1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Quy trình an toàn thiết bị nâng hạ

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. MỤC ĐÍCH  Cung cấp những thông tin, hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng, quản lý, vận hành các phương tiện và thiết bị phụ trợ nâng hạ nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định hiện hành. 2. PHẠM VI ÁP DỤNG  Quy định này áp dụng cho tất cả các hoạt động tại công ty hoặc nhà thầu phụ của Công ty tham gia vào công tác quản lý, vận hành và thực hiện các hoạt động nâng hạ.  Đối với những hoạt động mà quy định an toàn thiết bị nâng của khách hàng có các quy định cao hơn so với quy định này thì sẽ áp dụng theo các quy định của khách hàng. 3. TÀI LIỆU THAM KHẢO  QCVN 25:2015/BLDTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.  Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

Trang 1

QUY ĐỊNH AN TOÀN THIẾT BỊ NÂNG HẠ

Người lập/ Made by:……… Safety Team…… ………

Người kiểm tra/ Checked by:… ……… ………

Người phê duyệt/ Approved by:… …… ………

Trang 2

Lý lịch sửa đổi tài liệu

Phiên bản

Ngày sửa đồi

Ngày có hiệu lực Nội dung và vị trí sửa đổi Lý do sửa đổi Người lập Phê duyệt

0 14.10.2022 18.10.2022 Toàn bộ Làm mới Safety

team Sammy

Trang 3

1 MỤC ĐÍCH

 Cung cấp những thông tin, hướng dẫn cần thiết cho việc sử dụng, quản lý, vận hành các phương

tiện và thiết bị phụ trợ nâng hạ nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định hiện hành

3 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 QCVN 25:2015/BLDTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên

 Nghị định 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động

4 ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ

 Thiết bị nâng: Là thiết bị dùng để nâng, di chuyển và hạ hàng thuộc danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động ở Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH (bao gồm cần trục, cẩu trục, cổng trục, bán cổng trục, trục cáp chở hàng, trục cáp chở người, trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng, pa lăng điện; palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên, xe tời điện chạy trên ray, tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao, tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên, xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên, xe nâng người: xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m, )

 Xe nâng hay còn gọi là Forklift, là một thiết bị công nghiệp có khả năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, có sử dụng động cơ, thường có tải trọng trên 1000 kg  Tải trọng an toàn: Là tải trọng nâng cho phép theo biểu đồ tải trọng của thiết bị nâng (tải trọng

tối đa tại một vị trí tương ứng với góc nâng và bán kính nâng của thiết bị nâng)

5 NỘI DUNG 5.1 Quy định chung:

- Người vận hành xe/ thiết bị nâng phải có: 1 Được đào tạo nghề và được cấp chứng chỉ vận hành 2 Được đào tạo an toàn vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn còn hiệu lực phù hợp với thiết bị

vận hành 3 Có quyết định phân công công việc bằng văn bản - Người vận hành xe/thiết bị nâng phải kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và đảm bảo sức khỏe theo quy định pháp luật;

Trang 4

- Xe/thiết bị nâng trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn và đảm bảo tem kiểm định còn hiệu lực;

- Khi xảy ra sự cố cho xe/ thiết bị nâng trong quá trình vận hành thì người vận hành phải báo cáo cho người có trách nhiệm để lập biên bản và tìm cách sửa chữa, khắc phục Sau khi có quyết định của người có trách nhiệm thì xe/ thiết bị nâng mới được tiếp tục sử dụng

5.2 Phân tích an toàn công việc

Phân tích an toàn công việc sẽ phải được thực hiện bởi người phụ trách/quản lý công việc nâng hạ/quản lý nhà thầu và được kiểm tra bởi nhân viên an toàn Phân tích an toàn sẽ bao gồm các nội dung sau:

 Xác định mối nguy, đánh giá rủi ro cho công việc  Phân tích an toàn trước khi tiến hành công việc Các mối nguy, đánh giá rủi ro cho công việc thực hiện sẽ được thực hiện theo quy trình xác định mối nguy, đánh giá rủi ro cho công việc

Các bảng đánh giá rủi ro sẽ được phổ biến cho CBCNV (bao gồm cả người vận hành xe/thiết bị nâng, người xi-nhan và những người tham gia công việc liên quan đến việc sử dụng xe/thiết bị nâng) và đảm bảo CBCNV phải hiểu được cách thức tiến hành công việc, mối nguy khi thực hiện các bước công việc là gì và biện pháp được thực hiện để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro sẽ phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động nâng hạ

Phân tích an toàn hàng ngày trước khi tiến hành công việc sẽ diễn ra vào các buổi sáng, kéo dài khoảng từ 5-10 phút Các tổ/đội/nhóm thực hiện công việc sẽ tập trung lại, phân giao nhiệm vụ công việc trong ngày, cùng nhau thảo luận để xác định mối nguy hiểm và đưa ra biện pháp ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các rủi ro dưới trách nhiệm tổ chức của giám sát thi công

Đối với nhà thầu: bộ phận liên quan (bao gồm quản lý nhà thầu, bộ phận kỹ thuật, nhà thầu và an toàn) sẽ tập trung lại, thảo luận đưa ra phương án thi công kèm biện pháp an toàn dưới trách nhiệm tổ chức của bộ phận quản lý nhà thầu Phương án thi công phải được kiểm tra bởi an toàn

5.3 Chuẩn bị biện pháp an toàn cho hoạt động nâng hạ

Trước khi thực hiện quá trình nâng hạ thiết bị, giám sát thi công/bộ phận quản lý nhà thầu/ giám sát an toàn phải đảm bảo tất cả các biện pháp an toàn đã được chuẩn bị đầy đủ:

Lắp đặt biển báo, cảnh báo, trang bị BHLD

 Khu vực nâng hạ phải được căng dây cảnh báo an toàn xung quanh

Trang 5

 Tại khu vực nâng hạ phải có biển báo hiệu bằng 02 ngôn ngữ tiếng Việt Nam “Khu vực cẩu đang hoạt động” và tiếng Anh “Cranes operating area” hoặc tiếng Việt “Khu vực thiết bị nâng hạ đang hoạt động” và tiếng Anh “Lifting operation area”

 Thiết bị ra tín hiệu, liên lạc: Các thiết bị ra tín hiệu có thể là cờ hoặc bộ đàm Bộ đàm phải đảm bảo hoạt động tốt, loa đủ lớn để có thể nghe rõ các thông tin, tín hiệu Tiếng không bị mất hoặc bị vấp trong quá trình sử dụng

5.4 Trang bị bảo hộ cá nhân: Tối thiểu sử dụng giày bảo hộ, mũ bảo hộ và dây an toàn khi làm

việc từ độ cao 2m trở lên

5.5 Yêu cầu xe nâng

Xe nâng phải đáp ứng các yêu cầu an toàn sau: - Phải có sơ đồ tải rõ ràng;

- Kính chiếu hậu rõ và đầy đủ - Đèn pha, đèn lùi, xi nhan đầy đủ, đèn cảnh báo, đèn chiếu vùng an toàn đầy đủ

5.6 Quy định vận hành 5.6.1 Trước vận hành

- Trang bị đầy đủ bảo hộ (giày bảo hộ, mũ bảo hộ, dây an toàn…) - Thực hiện checklist an toàn vận hành xe nâng;

- Đảm bảo khu vực vận hành không có chướng vật, - Khu vực vận hành được chiếu sáng thích hợp - Tuân thủ 3 điểm tiếp xúc khi lên (xuống) xe - Điều chỉnh ghế ngồi cho thuận tiện thao tác - Mang dây an toàn trước khi bắt đầu vận hành - Kiểm tra đèn còi trước khi bắt đầu di chuyển

5.6.2 Chất buộc tải

- Đảm bảo tải không vượt quá sức nâng của xe - Tải phải được buộc chắc chắn trước khi di chuyển - Đảm bảo khoảng cách càng nâng bằng ¾ chiều rộng pallet - Tải có trọng lượng lớn đặt phía dưới, tải nhẹ đặt phía trên Khi đặt tải lên xe, pallet phải đảm bảo tâm tải luôn nhỏ nhất

5.6.3 Nâng hạ tải

- Đảm bảo không có chướng vật phía trên khu vực nâng - Đảm bảo không có người trong khu vực khi nâng hạ tải - Đảm bảo khoảng cách an toàn điện đến xe như sau: + Khoảng cách đối với điện áp nhỏ hơn 50KV là 3m + Khoảng cách đối với điện áp nhỏ hơn 200KV là 4.5m - Kéo thắng tay và đảm bảo xe đứng yên khi nâng hạ tải

5.6.4 Di chuyển xe

- Nâng càng cách mặt đất 200-300 mm - Đạp thắng chân và vào số tới hoặc lùi - Đảm bảo không chướng vật phía di chuyển

Trang 6

- Bóp còi cảnh báo mọi người xe chuẩn bị di chuyển - Kiểm tra và đảm bảo thắng và bánh lại trước khi di - Người vận hành không được để thò tay chân ra ngoài - Nghiêng càng nâng về phía người vận hành trước khi di chuyển - Khi bắt đầu di chuyển phải kiểm tra hướng di chuyển (chỉ tay phía trước và hô “không có chướng vật phía trước” Làm tương tự bên trái và bên phải) Khi đảm bảo an toàn thì bóp còi và di chuyển;

- Tránh di chuyển đột ngột, tốc độ di chuyển phù hợp điều kiện vận hành Chỉ di chuyển trong khu vực được chỉ định

- Tại nơi giao nhau với người đi bộ thì người vận hành phải nhường đường cho người đi bộ Tại ngã ba, ngã tư… những nơi khuất tầm nhìn phải cho xe dừng lại, kiểm tra phía trước như khi bắt đầu di chuyển và di chuyển chậm ở những khu vực này;

- Luôn quan sát phần đuôi xe nâng khi xe vào đường cua quẹo, luôn luôn giữ được phần đuôi xe có khoảng cách an toàn khi cua quẹo Phần đuôi xe nâng có xu hướng văng ra khi xe vào đường cua quẹo - Trường hợp xe có mang tải: khi xe lên dốc phải di chuyển tới (càng nâng ở độ cao khoảng 20cm) và khi xe xuống dốc phải di chuyển lùi Trường hợp xe không có tải: khi xe lên dốc phải di chuyển lùi và khi xe xuống dốc phải di chuyển tới (càng nâng ở độ cao khoảng 20cm)

- Phải cho xe chạy lùi khi tải che khuất tầm nhìn (người vận hành phải nhìn về hướng di chuyển lùi, không nhìn kính hậu) Trường hợp buộc phải di chuyển tới thì phải có người ra tín hiệu hướng dẫn;

- Không chuyển số đột ngột từ tới sang lùi và ngược lại Phải thắng và ngừng xe sau đó mới được chuyển số Không được chuyển hướng xe khi đang trên mặt dốc

5.6.4.1 An toàn trong quá trình di chuyển

- Đảm bảo an toàn đường điện trên cao - Tuân thủ các biển báo an toàn khi di chuyển - Luôn giữ càng nâng nghiêng về phía người vận hành - Luôn giữ càng nâng thấp sát mặt sàn đến mức có thể - Giảm tốc độ và bóp còi khi đi vào góc khuất, đông người - Tránh di chuyển đột ngột, tốc độ phù hợp điều kiện vận hành - Di chuyển lùi khi tải che khuất tầm nhìn, luôn nhìn về hướng di chuyên - Cẩn thận khi di chuyển vào khu vực đông người, mặt dốc, trơn trượt, chướng vật phía trên

5.6.4.2 An toàn khi di chuyển trên mặt dốc

- Không đánh lái khi di chuyển - Giữ khoảng cách an toàn với bờ dốc - Càng nâng luôn hướng phía trên khi mang tải - Càng nâng luôn hướng phía dưới khi không mang tải

5.6.5 Dừng và đậu xe

- Không che lối thoát hiểm và phương tiện chữa cháy - Đậu đúng nơi quy định và hạ càng nâng sát mặt sàn - Chuyển cần chức năng điều khiển về ZERO và kéo thắng tay (Đối với xe chạy bằng gas LPG phải khóa van cấp nguồn gas) - Phải rút chìa khóa ngay sau khi sử dụng

Trang 7

- Luôn kéo thắng tay khi đậu Không đậu xe trên mặt nghiêng dốc - Không đậu xe tại lối thoát hiểm, lối xe chữa cháy, lối đi công cộng

* Đối với xe nâng điện: bố trí khu sạc không gần khu vực có nguy cơ cháy nổ cao như khu vực hóa chất, các vật liệu dễ cháy nổ (tốt nhất không đặt sạc trong khu vực kho chứa)

5.7 Kiểm tra & bảo dưỡng

- Không được mở nắp két nước khi động cơ còn nóng - Nếu cần mở nắp két nước phải dùng giẻ nhiều lớp, đứng lệch về một bên tránh nước nóng văng vào mặt sau đó mở nhẹ từ từ nắp két nước;

5.8 Các hành vi cấm

- Sử dụng điện thoại khi vận hành - Nâng tải lớn hơn sức nâng của xe (SWL) - Di chuyển xe khi càng nâng ở độ cao quá 30cm; - Điều chỉnh ghế ngồi khi xe di chuyển hoặc khi nâng hạ - Chở người trên xe hoặc nâng người không có lồng nâng - Sử dụng xe nâng chạy bằng nhiên liệu trong các khu vực có chất cháy, nhà kho - Người chưa được đào tạo vận hành xe nâng

- Người không phận sự đứng trong khu vực nâng đỡ hàng - Nâng hàng quá tải trọng cho phép

5.9 Nguyên tắc an toàn người vận hành

- Biết sức nâng và sơ đồ tải của xe - Biết khối lượng và tâm vật cần nâng

Trang 8

- Không nâng hàng quá sức nâng tương ứng - Thực hiện checklist an toàn xe nâng trước vận hành - Đảm bảo khoảng không gian phía trên khi nâng tải - Không nâng, hạ tải, di chuyển, đánh lái xe đột ngột - Biết điểm mù khi di chuyển xe có tải và không tải - Luôn cảnh báo người đi bộ tránh xa khi vận hành - Ngừng xe khi có người băng ngang qua đường - Luôn chuẩn bị các hành động ứng phó tình huống khẩn - Luôn mang đầy đủ bảo hộ, dây an toàn khi vận hành - Không để chân tay ló ra bên ngoài xe khi di chuyển - Không nhảy ra bên ngoài xe trong trường hợp ngã xe - Báo cáo các hư hỏng hoặc dấu hiệu vận hành bất thường - Báo cáo ngay người quản lý các tại nạn hoặc sự cố đã xảy ra

6 PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 6.1 Ban An toàn

- Đối với nhà thầu vào làm việc:

 Kiểm tra điều kiện an toàn xe/ thiết bị nâng, điều kiện người vận hành và các thành viên liên qua khi làm việc

 Phối hợp cùng với nhà thầu, bộ phận quản lý nhà thầu xem xét phương án thi công và các biện pháp an toàn trước khi thực hiện công việc

 Giám sát nhà thầu/ bộ phận quản lý nhà thầu thực hiện các biện pháp an toàn tại khu vực thi công trước khi làm việc

 Giám sát nhà thầu trong quá trình làm việc - Đối với hoạt động nâng hạ tại công ty: quản lý bộ phận có CNV thực hiện công việc có trách nhiệm

kiểm tra, giám sát CNV của mình thực hiện công việc theo yêu cầu của quy trình này

6.2 Bộ phận quản lý, sử dụng xe/thiết bị nâng

- Các quản lý bộ phận/tổ/nhóm cùng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc người vận hành tuân thủ quy định vận hành này

- Quản lý chìa khóa xe/thiết bị nâng và chịu trách nhiệm về việc này

6.4 Người Vận Hành

- Tham gia các khóa huấn luyện an toàn vận hành xe/ thiết bị nâng; - Thực hiện checklist an toàn vận hành xe nâng trước khi sử dụng; - Tuân thủ nghiêm quy định này và các quy định liên quan công việc; - Ngừng vận hành khi phát hiện các hư hỏng của xe hoặc các điều kiện vận hành mất an toàn;

6.5 Người Liên Quan

- Các bộ phận liên quan có trách nhiệm thông báo đến toàn thể CBCNV, nhà thầu đọc kỹ, hiểu và ký cam kết thực hiệm nghiêm quy định này trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào liên quan đến sử dụng xe nâng hàng Tất cả nhân viên công ty và nhà thầu có trách nhiệm lập tức ngăn chặn và báo cáo với

Trang 9

cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý khi phát hiện cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định này hoặc khi phát hiện các hư hỏng thiết bị nâng cần được sửa chữa

7 BIỂU MẪU SỬ DỤNG

Ngày đăng: 21/09/2024, 04:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w