1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá dịch vụ cảnh quan phục vụ quản lý bền vững vườn quốc gia cát bà

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá dịch vụ cảnh quan phục vụ quản lý bền vững vườn quốc gia cát bà
Tác giả Nguyễn Kiều Oanh
Người hướng dẫn GS.TS. Trương Quang Hải, TS. Trần Văn Trường
Trường học Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Bền vững
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 427,78 KB

Nội dung

Đánh giá dịch vụ cảnh quan phục vụ quản lý bền vững vườn quốc gia cát bà Đánh giá dịch vụ cảnh quan phục vụ quản lý bền vững vườn quốc gia cát bà

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

VÀ NGHỆ THUẬT

NGUYỄN KIỀU OANH

ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ CẢNH QUAN PHỤC VỤ QUẢN LÝ BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA

CÁT BÀ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨCHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC BỀN VỮNG

MÃ SỐ: 8900201.QTD

Hà Nội-2024

Trang 2

Luận văn được hoàn thành tạiTrường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Quang Hải

TS Trần Văn TrườngPhản biện:

1 PGS TS Nguyễn An Thịnh2 PGS TS Lê Xuân Tuấn

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại Khoa Các khoa họcliên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vào hồi 17 giờ 10 ngày 30 tháng 01 năm 2024

Có thể tìm đọc luận văn tại:- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội- Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong bối cảnh phát triển bền vững, các hoạt động như bảo vệ, khôi phục, và thúc đẩy sử dụngbền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái đất vàmất đa dạng sinh học là mục tiêu của nhiều quốc gia theo Mục tiêu 15 về Phát triển bền vững của LiênHợp Quốc Hệ sinh thái rừng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu rủi ro thiên tai và cung cấpcác chức năng toàn cầu như tích lũy carbon, cân bằng carbon dioxide, duy trì độ ẩm trong không khí, vàđảm bảo lưu lượng nước ngọt Vườn Quốc gia, có nhiệm vụ bảo tồn di sản thiên nhiên và tương tác vớicộng đồng, đóng vai trò quan trọng trong duy trì những mục tiêu này

Tuy nhiên, các thách thức như xử lý rác thải, khai thác tài nguyên, và bảo đảm sự hòa hợp với giátrị văn hóa địa phương đe dọa sự duy trì của cảnh quan tự nhiên Đánh giá dịch vụ cảnh quan trở thànhmột cách tiếp cận hiệu quả để xác định giá trị và chức năng của các hệ sinh thái, đồng thời đối mặt vớinhững thách thức kinh tế-xã hội địa phương

Nghiên cứu tập trung vào Vườn Quốc gia Cát Bà ở Việt Nam, nơi đang phải đối mặt với biến đổicảnh quan do phát triển du lịch, khai thác tài nguyên, và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Đánh giá dịch vụcảnh quan ở đây có ý nghĩa quan trọng để cân nhắc giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, hướngtới phát triển bền vững của vùng

2 Mục tiêu, nhiệm vụ

Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích sự phân hóa đặc điểm cảnh quan, từ đó đánh giá các dịch vụ

cảnh quan và đề xuất một số định hướng phục vụ quản lý Vườn Quốc gia và khu dự trữ sinh quyểnCát Bà, thành phố Hải Phòng

Để thực hiện được mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra như sau:- Nghiên cứu đặc điểm phân hoá cảnh quan Khu dự trữ sinh quyển và Vườn Quốc gia Cát Bà.- Đánh giá đặc điểm và sự phân hóa một số dịch vụ cảnh quan khu vực nghiên cứu

- Trên cơ sở phân loại cảnh quan và đánh giá dịch vụ cảnh quan, nghiên cứu đề xuất các định hướngvà giải pháp sử dụng hợp lý các cảnh quan, dịch vụ cảnh quan cho mục tiêu quản lý bền vững KDTSQcũng như VQG Cát Bà

3 Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi không gian

Đề tài giới hạn nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi ranh giới Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, huyệnCát Hải, thành phố Hải Phòng Trong đó, VQG Cát Bà nằm trong ranh giới của các vùng lõi và vùng đệmcủa KDTSQ Cát Bà

- Bước đầu đề xuất một số khuyến nghị quản lý bền vững KDTSQ, Vườn Quốc gia Cát Bà

4 Điểm mới của luận văn

- Phân tích đặc điểm phân hóa cảnh quan KDTSQ, VQG Cát Bà

Trang 4

- Đánh giá sự phân hóa và lượng giá một số dịch vụ cảnh quan KDTSQ, VQG Cát Bà.

5 Cơ sở tài liệu

- Các tài liệu về cơ sở lý thuyết: Các giáo trình, sách chuyên khảo trong và ngoài nước về cảnh

quan học và sinh thái cảnh quan (cấu trúc cảnh quan, đánh giá cảnh quan, ), khoa học môi trường vàphát triển bền vững (sử dụng hợp lý tài nguyên, )

- Các tài liệu về khu vực nghiên cứu: Các dữ liệu bản đồ hợp phần của khu vực KDTSQ, Vườn

Quốc gia Cát Bà (bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng và bản đồ hiện trạng sử dụng đất);các số liệu thống kê và báo cáo quy hoạch sử dụng đất; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế-xã hội năm 2021 của khu KDTSQ, Vườn Quốc gia Cát Bà

- Các tài liệu khảo sát thực địa và phỏng vấn cán bộ quản lý và người dân về dịch vụ cảnh quanKDTSQ, VQG Cát Bà

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận

nghiên cứu và hệ thống tri thức về đánh giá dịch vụ cảnh quan cho khu vực ven biển

- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác quản lý,

sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường KDTSQ, VQG Cát Bà

7 Cấu trúc báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu được chiathành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu;- Chương 2: Các yếu tố thành tạo và đặc điểm phân hoá cảnh quan Vườn quốc gia Cát Bà;- Chương 3: Đánh giá dịch vụ cảnh quan và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên bền vững Vườnquốc gia Cát Bà

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1 Hướng nghiên cứu, quản lý bền vững VQG

Trong bối cảnh phát triển bền vững, mục tiêu quản lý rừng bền vững là duy trì sự cân bằng giữanhu cầu kinh tế-xã hội và bảo tồn hệ sinh thái rừng Quản lý này bao gồm bảo vệ đa dạng sinh học, thựchiện khai thác gỗ và sản phẩm rừng một cách có trách nhiệm, và tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường.Quản lý rừng bền vững có nhiều giá trị, bao gồm giảm thiểu rủi ro thiên tai, duy trì chuỗi thức ăn và quytrình sinh thái, cung cấp môi trường sống và tái tạo bền vững Tuy nhiên, nó đối mặt với thách thức từ sứcép kinh tế, biến đổi khí hậu, và sự mở rộng đô thị Phá rừng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trườngvà kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đóng góp vào phát thải khí nhà kính Các sáng kiến như Diễn đàn Rừng củaLiên hợp quốc, REDD+, và Mục tiêu Phát triển Bền vững đều hướng tới ngăn chặn mất rừng và thúc đẩyquản lý rừng bền vững

Khu bảo tồn (KBT) đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng.Tuy nhiên, sự hiệu quả của chúng cần được giám sát để ngăn chặn sự xuống cấp và sự phá hủy VườnQuốc gia (VQG), đặc biệt là ven biển và hải đảo, đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn sinh thái và pháttriển kinh tế-xã hội bền vững Tuy nhiên, việc mở cửa rừng cần được điều chỉnh để ngăn chặn hành vixâm phạm Nghiên cứu về cách cộng đồng và môi trường phản ứng với mực nước biển dâng có thể cungcấp thông tin quan trọng về khả năng phục hồi trong tương lai Các VQG ven biển và hải đảo của ViệtNam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhưng đồng thời cũng đối mặtvới thách thức từ hoạt động du lịch sinh thái Rừng và lâm sản chơi một vai trò quan trọng trong cung cấpdinh dưỡng và sinh kế cho người dân Việt Nam Tuy nhiên, các nỗ lực cần được đặt vào bảo tồn và quảnlý bền vững để đảm bảo sự phát triển kinh tế-xã hội và bảo tồn môi trường Tổng thể, các nghiên cứu vàquản lý đều hướng tới việc đạt được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn môi trường, với sựnhấn mạnh vào quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học trong các vùng bảo tồn thiên nhiên

