1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thuý Quỳnh

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của cô Hoàng Thuý Quỳnh và các thầy cô Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Hoàng Thị Huệ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô trong Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành luận văn Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc với Ban Giám hiệu Trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt cho tôi học tập, nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Thuý Quỳnh, người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Sở VH,TT&DL, Sở Công Thương, Uỷ ban nhân dân huyện Hà Quảng, phòng Văn hoá Thông tin huyện Hà Quảng, Lãnh đạo phòng Quản lý văn hoá và gia đình (Sở VHTTDL), Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, tập thể anh chị em cơ quan Ban quản lý Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Uỷ ban nhân dân xã Ngọc Đào, gia đình nghệ nhân Nông Thị Thược và bà con xóm Luống Nọi đã tạo điều kiện, sẵn sàng hỗ trợ, giúp tôi hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6

1.1.1 Các tài liệu về bảo vệ và phát huy nghề thủ công truyền thống trong bối cảnh hiện nay 6

1.1.2 Các tài liệu nghiên cứu về di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Việt Nam 7

1.1.3 Các tài liệu nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng 8

1.2 Cơ sở lý luận 9

1.2.1 Di sản văn hóa phi vật thể 9

1.2.2 Nghề thủ công truyền thống 11

1.2.3 Khái niệm “Thổ cẩm” 12

1.2.4 Di sản nghề thủ công truyền thống và toàn cầu hóa 13

1.2.5 Bảo vệ và phát huy di sản di sản văn hóa phi vật thể 15

1.3 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở Luống Nọi 18

1.3.1 Khái quát vị trí địa lý và bối cảnh văn hóa, kinh tế- xã hội Luống Nọi 18

1.3.2 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống Luống Nọi 21

1.3.3 Các giá trị của nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi 29

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỀ DỆTTHỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY LUỐNG NỌI,CAO BẰNG 33

2.1 Lịch sử bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi 33

2.1.1 Giai đoạn lịch sử bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi 33

2.1.2 Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghề dệt Luống Nọi 35

2.2 Thực trạng của nghề dệt thổ cẩm hiện nay 46

Trang 6

3.1 Di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hoá 62

3.2 Di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh phát triển du lịch 66

3.3 Di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương 68

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CVĐC Công viên địa chất DSVHPVT Di sản văn hoá phi vật thể THPT Trung học phổ thông KT-XH Kinh tế - xã hội UBND Uỷ ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc VH,TT&DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Ý kiến của cộng đồng thợ dệt về việc nghề dệt thổ cẩm Luống nọi được

đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia 43

Biểu đồ 2.2.Tỷ lệ độ tuổi của thợ dệt thường xuyên thực hành ở Luống Nọi 47

Biểu đồ 2.3 Cộng đồng thợ dệt đánh giá về nguyên nhân mai một của di sản nghề thủ công dệt thổ cẩm Luống Nọi 55

Biểu đồ 2.4 Đánh giá của các thợ dệt về thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ dệt thổ cẩm Luống nọi 60

Biểu đồ 3.1 Nguyên nhân giảm sử dụng các sản phẩm thổ cẩm 63

Biểu đồ 3.2 Đánh giá nguyên nhân nghề dệt thổ cẩm khó phát triển 65

Biểu đồ 3.3 Nguyên nhân tác động đến thiết kế mẫu mã sản phẩm 68

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Bản đồ nghề dệt thổ cẩm xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng,

tỉnh Cao Bằng 80

Hình 2 Cổng vào xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 80

Hình 3,4 Thổ cẩm truyền thống của người Tày Luống Nọi 81

Hình 5,6 Tấm đệm ngồi và tấm để chùm sóc nhạc của thầy Then, Bụt 81

Hình 7 Hoa văn thổ cẩm được dệt từ mặt trái 82

Hình 8 Xưởng dệt thổ cẩm gia đình Nghệ nhân Nông Thị Thược 82

Hình 9 Nghệ nhân Nông Thị Thược trong sự kiện tham gia lễ hội du lịch Non nước Cao Bằng tại Thủ đô Hà Nội 83

Hình 10 Tác giả chụp ảnh cùng nghệ nhân trong dịp tham gia lễ hội du lịch Non nước Cao Bằng tại Thủ đô Hà Nội 83

Hình 21 Khách tham quan du lịch trải nghiệm xưởng dệt nghệ nhân Nông Thị Thược 86

Hình 22, 23 Khách tham quan du lịch trải nghiệm tại xưởng dệt thổ cẩm nhà nghệ nhân Nông Thị Thược 87

Hình 24 Quảng bá sản phẩm thổ cẩm tại Đăk Nông 87

Hình 25 Quảng bá sản phẩm thổ cẩm tại phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng 87

Hình 26, 27 Tác giả tham quan trải nghiệm tại xưởng dệt Luống Nọi 88

Hình 28, 29 Giới thiệu sản phẩm thổ cẩm Luống Nọi tại Thủ đô Hà Nội 88

Hình 30 Giấy chứng nhận là đối tác chính thức của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng giai đoạn 2022-2025 89

Hình 31 Quyết định về việc Công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 89

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghề thủ công truyền thống được xác định là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hoá phi vật thể, theo Luật Di sản văn hoá của Việt Nam, và là một trong năm loại hình di sản văn hoá phi vật thể, theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Có thể nói, Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống và được xem như “bảo tàng sống” lưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, hấp dẫn của một cộng đồng dân cư Trong đó có nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống của người Tày Luống Nọi, Cao Bằng đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số, được gìn giữ và lưu truyền qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình Những sản phẩm thổ cẩm được trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú đẹp mắt, trên chất liệu vải chàm với kỹ thuật dệt tạo hoa văn tinh tế mang đậm nét văn hoá của dân tộc, ẩn chứa sắc thái văn hoá, tâm hồn, đồng thời nói lên sự cần cù, sáng tạo của người phụ nữ Thông qua các họa tiết trang trí hoa văn trên thổ cẩm của người Tày nơi đây, còn gửi gắm tâm tư tình cảm và những khát vọng sống của mình Mặt khác, đó còn là thứ ngôn ngữ trừu tượng thể hiện thế giới tâm hồn, cuộc sống lao động, tình yêu thương giữa con người với con người và mối liên hệ giữa con người với thế giới tự nhiên

Tuy nhiên, những năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hoá, sự hội nhập và giao thoa văn hoá mạnh mẽ với các dân tộc khác, nghề thủ công truyền thống nghề dệt thổ cẩm và việc sử dụng vải thổ cẩm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày Cao Bằng nói riêng đang có nguy cơ mai một, đứng trước nhiều thách thức, như: nguồn nhân lực với trình độ tay nghề thành thạo ít và có chiều hướng giảm dần, thị trường đầu ra chưa đảm bảo …Số người biết dệt thổ cẩm cũng còn ít, chủ yếu đã cao tuổi (độ tuổi những người còn thực hành dệt thổ cẩm khoảng 50 tuổi trở lên) Đa số thế hệ trẻ, con em của đồng bào dân tộc Tày, Cao Bằng chưa nhận thức rõ được giá trị văn hóa truyền thống quý báu của nghề dệt thủ công truyền thống nên hầu như không quan tâm và không biết dệt thổ cẩm Việc sử dụng các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống rất ít, chủ yếu sử dụng trong lễ đầy tháng hoặc dệt theo đơn đặt hàng Bởi vì, để dệt một tấm thổ cẩm truyền

Trang 11

thống tốn kém gấp nhiều lần và mất rất nhiều thời gian Bên cạnh đó, sản phẩm dệt hàng hoá ngoài thị trường phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân Vì vậy, để gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là việc gìn giữ bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong giai đoạn hội nhập về kinh tế, văn hóa - xã hội hiện nay là việc làm cần thiết và cấp bách

Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt

thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh đương đại: trường hợp nghề dệt của người Tày tại Luống Nọi, Cao Bằng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Di

sản học Hy vọng với đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nhận diện, xác định các giá trị của nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Luống Nọi, Cao Bằng, luận văn đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công này của cộng đồng, nhóm người và cá nhân liên quan Từ đó làm rõ những vấn đề tác động đến việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản nghề thổ cẩm truyền thống trong mối quan hệ với sự phát triển xã hội trong bối cảnh đương đại Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong cộng đồng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày tại xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nghề dệt thổ cẩm truyền thống

của người Tày tại xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm

Luống Nọi từ sau năm 2000 đến nay

Trang 12

4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Để trả lời cho vấn đề trên, tôi đưa ra giả thuyết vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở Luống Nọi, Cao Bằng chịu nhiều tác động bởi sự phát triển xã hội ngày nay như vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự phát triển của du lịch Những yếu tố này đã làm mai một bản sắc truyền thống và gây ra sự khó khăn trong trao truyền tri thức nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại địa phương

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị của di sản nghề thủ công truyền thống

- Thu thập tài liệu, khảo sát thực trạng bảo vệ và phát huy nghề thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng

- Nhận diện di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống Luống Nọi - Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn tác động đến hoạt động bảo vệ và phát huy nghề thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong giai đoạn hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài, tác giả sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp phục vụ công tác nghiên cứu gắn với địa bàn cụ thể như sau:

Trang 13

- Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu như: sách, báo, tạp chí, báo cáo, các đề tài luận văn, quan điểm chỉ đạo của Đảng và các văn bản của Nhà nước,…

- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa: Tiến hành phỏng vấn với người dân địa phương và phỏng vấn sâu với các nghệ nhân dệt, cán bộ quản lý ở địa phương, cán bộ quản lý ngành VHTTDL, Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng về nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày tại xóm Luống Nọi; đánh giá công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

+ Điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, chụp ảnh,…để đánh giá cụ thể, chính xác về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương

+ Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp xã hội học: nghiên cứu nguyện vọng của người dân, nghệ nhân, những người có liên quan đến công tác quản lý

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Luận văn góp phần làm phong phú thêm những quan điểm chung về công tác bảo vệ di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống nói chung và nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi nói riêng; lấy đó làm cơ sở lý luận để làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống

- Nhận diện và đánh giá những giá trị, ý nghĩa về văn hoá, xã hội, kinh tế của nó đối với cộng đồng hiện nay

- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm, luận văn chỉ ra những khó

khăn và thuận lợi trong việc bảo vệ và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi Từ đó đã đưa ra những giải pháp cho việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống Luống Nọi

- Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả mong muốn góp thêm một luận cứ khoa học phục vụ công tác bảo vệ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng nói riêng và trong tỉnh Cao Bằng nói chung

- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý địa phương cơ sở khoa học, thực tiễn trong hoạch định và triển khai các dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng

Trang 14

8 Cấu trúc luận văn thạc sĩ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2 Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày Luống Nọi, Cao Bằng

Chương 3 Bảo vệ, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống và một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG Ở LUỐNG NỌI,

CAO BẰNG

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các tài liệu về bảo vệ và phát huy nghề thủ công truyền thống trong bối cảnh hiện nay

