1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài phân tích các chỉ tiêu ph cd pb toc trong nước mặt

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.1.6 Nguồn tài nguyên nước mặt ở Việt Nam Hiện nay, tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hăng năm của nước ta bằngkhoảng 847 Km³, trong đó tổng hượng ngoài vùng chảy vào là 507 km³

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

KHOA TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Khoa học môi trường Giáo viên hướng dẫn: Mai Lan Anh

Học phần: Phương pháp phân tích môi trường

Thái Nguyên, ngày 7 tháng 9 năm 2023

Trang 2

TIÊU CHUẨN VIỆN DẪN 4

I, MỞ ĐẦU 5

1.1 Tổng quan về nước mặt 5

1.1.1 Tổng quan về đánh giá và phân tích diễn biến chất lượng nước 5

1.1.2 Vai trò của nước 5

1.1.3 Khái niệm nước mặt 5

1.1.4 Đặc điểm của nguồn nước mặt 6

1.1.5 Tác nhân gây ô nhiễm nước mặt 6

1.1.6 Nguồn tài nguyên nước mặt ở Việt Nam 6

1.1.7 Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam hiện nay 7

1.2 Các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 7

1.2.1 Tổng quan về nước mặt tỉnh Thái Nguyên 9

II, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.1 Đối tượng nghiên cứu 10

2.2 Nội dung nghiên cúu 10

2.3 Phương Pháp nghiên cứu 11

3 Lấy mẫu và phân tích pH trong nước mặt 13

Trang 3

5.11 Báo cáo kết quả 24

Trang 4

TIÊU CHUẨN VIỆN DẪN

QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt

TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên vànhân tạo

TCVN 6663-1:2002 (ISO 5667-1:1980) Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấymẫu;

TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2:1991) Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lýmẫu

TCVN 6492 : 2011 - ISO 10523 : 2008 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlượng nước – xác định pH

TCVN 4851 (ISO 3696) Nước sử dụng phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêucầu kỹ thuật và phương pháp thử

ISO 4796-2:2000 – Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh.TCVN 5993 (ISO 5667-3) Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 3: Hướng dẫn bảoquản và xử lý mẫu

TCVN 7870-9 (ISO 80000-9) – Tiêu chuẩn chất lượng quốc gia về đại lượng vàđơn vị - Hóa lý và vật lý phân tử

TCVN 6634 : 2000 - Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước - hướng dẫn xácđịnh cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và cacbon hữu cơ hoà tan (DOC)

TCVN 6197:2008 (ISO 5961 : 1994) về chất lượng nước - Xác định Cadimi bằngphương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử

TCVN 6193:1996 (ISO 8288: 1986 (E)) về chất lượng nước - xác định coban,niken, đồng kẽm, cađimi và chì - phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọnlửa

Trang 5

I, MỞ ĐẦU

1.1 Tổng quan về nước mặt1.1.1 Tổng quan về đánh giá và phân tích diễn biến chất lượng nước

Đánh giá hiện trạng môi trường nước là 1 bộ phận của đánh giá hiện trạng môitrường, cung cấp bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trường nước và tác độngcủa con người đến hiện trạng đó; cũng như các mối quan hệ của chúng đến sứckhỏe và phúc lợi kinh tế của con người; đồng thời phân tích diễn biến chất lượngnước

1.1.2 Vai trò của nước

Tài nguyên nước là một khái niệm khá đa dạng, trên thế giới nước muối chiếmtới 97% nước trên Trái Đất, chỉ có 3% còn lại là nguồn nước ngọt Các nguồnnước ngọt bao gồm: nước mặt, nước chảy ngầm và nước ngầm

Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người hay bất kì sinh vật sốngnào trên trái đất Đây là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.Nước cần cho mọi sự sống và phát triển Nước vừa là môi trường, nhưng nó cũngchính là nguồn sống Nước vừa mang theo vô vàn lợi ích cho sức khoẻ Nhưngcũng chính là đầu vào, là nguyên liệu trong các hoạt động sản suất, nông nghiệp

1.1.3 Khái niệm nước mặt

Hiểu một cách đơn giản, bất kỳ nguồn nước nào chúng ta nhìn thấy trên mặt đấtmà không phải qua quá trình đào bới thì đều có thể gọi là nước mặt nước mặt sẽbao gồm cả nguồn nước chứa trên bề mặt lục địa và nước lưu thông Như vậy,nước trong sông, hồ, đầm lầy, đại dương hoặc nước ngọt ở các đập chứa nướcđều là nước mặt Nước mặt không có muối, được bổ sung từ các lượng nước mưavà lấy thêm từ nước ngầm

