LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Minh Thọ
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được tríchdẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Hiền
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, tôi bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắcnhất tới cô giáo TS Nguyễn Thị Minh Thọ, Giảng viên Trường Đại học NôngLâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứuxây dựng và hoàn thành luận văn Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đếncác thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu, phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và PTNTTrường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã truyền đạt những kiến thức, kinhnghiệm thực tiễn trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Sơn,cùng các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điềukiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong với kinh nghiệm còn hạn chế và thờigian tìm hiểu, thu thập các tài liệu nghiên cứu không nhiều, luận văn khôngtránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từphía thầy
cô, các bạn học viên và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Nguyễn Thị Hiền
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguồn lực tài chính từ đất đai 5
1.1.2 Mục tiêu khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 8
1.1.3 Các nguyên tắc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 9
1.1.4 Các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 13
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 16
1.2.3 Một số bài học rút ra cho huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 22
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 23
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 25
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 30
Trang 62.2 Nội dung nghiên cứu 32
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 33
2.3.2 Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin 35
2.3.3 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia (PRA)
362.3.4 Phương pháp chuyên gia 36
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Thực trạng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở huyện BắcSơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018 38
3.1.1 Xây dựng kế hoạch khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 38
3.1.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
403.1.3 Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong khai thác nguồn lực tàichính từ đất đai 48
3.1.4 Thực trạng sử dụng nguồn tài chính từ đất đai trong tái đầu tư pháttriển kinh tế nông thôn 50
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác và sử dụng nguồn lựctài chính trong tái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn trên địa bànhuyện Bắc Sơn 52
3.2.1 Kết quả phỏng vấn về công tác khai thác nguồn thu tài chính từ đấtđai trên địa bàn huyện Bắc Sơn đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ 52
3.2.2 Kết quả phỏng vấn về công tác khai thác nguồn thu tài chính từ đấtđai trên địa bàn huyện Bắc Sơn đối với người thực hiện nghĩa vụtài chính từ đất đai 56
3.3 Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế việc khai thác nguồn lực tàichính từ đất đai ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn 62
3.3.1 Ưu điểm 62
3.3.2 Những mặt hạn chế 65
3.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế 66
3.4 Giải pháp khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bànhuyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới 70
Trang 73.4.1 Hoàn thiện việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất
đai 70
3.4.2 Đa dạng hóa các nguồn thu tài chính từ đất đai 71
3.4.3 Thực hiện tốt việc đấu giá quyền sử dụng đất 73
3.4.4 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khai thác nguồn lựctài chính từ đất đai 74
3.4.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quảnlý đất đai, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 75
3.4.6 Tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đếnkhai thác nguồn lực tài chính từ đất đai 76
Trang 8TNCN : Thu nhập cá nhânUBND : Ủy ban nhân dânGTSX : Giá trị sản xuất
CN-XD : Công nghiệp - Xây dựngNVTC : Nghĩa vụ tài chính
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp năm 2018 26
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018 27
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2014-2018 ở huyện Bắc Sơn 28
Bảng 2.4 Tình hình dân số và lao động huyện Bắc Sơn 29
Bảng 2.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Bắc Sơn 30
Bảng 2.6 Hiện trạng giáo dục huyện Bắc Sơn năm 2018 31
Bảng 2.7 Hiện trạng ngành Y tế huyện Bắc Sơn năm 2018 31
Bảng 2.8 Các xã nghiên cứu phân theo các tiểu vùng tại huyện BắcSơn, tỉnh Lạng Sơn 33
Bảng 2.9 Tổng hợp đối tượng điều tra 34
Bảng 3.1 Tổng hợp các khoản thu NSNN từ đất của huyện Bắc Sơngiai đoạn 2014 - 2018 41
Bảng 3.2 Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn huyện Bắc Sơn 44
Bảng 3.3 Các hình thức vi phạm pháp luật về khai thác nguồn lực từđất đai tính đến năm 2018 49
Bảng 3.4 Tổng hợp các khoản thu NSNN từ đất đai được sử dụng đểtái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn của huyện Bắc Sơngiai đoạn 2014 - 2018 51
Bảng 3.5 Khó khăn trong công tác thu tiền sử dụng đất theo đánh giácủa cán bộ liên quan 53
Bảng 3.6 Khó khăn trong thu thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất 54
Bảng 3.7a Quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính theo ý kiến của ngườisử dụng đất 57
Bảng 3.7b Thống kê mô tả đánh giá của người sử dụng đất về Quy trình thực hiện nghĩa vụ tài chính 57
Trang 10Bảng 3.8a Thời gian để hoàn thành các thủ tục nghĩa vụ tài chính theo ýkiến của người sử dụng đất 58Bảng 3.8b Thống kê mô tả đánh giá của người sử dụng đất về thời gian
hoàn thành nghĩa vụ tài chính 58Bảng 3.9a Đánh giá về các văn bản hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài
chính của người sử dụng đất 58Bảng 3.9b Thống kê mô tả đánh giá của người sử dụng đất về các văn
bản hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính 59Bảng 3.10 Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất 59Bảng 3.11 Tình hình thực hiện đóng lệ phí phi nông nghiệp của người
sử dụng đất 60
Trang 112 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập từ các số liệu Nghị quyết, chỉ thị,báo cáo của các cơ quan liên quan
+ Thu thập số liệu sơ cấp: Qua điều tra, phỏng vấn tại 3 xã Nhất Hòa,Tân Hương, Quỳnh Sơn và cơ quan chuyên môn liên quan với tổng 90 phiếu(trong đó 30 phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý và công chức cấp huyện,xã(huyện 15 phiếu, xã 15 phiếu); 60 phiếu phỏng vấn hộ dân (mỗi xã 15 phiếu).
- Phương pháp phân tích và xử lý: Gồm phương pháp so sánh, phươngpháp mô tả, thống kê; phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp tài liệu(thông tin sau khi thu thập được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel).
3 Kết quả nghiên cứu
- Đánh giá được kết quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai củahuyện trong tái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn Xác định được sự tácđộng của nguồn lực tài chính đến sự biến của nông nghiệp nông thôn
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng, ưu điểm, hạn chế việc khai thácnguồn lực tài chính trong tài đầu tư phát triển kinh tế nông thôn.
Trang 12MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, làthành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Đất đai tham gia vàohoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, là địa bàn phân bố dân cư, là nguồnvốn, nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia Đất đai là nguồn tài nguyên cóhạn nên việc quản lý, sử dụng đất (SDĐ) có hiệu quả luôn là vấn đề đượcĐảng, Nhà nước ta rất quan tâm và được bảo vệ bằng các quy định pháp luật.Để khai quản lý và khai thác tốt nguồn lực đất đai, năm 1993 Luật đất đai đãđược ban hành và tổ chức thực hiện, tuy nhiên qua công tác quản lý và thựctiễn đặt ra, đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách này, nhằmkhai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của nguồn lực đất đai nhất là quản lý,khai thác tài chính để tái đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đất đai đối với phát triển kinh tế - xãhội, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IXđã xác định tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đồng thời Luật đất đai tiếp tụcđược xây dựng và ngày càng hoàn thiện đáp ứng công tác quản lý, sử dụng vàkhai thác nguồn lực này Do đó, ngày 29/11/2013 Quốc hội khóa XIII, kỳ họpthứ 6, ngày 29/11/2013 đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 tạo có sở hànhlang pháp lý cho công tác quản lý đất đai được hoàn thiện hơn Tuy nhiên, vẫncòn một số lĩnh vực liên quan đến quản lý nhà nước về đất đai chưa được thựchiện tốt, trong đó có khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trong tái đầu tưphát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn còn hạn chế.
Bắc Sơn là huyện miền núi, vùng cao, năm ở phía Tây Nam của tỉnhLạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 85 km, trên trục đường quốc lộ 1B từLạng Sơn đi Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên 697,9km2, chiếm 8,42% diện
Trang 13tích tự nhiên của tỉnh Địa giới hành chính phía Bắc giáp huyện Bình Gia,phía Đông giáp huyện Văn Quan, phía Nam giáp huyện Hữu Lũng, đều là cáchuyện của tỉnh Lạng Sơn Riêng phía Tây, huyện Bắc Sơn giáp huyện VõNhai của tỉnh Thái Nguyên Huyện có 19 xã và 1 thị trấn với tổng số 219thôn, khu phố; dân số toàn huyện tính đến thời điểm 31/12/2016 là 68.063người, trong đó khu vực thị trấn chiếm 6,57%, khu vực nông thôn chiếm93,43% Huyện có Quốc lộ 1B đi qua dài 30 km, nhìn chung giao thông đi lạikhá thuận tiện, có điều kiện để khai thác nguồn lực từ đất đai.
Thực tế khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ phát triển kinhtế - xã hội của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua đã đạtđược một số kết quả nhất định, góp phần không nhỏ để Huyện phát triển kinhtế - xã hội Nhờ nguồn lực tài chính từ đất đai mà cơ sở hạ tầng của Huyệnnhất là ở các khu vực nông thôn đã từng bước được đầu tư, xây dựng, chỉnhtrang ngày càng hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trênđịa bàn huyện; trong thời gian tới, việc chỉnh trang các khu dân cư, mở rộngthị trấn, thị tứ, các khu du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí thì việc huy động lựctài chính từ đất đai để tái đầu tư cơ sở hạ tầng là điều hết sức cần thiết Tuynhiên, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai của Huyện để đầu tư pháttriển kinh tế nông thôn còn hạn chế, chưa cụ thể, từ khâu xây dựng chínhsách, đến tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa tương xứngvới tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Nhận thấy, đây là nguồn lực quan trọng, góp phần sử dụng đất hiệu quả,hợp lý, đồng thời việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai để có nguồnvốn đầu tư ngược trở lại đối với vùng kinh tế nông thôn Qua nghiên cứu,tham khảo, việc nghiên cứu khai thác nguồn lực tài chính để tái đầu tư trở lạigóp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn trong giai đoạn hiệnnay, nhất là với chủ trương xây dựng nông thôn mới, đây là nội dung mớichưa có tác giả trên địa bàn huyện nghiên cứu, để có cơ sở ứng dụng Chínhvì lý do
Trang 14trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khai thác và sử dụng nguồn lực tài
chính từ đất đai trong tái đầu tư phát triển Kinh tế nông thôn trên địa bànhuyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đaitrong tái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn hiện nay.
- Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính từ đấtđai, những ưu điểm, hạn chế trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài chínhtừ đất đai trong đầu tư phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện BắcSơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác nguồn lực tàichính trên địa bàn huyện.
- Đề xuất một số giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lựctài chính từ đất đai trong đầu tư phát triển kinh tế nông thôn trên địa bànhuyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ chế chính sách, các biện pháp quản lý của chính quyền địa phươngnhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai trongtái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnhLạng Sơn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các cơ chế chính sách và các yếu tố ảnh hưởngliên quan đến khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai trong tái đầutư phát triển kinh tế nông thôn.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bànhuyện Bắc Sơn.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập của các năm từnăm 2014 - 2018 Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2018.
Trang 154 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khaithác nguồn lực tài chính từ đất đai trong tái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn.
- Đánh giá được thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai trongtái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn Những thuận lợi, khó khăn và đề xuấtmột số giải pháp góp phần đổi mới chính sách và thực hiện chính sách khaithác nguồn lực tài chính từ đất đai nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quảnguồn lực tài chính từ đất đai trong tái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn trênđịa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề tài cũng là tư liệu tham khảo quan trọng đối với các địa bàn kháccó điều kiện kinh tế xã hội tương đồng, đảm bảo nâng cao công tác lãnh đạo,chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với việc tuân thủ các cơ chế,chính sách, quản lý, khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai được hiệu quả,góp phần tái đầu tư phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm nguồn lực tài chính từ đất đai
1.1.1.1 Khái niệm nguồn lực tài chính từ đất đai
Hiện có nhiều quan điểm về nguồn lực tài chính từ đất đai Theo cách
hiểu thông thường thì nguồn lực tài chính từ đất đai là nguồn lực tài chính
huy động được từ các giao dịch đất đai giữa các chủ thể kinh tế trong nền
kinh tế thị trường và chịu sự chi phối của chế độ sở hữu đất đai (Trần QuangHuy, Nguyễn Thị Dung, 2016).
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực tài chính được hiểu là nguồnthu bằng tiền của một chủ thể kinh tế nào đó Các nguồn thu bằng tiền thườngphát sinh do có các giao dịch như bán hàng hóa, cho thuê tài sản, thu lợi từđầu tư, thu nợ… Ở Việt Nam, do chế độ sở hữu toàn dân về đất đai quy định,đất đai không phải là hàng hóa, không được trao đổi mua bán, chỉ có QSDĐlà hàng hóa và được giao dịch trên thị trường bất động sản theo những nguyêntắc nhất định như giới hạn quy mô SDĐ theo mục đích, hạn điền, quy hoạchSDĐ của Nhà nước; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao và thu hồi đấttheo giá nhà nước Theo Luật Đất đai, cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàndân đã chia quyền chủ sở hữu đất cho hai chủ thể khác nhau cùng nắm giữ làcơ quan thay mặt nhà nước quản lý đất đai và người SDĐ Vì thế, luôn có hailoại chủ thể hưởng thụ nguồn tài chính phát sinh từ đất.
Người SDĐ, trong thời hạn SDĐ được cơ quan nhà nước giao, làm chủnguồn lực tài chính khi chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ Trong trường hợpcơ quan nhà nước thu hồi QSDĐ của người SDĐ trước thời hạn, người SDĐđược nhà nước đền bù theo giá nhà nước và được hỗ trợ tái định cư Cơ quannhà nước quản lý đất đai có quyền thu thuế SDĐ, thuế chuyển nhượngQSDĐ, thu tiền giao đất và tiền thuê đất, thu lệ phí từ dịch vụ quản lý đấtđai Nguồn tài chính huy động từ đất này được đưa vào NSNN Ở Việt Nam,chính sách huy động nguồn tài chính từ đất đai vào NSNN được gọi là chính
Trang 17sách tài chính đất đai Trong khuôn khổ luận văn này, chỉ đề cập đến nguồnlực tài chính do chính sách tài chính đất đai của Nhà nước huy động vàoNSNN, không đề cập đến nguồn lực tài chính từ đất đai do người SDĐ khai
thác Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai là việc các cơ quan nhà nướcđề ra và thực thi các chính sách nhằm huy động nguồn lực tài chính hìnhthành từ các giao dịch và sử dụng đất đai vào NSNN để phục vụ mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội Từ khái niệm trên có thể thấy nội hàm khai thác
nguồn lực tài chính từ đất đai bao gồm:
Thứ nhất, huy động nguồn lực tài chính từ đất đai là hoạt động tích tụ,
tập trung nguồn lực tài chính có nguồn gốc từ đất đai vào NSNN thông quacác hình thức thu tiền SDĐ, cho thuê đất, thu từ vốn liên doanh bằng đất, thuphí địa chính
Thứ hai, huy động nguồn lực tài chính phải thông qua các quan hệ kinh
tế như mua, bán, trao đổi QSDĐ, trên thị trường bất động sản theo cơ chếthị trường và chính sách của Nhà nước.
