1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn luật sở hữu trí tuệ buổi thảo luận thứ nhất

12 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Buổi Thảo Luận Thứ Nhất
Tác giả Trac Luu Ngoc Thao, Huynh Lo Quang Trai, D6 Thuy Trang, Nguyen Duc Vuong Thinh Tri, Lo Thi Phuong Trinh, Phan Thi Thuy Trinh, Do Phuong Uyen, Nguyen Thi Thanh Uyen, Lo Duc Hoang Viet, Nguyen Ngoc My Xuan
Người hướng dẫn Nguyen Phuong Thao
Trường học Truong Dai Hoc Luat Tp. Ho Chi Minh
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Bài Làm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Đồng thời, để tạo ra một tài sản trí tuệ đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư tài chính, công sức, trí tuệ....Do đó, chủ sở hữu quyền mới là người có độc quyền khai thác, sử dụng tải sản trí tuệ

Trang 1

TRUONG DAI HQC LUAT TP HO CHi MINH

KHOA LUAT DAN SU LOP DS46B2

MON: LUAT SO HUU TRI TUE BUOI THAO LUAN THU NHAT GIANG VIEN: NGUYEN PHUONG THAO

Danh sách Nhóm 6

Trang 2

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Trang 3

BÀI LÀM A PHAN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM, NỘP BÀI VÀ THẢO LUẬN TẠI LỚP

1/ Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng øì so với các tài sản hữu hình?

*Lý do cần bảo hộ tài sản trí tuệ:

Thứ nhất, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên con người không có khả năng chiếm hữu về mặt vật lý như tài sản hữu hình khác Ví dụ, một người sở hữu một chiếc điện thoại thông minh với nhiều ứng dụng thì chiếc điện thoại là tài sản hữu hình còn những thứ được chứa đựng giúp chiếc điện thoại đó hoạt động một cách bình thường như phần mềm, ứng dụng là những tài sản trí tuệ vô hình vả phần lớn được bảo hộ dưới dạng sở hữu trí tuệ Vì mang tính chất vô hình nên không một cá nhân, tổ chức nào có khả năng chiếm hữu quyền sở hữu trí tuệ

Ngoài ra, đặc tính vô hình của quyền sở hữu trí tuệ cho phép một đối tượng quyền có được sử dụng tài nhiều nơi, được sử dụng đồng thời mà không làm ảnh hưởng đến nhau Ví dụ, với một ca khúc của một ca sĩ nổi tiếng, cùng một lúc có thể có nhiều người nghe trên nhiều quốc gia, vùng lãnh thô khác nhau Khi việc sử dụng hợp pháp các đối tượng quyền SHTT dién ra đồng thời sẽ không làm cho giá trị tài sản bị giảm đi hay bị hư hại Vì tính vô hình của tải sản trí tuệ nên tài sản nếu không được bảo hộ một cách hữu hiệu thì tài sản dễ bị xâm phạm Đồng thời, để tạo ra một tài sản trí tuệ đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư tài chính, công sức, trí tuệ Do đó, chủ sở hữu quyền mới là người có độc quyền khai thác, sử dụng tải sản trí tuệ trong thời hạn bảo hộ

*Những đặc trưng khác biệt của Quyền sở hữu trí tuệ và tài sản hữu hình: Thứ nhất, sở hữu trí tuệ là sở hữu những tài sản vô hình Đây là những tài sản do lao động trí tuệ do suy nghĩ tạo Do đó, khác với tài sản hữu hình thì tải sản trí tuệ không bị hao mòn về mặt vật lý nhưng dễ là đối tượng bị xâm phạm Ví dụ: với một ca khúc của một ca sĩ nỗi tiếng, cùng một lúc có thê có nhiều người cùng nghe trên nhiều quốc gia, trên nhiều

vùng lãnh thổ Vì tính vô hình của tải sản trí tuệ nên tài sản nếu không được bảo hộ một

cách hữu hiệu thì tài sản dễ bị xâm phạm Đồng thời, đề tạo ra một tài sản trí tuệ đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư tài chính, công sức, trí tuệ, o đó, chủ sở hữu quyền mới là người có độc quyền khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ trong thời hạn bảo hộ

Thứ hai, quyền sử đụng đóng vai trò quan trọng Theo Điều 158 BLDS 2015: “Quyên sở hữu bao gỗm quyên chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.” Vì đây là tài sản vô hình nên đối với tài sản này ta ít đặt ra vẫn đề về chiếm hữu nó mà sẽ chú trọng vào vấn đề khai thác, cụ thể là sử dụng quyền sử dung dé khai thác giá trị của tài sản trí tuệ Những tài sản này không thể nhìn thấy được nhưng có

Trang 4

thé tính bằng băng tiền và đem ra trao đổi như các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn

Thứ ba, tài sản trí tuệ được bảo hộ có chọn lọc Theo đó, không phải bất kỳ tải sản trí tuệ nào cũng sẽ được pháp luật bảo hộ mà chỉ có những tài sản nào phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đường lối, chính sách, định hướng của Nhà nước Ví dụ, các tác phẩm đổi truy hay các bài hát mang tính phản động, đi ngược lại với đường lối, chính sách an ninh quốc phòng thì sẽ không được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thứ tư, nếu tài sản hữu hình không bị giới hạn bởi không gian và thời gian sử đụng thì quyền sở hữu tài sản trí tuệ lại mang tính lãnh thổ và có thời hạn Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong khoảng không gian nhất định và được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia Theo đó, Luật sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị trên phạm vi lãnh thé Việt Nam nên những đối tượng quy định của Luật sở hữu trí tuệ chỉ có giá trị tại Việt Nam Nếu muốn được bảo hộ tại quốc gia khác thì tác giả phải tuân thủ pháp luật của quốc gia đó và phải sang nước đó đăng ký Ví dụ, một nhãn hiệu trà sữa A được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì chỉ được bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam Nếu ở nước ngoài có chủ thể kinh doanh nhái theo nhãn hiệu này thì không đương nhiên được bảo hộ nếu chưa đăng ký quyên bảo hộ tại nước đó Khi có tham gia ĐƯỢT về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên Về thời hạn bảo hộ, quyền sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ nhất định Trong thời hạn bảo hộ, quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm Hết thời hạn này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thé duoc phổ biến một cách tự do mà không cần sự cho phép nào của chủ sở hữu Ví dụ, thời hạn bảo hộ một sáng chế máy móc công nghệ hiện đại thì thời han là 20 năm Hết 20 năm chấm dứt quyền bảo hộ thì công chúng có quyền sử dụng sáng chế đó

Cuối cùng, một sản phẩm trí tuệ có thê được bảo hộ bởi nhiều loại quyền sở hữu trí tuệ khác nhau Đó có thế vừa là bảo hộ quyên tác giả vừa là quyền sở hữu công nghiệp Từ đó, ta cũng có nhiều cơ chế bảo hộ trên cùng một tải sản trí tuệ

2/ Tại sao nói “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bảo hộ có thời hạn” Cho biết quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

QUANG TRAI Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bảo hộ có thời hạn là vì, một sản phẩm trí tuệ nếu được bảo

hộ xuyên suốt về sau thì sẽ gây cản trở cho việc hạn chế việc khai thác, sử dụng tri thức của nhân loại Hơn nữa, một sản phẩm trí tuệ khi đã trải qua một thời gian đủ dài thì người ta sẽ cho răng nó là kiên thức cơ bản và mọi người đêu có quyên được khai thác, sử dụng

Trang 5

Đồng thời, tránh việc người được bảo hộ lạm dụng quyền được bảo hộ đề gây khó khăn cho những người muốn sử dụng sản phâm trí tuệ đó

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo Luật SHTT 2005: Căn cứ Điều 18 Luật SHTT 2005 quy định quyền tác giả bao gồm quyên nhân thân và

quyên tài sản Căn cứ Điều 27 Luật SHTT 2005 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả được hiểu như Sau:

Thứ nhất, bảo hộ vô thời hạn: Quyền nhân thân gắn với tác giả không thê chuyền địch Các quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phâm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Thứ hai, bảo hộ có thời hạn: Quyền nhân thân có thê chuyên dịch và quyền tác giả Đối với tác phẩm di cảo: 50 năm kế từ ngày đầu tiên tác phâm được công bó Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phâm khuyết danh: 75 năm kế từ khi tác phâm được công bố lần đầu Đối với tác phâm chưa được công

bồ trong thời hạn là 25 năm kề từ khi tác phâm được hình thành thì thời hạn bảo hộ là 100

năm Đối với các tác phẩm thuộc loại hình khác: được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời

Năm tính trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả được tính như sau: Thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào 24h ngày 31 tháng 12 năm cuối cùng của thời hạn bảo hộ quyền tác giả theo luật định

Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì quyền sở hữu tác phẩm sẽ thuộc về công chúng

Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Luật SHTT 2005:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật SHTT 2005 quy định đối tượng thuộc quyền sở

hữu công nghiệp có thê bao gồm sáng chế, kiêu đáng công nghiệp, thiết kế bố tri mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu tên thương mại và chỉ dẫn dia ly

Căn cứ theo Điều 93 Luật SHTT 2005 quy định về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp được hiểu như sau: Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế: Bảng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kề từ ngày nộp đơn

Trang 6

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Bằng độc quyền kiêu dáng công nghiệp có hiệu

lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kế từ ngày nộp đơn, có thé gia han hai lần liên

tiếp, mỗi lần 05 năm

Thời hạn bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn:

Thời hạn của văn bằng bảo hộ thiết kế bế trí mạch tích hợp bán dẫn trong khoảng thoi gian sau:

Kết thúc 10 năm kề từ ngày nộp đơn; Kết thúc 10 năm kê từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký; hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bat kỳ nơi nào trên thế giới; Kết thúc 15 năm kề từ ngày tạo ra thiết kế bố trí

Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ

ngày cấp đến hết 10 năm kế từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần L0

năm Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kê từ ngày cấp và chỉ chấm dứt khi các điều kiện địa ly tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chi dan địa lý bị thay đổi làm mắt danh tiếng, chat lượng, đặc tính của sản phâm đó

Thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ một cách tự động trong suốt quá trình chủ thể kinh doanh hoạt động và chấm đứt bảo hộ khi chủ thể đó không còn kinh doanh

Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần phải đi đăng ký bảo hộ và được bảo hộ không thời hạn; trừ trường hợp nó bị bộc lộ theo phương pháp chứng minh ngược hoặc được nhiều người biết đến thì sẽ không được coi là bí mật kinh doanh

Thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo Luật SHTT 2005:

Căn cứ vào Điều 169 Luật SHTT 2005 thì thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

có hiệu lực kế từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác

3/ Đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra - THỊNH TRỊ

Trí tuệ nhân tạo và các sản phâm do nó tạo ra cũng là một trong những tài sản trí tuệ được tạo ra từ lao động trí óc, tư duy của con người thuộc nhóm quyền tài sản theo như BLLDS và cần phải được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với loại tài sản này đặc biệt là vấn đề về bảo hộ quyền tác giả Tuy nhiên hiện nay vẫn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối

Trang 7

với trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra đang gặp một số vướng mắc nhất định Pháp Luật Việt Nam và một số nước chưa có những quy định cụ thể về trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm do nó tạo ra

Thứ nhất, khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân

tạo hiểu đơn giản là một công nghệ mô phỏng trí tuệ và các hoạt động tư duy của con người Như vậy trí tuệ nhân tạo được tạo ra do sự sáng tạo của con người và kết quả là hình thành nên có thế là máy móc hoặc các chương trình máy tính Về các trí tuệ nhân tạo này, thiết nghĩ cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, bảo hộ sáng chế vì đây là các sản phẩm do lao động trí óc, tư duy con người tạo ra và người đã tạo ra các máy móc, chương trình máy tính là các chủ thế quyền tác giả và các sản phẩm nay can duoc xem là đối tượng bảo hộ sáng chế đề có thế đăng ký bảo hộ sáng chế