Phân loại nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt được phân thành 3 loại chính, cụ thể như sau:

Nước mặt vĩnh viễn: Là loại nước luôn có quanh năm Gồm các nước sông, nước

đầm và nước trong hồ

Nước mặt bán vĩnh cửu: Đây là các vùng nước chỉ xuất hiện tại một thời điểm

nhận định trong năm Gồm các khu vực nước như lạch, đầm phá, hố nước

Nước mặt nhân tạo: Đây là nước được tạo con người tạo ra và chưa trong các hệ

thống được xây dựng Gồm các khu vực hồ, đập và đầm lấy nhân tạo Ngườnnước mặt nhân tạo được lấy từ sông, suối, hồ rồi chứa vào đập để sử dụng dướidạng thủy điện

Trang 6

1.1.4 Đặc điểm của nguồn nước mặt

Đặc điểm của nguồn nước mặt như sau: Thường xuyên tồn tại các khí hòa tan trong nước mặt Có nồng độ lớn các chất lơ lửng, đặc biệt ở trong dòng chảy Chất huyền

phù khác nhau, bắt đầu từ các hạt đến các nguyên tố hữu hình. Trong nước mặt có chưa các chất hữu cơ tự nhiên, do sự phân hủy các

chất hữu cơ thực vật và động vật sống trên bề mặt. Có các sinh vật nổi trong nước mặt Nước mặt đóng một vai trò như nơi

cư trú và phát triển quan trọng của các thực vật nổi và động vật nổi. Nước mặt thay đổi nhiệt độ theo mùa, khí hậu Xảy ra ngẫu nhiên như

mưa, giông, ô nhiễm

1.1.5 Tác nhân gây ô nhiễm nước mặt

 Nguồn ô nhiễm đến từ nguồn nước thải đô thị: các chất cặn bã có trongnước thải đô thị ( quá trình trao đổi chất của con người, tiện nghi nhà ở). Nguồn ô nhiễm từ nguồn nước công nghiệp: chất ô nhiễm hữu cơ và vi ô

nhiễm hoặc vô cơ. Ô nhiễm từ nguồn nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trôi

theo nước mưa và các dòng nước Chất thải hữu cơ cũng tạo ra trong cáctrại chăn nuôi

1.1.6 Nguồn tài nguyên nước mặt ở Việt Nam

Hiện nay, tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hăng năm của nước ta bằngkhoảng 847 Km³, trong đó tổng hượng ngoài vùng chảy vào là 507 km³ chiếm tới60% và dòng chảy nội địa là 340 km³, chiếm tới 40%

Theo WB (Ngân Hàng Thế Giới), tài nguyên nước Việt Nam được đánh giá lànguồn tài nguyên phong phú nhưng không phải vô tận Điều đó được minh chứngbằng con số cụ thể: Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3500 con sông,lượng mưa trung bình năm lớn khoảng 2000 mm Nước mặt và nguồn dự trữnước dưới đất phong phú cung cấp nguồn tài nguyên nước đáng kể và phần lớncác nguồn tài nguyên này có thể khai thác, sử dụng

Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổimạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trongnăm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng

Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống

Trang 7

sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sôngMã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20km3 (2,3 – 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấpxỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).

Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớnnước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nướcngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%) Nếuchỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thìhệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%,sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai(32,8 km3, 9,6%)

1.1.7 Thực trạng nguồn nước mặt tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, thực trạng nước mặt được thể hiện rõ nét qua những số liệu khá rất đaulòng Tuy Việt Nam có nhiều con sông, suối và nhiều ao hồ nhưng nhìn điểmchung của tất cả nguồn nước trên bề mặt đang ngày càng suy thoái và bị phá hủyđáng nghiêm trọng Thậm chí nhiều con sông, ao, hồ đang dần chết dần chếtmòn

Thông tin từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, chất lượng sông Kỳ Cùng và cácsông nhánh ở vùng núi Đông Bắc đang giảm sút xuống loại A2, sông Hiển vàsông Bằng Giang còn ở mức B1 Sông Hồng đoạn qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc cácchỉ số đều vượt QCVN 08:2008 – A1, nhiều khu vực gần nhà máy thậm chí xấpxỉ B1

Không dừng lại đó, nhiều đoạn sông Cầu cũng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là nhữngđoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề Lưu vực sôngNhuệ – Đáy bị ô nhiễm ở mức báo động, các giá trị BOD5, COD, TSS … vượtngưỡng cho phép nhiều lần, nhất là vào mùa nắng Độ đục ở khu vực sông Mãcũng ngày càng cao

Tại miền Trung và Tây Nguyên chất lượng nước ở một số khu vực cũng giảm.Sông Đồng Nai vốn được biết đến với chất lượng nước mặt tốt nhất cả nướcnhưng vùng hạ lưu đã bắt đầu ô nhiễm Mức độ ô nhiễm ở hệ thống sông SàiGòn, sông Thị Vải, sông Vàm, sông ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vấn đềnhức nhối

1.2 Các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt vô cùng phong phú, do cómột hệ thống các sông ngòi, đầm, hồ tự nhiên và nhân tạo, đây là nguồn nướcquan trọng cung cấp chủ yếu cho đời sống và hoạt động sản xuất Tỉnh TháiNguyên đang trên đà công nghiệp hóa - hiêṇ đaị hóa, quá trình đô thi ̣hóa diễn ranhanh chóng Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đếnnăm 2025 thì phát triển công nghiệp là nền tảng; du lịch trở thành ngành kinh tế

Trang 8

mũi nhọn; phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm2020

Vị trí địa lý: Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên Có toạđộ địa lý từ 21° đến 22°27’ vĩ độ Bắc và 105°25’ đến 106°14 kinh độ Đông, nằmcách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí

tiếp giáp như sau:  Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ;  Phía Nam giáp thị xã Sông Công;

 Phía Tây giáp huyện Đại Từ;  Phía Đông giáp huyện Phú Bình Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội củatỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc Là trung tâm giao lưu văn hoácủa vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miềnxuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng,Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang Với vị tríđịa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xãhội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực côngnghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núiphía Bắc

Địa hình, địa mạo: Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồngbằng riêng của tỉnh Thái Nguyên Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu vàsông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này Tuy nhiên,vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc càngcó nhiều đồi núi cao Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú,một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tếtrang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác nhưchè, các loại cây lấy gỗ

Khí hậu: Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đôngbắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùahè nóng ẩm mưa nhiều Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu củathành phố có những nét riêng biệt Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng1.617 giờ Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trongnăm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C Lượng mưatrung bình hàng năm 2.025,3mm Lượng mưa phân bố không đều theo khônggian và thời gian, có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô Về mùa mưacường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đếntháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưacả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn Thành phố có độ ẩm không khícao, độ ẩm trung bình năm là 82% Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió đôngnam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều Mùa đông từ tháng 11 đếntháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh Như vậy,

Trang 9

khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệsinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệpvà là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thựcphẩm.

Thuỷ văn: Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông nàybắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòngsông mở rộng từ 70 – 100m Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5m³/giây Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùngnúi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớnnhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt0,32m³/giây Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trêntrung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùakhô hạn

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đềutheo các vùng lãnh thổ và theo thời gian Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượngnước trong năm Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 – 90% diệntích đất canh tác Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầmphong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới cáchình thức là giếng khơi và giếng khoan

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh Thái Nguyên đã và đangphải đối mặt với nguy cơ suy thoái môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặtđang bị suy thoái nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng Do đó việc đánh giáchất lượng nước mặt, nắm bắt tình hình chất lượng nước mặt hiện tại để có cácbiện pháp quản lý cho phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn gây ô nhiễm, đảm bảochất lượng nước sinh hoạt, sản xuất, tưới tiêu trong nông nghiệp Trên cơ sở đóđề tài “Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt 1 khu vực tỉnh Thái Nguyênnhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững” được lựa chọn thực hiện

1.2.1 Tổng quan về nước mặt tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh nằm ở lưu vực sông Cầu có mạng lưới sông, suối tương đốidày, mật độ sông suối bình quân 1,2 km/m2 Nguồn nước mặt đóng vai trò quantrọng trong phát triển kinh tế–xã hội của tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên, do ảnhhưởng của các hiện tượng lũ lụt, xói mòn đất và các nguồn thải từ hoạt động đôthị, công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, dẫn đến chất lượngnước mặt có dấu hiệu ô nhiễm Phần lớn nước thải sinh hoạt chưa được thu gom,xử lý trước khi thải ra sông, suối; chưa có biện pháp kiểm soát việc đổ thải chấtthải rắn xây dựng; và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ xen kẽ trong khu dân cư gây ônhiễm môi trường Tỉnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường từ cácbãi thải, hồ chứa bùn thải, bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải tập trung, xỉluyện kim, nhiệt điện

Trang 10

II, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá chất lượng nước măṭ của Quyết Thắng,thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Tập trung chủ yếu vào thuỷ vực trênđịa bàn tỉnh như: hồ Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông(ICTU)

2.2 Nội dung nghiên cúu2.2.1 Tiến trình thí nghiệm

A, Thời gian và vị trí lấy mẫu Thời gian: Chiều Thứ 4 ngày 13/9/2023Thời tiết:

- Điều kiện khí hậu: Ngày 11/9/2023 có mưa, ngày 12/9/2023 mưa từ 7h đến15h00p, trời âm u, nhiều mây, gió nhẹ Ngày 13/9 trời mưa nhỏ

- Nhiệt độ không khí: 25,7°C - Sức gió: 4,5 km/h

- Hướng gió: Tây Bắc.- Mây (%): 93%

Người lấy mẫu: Mai Thảo Vy

Thời gian lấy mẫu: Thời điểm bắt đầu: 7h30, thời điểm kết thúc: 7h45

Tọa độ: 21°51342550101291’, 105°87418857650729’Vị trí lấy mẫu: nước hồ Đại học Công nghệ thông tin, nước máy tại trường.

- Mẫu nước hồ lấy ở 1 vị trí, độ sâu khác nhau Riêng nước máy lấy trực tiếp từvòi

B Dụng cụ, hóa chất chuẩn bị

Chất bảo vệ mẫu: H2SO4 đặcDụng cụ đựng mẫu: 2 Chai nhựa có dung tích lần lượt 500ml, 350mlDụng cụ lấy mẫu: Xô nhựa có dây buộc vào

Kiểm tra dụng cụ, hóa chất:

Trang 11

+ Đối với dụng cụ chứa mẫu: Rửa sạch, tráng chai bằng nước cất, kiểm tra xemchai có bị vẩn đục hay vỡ nắp, thân chai, sau đó tiến hành ghi nhãn.

+ Đối với dụng cụ lấy mẫu: Rửa sạch và sau đó kiểm tra xem dụng cụ có bị vỡhay không

+ Đối với hóa chất: Kiểm tra xem hóa chất và dụng cụ có bị hư hại hay khôngKhi lấy mẫu vào chai, tránh làm trao đổi khí giữa mẫu với không khí xungquanh, ví dụ giải phóng cacbon dioxit

Nạp đầy hoàn toàn mẫu vào chai và đậy nút, không chứa bọt, ví dụ bằng nútcứng

Mẫu có thể được giữ mát (2°C đến 8°C), ở nơi tối trong khi vận chuyển và bảoquản [TCVN 5993 (ISO 5667-3)]

Những quan sát ở điểm lấy mẫu: Nước ao có màu vàng nâu, không mùi, có

- Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt và các nguồn gây ô nhiêm̃ môitrường nước măt ̣ ở một số thủy vực lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

- Dự báo diễn biến chất lượng môi trường nước mặt theo thời gian;- Đề xuất môṭ số giải pháp phát triển bền vững

2.3 Phương Pháp nghiên cứu

+) Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu+) Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệmTuân thủ theo các nguyên tắc sau:

- Các điểm quan trắc phải đại diện chất lượng môi trường nước măṭ taị thủy vựclựa choṇ nghiên cứu, có tính đặc trưng

- Phản ánh đúng hiện trạng chất l ượng môi trường nước măṭ taị tỉnh TháiNguyên, đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, logic

+) Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường nước mặt theo TCMT- TCMT là một trong các yếu tố cần thiết để tiến hành chương trình quan trắc,mục đích chính của việc sử dụng tiêu chuẩn môi trường là: Giảm số lượng cáctrạm đo, các thông số cần đo bằng cách tập trung vào các thông số có trong tiêuchuẩn kiểm soát ảnh hưởng ô nhiễm; Cho phép so sánh các số liệu về kiểm soát ônhiễm và đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu vực nghiên cứu cụ thể

Trang 12

Để đánh giá chất lượng môi trường nước măṭ của khu vực nghiên cứu đề tài đã sosánh với:

+) Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước măt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT) - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nướcmặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp

+) Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu+) Phương pháp phân tích các thông số gây ô nhiễm+) Phương pháp đánh giá chất lượng nước