Nghề thủ công truyền thống ở nước ta là đề tài khá hấp dẫn về cả mặt lý thuyết và thực tiễn, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, tiêu biểu phải kể đến, như: Tác giả Lê Thị Minh Lý (2003) có bài viết trên tạp chí Di

sản văn hoá số 4 Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể truyền thống, tác giả đã nghiên cứu về tầm quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị

văn hoá vốn là di sản của dân tộc, như việc lưu truyền bí quyết nghề và những giá trị tinh thần đậm nét được phản ánh qua tập tục, tín ngưỡng…Tác giả Nguyễn Thị

Phương Châm (2009) với cuốn sách Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện nay, công

trình đã nghiên cứu về biến đổi văn hoá của các làng quê Việt Nam hiện nay để từ đó giúp cho người đọc hình dung được sự biến đổi của các làng nghề truyền thống trong

giai đoạn hiện nay GS.TS Lê Hồng Lý (2014) và cộng sự đã có công trình Di sản văn hoá trong xã hội Việt Nam đương đại Các bài viết trong cuốn sách là những trường

hợp nghiên cứu về đa dạng các loại hình di sản văn hoá phi vật thể của người Việt và các dân tộc thiểu số trên ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam về sự tạo dựng không gian mới cho các di sản văn hoá hiện nay, sự gắn kết hay tương tương tác của các di sản văn hoá với đời sống cộng đồng, du lịch và với sự phát triển của xã

hội…PGS.TS Nguyễn Thị Hiền (2017) đã biên soạn cuốn sách Quản lý nhà nước về vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, công

trình đã lựa chọn 5 di sản: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, không gian văn hóa Cồng Chiêng của người Lạch ở tỉnh Lâm Đồng, Dân ca Ví, Dặm Nghệ - Tĩnh, Trò chơi Kéo mỏ ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội làm trường hợp nghiên cứu quản lý nhà nước và vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam

Việc bảo vệ giá trị của di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá phi vật thể nghề dệt thổ cẩm nói riêng đã và đang được các cơ quan chức năng tìm mọi biện pháp

Trang 16

hữu hiệu để bảo tồn tốt cho di sản Hệ thống tổ chức và quản lý đang dần được hoàn thiện, các quy định bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể đã được ban hành cụ thể, nhận thức về bảo vệ di sản văn hoá của các cấp chính quyền và đặc biệt là cộng đồng địa phương ngày càng được nâng cao

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều chú trọng đến các làng nghề và các sản phẩm nghề, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về công tác bảo vệ và phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là cơ sở, nguồn tài liệu quý giá giúp tôi định hướng, kế thừa và tiếp thu trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ

1.1.2 Các tài liệu nghiên cứu về di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Việt Nam

Hiện nay, đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Việt Nam, với cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau nhưng họ đều quan tâm tìm hiểu về truyền thống và hiện tại bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể, tiêu biểu như: Hai tác giả Huỳnh Ngọc Thu và Trần Thị Ngọc Lưu (2019) đã có

công trình Nghề thổ cẩm trong đời sống của người Ê Đê ở Đăk Nông Các tác giả đã

tiến hành quan sát và trực tiếp tham dự tại các gia đình làm nghề dệt thổ cẩm, phỏng vấn sâu đối với các nghệ nhân, người thợ để biết vai trò của nghề này đối với kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng dân cư người Ê Đê trong truyền thống cũng như hiện tại Tác giả Vũ Thu Hiền (2020) có bài viết trên tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn số

69 Khai thác làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch,

tác giả đã đánh giá thực trạng của nghề dệt và đưa ra cách thức khai thác làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch ở Châu Phong hiện nay Tác giả Nguyễn Thị

Thanh Nga (2021) có bài viết trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá Thái qua nghiên cứu nghề dệt truyền thống của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng nghề dệt và so sánh sự

giống và khác nhau giữa nghề dệt của người Thái trắng ở Mai Châu -Hoà Bình và Thái đen ở Yên Châu – Sơn La trong đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội Hai tác giả Nguyễn Anh Bằng, Vũ Tiến Đức (2021) đã có bài viết trên tạp chí khoa học xã hội Tây

Nguyên số 01 Giá trị di sản văn hoá dệt thổ cẩm của các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên, các tác giả đã phân tích các giá trị di sản văn hoá của nghề dệt thổ cẩm

với tư cách bằng chứng về truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây

Trang 17

Nguyên, qua đó đề xuất quan điểm bảo tồn và phát triển văn hoá thổ cẩm của cộng

đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên hiện nay

1.1.3 Các tài liệu nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng

Nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu viết bài dưới hình thức như: Bài viết nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá đăng trên các trang báo, tạp chí, tập san Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về nghề dệt mà chỉ có các tài liệu nghiên cứu mang tính chất tổng hợp khái

quát chung, cụ thể như: Tác giả Nguyễn Thị An (2007) Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng,

cuốn sách giới thiệu về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội và lịch sử truyền thống của các xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2020) với cuốn sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2020), nội dung cuốn sách đề cập và giới thiệu chung về vị trí

địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, vùng đất, con người và truyền thống lịch sử, văn hóa

Tác giả Sầm Việt An (2021) Bức tranh văn hoá các dân tộc Cao Bằng Đây là

cuốn sách giới thiệu về lịch sử tộc người; địa bàn cư trú; tổ chức cộng đồng và đời sống gia đình; hoạt động kinh tế truyền thống; kiến trúc nhà ở truyền thống; trang phục truyền thống; tín ngưỡng, tôn giáo; phong tục, tập quán; văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống; lựa chọn giới thiệu nét đặc trưng độc đáo, tiêu biểu của mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Giáo dục và Đào tạo (2022) Địa lí – Lịch sử tỉnh Cao Bằng (tài liệu dùng trong các trường phổ thông tỉnh Cao Bằng), cuốn sách giới

thiệu khái quát về địa lý, lịch sử, văn hoá, con người Cao Bằng đến các thầy, cô giáo, học sinh phổ thông tỉnh Cao Bằng trong công tác giảng dạy và học tập, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, khơi dậy ý thức tìm hiểu, học hỏi và xây dựng Cao Bằng phát triển

Tác giả Hoàng Thị Huệ (2022) có bài viết trong Hội thảo khoa học “Giải pháp

bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng”, với nội dung tham luận Thực trạng, cơ hội và thách thức trong công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (trong đó có nghề dệt thổ cẩm của người Tày tại xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, tỉnh Cao Bằng), đưa ra giải pháp bảo tồn và phát triển nghề

Trang 18

thủ công truyền thống liên quan đến trang phục dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững trong vùng công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Lý lịch di sản văn hóa phi vật thể Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh

Cao Bằng Lý lịch đã nêu lên quá trình ra đời, miêu tả về quy trình, kỹ thuật dệt của người Tày, đồng thời đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày tại xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp thu những thành quả của các công trình đi trước, cùng với kết hợp công tác điền dã thực địa, phỏng vấn sâu, điều tra bảng hỏi thu thập thông tin để có cứ liệu phân tích thực trạng, đánh giá về giá trị di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống để có hướng bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày tại Luống Nọi gắn với tình hình phát triển trong giai đoạn hội nhập quốc tế

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Di sản văn hóa phi vật thể

Theo Công ước Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2003 và Việt Nam cam kết thực hiện từ ngày 20 tháng 9 năm 2005, cho rằng:

“Di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hoá có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hoá của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hoá phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hoá và tính sáng tạo của con người Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hoá phi vật thể phù hợp với các văn kiện Quốc tế hiện hành về quyền con người, cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và sự phát triển bền vững” (UNESCO, 2003, tr.3)

Trang 19

Di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO được thể hiện qua năm hình thức sau:

(a) các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương tiện của di sản văn hóa phi vật thể;

(b) nghệ thuật trình diễn; (c) tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội; (d) tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ; (e) nghề thủ công truyền thống

Cũng theo Công ước 2003, Di sản văn hóa phi vật thể có các đặc điểm 'được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, [và] được các cộng đồng và nhóm liên tục tái tạo để đáp ứng với môi trường, sự tương tác của họ với thiên nhiên và lịch sử của họ' Do đó có thể thấy bản chất của di sản văn hóa phi vật thể là có tính năng động rõ rệt Điều này theo (Federico Lenzerini, 2011) một mặt cho phép di sản văn hóa phi vật thể liên tục tái tạo, liên tục phản ánh bản sắc văn hóa của những người sáng tạo và nắm giữ di sản Mặc khác tính năng động này khiến di sản văn hóa phi vật thể rất dễ bị hấp thụ bởi các mô hình văn hóa khuôn mẫu đang thịnh hành tại bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hầu như không kiểm soát được

Tại Điều 4, mục 1 văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH, ngày 23/7/2013 của Luật di sản văn hoá do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” (Luật di sản văn hóa 2013, Điều 4)

Như vậy, di sản văn hoá phi vật thể được hiểu là dạng di sản văn hoá được bảo tồn và lưu giữ dưới dạng phi vật thể, vô hình mà người ta không thể nhận biết được bằng xúc giác Đó là, các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức

Trang 20

dân gian khác Di sản văn hoá phi vật thể khác với di sản văn hoá vật thể ở chỗ, phương thức lưu truyền và truyền dạy các di sản này đều thông qua ký ức, truyền miệng, truyền nghề, thực hành qua ngôn ngữ và hành vi của con người cụ thể Những con người quan trọng đó là các nghệ nhân dân gian

Về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể: Di sản văn hóa phi vật thể có tầm

quan trọng cả về mặt xã hội và kinh tế (UNESCO, 2009) Theo quan điểm của UNESCO, những giá trị của di sản văn hóa phi vật thể được xác định bởi chính cộng đồng, họ là những người thừa nhận những biểu hiện này như một phần di sản của họ và là những người thấy nó có giá trị

Giá trị xã hội của di sản văn hóa phi vật thể mang lại cho chúng ta cảm giác về bản sắc và sự thuộc về gắn kết quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta, do đó nó hỗ trợ sự gắn kết xã hội và giúp các cá nhân cảm thấy mình là một phần của cộng đồng và xã hội nói chung Đây có thể coi là giá trị chính của di sản văn hóa phi vật thể mà trong điều 2 của Công ước 2003 cũng đã nêu ra di sản văn hóa phi vật thể như một thực thể cung cấp cho cộng đồng và các nhóm liên quan về “ý thức về bản sắc và tính liên tục”

Giá trị kinh tế của di sản văn hóa phi vật thể đối với mỗi cộng đồng cụ thể đó chính là những kiến thức và kỹ năng được truyền tải trong cộng đồng đó, cũng như những sản phẩm được tạo ra từ những kiến thức và kỹ năng đó

Tuy nhiên, di sản văn hóa phi vật thể không chỉ có giá trị kinh tế trực tiếp do cộng đồng hoặc người khác tiêu thụ sản phẩm của nó thông qua thương mại Bằng cách đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại cho cộng đồng ý thức về bản sắc và tính liên tục, nó hỗ trợ sự gắn kết xã hội, nếu không có điều đó thì không thể phát triển được Giá trị gián tiếp này của di sản văn hóa phi vật thể là kết quả của kiến thức được truyền tải, tác động của nó đối với các lĩnh vực kinh tế khác và từ khả năng ngăn chặn và giải quyết xung đột, vốn là gánh nặng chính cho sự phát triển

1.2.2 Nghề thủ công truyền thống

Nghề thủ công là những nghề sản xuất ra các loại công cụ lao động đơn giản, các đồ dùng thiết yếu hàng ngày, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các loại y phục, trang sức… bằng các loại công cụ giản đơn, với sự vận động của sức người là chính… Nghề có vai trò quan trọng trong kinh tế của làng, bản, gia đình bởi nó làm ra những công cụ lao động sản xuất và đồ dùng gia đình, phục vụ cuộc sống hằng ngày Hơn

Trang 21

nữa, đối với đồng bào dân tộc ít người thì việc tạo ra những công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng và không thể thiếu trong đời sống (Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, 2006, tr 91)

Nghề truyền thống là những nghề đã tồn tại từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo và có tính riêng biệt Những nghề này thường được truyền đạt qua thế hệ và gắn kết mật thiết với cộng đồng Để công nhận một nghề là truyền thống, cần thiết lập các tiêu chí như lâu đời, sản phẩm độc đáo, kỹ năng truyền thống, gắn kết với cộng đồng, bảo tồn và phát triển bền vững, cùng với tính đa dạng và sáng tạo Các tiêu chí này giúp xác định, bảo vệ và phát triển các nghề truyền thống, đồng thời đóng góp quan trọng vào bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của một cộng đồng Việc công nhận và bảo vệ nghề truyền thống là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của di sản văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại Những đặc điểm trên đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và công nhận một nghề là truyền thống Các tiêu chí này giúp nhận biết, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của nghề truyền thống, đồng thời góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của một cộng đồng hoặc một quốc gia

Vì vậy, có thể đưa ra khái niệm nghề thủ công truyền thống là nghề sản xuất hoàn toàn hay một phần bằng chân tay những vật dụng trang trí, tiêu dùng, đòi hỏi các kỹ năng tay chân và kỹ năng nghệ thuật, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thường áp dụng trong sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ Nghề thủ công thường được chia thành các lĩnh vực: văn hóa tinh thần; sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng; …Nghề thủ công truyền thống còn là lực lượng chủ yếu của thành phần kinh tế hộ gia đình và góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế

Nghề thủ công truyền thống là một loại hình của di sản và đã được khẳng định rõ trong Công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa Việt Nam Dưới góc độ di sản văn hóa phi vật thể, các yếu tố kỹ năng và tri thức mới là đối tượng được Công ước 2003 quan tâm chứ không phải tới chính các sản phẩm thủ công Vì vậy thay vì bảo tồn các sản phẩm thủ công, các nỗ lực bảo tồn cần chú trọng tới việc khuyến khích các nghệ nhân tiếp tục dạy nghề và truyền các kỹ năng và kiến thức nghề cho các thế hệ sau (UNESCO, tr 14)

1.2.3 Khái niệm “Thổ cẩm”

Thổ cẩm là một trong số những loại vải được dệt thủ công với những họa tiết, hoa văn độc đáo nổi lên trên bề mặt vải như được thêu Các hoa văn, họa tiết trên vải

Trang 22

thổ cẩm thường mang hơi hướng nét truyền thống của các vùng miền, dân tộc với nhiều sắc màu sinh động mang tính nghệ thuật do cộng đồng các dân tộc thiểu số sáng tạo nên Do đó, mỗi nơi, mỗi khu vực khác nhau đều sẽ mang đến những sản phẩm vải thổ cẩm riêng biệt Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để dệt thổ cẩm chính là các sợi bông, sợi lanh được lấy từ trên rừng, gai đã được nhuộm sẫm, các hoa văn để dệt, chỉ dệt cũng được nhuộm bằng phẩm màu tự nhiên, cho ra những sản phẩm truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc

Nguyên liệu dệt thổ cẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên trong môi trường sống của con người, nó được làm từ cây bông, cây rừng… Sau khi kéo thành sợi rồi đem đi nhuộm màu và cho lên khung dệt tạo thành sản phẩm Thổ cẩm rất giàu hoạ tiết hoa văn và các hoạ tiết hoa văn sặc sỡ này thường nổi lên trên bề mặt vải giống như được thêu nhưng thực chất là được làm ra trong quá trình dệt vải Hoa văn thổ cẩm chủ yếu hình chim thú, hoa lá được kỉ hà hoá trong từng ô vuông nhỏ, cân đối Hoa văn tỉ mỉ và cách phối màu tạo cảm giác hoang sơ huyền bí, mỗi hoa văn là biểu tượng của dân tộc đó

Nghề dệt thổ cẩm có ở nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm còn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tây Bắc và các tỉnh vùng Tây Nguyên Trong các cộng đồng dân tộc thiểu số như người Tày (Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang), Nùng, Khmer, Hmong (Hà Giang, Lào Cai), Dao (Lào Cai), H‟rê, Ba na (Bình Định, Tây Nguyên), Mường, Thái (Thanh Hóa, Nghệ An), Chăm (Ninh Thuận), Cơ Tu (Quảng Nam), K‟ho (Tây Nguyên), M‟nông (Bình Phước), Lô Lô

1.2.4 Di sản nghề thủ công truyền thống và toàn cầu hóa

Trong lời nói đầu của Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003, có tuyên bố rằng: “…Các quá trình toàn cầu hóa và biến đổi xã hội, cùng với những điều kiện mà chúng tạo ra cho cuộc đối thoại đổi mới giữa các cộng đồng, cũng như hiện tượng không khoan dung, cũng làm nảy sinh những mối đe dọa nghiêm trọng về sự suy thoái, biến mất và phá hủy di sản văn hóa phi vật thể” (UNESCO 2003) Có thể nói, Công ước phần nào đó là phản ứng của cộng đồng quốc tế trước những mối đe dọa và thách thức của toàn cầu hóa đối với di sản văn hóa phi vật thể và sự đa dạng văn hóa

Thuật ngữ „toàn cầu hóa‟ không có định nghĩa thống nhất Toàn cầu hóa có thể được coi là một khái niệm đề cập đến sự phức tạp to lớn của các quá trình văn hóa xã

Trang 23

hội trên toàn thế giới, xét theo thời gian lịch sử và không gian lãnh thổ Các tác giả và học giả khác nhau, tùy theo quan điểm khẳng định của mình, đã nhìn nhận toàn cầu hóa theo nhiều cách khác nhau Toàn cầu hóa được coi là sự tăng cường trên toàn thế giới của các mối quan hệ xã hội, liên kết các địa phương xa xôi theo cách mà các sự kiện địa phương được định hình bởi các sự kiện xảy ra cách xa nhiều dặm và ngược lại (Giddens, 1990, trang 3), Mittleman (1997) Một số người khác coi toàn cầu hóa là sự xuất hiện của một 'văn hóa toàn cầu' là 'chủ nghĩa đế quốc văn hóa', nơi sự kết hợp của các quá trình xuyên quốc gia và cấu trúc trong nước khác nhau đã cho phép nền kinh tế, chính trị, văn hóa và hệ tư tưởng của một quốc gia thâm nhập vào một quốc gia khác (Mondal, 2007) UNESCO mô tả kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay là “sự tăng tốc và tăng cường chưa từng có trong các dòng vốn, lao động và thông tin toàn cầu”

Di sản văn hóa phi vật thể là yếu tố quan trọng trong việc xác định và hình thành bản sắc dân tộc, các dân tộc và cộng đồng, đó là yếu tố then chốt để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa mà không bị “mờ nhạt” Và thực tế cho thấy toàn cầu hóa có những tác động lớn đến di sản văn hóa (Hans D‟orville, 2004, PP.32-39)

Thách thức lớn nhất là làm thế nào để trao truyền di sản văn hóa phi vật thể cho các thế hệ tương lai và làm thế nào để bảo tồn sự đa dạng văn hóa Mỗi nền văn hóa đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác và hình thành nên bản sắc văn hóa của mình trong lịch sử Vì vậy, sự cởi mở của một nền văn hóa đối với những nền văn hóa khác là rất quan trọng Tuy nhiên, dòng chảy nhanh chóng của con người, sản phẩm và thông tin cũng như sự thâm nhập văn hóa nhanh chóng do toàn cầu hóa gây ra đang đe dọa các nền văn hóa yếu thế, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Ngành thủ công dệt truyền thống là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, vì phải đương đầu với tình trạng thị trường tiêu thụ ngày càng giảm Hiện nay, toàn cầu hóa mang lại sự tự động hóa nhanh chóng và tự do hóa thương mại, dẫn đến việc sản xuất hàng loạt, các sản phẩm đa dạng và giá thấp, cũng như hàng hóa được nhập khẩu tự do vào thị trường địa phương Tuy nhiên, toàn cầu hóa dẫn đến sự thay đổi của mặt hàng thủ công truyền thống, “xói mòn” các biểu tượng văn hóa địa phương Mặc dù, khả năng tiếp cận thương mại quốc tế dễ dàng hơn, nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến hàng dệt thủ công do có sẵn các sản phẩm thay thế chất lượng thấp, giá rẻ Do đó, có thể thấy toàn cầu hóa có cả những tác động tích cực và tiêu cực

Trang 24

Về mặt tích cực, thứ nhất, toàn cầu hóa góp phần vào việc lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể ngày càng hiệu quả thông qua các công cụ và phương tiện kỹ thuật số Thứ hai, việc tiếp cận thị trường quốc tế cũng thuận lợi hơn Thợ thủ công có thể tiếp cận cơ sở khách hàng rộng hơn thông qua toàn cầu hóa Họ có thể giới thiệu sản phẩm của mình trên các nền tảng trực tuyến, và có thể thu hút khách hàng từ nhiều nơi trên thế giới Thứ ba, toàn cầu hóa tạo cơ hội cho các thợ thủ công học hỏi và trao đổi ý tưởng và kỹ thuật Sự trao đổi đa văn hóa này có thể làm phong phú thêm nghề thủ công của họ và có khả năng dẫn đến sự phát triển các phong cách và thiết kế mới Thứ tư, toàn cầu hóa có thể giúp nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ và phục hồi các nghề thủ công truyền thống

Những tác động tiêu cực, như đề cập ở trên, toàn cầu hóa dẫn đến nhu cầu về các sản phẩm rẻ và nhanh, điều này có thể làm giảm giá trị và tính độc đáo của nghề thủ công truyền thống Tiếp đến, để đáp ứng nhu cầu thị trường, những người thợ thủ công có thể điều chỉnh kỹ thuật, nguyên liệu và thiết kế của họ và điều này có thể làm mất dần bản sắc văn hóa địa phương Cuối cùng, về khía cạnh kinh tế, thị trường toàn cầu hóa có thể có tính cạnh tranh cao, khiến các thợ thủ công quy mô nhỏ khó tồn tại Họ có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm rẻ tiền, được sản xuất hàng loạt, dẫn đến những thách thức kinh tế và mai một của di sản nghề thủ công

