Tôi xin cam đoan công trình “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Hồ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Hồ Chí Minh Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Hồ Chí Minh Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Hồ Chí Minh
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do lựa chọn đề tài
Tính đến hết năm 2022 thì tại Việt Nam có hơn 5 triệu hộ kinh doanh (HKD) cá thể với lực lượng lao động hơn 9 triệu người Số lượng đông đảo, các loại hình sản xuất kinh doanh đa dạng có mặt trên khắp cả nước, HKD cá thể đang khẳng định vị thế lẫn vai trò của mình trong nền kinh tế hay sự đóng góp cho công cuộc phát triển của Việt Nam Đồng thời, lượng lao động làm việc tại các HKD cá thể cũng rất lớn, trong năm 2022 số lượng tại TP Hồ Chí Minh có 7,95 triệu lao động chiếm 41,15% trong tổng số lao động tại địa bàn (Nguyễn Hồng Hà, 2023) Do đó, các số liệu thống kê cho thấy tầm quan trọng của các HKD cá thể tại Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng Với lực lượng đông đảo tận dụng từ nguồn lao động của các hộ gia định thuộc các địa phương khác nhau, nên các HKD cá thể đã và đang tiến hành sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng, sản phẩm dịch vụ vô cùng đa dạng, phong phú Điều này giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc làm, giảm bớt thất nghiệp và ổn định cho xã hội Đặc biệt, HKD cá thể giúp cho người lao động tại các vùng xa, khó khăn có việc làm và phát triển những ngành nghề kinh doanh quan trọng Do đó, hoạt động làm ăn của các HKD cá thể tại TP Hồ Chí Minh đóng góp vào GDP rất lớn, năm 2022 thì kinh tế Nhà nước đóng góp 32,2% vào GDP thì ngoài Nhà nước đóng góp tới 48,3%, trong đó các HKD cá thể đóng góp đến 32,3% (Nguyễn Hồng Hà, 2023)
Nguồn vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng của hộ kinh doanh cá thể (HKD), tuy nhiên, các ngân hàng thương mại (NHTM) thường ưu tiên cho vay các doanh nghiệp lớn hơn do các doanh nghiệp này có tài sản thế chấp tốt hơn và khả năng tiếp cận thị trường cao hơn Ngoài ra, HKD cá thể còn thiếu sót về công nghệ quản lý và năng lực đáp ứng xu hướng so với các doanh nghiệp lớn Do vậy, thực tế cho thấy, HKD cá thể tại TP Hồ Chí Minh gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ NHTM Phần lớn nguồn vốn kinh doanh của họ đến từ gia đình, bạn bè hoặc lợi nhuận tái đầu tư, trong khi NHTM rất thận trọng và khắt khe khi cấp tín dụng cho đối tượng này Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của HKD như tính di động của địa điểm kinh doanh, tài sản đảm bảo không lớn, mô hình kinh doanh thiên về gia đình, phụ thuộc nhiều vào người quyết định và tính không chắc chắn trong hoạt động kinh doanh.
Với vị thế là một trong những ngân hàng có thị phần lớn và lịch sử hoạt động lâu đời tại Việt Nam thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) luôn là đơn vị cấp tín dụng lớn nhất trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối năm 06/2023 thì quy mô huy động là 21.876 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt được là 29.306 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay của các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh qua các năm từ 2021 – 2023 đang có xu hướng giảm từ 11,5% xuống còn hơn 9% trên tổng dư nợ cho vay Do đó, các HKD cá thể đang có xu hướng bị BIDV hạ thấp khả năng cấp tín dụng, vì vậy việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp các khoản vốn vay cho HKD cá thể là thật sự cần thiết tại BIDV
Hiện nay trên thế giới có những nghiên cứu điển hình như Phan Đình Khôi và cộng sự (2013); Nguyễn Thanh Nhã và Cao Tấn Huy (2013); He và Li (2005); Sekyi (2017); Nwosu và cộng sự (2023) liên quan về vấn đề mà các NHTM dựa vào các tiêu chí đánh giá của các nhân tố để quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể thì chủ yếu tập trung vào TSĐB, nguồn thu nhập, mục đích vay, các nhân tố thuộc nhân khẩu học của chủ HKD Nhưng các nhân tố thuộc về điểm tín dụng, vốn xã hội, nó đại diện cho sự đánh giá chủ quan của NHTM từ các giao dịch vay vốn của khách hàng hay mối quan hệ của chủ HKD với các cơ quan đoàn thể thì vẫn chưa được tập trung nghiên cứu đến Đây được xem là các khoảng trống nghiên cứu cần được xem xét và bổ sung cho bối cảnh của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh khi xem xét với đối tượng HKD cá thể để cho vay
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và tình hình nghiên cứu hiện tại thì tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên địa bàn Hồ Chí Minh ” làm luận văn thạc sĩ, nhằm xem xét các nhân tố thuộc về đặc thù HKD cá thể để các NHTM làm cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng, từ đó đề xuất các hàm ý cho các HKD cá thể cải thiện các nhân tố đặc thù để gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện để xác định và đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh Từ kết quả nghiên cứu đề xuất cho các HKD cá thể các hàm ý nhằm gia tăng khả năng được BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh quyết định cấp tín dụng
Các mục tiêu cụ thể được tổng quát hóa như sau:
Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh
Thứ ba, đề xuất các hàm ý thực tế cho từng HKD cá nhân để gia tăng khả năng được BIDV tại địa bàn Hồ Chí Minh quyết định cấp tín dụng trong tương lai.
Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu tương ứng với các mục tiêu cần được hoàn thành đó là:
Thứ nhất, các nhân tố nào ảnh hưởng đến đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh ?
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh như thế nào ?
Thứ ba, các hàm ý nào có tính khả thi cho các HKD cá thể được đề xuất nhằm gia tăng được khả năng được BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh quyết định cấp tín dụng trong tương lai ?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh
Về không gian: BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Về thời gian: Luận văn này sử dụng dữ liệu thứ cấp lẫn sơ cấp Trong đó, dữ liệu thứ cấp của các HKD cá thể có quan hệ tín dụng với BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh từ năm 2019 – 2023 để phân tích thực trạng cấp tín dụng với HKD cá thể Sau đó, tác giả tiến hành mã hóa dữ liệu thứ cấp này thành dữ liệu sơ cấp.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng:
Phương pháp định tính: Được thực hiện bằng việc tổng hợp các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước để làm nền tảng cơ sở lý thuyết Sau đó sẽ thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia để thống nhất các nhân tố để đưa ra tiêu chí đánh giá, đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo
• Phương pháp thống kê, so sánh: Đề tài sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh và cho phép phân tích, so sánh đưa ra các nhận xét và đề xuất phương án phù hợp
• Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để ước lượng các mối quan hệ giữa các biến số đến quyết định cấp tín dụng của BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh trong mô hình nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu căn cứ vào mô hình đã xây dựng, phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu, có minh họa qua số liệu, luận văn sẽ tính toán dựa trên các số liệu đó để phân tích Để đo lường khả năng quyết định cấp tín dụng của BIDV, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng, cụ thể là sử dụng dữ liệu chéo và áp dụng mô hình Logistic, với biến đo lường
Biến phụ thuộc Y là biến giả thể hiện trạng thái được/không được tiếp cận tín dụng của cá thể trong hộ kinh doanh cá thể (HKD) Thông qua phương pháp hồi quy Logistic cho cả mẫu và từng phân nhóm đối tượng, nghiên cứu nhằm kiểm định giả thuyết nêu ra về tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân trong HKD.
Đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến hoạt động cấp tín dụng với đối tượng HKD cá thể, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của các NHTM với đối tượng HKD Đồng thời, thông qua các lược khảo nghiên cứu xác định các khoảng trống nghiên cứu để đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu phù hợp với bối cảnh phạm vi nghiên cứu Kết quả nghiên cứu là cơ sở tiếp nối cho các nghiên cứu tiếp theo có cùng lĩnh vực
Về mặt thực tiễn: Thông qua việc thu thập số liệu và xử lý kết quả cho ra mô hình hồi quy đa biến đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng cho HKD cá thể của BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh Từ kết quả nghiên cứu đó sẽ đề xuất các hàm ý chính sách hay khuyến nghị mang tính khả thi cho HKD cá thể nhằm gia tăng khả năng được BIDV trên địa bàn Hồ Chí Minh quyết định cấp tín dụng.
Kết cấu của luận văn
Để hoàn thành các mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu thì luận văn được thiết kế nội dung có kết cấu 5 chương đó là:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu
Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết về hộ kinh doanh cá thể
2.1.1 Khái niệm về hộ kinh doanh cá thể
Hiện nay ngoài các hình thức kinh doanh như các doanh nghiệp có quy mô lớn như các công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần hay tư nhân,… thì các doanh nghiệp quy mô nhỏ như DNNVV hay HKD cá thể là một trong những thành phần không thể thiếu, loại hình HKD cá thể này góp phần đa dạng hóa loại hình sinh thái trong môi trường kinh tế của quốc gia Với quy mô kinh doanh tại tầm vừa và nhỏ thì loại hình này đang rất phổ biến và khả năng đem lại thu nhập cho người dân tại mọi địa bàn là rất lớn (Nguyễn Thanh Nhã và Cao Tấn Huy, 2023)
Tại Việt Nam, theo điều 78 Nghị định 01/2021/NĐ – CP thì HKD cá thể là loại hình kinh doanh mà cá nhân hay các thành viên thuộc hộ gia đình đăng ký với các cơ quan liên quan để thành lập, đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình để hoạt động kinh doanh của hộ Trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng kí HKD thì có thể ủy quyền cho một thành viên làm đại diện HKD Hay cá nhân đăng kí HKD, người được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền cho làm đại diện HKD thì sẽ làm chủ HKD
Ngoài ra theo điều 78 Nghị định 01/2021/NĐ – CP cũng quy định rõ các hộ gia định sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay làm muối hoặc là những cá nhân bán hàng rong, buôn theo chuyến, kinh doanh có tính chất lưu động không cố định, thời vụ hay làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không cần phải đăng kí HKD Ngoại trừ trường hợp các HKD thực hiện các hoạt động kinh doanh các loại hình ngành nghề có đầu tư với điều kiện cao Trong đó, thì mức thu nhập thấp để không phải đăng kí HKD thì tùy thuộc vào thẩm quyền đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quy định với phạm vi địa phương đó
2.1.2 Các quy định pháp lý của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam Đối với HKD cá thể tại Việt Nam thì các quy định pháp lý được chỉ ra tại Nghị định
01/2021/NĐ – CP Trong đó, tập trung vào các quy định chính sau: Đối tượng thành lập HKD cá thể: HKD thuộc sở hữu của một cá nhân là công dân có quốc tịch Việt Nam hoặc có thể do một nhóm người trong một hộ gia đình làm chủ Trong trường hợp HKD do một cá nhân là chủ thì đối tượng đó được toàn quyền quyết định với mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của HKD đó Trong hình thức thành lập này thì HKD do các thành viên trong nhóm hay hộ gia đình quyết định Đồng thời, cử một cá nhân có năng lực để đại diện pháp luật, giao dịch với các bên liên quan
Ngành nghề đăng kí hoạt động sản xuất kinh doanh: HKD cá thể cần phải có hoạt động kinh doanh thường xuyên, có bậc thang nghề nghiệp mang tính ổn định thì mới được đăng kí Đối với các HKD trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay làm muối hoặc là những cá nhân bán hàng rong, buôn theo chuyến, kinh doanh có tính chất lưu động không cố định, thời vụ hay làm dịch vụ có thu nhập thấp thì không cần phải đăng kí HKD
Hộ kinh doanh không phải doanh nghiệp: HKD cá thể được xem là một thực thể kinh doanh chuyên nghiệp, có tình tổ chức nhưng không được xem là doanh nghiệp Nguyên nhân là vì HKD không có con dấu, không được phép mở rộng chi nhánh hay văn phòng đại diện Mặt khác, các hoạt động xuất nhập khẩu không được tiến hành nếu kinh doanh thua lỗ
Các thành viên trong HKD phải chịu trách nhiệm vô hạn: Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu phát sinh các khoản nợ từ các nguồn, thì cá nhân hay các thành viên tham gia HKD phải có trách nhiệm trả nợ, đồng thời không phụ thuộc trên số lượng tài sản kinh doanh hay dân sự đang sở hữu, dù HKD đang hay đã ngừng việc kinh doanh
2.1.3 Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Theo các quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ – CP thì ta có thể thấy hình thức HKD cá thể tập trung sự ảnh hưởng rất lớn vào các cá nhân hay thành viên trong hộ gia đình Theo Nguyễn Thanh Nhã và Cao Tấn Huy (2023) thì các HKD cá thể còn có những đặc điểm chính như sau: Đối với đặc điểm sở hữu thì HKD cá thể mang tính chất của một gia đình, các hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn, tài sản, lực lượng và sức lao động của bản thân hay của các thành viên trong gia đình Đối với số lượng HKD cá thể thì tốc độ phát triển khá nhanh cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của quốc gia, các ngành nghề đa dạng với mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ kể cả giao thông vận tải,… Đối với tuân thủ các quy định pháp luật thì các HKD cá thể thường có xu hướng tránh né những sơ hở trong cơ chế và chính sách quản lý, để tự do kinh doanh hay tránh các khoản phí, thuế,… Đối với sự tư hữu thì HKD cá thể dựa trên các tư liệu sản xuất sẵn có của gia đình để quyết định hoạt động kinh doanh, từ khâu thu thập đầu vào cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ Do đó, tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh rất cao, việc tự mình kiểm soát nguồn nhân lực, sức lay động đặc biệt là chuyển đổi từ ngành nghề này sang hình thức khác cũng rất dễ dàng Nên tiềm năng phát triển to lớn, sự phân bổ rộng khắp với sự quản lý có kinh nghiệm hay hiệu quả sẽ giúp cho các HKD phát huy được thế mạnh và duy trì lợi nhuận lâu dài.
Lý thuyết về hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể
2.2.1 Khái niệm cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể
Theo khoản 1 điều 2 của thông tư 18/VBHN-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với các đối tượng khách hàng thì cho vay được định nghĩa là “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, bên cho vay sẽ giao hay cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng với mục đích nào đó được xác định trong thời gian nhất định, việc cho vay này tuân thủ theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi vô điều kiện với thời gian tùy thuộc vào sự giao kết giữa hai bên”
Theo quy định, cho vay đối với HKD cá thể được xác định là hình thức cấp tín dụng của NHTM, dựa trên giao kết, NHTM sẽ giao cho HKD cá thể một khoản vốn để sử dụng vào mục đích xác định theo nhu cầu của HKD trong thời hạn cho vay nhất định Các giao kết giữa HKD và ngân hàng sẽ căn cứ trên chu kỳ kinh doanh, thời gian trả nợ và khả năng trả nợ của HKD trong thời hạn vay cố định Chu kỳ vay của HKD cá thể bắt đầu từ lúc ngân hàng giải ngân và kết thúc khi HKD cá thể trả hết nợ gốc, với lãi theo quy ước thu từng lần hoặc cuối kỳ tùy theo ngân hàng.
2.2.2 Đặc điểm cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể
Đặc điểm cho vay theo Nguyễn Văn Tiến (2015) bộc lộ ở những khía cạnh sau: mục đích vay vốn, quy mô và số lượng khoản vay, cũng như các rủi ro phát sinh từ khoản vay.
2.2.2.1 Số lượng và quy mô khoản vay
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2011) thì cho vay đối với HKD cá thể thì số lượng hồ sơ vay rất nhiều nhưng quy mô vay thì lại nhỏ Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay này nhằm phục vụ bổ sung vốn kinh doanh tại HKD là chủ yếu, đối tượng lại là các HKD cá thể do đó số lượng sẽ đông đảo nhưng giá trị khoản vay được duyệt sẽ không lớn Đối với hình thức vay này của các khách hàng thì đều bị các NHTM giới hạn về những điều kiện bắt buộc trong việc sử dụng nguồn vốn vì nó bị ảnh hưởng bởi năng lực trả nợ hàng kỳ và TSĐB có được thế chấp hay không ? Nhưng số lượng vay vẫn rất lớn vì đối tượng áp dụng khoản vay này là HKD thuộc mọi tầng lớp, không phân biệt các nhân tố nhân khẩu học và đặc biệt thu nhập từ thấp đến cao đều phù hợp Mặt khác, nhu cầu và mục đích vay vốn đa dạng cùng với sự phát triển của xã hội và mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của khách hàng Tiền lãi từ các khoản vay này thường được căn cứ vào quy định với mức lãi suất mà khách hàng và ngân hàng ký kết với nhau Thông thường đối với hình thức vay này thì phương án tính lãi có thể là lãi gộp cuối kì hay giảm dần theo dư nợ, thời gian để khách hàng trả nợ tương đối dài để HKD thu xếp tình hình tài chính để trả hàng kỳ (tháng/quý/năm) hoặc trả vào cuối kỳ Lãi suất cho vay thường có sự biến động hay điều chỉnh tùy theo sự thay đổi của thị trường kinh tế hay các chính sách của NHNN Đối với các khoản cấp tín dụng dành cho HKD thì quy mô dư nợ được cấp thường nhỏ nhưng số hợp đồng được thiết lập lại rất nhiều, vì số lượng HKD trong thị trường rất lớn Đồng thời, các khoản cấp tín dụng này thường được các NHTM xem xét đến các yếu tố như trình độ học vấn, công việc và thu nhập hiện tại hay điều kiện gia đình Thông thường các đối tượng có thu nhập cao thì họ có thể được ngân hàng cho vay nhiều hơn và thời gian trả nợ có thể kéo dài, điều này mang lại thu nhập và nguồn lợi cho ngân hàng Nhưng cũng đặt ra vấn đề khi người đứng đầu HKD càng hiểu biết thì họ lại càng nắm rõ các sản phẩm thì thường và sẽ cân nhắc để lựa chọn có lợi cho mình giữa thời hạn và lãi suất vay Vì vậy, các khoản vay đối với các HKD thường được họ cân nhắc sử dụng khi khẩn cấp nhằm thanh toán tức thời cho các trường hợp bổ sung vốn cấp bách
2.2.2.2 Rủi ro của khoản vay
Trong hoạt động tín dụng, các khoản vay đối với HKD thường phải đối mặt với những rủi ro phổ biến nhất định Theo nghiên cứu của Phan Thị Thu Hà (2013), những rủi ro này bao gồm: thông tin bất cân xứng, dẫn đến việc người cho vay và người đi vay có mức độ hiểu biết khác nhau về các điều khoản của khoản vay; rủi ro tác nghiệp, liên quan đến những sai sót hoặc lỗi trong quá trình xử lý khoản vay; và chi phí đắt đỏ liên quan đến việc quản lý và bảo đảm khoản vay.
Thông tin bất cân xứng: Đối với các hình thức vay thì thông tin khách hàng là rất quan trọng để NHTM thẩm định tư cách và quyết định mức cấp tín dụng, đồng thời cân nhắc phương án có cần thế chấp TSĐB, các nguồn thu nợ và giá trị thu nợ hàng kì,… Tuy nhiên, đối với HKD cá thể thì thông tin thu thập được có khả năng bất cân xứng cao vì tính di chuyển của khách hàng cao nên có thể những thông tin đưa ra không chính xác Ngoài ra, ở thời điểm vay thì mọi tình hình tài chính của khách hàng ổn định nhưng trong quá trình sử dụng vốn vay thì khách hàng lại bị mất việc, bệnh tật, tai nạn, chết chóc,… mà những thông tin này thì NHTM không kiểm soát được
Rủi ro tác nghiệp phát sinh trong quá trình thẩm định và giải ngân cho khách hàng Do số lượng hồ sơ nhiều cùng đối tượng khách hàng đa dạng, các ngân hàng thường nới lỏng các chính sách và nguyên tắc tín dụng để tăng lượng hồ sơ cho vay, qua đó tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn rủi ro do tiêu chuẩn thẩm định giảm, dẫn đến khả năng cấp vốn cho những khách hàng rủi ro cao hơn.
Vì vậy, các khách hàng do muốn được duyệt hồ sơ thường sẽ thông đồng với cán bộ tín dụng để làm gia tăng sự uy tín của hồ sơ, che dấu những khuyết điểm hay làm giả hồ sơ về hạn mức được vay, đặc biệt là các vấn đề về thân nhân khách hàng tốt hay xấu không được xem xét Ngoài ra vì thông tin của khách hàng thu thập bất cân xứng do đó NHTM để hạn chế được rủi ro thì phải đầu tư trang thiết bị kiểm định và củng cố đội ngũ nhân lực để xử lý hồ sơ từ khâu tiếp nhận – xử lý – ra quyết định Mặt khác, các chi phí liên quan đến văn phòng phẩm, quản lý và vận hành hay hoa hồng cho nhân viên tín dụng đều phải gia tăng rất nhiều
2.2.3 Phân loại cho vay đối với hộ kinh doanh cá thể
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015) thì đối với các đối tượng khách hàng vay vốn tại NHTM thì cho vay được dựa trên các căn cứ chính sau:
2.2.3.1 Dựa vào thời hạn vay vốn
Về thời hạn vay vốn thì thường được chia thành ba nhóm là ngắn, trung và dài hạn Trong đó:
Cho vay ngắn hạn: Đây là các khoản vay có thời hạn dưới 1 năm Các khoản vay này thường được các HKD cá thể dùng bổ sung vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc điểm của khoản vay này đem lại rủi ro thấp cho ngân hàng hơn là các khoản có thời hạn dài hơn, nguyên nhân đến từ các rủi ro liên quan đến lãi suất, lạm phát hay các nhân tố không chắc chắn của môi trường trong ngắn hạn vẫn dễ tầm soát hơn trong dài hạn Do đó, lãi suất cho của khoản vay này thường thấp hơn so với các kỳ hạn khác dài hơn
Cho vay trung hạn: Đây là các khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Các khoản vay này chủ yếu được các HKD cá thể sử dụng để mua sắm TSCĐ, chuyển đổi thiết bị, công nghệ hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Đây là kỳ hạn mang lại rủi ro lớn cho ngân hàng, bởi HKD hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, vòng quay vốn thường ngắn, các dòng tiền ra vào thường xuyên, không ổn định Đặc biệt tính bất ổn và thay đổi của thị trường không tầm soát được, lịch trả nợ của khách hàng có thể thay đổi do đó ảnh hưởng lớn đến việc ngân hàng quyết định cho vay
Cho vay dài hạn: Đây là các khoản vay có thời hạn trên 5 năm Các khoản vay này thường được các HKD cá thể sử dụng để đáp ứng các mục đích dài hạn như sắm sửa lớn hay xây dựng vào các công trình nhà xưởng, thiết bị, các phương tiện vận tải với trọng tải lớn Tuy nhiên, vì tính rủi ro thường xuất hiện trong thời gian dài nên các NHTM thường rất ít phê duyệt các khoản vay này, ngoài ra năng lực quản lý của các HKD cũng hạn chế nên có thể đầu tư lớn nằm ngoài tầm kiểm soát của HKD
2.2.3.2 Dựa vào hình đảm bảo
Với hình thức đảm bảo thì có hai loại chính là có hay không có TSĐB đem thế chấp cho ngân hàng:
Cho vay không có TSĐB: Đây là các khoản vay mà các NHTM không nhận tài sản của HKD để làm đảm bảo, mà các ngân hàng cấp tín dụng cho các HKD chủ yếu dựa trên cơ sở niềm tin uy tín, nguồn trả nợ đảm bảo, năng lực phát triển và triển vọng tài chính của HKD Nên đây còn được gọi là hình thức cho vay tín chấp, tuy nhiên việc cấp tín dụng này thường được ưu tiên cho các khách hàng truyền thống, làm việc lâu năm giữ được uy tín với NHTM Đặc biệt lịch sử tín dụng về trả nợ gốc lãi đúng hạn, tình hình tài chính ổn định và ngành nghề kinh doanh không có nhiều sự biến động, khả thi với các biến đổi bất ngờ của môi trường
Vay thế chấp tài sản đảm bảo (TSĐB) là hình thức vay ngân hàng mà doanh nghiệp cá nhân được cấp tín dụng khi thế chấp một hoặc nhiều TSĐB của mình hoặc bên thứ ba Việc sử dụng TSĐB làm tài sản đảm bảo nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cá nhân, giúp họ trả nợ và duy trì quyền sở hữu đối với TSĐB.
2.2.3.3 Dựa vào phương thức cho vay
Theo thông tư số 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức, tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ngân hàng tiến hành cho vay các HKD cá thể theo các phương thức sau:
Cho vay từng lần: Đây là hình thức vay mà mỗi lần vay thì các HKD cá thể sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết, ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng Đây là phương thức phổ biến với các HKD cá thể vì phù hợp với nhu cầu vốn không thường xuyên hay hoạt động sản xuất kinh doanh theo thời vụ
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Nguyễn Văn Tiến (2015); Phan Thị Thu Hà (2013) cho rằng việc các NHTM tiến hành cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng thì nền tảng đầu tiên phải dựa trên những nhân tố thuộc về khách hàng hay nói cách khác là tư cách tín dụng của các đối tượng Mặt khác, như đã đề cập phần trên thì việc HKD cá thể hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào sự quyết định và quản lý của cá nhân là chủ hộ, do đó việc các NHTM muốn cấp tín dụng cho các HKD cá thể phải dựa trên các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm cá nhân của người đó, sau đó xét đến những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của HKD đó (Sekyi, 2017)
2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc quy định của ngân hàng thương mại
Nguyễn Quốc Nghi (2011); Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng tài sản đảm bảo hay thế chấp hoặc sự đảm bảo của bên thứ ba là một hình thức nhằm gia tăng lòng tin hay tư cách tín dụng của khách hàng NHTM có thể giữ TSĐB và xử lý nó khi các khách hàng mất khả năng thanh toán cho ngân hàng Các ngân hàng thường được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý TSĐB trước các chủ nợ khác, do đó TSĐB được xem là khoản dự phòng nguồn trả nợ thay thế của khách hàng khi gặp rủi ro Do đó, việc có TSĐB đủ điều kiện và có giá trị pháp lý lớn thì các khách hàng sẽ có điều kiện thuận lợi được các ngân hàng gia tăng khả năng cấp tín dụng, cộng với mức cấp tín dụng cao hơn Nhưng cũng có các trường hợp đặc biệt các ngân hàng yêu cầu ngoài TSĐB thì cần có sự bảo lãnh của bên thứ ba về cam kết thanh toán khoản vay nếu khách hàng không thể trả nợ
2.3.1.2 Mục đích sử dụng vốn vay
Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng các khoản cấp tín dụng tại các NHTM cho các đối tượng khách hàng đều phải có mục đích rõ ràng, không được sử dụng vốn vay cho các mục đích tư lợi hay sai khác so với những thỏa thuận với hợp đồng tín dụng Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) cho rằng các HKD khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thì có nhu cầu sử dụng vốn để mua thêm nguyên vật liệu, sắm sửa thiết bị, giải quyết hàng tồn kho hay bổ sung vốn lưu động Các mục đích này đều được trình bày trong hợp đồng tín dụng và trở thành giao kết với ngân hàng
Những ngân hàng sẽ dựa vào mục đích trình bày của doanh nghiệp, xem xét với khả năng trả nợ hoặc hiệu quả hoạt động kinh doanh để cấp hay không cấp vốn tín dụng cho doanh nghiệp Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn dựa vào lịch sử tín dụng trước đây của doanh nghiệp để xem mục đích sử dụng vốn có chính xác hay không, từ đó ra quyết định tái cấp cho những lần sau này Các ngân hàng thương mại luôn đề cao tính trung thực của khách hàng trong việc sử dụng vốn, vì đây là cơ sở để giảm thiểu rủi ro dòng vốn tín dụng được cấp cho khách hàng sẽ được sử dụng đúng và được hoàn trả đúng hạn.