Thứ ba, huy động nguồn lực tài chính từ đất đai phải nhằm mục tiêu
chung là phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia.
1.1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực tài chính từ đất đai
Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở Việt Nam có những đặc điểmcơ bản sau đây:
- Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai luôn gắn với quan hệ sở hữutoàn dân về đất đai
Muốn đất đai đem lại lợi ích dưới hình thái tiền tệ thì Nhà nước phảinắm được quyền chi phối về đất đai Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở ViệtNam đã trao cho Nhà nước một số quyền của chủ sở hữu đất như: Thay mặttoàn dân giao đất lần đầu có thu tiền SDĐ cho người sử dụng; cho thuê đấtcông; thu hồi đất theo mục đích SDĐ có giá cả thấp, chuyển mục đích SDĐsang phân khúc thị trường có giá cả cao và hưởng chênh lệch giá Cơ sở đểthu phần chênh lệch giá này vào NSNN là do chế độ sở hữu toàn dân quyđịnh: địa tô chênh lệch phải thuộc về toàn dân, phục vụ lợi ích chung dưới
Trang 18hình thái NSNN Ngoài ra, với tư cách cơ quan công quyền, Nhà nước ta cóquyền đánh thuế SDĐ và thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập phát sinh dongười SDĐ đất bán QSDĐ, thu phí từ dịch vụ công về đất đai…
- Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phải phù hợp với cơ chế kinhtế thị trường
Đất hoặc quyền của chủ sở hữu đất chỉ có thể chuyển thành tiền trên thịtrường bất động sản theo nguyên tắc thị trường Mặc dù Nhà nước Việt Namgiữ độc quyền xác định giá trong giao dịch với các chủ thể dân sự khác,nhưng phương pháp xác định giá QSDĐ, giá thuê đất phải phù hợp với cơ chếhình thành giá QSDĐ trên thị trường Ngoài ra, các loại thuế thu từ SDĐ vàchuyển nhượng QSDĐ cũng phải tuân thủ nguyên tắc thị trường Bất kỳ chínhsách tài chính nào không phù hợp với cơ chế thị trường sẽ làm biến dạng thịtrường, giảm mức độ hiệu quả trong điều tiết của thị trường, thậm chí cácchính sách không phù hợp với cơ chế thị trường sẽ bị thị trường vô hiệu hóa.
- Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai phụ thuộc trực tiếp vào hệthống chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam
Ở Việt Nam, chính sách và luật pháp chế định đất đai khá phức tạp, từnhững quy định về SDĐ theo quy hoạch đến xác định giá đất nhà nước theomục đích sử dụng trong thu hồi đất, giao đất… Chính sách và pháp luật về đấtđai càng phức tạp, việc khai thác nguồn lực từ đất đai càng đòi hỏi phải theocác quy trình và thủ tục phức tạp tương xứng.
Hơn nữa, do đất đai là tài nguyên khan hiếm đặc biệt, bị giới hạn vềdiện tích và vị trí trên vỏ trái đất, không thay thế được cho nhau, nên việc khaithác nguồn lực từ đất đai còn phụ thuộc vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ, ảnhhưởng rất lớn đến nguồn thu NSNN từ đất Sự điều chỉnh quy hoạch, kếhoạch sử dụng từng loại đất sẽ làm thay đổi quy mô và tiến độ huy độngnguồn lực tài chính từ đất đai vào NSNN Chính sách giá đất của nhà nước
Trang 19ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô nguồn lực tài chính huy động vào NSNN từ
đất đai (Trần Quang Huy, Nguyễn Thị Dung,2016).
1.1.2 Mục tiêu khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
- Huy động nguồn lực tài chính góp phần phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai được xác định là nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội đất nước, bảo đảm an sinh xã hội Việc khai thác nguồnlực tài chính từ đất đai phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch; đảm bảo lợi íchtrước mắt cũng như lâu dài; tiết kiệm, hiệu quả; xử lý hài hòa lợi ích giữa Nhànước và các đối tượng có liên quan Chính sách khai thác nguồn lực tài chínhtừ đất đai, tài sản nhà nước, tài sản kết cấu hạ tầng phải thực hiện theo nguyêntắc thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo công khai, minh bạch vàphát triển bền vững Nguồn lực tài chính từ đất đai phản ánh kết quả của việcthực hiện lợi ích kinh tế của Nhà nước, bởi vì Nhà nước là chủ thể duy nhấtcó khả năng làm đại diện cho toàn dân nắm quyền sở hữu về đất đai Với vị tríđó, Nhà nước nhất thiết phải thực hiện được lợi ích kinh tế từ quyền sở hữuđó Việc động viên các nguồn tài chính từ đất thông qua quan hệ giữa Nhànước với tư cách là đại diện chủ sở hữu với các chủ thể khác trong xã hội,thực chất là Nhà nước thực hiện lợi ích của xã hội Quyền sở hữu về đất đaichỉ thực sự có ý nghĩa khi quyền đó đem lại lợi ích kinh tế thực sự cho chủ sởhữu Lợi ích kinh tế được biểu hiện thành những nguồn tiền mà Nhà nước huyđộng được trên đất thông qua việc giao đất cho các chủ thể trong nền kinh tế.Về mặt nguyên lý, chế độ sở hữu đất đai của nước ta là không thừa nhận đấtđai thuộc sở hữu tư nhân cho nên lợi ích từ nguồn lực tài chính từ đất đai màchủ thể sở hữu khai thác phải được phục vụ cho lợi ích của nhân dân, điều nàyphù hợp với bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm, hiệu quảnguồn lực đất đai
Việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai sẽ được thể hiện khi cácchủ thể sử dụng đất thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ tài chính đối với chủ sởhữu Khi đó, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai của chủ sở hữu sẽcó tác
Trang 20dụng đòn bẩy lợi ích kinh tế thúc đẩy, kích thích các chủ thể sử dụng đất hiệuquả hơn Dù muốn hay không muốn, các chủ thể phải sử dụng một cách tiếtkiệm, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiến tới sử dụng đất bềnvững để một mặt thực hiện được lợi ích của mình từ việc sử dụng đó, mặt khácphải có một nguồn lực đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với chủ thể sởhữu là Nhà nước Việc sử dụng đất bền vững trở thành chiến lược quan trọngvà cũng là mục tiêu trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai Việc xácđịnh các khoản thu từ đất một mặt đóng góp NSNN, mặt khác, cũng là cơ sởđể Nhà nước kiểm soát quá trình SDĐ, trong khi quỹ đất có hạn, nhu cầu SDĐtăng cao, chất lượng đất đang bị thoái hóa, ô nhiễm gây tình trạng giảm, mấtkhả năng sản xuất Nguồn lực tài chính từ đất đai sau khi khai thác sẽ đượcphân bổ cho các lĩnh vực thiết yếu, quan trọng như phát triển hạ tầng, giáodục, đào tạo, phát triển y tế, giải quyết an sinh xã hội ở địa phương Hệ thốngcơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội sau khi được đầu tư hoàn thiện sẽ lại đóng gópcho việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua các khoản thu từđất như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất Như vậy, việc khaithác nguồn lực từ đất đai sẽ đảm bảo được mục tiêu góp phần thúc đẩy các tổchức, cá nhân sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai.
Với ý nghĩa đó, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai khôngnhững có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ thể sở hữu đất mà ngay cả đốivới các chủ thể sử dụng đất Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai sẽ gópphần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất
đai (Trần Quang Huy, Nguyễn Thị Dung, 2016).
1.1.3 Các nguyên tắc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
- Đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và chính sách hiệnhành của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Pháp luật là công cụ của Nhà nước để thực hiện việc quản lý nhà nướcvề đất đai Trong hoạt động xã hội, vấn đề quản lý, SDĐ gắn chặt với lợi íchvật chất và tinh thần của mọi chủ thể sử dụng đất, đặc biệt là trong công táckhai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, nên vấn đề này dễ nảy sinh nhiều
Trang 21mâu thuẫn Trong các mâu thuẫn đó có những vấn đề phải dùng đến phápluật mới xử lý được Pháp luật là công cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhânthực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và các nghĩa vụkhác Trong việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai tuyệt đối phải tuânthủ đúng quy định của pháp luật và chính sách hiện hành của Nhà nước Mộttrong những công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý và điều tiết các nguồnlực về đất đai là thông qua hệ thống các chính sách tài chính.
- Đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được phân cấp.
Để nâng cao hiệu quả việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, Nhànước đã phân cấp chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền rõràng Trong đó, các cơ quan được phân cấp bao gồm: Ủy ban nhân dân cấptỉnh; Cơ quan tài chính; Cơ quan tài nguyên và môi trường, văn phòng đăngký đất đai; Cơ quan thuế; Cơ quan kho bạc:
+ Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh có trách nhiệm: Ban hành Bảng
giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất, mức thuđối với đất xây dựng công trình ngầm, mức thu đối với đất có mặt nước vàquyết định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền thuê đất; Chỉ đạo UBND cáccấp thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất của đối tượngđược Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước và việc thu nộp tiền thuê đất, thuêmặt nước; Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phối hợp vớicơ quan thuế tổ chức thực hiện việc quản lý đối tượng thuê và thu tiền thuêđất, thuê mặt nước; Chỉ đạo kiểm tra và xử lý các trường hợp sai phạm về kêkhai và thực hiện miễn, giảm không đúng đối tượng, chế độ gây thiệt hại choNhà nước cũng như người nộp tiền thuê đất; Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềviệc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về khiếu nại,tố cáo.
+ Cơ quan tài chính: Chủ trì xây dựng và trình UBND cấp tỉnh ban
hành hệ số điều chỉnh giá đất; chủ trì xác định các khoản được trừ vào số tiềnsử dụng đất phải nộp; Là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định giá đấttại địa phương, có trách nhiệm tổ chức thẩm định giá đất cụ thể tính thu tiềnsử
Trang 22dụng đất trên cơ sở đề xuất của cơ quan tài nguyên và môi trường để báo cáoHội đồng thẩm định giá đất tại địa phương xem xét trước khi trình UBND cấptỉnh quyết định Hướng dẫn việc xác định và nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước;hướng dẫn thủ tục, hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; thủ tục, hồsơ liên quan đến việc khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quyđịnh; Quy định hồ sơ, tờ khai, chứng từ, mẫu sổ để quản lý việc thu nộp tiềnthuê đất, thuê mặt nước và phân cấp việc quản lý thu nộp tiền thuê đất, thuêmặt nước phù hợp với phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và pháp luật đấtđai; Kiểm tra, hướng dẫn việc thẩm định giá đất để tính thu tiền thuê đất theoquy định của pháp luật về giá; Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện thu tiền thuêđất, thuê mặt nước; Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện rà soátcác quy định miễn, giảm tiền thuê đất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ xem xét, xử lý phù hợp với quy định của Luật Đất đai; Chủ trì, phối hợpvới Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục tiếpnhận, luân chuyển hồ sơ giữa cơ quan tài chính, cơ quan thuế với cơ quan tàinguyên và môi trường để xác định và thu nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước.
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký đất đai: Xác
định địa điểm, vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất, thời điểm bàngiao đất thực tế làm cơ sở để cơ quan thuế xác định tiền sử dụng đất phải nộp.Phối hợp với Bộ Tài chính để hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục tiếp nhận,luân chuyển hồ sơ giữa cơ quan tài chính, cơ quan tài nguyên và môi trường,cơ quan thuế, kho bạc nhà nước các cấp để xác định và thu nộp tiền thuê đất,thuê mặt nước.
+ Cơ quan thuế: Xác định số tiền sử dụng đất phải nộp, số tiền sử dụng
đất được miễn hoặc giảm và thông báo cho người sử dụng đất đúng thời hạn;Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giải đáp thắc mắc, giải quyết khiếu nại về thu,nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
+ Cơ quan kho bạc: Thu đủ số tiền SDĐ vào Kho bạc nhà nước theo
thông báo nộp tiền sử dụng đất và không được từ chối thu vì bất cứ lý do gì;
Trang 23không được chuyển việc thu tiền sang ngày hôm sau khi đã nhận đủ thủ tụcnộp tiền của người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, yêu cầu pháttriển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Khai thác nguồn lực tài chính hiệu quả đóng góp NSNN là nhiệm vụchung của tất cả các địa phương trong cả nước, tuy nhiên việc thực hiện sẽkhác nhau tại những địa phương khác nhau tùy thuộc điều kiện thực tế của địaphương sao cho thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.Khai thác nguồn lực tài chính là việc phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất,khai thác hoa lợi từ đất thông qua các hoạt động quản lý cụ thể về số lượng vàchất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội Nó đảm bảocho việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đấtđai, khí hậu, thổ nhưỡng từng địa phương và từng ngành sản xuất.
- Đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, địaphương và người SDĐ.
Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định đưa racác chính sách, giải pháp thực hiện khai thác nguồn lực tài chính từ đất đaisao cho có hiệu quả cao nhất, đóng góp NSNN lớn nhất Tuy nhiên, Nhà nướckhông độc đoán mà có chính sách tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng SDĐsao cho có lợi nhất, phát huy được lợi thế của thửa đất, khuyến khích ngườidân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối có đất để sản xuất, đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạonghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn phù hợpvới quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo định hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bịngười khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình Bên cạnhnhững quyền lợi được Nhà nước đảm bảo, người SDĐ phải có trách nhiệmthực hiện nghĩa vụ các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luậtnhư: Nộp tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất Như vậy, quyền lợi của Nhànước được đảm bảo, mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, địa phương và người
Trang 24SDĐ được giải quyết hài hòa thông qua hoạt động khai thác nguồn lực tài
chính từ đất đai (Trần Quang Huy, Nguyễn Thị Dung, 2016).
1.1.4 Các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
Ở Việt Nam có nhiều hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ đất đaivào NSNN, trong đó phổ biến nhất là thuế, phí và thu tiền SDĐ.
- Thu tiền SDĐ (khi được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ, cho phépchuyển mục đích SDĐ, công nhận QSDĐ)
Thu từ giao quyền SDĐ: Tiền SDĐ là số tiền mà người SDĐ phải trả
trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền SDĐ đối với một diệntích đất xác định Nói cách khác, tiền SDĐ là khoản tiền mà Nhà nước thu củangười SDĐ khi được Nhà nước cho phép SDĐ thuộc các trường hợp phải nộptiền SDĐ, tương đương với giá trị của QSDĐ mà Nhà nước quy định Khoảnthu này có thể biểu hiện dưới dạng tiền SDĐ khi được Nhà nước giao đất cóthu tiền; có thể biểu hiện dưới dạng tiền chuyển mục đích SDĐ khi được Nhànước cho phép chuyển mục đích SDĐ; có thể dưới dạng tiền SDĐ khi chuyểntừ thuê đất sang giao đất có thu tiền; có thể dưới dạng hợp thức hoá để cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) Khi giao đất có thu tiềnSDĐ, người được giao đất không phải là chủ sở hữu, nhưng họ có quyền đượcSDĐ lâu dài và có nhiều quyền định đoạt đối với đất được giao; tiền SDĐ nộpmột lần khi Nhà nước giao đất, được xác định trên cơ sở đơn giá đất và diệntích đất được giao.