1.1.2 Hướng phân tích, đánh giá cảnh quan, dịch vụ cảnh quan vườn quốc gia

Trong lĩnh vực nghiên cứu về ứng dụng cảnh quan, hai vấn đề quan trọng là đánh giá cảnh quanvà quy hoạch không gian sự dụng tài nguyên, đồng thời bảo vệ môi trường Nga và Liên Xô cũ đã tiếnhành nhiều nghiên cứu về đánh giá cảnh quan, sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và bảo vệ thiên nhiêncho nhiều lĩnh vực khác nhau Tại Tây Âu và Bắc Mỹ, lĩnh vực cảnh quan chú trọng vào tính ứng dụng,liên kết với điều kiện xã hội, văn hoá, và con người ở từng địa phương, khu vực, nhằm hướng tới sự thốngnhất giữa tự nhiên, kinh tế và xã hội để đáp ứng mục tiêu phát triển Nghiên cứu tập trung vào sự tươngtác giữa tự nhiên và văn hoá, đặc biệt là cảnh quan văn hoá có thể trẻ hoá hoặc tạo ra cảnh quan mới vớicấu trúc khác biệt so với các cảnh quan hiện tại Ngoài ra, mối quan hệ giữa con người và môi trườngđược xem xét như một loại cảnh quan độc đáo, được gọi là cảnh quan thiên nhiên con người Dựa trênnghiên cứu về cảnh quan này, các nhà khoa học đã đề xuất chiến lược sử dụng tài nguyên một cách hợp lýđể khai thác hiệu quả các lợi ích kinh tế và xã hội mà không gây hại cho môi trường Cảnh quan được coilà đối tượng nghiên cứu và quy hoạch thích hợp nhất để chính quyền địa phương có cái nhìn rõ ràng vềcác quá trình sinh thái nhân văn chịu tác động mạnh mẽ của quy hoạch

Tại Châu Âu, nhu cầu về kỹ thuật lập kế hoạch và quản lý đất đai đang gia tăng, đặc biệt là trongviệc bảo tồn cảnh quan đa dạng và sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững Phương pháp tiếp cận bốicảnh, một chiến lược quản lý đất đai tổng hợp, đang thu hút sự chú ý đáng kể trong cả cộng đồng khoa họcvà diễn đàn quốc tế Công ước cảnh quan châu Âu đã giao trách nhiệm cho các bên riêng lẻ để xác địnhđặc điểm của lãnh thổ, đánh giá đại diện của chúng, xác định yếu tố và áp lực có thể ảnh hưởng đến cảnhquan, và sau đó thực hiện các chiến lược để quản lý, lập kế hoạch và bảo vệ cảnh quan Áp dụng mô hình

Trang 6

này ở cấp quốc gia có thể phục vụ như một khuôn khổ cho nghiên cứu, giám sát, quản lý và quy hoạchcảnh quan trong phạm vi không gian.

1.1.3 Các nghiên cứu có liên quan đến VQG Cát Bà

Đồ án “Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch Vườn quốc gia Cát Bà” tập trung vàoviệc đánh giá hiệu quả của quản lý môi trường du lịch tại Vườn quốc gia Cát Bà Nó nhằm đánh giácách mà các biện pháp quản lý môi trừng đã được triển khai và ảnh hưởng của chúng đến bảo tồn vàbảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vườn quốc gia

Đồ án “Nghiên cứu, đánh giá nhanh hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà, thành phố HảiPhòng” tập trung vào nghiên cứu và đánh giá nhanh hiệu quả của quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà, mộtphần quan trọng của Vườn quốc gia Cát Bà Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng quản lý và tác độngcủa các biện pháp bảo tồn lên hệ sinh thái biển đa dạng trong khu vực và đề xuất các cải tiến quản lý đểđảm bảo sự bảo vệ và phục hồi tài nguyên biển

Đồ án “Phát triển du lịch sinh thía tại Vườn quốc gia Cát Bà” tập trung vào việc nghiên cứu và đềxuất các biện pháp phát triển du lịch sinh thái trong khu vực của Vườn quốc gia Cát Bà Nghiên cứu nàynhằm tìm hiểu tiềm năng và đặc điểm của vùng để đề xuất các biện pháp phát triển du lịch bền vững vàcân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của vườn quốc gia

Nghiên cứu “Đánh giá tình trạng và khả năng phục hồi của rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia CátBà” đánh giá tình trạng và khả năng phục hồi của rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Cát Bà Nhằm hiểu rõhơn về tình trạng rừng và khả năng phục hồi của chúng sau các tác động từ hoạt động con người và môitrừng

Nghiên cứu “Đánh giá tác động của du lịch đến sinh thái biển và cộng đồng địa phương tại VQGCát Bà” tập trung vào việc đánh giá tác động của du lịch đến sinh thái biển và cộng đồng địa phương tạiVQG Cát Bà Mục đích đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến môi trường biển và cộng đồng địaphương, từ đó đề xuất cá biện pháp quản lý và bảo vệ phù hợp

Nghiên cứu “Quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên nước trong Vườn quốc gia Cát Bà” tập trungvào việc quản và bảo tồn nguồn tài nguyên nước trong Vườn quốc gia Cát Bà Từ đó hiểu rõ hơn về nguồntài nguyên nước trong khu vực, các thách thức và biện pháp quản lý cần thiết để bảo vệ và sự dụng bềnvững nguồn tài nguyên này

Qua phân tích tổng quan các nghiên cứu liên quan đến Vườn quốc gia Cát Bà, có thể rút ra một sốkết luận để làm căn cứ cho xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của luận văn:

+ Vườn quốc gia Cát Bà đang đối diện với các thách thức về bảo tồn môi trường, đa dạng sinh họcvà tài nguyên thiên nhiên Các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng suy thoái, mất môi trường sống và tác độngtừ hoạt động của con người đến hệ sinh thái trong vùng

+ Du lịch là một yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế và phát triển cộng đồng địaphương Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng gây ra tác động tiêu cực đến sinh thái biển và đời sống củacộng đồng địa phương Việc quản lý du lịch bền vững và cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn môitrường là cần thiết

+ Quản lý tài nguyên nước là một vấn đề quan trọng trong Vườn quốc gia Cát Bà Các nghiên cứuđã tập trung vào việc đánh giá tình trạng nguồn tài nguyên nước, ô nhiễm và quản lý cân bằng nước Quảnlý và bảo tồn nguồn tài nguyên nước là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sựphát triển bền vững

Trang 7

+ Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững là một phương pháp tiếp cận quan trọng để đảmbảo phát triển kinh tế và bảo tồn môi trường Mô hình này tập trung vào việc tạo ra sự cân bằng giữa pháttriển du lịch và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo lợi ích cho cộng đồng địa phương và tạo sựphát triển bền vững.

1.2.Cơ sở khoa học phân tích, đánh giá DVCQ

1.2.1 Vườn quốc gia và chức năng Vườn quốc gia

Vườn quốc gia (VQG) có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thếgiới và Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN), đó là một lãnh thổrộng trên đất liền hoặc biển, được bảo vệ bởi quy định chính quyền địa phương, với mục tiêu duy trì tínhtoàn vẹn sinh thái Các VQG thường được thiết lập ở những khu vực độc đáo với động thực vật và đặcđiểm địa chất quan trọng hoặc để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng Các công viên này có vai trò képlà môi trường sống của động vật hoang dã và điểm đến du lịch Quản lý các công viên quốc gia đôi khi đốimặt với thách thức cân bằng giữa du lịch và bảo tồn, đồng thời cũng phải giải quyết vấn đề khai thác tàinguyên thiên nhiên như gỗ một cách bền vững Ngoài ra, nguy cơ khai thác bất hợp pháp và tham nhũngcũng là những thách thức đáng chú ý

1.2.2 Quan niệm, hệ thống phân loại và nội dung phân tích cảnh quan

1.2.2.1 Quan niệm cảnh quan

Đến cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, khái niệm "Cảnh quan" (CQ) xuất hiện và phát triển từ cácnghiên cứu về phân chia địa lý tự nhiên của địa lý Nga như V.V Docdusaev, L.C Berge, G.N

Vuwxxxotxkii Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, các nhà địa lý đều xem Cảnh quan là một tổng hợpthể lãnh thổ, địa hệ thống có tính cá thể và kiểu loại, bao gồm cả phần nhìn thấy và phần "tư duy"

Trong địa lý Xô Viết, Cảnh quan được xem xét từ ba quan điểm khác nhau: tổng hợp thể lãnh thổ, đơnvị cá thể và đơn vị kiểu loại Theo quan điểm hệ thống, Cảnh quan được hiểu như một địa tổng thể hoặctổng hợp thể lãnh thổ, nhấn mạnh "sự thống nhất toàn diện trong cấu trúc khu vực định cư và vùng lãnhthổ" Cảnh quan cũng được coi là một địa hệ, một phức hợp bao gồm các yếu tố như đá mẹ, địa hình, khíhậu, thủy văn, thổ nhưỡng và thực vật, tác động lẫn nhau bởi các dòng vật chất và năng lượng

Cảnh quan cũng được hiểu như các cá thể địa lý không lặp lại, là một đơn vị cụ thể được quy định bởivị trí địa lý của đơn vị cảnh quan Đối với quan điểm đơn vị kiểu loại, Cảnh quan thể hiện một số tính chấtchung điển hình cho khu vực này hoặc khu vực khác, không phụ thuộc vào đặc điểm phân bố của chúng

Cảnh quan đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện quy hoạch lãnh thổ tại châu Âu Từnhững năm 60, quy hoạch lãnh thổ đã tích hợp yêu cầu về bảo vệ môi trường và cảnh quan, đặt ra mụctiêu kép là gia tăng sản xuất kết hợp với bảo vệ môi trường Cảnh quan đã trở thành cơ sở cho chẩn đoánvà các chính sách quy hoạch, đặc biệt trong quy hoạch sử dụng đất Những thay đổi này phản ánh sự nhậnthức về môi trường và sự quan trọng của việc tích hợp cảnh quan vào quá trình quy hoạch lãnh thổ

1.2.2.2 Hệ thống phân loại và nội dung phân tích cảnh quan

Phân loại cảnh quan là một phần quan trọng của lĩnh vực cảnh quan học, quyết định việc thiết lập bảnđồ cảnh quan Hiện nay, có nhiều hệ thống phân loại cảnh quan được đề xuất bởi các nhà nghiên cứu khácnhau, như hệ thống của Vũ Tự Lập, V.A Nhikolaev, Nguyễn Thành Long, và tập thể tác giả của PhòngĐịa lý tự nhiên thuộc Viện Khoa học Việt Nam

Tất cả các hệ thống phân loại này đều có mục tiêu cuối cùng là giúp hiểu rõ và đánh giá cảnh quanmột cách chi tiết và khoa học, tạo cơ sở cho việc quản lý và bảo tồn môi trường cảnh quan một cách hiệuquả Các nguyên tắc quan trọng khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan bao gồm đơn giản hoá số

Trang 8

lượng đơn vị phân loại, sắp xếp chúng theo trình tự logic từ lớn đến nhỏ, và đảm bảo rằng tiêu chí phânloại ở cấp lớn hơn bao phủ một không gian lớn hơn.

Dựa trên các nguyên tắc khoa học và thực tiễn, hệ thống phân loại cảnh quan của Việt Nam được đềxuất với độ chi tiết phù hợp với tỷ lệ nghiên cứu Đối với bản đồ tỷ lệ 1/25.000-1/250.000, hệ thống baogồm Hệ → Phụ hệ → Lớp → Phụ lớp → Nhóm → Kiểu → Hạng → Loại Đối với bản đồ tỷ lệ 1/25.000hoặc lớn hơn, hệ thống mở rộng với đơn vị Dạng cảnh quan, chi tiết hóa sự tương tác giữa địa phương vàhoạt động con người Đơn vị Dạng cảnh quan được sử dụng để đánh giá tình hình hiện tại và phát triểncảnh quan trong ngữ cảnh của sự tương tác này

1.2.3 Dịch vụ cảnh quan và phân tích, đánh giá dịch vụ cảnh quan

1.2.3.1 Khái niệm về dịch vụ cảnh quan

Trong những năm gần đây, thuật ngữ "chức năng và dịch vụ cảnh quan" trở nên quan trọng trong cácnghiên cứu, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu, nơi việc phân tích mô hình và quy trình cảnh quan cùng đánhgiá chức năng cảnh quan đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất Thuật ngữ "chức năngcảnh quan" được định nghĩa như khả năng cung cấp dịch vụ của cảnh quan cho con người và chỉ mới đượcthảo luận trong những nghiên cứu gần đây của một số tác giả Khái niệm "dịch vụ hệ sinh thái" được sửdụng để thể hiện lợi ích mà hệ sinh thái mang lại cho con người, và thuật ngữ "dịch vụ cảnh quan" đượcgiới thiệu để kết hợp cả hai khía cạnh tự nhiên và văn hóa của cảnh quan trong bối cảnh quy hoạch cảnhquan địa phương

Tầm quan trọng của các dịch vụ cảnh quan từ cảnh quan tự nhiên và văn hóa ngày càng được nhậnthức, với cảnh quan được coi là hệ thống sinh thái - xã hội cung cấp nhiều chức năng quan trọng Dịch vụcảnh quan được định nghĩa là "hàng hóa và dịch vụ do cảnh quan cung cấp để thỏa mãn nhu cầu của conngười, trực tiếp hoặc gián tiếp." Ở Việt Nam, "Dịch vụ cảnh quan" được hiểu là những lợi ích mà conngười đạt được từ các hệ sinh thái trong phạm vi cảnh quan và từ sự tương tác giữa hệ sinh thái và conngười, với yếu tố không gian được xem xét

1.2.3.2 Các nhóm dịch vụ cơ bản của cảnh quan

Dịch vụ hệ sinh thái đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam, mỗi ngành kinh tếsử dụng một nhóm loại hình dịch vụ sinh thái khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu yếu tố đầu vào của ngànhđó gồm ba nhóm dịch vụ chính: (i) dịch vụ cung cấp, (ii) dịch vụ bảo vệ và điều tiết, (iii) dịch vụ văn hóavà và xã hội

- Dịch vụ cung cấp: Các dịch vụ cung cấp của cảnh quan gắn liền với nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Cảnh quan cũng như hệ sinh thái cung cấp thức ăn, nước uống và năng lượng, là những yếu tố cần thiếtduy trì sự sống của con người Tuy nhiên, cảnh quan còn liên quan đến các nhu cầu khác Cảnh quan cònđáp ứng những nhu cầu khác như cơ sở hạ tầng, các hoạt động công nghiệp,… Những nhu cầu này cầnmột không gian nhất định để diễn ra Nghĩa là, nếu hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ đáp ứng cho nhữngnhu cầu cơ bản của con người thì cảnh quan cung cấp cho con người địa điểm/không gian để thực hiện cáchoạt động thường ngày, chẳng hạn như địa điểm làm nơi sinh sống, nơi làm việc, đi lại

- Dịch vụ bảo vệ và điều tiết: Theo Groot (2006), các dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái cung cấp những

điều kiện cơ bản ban đầu cho các dịch vụ khác Tuy nhiên, trong dịch vụ điều tiét của cảnh quan, dịch vụđiều tiết cấu trúc không gian được bổ sung, bao gồm 3 nhóm: Kết nối không gian, cách ly với điều kiệnbất lợi và cung cấp sự đa dạng về không gian Các dịch vụ này liên quan đến khả năng thích nghi vớinhững thay đổi của cảnh quan nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ lâu dài cho các thế hệ mai sau Tínhkết nối giữa các hệ sinh thái và sự đa dạng về không gian là điều kiện cần thiết cho khả năng phục hồi củahệ sinh thái Ngoài ra, dịch vụ kết nối không gian được xem là điều kiện ban đầu cần thiết hình thành các

Trang 9

dịch vụ về văn hoá Ví dụ, dịch vụ kết nối không gian của cảnh quan cung cấp không gian cho các hoạtđộng thể thao hay các hoạt động xã hội.

- Dịch vụ văn hoá và xã hội: Nhóm dịch vụ văn hoá là những dịch vụ phi vật chất được tạo ra khi con

người tương tác với các cảnh quan Dịch vụ văn hoá trong hệ thống các dịch vụ cảnh quan bao gồm: Sứckhoẻ, Giải trí, Nhu cầu cá nhận và Nhu cầu xã hội

Nghiên cứu dịch vụ cảnh quan tạo thêm cơ sở cho việc xác định các chức năng cảnh quan, có giá trịcho đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

1.2.3.3 Mối quan hệ và sự khác biệt giữa dịch vụ cảnh quan với dịch vụ sinh thái

Trong lĩnh vực cảnh quan, các yếu tố hữu cơ (như quần xã sinh vật), vô cơ (bao gồm đá mẹ, địa hình,khí hậu, nước, đất, ) và yếu tố xã hội (bao gồm con người và các hoạt động liên quan đến khai thác và sửdụng tài nguyên) tương tác với nhau và đóng vai trò tương đồng Phân cấp cảnh quan theo các thứ bậc từlớn đến nhỏ (hệ, phủ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu) phụ thuộc vào mức độ chi tiết của nghiên cứu tại từng quy môlãnh thổ

Trong khi đó, đối với hệ sinh thái, yếu tố hữu cơ đóng vai trò quan trọng và là trung tâm, trong khiyếu tố vô cơ tạo nên môi trường cho sự phát triển của hệ sinh thái Hệ sinh thái không phân biệt theo thứbậc tùy thuộc vào quy mô lãnh thổ

Dịch vụ cảnh quan được phân loại theo các chức năng cung cấp, bảo vệ và điều tiết, văn hóa và xãhội So với dịch vụ hệ sinh thái, dịch vụ cảnh quan phong phú hơn với các nhóm dịch vụ bổ sung như sứckhỏe thể chất và tinh thần, giải trí thụ động và chủ động, các dịch vụ hỗ trợ cá nhân như cung cấp dấu hiệuhướng, và các dịch vụ đáp ứng cho xã hội như giá trị văn hoá và nghệ thuật

1.2.3.4 Mối quan hệ chức năng cảnh quan và dịch vụ cảnh quan

Dịch vụ cảnh quan thường là biểu hiện cụ thể của các chức năng cảnh quan, như đã được chỉ ra bởiSteve Wratten và đồng nghiệp vào năm 2013 Để duy trì các dịch vụ cảnh quan, quan trọng là duy trì cácchức năng của cảnh quan Khi chức năng của cảnh quan phục vụ cho nhu cầu của con người, chúng trởthành dịch vụ cảnh quan Ví dụ, một cảnh quan hoặc hệ sinh thái có chức năng cung cấp môi trường sốngdưới nước cho các loài cá có thể cung cấp dịch vụ giải trí như câu cá cho con người Nếu hệ sinh tháikhông thể đáp ứng chức năng cung cấp môi trường sống, các loài cá có thể biến mất và do đó, dịch vụ giảitrí như câu cá cũng sẽ mất đi

1.2.4 Quản lý bền vững Vườn quốc gia theo tiếp cận cảnh quan và dịch vụ cảnh quan

Trong quản lý vườn quốc gia, tiếp cận cảnh quan và dịch vụ cảnh quan đóng vai trò quan trọng đểđảm bảo sự bền vững và bảo tồn cảnh quan Nói về tiếp cận cảnh quan, điều này bao gồm việc đánh giá,xác định, và bảo vệ các yếu tố cảnh quan như địa hình, thực vật, động vật, nước, và môi trường tự nhiênkhác Quản lý bền vững vườn quốc gia theo tiếp cận cảnh quan đòi hỏi sự kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiênvà phát triển kinh tế-xã hội Dịch vụ cảnh quan, như được định nghĩa bởi William H Whyte, là sự cungcấp những trải nghiệm và lợi ích tâm lý, văn hoá, và hình thái từ cảnh quan tự nhiên và xây dựng cho conngười Thông qua dịch vụ cảnh quan, vườn quốc gia không chỉ tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho dukhách mà còn có thể đóng góp vào tài trợ và quản lý thông qua thu phí, phát triển du lịch, và các hoạtđộng kinh doanh khác Quản lý bền vững của vườn quốc gia đồng thời cần đảm bảo sự cân nhắc và cânbằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn thiên nhiên Điều này bao gồm việc thiết lập và thực hiện kế hoạchquản lý cảnh quan, giám sát và bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi choviệc cung cấp dịch vụ cảnh quan thông qua đầu tư vào hạ tầng du lịch và cải thiện trải nghiệm du lịch