2.3.1.3 Cam kết hoàn trả gốc và lãi vô điều kiện
Phan Thị Thu Hà (2013) cho rằng hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho các ngân hàng khi vay nợ là bắt buộc của các khách hàng muốn thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng Nguyên nhân là vì ngân hàng là trung gian tài chính của các nguồn vốn nhàn rỗi gửi vào sau đó phân phối cho vay, thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư,…
Do đó, việc khách hàng vay hoàn trả gốc là cơ sở để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ của mình với khách hàng gửi tiền Nên bản chất của việc cấp tín dụng là chuyển nhượng tạm thời nguồn vốn nên sau một thời gian nhất định cần phải được hoàn trả
Vì vậy, ngân hàng chỉ có thể quyết định cấp tín dụng với những khách hàng có cam kết và năng lực hoàn thành nghĩa vụ này
2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm khách hàng
2.3.2.1 Đặc điểm cá nhân và uy tín của khách hàng
Các đặc điểm cá nhân của người đi vay bao gồm giới tính, học vấn, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm vay; thu nhập; thu nhập phi kinh doanh; loại hình kinh doanh hay số tiền đầu tư kinh doanh (He và Li, 2005) Đồng thời, Nwosu và cộng sự (2023) cũng chỉ ra rằng trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì các yếu tố liên quan đến kinh doanh và thái độ của người đi vay, kinh nghiệm kinh doanh, hình thức họ kinh doanh và lịch sử thân nhân rất quan trọng Vì những vấn đề này được cá nhân tích lũy qua thời gian, nó sẽ giúp cho khách hàng có khả năng hứng chịu rủi ro và thái độ chấp nhận gánh nặng cũng như trách nhiệm hoàn trả với ngân hàng Do đó, các đặc điểm cá nhân này là những công cụ giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay tại ngân hàng, cũng như cơ sở để các ngân hàng chủ quan đánh giá tư cách của khách hàng vay
2.3.2.2 Năng lực điều hành và quản lý
Sekyi (2017) cho rằng năng lực điều hành và quản lý chính là khả năng dẫn dắt của chủ hộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận và đảm bảo khả năng hoàn trả khoản vay cho ngân hàng Hay nói cách khác thì các NHTM tập trung vào việc trình bày của chủ hộ trong phương án kinh doanh về việc nguồn và phương án trả nợ như thế nào (Nguyễn Hồng Hà, 2023) Do đó, các NHTM thường dựa trên các thông tin về kinh nghiệm điều hành, tình hình lợi nhuận, các sản phẩm được sản xuất và kinh doanh, tình hình ứng phó rủi ro của các chủ hộ đối với các thay đổi của môi trường từ đó xác định xem năng lực điều hành và quản lý của các chủ hộ (Nwosu và cộng sự, 2023)
Khoản vay có các đặc điểm chủ yếu tập trung ở quy mô khoản vay, thời hạn hoàn trả nợ vay, tài sản thế chấp, các chi phí cho khoản vay (Nawai và Shaiff, 2010) Đồng thời quy mô khoản vay càng lớn nhưng mục đích sử dụng vốn không hiệu quả hay hoạt động kinh doanh của khách hàng bất ổn thì khả năng trả nợ rất thấp Hay tài sản thế chấp có mức định giá cao hơn so với mức giải ngân thì khách hàng có thể chủ quan hay cho rằng lấy tài sản làm tấm đệm để trì hoãn sự trả nợ với ngân hàng, thời hạn càng dài thì rủi ro đối với khách hàng càng lớn trong hoạt động kinh doanh và khả năng hoàn trả cũng kém đi Mặt khác, lãi suất cho vay càng cao hay có tính thả nổi lớn thì các khách hàng lại chịu áp lực quá lớn với thanh toán thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả đủ và đúng hạn cho ngân hàng
2.3.2.4 Định hướng kinh doanh của khách hàng Đặc điểm liên quan đến khách hàng chủ yếu được đánh giá qua các yếu tố đặc thù như cấu trúc sở hữu, loại hình, các chỉ số tài chính như lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, điểm tín dụng… hay các yếu tố liên quan đến địa điểm tọa lạc của khách hàng (Nawai và Shaiff, 2010) Trong đó, theo Nanayakkara và Stewart (2015) các khách hàng có cấu trúc sở hữu ổn định và loại hình kinh doanh rõ ràng thì hoạt động kinh doanh càng cụ thể, nguồn trả nợ càng chắc chắn nên khả năng được vay và trả nợ của khách hàng rất cao Mặt khác, các khách hàng vay có đòn bẩy tài chính phù hợp giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả sẽ tạo sự cân bằng trong khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng Ochung (2013) cũng nhấn mạnh các hoạt động kinh doanh của khách hàng có các chỉ số tài chính thuận lợi như ROA, ROE hay các tỷ số thanh toán ổn định thì tạo được niềm tin rất lớn cho NHTM, cũng như thể hiện dòng thu nhập tốt để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay khả năng trả nợ và tái cấp tín dụng rất cao
2.3.2.5 Lịch sử tín dụng của khách hàng
Ochung (2013) cho rằng điểm tín dụng của khách hàng rất quan trọng, ngay từ khi bắt đầu vay nó là cơ sở để quyết định cấp tín dụng của ngân hàng, nhưng trong quá trình vay thì nó là bước để ngân hàng tầm soát công tác tái cấp hoặc tình hình chung của khoản vay hiện tại khách hàng có khả năng hoàn trả như thế nào Mặc dù điểm tín dụng là quan điểm chủ quan của khách hàng dựa trên thông số đánh giá nhưng là bước chuẩn bị cho kế hoạch dự phòng rủi ro của ngân hàng
2.3.3 Nhóm nhân tố thuộc vĩ mô
Nanayakkara và Stewart (2015) cho rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng hay cả các khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện vĩ mô nền kinh tế Nếu môi trường kinh doanh thuận lợi với tăng trưởng kinh tế ổn định thì việc tiêu thụ hàng hóa trở nên dễ dàng, các dòng vốn lưu chuyển một cách nhanh chóng, dòng tiền vào và ra được thông suốt hạn chế được sự ứ đọng Vào thời điểm này thì các kế hoạch kinh doanh của khách hàng trở nên khả thi và ngân hàng cũng căn cứ vào tính xác thực và tín hiệu thị trường cũng ra quyết định cho vay dễ dàng hơn
Trong những điều kiện kinh doanh bất thuận, lạm phát gia tăng hay thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh xảy ra, các chủ thể kinh tế sẽ gặp phải nhiều khó khăn Việc sản xuất hàng hóa có thể bị gián đoạn hoặc tăng giá làm giảm nhu cầu tiêu dùng, dòng vốn bị trì trệ và khả năng trả nợ của khách hàng đi vay cũng suy giảm Vì vậy, để đảm bảo ổn định và giảm thiểu rủi ro, các ngân hàng thường sẽ hạn chế việc cho vay.
Nguyễn Văn Tiến (2015) cũng đã nhấn mạnh các tác động của vĩ mô nền kinh tế là rất quan trọng với những chính sách, quy định hay khẩu vị rủi ro của các NHTM Hay các nhân tố vĩ mô là một trong những thước đo để các NHTM đánh giá tính khả thi chung của các đối tượng kinh doanh, các dòng vốn sẽ đi đâu và về đâu Từ đó, định ra các đối tượng khách hàng hay nhóm ngành nghề phù hợp hay thuận lợi với bối cảnh kinh tế hiện tại
Tuy nhiên, với bối cảnh của nghiên cứu này thì luận văn chỉ tập trung vào các nhân tố thuộc quy định của ngân hàng và đặc điểm của khách hàng vay là HKD cá thể để tạo tính thuận tiện trong việc thu thập dữ liệu và xem xét mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên việc tổng hợp khung lý thuyết liên quan đến tín dụng và tín dụng đối với hộ kinh doanh cá thể, đồng thời thông qua lược khảo các nghiên cứu liên quan trong nước và nước ngoài để xác định các khoảng trống nghiên cứu, tác giả quyết định lựa chọn mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà (2023) làm mô hình gốc để phát triển cho bối cảnh cấp tín dụng cho HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Nguyên nhân tác giả sử dụng mô hình này vì đây là nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam, đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam nên có những nhân tố cơ bản đáp ứng được cho BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên để lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu thì tác giả sẽ bổ sung thêm nhân tố điểm tín dụng và sự giới thiệu Do đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
Hình 3 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tuổi tác, trình độ học vấn và thâm niên của chủ hộ được xem là những rủi ro liên quan đến khả năng trả nợ của họ Tuổi tác của chủ hộ là một yếu tố quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập và khả năng trả nợ của họ Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến mức thu nhập và khả năng quản lý nợ của chủ hộ Cuối cùng, thâm niên của chủ hộ có thể cho biết mức độ ổn định về tài chính và khả năng duy trì thu nhập của họ.
