số tương đối động thái.số tương đối kế hoạch,số tương đối so sánh.còn các loại số tương đối như số tương đối kết cấu,số tương đối cường độ không phải là chỉ số vì các hiện tượng,mức độ so sánh không cùng loại

Câu 27: nếu tính chỉ số không gian cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên hai thị trường A&B ,quyền số chỉ có thể là gia thành bình quân của từng mặt hàng

Sai vì trong trường hợp này có thể chọn quyền số là giá cả của từng loại hàng hóa ở hai thị trường tuy nhiên việc lựa chon này không đảm bảo tính khách quan và ý nghĩa về mặt kinh tế do vậy người at thường chọn quyền số là giá thành bq của từng mặt hàng

Câu 28:tốc độ tăng giảm phản ánh sự phát triển biến động của hiện tượng về số tương đối Câu 29:đặc diểm của phương pháp chỉ số là khi có nhiều nhân tố cùng tham gia tính toán chỉ số ,một nhân tố cố đinh còn 1 số còn lại thay đổi

Sai …một nhân tố thay đổi còn các nhân tố còn lại cố định

Cau 30:nếu tính chỉ số kế hoạch cho khối lượng hàng hóa sản xuất ra quyền số đó chỉ có thể là giá thành kế hoach của từng mặt hàng

Sai vì còn có thể chọn giá thành thực tế của từng mặt hàng tùy vào mục đích nghiên cứu

mà người ta có thế chọn quyền số cho phù hợp

Câu 31:để phản ánh chỉ số tổng hợp về giá bán người ta dùng chỉ số bình quân gia quyền của các chỉ số về giá cả

Câu 32:nếu tính chỉ số kế hoạch cho giá cả hàng hóa thì quyền số chỉ có thể là lượng hàng hóa tiêu thụ

Sai ta còn có thể chọn quyền số là lượng tiêu thụ hàng hóa kế hoạch

Câu 33:tác dụng của chỉ số là biểu hiện biến động của kt –xh qua từng địa diểm khác nhau

Sai vì chỉ số không có tác dụng như vậy mà nó có 4 tác dụng sau đây

+biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian ,tính được bằng cách so sánh mức độ của hiện tượng ở hai thwofi gian khác nhau

+biều hiện những biến động của hiện tượng qua những không gian khác nhau ,giữa 2 xí nghiệp ,2 địa phương…

+biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình hoàn thành kế hoạch về các chỉ tiêu

Trang 3

kinh tế

+phân tính vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động của toàn

bộ hiện tượng kinh tế phức tạp

Câu 34:chỉ số cấu thành khả biến nghiên cứu đồng thời của bản thân tiêu thức và kết cấu tổng thể

Câu 35:để phản ánh chỉ số tổng hợp về lượng hàng hóa tiêu thụ người ta dùng chỉ số bq gia quyền của các chỉ số cá thể về lượng hàng hóa tiêu thụ

Câu 36:quyền số trong chỉ số và quyền số trong số bq chỉ khác nhau ở tác dụng

Sai vì ngoài tác dụng chúng còn khác nhau về cách chọn quyền số

Câu 37:thống kê học là môn khoa học nghiên cứu các mặt lượng của các hiện tượng và quá trình kinh tế trong điều kiện thời gian địa diểm cụ thể

Sai vì ngoài mặt lượng thống kê học còn nghiên cứu cả về mặt chất của hiện tượng kinh tế -xã hội

Câu 38:khi phân tổ thống kê theo tiêu thức số lượng luôn luôn dùng phân tổ có khoảng cách tổ

Sai vì căn cứ vào lượng biến liên tục và lượng biến không liên tục mà có các cách phân tổ khác nahu có thể có khoảng cách tổ hoặc không có khoản cách tổ…

Câu 39:số bq cộng giản đơn là một dạng số bq cộng gia quyền

Đúng vì trong trường số bq cộng gia quyền khi quyền số giống nhau thì số bq cộng gia quyền thành số bq cộng giản đơn(f1=f2=f3…=fn)

Câu 40:tổng thể bộc lộ là tổng thể không có danh giới rõ dàng không thể nhận biết hết các đơn vị bằng trực quan

Sai vì tổng thể bộc lộ là tổng thể có ranh giới rõ rang ,trong đó các đơn vị tổng thể được biểu hiện cụ thể và có thể xác định được

Câu 41:điều tra không thường xuyên là thu thập tư liệu của các đơn vị 1 cách liên tục theo sát với quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng

Sai vì điều tra không thường xuyên là tiến hành thu thập tư liệu của các đơn vị tổng thể không thường xuyên ,không gắn với quá trình phát triển của hiện tượng

