Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
744,66 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:Nguồnlựctàichínhtừđấtđaitrongnềnkinhtếnướctahiệnnay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tàiĐấtđai luôn là nguồntài nguyên quý của mọi quốc gia, bởi lẽ đó là tư liệu sản xuất quan trọng để sản xuất ra của cải vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; đồng thời, đấtđai là nguồntài nguyên có hạn về số lượng, nên việc quản lý, sử dụng đấtđai có hiệu quả nhất luôn là vấn đề mà Chính phủ của các quốc gia quan tâm và được bảo vệ chặt chẽ bằng luật pháp. Khi đấtnướctatrong thời kỳ nềnkinhtế kế hoạch hóa tập trung, đấtđai mới chỉ được coi trọng về mặt hiện vật, các nguồnlựctàichínhtừđấtđai chưa được quan tâm nhiều, việc khai thác sử dụng chưa thực sự có hiệu quả, kết quả thu được cho Nhà nước, xã hội từđấtđai chưa lớn. Kể từ khi đổi mới, với sự hình thành và phát triển của nềnkinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đấtđai đã thực sự trở thành nguồnlựctàichính quan trọng của đất nước. Từ đó, vai trò đại diện chủ sở hữu về đấtđai của Nhà nước không những thể hiện qua sự quản lý, khai thác, sử dụng đấtđai với tư cách là tư liệu sản xuất mà còn thể hiện qua việc khai thác, sử dụng các nguồnlựctàichính quan trọngtừđấtđai phục vụ sự nghiệp phát triển kinhtế của đất nước. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về đấtđai nhằm thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai, điển hình như Luật Đấtđai năm 1993 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, 2001 cùng hệ thống các văn bản dưới Luật. Những chính sách đó đã góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển kinhtế của đấtnướcta hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng về kinhtế - xã hội những năm gần đây, với yêu cầu hội nhập kinhtế quốc tế, pháp luật đấtđai theo Luật 1993 đã bộc lộ một số hạn chế lớn như: chưa xác định rõ các hình thức thực hiện lợi ích kinhtế của sở hữu toàn dân về đấtđaitrongnềnkinhtế thị trường, từ đó gây ra khó khăn cho việc Nhà nước thống nhất quản lý đấtđai theo Luật; việc quản lý, sử dụng đấtđai vẫn còn mang nặng tính bao cấp; sự thiếu hụt các chế định cần thiết về giá đất, về điều tiết địa tô chênh lệch, về điều tiết lợi nhuận qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất, về bồi thường thu hồi đất, về đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất; dẫn tới tình trạng sử dụng đấtđai lãng phí, không hiệu quả; sự yếu kém trong quản lý thị trường bất động sản; cơ chế xin cho, tiêu cực trong quản lý đấtđai không những gây thất thu cho ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư. Để khắc phục những thiếu sót trên, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX xác định: "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đấtđaitrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước". Ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Đấtđai năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Luật Đấtđai năm 2003 là cơ sở pháp lý mới để giải quyết các quan hệ về đất đai; vấn đề nguồnlựctàichínhtừđấtđaitrong Luật đã được đề cập rõ hơn. Tuy vậy, đến nay việc khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai với tư cách là hình thức, cơ chế thực hiện lợi ích kinhtế của sở hữu toàn dân về đất đai, đồng thời đóng vai trò là công cụ điều tiết quản lý đấtđaitrongnềnkinhtế thị trường định hướng XHCN vẫn chưa thực sự được làm sáng tỏ, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung. Vì vậy, "Nguồn lựctàichínhtừđấtđaitrongnềnkinhtếnướctahiện nay" được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các vấn đề liên quan đến tàichínhđấtđai như đền bù, hỗ trợ và tái định cư, thuế và các khoản thu liên quan đến đất là một vấn đề lớn có quan hệ tới hầu hết mọi người trong xã hội nên luôn được toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên, việc khai thác tàichínhtừđấtđai là vấn đề liên quan đến việc xây dựng cơ chế chính sách của các cơ quan, ban ngành có liên quan nên các công trình đã nghiên cứu chưa được công bố nhiều. Qua tham khảo, chúng tôi thấy rằng trước đây đã có một số tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan, nhưng phạm vi nghiên cứu hẹp (thường là một địa phương), hoặc có những tác giả nghiên cứu sâu vào một nội dung cụ thể của vấn đề như: công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giá đất, thị trường bất động sản, nhằm tìm ra những giải pháp giải quyết những bức xúc về kinhtế trước mắt; trên góc độ của chuyên ngành Kinhtếchính trị thì đến nay chưa có đề tài nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là trên góc độ lý luận; ngoài ra, đề tài có tính thời sự, vì Luật Đấtđai năm 2003 mới có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004, các văn bản hướng dẫn thi hành đã ban hành nhưng chưa đầy đủ, nhất là vấn đề tàichínhđất đai. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nguồnlựctàichínhtừđấtđaitrong điều kiện nướctahiệnnay khi đấtđai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; từ đó đề xuất những giải pháp để việc khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai có hiệu quả hơn. - Nhiệm vụ nghiên cứu của luậnvăn: + Làm rõ được cơ sở lý luận, những vấn đề liên quan đến nguồnlựctàichínhtừđấtđaitrong thời gian qua, trong đó chú trọng đến các quy định tại Luật Đấtđai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật đã ban hành. + Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai ở nướctatrong thời gian qua, đặc biệt từ đổi mới đến nay; đưa ra những đánh giá ưu, nhược điểm trong việc khai thác các nguồnlựctàichínhtừđấtđai thời gian qua. + Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, trong đó chủ yếu là các chính sách tàichính liên quan đến khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđaitrong điều kiện nướctahiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu về mặt không gian là quan hệ tàichính về đấtđai giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam - đại diện chủ sở hữu về đấtđai - với một bên là các đối tượng sử dụng đất bao gồm: các tổ chức, cá nhân trongnước và nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đối tượng phải nộp các loại thuế liên quan đến sử dụng, giao dịch đất đai; biểu hiện ra bên ngoài của mối quan hệ này là việc Nhà nước được hưởng lợi bằng tiền, bằng sự ổn định, phát triển kinhtế - xã hội của đất nước. Về mặt thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn của những vấn đề liên quan đến tàichínhđấtđaitừ năm 1986 đến nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ nêu ra thực tiễn việc sử dụng đấtđai của nướctatrong thời gian qua; trình bày các quy định về tàichính của Nhà nước đối với đất đai, phân tích mặt được và chưa được đối với thực tiễn của các quy định này để tìm ra, kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa phù hợp gây thiệt thòi, ảnh hưởng đối với cả hai bên: Nhà nước và các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nướcta về đất đai; đồng thời, trongluận văn có sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, thống kê cùng với phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá làm sáng tỏ vấn đề. 6. Một số kết quả nghiên cứu của luận văn Nêu ra và bước đầu làm rõ khái niệm nguồnlựctàichínhtừđất đai, phân tích so sánh khái niệm này với khái