Trình độ học vấn của chủ hộ
Thâm niên quản lý của chủ hộ
Thời gian hoạt động kinh doanh của hộ
Thu nhập của hộ Điểm tín dụng
Quyết định cấp tín dụng của ngân hàng dựa trên đánh giá khả năng tín dụng của người đi vay Khả năng tín dụng được xét trên cả phương diện nhận thức và kinh nghiệm làm việc của người vay, nhằm đảm bảo rằng họ có năng lực trả nợ và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Thời gian hoạt động, mục đích vay vốn, thu nhập của hộ đại diện cho tình hình kinh doanh cũng như những định hướng về hoạt động mở rộng hay duy trì sự ổn định của HKD Do đó, xét thấy các yếu tố này đảm bảo được sự an toàn và hạn chế rủi ro thì ngân hàng dễ dàng phê duyệt tín dụng hơn Điểm tín dụng, TSĐB và sự giới thiệu đại diện cho sự uy tín hay lịch sử tín dụng và tính đảm bảo của khoản vay từ năng lực của HKD Hay nói cách khác đây là những khía cạnh mang tính đảm bảo về sự tin tưởng được của ngân hàng đối với HKD để ra quyết định phê duyệt
3.1.2.1 Đối với độ tuổi chủ hộ
Salima và cộng sự (2023) cho rằng tuổi của chủ hộ càng lớn thì những dấu hiệu về suy giảm liên quan đến sức khỏe hay suy nghĩ càng rõ ràng Do đó, đây được xem là những cảnh báo ban đầu cho ngân hàng về sự khó khăn khi cho các chủ hộ có độ tuổi càng lớn vay vốn Mặt khác, các chủ hộ có độ tuổi càng lớn thì việc họ có những kinh nghiệm sẽ dễ dàng qua mặt ngân hàng hơn, nên có thể tạo ra những rủi ro cho ngân hàng Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H1 đưa ra mối quan hệ giữa độ tuổi của chủ hộ kinh doanh và quyết định cấp tín dụng tại BIDV TP Hồ Chí Minh Giả thuyết này dự đoán rằng độ tuổi của chủ hộ kinh doanh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định cấp tín dụng Điều này có nghĩa là những chủ hộ kinh doanh có độ tuổi cao hơn có khả năng ít được chấp thuận cấp tín dụng hơn so với những chủ hộ kinh doanh trẻ hơn.
3.1.2.2 Đối với trình độ học vấn chủ hộ
Nguyễn Hồng Hà (2023); Salima và cộng sự (2023) cho rằng khi chủ họ có năng lực chuyên môn hay trình độ học vấn càng cao thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc xét duyệt hồ sơ Vì khi trình độ càng cao thì họ nắm được những quy định và quy trình của ngân hàng nhanh hơn, đặc biệt có sự ý thức liên quan đến luật pháp hay những hậu quả của mình nếu có hành động kinh doanh hay rủi ro thị trường xảy ra ảnh hưởng đến HKD Mặt khác, chuyên môn cao sẽ giúp họ có những suy nghĩ và định hình tốt trong việc vạch ra kế hoạch kinh doanh hợp lý và hạn chế rủi ro cho khoản vay Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H2: Trình độ học vấn ảnh hưởng tích cực đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
3.1.2.3 Thâm niên quản lý của chủ hộ
Theo Nguyễn Hồng Hà (2020), thâm niên của chủ hộ kinh doanh (HKD) đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh Thâm niên giúp chủ hộ lựa chọn hướng kinh doanh phù hợp với môi trường và thời vụ Đồng thời, tạo niềm tin cho ngân hàng thông qua bản kế hoạch kinh doanh khả thi dựa trên kinh nghiệm quản lý và hoạt động của chủ hộ Thêm vào đó, thâm niên lâu năm giúp phòng tránh rủi ro, từ đó tăng độ tin cậy với các tổ chức tín dụng.
Giả thuyết H3: Thâm niên của chủ hộ ảnh hưởng tích cực đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
3.1.2.4 Thời gian hoạt động kinh doanh của hộ
Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2021) cho rằng với việc trụ được lâu trong ngành nghề kinh doanh giúp cho HKD có nhiều khả năng kháng cự và phòng ngừa với các rủi ro của môi trường hay cú sốc theo mùa vụ Hay nói cách khác, thời gian hoạt động kinh doanh càng dài của HKD thì chỗ đứng càng vững vàng, HKD nắm bắt được đặc thù của ngành nghề cũng như những thay đổi của nó thích ứng với môi trường Chính vì vậy tạo ra niềm tin với ngân hàng và giúp tiếp cận tín dụng dễ hơn
Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H4: Thời gian hoạt động kinh doanh của hộ ảnh hưởng tích cực đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
3.1.2.5 Đối với mục đích vay
Nguyễn Hồng Hà (2023) cho rằng nguồn vốn cấp tín dụng của ngân hàng khi đến tay khách hàng chủ yếu phục vụ cho các mục đích chính đáng của họ Đặc biệt với các đối tượng khách hàng làm kinh doanh thì thật sự quan trọng, nhằm phục vụ các mục đích đầu tư, bổ sung vốn hay giải quyết các khó khăn Ngoài ra, nguồn trả nợ cho các khoản vay này sẽ được xác lập dựa trên mục đích vay thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng Nên việc căn cứ dựa trên mục đích vay hợp lý và khả thi rất quan trọng với ngân hàng, để tiến trình theo dõi khoản vay và thu hồi đúng mục đích diễn ra thuận lợi Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H5: Mục đích vay ảnh hưởng tích cực đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
3.1.2.6 Đối với thu nhập mỗi tháng của hộ
Nguyễn Hồng Hà (2020); Lê Nghiêm Tân và cộng sự (2022); Nguyễn Hồng Hà (2023); Kumar và cộng sự (2020) cho rằng khi thu nhập của hộ kinh doanh càng nhiều, điều này chứng minh cho ngân hàng khả năng tăng trưởng và sự khả thi trong hoạt động kinh doanh của HKD Từ đó, ngân hàng có những ước tính về nguồn trả nợ của HKD là có thể và thuận lợi cho bản kế hoạch trả nợ của HKD trình cho bộ phận thẩm định Mặt khác, thu nhập của hộ càng cao thì khả năng các khoản chi phí gắn với gia đình của HKD sẽ được trang trải tốt hơn và nguồn trả nợ cũng không bị ảnh hưởng nhiều Do đó, tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:
Giả thuyết H6: Thu nhập mỗi tháng của hộ ảnh hưởng tích cực đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
3.1.2.7 Đối với điểm tín dụng
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Quy trình nghiên cứu được thể hiện dưới hình 2.2 sơ đồ như sau:
Hình 3 2: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Đầu tiên, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu Tiếp theo, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết bao gồm các cơ sở liên quan đến cho vay HKD cá thể, các yếu tố tác động đến việc cấp tín dụng cho đối tượng này, đồng thời đưa ra mô hình nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu, tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phương pháp định tính tập trung vào phỏng vấn chuyên gia, xây dựng bảng khảo sát, trong khi phương pháp định lượng sử dụng phân tích hồi quy Binary Logistic để phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 27.0 Từ các kết quả phân tích, tác giả đề xuất các giải pháp giúp HKD cá thể tiếp cận vốn tín dụng từ BIDV tại TP Hồ Chí Minh hiệu quả hơn.
3.2.1 Nghiên cứu định tính Để xác định các nhân tố thuộc về đặc điểm người đi vay và khách quan có ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, tác giả thực hiện giai đoạn nghiên cứu định tính Để thực hiện nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm, là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa tác giả và 15 chuyên gia (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Đối tượng để tác giả cùng thảo luận nhóm đó là các cán bộ quản lý chi nhánh và quản lý tại phòng khách hàng cá nhân, cán bộ tín dụng tại các phòng giao dịch của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Do tính chuyên môn của nghiên cứu cũng như góc độ nhìn nhận vấn đề của các đối tượng là không giống nhau nên việc thảo luận này giúp cho tác giả làm rõ và đào sâu được dữ liệu Trong quá trình phỏng vấn tác giả có định nghĩa, lý giải các khái niệm nghiên cứu cho đối tượng được phỏng vấn để những đóng góp của họ thật sự có ý nghĩa giúp ích cho việc nghiên cứu Trước tiên, tác giả tiến hành gặp gỡ và trao đổi với các quản lý cũng như cán bộ làm việc tại phòng tín dụng của BIDV trên địa bàn
Sau khi xác định bối cảnh nghiên cứu (TP Hồ Chí Minh) và mục tiêu nghiên cứu, nghiên cứu đã phỏng vấn các chuyên gia về các yếu tố thuộc về đặc điểm người đi vay ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng của BIDV tại TP Hồ Chí Minh Kết quả phỏng vấn cho thấy các yếu tố được nêu trong mô hình nghiên cứu đề xuất đều nhận được sự đồng thuận cao từ các chuyên gia.
Có thể thấy rằng, có những yếu tố thể hiện đặc điểm của đối tượng HKD cá thể có ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nhắc đến Vì thế, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu để xem xét các đặc điểm cá nhân này ảnh hưởng như thế nào tới việc BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đưa ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng Để có thể phân tích được mô hình này, việc khảo sát hồ sơ khách hàng được thực hiện, trong đó, thu thập các thông tin về đặc điểm khách hàng và thu nhận thông tin về tình trạng tín dụng của khách hàng Qua đó, phân tích số liệu có liên quan để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân đối với mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng tại Chi nhánh
Trường hợp lý tưởng nhất là thực hiện nghiên cứu này trên tất cả các khách hàng HKD cá thể có quan hệ tín dụng với BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và không có mối quan hệ này nhưng được lưu hồ sơ Tuy nhiên, do hạn chế về chi phí, thời gian cũng như sự dễ dàng, sự thuận tiện nên nghiên cứu này sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện
Kích thước mẫu tối thiểu theo Slovin (1984) trong mô hình hồi quy Binary Logistic là [10*(k+1)] quan sát, với k là số biến độc lập trong mô hình Mô hình đang nghiên cứu của đề tài có 10 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 100 quan sát Một số trường hợp khác khi lựa chọn mẫu nghiên cứu lại dựa trên tổng thể của quy mô mẫu nghiên cứu Để xác định cỡ mẫu, tác giả sử dụng công thức của Slovin (1984), lựa chọn mẫu theo phương pháp này cũng được nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu hiện nay Dưới đây là công thức tổng quát của Slovin: n = N/ (1 + Ne 2 ) Trong đó: N là tổng thể; e là sai số; n là cỡ mẫu
Trong nghiên cứu này, độ tin cậy được ước lượng ở mức 95% với sai số có thể chấp nhận được là 5% Tổng số khách hàng hợp đồng tín dụng cá nhân với BIDV tại TP Hồ Chí Minh thời điểm cuối năm 2023 là 3035 khách hàng Về mặt thống kê, cỡ mẫu cần chọn là: n = 3035/(1 + 3035*0.05 2 ) = 353,42 Do đó, cần chọn cỡ mẫu tối thiểu là 353 mẫu khách hàng.
Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu là khá thuận tiện, bằng hình thức thu thập số liệu quan hệ dư nợ tín dụng của các khách hàng được lấy trên hồ sơ theo dõi nợ của ngân hàng Nhằm tăng thêm độ tin cậy cho nghiên cứu mà không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện luận văn, vì vậy tác giả tiến hành thực hiện với quy mô mẫu lớn hơn mức
Với mẫu khảo sát thực tế gồm 450 khách hàng được chọn ngẫu nhiên theo phương pháp thuận tiện, nghiên cứu đã tiến hành gửi ba lần email nhắc lại cho khách hàng chưa phản hồi với thời gian giữa mỗi lần nhắc là bốn ngày (kể cả ngày nghỉ) Bên cạnh đó, việc sử dụng email hệ thống của chi nhánh, được sự hỗ trợ của Ban Giám đốc ngân hàng, đã giúp tăng độ tin cậy và tỷ lệ phản hồi của khách hàng.
432 phiếu, trong quá trình nhập số liệu, có 6 phiếu bị thiếu nội dung, do đó, tổng số phiếu hợp lệ là 426 phiếu
Sử dụng bảng khảo sát thiết kế sẵn, bao gồm các câu hỏi đóng, mở, cả định tính và định lượng
- Dữ liệu thứ cấp : Báo cáo kết quả tín dụng của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí
- Dữ liệu sơ cấp : Được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 450 khách hàng HKD cá thể có hay không có mối quan hệ vay vốn tại BIDV trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh để điều tra về quyết định cấp tín dụng của ngân hàng Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phỏng vấn một số cán bộ phòng chuyên môn để thu thập ý kiến của những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có khả năng ứng dụng vào thực tiễn ngân hàng Dựa vào phiếu thu thập thông tin để đánh giá thực trạng đặc điểm cá nhân tác động như thế nào đến quyết định cấp tín dụng tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Mô tả dữ liệu
Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là quyết định cấp tín dụng của ngân hàng, được mã hóa thành hai nhóm: 0 - Không được cấp tín dụng và 1 - Có cấp tín dụng.
Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp từ các nghiên cứu đi trước, bao gồm các biến thể hiện các đặc điểm cá nhân của khách hàng, có khả năng ảnh hưởng tới việc khách hàng có được cấp tín dụng hay không Các nhân tố trên mô hình nghiên cứu đề xuất được tập hợp và cách thức đo lường dưới bảng sau:
Bảng 3 1: Bảng mô tả và đo lường mã hoá các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đề xuất Nhóm biến Tên biến Giá trị đo lường biến
TUOI Độ tuổi của chủ hộ
HOCVAN Trình độ học vấn của chủ hộ
THAMNIEN Thâm niên của chủ hộ
THOIGIAN Thời gian hoạt động của hộ
1 – Bổ sung vốn kinh doanh
3 – Mở rộng cơ sở kinh doanh
THUNHAP Thu nhập mỗi tháng của hộ
1 – Từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng
2 – Từ 100 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng
3 – Từ 150 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng
4 – Từ 200 triệu đồng đến dưới 250 triệu đồng
5 – Từ 250 triệu đồng trở lên
Nhóm biến Tên biến Giá trị đo lường biến
TSDB Tài sản đảm bảo
1 – Tối đa 30% giá trị hạn mức được đảm bảo bằng tài sản
2 – Giá trị TSĐB từ 30% đến dưới 50% hạn mức
3 – Giá trị TSĐB từ 50% đến dưới 70% hạn mức
4 – Giá trị TSĐB từ 70% đến dưới 100% hạn mức
5 – 100% hạn mức được đảm bảo bằng tài sản
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Sự phân chia các ngưỡng này là kết quả của thảo luận phỏng vấn một số cán bộ phòng chuyên môn để thu thập ý kiến của những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Hay nói cách khác, sự phân chia này là phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù với các sản phẩm cho vay đối với HKD tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ kinh doanh cá thể
4.1.1.1 Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ kinh doanh cá thể so với tổng dư nợ chi nhánh
Trong giai đoạn 2019 - 2023, tỷ trọng dư nợ tín dụng HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có xu hướng tăng lên từ 20,17% vào năm 2019 lên 38,58% vào năm 2023
Bảng 4 1: Tỷ lệ dư nợ tín dụng HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí
Minh giai đoạn 2019 - 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tổng dư nợ bán lẻ 232.970 243.182 246.811 249.063 255.003
Dư nợ HKD cá thể 46.990 57.780 70.810 83.760 98.380
Tỷ lệ dư nợ HKD cá thể/ tổng dư nợ (%) 20,17% 23,76% 28,69% 33,63% 38,58%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Dựa trên bảng 4.1 ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ của HKD cá thể qua các năm từ 2019 – 2023 tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ngày càng gia tăng, cụ thể tỷ trọng tăng từ 20,17% lên đến 38,58% Điều này cho thấy BIDV nhận ra tiềm năng và lợi nhuận đến từ đối tượng này nếu cho vay là rất lớn
4.1.1.2 Dư nợ tín dụng HKD cá thể
Trong giai đoạn 2019 – 2023, hoạt động kinh doanh của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong đó có hoạt động tín dụng HKD cá thể Dư nợ tín dụng tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng trưởng qua các năm Trong năm 2019, dư nợ tín dụng HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đạt 46.990 tỷ đồng, đến năm 2023, dư nợ tín dụng HKD cá thể đạt 98.380 tỷ đồng, chiếm 38,58% tổng dư nợ bán lẻ toàn chi nhánh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Bảng 4 2: Tình hình dư nợ tín dụng HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ
Chí Minh giai đoạn 2019 - 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Dư nợ tín dụng HKD 46.990 57.780 70.810 83.760 98.380 Tốc độ tăng trưởng dư nợ HKD cá thể (%) 22,95% 22,55% 18,29% 17,46%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Mặc dù đạt được mức tăng về dư nợ nhưng tốc độ tăng trưởng của dư nợ qua các năm có phần sụt giảm cụ thể năm 2020 tăng trưởng 22,95% nhưng đến năm 2023 chỉ còn 17,46% Điều này đến từ việc ngân hàng có phần thắt chặt các tiêu chuẩn giải ngân với nhóm khách hàng này theo những quy định của NHNN và sự biến động của lãi suất trên thị trường cho vay
4.1.1.3 Số lượng hộ kinh doanh cá thể và tốc độ tăng trưởng
Với nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2019 - 2023 quy mô HKD cá thể vay vốn tăng trưởng qua các năm (từ 1.868 hộ vào năm 2019 tăng lên 3.035 hộ vào năm 2023)
Bảng 4 3: Tình hình số lượng hộ kinh doanh cá thể vay tại BIDV trên địa bàn
TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2023 Đơn vị tính: Hộ, khách hàng
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Số lượng HKD cá thể 1.868 2.143 2.423 2.731 3.035
Tổng số khách hàng vay vốn 8.733 9.759 10.613 11.587 12.588
Tỷ lệ HKD cá thể/ tổng số khách hàng vay vốn (%)
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Sự tăng trưởng của khách hàng hộ kinh doanh cá thể (HKD) tại BIDV TP Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự tập trung dân số tại thành phố Tỷ lệ khách hàng HKD vay vốn trên tổng số khách hàng vay vốn tại BIDV TP Hồ Chí Minh tăng dần từ 21,39% vào năm 2019 lên 24,11% vào năm 2023 Kết quả này phản ánh mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2019-2023 của BIDV TP Hồ Chí Minh, tập trung phát triển và gia tăng tỷ trọng dư nợ gói tín dụng dành cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
Cơ cấu tín dụng hộ kinh doanh cá thể
4.1.2.1 Dư nợ hộ kinh doanh cá thể xét theo thời hạn
Tỷ trọng những khoản vay trung dài hạn của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng cao hơn những khoản vay ngắn hạn Tỷ trọng các khoản vay trung dài hạn có xu hướng tăng, năm 2019 đạt 56,08% đến năm 2023 tăng lên đạt mức 58,99%, do nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh gia tăng
Bảng 4 4: Cơ cấu dư nợ tín dụng HKD cá thể theo thời hạn tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
Dư nợ của HKD 46.990 100% 57.780 100% 70.810 100% 83.760 100% 98.380 100% Ngắn hạn 20.638 43,92% 24.637 42,64% 29.868 42,18% 35.238 42,07% 40.346 41,01% Trung, dài hạn 26.352 56,08% 33.143 57,36% 40.942 57,82% 48.522 57,93% 58.034 58,99%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Các khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản vay ngắn hạn và tỷ trọng tăng dần qua các năm Có thể thấy rằng, các khoản vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng dư nợ tín dụng HKD cá thể là hợp lý do nhu cầu của khách hàng để phục vụ những mục đích có thời gian dài như đầu tư phương tiện vật chất, mở rộng cơ sở kinh doanh
4.1.2.2 Dự nợ tín dụng hộ kinh doanh cá thể xét theo tài sản đảm bảo
Trong hoạt động tín dụng HKD cá thể, BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho vay có TSĐB là chủ yếu, đó là cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc người bảo lãnh của người thứ ba Việc cho vay ngoài dựa vào nguồn trả nợ, uy tín của bản thân khách hàng thì tài sản đảm bảo là yếu tố cần nhắc đến
Bảng 4 5: Cơ cấu tín dụng HKD cá thể theo TSĐB tại BIDV trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Dư nợ của HKD cá thể
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Thông thường việc cho vay không có TSĐB chỉ được áp dụng với các phương án vay vốn dành cho cán bộ công nhân viên trong ngành ngân hàng và cán bộ công chức nhà nước, có nguồn trả lương hàng tháng Còn lại, hầu hết các sản phẩm tín dụng HKD cá thể BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến yếu tố TSĐB Tỷ trọng dư nợ HKD cá thể có TSĐB có xu hướng tăng lên trong Tổng dư nợ HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh: từ 68,94% vào năm 2019, tăng lên 81,65% vào năm 2023 BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh luôn chú ý đến công tác đảm bảo an toàn khoản vay đối với HKD cá thể bằng việc nhận TSĐB, phản ánh chất lượng tín dụng HKD cá thể tại BIDV đang ngày một tăng lên.
Chất lượng tín dụng hộ kinh doanh cá thể
4.1.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay hộ kinh doanh cá thể
Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng HKD cá thể của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019 - 2023 cho thấy những tín hiệu tương đối tốt, thể hiện cụ thể trong bảng 4.6
Bảng 4 6: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của hộ kinh doanh cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Dư nợ HKD cá thể Tỷ đồng 46.990 57.780 70.810 83.760 98.380
Nợ quá hạn Tỷ đồng 1.358,01 1.756,51 2.067,65 2.311,78 2.439,82
Tỷ lệ nợ quá hạn/ dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Trong giai đoạn 2019 - 2023, BIDV chi nhánh TP Hồ Chí Minh duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu so với tổng dư nợ ở mức an toàn, đảm bảo chất lượng tín dụng Đáng chú ý, tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ HKD cá thể có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng tăng qua các năm, phản ánh tình hình thị trường và hành vi của khách hàng.
Trong giai đoạn 2019 - 2023, hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (2020 - 2022) Chính sách đóng cửa nền kinh tế để chống dịch đã gây ra nhiều trở ngại trong việc tiêu thụ hàng hóa, dẫn đến tình hình kinh doanh suy giảm đáng kể.
4.1.3.2 Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng hộ kinh doanh cá thể Đối với NHTM, thu lãi từ hoạt động cho vay là một chi tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình cho vay của NHTM Kết quả Bảng 4.7 cho thấy, thấy thu lãi từ hoạt động tín dụng HKD cá thể của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có xu hướng tăng qua các năm, điều này phần nào cho thấy hoạt động tín dụng HKD cá thể của BIDV là có hiệu quả
Bảng 4 7: Tình hình thu lãi từ hoạt động tín dụng hộ kinh doanh cá thể tại
BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 - 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng
Lãi thu được từ hoạt động tín dụng HKD cá thể 465,6 577,6 707,6 814,2 957,1
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Năm 2019, lãi thu từ hoạt động tín dụng HKD cá thể đạt 465,6 tỷ đồng đến năm
2023, lãi thu từ hoạt động tín dụng HKD cá thể đạt 957,1 tỷ đồng Điều này cho thấy mặc dù tỷ lệ nợ xấu của đối tượng này tại các chi nhánh của BIDV tăng nhưng ngân hàng vẫn duy trì được mức lợi nhuận thu từ đối tượng khách hàng này tăng Chứng tỏ hoạt động tín dụng dành cho HKD cá thể tại BIDV vẫn ổn định và đạt được những dấu hiệu tốt.
Kết quả nghiên cứu về quyết định cấp tín dụng
4.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Thông qua việc thu thập chính thức dữ liệu của 426 HKD cá thể được và không được cấp tín dụng tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Sau đó, luận văn tiến hành mã hóa thành dữ liệu sơ cấp, thì có 208 HKD không được cấp tín dụng và 218 HKD được cấp, thì đặc điểm của mẫu được tóm tắt qua thống kê sơ bộ:
Bảng 4 8: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Cấp tín dụng Không được cấp Được cấp Tổng
Tần suất Độ tuổi của chủ hộ
Cấp tín dụng Không được cấp Được cấp Tổng
Tần suất Đại học trở lên 126 60,6% 139 63,8% 265 62,2%
Thâm niên của chủ hộ
Từ 3 đến 4 năm 98 47,1% 103 47,2% 201 47,2% Trên 4 năm 82 39,4% 83 38,1% 165 38,7%
Thời gian hoạt động kinh doanh
Từ 3 đến 4 năm 22 10,6% 27 12,4% 49 11,5% Trên 4 năm 172 82,7% 186 85,3% 358 84,0%
Bổ sung vốn kinh doanh 19 9,1% 0 0,0% 19 4,5% Đầu tư TSCĐ 146 70,2% 2 0,9% 148 34,7%
Mở rộng cơ sở kinh doanh chi nhánh
Thu nhập mỗi tháng của hộ
Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 107 51,4% 13 6,0% 120 28,2%
Từ 100 triệu đến dưới 150 triệu 70 33,7% 85 39,0% 155 36,4%
Từ 150 triệu đến dưới 200 triệu 15 7,2% 52 23,9% 67 15,7%
Từ 200 triệu đến dưới 250 triệu 7 3,4% 31 14,2% 38 8,9%
Từ 250 triệu trở lên 9 4,3% 37 17,0% 46 10,8% Điểm tín dụng
Tài sản đảm bảo (TSDB)
Giá trị TSĐB từ 30% đến dưới 50% hạn mức
Cấp tín dụng Không được cấp Được cấp Tổng
50% đến dưới 70% hạn mức Giá trị TSĐB từ 70% đến dưới 100% hạn mức
100% hạn mức được đảm bảo bằng tài sản
Bạn bè 14 6,75 36 16,5% 50 11,7% Đồng nghiệp 45 21,65 79 36,2% 124 29,1% Nhân viên ngân hàng 45 21,6% 56 25,7% 101 23,7%
Nguồn: Kết quả trích xuất từ SPSS 27.0 Đối với độ tuổi của chủ hộ thì trong 426 HKD cá thể được thu thập thông tin, thì điểm tương đồng của hai nhóm được hay không được cấp tín dụng thì nhóm tuổi từ