1.3 Quan điểm, quy trình và phương pháp nghiên cứu

Trang 10

1.3.1 Quan điểm nghiên cứu

Mọi sự vật hiện trượng đều tồn tại và phát triển trong mọi không gian nhất định Các sự vật hiện tượngđịa lý cũng vậy, chúng có sự phân hóa và hệ thống nội tại nhưng cũng có mối quan hệ với các lãnh thổxung quanh cả về đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội Mỗi lãnh thổ đều phát sinh, hình thành, pháttriển gắn với một không gian cụ thể

Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai (WCED,1987) Nói cách khác, pháttriển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảovệ, giữ gìn Với quan điểm phát triển bền vững, đề tài đã phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triểnkinh tế - xã hội đến điều kiện tự nhiên, môi trường để đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm hướng tớimục tiêu phát triển bền vững Trên quan điểm phát triển bền vững, nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng củacác hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đến tổng thể tự nhiên khu vực rừng ngập mặn, từ đó lập cơ sởkhoa học quy hoạch quản lý để vừa đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, vừa hạn chế những tác độngtiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đảm bảo sự phát triển cộng đồng trong khu vực

Cảnh quan rất đa dạng về mặt không gian, việc cung cấp các dịch vụ của chúng phân bổ không đồngđều theo không gian Chúng là các hệ thống phức tạp đòi hỏi cách tiếp cận đa cấp độ để hiểu rõ hơn quátrình tương tác của các hợp phần tự nhiên nhằm quản lý và định hướng sử dụng đất (Levin, 1992) Cácđịnh hướng về sử dụng đất có thể dẫn đến các tác động và sự đánh đổi tùy thuộc vào từng địa điểm cụ thể.Do đó, việc nghiên cứu những thay đổi trong việc cung cấp dịch vụ cảnh quan một cách rõ ràng về mặtkhông gian là rất cần thiết (Holzkämper và cộng sự, 2006; Nelson và cộng sự, 2009; Willemen, 2010).Hơn nữa, các chính sách và công tác quản lý, cung cấp dịch vụ và nhu cầu dịch vụ xã hội thường xảy ra ởcác cấp độ không gian và đặc điểm xã hội khác nhau (Cash và cộng sự, 2006; R de Groot, 2006; Evans &Kelley, 2004) Do đó, sự tương tác giữa xã hội và môi trường ở các cấp độ khác nhau phải được hiểu đầyđủ và đưa vào quá trình ra quyết định để hỗ trợ công tác quản lý hiệu quả hơn (Kremen & Ostfeld, 2005;Paetzold và cộng sự, 2010; Veldkamp và cộng sự, 2011)

1.3.2 Quy trình các bước nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu thực hiện đề tài gồm 4 giai đoạn với các nội dung, công việc chính cụ thể nhưsau:

- Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, nội dung, luận điểm, điểm mới của luận văn Trong giai đoạn

này chủ yếu sử dụng phương pháp đọc tổng quan tài liệu khoa học và thực tiễn, kết hợp kiến thứcchuyên môn từ thực tế quản lý địa phương để tìm kiếm ý tưởng cho đề tài;

- Giai đoạn 2: Tiến hành thu thập, tập hợp và tổng quan các công trình/dự án/đề tài/nhiệm vụ có

liên quan đến hướng và khu vực nghiên cứu là Vườn quốc gia Cát Bà, từ đó xác lập cơ sở lý luận,khoa học của đề tài, xác định các quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu phù hợp;

- Giai đoạn 3: Trên cở sở các tài liệu đã thu thập, tiến hành điều tra, khảo sát thực địa nhằm bổ

sung thêm thông tin, dữ liệu, từ đó tiến hành phân tích đặc điểm các yếu tố tạo thành cảnh quan;mô tả cảnh quan theo các đơn vị phân kiểu và phân vùng để thấy sự phân hoá về cấu trúc tàinguyên và môi trường của Vườn quốc gia Cát Bà theo cảnh quan;

- Giai đoạn 4: Xây dựng hệ thống và đánh giá các DVCQ sử dụng phương pháp phân tích.

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương phấp kế thừa và tổng quan tài liệu- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa- Phương pháp phỏng vấn và điều tra KT-XH sử dụng bảng hỏi

Ngày đăng: 21/09/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN