1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mô hình hộ kinh doanh cá thể tại sao mô hình hộ kinh doanh cá thể phổ biến ở việt nam

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mô hình Hộ kinh doanh cá thể không chỉ biểu thị quyền tự chủ và tự quản trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn thể hiện sự năng động và linh hoạt trong hoạt động, khả năng điều chỉnh theo biế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

-*** -BÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN LUẬT KINH TẾ 1

ĐỀ TÀI

TẠI SAO MÔ HÌNH HỘ KINH DOANH CÁ THỂPHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM?

Giáo viên hướng dẫn: Trần Ngọc Diệp

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam 3

II Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh 3

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng và phát triển, mô hình hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh phổ biến, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12 năm 2023, Việt Nam có hơn 6 triệu Hộ kinh doanh, chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp Mô hình Hộ kinh doanh cá thể không chỉ biểu thị quyền tự chủ và tự quản trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn thể hiện sự năng động và linh hoạt trong hoạt động, khả năng điều chỉnh theo biến động thị trường và nhu cầu của khách hàng Hiện nay, mô hình này tại thị trường Việt Nam cho thấy sự đa dạng và phổ biến với số lượng Hộ kinh doanh tăng trưởng liên tục qua các năm, tốc độ trung bình khoảng 10%/năm, tập trung vào lĩnh vực thương mại và dịch vụ Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng mở ra cơ hội mới cho các Hộ kinh doanh cá thể, cho phép họ tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn thông qua các nền tảng trực tuyến.

Trong phạm vi bài thảo luận, nhóm chúng em xin được trình bày về đề tài “Tại sao mô hình Hộ kinh doanh cá thể lại hết sức phổ biến ở Việt Nam?” Tiểu luận này nhằm nghiên cứu và đánh giá những yếu tố đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của mô hình này, đồng thời phân tích những đóng góp của mô hình này đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Bài thảo luận học phần Luật Kinh tế 1 của nhóm 3 với đề tài trên là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của từng thành viên trong nhóm với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau và dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên phụ trách học phần – cô Trần Ngọc Diệp Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết có giới hạn nên phần phân tích của chúng em chắc chắn sẽ còn có những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn Qua đây, toàn thể thành viên nhóm 3 xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Trần Ngọc Diệp đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cũng như cung cấp tài liệu để chúng em có thể hoàn thành tốt bài thảo luận này Kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

Trang 4

I Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam

Trước khi bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, Việt Nam trải qua nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, nhà nước quản lý toàn bộ các hoạt động kinh tế, kìm hãm hoạt động sản xuất tư nhân Khi đó, các cá nhân, nhóm người muốn tự chủ kinh doanh thì chỉ có thể hoạt động trong quy mô nhỏ, ít tiềm năng phát triển Dẫn đến nảy sinh một xu hướng tâm lý lựa hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ trong dân chúng

Ngày nay, trong suốt quá trình chuyển mình, chính sách cải cách mở cửa kinh tế của chính phủ cùng quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế đã tạo một thị trường rộng lớn cho kinh tế tư nhân hoạt động Hầu hết người Việt đều có đức tính cẩn trọng, tỉ mỉ nhưng cũng không kém phần năng động, luôn cố gắng không ngừng để đạt được thành công cho riêng mình Họ thường bắt đầu xây dựng từ các cửa hàng nhỏ và phát triển dần lên quy mô kinh doanh lớn hơn Các cửa hàng nhỏ đó chính là mô hình hộ kinh doanh cá thể Mô hình này hiện đang rất được ưa chuộng bởi nó làm nổi bật sự linh hoạt, cho phép các cá nhân, nhóm người tự quản lý và điều hành kinh doanh một cách độc lập, giúp họ thích ứng nhanh chóng với biến động của thị trường và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới

II Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

1.1 Chủ thể, thành viên

* Mô hình hộ kinh doanh cá thể đơn giản, dễ thành lập

-Theo khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là: Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh trừ một số trường hợp.

