1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan Điểm giáo dục piaget

7 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Giáo Dục Piaget
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Bài viết
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 591,2 KB

Nội dung

Jean Piaget, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục thông qua lý thuyết phát triển nhận thức của mình. Tài liệu bao gồmcác nét chính về quan điểm giáo dục của Piaget. Các quan điểm này của Piaget đã ảnh hưởng sâu sắc đến phương pháp giảng dạy và thiết kế chương trình giáo dục, khuyến khích sự phát triển tự nhiên của trẻ em.

Trang 1

QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC PIAGET1 Sơ nét về Piaget:

- Năm sinh: 1896.- Quê quán: Thụy Sĩ.- Nghề nghiệp: Nghề nghiệp.-Nghề nghiệp: Nhà tâm lí học, nhận thức luận.- Thành tựu: 11 tuổi xuất bản công trình học thuật, nhiều thành tựu về sách, báo

- Bối cảnh ra đời quan điểm giáo dục của Piaget:+ Bối cảnh ra đời:

 Khi làm ở Trường Alfred Binet ở Paris, ông đã chú ý tới những điểm tương đồng trong những câu trả lời sai của những đứa trẻ

 Trẻ đang sử dụng quá trình tư duy nào ?->Thúc đẩy quá trình nghiên cứu của ông

 Ngoài ra ông còn lấy cảm hứng từ 3 người con của ông.2 Nội dung:

- Quan điểm giáo dục của Piaget: Lý thuyết của Piaget mô tả sự phát triển nhận thức của trẻ em

- Các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ em theo học thuyết Piaget: Giai đoạn cảm giác, Giai đoạn tiền thao tác cụ thể, Giai đoạn thao tác cụ thể, Giaiđoạn tư duy logic

Trang 2

- Giai đoạn cảm giác:+ Trong giai đoạn phát triển nhận thức sớm nhất này, trẻ sơ sinh và trẻ tập đisẽ tiếp thu kiến thức thông qua các trải nghiệm cảm giác và thao tác với đồ vật, toàn bộ trải nghiệm của trẻ xảy ra thông qua các phản xạ, giác quan và phản ứng vận động cơ bản.

+ Sự phát triển nhận thức xảy ra diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, và liên quan rất nhiều đến sự tăng trưởng

- Giai đoạn tiền thao tác cụ thể :+ Các đặc điểm thay đổi phát triển chính trong giai đoạn này:

 Bắt đầu suy nghĩ theo hình tượng, và học cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để đại diện cho các đối tượng

 Xu hướng duy kỉ (egocentric) và đấu tranh để nhìn mọi thứ từ quan điểm của người khác

 Ngôn ngữ và tư duy tốt hơn, nhưng vẫn có xu hướng suy nghĩ theo nhưng thuật ngữ thật cụ thể về thế giới xung quanh

- Giai đoạn thao tác cụ thể : Ở giai đoạn phát triển này, trẻ trở nên thành thạo hơn trong việc vận dụng tư duy logic Vì khi này, trẻ bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về cách người khác nhìn nhận tình huống

- Các đặc điểm chính và sự thay đổi ở giai đoạn 7 – 11 tuổi:+ Bắt đầu suy nghĩ về các sự kiện cụ thể

+ Bắt đầu hiểu khái niệm về sự bảo tồn (VD: 2 lượng chất lỏng bằng nhau dù đặt trong các cốc hình dạng thế nào thì 2 lượng chất lỏng vẫn bằng nhau)

Trang 3

+ Tư duy logic và có tổ chứ hơn, nhưng vẫn rất cụ thể.+ Bắt đầu sử dụng logic/suy luận nạp từ thông tin cụ thể đến nguyên tắc chung.

- Giai đoạn tư duy logic: Giai đoạn cuối cùng này liên quan đến sự gia tăngkhả năng logic, suy luận và sử dụng sự hiểu biết về các ý tưởng trừu tượng của 1 đứa trẻ từ 12 tuổi trở lên

- Những đặc điểm chính và sự thay đổi trong quá trình phát triển của lứa tuổi này bao gồm:

+ Bắt đầu suy nghĩ trừu tượng và lập luận về các vấn đề giả định.+ Bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về các vấn đề đạo đức, triết học, xã hội và chính trị (việc đòi hỏi lý luận và suy luận trừu tượng)