Câu 42:tiêu thức thay phiên là tiêu thức có hai biểu hiện trên 1 đơn vị tổng thể

Chưa chắc chắn vì tiêu thức thay phiên là tiêu thức có hai biểu hiện không trùng nahu trên một đơn vị tổn thể

Câu 43:mỗi lượng biến phản ánh lượng gắn với chất của các mặt và tính chất của hiện tượng kinh tế xh số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể

Sai vì lượng biến là các trị số nói lên biểu hiện cụ thể của tiêu thức số lượng

Câu 44:tổng thể bộ phận bao gồm tất cả các đơn vị thuộc phạm vi nghiên cứu

Sai tổng thể bộ phận chỉ bao gồm một bộ phận các đợn vị thuộc tổng thể chung

Câu 45:các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất là giá thành đơn vị sản phẩm ,tổng chi phí sản xuất

Chưa chính xác để xác định kết quả sản xuất ta còn có các chỉ tiêu khác như giá cả của sản phẩm ,sản lượng,năng suất lao động

Câu 46:điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức điều tra thường xuyên

Sai vì điều tra chuyên môn là hình thức của diều tra không thường xuyên

Câu 47:tần xuất thu được sau khi phân tổ thống kê biểu hiện bằng số tuyệt đối

Sai vì tần số là số đơn vị được phân phối vào trong mỗi tổ ,tức là số lần 1 lượng biến nhận được một trị số nhất định trong tổng thể.TẦN SUẤT là tần số được biểu niện bằng số tương đối

Câu 48:yêu cầu của điều tra thống kê chỉ là đầy đủ về mặt nội dung và số lương đơn vị điều tra

Sai vì yêu cầu của điểu tra thống kê tài liệu điều tra thống kê phải có chất lượng đảm bảo

Trang 4

yêu cầu đầy đủ chính xác đầy đủ

Câu 49:các chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh là NSLĐ giá cả hàng hóa ,tổng sản phảm trong nước tổng sản phảm quốc gia(sai)

Câu 50:báo cáo thống kê định kì là hình thức điều tra không thường xuyên

Sai vì đây là một hình thức của điều tra thường xuyên

Câu 51:sau khi phân tổ thống kê theo một tiêu thức nào đó ,các đơn vị tổng thể được phân phối vào trong các tổ và ta sẽ có một dãy số lượng biến

Sai vì dãy số lượng biến có hai thành phần :lượng biến và tần số

Câu 52:số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỉ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được với mức độ kế hoạch đặt ra cùng kì của hiện tượng

Sai vì số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỉ lệ so sánh giữa mức độ kế hoạch đặt ra ở kì nghiên cứu với mức độ thực tế ở kì gốc

Câu 53:ưu điểm của phương pháp thu thập gián tiếp là chất lượng tài liệu điều tra cao hơn phương pháp trực tiếp

Sai vì người điều tra thu thập tài liệu qua phiếu của đơn vị điều tra ,qua điện thoại với đv điều tra hoặc qua chứng từ do vậy người điều tra không thể phát hiện sai xót trong cung cấp tài liệu để uốn nắn

Câu 54:sau khi phân tổ thống kê theo một tiêu thức nào đó các đơn vị tổng thể được phân phối vào trong các tổ và ta sẽ có một dãy số thuộc tính

Sai vì ta sẽ có một dãy số phân phối

Câu 55:có thể cùng lúc phân thống kê theo nhiều tiêu thức khác nhau

Đúng vì phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị cua hiện tượng nghiên cứu thành các tổ

Câu 56:số tuyệt đối thời điểm biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng tại một độ dài thơi gian nhất định

Sai vì số tuyệt đối thời điểm biểu hiện quy mô khối lượng của hiện tượng tại một điểm thời gian sác định

Câu 57 hân tổ có khoảng cách tổ chỉ được áp dụng trong trường hợp lượng biến của tiêu thức được sắp xếp liên tục

Sai vì phương pháp phân tổ cso khoảng cách tổ còn được áp dụng trong trường hợp lượng biến của tiêu thức được sắp xếp không liên tục.tuy nhiên tiêu thức được sắp sếp liên tục thì dãy số phân phối phải có khoảng cách tổ

Câu 58:số tuyệt đối thời điểm phản ánh sự tích lũy về lượng của hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu

Sai số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định

Câu 59:tiêu thức thuộc tính là tiêu thức được biểu hiện trực tiếp bằng các con số

Sai vì tiêu thức thuộc tính (hay còn gọi là tiêu thức phi lượng hóa)không có biểu hiện trực tiếp bằng các con số như:nghề nghiệp,dân tộc giới tính,tình trạng hôn nhân