1.2.5 Bảo vệ và phát huy di sản di sản văn hóa phi vật thể

- Bảo vệ: Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, bảo vệ là “Chống lại

mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn” (Từ điển tiếng Việt, 2003, tr 40) Bảo vệ được hiểu là giữ gìn, duy trì và bảo đảm sự tồn tại không để mất đi Bảo vệ còn được hiểu là những nội dung thực hành các hoạt động mang tính chất pháp lý hoặc lí lẽ để bảo vệ quan điểm bảo vệ di sản là các biện pháp được thực thi nhằm bảo vệ những giá trị của các hiện vật, thực hành văn hóa, đảm bảo chúng tồn tại lâu dài trong cộng đồng, trong những không gian văn hóa, xã hội, hay gìn giữ chúng không bị hủy hoại bởi những tác động của bối cảnh trong hiện tại và tương lai

- Phát huy giá trị: cũng theo Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” (Từ điển tiếng Việt, tr 768) Phát huy giá trị di sản văn hoá là hướng những hành động tới đích, nhằm đưa sản phẩm văn hoá vào trong thực tiễn xã hội và trở thành tiềm năng, nội lực

Trang 25

góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại lợi ích vật chất và tinh thần cho con người

Theo Trần Khánh Ngân, bảo vệ và phát huy giá trị di sản là hai lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, luôn gắn kết chặt chẽ biện chứng, chi phối ảnh hưởng qua lại trong hoạt động giữ gìn tài sản văn hóa Bảo vệ di sản văn hóa thành công thì mới phát huy được các giá trị văn hóa Phát huy cũng là một cách bảo vệ di sản văn hóa tốt nhất (lưu giữ giá trị di sản trong ý thức cộng đồng xã hội) văn hoá phi vật thể được coi là một hoạt động do các chủ thể thực hiện bằng các biện pháp tích cực để nhận diện, gìn giữ nó trong cộng đồng, được lưu truyền theo thời gian và tạo điều kiện cho di sản không ngừng được phát triển bền vững

- Quan điểm về bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tại

điều 2, Công ước năm 2003 ghi rõ: “Bảo vệ là các biện pháp nhằm đảm bảo khả năng

tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm nhận diện, tư liệu hóa, nghiên cứu, giữ gìn, bảo tồn, phát huy, củng cố, chuyển giao, đặc biệt là thông qua các hình thức giáo dục chính thức và không chính thức, cũng như việc phục hồi các khía cạnh khác nhau

của loại hình di sản này”

Để được tồn tại, di sản văn hóa phi vật thể phải phù hợp với cộng đồng, liên tục được tái tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Tuy nhiên, các yếu tố của di sản văn hóa phi vật thể có thể chết đi hoặc biến mất nếu không có sự trợ giúp, hỗ trợ của các bên liên quan Nhưng việc “bảo vệ” không có nghĩa là bảo vệ hay bảo tồn theo nghĩa thông thường, vì theo Federico Lenzerini điều này có thể khiến di sản văn hóa phi vật thể bị “đóng băng” (Federico Lenzerini, 2011, pp.101-102) Theo định nghĩa của UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể có thể hiểu là một thực thể sống và khả năng tự thích ứng của nó liên tục để đáp ứng với sự phát triển lịch sử và xã hội của những người sáng tạo và mang theo nó là một trong những đặc điểm nổi bật chính của nó Do đó, UNESCO cho rằng “bảo vệ” có nghĩa là đảm bảo khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể, tức là đảm bảo việc tái tạo và truyền tải liên tục di sản đó Cộng đồng chủ thể, những người tạo ra di sản đó, sẽ có vị trí thuận lợi nhất để xác định và bảo vệ di sản, nhưng những người bên ngoài cũng có thể tham gia giúp bảo vệ di sản đó (UNESCO 2009)

Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể cũng có những hướng dẫn cụ thể trong việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể ở cấp Quốc gia, như sau: “Để đảm bảo

Trang 26

cho việc nhận diện nhằm mục đích bảo vệ, mỗi Quốc gia thành viên, dựa trên những điều kiện thực tế riêng, phải lập ra một hoặc nhiều danh mục thống kê về di sản văn hoá phi vật thể có trên lãnh thổ mình Những danh mục thống kê này sẽ được thường xuyên cập nhật… thông qua một chính sách chung nhằm mục đích phát huy vai trò của di sản văn hoá phi vật thể trong xã hội, và sáp nhập việc bảo vệ loại hình di sản này vào các chương trình quy hoạch; chỉ định hoặc thành lập một hoặc nhiều cơ quan đủ năng lực bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể hiện có trên lãnh thổ mình; tăng cường nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật cũng như những phương pháp luận về nghiên cứu nhằm bảo vệ có hiệu quả di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là những di

sản đang có nguy cơ thất truyền…” (Công ước 2003, tr 7-8)

Công ước 2003 cũng khuyến nghị về việc giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, đặc biệt là giáo dục cho các thế trẻ, đồng thời cũng huy động sự tham gia của cộng đồng trong nhiệm vụ quản lý di sản

Tại điều 17, chương 3 của Luật di sản văn hoá năm 2013, khẳng định: Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể thông qua các biện pháp sau:

“Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hoá phi vật thể; tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hoá phi vật thể; khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể; hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hoá phi vật thể; đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một thất truyền di sản văn hoá phi vật thể” (Luật di sản văn hóa 2013, Điều 17)

Di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Luống Nọi là một nét văn hóa đặc trưng của người Tày ở Cao Bằng, thể hiện lối sống, phong tục tập quán của cộng đồng địa phương, được sáng tạo và lưu truyền từ lâu đời Cũng giống như các loại hình di sản nghề thủ công truyền thống khác, nghề dệt thổ cẩm cũng đang phải đối đầu với nhiều thách thức do quá trình toàn cầu hóa, công nghiệp hóa và du lịch gây ra Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi có vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa riêng của địa phương Đồng thời, ở cấp độ toàn cầu, nghề thủ công ngày càng trở nên quan trọng đối với các nước đang phát triển và phát triển nông thôn nói chung Nghề thủ công được coi là một công cụ quan

Trang 27

trọng để phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng Do đó bảo vệ và phát huy nghề thủ công dệt thổ cẩm Luống Nọi còn còn tạo ra một sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương

1.3 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở Luống Nọi

1.3.1 Khái quát vị trí địa lý và bối cảnh văn hóa, kinh tế- xã hội Luống Nọi

* Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Di sản nghề dệt thổ cẩm của người Tày được thực hành ở xóm Luống Nọi, thuộc xã Đào Ngọc, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, có vị trí và tầm quan trọng về văn hoá, kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước Cao Bằng có tọa độ địa lý từ 2202121” đến 2300712” vĩ độ Bắc, 105016‟15” kinh độ Đông Phía Tây giáp hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn, phía Bắc và phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 333,125km Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.700,39 km2, chiếm 2,02% diện tích cả nước, số dân năm 2020 là 533.086 người (đứng thứ 61 cả nước) Cao Bằng là địa bàn sinh sống của 27 dân tộc, trong đó 07 dân tộc có số dân từ 500 người trở lên, cộng đồng dân tộc dân tộc Tày chiếm tỷ lệ lớn nhất (40,84%), (Địa lý - lịch sử tỉnh Cao Bằng, 2022, tr 13)

Hà Quảng là một trong 9 huyện của Cao Bằng, trong đó xã Ngọc Đào nằm ở phía Đông của huyện Hà Quảng Xã có tổng diện tích 39,68 km2, và dân số là 5.115 người Địa bàn xã Ngọc Đào trước đây vốn là của hai xã Phù Ngọc và Đào Ngạn thuộc huyện Hà Quảng Ngày 9 tháng 9 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc sáp nhập một số xóm thuộc hai xã Phù Ngọc và Đào Ngạn thành xã Ngọc Đào Xã Ngọc Đào được chia thành 13 xóm gồm: Bản Bó, Bản Chá, Bản Hà, Cốc Chủ, Dộc Kít, Đào Bắc, Đào Nam, Ké Hiệt, Kéo Chang, Luống Nọi, Nà Giàng, Nà Giảo và Nà Rặc Trên địa bàn xã có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, trong đó dân tộc Tày chiếm 80% Xã nằm trong vùng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa và gió mùa Đông Bắc Có nắng nóng từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 9 hằng năm Khí hậu thay đổi theo từng mùa rõ rệt, rét từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm cao nhất là 390 C, thấp nhất là dưới 100 C Độ ẩm cao nhất là 80 – 90%, thấp nhất là 40% Độ ẩm trung bình cả năm là 68% Lũ lụt thường xảy ra vào tháng 6,7,8

Trang 28

hàng năm, và sương mù có từ giữa tháng 9 năm trước đến đầu tháng 3 năm sau Thời tiết diễn biến phức tạp, hằng năm xảy ra nhiều đợt rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài, mưa cục bộ, gió lốc, sương muối, mưa bão, lũ quét… ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và thiệt hại về hoa màu và tài sản

Nhìn chung vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi để xã Ngọc Đào tập trung phát triển nền kinh tế nông nghiệp với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng kết hợp với phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại, dịch vụ, đồng thời mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi với các địa phương khác trong và ngoài huyện

Xóm Luống Nọi, nơi có làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Tày được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay, nằm ở vị trí gần đường Hồ Chí Minh Hiện nay xóm có 83 hộ gia đình, với 307 nhân khẩu và 100% là người dân tộc Tày sinh sống với nhau từ lâu đời Từ thành phố Cao Bằng theo đường Hồ Chí Minh (hướng thành phố - Pác Bó), cách trung tâm thành phố 37km đến Ngã 3 đường rẽ đi xã Đào Ngạn (cũ), sau đó đi tiếp khoảng 800m là đến xóm Luống Nọi Người dân Luống Nọi sinh sống bằng nghề trồng lúa nước là chính và trồng cây công nghiệp ngắn ngày là cây thuốc lá (có nguồn thu nhập cao), cây ngô, khoai tây được trồng vào vụ đông xuân Ngoài nghề dệt thổ cẩm địa phương xóm Luống Nọi không có nghề thủ công nào khác (lý lịch di sản văn hoá phi vật thể nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, 2022)

* Văn hóa cộng đồng người Tày ở Cao Bằng

Qua các tài liệu đã ghi chép, tộc người Tày ở Cao Bằng có 3 bộ phận chủ yếu hợp thành và chia làm 3 nhánh: Nhánh người gốc bản địa (Tày Đeng), nhánh người Tày Ngạn và bộ phận người Tày gốc Kinh (Tày lưu quan) Có thể nói, người Tày là cư dân có số dân đông nhất, chiếm đại đa số ở tỉnh Cao Bằng, bản sắc văn hoá của người Tày nơi đây gần như tượng trưng cho nét văn hóa độc đáo của tỉnh Đời sống văn hóa tinh thần của người Tày Cao Bằng rất phong phú, đa dạng được thể hiện qua tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hóa, văn nghệ dân gian, lễ hội truyền thống… Văn hóa Tày có nhiều ảnh hưởng đến đa số các dân tộc trong tỉnh thể hiện qua sự giao thoa văn hóa lễ, tết, ẩm thực

Người Tày có những yếu tố văn hóa truyền thống hết sắc đặc sắc trong đời sống vật chất và tinh thần Nhà ở cổ xưa của người Tày là nhà sàn, phía trên là người ở, phía

Trang 29

dưới sàn nhốt gia súc, gia cầm Đến thế kỷ XV-XVI, nhà sàn dần dần được cải biến thành nhà đất ba gian, gian giữa là để bàn thờ tổ tiên, trang trọng và có bộ bàn ghế phía trước để tiếp khách Hai gian bên được bố trí phòng ngủ của các thành viên trong gia đình Ngày nay người Tày dựng kiểu nhà trệt (nhà dựng bằng gỗ, vách được chát bằng đất) hay nhà xây nhưng cấu trúc vẫn tương tự như kiểu nhà sàn

Trang phục truyền thống dân tộc Tày: Trang nhã, nền nã chủ yếu là màu chàm, thể hiện tính cách của người Tày chân thành, trầm lắng và sâu sắc Trang phụ nam giới là áo cánh ngắn (hoặc áo dài), quần, giày và khăn đội đầu, nữ giới là áo cánh ngắn, áo dài, váy (hoặc quần), thắt lưng, quấn ngang, khăn đội đầu, giầy vải và các đồ trang sức khác Tất cả từ quần, áo, thắt lưng, túi vải đeo, đôi giày đến chiếc khăn đội đầu, khăn trùm đều được làm bằng vải chàm dệt thủ công tỉ mỉ Ngày nay, những trang phục truyền thống này chỉ còn mặc trong những dịp lễ hội đầu năm Đặc biệt vải thô màu trắng vẫn được dùng trong ngày gia đình có tang Họ may hoặc khâu thành bộ quần áo, khăn đội đầu cho các con, cháu … để tỏ lòng thương xót và để người ngoài có thể nhìn nhận rõ tôn ti về gia đình có đông con nhiều cháu Còn trong sinh hoạt hàng ngày, người Tày mặc những trang phục như người Kinh

Tín ngưỡng tôn giáo: Người Tày quan niệm, trong mỗi con người luôn có hai phần: thể xác và linh hồn Thể xác con người bao gồm đất và nước, còn phần hồn là lửa và gió, khi bốn yếu tố này kết hợp lại thì con người sống, nếu phân huỷ thì con

người sẽ chết (Hoàng Tuấn Cư – Hoàng Hạc, Nguyễn Thanh Hiền (2012), Then Tày Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc) Do vậy người Tày thờ cúng tổ tiên và thờ

cúng thổ công

Ngoài ra, còn thờ mẫu vương (mẻ boóc, mẻ hoa), thờ thần bản để tưởng nhớ

người có công khai sơn, phá thạch, lập làng bản Cho đến ngày nay có những tín

ngưỡng dân gian, huyền bí mà các nhà khoa học cũng không thể lý giải được Vậy nên trong văn hóa truyền thống của dân tộc Tày hay một số dân tộc khác, tín ngưỡng dân gian tộc người vẫn được tôn trọng, gìn giữ và phát huy

Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ mà họ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà Ngoài lúa nước người Tày còn trồng lúa khô, hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi nhiều loại gia

Trang 30

súc, gia cầm theo phương pháp chăn thả tự nhiên, phương pháp này cho đến nay vẫn còn khá phổ biến

Cao Bằng là vùng đất có nhiều nghề thủ công truyền thống đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời Trong đó có các nghề thủ công nổi tiếng được nhiều người biết đến như nghề rèn của người Nùng, nghề làm hương, nghề nhuộm vải chàm của dân tộc Tày – Nùng và nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Luống Nọi Ở Cao Bằng ngoài xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào còn có một số địa phương vẫn còn dệt thổ cẩm đó là: xóm Đông Giang, xã Nam Tuấn (16 hộ gia đình) và xóm Bản Hoá, xã Dân Chủ (10 hộ gia đình), thuộc huyện Hoà An Tuy nhiên, hiện nay, xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng là địa phương duy nhất ở Cao Bằng còn lưu giữ và phát triển được nghề dệt thổ cẩm của người Tày

1.3.2 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống Luống Nọi

* Lịch sử hình thành nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi:

Hiện không có tài liệu ghi chép về quá trình ra đời của nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi, những người cao tuổi trong xóm cũng không ai rõ nghề dệt thổ cẩm của người Tày Cao Bằng có từ bao giờ Họ chỉ biết rằng, nghề dệt vải, dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày có từ lâu đời, gắn liền với sự hình thành và phát triển của dân tộc Tày, là kết quả của sự lao động cần cù, sáng tạo trong môi trường tự nhiên và không gian xã hội cụ thể Thổ cẩm là sản phẩm dệt thủ công không thể thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc Tày

Từ xa xưa, người Tày đã biết trồng bông, dệt vải, dệt thổ cẩm để giải quyết về nhu cầu cái mặc, trước tiên là xuất phát từ nhu cầu để che thân, giữ ấm cho cơ thể và làm đẹp Nghề dệt vải, dệt thổ cẩm là nghề thủ công nổi tiếng nhất của người Tày Cao Bằng Dệt vải là một công việc gần như bắt buộc đối với các cô gái xưa kia, đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá tài năng, vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ Do vậy, từ khi còn nhỏ con gái Tày đã được các bà, các mẹ truyền dạy cho nghề dệt vải và dệt thổ cẩm Khi trở thành thiếu nữ, họ đã tự tay dệt cho mình những vật dụng như mặt chăn, mặt gối, quần áo để khi lấy chồng mang theo làm của hồi môn Khi đã trở thành người vợ, người mẹ, người phụ nữ Tày Cao Bằng vẫn tiếp tục trồng bông dệt vải, dệt thổ cẩm với nhiều loại hình hoa văn phong phú, đẹp mắt và tinh xảo Trở về già họ còn tự dệt cho mình những bộ váy áo đẹp, những đồ vật để mặc khi về với tổ tiên Có thể nói dệt vải, nhuộm chàm, dệt thổ cẩm là một trong những phương tiện trao truyền giữa

Trang 31

các thế hệ, luôn được người phụ nữ dân tộc Tày Cao Bằng gìn giữ và phát triển theo bàn tay tài năng và khối óc sáng tạo của họ

* Những tri thức về nghề dệt thổ cẩm truyền thống:

Người Tày Cao Bằng từ xa xưa đã biết trồng bông, dệt vải, trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt vải để làm ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu về mặc cho gia đình cũng như phục vụ trong tín ngưỡng, làm của hồi môn khi con gái đi lấy chồng Để có những sản phẩm trên, trước hết phải có nguyên liệu, nguyên liệu chính để dệt thổ cẩm của người Tày là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm nhuộm màu

Quá trình trồng bông, dệt vải: Xưa kia người Tày xã Ngọc Đào và người Tày

Cao Bằng cũng có nghề trồng bông, nuôi tằm, dệt vải, nhuộm chàm như một số dân tộc khác trong vùng Công việc này đều do bàn tay người phụ nữ đảm nhiệm Họ thường trồng bông trên những nương đất tốt, có độ màu mỡ, mùa gieo bông bắt đầu vào tháng 2, 3 âm lịch Từ lúc gieo cho đến khi thu hoạch (tháng 8, 9 âm lịch) phải thường xuyên làm cỏ, vun gốc cho bông Sau khi thu hoạch, bông được đem phơi khô, bóc vỏ, nhặt sạch những cành lá vương trong quả bông xong đem cất đi Vào lúc nông nhàn, người ta cán để tách hạt ra khỏi sợi bông Hạt bông được cất đi để làm giống cho vụ sau, còn phần bông mang đi bật cho tơi xốp xong đem lăn thành từng con bông to bằng ngón tay cái, dài khoảng 20cm và đem se thành sợi Sợi se xong thì đem luộc qua nước sôi cho sạch rồi hồ với cháo ngô hoặc cháo gạo tẻ qua nửa ngày sau đó vớt ra đem phơi khô và đánh thành con để đem lên khung dệt

Nhìn chung cách tạo sợi bông của người Tày không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi người phụ nữ Tày một sự cẩn thận, kiên trì suốt quá trình chế tạo sợi Tất cả các công đoạn bắt đầu từ trồng cây bông đến khi thu hoạch bông chỉ có người phụ nữ đảm nhiệm Còn nam giới chỉ có thể hỗ trợ trong việc tạo ra khung dệt và sửa khung dệt khi bị hư hỏng

Quy trình trồng chàm, nhuộm chàm: Sợi vải được nhuộm bằng nước cây chàm

- một loại cây được đồng bào trồng trên nương rẫy hoặc quanh nhà, tiếng Tày gọi là

Co Sàm Cây chàm là loại nguyên liệu để tạo màu sắc trong nghệ thuật tạo màu các

dân tộc Việt Nam, nó được lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở thành cây trồng không thể thiếu trong đời sống của họ Cây chàm được trồng vào tháng 2, thu hoạch vào tháng 6, 7 Chàm là loại cây có thân, lá và quả nhỏ, hoa mọc so le Khi thu hoạch, cây thường có độ cao 60 - 70cm Người ta thường thu hoạch chàm vào buổi sáng sớm,

Trang 32

khi nhựa chàm chưa bị phát tán Khi thu hoạch, đồng bào chặt cả cây đem về ủ vào trong một chum kín, sau khoảng 2 - 3 ngày khi nước chàm ra hết thì người ta vớt bã bỏ đi Để thử xem chàm đã tốt chưa, họ thả vào đó một ít vôi bột rồi dùng một dụng cụ như gáo, bát chụp thử xuống Nếu bột chàm nổi lên rồi tự vỡ ra ngay là chàm tốt

Nhuộm màu khác: Để tạo màu sắc khác nhau cho sợi vải, người ta dùng các loại

cây lá trong tự nhiên trộn lẫn với nhau rồi đun vải trong nhiều lần Ví dụ để tạo màu đỏ, người Tày dùng cánh kiến pha với một số phụ gia, chất keo để đun vải cần nhuộm Để tạo màu vàng người ta dùng củ nghệ vàng giã nhỏ đun lấy nước đặc, pha thêm lá keo hoặc da trâu rồi nhuộm như nhuộm chàm

Nhìn chung, các loại nguyên liệu nhuộm vải của người Tày đều bắt nguồn từ cây, lá trong tự nhiên Tuy màu sắc không rực rỡ như các chế phẩm công nghiệp, xong bằng phương pháp nhuộm thủ công, cộng với kỹ thuật truyền thống, màu sắc của thổ cẩm Tày vẫn đẹp và bền, cộng với kỹ thuật pha, cài các sợi màu trên hoa văn hết sức tinh tế càng làm cho thổ cẩm Tày đạt trình độ thẩm mỹ cao

* Quy trình làm sợi từ tơ tằm: - Chọn giống tằm: Giống tằm có hai loại: Giống tằm truyền thống và giống tằm

của Trung Quốc Cả hai loại giống này đều được nuôi phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc Giống tằm truyền thống có đặc điểm là không chịu được thời tiết khắc nghiệt, quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ thích hợp để tằm có thể chịu được là 26 - 27oC Người ta chọn những con kén hình thoi, vàng óng, kén tằm cái thường to hơn kén tằm đực