18 đến 29 tuổi chiếm đa số trên 50%, vì ngân hàng cho rằng trong độ tuổi này thì các rủi ro liên quan đến sức khỏe sẽ được hạn chế, chủ hộ nằm trong độ tuổi lao động tốt nhất Đối với thâm niên của chủ hộ thì chiếm đa số là thời gian từ 3 đến 4 năm và trên 4 năm Trong đó, đối với các HKD cá thể không được cấp tín dụng thì thâm niên chủ yếu cũng tập trung từ 3 đến 4 năm và trên 4 năm chiếm tỷ trọng 47,1%; 39,4% trong
208 HKD cá thể không được cấp tín dụng Điều này tương tự với nhóm HKD cá thể được cấp tín dụng với thâm niên từ 3 đến 4 năm và trên 4 năm lần lượt chiếm tỷ trọng 47,2%; 38,1% Nhìn chung, thì BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn ưu tiên cho các chủ HKD thâm niên lâu năm để có sự thuận lợi trong việc nắm bắt HĐKD của hộ và năng lực có thâm niên kinh nghiệm dài vẫn tốt hơn thâm niên ngắn Đối với thời gian hoạt động thì nhìn chung các HKD có thời gian hoạt động có thời gian trên 4 năm chiếm tỷ trọng 84% trong tổng số 426 HKD cá thể thu thập thông tin Do đó, từ thống kê này cho thấy BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn ưu tiên cho các HKD cá thể có thời gian hoạt động dài vay để hạn chế rủi ro Đối với mục đích sử dụng vốn vay thì có sự khác biệt rõ ràng với hai nhóm HKD được hay không được cấp tín dụng Đa phần trong 208 HKD không được cấp tín dụng thì 70,2% là sử dụng đầu tư TSCĐ, tuy nhiên việc đầu tư TSCĐ để kinh doanh sản xuất có thể không hiệu quả, tiêu thụ hàng kém và giá trị TSCĐ có thể bị suy giảm do việc khấu hao hay sử dụng làm cho ngân hàng gặp nhiều rủi ro Ngược lại, thì nhóm HKD được cấp tín dụng thì họ lại tập trung trong việc mở rộng cơ sở kinh doanh chi nhánh với tỷ trọng 80,7% trong 218 HKD được cấp tín dụng, điều này giúp họ tiếp cận tốt hơn với thị trường, tăng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa Đối với thu nhập mỗi tháng thì có sự khác biệt rõ ràng với hai nhóm HKD được hay không được cấp tín dụng Đối với các HKD cá thể không được cấp tín dụng thì chủ yếu thu nhập của họ rơi vào tầm từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng/tháng với tỷ trọng là 51,4% Ngược lại đối với các HKD cá thể được cấp tín dụng thì thu nhập từ 100 triệu đồng/tháng trở lên chiếm đại đa số Do đó, có thể thấy ngân hàng vẫn ưu tiên cấp tín dụng cho các HKD có thu nhập cao mỗi tháng Đối với điểm tín dụng thông qua hệ thống cho điểm của ngân hàng thì có sự khác biệt tại hai nhóm được và không được cấp tín dụng Trong đó, với 208 HKD không được cấp tín dụng thì điểm số chiếm đa số là 680 đến 750 điểm với tỷ trọng 49,5%, nhưng với điểm số từ 322 đến 679 điểm chiếm 43,2% vẫn tạo ra mức không an toàn cho ngân hàng, với mức điểm 751 trở lên thì nhóm khách hàng này không có xuất hiện Với 218 HKD được cấp tín dụng thì nhóm điểm từ 431 đến 750 điểm chiếm 62%, và trên 751 điểm chiếm 10,1%, điều này cho thấy nhóm này phản ánh đúng mức điểm tín dụng mà BIDV đánh giá cao làm cho rủi ro thấp và khả năng trả nợ cao hơn Đối với giá trị TSĐB thì có sự khác biệt rõ ràng với hai nhóm được và không được cấp tín dụng Với nhóm HKD không được cấp típ dụng thì khoản vay của họ giá trị
Tỷ lệ đảm bảo tài sản đầy đủ (TSĐB) đối với dư nợ cho vay của Hộ kinh doanh (HKD) cá thể thấp hơn so với các nhóm được cấp tín dụng Cụ thể, đối với nhóm HKD cá thể, tỷ lệ dư nợ có TSĐB đảm bảo dưới 70% chiếm 52,9% và tỷ lệ đảm bảo 70% đến dưới 100% chiếm 42,8% Ngược lại, nhóm được cấp tín dụng có tỷ lệ dư nợ đảm bảo từ 70% đến dưới 100% lên đến 97,7%, cho thấy mức đảm bảo tài sản cao và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic
4.2.2.1 Kết quả mô hình hồi quy Logic
Các hệ số ảnh hưởng của các nhân tố đối với khả năng được cấp tín dụng của HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 4 9: Kết quả mô hình hồi quy Logit
Nguồn: Nguồn: Kết quả trích xuất từ SPSS 27.0
Dựa trên kết quả bảng 4.9 ta có thể thấy hệ Sig của các biến số THAMNIEN, HOCVAN lần lượt là 0,742; 0,735 đều lớn hơn 5% điều này cho thấy các biến số này không có ý nghĩa thống kê về sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Hay nói cách khách, các biến số thâm niên của chủ hộ, học vấn của chủ hộ không ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Do đó, luận văn sẽ tiến hành loại các biến số này và hồi quy mô hình Logit lần hai với các biến số còn lại Kết quả thu được như sau:
Bảng 4 10: Kết quả mô hình hồi quy Logit sau khi loại biến
Nguồn: Nguồn: Kết quả trích xuất từ SPSS 27.0
Dựa trên kết quả bảng 4.10 thì ta thấy các hệ số Sig của các biến số đều thấp hơn 5%, điều này cho thấy tất cả đều có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến biến phụ thuộc hay quyết định cấp tín dụng tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho các HKD cá thể, với độ tin cậy chung là 95%
4.2.2.2 Kiểm độ mức độ phù hợp của mô hình
Với mô hình hồi quy Logit thì kiểm định độ phù hợp của mô hình thì các nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định thống kê Omnibus, trong đó kiểm định này thường có ý nghĩa một phần hoặc toàn phần với các biến độc lập, nhưng nó không cung cấp mô hình được đề nghị để thay thế Đồng thời, kiểm định này đặt dưới giả định rằng các biến độc lập không có sự tương quan với nhau, mà chúng chỉ có tương quan với biến phụ thuộc Đồng thời, kiểm định này được thiết lập với giả thuyết H0 là tổ hợp biến độc lập giải thích được biến phụ thuộc và H1 ngược lại Kết quả kiểm định này được trình bày như sau:
Bảng 4 11: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Nguồn: Nguồn: Kết quả trích xuất từ SPSS 27.0
Với phương pháp chọn Enter, Sig (khả năng sai số) của Bước, Khối và Mô hình đều nhỏ hơn 0,05, tức là thấp hơn mức ý nghĩa 5% Điều này cho thấy các biến độc lập (Bước, Khối) có sự tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc (Mô hình) ở mức ý nghĩa 1% Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính có sự phù hợp về mặt tương quan.
4.2.2.3 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình
Với kiểm định độ giải thích của mô hình thì ta dựa trên hệ số xác định R 2 của mô hình hồi quy Logit, trong đó:
Bảng 4 12: Kiểm định độ giải thích của mô hình
Step -2 Log likelihood Cox & Snell R
Nguồn: Nguồn: Kết quả trích xuất từ SPSS 27.0
Ta có thể thấy hệ số Nagelkerke R 2 là 0,905 thuộc khoảng [0;1] hoàn toàn phù hợp với khoảng biến thiên, hay nói cách khác các biến độc lập giải thích được 90,5% sự biến đổi của biến phụ thuộc hay quyết định cấp tín dụng tại BIDV trên địa bàn TP
Hồ Chí Minh Đồng thời, hệ số này gần tiến đến 1 do đó mô hình này có mức độ giải thích cao
4.2.2.4 Kiểm định mức độ dự báo chính xác của mô hình
Kiểm định này nhằm tìm ra sự dự báo cho BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh về mức độ chính xác trong các HKD cá thể với khả năng được cấp tín dụng:
Bảng 4 13: Kiểm định mức độ dự báo
Cấp tín dụng Phần trăm chính xác
Không được cấp Được cấp
Không được cấp 195 13 93,8% Được cấp 5 213 97,7%
Nguồn: Kết quả trích xuất từ SPSS 27.0
Dựa trên bảng 4.13 ta thấy với HKD cá thể không được cấp tín dụng là 208 khách hàng trong đó, kết quả dự đoán đến 195 HKD, cho thấy mức độ chính xác của dự báo chiếm 93,8% Trong 218 HKD được cấp thì có 213 hộ được dự báo chính xác lên đến 97,7%
4.2.2.5 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kết quả hồi quy của mô hình Logit với mức ý nghĩa 5% cho thấy các biến số độ tuổi của chủ hộ, thời gian hoạt động kinh doanh của hộ, mục đích vay, thu nhập mỗi tháng của hộ, điểm tín dụng, tài sản đảm bảo, sự giới thiệu có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh với các HKD cá thể.
Bảng 4 14: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Hệ số hồi quy P – Value Kết luận Giả thuyết H1: Độ tuổi của chủ hộ kinh doanh ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định cấp tín dụng cho các HKD cá thể tại
BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
Giả thuyết H2: Trình độ học vấn ảnh hưởng tích cực đến quyết định cấp tín -0,117 0,735 > 0,05 Bác bỏ H2
Giả thuyết Hệ số hồi quy P – Value Kết luận dụng cho các HKD cá thể tại BIDV trên địa bàn TP Hồ Chí Minh