Thứ hai, khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra Đây là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tac pham hinh ảnh, âm thanh hoặc văn học một cách tự động Các hệ thống trí tuệ nhân tạo này có khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu, nhận biết mẫu và tạo ra tác phẩm nghệ thuật mà có thê không thê định hình được thông qua cách thức sáng tạo của con người truyền thống Căn cứ theo

quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thê Quyền tác giả phải là

một cá nhân, tổ chức sáng tạo ra tác phâm đó trong khi đó sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra không thuộc lao động trí óc của con người tạo ra mà là kết quả của những máy móc và

chương trình máy tính vì vậy mà khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm này là không khả thí, không đủ các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 4/ Trình bày những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đối, bố sung năm 2022 về Bao vệ quyên sở hữu trí tuệ - TTRINH

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là nhà nước và chủ thê quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức pháp lý dé bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã có những điểm mới đề việc áp dụng các quy định chính xác và thực thi hiệu quả hơn

Thứ nhất, về biện pháp tự bảo vệ, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có những thay đổi mới như

Sau:

ø_ Về quy định ở điểm a khoản I Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2019: “/Íp dung

biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vì xâm phạm quyên sở hữu trí tuệ.”, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã bổ sung thêm “bảo vệ quyên, đưa thông tin quan ly quyén hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác” nhằm quy định chi tiết hơn, rõ ràng hơn về biện pháp công nghệ Ngoài ra, điểm b khoản |

Trang 8

Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định thêm việc “sỡ bỏ và xóa nội dung vỉ phạm trên môi trường mạng viễn thong va mang Internet” nham cu thé hon

và áp dụng hiệu quả nhất việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ z_ Bồ sung thêm khoản la Điều 198 ở Luật Sở hữu trí tuệ 2022 “Chú thể quyền

sở hữu trí tuệ có thể ty quyên cho tô chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này để bảo vệ quyên sở hữu trí tệ của mình.” Điều này mở rộng hơn vì chủ thê có thể ủy quyền khi không có điều kiện tự mình bảo vệ

1 khoản 2 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ có thêm quy định “Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyên tác giả, quyên của người biểu diễn có quyển yêu cẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyên xử lý hành vì xâm phạm quyển quy định tại khoản 4 Điều 19 và điểm b khoản 2 Điểu 29 của Luật này.” Vì quyền nhân thân trong quyền tác giả, quyền của người biêu diễn là quyền nhân thân không găn với tài sản nên gây khó khăn cho người thừa kế trong trường hợp các quyên này bị xâm phạm, do đó điểm mới này là cần thiết cho thực tế xã hội

7 Bồ sung thêm các Điều I98a và 198b Luật Sở hữu trí tuệ 2022 Điều 198a quy

định giả định về quyền tác giả, quyền liên quan nhằm nâng cao quyên tự bảo

vệ của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ Còn Điều 198b quy định trách nhiệm

pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian nêu những vấn đề về khái niệm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian cũng như các trường hợp miễn trừ trách nhiệm pháp lý

Thứ hai, về giám định quyền sở hữu trí tuệ Khoản 1 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ

2022 đã bô sung thêm vấn đề áp dụng pháp luật: “ W7ệc giám định tư pháp về sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.” Quy định moi nay nhằm xác định cụ thể luật áp dụng cho hoạt động giám định này là pháp luật về giám định tư pháp, tránh áp dụng sai và chồng chéo pháp luật Ngoài ra, việc bổ sung thêm khoản la nhằm thể hiện đối tượng mà hoạt động giám định quyền sở hữu trí tuệ hướng đến là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và

quyền đối với giống cây trồng Đối với khoản 2 và khoản 2a Điều 201 Luật sở hữu trí tuệ 2022 được sửa đối bô sung ngắn gọn hơn thể hiện điều kiện đề đoanh nghiệp, hợp

tác xã, đơn vị sự nghiệp, tô chức hành nghề luật sư được thực hiện giám định quyền sở hữu trí tuệ Theo đó, Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam không được kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ, việc này trảnh hiểu sai, áp dụng chồng chéo pháp luật Thêm vào đó, Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Trang 9

còn bổ sung thêm 2 khoản là khoản 4 về thực hiện giám định và khoản 5 về kết luận

giám định nhăm hỗ trợ thêm trong việc giám định quyền sở hữu trí tuệ

5/ Luật sửa đôi, bd sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 được xây dựng dựa trên chính sách: “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “Bảo đảm thí hành đây đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam

^ và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập” Bạn hiểu như thế nào về hai chính sách nay? - PTRINH + TTRANG

- Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa một bên là quyền lợi của chủ thể quyền và một bên là quyền sử dụng, quyền tiếp cận tri thức, công nghệ của xã hội Theo đó, việc rà soát, sửa đổi sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan tới quyền tiếp cận tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng: hợp lý hóa cơ chế bảo hộ đối với sáng chế; bố sung các trường hợp văn băng bảo hộ sáng chế,

nhãn hiệu bị hủy bỏ hiệu lực nếu không đáp ứng những điều kiện nhất định; hợp lý hóa cơ

chế bảo hộ quyền đối với giỗng cây trồng (cân bằng quyền của nhà tạo giống và quyền giữ giống của nông dân)

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã bổ sung thêm những ngoại lệ mà khi rơi vào các chủ thê không xâm phạm quyên tác giả, các giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan với mục đích giúp đảm bảo sự hài hoà và cân bằng lợi ích giữa chủ thể quyền tác giả và bên khai thác để phủ hợp với nhu cầu tiếp cận tác phẩm hiện nay Bên cạnh đó, Luật có bổ sung những quy định kiểm soát sáng chế về nguồn gen, căn cứ châm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ (sáng chế, nhãn hiệu), xử lý xung đột giữa nhãn hiệu với tên giỗng cây trồng Những quy định mới đã hoàn thiện việc đảm bảo thỏa đáng và cân bằng hài hoà quyền lợi giữa các bên về quyên sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Điều 25: sao chép nhưng không gây phương hại đến quyền tác giả; Điều 25a: chuyên sang ngôn ngữ cho người khuyết tật

- Bao dam thì hành đây đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tễ của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập: Các quy định hiện có trong Luật Sở hữu trí tuệ nhưng chưa hoàn toàn tương thích với các cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam mới là thành viên (như cơ chế bảo mật dữ liệu thử nghiệm đối với nông hóa phẩm; thâm quyên kiêm soát biên giới của cơ quan hải quan, v.v.) hay các quy định chưa xuất hiện nhưng phải thi hành theo cam kết quốc tế (như bảo hộ nhãn hiệu âm thanh; cơ chế đền bù cho chủ sở hữu sáng chế do chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành thị trường của dược phẩm là sáng chế được bảo hộ, v.v.) sẽ được rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 có ý nghĩa trong đồng bộ pháp luật đảm bảo các

Trang 10

quy định trong hệ thống pháp luật được thực thi đúng cam kết quốc tế, đảm bảo uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế và tránh tranh chấp pháp lý trong quá trình hội nhập hiện nay

B PHAN CÂU HỎI SINH VIÊN LAM VA NOP BAI, KHONG THAO LUAN TAI LOP

Ngày 19/8/2021, cơ quan điều tra công an Tp HCM đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên website www.phimmoi.net Bạn hãy tìm hiểu các thông tin liên quan đến vụ việc này và cho biết:

1/ Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là gì? - TU Theo quy định tại khoản | Điều 3 Luật SHTT 2005, đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là quyên tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả

2/ Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? PU

Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được

quy định tại Điều 225 BLHS 2015 Cu thé:

Về khách thể: Xâm phạm trật tự quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội phạm phạm là hành vi không được phép của chủ thể quyên tác giả, quyền liên quan mà xâm phạm quyên tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam thể hiện dưới một trong các hành vi: sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản phi hình

Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan nêu trên chỉ cấu thành tội phạm

nếu với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyên liên quan từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc hàng

hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên Về chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cô ý

3/ Quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vụ việc trên liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tac gia HV + MX

Nhóm cá nhân vị phạm đã khai thác, sao chép, str dung, trinh chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh ra công chúng không được phép của chủ thể quyền và kinh đoanh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trái phép trên các bộ phim có bản quyền, nhằm thu loi bat chính với sô tiên đặc biệt lớn

Ngày đăng: 19/09/2024, 18:04

w