- Phối giống và gây tằm: Người ta để những con kén giống trong ổ khoảng 7

ngày kén sẽ nở ra ngài và chui ra Gần đến ngày kén nở người ta úp lên kén một cái bát để khi con ngài nở ra sẽ không bay đi được và cho chúng phối giống với nhau thành từng đôi một để cho nó đẻ trứng Trong vòng 3 ngày, mỗi con ngài đẻ được khoảng 2000 - 3000 trứng và sau đó sẽ chết Trứng tằm được để trên một tờ giấy trắng đặt trong rổ phủ kín bằng khăn vải và treo lên để phòng sự phá hoại của côn trùng, sau một tuần, trứng nở thành tằm

- Nuôi tằm và thu hoạch kén: Người ta trải tằm ra những cái nong làm bằng tre,

nứa và nuôi tằm bằng lá dâu Lá dâu thường hái vào buổi sáng khi vừa khô sương để tránh lá bị héo tằm sẽ không ăn hay lá ướt tằm ăn vào sẽ mắc bệnh và chết Mỗi nong tằm khoảng 6000 con sẽ ăn hết 5-6kg lá dâu mỗi ngày, lá dâu phải thái nhỏ cho tằm

Trang 33

mới nở ăn Những con tằm nhỏ mới nở trong vòng khoảng 1 tuần sẽ có màu trắng khi đói và chuyển thành màu xanh khi no Khi tằm lớn dần lên sẽ được chuyển sang những nong lớn và trải lá dâu xuống dưới cho chúng ăn Tằm được chăm sóc tốt sẽ cho kén dầy và nhiều tơ Tằm ăn rỗi khoảng 1 tháng, sau đó sẽ không ăn nữa và bắt đầu kéo kén, công việc kéo kén của tằm kéo dài trong vòng 3 ngày, sau đó người ta hong kén tằm thêm 2 đêm nữa để cho kén thật khô để khi kéo sợi, sợi không bị đứt

- Công đoạn kéo tơ: Người ta thường đun một nồi nước sôi luôn để trên bếp

trong quá trình kéo tơ, từng nắm kén được thả vào nồi Người ta dùng guồng quay tơ và cái cặp giữ keo, một tay chặn giữ kén, kéo nhanh và đều tay, nếu kéo chậm sợi tơ sẽ không đều Việc này đòi hỏi phải có sự khéo léo của người phụ nữ, cứ như vậy tơ được quay hết vào guồng, cho đến khi trong nồi chỉ còn lại những con nhộng Mỗi nong tằm có thể cho hơn một lạng tơ

- Công đoạn giặt tơ: Sợi tơ được rút từ kén ra rất cứng, có màu vàng óng hoặc

màu trắng Tơ kéo xong người ta đem giặt thật kỹ và phơi khô

- Công đoạn hồ tơ: Cách hồ tơ tằm truyền thống của người Tày là đun nước

nhựa đu đủ, để nước nóng già cho sợi tơ và nước xà phòng vào ngâm khoảng 2 ngày cho sợi tơ mềm ra

* Quy trình dệt vải

Để ra đời được một sản phẩm thổ cẩm, người dệt cần tới khá nhiều dụng cụ với nhiều chức năng khác nhau Các công cụ này là dụng cụ làm một lần, dùng trong thời gian dài, có vai trò quan trọng trong khi dệt, vì vậy đòi hỏi phải chắc chắn, có độ bền cao

- Khung thả chỉ (pài tổng): Là dụng cụ dàn sợi thành mảng sợi dọc, dài để dàn

lên khung cửi Cấu tạo của nó giống như chiếc bừa lật ngửa, mỗi chiếc răng mắc một sợi vải kéo sang một đòn ngang đối diện tạo thành mảng rộng

- Bộ phận khung cửi dệt vải: Là dụng cụ chính trong bộ công cụ dệt vải, dù dệt

vải thông thường hay dệt thổ cẩm người ta đều sử dụng một loại khung cửi như nhau,

duy chỉ có bộ go (khau thúc) quy định dệt loại nào So với nhiều dân tộc khác, bộ

khung cửi của người Tày phức tạp hơn, nó gần gũi với khung cửi của người Thái ở Tây Bắc về cả cấu trúc, tên gọi và kỹ thuật dệt Nhìn tổng thể bộ khung cửi dệt vải có hình chữ “L” vuông góc tạo cho mặt vải thẳng, vuông góc với người dệt

- Cuộn sợi (coóc nả): Là dụng cụ giống như một chiếc trục quay dùng để quấn

sợi chưa dệt

Trang 34

- Lược ép sợi hay là bìa (vùm): Là bộ phận dập sợi vải khi người dệt đạp đôi

guốc để luồn con thoi qua giữa hai lớp sợi, làm cho chúng khít lại

- Đôi guốc (tôi khúc): Khi ngồi dệt, người thợ phải sử dụng đôi guốc này để đạp

nâng lên, hạ xuống với tác dụng mở sợi ngang để luồn thoi qua

Ngoài ra còn một số dụng cụ có chi tiết nhỏ như que phân loại hoa văn, dụng cụ

giữ sợi ngắn (ngọc ngạch)

* Kỹ thuật dệt vải:

Tùy vào mục đích sử dụng mà người phụ nữ Tày dệt nên những tấm thổ cẩm có hình dáng, màu sắc và cách bố trí hoa văn khác nhau Kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng bao gồm các công đoạn như quay sợi, mắc khung, tạo hoa văn, dệt vải

- Công đoạn dàn sợi dọc: Đối với bất kỳ loại vải nào trước khi dệt đều phải dàn

sợi dọc vì nó là nền chung cho các loại vải Thông qua bộ khung thả chỉ, tùy theo độ rộng và độ dài của tấm vải cần dệt, người ta dàn nền từ các sợi chỉ đã hồ cứng màu trắng hoặc nhuộm đen (nếu là vải đen hay vải thổ cẩm) Thông thường là loại vải có khổ rộng 30 - 40cm thì dàn khoảng 200 - 250 sợi dọc, nếu muốn vải dày hơn có thể dàn tới 350 - 400 sợi dọc, sau khi dàn thành mảng sợi dọc thì toàn mảng nền này được đưa lên khung dệt Trên khung cửi dệt vải có một bộ phận được gọi là bìa hay lược

(vùm) dùng để làm khít vải, người ta luồn từng sợi vải qua mỗi cặp răng lược, sau đó

quấn chặt hai đầu dàn vải vào khung theo cơ chế chuyển động từng phần theo mỗi đoạn dệt được

- Công đoạn cài go tạo hoa văn: Đây là công đoạn phức tạp nhất, đòi hỏi đôi

tay khéo léo và óc thẩm mỹ của người thợ Trước khi dệt vải người ta phải có sẵn mẫu hoa văn thích hợp nào đó hoặc chuẩn bị sẵn mẫu trong đầu Do vậy, để dệt thổ cẩm với các đồ án hoa văn đã định, ngoài việc dàn sợi trên khung cửi, luồn bìa thì vấn đề quyết định là lên go Bộ go là một dụng cụ dàn sợi chất liệu làm bằng vỏ đay đứng vuông góc với mặt phẳng của dàn vải, tùy theo khổ rộng của hoa văn cần dệt, số lượng các sợi go tương ứng với số lượng các sợi dọc của phần đó Một sợi dọc được cài với một sợi go và kìm giữ bằng một que tre gọi là slẻ cài ngang tấm go Cách cài mắc sợi với

go và “slẻ” tùy thuộc vào đồ án hoa văn định dệt Cứ một sợi dọc tương ứng với một sợi go và một que tre Như vậy hệ thống “khau” và “slẻ” chính là đồ án âm của mỗi

típ hoa văn do người dệt thiết kế trên khung cửi

Trang 35

- Thao tác dệt vải: Khi dệt hoa văn, người thợ đạp một bên guốc để nhấc các sợi dọc, tương ứng với mỗi lần luồn con thoi (Mạc khẩu) kéo sợi ngang và một lần cài

chỉ màu vào các mô típ hoa văn do bộ go quy định Cứ như vậy, đồ án hoa văn hiện dần lên mặt dưới của tấm vải đang dệt, mặt trên là mặt trái, rối rắm các đầu thừa của chỉ màu Do kỹ thuật pha màu và nhuộm sợi từ các chất liệu thảo mộc hầu hết các loại thổ cẩm có màu sắc sẫm, các sợi màu trong khi dệt có độ tương phản nhau, tạo ra những hoa văn độc đáo mang lại nét đặc sắc riêng của thổ cẩm Tày

* Sản phẩm thổ cẩm chủ yếu của người Tày Cao Bằng:

Nghề dệt thổ cẩm của người Tày Cao Bằng bao đời nay đã có rất nhiều sản phẩm được ra đời để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày cũng như phục vụ hoạt động tâm linh, tín ngưỡng:

- Mặt chăn (nả phà): Trong điều kiện thời tiết mùa đông rất lạnh buốt nên chăn

bông là một sản phẩm không thể thiếu trong các gia đình người Tày Cao Bằng Nếu như y phục của đồng bào Tày rất đơn giản chỉ với khăn, áo, quần, thắt lưng đều có màu chàm thì mặt chăn lại là một mảng nghệ thuật tạo hình độc đáo Đồng bào Tày kiêng kỵ dệt những hình thù động vật lên mặt chăn, ở mặt chăn, đồng bào chỉ trang trí trên một diện tích nhất định, đó là phần ô vuông nằm giữa mặt trên của chiếc vỏ chăn, với kích thước 1,4m2- 1,5m2, gồm 4 tấm thổ cẩm ghép lại, mỗi tấm như vậy được gọi

là một “pắc” Mô típ trang trí trên mặt chăn với đồ án là các loại hoa như: Hoa hồi,

hoa trám,

- Màn che (phưn mản): Người Tày vốn rất coi trọng chỗ ăn, ngủ của các thành

viên trong gia đình - nhất là con gái chưa lấy chồng và cô dâu Do đó trước buồng ngủ của con gái và cô dâu thường được che bằng một tấm vải hoa (thổ cẩm), có khổ rộng

được ghép từ 3 đến 6 “pắc”, còn chiều dài thì tùy theo sở thích của người sử dụng,

hoặc phụ thuộc vào nơi cần mắc trong nhà

- Tấm trải bàn: Với hoa văn hình Boóc trắm (một loại cây dạng dây leo mọc

dưới ruộng) có 6 cánh, Boóc lỳ (hoa lê) Những cánh hoa này được bố cục ở tâm, xung quanh có 4 đường viền, phía ngoài cùng có 8 đường bao quanh (biểu tượng của 4 phương 8 hướng) Ngoài ra còn có hình chữ hỷ, biểu tượng cho sự hạnh phúc, vui vẻ

- Tấm che bàn thờ: Đây là nơi linh thiêng, có đặt bàn thờ tổ tiên nên các đồ án

hoa văn được thể hiện trên tấm thổ cẩm cũng là những đề tài liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như: Đường diềm ở phía trên tương ứng cõi trời, có hoa văn hình người, biểu