+) Phương pháp xử lý dữ liệu+) Phương pháp dự báo- Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trongtương lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được Khi tiếnhành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tạiđể xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào mộtsố mô hình toán học (Định lượng) Tuy nhiên dự báo cũng có thể là một dự đoánchủ quan hoặc trực giác về tương lai (Định tính) và để dự báo định tính đượcchính xác hơn, người ta cố loại trừ những tính chủ quan của người dự báo [3].TạiViệt Nam các phương pháp dự báo thường chia thành 2 nhóm chính là phươngpháp định tính và phương pháp định lượng

+) Phương pháp dự báo định tính- Phương pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trênnhững ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trongtương lai Phương pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từviệc khảo sát ý kiến được tiến hành một cách khoa học để nhận biết các sự kiệntương lai hay từ ý kiến phản hồi của một nhóm đối tượng hưởng lợi (chịu tácđộng) nào đó

+) Phương pháp dự báo định lượng- Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sửcó liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được Tất cả các mô hình dự báotheo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này đượcquan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi

- Tuy nhiên hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cảphương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo.Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua mộtphương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều phương pháp lại với nhaunhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo Trong đề tài này tác giả lựa chọnnghiên cứu đánh giá theo phương pháp dự báo định lượng

+) Phương pháp phân tích diễn biến

Trang 13

3 Chỉ tiêu pH

3.1 Định nghĩa

pH : pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hydro (H+) có trong dung dịch Nếuhàm lượng ion H+ trong dung dịch nhiều và hoạt động mạnh thì dung dịch đómang tính Axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính Bazơ.Giá trị pH:

Logarit cơ số 10 của tỉ số của hoạt độ ion hydro phân tử (H) nhân với 1Trong đó:

H là hoạt độ tương đối của ion hydro (theo độ mol);

H là hệ số hoạt độ mol của ion hydro tại mH;

mH là độ mol của ion hydro tính bằng mol trên kilogam;

mo là độ mol tiêu chuẩn.

3.2 Nguyên tắc

Việc xác định giá trị pH dựa trên việc đo hiệu điện thế của pin điện hóa khi dùngmột pH-mét phù hợp pH của mẫu cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của trạng thái cânbằng điện giải Do vậy, nhiệt độ của mẫu luôn luôn được ghi cùng với phép đogiá trị pH

3.3 Cản trở

Sự thay đổi trong các phép đo là do thế gia tăng trong điện cực pH, đặc biệt trongmàng, vách ngăn, dung dịch đo, vá dẫn đến các phép đo sai Sự chênh lệch này làthấp nhất nếu cả phép hiệu chuẩn/hiệu chỉnh và phép đo được tiến hành trongcùng điều kiện như nhau (ví dụ nhiệt độ, đặc tính dòng, lực ion)

Sự sa lắng (sự phủ) trên màng (ví dụ canxi cacbonat, các hydroxit của kim loại,dầu, mỡ) của điện cực đo sẽ làm giảm độ dốc của điện cực pH, thời gian cho tínhiệu dài hoặc xảy ra tính nhạy chéo giữa các anion và cation

Sự sa lắng (sự phủ) hoặc kết tủa lên hoặc trong các màng ngăn (ví dụ bạc clorua,bạc sunfit và protein) gây cản trở điện thế tiếp xúc với dung dịch đo Nhược điểmtrong các màng ngăn có thể được nhận biết bằng cách đo hiệu ứng pha loãng củadung dịch đo

Nếu phản ứng giữa chất điện giải và dung dịch đo dẫn đến kết tủa trong màngngăn, cần thiết lập một cầu điện giải trong (ví dụ KCl/KCl + AgCl) hoặc cầu điệngiải với chất điện giải trơ (ví dụ kali nitrat, c(KNO3) = 0,1 mol/l) giữa dung dịchmẫu và chất điện giải so sánh

Trang 14

Đặc biệt trong nước có độ dẫn điện thấp, có thể tồn tại điện thế khuếch tán cao.Hiệu ứng khuấy và hiệu ứng nhớ (khuếch tán ngược của dung dịch đo vào trongđiện cựu so sánh) có thể gây nên sự sai lệch trong phép đo Điện cực pH đặc biệtnên sử dụng sau đó (ví dụ có màng ngăn nền hoặc cầu nối bên trong bằng dungdịch điện giải so sánh không chứa AgCl).

