1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tranh Hàng Trống pdf

5 773 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 253,2 KB

Nội dung

Tranh thờ Bạch Hổ Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa.. Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai

Trang 1

Tranh Hàng Trống

Tranh thờ Ngũ Hổ

Trang 2

Tranh thờ Bạch Hổ

Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm

chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt là nơi chuyên sản xuất cả đồ thủ công mỹ nghệ nhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các viện bảo tàng Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này

Mục lục

 1 Sơ lược

 2 Đặc điểm

o 2.1 Cách in ấn và vẽ

o 2.2 Màu sắc và cách tạo màu

o 2.3 Đề tài nội dung và thể thức tranh

 3 Xem thêm

 4 Liên kết ngoài

Sơ lược

Trang 3

Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở phủ giầy, Nam Đình), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngày, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần rất đẹp Loại tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quí,

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng

400 năm trước đây Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày

Dòng tranh Hàng Trống thực sự phát triển cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng tới thế kỷ 20 dòng tranh này bắt đầu suy tàn, nhất là kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam hầu như các nhà làm tranh đều giải nghệ Nhiều nhà làm tranh còn đốt

bỏ hết những dụng cụ làm tranh như ván, bản khắc, một phần do thú chơi tranh của người Hà Nội đã đổi khác, một phần do việc làm tranh không có thu nhập cao nên nhiều người đã chuyển nghề

Đặc điểm

Trang 4

Tứ bình - 4 nữ nghệ nhân nhạc dân gian

Cách in ấn và vẽ

Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm

màu, cỡn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu

Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay

Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài nguyên chất Sau đó là công đoạn bồi giấy Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ mầu lại Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh

Tranh được in trên giấy dó bồi dầy hay giấy báo khổ rộng Có những tranh bộ khổ

to và dài, thường bồi dầy, hai đầu trên dưới lồng suốt trục để tiện treo, phù hợp với kiểu kiến trúc nhà cao, cửa rộng nơi thành thị

Trang 5

Ván khắc được làm bằng gỗ lồng mực hoặc gỗ thị Mực in truyền thống dùng bằng những chất liệu dân dã nhưng cầu kỳ và tinh xảo trong chế tác

Màu sắc và cách tạo màu

Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ để cho thật thuận mắt và ưa nhìn

Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm

đà hơn tranh Đông Hồ

Đề tài nội dung và thể thức tranh

Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ

hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bẩy Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức) Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa) Tứ bình

còn có thể trình bày theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như Nhị độ mai,

Thạch Sanh, Truyện Kiều Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt"

(Cá chép trông trăng) hoặc "Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình Những bức về đề tài dân dã như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng thuộc loại tranh Hàng Trống

Ngày đăng: 28/06/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w