Trang 36

tượng cho các vị thần bảo vệ cho sự bình an của con người hoặc đường diềm phía dưới tương ứng với cõi đất có hình con ngựa, con chim Đây là những hình tượng biểu trưng cho cuộc sống cỏ cây, muông thú trên mặt đất như quan niệm về vũ trụ, dân gian

- Mặt địu (nả đa): Cũng như một số dân tộc anh em khác, do tính chất công

việc hàng ngày của người phụ nữ rất vất vả, vừa chăm sóc con cái, vừa tham gia công việc đồng áng, nương rẫy, vừa phải làm thêm việc nội trợ gia đình Vì vậy, họ đã sáng tạo ra chiếc địu để người phụ nữ có thể cõng (địu) con trên lưng mà vẫn làm được việc đồng áng hoặc các công việc khác Chiếc địu của người Tày Cao Bằng về hình thức tuy không khác nhiều so với các dân tộc khác ở vùng Đông Bắc, nhưng trên mặt địu được trang trí hoa văn không thể lẫn với dân tộc khác, đó là phần trang trí chính trên thân địu (mặt địu) có kích thước 25 - 30cm Mặt địu được dệt hàng loạt trên dây chuyền một lần cài hoa văn trên khung cửi Mỗi mặt địu có bố cục riêng và chỉ đủ trang trí cho một chiếc địu Đây là những hoa văn đăng đối, hoa văn bỏ ô ở giữa khu vực trung tâm

- Túi đeo (thông lài): Trong toàn bộ trang phục của phụ nữ Tày Cao Bằng có lẽ

chỉ duy nhất có một thứ được trang trí - đó là chiếc túi đeo Túi có kích thước nhỏ khoảng 30cm - 40cm, được gập đôi lại, có dây đeo Vải thổ cẩm dệt làm túi đeo có thể

dệt riêng hoặc sử dụng một “pắc” giữa của mặt chăn để may Tuy nhiên, loại túi này

cũng chỉ được sử dụng trong những dịp lễ hội, đi chợ hoặc thăm bạn bè

* Sản phẩm phục vụ tâm linh:

Ngoài bộ đạo cụ như chùm sóc nhạc, quạt giấy, gương soi, trang phục, đồ hành

nghề của các bà bụt, then không thể thiếu hai tấm vải thổ cẩm Mỗi tấm là một “pắc”

hình vuông, kích thước từ 30cm - 40cm tùy theo khổ vải Một tấm dùng để đệm khi ngồi, tấm kia để đệm chùm sóc nhạc

* Các mô típ trang trí phổ biến trong thổ cẩm:

Mỗi tấm thổ cẩm của người Tày Cao Bằng đều có bố cục chặt chẽ trong các đường viền xung quanh Các loại đường viền xung quanh trong thổ cẩm được đồng

bào gọi chung là “làn đắng”, nó được sử dụng trong trang trí xung quanh mặt chăn, mặt che, mặt địu, túi đeo, và chia các phần đầu, phần thân của mặt chăn, màn che

Phổ biến trong mô típ này là hoa văn hình chữ T, ô vuông, ô cách, kẻ ngang và bông hoa Ngoài ra còn có một số loại mô típ như:

Trang 37

- Mô típ hoa, lá, quả: Chủ yếu là hoa hồi (boóc cáp) là loại hoa 8 cánh hình thoi

xếp thành 4 cặp đối xứng nhau hoặc hoa hồi kép 16 cánh, ở giữa có nhân hình quả trám Mỗi mô típ hoa hồi nằm trong ô hình thoi liên tiếp theo băng chéo Các mô típ hoa hồi trong băng chéo được bố cục đầy đặn trong mỗi tấm thổ cẩm và được phối màu tương phản rành mạch Ngoài ra còn có hình hoa lê (bo c lỳ), quả trám (mác cườm), …

- Mô típ về động vật: Hình con ngựa là động vật duy nhất được đưa vào hoa văn

dệt thổ cẩm của người Tày Trên thực tế, ngựa là con vật gắn bó với đời sống hàng ngày của đồng bào, là phương tiện vận chuyển và đi lại của người dân và hình con chim, con rết., con cua

- Mô típ hình người: Được dệt khá rõ hình thù với dáng đứng thẳng, hai tay

buông xuôi

- Hoa văn kẻ ô vuông: Có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau, loại đơn, loại kép

tùy theo cảm hứng của người dệt Thông thường loại ô thường được thể hiện bằng một cặp màu đối nhau (đen - trắng hoặc đen - đỏ)

- Hoa văn vặn thừng: Được trang trí ở một số chi tiết nhỏ trên các mô típ lớn

của mặt địu, túi đeo, nó giống như những dấu nhân liên tiếp

Có thể nói, hoa văn, họa tiết trên những tấm thổ cẩm của người Tày Cao Bằng rất độc đáo, nó là những hình ảnh cách điệu từ các loại hoa thân thuộc trong đời sống như: Hoa cà, hoa bưởi, hoa rừng hay cách điệu những con chim, thú… Bố cục của một tấm thổ cẩm khá đơn giản gồm hai loại hoa văn cơ bản, đó là hoa văn nền và hoa văn nổi Hoa văn nền gồm đường viền khung, đường nền xen giữa các ô hoa văn có màu sắc Màu sắc hoa văn rực rỡ, sự phối hợp các màu nguyên sắc có độ tương phản bên nhau khá mạnh Mỗi tấm mỗi khác, là do người dệt tự nghĩ ra, xấu hay đẹp phụ thuộc vào sự sáng tạo mỗi người chứ không theo nguyên tắc hay quy tắc nào Nhìn hoa văn, người ta có thể biết được sự khéo léo, tinh tế của người con gái, biết được tâm tư tình cảm của cô gái đó Đó chính là điều làm nên sự quyến rũ của những đường hoa văn thổ cẩm Có thể nói, trên từng khung thổ cẩm, với tình yêu bản làng, dân tộc, tình yêu lao động và sự đam mê bản sắc dân tộc, những thiếu nữ Tày đã thổi hồn vào từng tấm thổ cẩm màu xanh của cây rừng, màu đỏ của hoa rừng, màu vàng rực rỡ của ánh nắng mặt trời, màu nâu của mảnh đất của quê hương Màu sắc và hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là tinh hoa, là biểu tượng đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, vì vậy

Trang 38

thổ cẩm của mỗi vùng đều có sự khác biệt, không hòa lẫn vào nhau, kể cả của các làng, bản người Tày với nhau cũng có sự khác biệt

1.3.3 Các giá trị của nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, thổ cẩm của người Tày ở Luống Nọi, xã Ngọc Đào có giá trị văn hoá của dân tộc tiêu biểu Mỗi hoa văn trên thổ cẩm là sự tái tạo hiện thực của cuộc sống vào những tác phẩm nghệ thuật, tín ngưỡng của con người Vì vậy, các hoạ tiết hoa văn đều được khởi nguồn cảm hứng từ thế giới tự nhiên bao quanh cuộc sống của con người Vậy nên thổ cẩm còn mang giá trị to lớn, đó là giá trị văn hoá lịch sử thông qua hoa văn trên thổ cẩm thể hiện cả một quá trình phát triển của lịch sử từ xã hội cổ đại đến xã hội hiện đại Nó còn tác động trực tiếp đến nhận thức của con người và tác động gián tiếp đến cách thể hiện họa tiết hoa văn trên những mặt dệt thổ cẩm truyền thống, đồng thời những hoa văn thổ cẩm lại là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phản ánh một cách chân thực của xã hội

Thổ cẩm có giá trị tôn giáo tín ngưỡng: Thổ cẩm của đồng bào Tày được bắt

nguồn từ cuộc sống lao động, gắn bó trong cuộc sống hàng ngày và phản ánh tâm tư, tình cảm, khát vọng vươn tới cái đẹp, đồng thời mang yếu tố tâm linh sâu sắc Hoa văn thổ cẩm của người Tày mang đặc trưng, biểu tượng riêng, mang ý nghĩa lớn lao Đó là một dạng ngôn ngữ đặc biệt diễn đạt tâm tư, tình cảm, ước vọng biểu đạt những hàm nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan của tộc người ở mức độ cao hơn Nó là trụ cột tinh thần của con người, góp phần khơi dậy ý thức dân tộc, củng cố khối đoàn kết cộng đồng Hoa văn là tín hiệu biểu đạt tâm tư mà con người dễ cảm nhận, gần gũi và dễ hòa đồng Những tín hiệu đó đã trở thành biểu tượng của cộng đồng, mặt khác hoa văn

còn biểu hiện mối quan hệ với các tộc người khác trong khu vực

Thổ cẩm có giá trị nghệ thuật: Thổ cẩm người Tày được tạo nên sắc thái văn

hóa riêng biệt với những mô típ, bố cục, màu sắc mang đậm tính nghệ thuật Từ thiên nhiên, từ trong lao động sản xuất, bằng bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú, phụ nữ Tày đã hình thành nên hệ thống mô típ hoa văn, kỹ thuật phối màu hết sức hài hòa, đậm bản sắc dân tộc Sự phối hợp các màu nguyên sắc có độ tương phản cao bên nhau khá mạnh bạo Có những hòa sắc trầm, dịu, hoặc sáng tươi, rực rỡ, các sắc thái khác nhau cho thấy thổ cẩm Tày không gò bó trong quy thức hòa màu hạn chế nào, cho thấy sức sáng tạo phong phú và đa dạng của nghệ nhân nhiều thế hệ, đó cũng là những dấu ấn của sự phát triển trong trang trí dệt dân gian của người Tày để đáp ứng

Trang 39

những nhu cầu của cuộc sống ngày một đa dạng phong phú về các mặt văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc

Nghệ thuật trang trí mỹ thuật, bố cục trên thổ cẩm của người Tày rất đa dạng và phong phú về chủ đề Các mẫu hoa văn thổ cẩm của họ là sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, màu sắc và hoa văn Mỗi tấm thổ cẩm thực sự là một bức tranh sống động, phản ánh cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Các màu sắc sáng, tối, nóng, lạnh được xử lý rất khéo léo trên nền chủ đạo, điều này đã tạo nên một bản sắc riêng của văn hóa Tày, nó khiến chúng ta không thể nhầm lẫn với cách trang trí hoa văn của các dân tộc khác Các mẫu hoa văn thường là những loài hoa rất phổ biến trên mảnh đất Cao Bằng như: Hoa lê, hoa mận, hoa đào, cùng với hình ảnh của một số muông thú rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: Hươu, nai, ngựa, chim

Bố cục ô quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềm gẫy khúc, trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hình mặt trời, đường thẳng song song, hoa, ngọn rau bầu, bí, cây cỏ, liên quan đến tín ngưỡng cổ của cư dân nông nghiệp phía Bắc Ngoài ô quả trám còn xuất hiện các biến thể như ô hình 8 cánh, hình vuông, hình chữ nhật Điều này đã tạo cho đồ án trang trí có đường nét cấu tạo phong phú, đa dạng hơn

Về cách ăn mặc thường ngày, xưa kia hầu hết người Tày ở Luống Nọi đều dùng vải tự dệt để may quần áo, khăn, giầy vải… Trong gia đình luôn có sẵn các loại vải, vừa là để dự phòng khi cần dùng vừa có ý nghĩa đánh giá sự giàu nghèo của họ Trong cưới xin, vải trước hết đáp ứng nhu cầu may quần áo, khăn, chăn màn, gối, sau đó là của hồi môn đối với phụ nữ Trong ngày cưới họ được mặc những bộ y phục mới nhất và đem sang nhà chồng những sản phẩm chăn, gối, màn… do chính bàn tay của mình và gia đình làm ra Những sản phẩm ấy đẹp hay xấu, ít hay nhiều là sự đánh giá đúng mức độ giàu nghèo, trình độ dệt vải của bản thân họ Trước đây ở một số nơi có tục thách cưới lấy vải, tức là nhà trai phải đem sang nhà gái một số lượng vải do nhà gái đặt ra như là một sự mua bán, trao đổi giữa vải và người Trong trường hợp đó, vải có giá trị như một hàng hoá đặc biệt Trong việc ma chay, vải còn là một dạng vật chất phục vụ cho người quá cố Người Tày cũng như đại đa số các dân tôc khác quan niệm chết là về với tổ tên, sống ở mường trời, cõi âm Họ cũng có những nhu cầu vật chất, tinh thần như người ở dương gian Vì vậy, ngoài việc lo toan một số vật chất phục vụ nhu cầu ăn uống, lao động, đi lại, vui chơi… người nhà còn phải lo một số trang phục

Trang 40

mới và vải gửi cho người chết bằng cách khâm liệm, xếp đặt trong quan tài hoặc đốt để chúng đi cùng với người, phục vụ đời sống bên kia của họ Mặt khác, trong tang ma vải còn là một trong những phương tiện sử dụng khi làm lễ như khăn tang, làm áo tang, nhà táng, cờ, trướng… và nhiều thứ khác nhau Cùng với ý nghĩa đó vải từ lâu đã trở thành những vật phẩm biếu tặng, trao đổi với nhiều chủng loại khác nhau: những chiếc khăn, chiếc áo, những mảnh vải dệt, thêu thùa của các cô gái tặng cho người yêu, của mẹ tặng con, của cháu tặng ông bà …

Thổ cẩm có giá trị về tập quán: Hoa văn thổ cẩm của người Tày mang đặc

trưng, biểu tượng riêng, và ý nghĩa lớn lao Đó là một dạng ngôn ngữ đặc biệt diễn đạt tâm tư, tình cảm, ước vọng biểu đạt những hàm nghĩa về thế giới quan, nhân sinh quan của tộc người ở mức độ cao hơn Nó là trụ cột tinh thần của con người, góp phần khơi dậy ý thức dân tộc, củng cố khối đoàn kết cộng đồng

Hoa văn là tín hiệu biểu đạt tâm tư mà con người dễ cảm nhận, dễ gần gũi, dễ hòa đồng Những tín hiệu đó đã trở thành biểu tượng của cộng đồng, mặt khác hoa văn còn biểu hiện mối quan hệ với các tộc người khác trong khu vực

Thổ cẩm có giá trị kinh tế: Nghề dệt thổ cẩm là sinh kế của người Tày ở Luống

Nọi Người Tày từ xưa vốn nổi tiếng nghề dệt vải, cải hoa làm chăn, màn, nhiều dân tộc lân cận cũng tìm đến để trao đổi với nông lâm sản hoặc mua về dùng Thông qua các cuộc mua bán trao đổi đó người Tày càng có dịp tiếp sức học hỏi Một mặt trang trải thêm những vật chất còn thiếu thốn trong gia đình, mặt khác làm giàu thêm nguồn tri thức kinh nghiệm sản xuất và việc giao lưu văn hoá

Tiểu kết chương 1

Di sản văn hoá phi vật thể nghề dệt thủ công truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng tộc người thiểu số ở Cao Bằng nói chung và của dân tộc Tày xóm Luống Nọi nói riêng kể cả trong truyền thống lẫn hiện tại Bảo vệ và phát huy giá trị của di sản được xem là điểm mấu chốt để giữ nghề thủ công truyền thống được tồn tại và phát triển theo hướng phát triển bền vững Trong quá trình hình thành và phát triển của di sản đều phải phụ thuộc vào những yếu tố như: nguyên liệu, thị trường và nguồn nhân lực Nguồn lực vẫn là nhân tố quyết định trong việc bảo vệ và phát giá trị di sản, bởi vì họ là những người gìn giữ bí quyết và sống cùng với nghề Tuy nhiên hiện nay, nghề dệt không còn nhiều hộ duy trì hoạt động nghề, nhưng vai trò của nó trong đời sống cộng đồng vẫn được thể hiện rất rõ nét Đó

Ngày đăng: 21/09/2024, 08:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị An (2007), Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng
Tác giả: Nguyễn Thị An
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
2. Sầm Việt An (2021), Bức tranh văn hoá các dân tộc Cao Bằng, Nhà xuất bản Lao động, trang 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức tranh văn hoá các dân tộc Cao Bằng
Tác giả: Sầm Việt An
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động
Năm: 2021
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2020) Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2020)
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
4. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Giáo dục và Đào tạo (2022), Địa lý –Lịch sử tỉnh Cao Bằng (tài liệu dùng trong các trường phổ thông tỉnh Cao Bằng), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, trang 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý –Lịch sử tỉnh Cao Bằng (tài liệu dùng trong các trường phổ thông tỉnh Cao Bằng)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ - Sở Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2022
5. Nguyễn Anh Bằng, Vũ Tiến Đức (2021), Giá trị di sản văn hoá dệt thổ cẩm của các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên, Tạp chí khoa học xã hội Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị di sản văn hoá dệt thổ cẩm của các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên
Tác giả: Nguyễn Anh Bằng, Vũ Tiến Đức
Năm: 2021
6. Vũ Ngọc Bảo, Nghề dệt vải – Nghề dệt truyền thống lưu giữ bản sắc văn hoá dân tộc (timviec365.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề dệt vải – Nghề dệt truyền thống lưu giữ bản sắc văn hoá dân tộc
7. Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam (2006), Nghề thủ công truyền thống của người Nùng, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề thủ công truyền thống của người Nùng
Tác giả: Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc
Năm: 2006
8. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2023) Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, số 1402/QĐ-BVHTTDL ngày 01/6/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
9. Hoàng Tuấn Cƣ – Hoàng Hạc, Nguyễn Thanh Hiền (2012) Then Tày, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Trang 263 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Then Tày
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc
10. Hoàng Cường (2023), Giữ nghề dệt thổ cẩm độc đáo để phát triển du lịch, https://vov.vn/du-lich/giu-nghe-det-tho-cam-doc-dao-de-phat-trien-du-lich-post1061616.vov (truy cập ngày 6/1/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giữ nghề dệt thổ cẩm độc đáo để phát triển du lịch
Tác giả: Hoàng Cường
Năm: 2023
11. Nguyễn Thị Phương Châm (2009), Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay, Nhà xuất bản VHTT và Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi văn hóa ở các làng quê hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Châm
Nhà XB: Nhà xuất bản VHTT và Viện Văn hóa
Năm: 2009
12. Nguyễn Thị Song Hà (2021), Bảo vệ phát huy di sản văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Trang 13 – 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ phát huy di sản văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Song Hà
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2021
13. Nguyễn Thị Hiền (2017) Quản lý nhà nước về vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
14. Nguyễn Thị Hiền (2022) Nhận diện và vai trò của cộng đồng đối với di sản, Tạp chí Dân tộc học số 1, trang 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện và vai trò của cộng đồng đối với di sản
15. Quý Hiệp, Thổ cẩm truyền thống trong thời hội nhập Báo Dân tộc và Phát triển (baodantoc.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thổ cẩm truyền thống trong thời hội nhập
16. Thu Hoài, Xây dựng và phát triển Công viên địa chất non nước Cao Bằng, https://baocaobang.vn/-5386.html. (truy cập ngày 5/1/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển Công viên địa chất non nước Cao Bằng
18. Thu Hằng, Nghề dệt truyền thống của dân tộc Tày ở Cao Bằng https://truyenhinhdulich.vn/van-hoa/nghe-det-truyen-thong-cua-dan-toc-tay-o-cao-bang-10960.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề dệt truyền thống của dân tộc Tày ở Cao Bằng
19. Nguyễn Thị Lan Hương (2021), Văn hoá thổ cẩm trong đời sống tộc người vùng trung du và miền núi phía Bắc, Tạp chí Di sản Văn hoá số 464 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá thổ cẩm trong đời sống tộc người vùng trung du và miền núi phía Bắc
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương
Năm: 2021
20. Nguyễn Thị Hường, Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nghề truyền thống thêu, dệt thổ cẩm gắn với du lịch,https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/06/24/vai-tro-cua-nha-nuoc-doi-voi-phat-trien-nghe-truyen-thong-theu-det-tho-cam-gan-voi-du-lich/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Nhà nước đối với phát triển nghề truyền "thống thêu, dệt thổ cẩm gắn với du lịch
21. Thanh Huyền, Người lưu giữ nghề dệt truyền thống (baosonla.org.vn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người lưu giữ nghề dệt truyền thống

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Bản đồ nghề dệt thổ cẩm xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 1. Bản đồ nghề dệt thổ cẩm xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh (Trang 89)
Hình 2. Cổng vào xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 2. Cổng vào xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng (Trang 89)
Hình 7. Hoa văn thổ cẩm được dệt từ mặt trái - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 7. Hoa văn thổ cẩm được dệt từ mặt trái (Trang 91)
Hình 8. Xưởng dệt thổ cẩm gia đình Nghệ nhân Nông Thị Thược - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 8. Xưởng dệt thổ cẩm gia đình Nghệ nhân Nông Thị Thược (Trang 91)
Hình 9. Nghệ nhân Nông Thị Thược trong sự kiện tham gia lễ hội du lịch Non nước - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 9. Nghệ nhân Nông Thị Thược trong sự kiện tham gia lễ hội du lịch Non nước (Trang 92)
Hình 15. Thợ dệt Nông Thị Iu - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 15. Thợ dệt Nông Thị Iu (Trang 93)
Hình 16. Thợ dệt Ma Thị Ngọc - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 16. Thợ dệt Ma Thị Ngọc (Trang 94)
Hình 21. Khách tham quan du lịch trải nghiệm xưởng dệt nghệ nhân Nông Thị Thược - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 21. Khách tham quan du lịch trải nghiệm xưởng dệt nghệ nhân Nông Thị Thược (Trang 95)
Hình 24. Quảng bá sản phẩm thổ cẩm tại Đăk Nông  Hình 25. Quảng bá sản phẩm thổ cẩm tại phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng, - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 24. Quảng bá sản phẩm thổ cẩm tại Đăk Nông Hình 25. Quảng bá sản phẩm thổ cẩm tại phố đi bộ Kim Đồng, thành phố Cao Bằng, (Trang 96)
Hình 30. Giấy chứng nhận là đối tác chính thức của Công viên địa chất toàn cầu - Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh Đương Đại trường hợp nghề dệt của người tày tại luống nọi, cao bằng
Hình 30. Giấy chứng nhận là đối tác chính thức của Công viên địa chất toàn cầu (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w