niệm nguồn lực, nguồnlựctài chính. Hệ thống hóa các hình thức khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai của chế độ sở hữu toàn dân về đấtđaitrongnềnkinhtế thị trường (KTTT) định hướng XHCN. Khái quát những đổi mới về cơ chế chính sách khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai và phân tích thực trạng khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai kể từ khi đổi mới, nêu ra những vướng mắc và vấn đề đặt ra trong khai thác nguồnlựctàichínhtừđất đai. Đề xuất hệ thống quan điểm và giải pháp khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđaitrong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒNLỰCTÀICHÍNHTỪĐẤTĐAI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒNLỰCTÀICHÍNHTỪĐẤTĐAI 1.1.1. Bản chất và đặc điểm của nguồnlựctàichínhtừđấtđai "Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng" [18, tr. 1]. Trongnền KTTT, vai trò đặc biệt quan trọng của đấtđai không những thể hiện với tư cách là nguồnlực về hiện vật, mà còn trở thành nguồnlựctàichính to lớn có thể khai thác để nâng cao hiệu quả hoạt động kinhtế của từng chủ thể SXKD có sử dụng đấtđai và của toàn xã hội. 1.1.1.1. Khái niệm nguồnlựctàichínhtừđấtđai * Nguồnlực là hệ thống những yếu tố tự nhiên, xã hội có ích đối với sự phát triển của xã hội loài người, thông qua việc khai thác, sử dụng chúng mà con người có thể tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Tùy theo trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội, các nguồnlực được khai thác nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người rất khác nhau. Do đó, vị trí, vai trò của các nguồnlực là rất khác nhau. Thậm chí, đối với các quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, các nguồnlực cũng phát huy tác dụng không giống nhau. Nguồnlực phát triển kinhtế có thể phân theo ngành, theo lĩnh vực, Theo nhận thức phổ biến hiện nay, các nguồnlực bao gồm: nguồnlực con người, nguồnlựcđất đai, nguồnlựctài chính, nguồnlực khoa học công nghệ, hay cách hiểu tương tự là vốn, lao động, đất đai, tri thức, Trong hệ thống các nguồnlực phát triển kinhtế - xã hội kể trên, nguồnlựcđấtđai luôn có vị trí rất quan trọng. Vai trò đó còn càng quan trọng hơn đối với các quốc gia có trình độ phát triển thấp, đặc biệt đối với nềnkinhtế còn mang nặng đặc trưng nông nghiệp. * Nguồnlựctàichính là khối lượng giá trị dưới hình thái tiền tệ được hình thành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, phản ánh các mối quan hệ kinhtế - xã hội trong phân phối nhằm đáp ứng các yêu cầu chi tiêu bằng tiền để thực hiện quá trình tái sản xuất các mặt hoạt động của các chủ thể trong xã hội. Như vậy, bản chất của nguồnlựctàichính là phạm trù phân phối; đó là sự phân phối bằng giá trị chứ không phải bằng hiện vật và thông qua hiện vật. Nguồnlựctàichính được biểu hiện rất khác nhau, tùy theo nguồn gốc hình thành mà chủ thể có thể thực hiện để có được các quỹ tiền tệ. Thông qua các nguồnlựctàichính mà những chủ thể trong xã hội có được hệ thống các quỹ tiền tệ tập trung và không tập trung vận động độc lập với các chức năng cất trữ hay phương tiện thanh toán. Nguồnlựctàichính là sự vận động của tiền tệ. Với cách hiểu như vậy, để hình thành nguồntàichính hay các quỹ tiền tệ vận động tập trung, các chủ thể trong xã hội có thể khai thác từ nhiều nguồnlực khác nhau trong đó có nguồnlựctừđất đai. Nguồnlựctàichínhtừđấtđai là nguồnlựctàichính được hình thành từnguồnlựcđấtđai thông qua quan hệ kinhtế giữa các chủ thể trong một xã hội nhất định và chịu sự chi phối của quan hệ sở hữu của xã hội đó. Tàichính và nguồnlựctàichính phản ánh mặt quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội cụ thể là biểu hiện của quan hệ phân phối, song vì đó là sự phân phối giá trị cho nên quan hệ đó chỉ được thực hiệntrongnềnkinhtế hàng hóa. Tuy nhiên, biểu hiện rõ nhất của mặt phân phối và thực hiện giá trị từ các nguồnlực là trongnềnkinhtế hàng hóa phát triển ở trình độ cao hay KTTT. Vì KTTT mới có khả năng biến mọi nguồnlực trở thành hàng hóa và biến các hàng hóa đó trở thành những biểu hiện của giá trị, mặc dù có thể chúng không phải do lao động làm ra. Với ý nghĩa như vậy, nguồnlựctàichínhtừđấtđai chỉ có thể được hình thành và phát triển trongnền KTTT, khi mà các quan hệ đấtđai được thị trường hóa. Tức là chúng có thể được mua bán và trao đổi trên thị trường. 1.1.1.2. Bản chất của nguồnlựctàichínhtừđấtđai Về mặt nguyên lý, những gì không phải là sản phẩm của sự hao phí lao động trừu tượng của con người tạo ra thì chúng không có giá trị. Tuy nhiên, chúng lại có thể là phương tiện để thực hiện lợi ích của các chủ thể sở hữu chúng. Với tư cách là phương tiện để thực hiện lợi ích trongnền KTTT thì chúng có vai trò trong việc hình thành các quỹ tiền tệ tập trung và vì thế chúng góp phần hình thành các nguồnlựctài chính. Đấtđai là một trong những yếu tố có đặc trưng như vậy. Bản thân đấtđai không là sản phẩm của lao động, vì thế theo cách hiểu thông thường chúng không có giá trị; tuy nhiên, đấtđai lại là nguồnlực mang tư cách là điều kiện quan trọng tham gia vào các quá trình tạo ra của cải cho xã hội. Đấtđai không là nguồn gốc tạo ra giá trị nhưng đấtđai là điều kiện tạo ra của cải; khi khoác áo là điều kiện cho quá trình tạo ra của cải thì người ta có thể thực hiện được lợi ích từ chúng miễn là phải làm thế nào để sở hữu chúng mà thôi. Từ việc sở hữu đất đai, các chủ thể có thể đem đấtđai ra để trao đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng như những yếu tố sản xuất khác; thông qua sự trao đổi và chuyển quyền sử dụng đó, chủ thể thực hiện được lợi ích của họ. Hay đấtđai là điều kiện để các chủ thể sở hữu thực hiện được nguồn thu nhập dưới dạng hình thái tiền, các nguồn tiền tệ để hình thành các quỹ tiền tệ đó là những nguồnlựctàichínhtừđất đai. Về bản chất, nguồnlựctàichínhtừđấtđai phản ánh quan hệ phân phối giá trị để hình thành các quỹ tiền tệ thông qua quan hệ giữa các chủ thể về đất đai. Đó là quan hệ phái sinh được hình thành trên cơ sở thực hiện lợi ích kinhtếtừ quyền sở hữu đất đai, mà việc thực hiện lợi ích từ quyền sở hữu đất như Mác đã phân tích thể hiện trước mắt thông qua các hình thức địa tô, nhưng với tư cách là hình thái biểu hiện của quan hệ tàichính thì địa tô đó phải là địa tô dưới hình thái tiền, không phải là tô hiện vật hay tô lao dịch. Vì phản ánh mặt quan hệ phân phối nênnguồnlựctàichính mang tính lịch sử, nghĩa là xét về mặt hình thức, cơ chế thực hiện lợi ích kinhtếtừ quan hệ đấtđai sẽ do quan hệ sở hữu của chế độ xã hội đó quyết định. Trong mỗi chế độ xã hội với kiến trúc thượng tầng khác nhau sẽ quy định chế độ sở hữu đặc trưng của xã hội đó. Nếu đấtđai thuộc quyền sở hữu của nhân dân và nhà nước của dân, do dân đứng ra làm đại diện chủ sở hữu thì nguồnlựctàichínhtừđấtđai sẽ hình thành và thực hiện trên cơ sở chế độ sở hữu tương ứng. Từ đó, quy định cách thức sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung hình thành từnguồnlựcđất đai, trái lại, nếu đấtđai thuộc về sở hữu tư nhân thì mục đích sử dụng nguồnlựctàichínhtừđấtđai chắc chắn không phải phục vụ cho số đông mà là chỉ là một bộ phận trong xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nguồnlựctàichínhtừđấtđai phản ánh tính chất quá độ của quan hệ sản xuất của nước ta. Quan hệ đấtđai tập trung nhất trong quan hệ sở hữu và những quan hệ tổ chức quản lý, phân phối phát sinh từ quyền sở hữu đó. Tùy thuộc vào từng nước, đấtđai có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên hoặc từng nhóm thành viên và có thể là sở hữu chung của tất cả các thành viên trong cộng đồng quốc gia hoặc hỗn hợp cả hai loại hình sở hữu trên. Ở hầu hết các nướctư bản, đấtđai thuộc sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Ở Việt Nam đấtđai thuộc sở hữu toàn dân. 1.1.1.3. Đặc điểm của nguồnlựctàichínhtừđấtđai Không giống với các nguồnlựctàichính khác, nguồnlựctàichínhtừđấtđai có những đặc điểm riêng. Thứ nhất, nguồnlựctàichínhtừđấtđai luôn gắn với quan hệ sở hữu đất đai. Như trên đã chỉ ra, muốn đấtđai đem lại lợi ích dưới hình thái tiền tệ thì trước hết các chủ thể phải nắm quyền sở hữu đất đai. Việc sở hữu đó sẽ là tiền để sinh ra các quyền năng khác, giúp cho chủ thể sở hữu thực hiện được lợi ích của mình. Quyền sở hữu là điều kiện cần để thực hiện được lợi ích hay khai thác nguồnlựctàichínhtừđất đai. Khi quan hệ sở hữu được xác lập đối với đối tượng là đất đai, các chủ thể sở hữu mới có cơ sở để thực hiện lợi ích của mình, thông thường quan hệ sở hữu đó phải được thể chế hóa thành chế độ sở hữu về đất đai. Cơ sở thực hiện các nguồnlựctàichínhtừđấtđai là các hình thái địa tô. Trong chủ nghĩa tư bản, địa tô là hình thức thực hiện lợi ích kinhtế của chế độ sở hữu tư nhân về đấtđai của phương thức sản xuất đó. Thứ hai, nguồnlựctàichínhtừđấtđai chỉ hình thành và được thực hiệntrong cơ chế kinhtế thị trường. Trongnềnkinhtếtự cung tự cấp, ở đó trình độ lực lượng sản xuất còn thấp, nên phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa chưa sâu sắc, do đó các quan hệ giá trị chưa trở thành phổ biến; việc trao đổi giữa các thành viên trong xã hội chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu giá trị sử dụng, hình thức thực hiện lợi ích từ quyền sở hữu đấtđai của các chủ thể thường gắn với hiện vật hơn là giá trị. Trong khi đó, nguồnlựctàichínhtừđấtđai lại biểu hiện dưới hình thái của giá trị, hay dưới dạng tiền tệ; hơn thế, nguồnlực đó phải không ngừng vận động độc lập tương đối với các chức năng cất trữ và phương tiện thanh toán của tiền tệ. Để có thể thực hiện được điều đó, cần một cơ chế kinhtế mà trong đó mọi yếu tố đều có thể chuyển hóa thành hàng hóa bất luận chúng có phải do hao phí lao động làm ra hay không. Cơ chế KTTT đáp ứng được yêu cầu đó, KTTT là biểu hiện của trình độ văn minh nhân loại và cũng là môi trường để tạo khả năng hình thành các nguồn tiền tệ cho các chủ thể trong xã hội. 1.1.2. Các hình thức khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai [...]... thể trongnềnkinh tế, đòi hỏi Nhà nước phải đa dạng được các kênh huy động nguồnlựctàichính cho ngân sách Một trong những nguồnlựctàichính quan trọnghiệnnay ở nướcta là nguồnlựctàichínhtừđấtđai Với ý nghĩa đó, nguồnlựctàichínhtừđấtđai là một thành tố quan trọngtrong hệ thống các nguồnlựctàichính có thể huy động vào ngân sách Từ đó góp phần vào cung ứng kinh phí cho Nhà nước. .. hữu đấtđai của nướcta là không thừa nhận đấtđai thuộc sở hữu tư nhân cho nên lợi ích từ nguồnlựctàichínhtừđấtđai mà chủ thể sở hữu khai thác được phải được phục vụ cho lợi ích của nhân dân Hai là, nguồnlựctàichínhtừđấtđai góp phần làm tăng quy mô NSNN từ đó tham gia tích cực vào việc đảm bảo nguồntàichính cho việc Nhà nước thực hiện vai trò kinhtếtrongnền KTTT định hướng XHCN Trong. .. hình thức khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai do tính chất quan hệ sở hữu về đấtđai quy định Ở nước ta, các hình thức khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai chủ yếu bao gồm: Thu từ giao đất, thu từ cho thuê đất, các khoản thuế liên quan đến đất, - Khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai là hoạt động tự giác có ý thức của xã hội nhằm vận dụng hoạt động của các quy luật kinhtế khách quan, đặc... nguồnlựctài chính, thực chất nguồnlực đó là sự vận động và có được từtrong các mối quan hệ kinhtế giữa các chủ thể trongnềnkinhtế mà đấtđai là điều kiện cho quá trình đó Xét về ý nghĩa này thì đấtđai cũng có vai trò giống như các nguồnlực khác Tuy nhiên, nguồnlựctàichínhtừđấtđai có tác động tích cực hai mặt, đối với cả người sở hữu và người sử dụng Thông qua quan hệ tàichínhđất đai. .. sản thực hiện được nguồnlựctàichínhtừđấtđai nhờ vào cơ sở chuyển hóa việc thực hiện lợi ích từđất bởi số ít thành của toàn thể nhân dân lao động Từ đó mà làm tăng tính hiệu quả của việc khai thác nguồnlựctàichínhtừđấtđai Việc khai thác nguồn lựctàichínhtừđấtđai thực chất là sử dụng quyền sở hữu đấtđai một cách hiệu quả Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đấtđai là cơ sở hình... từđất chủ yếu phục vụ xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, không sử dụng cho các mục đích khác 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho việc khai thác nguồn lựctàichínhtừđấtđai ở nướctahiệnnay Qua nghiên cứu thực tiễn việc quản lý và khai thác nguồn lựctàichínhtừđấtđai tại một số nước mà chủ yếu là Trung Quốc, chúng ta cần rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý, khai thác tàichính đối với đất đai. .. độ là nguồnlựctài chính, do vậy mục tiêu chủ yếu và cơ bản là sử dụng đấtđai phục vụ sự nghiệp phát triển kinhtếđấtnước Một là, nguồnlựctàichínhtừđấtđai phản ánh kết quả của việc thực hiện lợi ích kinhtế của Nhà nước Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng làm đại diện cho toàn dân nắm quyền sở hữu về đấtđai Với vị trí đó, Nhà nước nhất thiết phải thực hiện được lợi ích kinhtếtừ quyền... triển kinhtế xã hội trên cơ sở phát huy các vai trò cơ bản của nguồn lựctàichínhtừđấtđai như: thực hiện lợi ích kinhtế của Nhà nước; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai; điều tiết thị trường bất động sản; - Kinh nghiệm các nước trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy để phát huy vai trò nguồnlựctàichínhtừđấtđai phục vụ phát triển kinhtế - xã hội cần có những chính sách thích hợp về đất. .. trên, chúng ta đã thấy nguồnlựctàichínhtừđấtđai thực sự là nguồn nội lực quan trọng, nguồntàichính tiềm năng để xây dựng và phát triển kinhtếđấtnước 1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1.3.1 Thực tiễn việc quản lý, sử dụng để khai thác nguồnlựctàichínhtại một số nước (chủ yếu là Trung Quốc, do Trung Quốc có nhiều đặc điểm về sở hữu đấtđai gần tương tự Việt Nam) * Tại hầu hết các nướctư bản,... hợp về đấtđai phù hợp với trình độ, mục tiêu phát triển và những đặc điểm đặc thù của từng quốc gia, vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Chương 2 THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGUỒNLỰCTÀICHÍNHTỪĐẤTĐAI Ở VIỆT NAM 2.1 NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KHAI THÁC NGUỒNLỰCTÀICHÍNHTỪĐẤTĐAI Ở NƯỚCTATRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI 2.1.1 Giai đoạn trước Luật Đấtđai năm 2003 Trước Luật Đấtđai năm . điểm của nguồn lực tài chính từ đất đai Không giống với các nguồn lực tài chính khác, nguồn lực tài chính từ đất đai có những đặc điểm riêng. Thứ nhất, nguồn lực tài chính từ đất đai luôn. LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI 1.1.1. Bản chất và đặc điểm của nguồn lực tài chính từ đất đai " ;Đất đai. LUẬN VĂN: Nguồn lực tài chính từ đất đai trong nền kinh tế nước ta hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý