1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Quy trình kiểm tra phòng cháy chữa cháy

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy trình kiểm tra phòng cháy chữa cháy
Tác giả Review Team
Trường học SUPER ENERGY CORPORATION PUBLIC COMPANY LIMITED
Chuyên ngành Phòng cháy chữa cháy
Thể loại Quy trình
Năm xuất bản 2020
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

1. Quy định chung 1.1 Mục đích và phạm vi - Mục đích: Văn bản này quy định nội dung quản lý, công tác phòng cháy chữa cháy và trách nhiệm thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại các nhà máy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió thuộc công ty Super Energy. - Phạm vi áp dụng: Quy định này được áp dụng đối với các nhà máy, công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc công ty Super Energy. 1.2 Trách nhiệm - Trưởng bộ phận HSE Super Energy: Đảm bảo cho văn bản này được tuân thủ. - Các trưởng, phó bộ phận quản lý O&M của Super Energy: Đảm bảo các nhân viên liên quan, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng các nội dung trong Quy định này. - Các trưởng, phó quản lý tại nhà máy, công ty, đơn vị trực thuộc: Đảm bảo các nhân viên liên quan, người lao động tại nhà máy thực hiện đúng nội dung trong Quy định này. - Các nhân viên liên quan: Thực hiện đúng các yêu cầu quy định

Trang 3

participated in the review of this document:

Time review

Ngày sửa

đổi/ Date review

Nội dung sửa đổi/ Content

review

Người sửa đổi/

Personnel review

Người xem xét/

Verified by

Người phê duyệt/

Approved by

Trang 4

MỤC LỤC

3.1 Nội quy Phòng Cháy Chữa cháy 5

3.2 Thành lập Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tại mỗi nhà máy 5

3.3 Huấn luyện, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng theo quy định 6

3.3.1 Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC tại nhà máy 6

3.3.2 Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC 6

3.3.3 Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC" 7

3.4 Phương án PCCC, Phương án diễn tập và tổ chức diễn tập PCCC 7

3.5 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị PCCC 8

3.5.1 Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy 8

3.5.2 Hệ thống báo cháy tự động 9

3.5.3 Hệ thống chữa cháy tự động 10

3.5.4 Trang thiết bị PCCC khác 12

3.6 Công tác lưu trữ hồ sơ theo dõi quản lý về hoạt động PCCC 14

3.7 Công tác kiểm tra PCCC các cấp 14

3.7.1 Thời gian kiểm tra 14

3.7.2 Nội dung kiểm tra 15

3.8 Công tác báo cáo PCCC 15

3.8.1 Báo cáo định kỳ 15

3.8.2 Báo cáo đột xuất 16

3.9 Chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ 16

Trang 5

3.9.1 Chữa cháy 16

3.9.2 Khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ 17

3.10 Công tác khen thưởng, kỷ luật 18

3.10.1Khen thưởng 18

3.10 Kỷ luật 18

4 Tổ chức thực hiện 18

PHỤ LỤC 1: Mẫu sổ kiểm tra định kỳ phương tiện & hệ thống PCCC 19

PHỤ LỤC 2: Mẫu thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện PCCC……… 20

PHỤ LỤC 3: Mẫu sổ theo dõi hoạt động của máy bơm chữa cháy 21

PHỤ LỤC 4: Biểu mẫu Biên bản kiểm tra tiếp địa 22

Trang 6

1 Quy định chung 1.1 Mục đích và phạm vi

- Mục đích: Văn bản này quy định nội dung quản lý, công tác phòng cháy chữa cháy và trách nhiệm thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy tại các nhà máy

điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió thuộc công ty Super Energy

- Phạm vi áp dụng: Quy định này được áp dụng đối với các nhà máy, công ty và

các đơn vị thành viên trực thuộc công ty Super Energy 1.2 Trách nhiệm

- Trưởng bộ phận HSE Super Energy: Đảm bảo cho văn bản này được tuân thủ

- Các trưởng, phó bộ phận quản lý O&M của Super Energy: Đảm bảo các nhân viên

liên quan, nhân viên cấp dưới thực hiện đúng các nội dung trong Quy định này

- Các trưởng, phó quản lý tại nhà máy, công ty, đơn vị trực thuộc: Đảm bảo các nhân viên liên quan, người lao động tại nhà máy thực hiện đúng nội dung trong

Quy định này - Các nhân viên liên quan: Thực hiện đúng các yêu cầu quy định 2 Các định nghĩa, thuật ngữ, từ viết tắt và tài liệu viện dẫn

2.1 Các định nghĩa, thuật ngữ:

- Công tác PCCC: Bao gồm phòng cháy, chữa cháy, bộ máy quản lý công tác

PCCC, quản lý phương tiện PCCC, đầu tư xây dựng hệ thống PCCC, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, mua bảo hiểm cháy nổ, chế độ kiểm tra, báo cáo,

khen thưởng và xử lý vi phạm về PCCC

- Hệ thống phòng cháy là tổng hợp tất cả các yêu cầu, các biện pháp và phương

tiện kỹ thuật để loại trừ khả năng phát sinh đám cháy

- Hệ thống chữa cháy là tổng hợp tất các yêu cầu, phương pháp, phương tiện và

các biện pháp nhằm ngăn ngừa cháy, hạn chế cháy lan truyền, đảm bảo dập tắt đám cháy, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với con người, hạn chế

đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản

- Phương tiện PCCC: Gồm các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ,

hoá chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc PCCC, cứu

người, cứu tài sản

Trang 7

- Đội chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động PCCC tại

nơi làm việc

- Công trình là máy móc, thiết bị, kết cấu xây dựng và các loại vật tư khác, để sử

dụng cho sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ nhiệm vụ khác theo yêu cầu cụ thể 2.2 Các từ viết tắt:

2.3 Các tài liệu viện dẫn:

- Luật PCCC số 27/2001/QH10 ban hành ngày 12/7/2001 - Luật Điện lực số 24/2012/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Điện

lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20/11/2012

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 và 7435-2:2004 - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738:2001

- Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng Cháy và Chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 31/07/2014

- Thông tư 52/2014/TT-BCA của Bộ Công An về quy định quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy ngày 28/10/2014

1 Super Energy Super Energy Corporation Public Company

Limited

3 PA PCCC Phương án phòng cháy và chữa cháy

Trang 8

- Thông tư 66/2014/TT-BCA của Bộ Công An quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP

3 Nội dung: 3.1 Nội quy Phòng Cháy Chữa cháy:

Để đảm bảo an toàn tài sản, trang thiết bị nhà máy, an ninh trật tự của công ty,

qui định việc phòng cháy chữa cháy như sau: - Điều 1: Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ - công nhân

viên công ty, kể cả khách hàng đến công tác hoặc tham quan tại công ty

- Điều 2: Cấm không được sử dụng lửa, củi đun nấu, hút thuốc trong kho hoặc ở

khu vực sản xuất Không dùng dây đồng, dây bạc thay cho cầu chì Không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ Điện Không để các chất dễ cháy gần cầu chì, ổ điện và trên các dây dẫn điện

- Điều 3: Sắp xếp trật tự vật tư hàng hóa trong kho và khu vực sản xuất gọn gàng,

sạch sẽ Xếp riêng từng loại và có khoảng cách ngăn cháy, xa mái nhà, xa tường để việc kiểm tra hàng hóa và cứu chữa khi cần thiết Khi sử dụng xăng công nghiệp, hóa chất phải tuyệt đối cẩn thận, tuân theo hướng dẫn sử dụng

- Điều 4: Khi xuất nhập hàng hóa, xe không được nổ máy trong kho, nơi sản xuất

và khi đậu xe phải hướng đầu xe ra ngoài

- Điều 5: Không để những chướng ngại vật trên lối đi lại - Điều 6: Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy không được

sử dụng vào việc khác

- Điều 7: Ai thực hiện tốt qui định này sẽ được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tùy

theo mức độ mà xử lý, từ cảnh cáo đến thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để truy tố trước pháp luật

3.2 Thành lập Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tại mỗi nhà máy:

- Mỗi nhà máy phải thành lập một đội Phòng cháy chữa cháy (PCCC) cơ cở tại nhà máy của mình Cũng chính là Đội ứng phó sự cố khẩn cấp (ERT)

- Quý I hàng năm: + Kiện toàn lại đội PCCC cơ sở, số lượng thành viên (biên chế) Đội PCCC cơ

sở phải tuân thủ theo Quy định tại khoản 2 Điều 15 của Thông tư

Trang 9

66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an, cụ thể:

STT Số cán bộ công nhân viên

của Cơ sở

Số lượng (biên chế) thành viên đội chữa

cháy cơ sở

1 Dưới 10 người Tất cả người làm việc tại Cơ sở là

thành viên đội PCCC Cơ sở 2 Từ 10 – 50 người Tối thiểu 10 người, 01 đội trưởng

+ Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong đội PCCC cơ sở + Lập kế hoạch thời gian bồi huấn kiến thức, diễn tập PCCC, kiểm tra định kỳ

về PCCC + Lập kế hoạch mua sắm, cấp phát trang thiết bị PCCC trên cơ sở kế hoạch

BHLĐ

3.3 Huấn luyện kiến thức, cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng theo quy định

- Căn cứ kế hoạch của nhà máy, quản lý nhà máy lên kế hoạch tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ PCCC cho các đối tượng theo quy định

3.3.1 Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC tại nhà máy

- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy (chỉ huy khẩn cấp) - Cán bộ, nhân viên đội PCCC Cơ sở;

- Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ;

3.3.2 Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC:

- Căn cứ Điều 16 của Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định về huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:

+ Huấn luyện lần đầu: từ 16 – 24 giờ; + Huấn luyện lại khi giấy chứng nhận hết hạn sử dụng: Tối thiểu là 16 giờ; - Nhà máy căn cứ vào việc tổ chức huấn luyện lần đầu hay huấn luyện lại để bố

trí, sắp xếp thời gian huấn luyện phù hợp

Trang 10

3.3.3 Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC"

- Các đối tượng quy định tại Mục 3.3.1 này, sau khi hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ PCCC và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì sẽ được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC" theo mẫu quy định Bộ công an (Cảnh sát PCCC địa phương cấp)

3.4 Phương án PCCC, Phương án diễn tập và tổ chức diễn tập PCCC

- Các Đơn vị lập PA PCCC phù hợp với tình hình thực tế (đặc biệt, khi có thay đổi về kết cấu, công năng sử dụng của toà nhà, Trạm)

- PA PCCC phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây: + Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện

liên quan đến hoạt động chữa cháy + Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng

khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau

+ Đề ra phương án huy động lực lượng, sử dụng phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy

- PA PCCC phải được tổ chức diễn tập định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, mỗi lần thực tập PA PCCC có thể xử lý theo một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt được thực tập Tuỳ theo tình hình thực tế tại các nhà máy để tổ chức diễn tập hoặc phối hợp với Phòng Cảnh cát PCCC địa phương tổ chức diễn tập theo đúng quy định Các nhà máy tiến hành diễn tập PA PCCC đột xuất khi có yêu cầu

- Trước khi diễn tập, đại diện quản lý mỗi nhà máy phải xây dựng phương án diễn tập, kế hoạch diễn tập để đảm bảo các thành viên tham gia nắm biết được tình huống, phương án chữa cháy và đảm bảo an toàn trong quá trình diễn tập Sau khi diễn tập, tổ chức họp rút kinh nghiệm và có biên bản họp rút kinh nghiệm (nêu được: Tình huống, thời gian diễn tập, diễn biến và thời gian kết thúc diễn tập, nội dung cần rút kinh nghiệm sau diễn tập ) để phổ biến đến người có liên quan

Trang 11

- Tại nhà máy phải bố trí sơ đồ PCCC, tiêu lệnh chữa cháy, nội quy PCCC đủ lớn, ký hiệu rõ ràng nơi đặt thiết bị chữa cháy, họng nước cứu hoả, lối thoát hiểm… để mọi người dễ thấy, dễ sử dụng

- Trang thiết bị PCCC phải đủ số lượng theo quy định để ở nơi dễ lấy, không vướng lối đi lại, thuận lợi sử dụng khi có sự cố cháy, nổ xảy ra

3.5 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị PCCC 3.5.1 Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy:

Hình 1: Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy

- Kiểm tra bình chữa cháy định kỳ hàng tháng (1 lần/ tháng) hoặc theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất (nếu thời gian kiểm tra định kỳ của nhà sản xuất ngắn hơn thời gian quy định tại Quy định này) Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu

- Thực hiện các phương pháp, nội dung kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy, thời hạn sử dụng bình tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 7435-2:2004 hoặc theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất

- Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy: a Được đặt đúng vị trí quy định;

b Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng của bình quay ra ngoài;

c Hướng dẫn sử dụng rõ ràng; d Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất; e Còn đầy (bằng cách cân hoặc nhấc);

f Không bị hư hỏng, ăn mòn, rỏ rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín; g Nếu đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động hoặc nằm

trong khoảng hoạt động

Trang 12

- Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện được liệt kê trong mục a, b phải có hành động chỉnh sửa ngay

- Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện của c, d, e, f hoặc g thì phải tiến hành bảo dưỡng theo qui trình thích hợp

- Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy bằng bột không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều nào của c, d, e, f hoặc g của thì phải loại bỏ

- Bình chữa cháy phải được đặt trên hệ thống giá đỡ chắc chắn Treo thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện PCCC trên cổ bình chữa cháy theo tiêu chuẩn TCVN 3890:2009, mẫu thẻ được ban hành theo Phụ lục 2 của Quy định này - Cập nhật hồ sơ thiết bị, kết quả kiểm tra và theo dõi trang thiết bị PCCC theo

mẫu sổ ban hành kèm theo Phu lục 1 của Quy định này

3.5.2 Hệ thống báo cháy tự động:

- Hệ thống báo cháy tự động được cấu thành từ các bộ phận cơ bản như: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, thiết bị báo bằng âm thanh và ánh sáng, các thiết bị liên kết và nguồn điện Mỗi bộ phận của hệ thống phải đảm bảo có đủ chức năng cơ bản và phải tích hợp liên kết thành hệ thống báo cháy hoàn chỉnh

Hình 2: Các thiết bị phổ biến trong hệ thống báo cháy tự động

- Căn cứ quy định tại điều 6.2, TCVN 3890:2009 về việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ

Trang 13

thống báo cháy tự động và theo tình hình thực tế của nhà máy được quy định như sau:

+ Sau khi đưa hệ thống báo cháy tự động vào hoạt động phải kiểm tra ít nhất ba tháng một lần hoặc theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất (nếu thời gian kiểm tra định kỳ của nhà sản xuất ngắn hơn thời gian quy định tại Quy định này) Khi kiểm tra phải thử các chức năng của hệ thống và sự hoạt động của tất cả các thiết bị báo cháy Khi phát hiện hư hỏng phải khắc phục ngay + Việc bảo dưỡng hệ thống báo cháy được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt hệ thống báo cháy nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống hoặc theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất (nếu thời gian bảo dưỡng của nhà sản xuất ngắn hơn thời gian quy định tại Quy định này) Khi bảo dưỡng phải kiểm tra độ nhạy của tất cả các đầu báo cháy Những đầu báo cháy không đạt yêu cầu về độ nhạy phải được thay thế

- Cập nhật hồ sơ thiết bị, kết quả kiểm tra và theo dõi trang thiết bị PCCC theo mẫu sổ ban hành kèm theo Quy định này (Phụ lục 2)

3.5.3 Hệ thống chữa cháy tự động:

- Hệ thống chữa cháy tự động phổ biến tại các nhà máy gồm: Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2, FM200, Nitơ, khí Aerosol…; Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước: đầu phun Srpinkler, chữa cháy vách tường (họng PCCC, cuộn vòi PCCC) và được kết nối với trạm bơm nước PCCC (gồm bể chứa nước PCCC, bơm PCCC)…

Hình 3: Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200, Nitơ

Trang 14

- Căn cứ quy định tại Điều 7.2, TCVN 3890:2009 về việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động và tình hình thực tế của nhà máy được quy định như sau:

+ Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan

+ Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất sáu tháng một lần + Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt

động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần …, tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy

+ Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất

Hình 4: Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước

- Căn cứ quy định tại Điều 8.3, TCVN 3890:2009 về việc kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa

Ngày đăng: 21/09/2024, 04:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w