Câu 60:khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính cứ mỗi tổ cứ mỗi biểu hiện của tiêu thức luôn luôn hình thành một tổ

Sai vì trong trường hợp các thuộc tính ít thì ta có thể coi mối thuộc tính là một tổ trong trường hợp phân

Câu 61 hân tổ có khoảng cách tổ không chỉ được áp dụng trong trường hợp lượng biến sắp xếp liên tục

Đúng vì trong trường hợp lượng biến sắp xếp không liên tục cũng áp dụng được phương pháp phân tổ có khoảng cách tổ

Câu 62:trong quá trình điều tra thống kê có thể trực tiếp thu thập những con số để phục

vụ cho công tác nghiên cứu

Đúng trong điều tra thống kê người điều tra tự mình quan sát hay trực tiếp hỏi đơn vị diều

Trang 5

tra và tự ghi chép tài liệu để phục vụ cho quá trình điều tra của mình,trong trường hợp thu thập trực tiếp có thể phát hiện thiếu xót và chỉnh sửa đó là ưu điểm của diều tra trực tiếp Câu 63:tiêu thức số lượng là tiêu thức được biểu hiện trực tiếp bằng các con số(đúng) Câu 64:dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính phản ánh kết cấu của tống thể theo một tiêu thức

Chưa chắc chắn vì dãy số phân phối theo tiêu thức thuộc tính phản ánh kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức thuộc tính nào đó

Câu 65:số công nhân tại một công ty vào ngày 1/2/M là 300 công nhân do yêu cầu công việc nên ngày 1/3 có them 30 người vậy tổng số công nhân 2 tháng của công ty là 330 Sai vì số công nhân vào các ngày đầu tháng 1 và tháng 3 là các chỉ tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm nên không thể cộng lại được với nhau nếu cộng dồn chúng lại thì không có ý nghĩa nghiên cứu trong trường hợp này ta chỉ tính được số công nhân bình quân cảu mỗi tháng hoặc số công nhân bq của cả hai tháng

Câu 66:số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của cả tổng thể với trị số tuyệt đối của từng bộ phận

Sai số tương đối kết cấu là chỉ tiêu mức độ tương đối biểu hiện từng mức độ khối lượng tuyệt đối của từng đơn vị từng bộ phận với mức đô khối lượng tuyệt đối của cả tổng thể hiện tượng kt-xh

Câu 67:số tuyệt đối thời điểm của cùng một chỉ tiêu có thể cộng lại được để có giá trị lớn

và có thời gian dài hơn(sai)

Câu 68:có thể dùng số tuyệt đối để so sánh hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về quy mô

Câu 69:nhược điểm của môt là san bằng ,bù trừ chệnh lệch giữa các lượng biến

Sai vì mốt có khả năng nêu lên mức độ tập trung ,phổ biến rộng rãi chung của tổng thể không san bằng chênh lệch bù trừ giữa các lượng biến trong dãy phân phối

Câu 70:giá thành khác giá cả ở chỗ giá thành là yếu tố đầu vào còn giá cả là yếu tố đầu ra của một doanh nghiệp

Đúng vì để sản xuất hàng hóa thì doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí mua các yếu

tố đầu vào còn giá cả là giá trị của một đơn vị hàng hóa của doanh nghiệp bán ra và nso phụ thuộc vào giá thành

Thầy mình có cho mấy câu hỏi lý thuyết thống kê bảo về nhà suy nghĩ mà mình không hiểu lắm.Mong các bạn giúp đỡ :

Câu 1 :Nếu độ lệch chuẩn của tổng thể (mẫu) này lớn hơn độ lệch chuẩn của tổng thể ( mẫu) kia, thì bạn đánh giá thế nào về trung bình của hai tổng thể ?

Câu 2 : Trung bình của tổng thể có độ lệch chuẩn nhỏ hơn sẽ tốt hơn trung bình của tổng thể có độ lệch chuẩn lớn hơn.Đúng hay sai ? Có thể giải thích ?

Câu 3 : Nếu hệ số biến thiên của tổng thể (mẫu) này lớn hơn hệ số biến thiên của tổng thể (mẫu) kia , thì bạn đánh giá thế nào về trung bình của hai tổng thể ?

Câu 4 : Trung bình của tổng thể có hệ số biến thiên nhỏ hơn sẽ tốt hơn trung bình của tổng thể có hệ số biến thiên lớn hơn.Đúng hay sai ? Có thể giải thích ?

Mỉnh cũng chẳng hiểu câu 1 với câu 2 có giống nhau không nữa Tương tự câu 3 và câu 4.Giúp mình với nha

Ngày đăng: 28/06/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w