TranhKimHoàng
Cách Hà Nội 30 km về phía Tây, xưa kia từng có một dòng tranh dân gian
trù phú, đông đúc. Sáng sáng, khi những người đàn bà quảy gánh đi chợ cũng là
lúc người già, trẻ em bắt đầu in vẽ tranh. Trong làng, đâu đâu cũng gặp tranh.
Tranh phơi khắp nơi, mái hiên, sân nhà, bờ rào, bờ dậu, v.v Đỏ rực cả một vùng.
Vào dịp lễ tết, cả làng trở nên nhộn nhịp, tấp nập bởi đám khách buôn từ xa đến
mua tranh. Đó là khung cảnh của làng tranh dân gian Kim Hoàng, xã Vân Canh,
huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây thế kỷ thứ 19.
Tranh KimHoàng khác với tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống. Nó không
sử dụng giấy điệp như tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in
trên nền giấy đỏ tươi. Màu đỏ cũng như màu sắc khác của tranh đều có nguồn gốc
từ thiên nhiên. Màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng,
màu vàng từ hoa dành dành. Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều bản
khắc gỗ, mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in. Nhưng ở tranhKim
Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào
đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng mỗi người. Vì thế tranhKim
Hoàng có sự phóng khoáng không giống những mảng màu bị quy định sẵn như
Đông Hồ. Mỗi bức tranh có một diện mạo riêng, có đời sống gần như độc lập với
nhau dù cùng được in ra từ một bản khắc. Đây chính là điểm làm người ta ưa
chuộng nhất ở tranhKim Hoàng.
Đề tài của tranhKimHoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ và Hàng
Trống. Đó là tất cả những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ quanh họ
như con trâu, con bò, con gà, con lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công,
ông Táo. Nhưng tranhKimHoàng có một điểm đặc biệt nữa mà các dòng tranh
dân gian khác không có. Đó là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo
trên góc trái bức tranh. Cả thơ và hình ảnh đã tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt
chẽ cho tranh. Thơ làm ý nghĩa của hình ảnh thêm sâu sắc và hình ảnh lại minh
họa cho thơ. Điều này cho thấy các nghệ nhân làng KimHoàng không chỉ biết vẽ,
thông thạo chữ Hán mà mà phải có tầm hiểu biết nhất định để thể hiện được cái tài
hoa lên tranh. Xưa kia, vào mỗi dịp Tết, mọi người đều muốn trong nhà mình có
một bức tranh như thế. Thời đó tranhKimHoàng được bày bán khắp nơi. Canh,
Diễn, chợ Sờu Giá đến chùa Thầy, chợ Vạng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tàn lụi của dòng tranhKimHoàng
này trong đó phải kể đến trận lụt năm 1915. Đê Liên Mạc vỡ, nhà đổ, người chết,
ván in trôi mất nhiều, dân làng tha phương cầu thực khắp nơi. Thậm chí để có cái
ăn, người ta đã mang ván in để đổi lấy gạo. Phường tranh tan dần rồi mất hẳn.
Hiện nay ngôi làng mang tên KimHoàng vẫn tồn tại ở nơi cũ ấy nhưng những
người trong làng gần như chẳng còn ai biết về dòng tranhKim Hoàng. Họ làm đủ
nghề, từ làm ruộng, bán gạo ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đi phụ hồ ở các tỉnh xa.
Hỏi những người già nhất trong làng, may lắm mới có người biết xưa kia làng
mình từng làm tranh dân gian. Cả dòng tranhKimHoàng giờ đây chỉ còn lại 2
phiên bản và vài bản khắc gỗ cũ kỹ, mốc meo nằm trong kho của viện Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam. Có lẽ đây là quy luật đào thải tự nhiên trong tiến trình phát
triển của xã hội? Nhưng phân tích hết cội rễ sâu xa của sự lụi tàn này, vẫn chưa có
nhà nghiên cứu nào chạm đến.
Tranh KimHoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát
triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh,
huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
Tương truyền, dòng họ làm tranh đầu tiên là dòng họ Nguyễn Sĩ người
Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở làng Kim Hoàng. Thế kỷ 19,
tranh KimHoàng phát triển mạnh, nhưng rồi bắt đầu bị thất truyền từ trận lụt năm
1915, khi làng mạc từ Phùng đến Cầu Giấy bị ngập trắng, nhiều ván in tranh của
làng bị cuốn trôi. Đến năm 1945 thì tranh hoàn toàn không còn được sản xuất nữa.
Ngày nay, chỉ còn một vài ván in của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam.
Sơ lược
Tranh của làng KimHoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như
một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranhKim
Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. TranhKimHoàng có
nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng
Trống. Chính vì thế nó tạo cho dòng tranh này những giá trị riêng.
Đề tài và nội dung tranh
Đề tài của tranhKimHoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ. Đó là
những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người nông dân như trâu,
bò, gà, lợn, đời sống làng quê, cảnh ngày Tết, ông Công, ông Táo. Ngoài ra, tranh
Kim Hoàng có một điểm đặc biệt mà các dòng tranh dân gian khác không có. Đó
là những câu thơ Hán tự được viết theo lối chữ thảo trên góc trái bức tranh. Cả thơ
và hình vẽ tạo nên một chỉnh thể hài hoà, chặt chẽ cho tranh.
Cách in ấn và vẽ
Tranh KimHoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu
sắc tươi như tranh Hàng Trống. TranhKimHoàng không sử dụng giấy điệp như
tranh Đông Hồ hay giấy dó như tranh Hàng Trống mà in trên nền giấy đỏ, giấy
hồng điều, hoặc giấy vàng tầu. Trong tranh Đông Hồ, một bức tranh có rất nhiều
bản khắc gỗ, mỗi bản khắc tương ứng với một màu và một lượt in. Nhưng ở tranh
Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi
dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế,
mỗi bức tranh có một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ
một bản khắc. Đây là điểm được ưa chuộng nhất ở tranhKim Hoàng.
Màu sắc và cách tạo màu
Tranh KimHoàng dùng mực tàu và các màu có nguồn gốc tự nhiên. Màu
trắng tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm.
Màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa
dành dành.
. lược
Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như
một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim
Hoàng. chính là điểm làm người ta ưa
chuộng nhất ở tranh Kim Hoàng.
Đề tài của tranh Kim Hoàng cũng tương tự như tranh Đông Hồ và Hàng
Trống. Đó là tất cả những