Thu tiền thuê đất: Đối với các chủ thể SDĐ trong khu công nghiệp, khu
công nghệ cao, khu kinh tế và tiền thuê đất khi được Nhà nước cho thuê đấtngoài khu công nghiệp Loại tiền này thu theo khung giá đất của Uỷ ban nhândân (UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định Căn cứ hồ sơđịa chính về thuê đất, thuê mặt nước; quyết định giá đất, giá đất có mặt nước,đơn giá cho thuê đất xây dựng công trình ngầm, giá cho thuê mặt nước củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh; Bảng giá đất, mức tỷ lệ (%) và hệ số điều chỉnh giáđất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, cơ quan thuế tổ chức việc xác địnhvà thu nộp tiền thuê đất, thuế mặt nước.
Trang 25- Thu từ các khoản thuế liên quan đến đất
Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắtbuộc mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp một phần thu nhập vào ngânsách nhà nước Các khoản thuế đối với đất đai được hình thành và tồn tại tấtyếu khách quan, là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống thuế củamỗi quốc gia Lí do để thu thuế là yêu cầu thực hiện lợi ích kinh tế của Nhànước về đất đai và yêu cầu bù đắp những chi phí quản lý của Nhà nước về đấtđai Mức thuế suất thường áp dụng trên cơ sở chính sách thuế theo từng giaiđoạn của nền kinh tế Ở nước ta hiện tại có ba khoản thuế đối với đất đai, đólà:
+ Thu thuế SDĐ nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm, cây rừngtrồng): Thuế sử dụng đất nông nghiệp là thuế thu vào việc sử dụng đất nông
nghiệp hoặc việc giao đất vào sản xuất nông nghiệp Căn cứ tính thuế là: Diệntích, hạng đất và thuế suất (kg thóc/đơn vị diện tích) Hạng đất tính thuế đượcxác định dựa vào 5 yếu tố: Chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu thời tiết,điều kiện tưới tiêu Đồng thời có tham khảo năng suất trung bình của 5 nămtrước Đất trồng cây hàng năm và đất nuôi trồng thủy sản được chia làm 6hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng.
+ Thu thuế đất phi nông nghiệp: Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại
đất sử dụng vào mục đích không thuộc nhóm đất nông nghiệp, bao gồm đất ở;đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất làmnghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất sông, ngòi, kênh, rạch,suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác Căn cứ tính thuế sửdụng đất phi nông nghiệp là là diện tích đất tính thuế, giá 1m2 đất tính thuế vàthuế suất Trong đó: Diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nôngnghiệp thực tế sử dụng; giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sửdụng của thửa đất tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định; thuế suất đối với đấtở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh; hạn mức đất ở làm căn cứtính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của UBND cấp tỉnh quyđịnh.
Trang 26+ Thuế thu nhập cá nhân về chuyển nhượng đất đai: Thuế chuyển
quyền sử dụng đất là thuế đánh vào thu nhập do việc chuyển nhượng QSD đấtmang lại cho chủ sử dụng đất Thu nhập tính thuế được xác định bằng giáchuyển nhượng quyền sử dụng đất trừ (-) giá vốn và các chi phí hợp lý liênquan Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồngchuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng hoặc giá đất do Ủy ban nhân dâncấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng Căn cứ tính thuế chuyển QSDđất là diện tích đất chuyển quyền, giá đất tính thuế và thuế suất.
Tiền thuế chuyển QSDĐ: Là khoản tiền mà cơ quan thuế của Nhà nướcthu của người SDĐ khi được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chophép chuyển QSDĐ cho chủ khác sử dụng Loại này thu theo thu nhập tăngthêm do chuyển QSDĐ và chỉ thu một lần khi có hoạt động chuyển QSDĐ.
- Lệ phí trước bạ liên quan đến đất đai (đối với nhà, đất).
+ Lệ phí trước bạ: Là khoản tiền mà cơ quan thuế thu của người được
Nhà nước giao đất (gồm cả trường hợp đăng ký QSDĐ khi được hợp thức hoáQSDĐ) hoặc khi được phép nhận chuyển QSDĐ Mức phí này do Nhà nướcquy định tính theo tỉ lệ % của giá trị QSDĐ và chỉ thu một lần khi có việcnhận chuyển QSDĐ.
+ Lệ phí địa chính: Là khoản tiền mà Nhà nước thu khi cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền thực hiện một trong các công việc về địa chính sau đây:Cấp GCNQSDĐ; chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; trích lục hồ sơđịa chính Tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân SDĐ không phân biệt đấtđó có nguồn gốc từ đâu, khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giảiquyết một trong những công việc về địa chính nêu trên đều phải nộp lệ phí địachính Mức thu lệ phí địa chính được quy định cho từng loại công việc, từngvùng đất.
- Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước
Người sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất phải nộp tiền thuê đấttheo quy định của Luật Đất đai và được xác định trên các căn cứ sau: Diệntích đất cho thuê; thời hạn cho thuê đất; đơn giá thuê đất đối với trường hợpthuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; đơn giá thuê đất của thời hạn thuê đối với
Trang 27trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê Trườnghợp đấu giá quyền thuê đất thì đơn giá thuê đất là đơn giá trúng đấu giá Hìnhthức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm hoặc cho thuê đất trảtiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
- Tiền phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai: đối với
các hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai là khoản tiền mà Nhà nước thu củangười vi phạm pháp luật trong quản lý hoặc SDĐ đai Khoản tiền này baogồm tiền thu từ việc xử phạt hành chính khi vi phạm pháp luật về đất đai; tiềnthu từ việc phải bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý vàSDĐ đai.
Có thể nói, các hình thức khai khác nguồn lực tài chính từ đất đai ởnước ta đã có sự thay đổi căn bản theo thời gian, mang lại nguồn lực tài chínhkhá lớn cho NSNN Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong nhữngnăm gần đây, hình thức thực hiện khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở
Việt Nam dần đa dạng, phù hợp hơn với cơ chế thị trường (Trần QuangHuy,Nguyễn Thị Dung, 2016).
1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai.Có thể nêu ra một số yếu tố sau:
- Pháp luật và chính sách của Nhà nước có liên quan đến khai thácnguồn lực tài chính từ đất đai
Khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai chịu ảnh hưởng của hệ thốngchính sách, pháp luật về đất đai Chủ trương, đường lối, chính sách pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước ảnh hưởng không chỉ đến giá đất, mức thu từ đất, màcòn tiềm năng tăng trưởng nguồn thu Tuỳ từng giai đoạn phát triển kinh tế -xã hội mà Nhà nước có những chính sách khác nhau để tạo lập nguồn lực tàichính từ đất một cách có hiệu quả Nhà nước có nhiều chính sách tạo nguồntài chính từ đất đai như: Chính sách thu tiền SDĐ, chính sách về giá đất,chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,chính sách đất đai đối với doanh nghiệp cổ phần hóa; chính sách về thuế thu
Trang 28nhập doanh nghiệp từ chuyển QSDĐ, chuyển quyền thuê đất, các quy định xửphạt hành chính trong lĩnh vực đất đai… Ngoài ra, Nhà nước còn ban hànhcác chính sách để điều tiết quá trình khai thác các nguồn lực tài chính từ đấtđai như: Chính sách - pháp luật đất đai điều chỉnh các quan hệ đất đai hìnhthành nên giá đất; Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước có tác dụngkhuyến khích, thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của thị trường bất độngsản cũng như giá đất của từng vùng, từng địa phương khác nhau; Quy hoạchsử dụng đất; Các quy định về xây dựng và kiến trúc; Các chính sách tàichính, các loại thuế và mức thuế hiện hành, các quy định của Nhà nước vềgiá đất Trong quá trình khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, chính sáchquy định về giá đất là một trong những chính sách có ảnh hưởng lớn đếnhiệu quả, chất lượng của quá trình khai thác Một trong những đặc trưng cơbản của giá đất là chịu ảnh hưởng lớn tác động từ phía con người; trong đótác động do chính sách điều tiết của Nhà nước vừa có tính đặc trưng, vừanhư một nhân tố ảnh hưởng Bên cạnh đó, các quy định về quy hoạch, xâydựng và kiến trúc, quy định về SDĐ, xây dựng nhà cửa và các công trìnhkhác gắn liền với đất, các chính sách tài chính liên quan đến đất đai, các loạithuế và mức thuế hiện hành và tình trạng pháp lý của thửa đất cũng tạo nênsự biến đổi về giá cả đất đai.
- Vị trí địa lý, lợi thế về đất đai
Vị trí địa lý của từng thửa đất ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của thửađất khi sử dụng, qua đó ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính có thể huy độngvào NSNN Mỗi thửa đất đều có một vị trí địa lý nhất định và mục đích sửdụng khác nhau Mục đích SDĐ có thể do tự nhiên hình thành hoặc theo quyhoạch SDĐ sao cho đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, tận dụng tối đatiềm năng từ đất, như vậy, việc xác định tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đấtcũng thay đổi theo vị trí địa lý, mục đích sử dụng Vị trí thửa đất luôn cố định,không thể di chuyển vị trí sang chỗ khác, vì vậy sự thuận lợi của vị trí sẽ tạora sự khác nhau về địa tô, giá trị kinh tế của đất mang lại và khả năng thu lợicủa đất Một thửa đất ở vị trí thuận lợi có thể sử dụng vào một số mục đích
Trang 29khác nhau như: vừa để ở, vừa có thể xây dựng cửa hàng; hay xây dựng nhàhàng, khách sạn; hoặc làm trụ sở công ty, văn phòng để kinh doanh hoặc chothuê Do đó, thửa đất ở vị trí này có giá trị cao và giá trị kinh tế từ đất sẽ caohơn các vị trí khác kém thuận lợi hơn Kích thước, hình thể, diện tích thửa đấtcó ảnh hưởng đến giá trị sinh lời của đất Thực tế cho thấy, thửa đất có giá trịcao nhất khi nó có kích thước và hình thể tối ưu đáp ứng được yêu cầu của đạiđa số người sử dụng đất.
Như vậy, giá trị kinh tế của thửa đất mang lại sẽ ảnh hưởng đến khảnăng khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, giá trị càng lớn thì nguồn lực tàichính từ đất, khả năng đóng góp NSNN càng cao.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổchức, quản lý nhằm mục đích sử dụng hiệu quả tối đa tài nguyên đất, với cácnguồn tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường để phát triển bền vữngtrên cơ sở phân bổ quỹ đất vào các mục đích phát triển kinh tế, xã hội, anninh, quốc phòng theo đơn vị hành chính các cấp Kết quả điều tra và phântích về quy hoạch sử dụng đất cho thấy, nội dung quy hoạch SDĐ, kết quảthực hiện phương án quy hoạch SDĐ có tác động đến hoạt động khai thácnguồn lực tài chính từ đất đai đóng góp vào NSNN Cụ thể tại những vùng,địa phương có phương án quy hoạch SDĐ cụ thể, tận dụng được lợi thế, khaithác tiềm năng sẵn có, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất sẽ hỗ trợ tối đa cho việckhai thác nguồn lực tài chính từ đất như: thu tiền sử dụng đất thông qua hoạtđộng giao đất, cho thuê đất, thu thuế chuyển quyền sử dụng đất thông qua cácgiao dịch trên đất sau khi đã thực hiện quy hoạch SDĐ Thực tiễn ở nước tacho thấy yếu tố quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và khai thác nguồn lực tàichính từ đất đai nói riêng Quy hoạch SDĐ tạo nên giá trị tiềm năng của đất.Đối với những vùng có quy hoạch tổng thể được Nhà nước phê duyệt thì giátrị kinh tế từ đất, tiềm lực tài chính từ đất mang lại tại vùng đó sẽ tăng lên rấtlớn Hơn nữa, quy hoạch SDĐ điều chỉnh số lượng từng loại đất trong tổng
Trang 30quỹ đất theo lãnh thổ làm tác động đến quan hệ cung - cầu gây biến động vềgiá trị quyền SDĐ.
- Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là một tư liệu sảnxuất đặc biệt, tham gia vào tất cả các ngành sản xuất Trong sản xuất nôngnghiệp và lâm nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế Vớisản xuất công nghiệp, đất đai đồng thời là đối tượng lao động và tư liệu laođộng Đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm đặc điểm để tiến hành những thaotác, những hoạt động sản xuất kinh doanh để xây dựng được nhà máy, xâydựng nhà xưởng để máy móc, kho tàng, bến bãi, trụ sở… Nhu cầu xây dựngngày càng tăng cũng đồng nghĩa với nhu cầu đất đai cho xây dựng, giao thôngngày càng lớn Trong ngành dịch vụ - du lịch, đất đai cũng đóng vai trò rấtquan trọng để phát triển được ngành này cần phải có không gian nhất định đểbố trí các công trình theo đặc thù ngành trên những diện tích đất; với xu thếhiện nay thì đất đai cho ngành này ngày một tăng và giá trị sản xuất của nómang lại cũng lớn.
- Trình độ phát triển của thị trường bất động sản
Từ sau Pháp lệnh Nhà ở năm 1991, Luật Đất đai 1993 đến nay đã mởđường cho thị trường giao dịch đất đai Người có quyền sử dụng đất đượcmua bán, trao đổi cho thuê, góp vốn, thế chấp và công dân được tự do muabán cho thuê bất động sản Thị trường bất động sản, đặc biệt là thị trường đấtđai, đóng vai trò vừa là đối tượng vừa là điều kiện cho các hoạt động kinh tế,đặc biệt là hoạt động khai thác nguồn lực tài chính đất đai Tác động của trìnhđộ phát triển thị trường bất động sản đến khai thác nguồn lực tài chính từ đấtđai góp phần thúc đẩy việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai,một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của khai thác nguồn lực tài chínhtừ đất đai; đồng thời góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xãhội trên địa bàn huyện Thị trường bất động sản phát triển sẽ góp phần thúcđẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho việc khai thác nguồn lực tài chính từđất đai Đảm bảo tăng thu cho NSNN, đối với nước ta, nguồn thu của Nhà
Trang 31nước liên quan đến bất động sản là nguồn thu cố định và chiếm một phầnkhông nhỏ trong các nguồn thu của Nhà nước.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có liên quan đến khaithác nguồn lực tài chính từ đất đai
Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trongviệc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai Hiệu lực, hiệu quả của cơ quanquản lý nhà nước về đất đai nói riêng và hệ thông chính trị nói chung, xétđến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác củađội ngũ cán bộ quản lý nhà nước Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức là yếutố quyết định đến hiệu quả tạo nguồn lực tài chính từ đất đai Cán bộ, côngchức vừa là người trực tiếp thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật Nhà nước, giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, vừa làngười phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhànước để có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thựctiễn Đồng thời cán bộ, công chức là người tham mưu cho Đảng và Nhànước đề ra các chính sách hợp lý về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai
(Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân, 2005).
Trang 32Từ năm 2014 đến nay, về nguồn lực tài chính thu từ đất vào NSNN,huyện Hữu Lũng đã huy động được trên 75,413 tỷ đồng (năm 2018 thu được29,534 tỷ đồng) phục vụ tái đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn và xã hội.Kinh nghiệm của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn trong tạo nguồn lực tàichính từ đất đai chính là tăng cường khai thác, tạo quỹ đất sạch để đấu giáquyền sử dụng đất và tăng cường kiểm tra công tác tác thực hiện quy hoạch,kế hoạch sử dụng đất, yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sửdụng đất đúng quy hoạch, tăng nguồn thu chuyển mục đích sử dụng đất, đồngthời góp phần sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.
1.2.2 Kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đaicủa huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Võ Nhai là một huyện miền núi cách thành phố Thái Nguyên 30km vềhướng đông Nam, huyện có 14 xã, 01 thị trấn, vị trí phía đông giáp với huyệnBắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, là huyện rất tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinhtế xã hội với huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Việc khai thác nguồn lực tàichính trong những năm qua tăng dần theo từng năm, góp phần không nhỏ vàophát triển kinh tế - xã hội của huyện Từ năm 2014 đến năm 2018 huyện thungân sách từ đất đai được 52,8977 tỷ đồng, thu ngân sách từ đất đai hằng nămđạt 150% kế hoạch tỉnh giao, năm 2018 đạt 200% kế hoạch tỉnh giao và đạt sốthu tuyệt đối từ đất đai là 28,230,4 tỷ đồng, thu cao gấp nhiều lần những nămtrước đây Sở dĩ có được kết quả trên là do huyện Võ Nhai đã tập trung vàocác giải pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ, quy hoạchphát triển khu công nghiệp trên địa bàn huyện Huyện đã tăng cường xâydựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quản lý chặt chẽviệc giao đất, tính tiền sử dụng đất theo quy hoạch SDĐ.
- Tạo quỹ đất sạch và môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hútđầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo được tính hiệu quả cao trong phát triểncông nghiệp và tận dụng được các tiện ích của hạ tầng kỹ thuật và các dịch
Trang 33vụ công cộng, trên cơ sở đó làm tăng giá trị của đất, tăng nguồn lực tài chính từ đất đai
- Các ngành chức năng của huyện đã có sự phối hợp tốt trong công tácgiải phóng mặt bằng Ban quản lý dự án thường xuyên phối hợp với phòngTài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất tập trung, đẩy nhanhcông tác thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng dự án các khu dân cư, tạoquỹ đất sạch để khai thác qua phương thức đấu giá quyền sử dụng đất Huyệnthường xuyên tổ chức kiểm điểm tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản để kịp thờibáo cáo UBND huyện nhằm đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng,thúc đẩy quá trình SDĐ hiệu quả, tăng giá trị gia tăng trên đất, thu hút nguồnthu từ đất.
- Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vềquản lý, khai thác, SDĐ đai được thực hiện thường xuyên, bảo đảm đúng thờigian, chất lượng Công tác cải cách hành chính đổi mới theo hướng nhanh,gọn, hiệu quả, minh bạch, dân chủ Tiến hành công khai, minh bạch tài chínhđất đai, khuyến khích người dân sử dụng đất hiệu quả.
1.2.3 Một số bài học rút ra cho huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Qua nghiên cứu thực tiễn việc quản lý và khai thác nguồn lực tài chínhtừ đất đai ở một số huyện có sự tương đồng về vị trí địa lý tình hình kinh tế -xã hội, có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý, khai thác nguồn lựctài chính đối với đất đai như sau:
Một là, việc lập quy hoạch SDĐ và làm tốt công tác quy hoạch SDĐ sẽ
làm căn cứ cho việc tính tiền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất, tiền thuếtrong quá trình sử dụng đất.
Hai là, phải thống nhất quản lý trong tạo nguồn cung đất đai, trên cơ sở
đó phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, thống nhất trong chính sáchquản lý, khuyến khích phát triển thị trường bất động sản.
Ba là, công khai, công bằng và minh bạch trong tạo nguồn lực tài chính
từ đất đai, nguồn lực tài chính về đất đai được công khai sẽ khuyến khíchngười SDĐ tham gia hoạt động SDĐ, nâng cao hiệu quả SDĐ.
Trang 34Bốn là, coi trọng công tác giải phóng mặt bằng và bồi thường, vừa đảm
bảo công bằng cho người dân, vừa tạo điều kiện thuận lợi thực hiện quyhoạch, kế hoạch SDĐ của nhà nước, từ đó nguồn lực tài chính về đất đai đượcnâng cao.
Năm là, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả quản lý giữa cấp ủy, UBND các
cấp và các tổ chức chính trị - xã hội, các chủ thể trong cộng đồng dân cư đểhuy động nguồn lực tài chính về đất đai.
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Lĩnh vực đất đai và khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai trong nhữngnăm gần đây đã được một số người quan tâm nghiên cứu Đã xuất hiện cáccông trình nghiên cứu về lĩnh vực này Có thể nêu ra một số công trình nghiêncứu sau:
- Phạm Quốc Tuấn, Huy động nguồn lực tài chính từ đất đai vào ngânsách nhà nước ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Luận văn đã hệ thống
hóa và phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đất đai; đánh giá thựctrạng quy hoạch, kế hoạch SDĐ sát với thực tiễn và xu hướng phát triển kinhtế của thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 làm cơ sở để thựchiện việc huy động nguồn lực tài chính từ đất; đồng thời đưa ra 8 nhóm giảipháp để nâng cao hiệu quả khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai vào NSNNở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Tuy nhiên, luận văn chưa đề cập cácgiải pháp huy động hết các nguồn lực tài chính từ đất đai, đó là: Thu thuếSDĐ nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm, cây rừng trồng); Thu thuế đấtphi nông nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân về chuyển nhượng đất đai; Thu tiềnthuê mặt đất, mặt nước.
- Phan Đình Anh, Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đấtkhu dân cư nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Luận văn đánh giá
thực trạng, xác định nguyên nhân và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm địnhhướng các khu đất để giao đất có thu tiền SDĐ cho các hộ gia đình, cá nhântrên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Tuy nhiên, việc thu tiền SDĐtừ công tác giao đất chưa phát huy hết hiệu quả từ nguồn lực tài chính đất đai.
Trang 35- Nguyễn Duy Đức, Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất thuộckhu nhà ở sinh thái Vitcop - xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc”(nay là huyện Mê Linh, Thành Phố Hà Nội) Tác giả nêu thực trạng, đánh giá
ưu điểm, nhược điểm và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác thu tiền SDĐ vào ngân sách nhà nước (NSNN) thông qua đấu giáquyền sử dụng đất (QSDĐ) thuộc khu sinh thái Vitcop, xã Tiền Phong, huyệnMê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc Tuy nhiên, luận văn chỉ mới khai thác nguồn lực tàichính từ đấu giá đất và chưa đề cập đến những khu đất cần phải đầu tư mới(đổi đất lấy hạ tầng) để tạo ra các khu đất sạch để đấu giá QSDĐ.
- Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Hình thành và pháttriển thị trường bất động sản Việt Nam Đề án đã làm rõ được mối liên hệ
trong quá trình hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam vàviệc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai Mối liên hệ mới chỉ mang tínhtổng quan chưa cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng địa phương.
- Cục Công sản, Bộ Tài chính, Cơ sở khoa học và giải pháp hình thànhthị trường bất động sản ở Việt Nam Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cơ
sở khoa học, lý luận trong việc hình thành thị trường bất động sản ở ViệtNam, chưa đề cập đến cơ sở pháp lý của thị trường bất động sản hỗ trợ choviệc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai nhằm tăng NSNN.
Các tác giả trên đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềkhai thác nguồn lực tài chính từ đất đai vào NSNN thông qua hình thức đấugiá QSDĐ; cho thuê đất; thuế, phí, xử phạt hành chính trong lĩnh vực đấtđai, những hạn chế, bất cập trong khai thác nguồn lực tài chính Tuy nhiên,kết quả nghiên cứu của các công trình chưa cụ thể, hoặc chưa sát với đặc thùvà nhiệm vụ cần khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai để tái đầu tư chophát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay của huyện Bắc Sơn, tỉnh LạngSơn, đặc biệt là từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày01/7/2014.
Trang 36qua 6 xã, thị trấn của huyện, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa tỉnh
Lạng Sơn với tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Diệntích tự nhiên của huyện có 699,42 km2, trong đó đất lâm nghiệp chiếm 3/4diện tích, còn lại là núi, suối, hồ và đất canh tác, đất nông nghiệp Huyện BắcSơn có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 400m, dốc nghiêng về phíaTây Nam Là huyện nằm trong địa hình vòng cung đá vôi Bắc Sơn - NgânSơn Xen kẽ giữa các núi đá vôi là vùng núi đất và các thung lũng bằngphẳng Địa hình huyện có nhiều suối, hồ, không có con sông nào chảy qua.Vùng núi đất có một số ngọn núi khá cao, trong đó, có núi Khau Kiêng cao1.107m so với mặt nước biển.
2.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu
Bắc Sơn có hai dạng khí hậu là nhiệt đới và á nhiệt đới gió mùa Nhiệtđộ trung bình hàng năm là 20ºC Vào mùa đông nhiệt độ có khi xuống dưới5ºC, nhiều sương muối Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 mm, độ ẩmtrung bình 83% Gió mùa ở Bắc Sơn có hai hướng chính, gió mùa đông bắcthường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3, gió mùa đông nam từ tháng 4 đếntháng 8 hàng năm Mùa rét lạnh thường kéo dài, nhiệt độ thấp, ít mưa, giómùa đông bắc khô hanh gây trở ngại cho sản xuất vụ đông xuân Mùa hènóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển củanhiều loại cây trồng khác nhau, nhưng cũng hay xảy ra lũ lụt gây xói mòn đất.
Trang 372.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
* Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa huyện
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2018, tổng diện tích tự nhiên huyệnBắc Sơn là 69.941,4 ha và được phân bổ cho 20 đơn vị hành chính (gồm 01 thịtrấn và 19 xã), trong đó đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất là xã TrấnYên (8.869,9ha) và đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất là thị trấn BắcSơn (316,6 ha) Trong đó: Đất nông nghiệp: 39.963,8 ha chiếm 57,1 % diệntích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp: 3.113,5 ha chiếm 4,5 % diện tích tự nhiên;Đất chưa sử dụng: 26.864,1 ha chiếm 38,4 % diện tích tự nhiên Như vậy, tínhđến nay diện tích đã được đưa vào sử dụng chiếm 61,1 % tổng diện tích tựnhiên.
- Ðất nông nghiệp
Tổng diện tích của đất nông nghiệp là 39.963,8 ha chiếm 57,1 % tổngdiện tích tự nhiên Diện tích đất nông nghiệp phân bố không đồng đều giữacác xã, thị trấn trong huyện; ở thị trấn diện tích loại đất nông nghiệp phân bốít nhất là 82,1 ha và xã lớn nhất là xã Trấn Yên 1.349,5 ha Hiện trạng diệntích, cơ cấu đất nông nghiệp được thể hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp năm 2018
Trang 38- Ðất phi nông nghiệp
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2018, toàn huyện hiện có 3.113,5 hađất được sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp, chiếm 4.5% tổng diệntích tự nhiên của huyện Hiện trạng sử dụng và cơ cấu các loại đất chính trongđất phi nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2018
1.1Đất ở tại nông thônONT927,6 29,79
2Đất chuyên dùngCDG1.415,045,45
2.1Đất xây dựng trụ sở cơ quanTSC6,5 0,2
.2.4Đất xây dựng công trình sự nghiệpDSN56,0 0,18
2.5Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệpCSK12,5 0,04
2.6Đất có mục đích công cộngCCC1.310,5 42,09
3Đất cơ sở tôn giáoTON0,40,04Đất cơ sở tín ngưỡngTIN2,40,05Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang
6Đất ong, ngòi, kênh, rạch, suốiSON670,92,157Đất có mặt nước chuyên dùngMNC0,10,08Đất phi nông nghiệp khácPNK0,00,0
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Sơn)
- Ðất chưa sử dụng: Huyện có 26,864,1 ha chiếm 38,4% diện tích tự
nhiên nằm ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện, trong đó tập trung nhiều ở xãTrấn Yên, Nhất Hòa, Nhất Tiến, Tân Thành
Trang 39* Tình hình sử dụng các loại đất giai đoạn 2014-2018
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2014-2018 ở huyện Bắc Sơn
Đơn vị tính: Ha
Năm 2014 Năm 2018 Biến độngTT Loại đất MÃ Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu diện tíchI Tổng diện tích đất của
(ha) ( % ) (ha) ( % ) 2014/2018 đ ơn vị h ành ch ính (1+2+3) 69941,4 100 69.941,4 100,0 0,0
1 Đất n ôn g n gh iệp N N P 39972,7 57,2 39.963,8 57,1 - 8,9
1.1 Đất sản xu ất n ô n g n g h iệp S XN 12197,5 17,4 12.189,7 17,4 - 7,8
1.1.1 Đ ấ t t rồng c â y h à n g n ă m CHN 10290,4 14,7 10.275,7 14,7 - 14,7
1.1.1.1 Đ ấ t t rồng lúa L U A 4545,0 6,5 4.541,6 6,5 - 3,4
1.1.1.2 Đ ấ t t rồng c â y h à n g n ă m kh á c HNK 5745,4 8,2 5.734,1 8,2 - 11,3
1.1.2 Đ ấ t t rồng c â y lâu n ă m C L N 1907,1 2,7 1.914,0 2,7 6,9
1.2 Đất lâm n gh iệp L N P 27610,3 39,5 27.608,7 39,5 - 1,6
1.2.1 Đ ấ t rừn g s ả n x u ấ t R S X 22335,8 31,9 22.334,5 31,9 - 1,3
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 1,4 2,4 0,0 1,02.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,
n h à tan g lễ, N HT N T D 66,0 0,1 66,0 0,1 0,0
2.6 Đất sôn g, n gòi, kênh , r ạ c h , su ối S ON 670,9 1,0 670,9 1,0 0,0
2.7 Đất c ó m ặt n ư ớ c c h u yê n dù n g MNC 0,1 0,1 0,0 0,0
Trang 403 Đất c h ưa sử d(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bắc Sơn) ụ n g CSD 26862,1 38,4 26.864,1 38,4