Tranh HàngTrống
Xưa kia dòng tranh này sản xuất và bày bán tại các phố Hàng Trống, Hàng
Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt thuộc tổng Tiêu Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện
Thọ Xương (nay là quân Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhưng chủ yếu là ở HàngTrống
(xưa là thôn Tự Tháp), Phường phố này đã có tiếng về các ngành nghề thủ công
như tranh dân gian, trống tế, trống hội, hòm tráp sơn ta, hàng thêu, quạt, nón, cờ
phướn, võng lọng v.v, sầm uất quanh năm.
Cùng với các hộ dân cư bản địa lâu đời, cũng có nhiều thợ vẽ và thợ khắc
tài hoa từ nơi khác đến đây làm thuê cho các chủ xưởng in tranh. Do buôn bán
cạnh tranh, thường in kèm tên hiệu như Thanh An, Vĩnh Lợi, Phúc Bình
Khác với tranh Đông Hồ, kỹ thuật tranhHàngTrống kết hợp đường nét in
đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệt phẩm
nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế. Nhờ vậy, màu sắc
rất uyển chuyển, đáp ứng đòi hỏi của khách mua tranh nơi kẻ chợ.
Tranh HàngTrống in trên giấy dó hay giấy báo khổ rộng. Những bộ tứ bình
khổ to thường được bồi trên giấy dầy, hai đầu trên dưới lồng xuất trúc để tiện treo.
Cùng với các đề tài phản ánh sinh hoạt thường ngày hay minh họa cổ tích,
tranh HàngTrống nổi trội về thể loại tranh thờ, ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo,
với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện khả công phu, không bao giờ thiếu
sắc thái uy vệ về ý nghĩa .
Việc xuất hiện những tranhHàngTrống như "Gà đàn", "Tướng Trân Môn"
("Canh cửa") tại kinh đô, từ nội phủ cung đình đến nhà thường dân, từng được
Hoàng Sĩ Khải, một nhà thơ làm quan thời Mạc (cuối thế kỷ16) nhắc tới. Như vậy,
tranh HàngTrống có lẽ ra đời cùng thời với tranh Đông Hồ, vốn được dòng họ
Nguyễn Đăng sản xuất truyền tới hai mươi đời, tức khoảng năm trăm năm.
Trong số bản khắc tranhHàngTrống còn giữ lại được, có mấy tấm đặc biệt
giá trị, lưu tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội dưới ký hiệu I.5484 a.b.c. Những tấm gỗ
thị dầy dặn này được khắc cả hai mặt, theo đề tài rút từ kinh nhà Phật hay cổ tích
Việt Nam, Trung Hoa, kèm cả tuổi tranh " Quý Mùi lục nguyệt khởi Minh Mệnh
tứ niên", tức là 1823 dương lịch. Những tấm ván này được khắc cách đây đã ngót
hài trăm năm, nên ta có cơ sở tin rằng dòng tranhHàngTrống xuất hiện còn sớm
hơn thế khả nhiều.
Tranh thờ HàngTrống
Việt Nam Cũng như các nước nông nghiệp lạc hậu khác: trong quá trình
đấu tranh chinh phục thiên nhiên, đứng trước đất trời rộng lớn bao la huyền bí,
người dân lao động thường có nhiều ý liệm không rõ rệt về vũ trụ, về con người và
về đời sống Do đó đã nảy sinh ra nhiều thứ tín ngưỡng, mê tín dị đoan. Những
hình thái tín ngưỡng cổ sơ đó được phản ánh trongtranh thờ cổ và tranh dân gian.
ở Việt Nam ngoài Phật giáo, Nho giảo và Lão giáo còn có tục sùng bái thờ
cúng các vị thần hnh của tín ngưỡng "Đồng bóng", một tín ngưỡng lan sâu trong
giới phụ nữ miền Bắc và miền Trung, mà hình thức biểu hiện là trạng thái "lên
đồng - hầu bóng". Tranh thờ Hàng Trống, chủ yếu phục vụ cho tín ngưỡng đồng
bóng.
Chữ "Đồng" trong "Đồng- cốt" có nghĩa là đứa trẻ thơ ngây, tâm hồn trong
trắng chưa bị ám ảnh hay cám dỗ của vật dục. "Cốt' có nghĩa là Xương. "Đồng
cốt" trong tín ngưỡng có nghĩa là người ngồi đồng, được xem như đang có tâm
hồn trong trắng của đứa trê nhỏ, rồi thần linh sẽ mượn xác người ấy để "ngự" về.
Vì vậy người ngồi đồng khi thần linh nhập vào gọi là "giá ngự Đồng". (Từ "giá,
ngự" dùng ở đây là những từ tôn kính dùng cho các bậc vua chúa, các thần
thánh ) Còn "Bóng", hay hình bóng, là một trạng thái trừu tượng. Bóng sẽ mượn
hình của Đồng để ngự về côi trần gian
Theo tín ngưỡng, ông Đồng, bà Cốt là những người "căn cao, số nặng" bị
bắt làm "lính" đề hầu hạ chủ vị thần linh. Họ như chiếc "ghế đệm" để các
linh"ngự" về, như vậy ông Đồng, bà Cốt là môi giới, gạch nối giữa hai thế giới:
thực và linh. Người dân lao động có quan niệm rằng ngoài thế giới mà họ đang
sống, còn có một thế giới khác vô hình và huyền bí. Thế giới đó tượng trưng cho
huyền năng của tạo hóa.
Những vị thần linh trong tín ngưỡng Đồng Bóng gồm có: trên hết là Đức
Ngọc hoàng Thượng đế, ngự trên ngai vàng, xung quanh có văn vũ đứng chầu,
như một triều đình dưới hạ giới.
Triều đình đó gồm: Tam tòa Thánh Mẫu: Thượng Thiên (Thánh mẫu Liễu
Hạnh) , Thượng Ngàn và Mẫu Thoải; các chầu tức các Bà, các Cô theo hầu Tam
tòa Thánh Mẫu. Các quan lớn gồm có: Đệ nhất Hoàng tử, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ và
đệ ngũ Tuần Tranh. Dưới nữa là các cậu Quận, các Cô
Loài vật được thờ phụng trong tín ngưỡng này là "Hổ", tượng trưng cho các
vị thần tướng trấn giữ các vùng: Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung Cục.
Hổ vốn là con vật thực, nhưng đã được thần thánh hóa thành con vật tượng
trưng cho sức mạnh. Việt Nam, nước nhiệt đới, lại có nhiều hổ, thường gây tai họa
cho con người, thành hình ảnh khiếp sợ trong dân gian. Vì thế, nhân dân cho rằng
Hổ có một sức mạnh thiêng liêng trừ diệt được ma quỷ. Có hình hổ trấn giữ ở
ngưỡng cửa thì tà ma, quỷ dữ không dám thâm nhập, nên ở các đền, miếu hay các
đình làng, trên bức bình phong xây chắn trước mặt, thường vẽ hay đắp nổi hình
tượng ông Hổ, và "Ngài" cũng được trong dân gian cùng các tín đồ "Đồng bóng"
tôn thờ. Hình tượng Hổ trở thành một đề tài phổ biến của nghệ thuật dân gian Việt
Nam.
Ngoài ra các đền, điện thờ thường có hai con rắn bằng giấy bồi hay bằng
vải, uốn khúc, quấn trên xà nhà chầu hai bên bàn thờ Mẫu, đó là Thanh Xà (rắn
xanh) và Bạch Xà (rắn trắng) tượng trưng cho quan lớn "Tuần Tranh'.
Như vậy tín ngưỡng "Đồng Bóng" không thờ một vị thần duy nhất, mà thờ
cả một thế giới thần linh hỗn tạp, nhưng lại rất gần gũi với những con người
chuyên sống bằng nghề nông, vốn có một mối quan hệ mật thiết vòi Trời, Đất, với
Rừng núi, Sông nước Vì vậy mà tức lệ lễ bái của tín ngưỡng "Đồng Bóng" biến
ảo khác thường.
Các vị thần linh của tín ngưỡng "Đồng Bóng" đều được vẽ thành tranh đề
thờ ở các đền, điện. Là một thể loại tranh thờ, từ nội dung đến hình thức đều mang
tính chất tôn giáo phục vụ tín ngưỡng của nhân dân, nhưng bàn tay khéo lêo và óc
sáng tạo giàu tưởng tượng của các nghệ sĩ dân gian đã tạo nên những bức tranh có
giá trị nghệ thuật cao, như tranh "ông Hổ", và giàu nét hiện thực, như tranh vẽ các
ông Hoàng, Bà Chúa với vẻ mặt dịu dàng, đôn hậu, gần gũi với con người.
.
Tranh Hàng Trống
Xưa kia dòng tranh này sản xuất và bày bán tại các phố Hàng Trống, Hàng
Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt thuộc tổng. ở Hàng Trống
(xưa là thôn Tự Tháp), Phường phố này đã có tiếng về các ngành nghề thủ công
như tranh dân gian, trống tế, trống hội, hòm tráp sơn ta, hàng