Điều này có nghĩa là các cá nhân, các nhóm người là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền tự thành lập một mô hình hộ kinh doanh cá thể; tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân muốn trải nghiệm kinh doanh, tạo dựng thương hiệu cho riêng mình, tăng thêm thu nhập trong cuộc sống,… Ở nước ta, chủ thể có thể là một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình Điều này

Trang 5

Hộ kinh doanh phản ánh tính cá nhân và đặc thù của chủ sở hữu, phù hợp cho các cá nhân muốn tự làm chủ sự nghiệp của mình, không muốn chia sẻ quá nhiều quyền quyết định và quyền lợi với người khác Điều này cũng xuất phát từ tâm lý khát khao độc lập, tự chủ, họ có thể tạo ra sản phẩm mang phong cách riêng và tự do hơn trong việc định hình chiến lược kinh doanh Với mô hình này, các chủ hộ kinh doanh vừa duy trì được sự cạnh tranh mà vẫn có thể tối ưu hoá được hiệu suất hoạt động

- Theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.

Khi đó chủ hộ kinh doanh có thể tập trung vào những công việc khác mà vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh của mình Việc thuê người quản lý, điều hành thay thế là một phương án tối ưu phù hợp với nhiều người Việt Với những người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm trong điều hành, quản lý, họ không chỉ có thêm thu nhập, mà còn dành được thời gian cho những sở thích cá nhân, gia đình Không những vậy, nhiều người cao tuổi cũng có thể tham gia kinh doanh mà không cần trực tiếp quản lý, giúp họ đảm bảo về mặt tinh thần, sức khoẻ mà vẫn có thêm thu nhập

Ví dụ: Chị Lan, một sinh viên năm cuối đại học, có đam mê với việc bán đồ handmade Chị quyết định khởi nghiệp để bán các sản phẩm handmade do chính tay mình làm Khi đó, chị Lan có thể chọn khởi nghiệp qua mô hình kinh doanh hộ cá thể Chị Lan có thể để thành lập một hộ kinh doanh cá thể hợp pháp và tự do trải nghiệm Bên cạnh đó, chị Lan có thể tự thuê nhân viên quản lý, hoặc nhờ người thân trong nhà cùng làm việc, từ đó có thể tối ưu lao động, dễ dàng quản lí nhân sự,…

1.2 Vốn kinh doanh

- Hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải có số vốn tối thiểu khi thực hiện thành lập Do đó, chủ thể có thể tự quyết định số vốn nằm trong khả năng của mình

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế bước đầu đi vào ổn định, trong đó nhiều cá nhân gặp hạn chế về tài chính, ít kinh nghiệm nhưng muốn khởi nghiệp thì hoàn toàn có thể hiện thực hóa mong muốn ấy bởi họ không bị áp lực về vốn kinh doanh Trên thực tế, khi so sánh với việc thành lập các mô hình công ty khác luôn yêu cầu số vốn lớn hơn để đảm bảo quyền được thực hiện các giao dịch kinh tế Vậy nên việc lựa chọn mô hình hộ kinh doanh chính là sự lựa chọn tối ưu bởi nó không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải như buôn bán thua lỗ, mất trắng vốn bỏ ra mà còn hỗ trợ các cá nhân, nhóm người được trải nghiệm, từ đó tạo một môi trường kinh tế sôi động hơn.

Trang 6

- Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh chỉ cần đem bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật lên đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong vòng 03 ngày.

- Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định một số ngành, nghề không cần đăng ký kinh doanh bao gồm: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối Người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.

Những quy định này rất phù hợp với tâm lý người Việt muốn hộ kinh doanh đi vào hoạt động một cách nhanh nhất Việc đơn giản hoá các thủ tục đăng ký khuyến khích chủ hộ kinh doanh sáng tạo hơn, đa dạng các lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế Không những vậy, nhiều chủ hộ gặp hạn chế về mức độ hiểu biết pháp luật vẫn có thể tham gia kinh doanh Họ sẽ không phải trải qua các thủ tục rườm rà, không còn cảm thấy lo ngại về những quy định khắt khe, tránh những trường hợp có phản ứng chống đối khi bị xử phạt do vi phạm pháp luật Điều này cũng tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả công dân Việt Nam tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Việc không cần đăng kí kinh doanh không chỉ giúp giảm bớt áp lực nộp thuế cho nhà nước, mà còn tránh tình trạng quá tải cho các cơ quan chức năng bởi sự phổ biến của mô hình này Hạn chế tình trạng chậm trễ trong xét duyệt hồ sơ, có thể gây ảnh hướng đến các kế hoạch, dự định của nhiều chủ hộ kinh doanh

* Nghĩa vụ thuế:

- Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định rằng:

+ Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có mức doanh thu 01 năm từ 100 triệu đồng trở lên thì bắt buộc phải đóng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài

+ Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu hằng năm từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp các thuế trên.

Trang 7

Ví dụ: Doanh thu tính thuế cửa hàng Handmade của chị Lan là 50 triệu đồng Vậy, chị Lan không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.

Ví dụ: Cửa hàng chị Lan có doanh thu năm tính thuế là 200 triệu đồng Doanh thu này vượt quá mức 100 triệu đồng nên chị Lan phải nộp các khoản thuế sau:

+ Thuế giá trị gia tăng (10%): Doanh thu chịu thuế * 10% + Thuế thu nhập cá nhân (15%): Lợi nhuận chịu thuế * 15%

+ Thuế môn bài: Phụ thuộc vào địa điểm và quy mô kinh doanh nên Chị B cần liên hệ với cơ quan thuế địa phương để biết chính xác mức thuế môn bài phải nộp 1.4 Quyền

* Đăng ký kinh doanh không giới hạn số ngành nghề kinh doanh

- Theo Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh có quyền kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, tuy nhiên các ngành nghề đó phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện của pháp luật

* Dễ dàng thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh:

- Theo Điều 89 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh chỉ cần gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đã đăng ký và được trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong 03 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.

Quyền lợi này giúp các hộ kinh doanh linh hoạt trong nền đầy biến động, họ có thể nhanh chóng thay đổi ngành nghề kinh doanh, phù hợp với xu hướng biến đổi của cơ cấu kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra.

* Phạm vi hoạt động kinh doanh rộng

- Căn cứ vào Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm

Điều này phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam, một quốc gia chủ yếu xuất phát từ các mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ Người dân có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm, ở nhiều mảng, kinh doanh nhiều ngành nghề, bằng nhiều cách thức khác nhau như: kinh doanh trực tiếp, online, tronh cùng một lúc Điều đó giúp tối ưu hóa tài nguyên, tận dụng lợi thế địa lý, thị trường, cũng như tiềm năng của mỗi hộ kinh doanh

Trang 8

nơi, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, hay thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,…

Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể đang được nhà nước không ngừng tạo điều kiện phát triển thông qua các chính sách pháp luật, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội Bởi nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Mô hình này giúp tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần tăng trưởng GDP, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy tinh thần sôi nổi khởi nghiệp, nâng cao đời sống xã hội cho dân cư.

III So sánh với các loại hình doanh nghiệp khác

Đặc điểmHộ kinh doanh cá thểCác doanh nghiệp khác

Thủ tục thành lập

Thủ tục đơn giản, chủ yếu cần làm hồ sơ đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý địa phương

Thủ tục phức tạp hơn, gồm lập công chứng, giấy phép kinh doanh, đăng ký tên công ty,…

Quy mô kinh doanh

Thường có quy mô nhỏ, ít lao động, tập trung vào hoạt động cá nhân hoặc gia đình.

Có quy mô lớn hơn, với nhiều nhân viên (ít nhất là 10 người) với hoạt động kinh doanh phức tạp hơn.

Có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nhưsản xuất, dịch vụ, thương mại và tài chính Các hoạt động giao dịch lớn hơn, quy mô khách hàng rộng.

Quy định về thuế

Một số hộ kinh doanh đặc biệt có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh nên không

Thường phải đóng thuế doanh nghiệp và nhiều loại thuế khác theo quy định của Luật Thuế thu nhập

Trang 9

KẾT LUẬN

Trong đề tài này, chúng em đã nghiên cứu lý do đằng sau sự phổ biến của mô hình hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam Thông qua phân tích toàn diện các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hóa, rõ ràng sự hấp dẫn của mô hình này không chỉ xuất phát từ việc nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh mà còn từ những đặc điểm độc đáo của nền kinh tế và xã hội Việt Nam Cách tiếp cận mô hình kinh doanh này không chỉ mang lại cho các hộ kinh doanh sự linh hoạt mà còn phản ánh tinh thần sáng tạo và khao khát độc lập, tự chủ của người dân Việt Nam Đồng thời, sự hỗ trợ từ địa phương và chính phủ đã thúc đẩy thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp riêng lẻ Mô hình này không chỉ mở ra cánh cửa cho các cá nhân tìm kiếm con đường kinh doanh mà còn nuôi dưỡng sự đổi mới và thúc đẩy sự phồn thịnh của quốc gia

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:50

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w