+ Bắt đầu sử dụng suy diễn hoặc suy luận từ nguyên tắc chung cho thông tin cụ thể

Theo ông, tương tác với môi trường chính là yếu tố tạo nên quá trình học

- Piaget tin rằng trẻ cần mọi cơ hội để được tự mình làm mọi việc.+ Ông muốn nói rằng trẻ học tốt nhất khi được tự mình làm việc một cách thực sự và kiến tạo nên sự hiểu biết của riêng mình về những gì đang diễn rathay vì nhận lấy những cách diễn giải mà người lớn đưa ra Piaget tin rằng trẻ cần mọi cơ hội có thể có để được tự mình làm mọi việc

 VD: Trẻ có thể rất quan tâm tới việc mọi vật đã phát triển như thế nào(sự phát triển của một cái cây )

Trang 4

Sơ đồ phương pháp dạy học tích cực- Piaget cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của trò chơi như là con đường

chính để học tập: Khi trẻ tham dự vào một trò chơi biểu trưng, chúng sẽ gán ý nghĩa cho những đồ vật và các hoạt động xung quanh chúng Khi chúng mô phỏng theo những gì diễn ra xung quanh, chúng bắt đầu hiểu mọi thứ vẫn hành như thế nào và để làm gì

+ VD: Trẻ học các kĩ năng về phòng cháy chữa cháy.- Piaget tin tất cả trẻ em đều trải qua những giai đoạn giống nhau khi phát

triển các kĩ năng tư duy của mình: Cha mẹ và giáo viên cần nhớ rằng mỗitrẻ đều có tốc độ phát triển riêng của mình

+ VD: - Trẻ ở độ tuổi từ 10 đến 13 tháng là thuộc bước phát triển thứ nhất Một số trẻ biết đi sớm từ tháng thứ 8, trong khi có những trẻ 18 tháng mới biết đi

+ Trẻ bắt đầu tập nói từ khoảng 12 đến 18 tháng tuổi Tuy nhiên, có những trẻ biết nói sớm từ tháng thứ 10, trong khi có những trẻ sau 18 tháng tuổi vẫn chưa thể nói hay là bị chậm nói

- Piaget tin sự phát triển trí tuệ còn dựa một phần trên sự phát triển về thể chất:

Trang 5

+ Quá trình phát triển trí tuệ qua sự phát triển thể chất chịu ảnh hưởng từ sự tương tác của trẻ với môi trường VD: Tập thể dục giữa giờ ở Trường tiểu học Thịnh Đức; Tiết học giáo dục thể chất cho học sinh.

3 Vai trò của người giáo viên và giáo viên cần dạy học như thế nào?- Giữ cho trẻ an toàn nhưng vẫn gây hứng thú

+ VD: Các đồ chơi đa dạng gây hiệu ứng (đồ chơi tạo ra tiếng động khi ấn, kéo hoặc lắc) Những đồ chơi mềm mại như đất nặn không có độc, tinh bột ngô và nước, cát

- Thường xuyên trò chuyện với trẻ, thủ thỉ nói cho các em biết điều gì đangdiễn ra và khen ngợi các em khi hoàn thành nhiệm vụ

+ VD: Giáo viên đưa ra bài tập, bạn nào làm đúng được 1 ngôi sao, đủ 5 đổi được 1 phần quà Ngoài ra cũng nên khuyến khích các bạn chưa đạt và có những phần quà ít giá trị hơn để khích lệ các em

- Hạn chế sự thay đổi trong môi trường của trẻ ở mức tối đa khi xuất hiện cảm giác lo âu bị phân tách

+ VD: Khuyến khích phụ huynh gọi điện bất cứ lúc nào để biết tình hình củacon Từ đó phụ huynh có khả năng thích ứng để duy trì thời khóa biểu cố định cho con, giúp các bé vượt qua sự lo âu phân tách

- Sắp xếp những gói thời gian dài để trẻ vui chơi tự do không bị ngắt quãng

+ VD: Khi trẻ đang say mê và tham gia vào trò chơi thì chúng cần các giáo viên tôn trọng say mê và công việc của chúng Trẻ cần một không gian - nơi mà công việc và dự án của trẻ đang diễn ra sẽ được giữ nguyên hiện trạng cho đến khi trẻ hoàn thành mọi việc

→ Lúc này trách nhiệm của chúng ta là đáp ứng những nhu cầu để duy trì dự án và “làm tiếp công việc” trong lớp học của chúng ta

- Tạo cơ hội để trẻ có nhiều trải nghiệm về thế giới thực tại trong cả năm.+ Nhìn vào bức tranh con bò sẽ không mang lại cho trẻ trải nghiệm thực tế nhất về con bò - với kích thước, mùi, tiếng và cách nó sống trong cuộc sống thật Nhưng khi ghé thăm một nông trại, ngửi mùi sân nuôi, những đống

Trang 6

rơm, quan sát những cái máy vắt sữa thì sẽ đem lại cho trẻ những hiểu biết hoàn toàn về những con bò.

- Đưa ra các câu hỏi mở để trẻ tự mình suy nghĩ về vấn đề thay vì nói thẳng ra cho các em

+ Sau một trò chơi, hoạt động, thay vì giáo viên tự đưa ra bài học hay kinh nghiệm thì nên hỏi trẻ “em học được điều gì qua hoạt động này?”, đưa ra gợiý để trẻ suy nghĩ và tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

- Xây dựng các hoạt động mang tính mở.+ Khi một giáo viên tiến hành thực hiện một thí nghiệm khoa học mà cô đã biết câu trả lời thì đó không phải là một hoạt động mở Nhưng khi trẻ gieo hạt và ghi chép lại từng ngày cho đến khi mầm nhú lên khỏi mặt đất, sau đó đo cây con từng ngày và tiếp tục ghi chép về quá trình phát triển của cây, thì đó được gọi là một hoạt động mở

4 Quan điểm của Piaget trong nền giáo dục hiện đại thế kỷ 21.- Giáo viên nên đóng vai trò tích cực, cố vấn

+ Piaget khuyến nghị rằng giáo viên nên đóng vai trò tích cực, cố vấn đối với học sinh

+ Thay vì truyền tải thông tin cho học sinh khi các em thụ động, hãy chia sẻ kinh nghiệm học tập và khuyến khích học sinh tích cực và tham gia

- Coi trọng học sinh và ý kiến đề xuất của trẻ.+ Ngoài ra, hãy coi trọng học sinh của bạn và tôn trọng ý kiến đề xuất của trẻ Bổ sung các bài giảng truyền thống bằng các hoạt động lớp học thực hành có liên quan để học sinh tự trải nghiệm nội dung

- Khuyến khích học sinh học hỏi từ các bạn cùng lứa tuổi.+ Điều này đặc biệt phù hợp với trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 7, nhưng có thể áp dụng cho học sinh ở mọi lứa tuổi Vì mỗi học sinh có sự vượt trội về các lĩnh vực kiến thức khác nhau, nên việc học hỏi từ các bạn đồng trang lứacũng cung cấp một nền tảng giáo dục toàn diện

- Cho phép học sinh học hỏi từ những sai lầm của mình

Trang 7

+ Lý thuyết phát triển nhận thức của Piaget cho rằng trẻ em phát triển kiến thức về thế giới thông qua thử và sai Sai lầm có thể gây khó chịu cho học sinh cũng như giáo viên, nhưng hãy cố gắng làm gương cho sự kiên nhẫn và hướng dẫn học sinh đi đến một kết luận khác.

- Tập trung quá trình cũng như kết quả.+ Thay vì tập trung vào việc có một câu trả lời đúng, hãy chú ý đến nhiều bước khác nhau để đạt được thành phẩm Ví dụ, trong một giờ học mỹ thuật,yêu cầu học sinh chú ý đến những cách khác nhau để tạo ra một bức tranh Một số học sinh có thể bắt đầu ở cạnh dưới cùng của giá vẽ, trong khi nhữngngười khác bắt đầu ở giữa

- Tôn trọng sở thích, khả năng và giới hạn cá nhân của mỗi học sinh.+ Đừng ép buộc mọi đứa trẻ phải thích ứng với một cách học, hãy chú ý đến từng giai đoạn phát triển của trẻ và điều chỉnh các bài học cho phù hợp Theo thuyết phát triển nhận thức của Piaget, hãy khuyến khích học tập độc lập, thực hành và cơ hội khám phá Lên kế hoạch cho nhiều hoạt động trong lớp phù hợp với các phong cách học tập khác nhau, bao gồm cả trải nghiệm thị giác hoặc thính giác

Ngày đăng: 22/09/2024, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w