Trong nước có dung lượng đệm thấp, giá trị pH có thể thay đổi dễ dàng (ví dụbằng cách đưa vào hoặc mất cacbon dioxit từ không khí hoặc sự hấp thụ của cácchất kiềm từ bình thủy tinh) Trong các trường hợp này, nên sử dụng vật liệu phùhợp và tiến hành phép đo trong hệ thống dòng kín Sự giải phóng các khí xungquanh điện cực pH có thể tăng thêm sự ảnh hưởng thay đổi giá trị pH

Trong dung dịch huyền phù, sự sai lệch trong phép đo có thể xảy ra Trongtrường hợp này, để mẫu lắng trong một bình đầy và kín rồi mới đo phần dungdịch trong

Sự sai lệch trong phép đo có thể xảy ra khi đo nước ngầm hoặc nước khoáng giàucacbon dioxit Trong trường hợp này, bão hòa cacbon dioxit ở áp suất cao và khửkhí độc có thể xảy ra trong suốt phép đo và dẫn đến sự thay đổi giá trị pH banđầu Giá trị pH trong nước kị khí có chứa Fe(II) và hoặc sunfit cũng làm thay đổikhi tiếp xúc với không khí

3.4 Thuốc thửNước cất

Nước đã loại ion như qui định trong TCVN 4851 (ISO 3696), cấp độ 2, độ dẫnđiện < 0,1 mS/m

3.5 Thiết bị, dụng cụBình chứa mẫu

Bình mẫu, có thể đậy nắp, đáy bằng và làm bằng polyetylen hoặc thủy tinh

Thiết bị đo nhiệt độ

Thiết bị đo nhiệt độ, có khả năng đo với độ không đảm bảo tổng cộng không lớnhơn 0,5°C Nên sử dụng bộ cảm biến nhiệt độ

Trang 15

c) nhiệt độ của điện cực pH;d) điện trở đầu vào > 1012 ΩHơn nữa, có thể thay đổi sự hiển thị trên pH mét bằng cách hiển thị giá trị pHhoặc giá trị điện thế.

Độ phân giải của giá trị pH đọc trên pH mét nên là 0,01 đơn vị hoặc nhỏ hơn.pH mét được cung cấp kèm theo bộ tiêu chuẩn thủ công hay tự động không phảilà đặc tính giới hạn trong phạm vi của tiêu chuẩn này

CHÚ THÍCH: Việc bù trừ nhiệt độ được tiến hành bằng các pH mét mua ngoài

thị trường dựa trên công thức Nernst, nghĩa là công thức này phụ thuộc vào nhiệtđộ, và do vậy tương ứng với độ dốc lý thuyết của điện cực dùng có tính đến chỉthị của giá trị pH Tuy nhiên, việc này không thể bù trừ được sự phụ thuộc nhiệtđộ vào giá trị pH của dung dịch đo

Điện cực thủy tinh và điện cực so sánh

Chuỗi điểm không của điện cực thủy tinh không được vượt quá pH = 0,5 (giá trịtuyên bố của nhà sản xuất) so với giá trị điện cực pH danh nghĩa Giá trị độ dốcthực tế cần phải ít nhất bằng 95% độ dốc lý thuyết

Sử dụng điện cực có dung dịch chất điện giải và tốc độ dòng từ 0,1 ml/ngày đến2 ml/ngày làm điện cực so sánh

Đối với điện cực so sánh có dung dịch chất điện giải, đảm bảo rằng áp suất thủytĩnh được phát ra bằng cách đặt mức nạp đầy chất điện giải trong điện cực sosánh cao hơn mức nạp dung dịch đệm hoặc dung dịch đo, nếu thích hợp Cũng cóthể sử dụng điện cực so sánh chịu áp lực

Trong các trường hợp áp dụng hạn chế, có thể sử dụng điện cực so sánh có chấtđiện phân dạng rắn (chất điện giải dạng gel hoặc chất điện giải được polymehóa)

Bảo quản điện cực theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Đối với mẫu có độ dẫn điện thấp, có thể sử dụng điện cực có tính phóng điện củachất điện giải cao Nếu độ dẫn điện > 30 mS/m, thì có thể sử dụng chất điện giảidạng del hoặc polyme làm điện cực so sánh Nói chung, cần đảm bảo rằng đốivới chất điện phân dạng gel hoặc polyme, sự thay đổi trong màng ngăn khôngphải do sự thoát ra của chất điện phân gây ra, mà do sự khuếch tán các ion liênquan

Ngày đăng: 19/09/2024, 17:54

w