1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ (Tài liệu lưu hành nội bộ)

379 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • PHẦN 1 HỒ SƠ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG (7)
    • I. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG (7)
      • 1. Lịch sử phát triển, tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của trường Đại học Ngoại thương (7)
      • 2. Những thành tựu nổi bật (10)
      • 3. Các danh hiệu khen thưởng của Nhà trường đã đạt được (24)
      • 4. Cơ cấu tổ chức của Nhà trường (24)
      • 5. Cấu trúc của Hội đồng Trường (26)
    • II. BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG (26)
      • 1. Quy định pháp lý của các hoạt động của trường Đại học Ngoại thương và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà trường (26)
      • 2. Những thách thức chính mà Nhà trường gặp phải và kế hoạch của Nhà trường để khắc phục những thách thức (26)
      • 3. Những điểm mạnh, cơ hội của Nhà trường và phương thức phát huy các điểm mạnh và cơ hội này (27)
    • III. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC (xem Phụ lục 8…) (29)
  • PHẦN 2: MÔ TẢ TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ (30)

Nội dung

Số lượng các chương trình đào tạo được mô tả ở hình 1 Hình 1: Sự phát triển các mô hình triển khai các chương trình đào tạo tại trường Đại học Ngoại thương Nguồn: Các đơn vị đào tạo Tr

HỒ SƠ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

1 Lịch sử phát triển, tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Ngoại thương là trường công lập được thành lập năm 1960, tiền thân là Bộ môn Ngoại thương thuộc Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân Năm 1962, Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương ra đời dựa trên cơ sở Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Đại học Kinh tế - Tài chính Đến năm 1964, trường vẫn đặt tại Đại học Kinh tế - Tài chính Năm 1965, Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương chính thức trở thành trường đại học trực thuộc hệ thống giáo dục quốc gia và chuyển về khu vực làng Láng (nay là Phố Chùa Láng).

Theo Quyết định số 123/CP của Hội đồng Bộ trưởng ngày 18/8/1967, Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương được tách thành Trường Ngoại thương và Trường Ngoại giao Trường Ngoại thương đào tạo cán bộ ngoại thương trình độ đại học và bồi dưỡng cán bộ, nhân viên ngành Năm 1972, Bộ Ngoại thương hợp nhất ba trường thành Trường Đại học Ngoại thương với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, xuất nhập khẩu với các nước XHCN Nhà trường xây dựng 5 tiêu chí và 5 yêu cầu đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên, đảm bảo các em có sức khỏe, trung thành với Tổ quốc, giỏi ngoại ngữ, nghiệp vụ ngoại thương, nắm vững pháp luật Việt Nam và quốc tế để làm việc tốt trong môi trường quốc tế.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế và hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường có những bước phát triển vượt bậc về quy mô cũng như về chất lượng Quy mô đào tạo tăng nhanh; cơ cấu tổ chức liên tục hoàn thiện, đội ngũ giảng viên và viên chức quản lý phát triển cả về số lượng và chất lượng; hoạt động nghiên cứu khoa học ngày càng phát triển mạnh; hoạt động hợp tác quốc tế có những bước đột phá và ngày càng mở rộng; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo của nhà trường tiếp tục được đầu tư phát triển… Nhà

7 trường là một trong những trường đại học ở Việt Nam thực hiện tự chủ đại học và bước đầu đã có những bước đột phá trong quản trị đại học cũng như hoạt động của Nhà trường Để đáp ứng các yêu cầu của tự chủ đại học, công tác đảm bảo chất lượng các hoạt động của nhà trường được xem là một trong những giải pháp có tính đột phá để nâng cao hơn nữa chất lượng của Nhà trường Năm 2009, Nhà trường là một trong 40 cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam thực hiện công tác tự đánh giá/ đánh giá ngoài và đã được Hội đồng chất lượng giáo dục quốc gia công nhân về chất lượng Từ năm 2012, công tác tự đánh giá nhà trường được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục và đến năm 2017, Nhà trường đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học của Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà nội Song song với quá trình tự đánh giá/ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, trong giai đoạn 2019 – 2021, Nhà trường đã tiến hành tự đánh giá/ kiểm định (đánh giá ngoài) và nhận chứng nhận chất lượng của 15 chương trình đào tạo theo các bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo quốc tế cũng như của Việt Nam (chiếm hơn 35% tổng số chương trình đào tạo của Nhà trường) Những kết quả và khuyến nghị của quá trình kiểm định cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo là cơ sở cho Nhà trường đưa ra các kế hoạch cải tiến để nâng cao hơn nữa việc đáp ứng các yêu cầu các bên liên quan đến hoạt động của Nhà trường

Nhà trường đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như ban hành các quy định, quy chế của Nhà trường để chỉ đạo hoạt động của Nhà trường trên cơ sở các quy định pháp luật của Việt Nam Nhà trường đã phát triển và đa dạng hóa các chương trình đào tạo ở mọi hình thức, trình độ và tính đến thời điểm hiện tại, nhà trường có 12 ngành đào tạo với 32 chương trình đào tạo trình độ đại học, 13 chương trình đào tạo sau đại học (trong đó có 11 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và 2 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ) Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, Nhà trường đã huy động các nguồn lực trong trường và ngoài trường để nâng cao hơn nữa chất lượng và số lượng kết quả nghiên cứu khoa học của Nhà trường Nhà trường đã xác định 4 hướng nghiên cứu chính của nhà trường trong giai đoạn tới, bao gồm: (i) Kinh tế xanh và trách nhiệm xã hội; (ii) Đổi mới thể chế kinh tế, xã hội đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; (ii) Tái cấu trúc tài chính và hành vi doanh nghiệp; và (iv) Đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức cho doanh nghiệp và đã hình thành 24 nhóm nghiên cứu và các chương trình nghiên cứu để đầu tư trọng điểm Hoạt động hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước đã được nhà trường đặc biệt quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Nhà trường đã mở rộng mạng lưới đối tác trong hợp tác quốc tế và số lượng các đối tác đến từ các nước phát triển tăng nhanh và tính đến thời điểm hiện tại, Nhà trường đã có tổng số đối tác trên toàn cầu là 215 trường đại học, tổ chức giáo dục của gần 30 quốc gia với 269 thỏa thuận khung, trao đổi sinh viên, nghiên cứu khoa học…

Bên cạnh các đối tác quốc tế, Nhà trường cũng đã tập trung vào phát triển quan hệ đối tác với các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong nước Quan hệ với các tổ chức, doanh nghiệp có rất nhiều đổi mới về mô hình hợp tác và cách thức thực hiện phục vụ như tăng cường hợp tác với các địa phương trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu; đưa doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của nhà trường (mô hình coaching và mentoring, project-based learning…); chuyển giao tri thức và kinh nghiệm quản lý cho

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đầu tiên tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn hợp tác Doanh nghiệp - Nhà trường thường niên Diễn đàn này nhằm tạo cơ hội cho doanh nghiệp tham gia sâu rộng hơn vào quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phục vụ cộng đồng của nhà trường.

Với quan điểm trường đại học là hạt nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, năm 2017, Nhà trường đã thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo và ươm tạo doanh nghiệp trong các lĩnh vực phù hợp với thế mạnh của trường Đại học Ngoại thương, tập trung và kết nối các nguồn lực giữa trường đại học, chuyên gia, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn để hỗ trợ và đồng hành cho một số dự án khởi nghiệp của sinh viên Với những nỗ lực của Nhà trường về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Nhà trường đã được ghi nhận bởi các tổ chức trong nước và quốc tế như: giải thưởng trường đại học tiên phong trong hành trình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, Trường đại học xuất sắc, tiêu biểu – hạt nhân thay đổi tạo tác động lớn nhất tại cuộc thi sáng tạo kinh doanh toàn cầu…

1.2 Sứ mạng, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược của Nhà trường:

Trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn 2040, Nhà trường đã xác định sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu như sau:

1.2.1 Sứ mạng : Phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức

1.2.2 Tầm nhìn: Trở thành đại học đổi mới sáng tạo, nằm trong nhóm các đại học hàng đầu Châu Á

1.2.3 Các giá trị cốt lõi

- Sáng tạo và Xuất sắc - Trách nhiệm và Bản lĩnh - Đa dạng và Hòa hợp

1.2.4 Phương châm hành động: Khác biệt để dẫn đầu (Leading by differentiation)

1.2.5 Triết lý giáo dục: Giáo dục hướng tới khai phóng, gắn với thực tiễn; nuôi dưỡng tính trung thực, tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo

1.3 Lĩnh vực hoạt động và giá trị cam kết 1.3.1 Lĩnh vực hoạt động

Đào tạo và nghiên cứu của trường tập trung vào các ngành kinh tế, kinh doanh thuộc các lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi (Kinh tế, Kinh tế quốc tế), Kinh doanh và quản lý (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Kinh doanh quốc tế), Nhân văn (Ngôn ngữ Anh).

1 Theo Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học

9 Anh, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành Ngôn ngữ Trung, ngành Ngôn ngữ Pháp), Pháp luật (ngành Luật), Du lịch và Khách sạn (Quản trị khách sạn), Nhà trường tiếp tục phát triển thêm các ngành mới thuộc các lĩnh vực trên và các ngành sang các lĩnh vực mới, như lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin; Báo chí và thông tin; Nghệ thuật và một số lĩnh vực khác

- Cung cấp dịch vụ, tư vấn và chuyển giao tri thức cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân

- Cung cấp cho người học các chương trình đào tạo có tính căn bản-mở-linh hoạt, gắn kết với thực tiễn cùng với môi trường học tập và rèn luyện năng động, giúp cho người học phát triển tối đa năng lực cá nhân, năng lực thích ứng và đổi mới sáng tạo

- Cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân các dịch vụ tư vấn, chuyển giao tri thức cập nhật có tính ứng dụng cao

- Triển khai các hoạt động xã hội thiết thực phục vụ cộng đồng

1.4 Mục tiêu chiến lược 1.4.1 Mục tiêu chung

Trở thành đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dẫn đầu cả nước về đào tạo kinh tế, kinh doanh và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo - khởi nghiệp, cung cấp các sản phẩm xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, có vị thế cao trong khu vực Châu Á

Mục đích của mục tiêu 1 là xây dựng hệ thống quản trị đại học hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ số Hệ thống này sẽ giúp nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự, từ đó tăng cường khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

1 Quy định pháp lý của các hoạt động của trường Đại học Ngoại thương và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà trường

- Quyết định số 123/CP chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành hai trường độc lập Khoa Ngoại thương được chuyển thành Trường Ngoại thương, trực thuộc Bộ Ngoại thương, Khoa Ngoại giao trở thành Trường Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Trường Ngoại thương có nhiệm vụ đào tạo cán bộ làm công tác ngoại thương có trình độ đại học và bổ túc cán bộ, nhân viên của ngành ngoại thương lên trình độ đại học

- Luật Giáo dục đại học ngày 18/06/2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018;

- Nghị định 99/2019/NĐ – CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

- Nghị định 120/2020/NĐ – CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định 751/QĐ – TTg ngày 02/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2015 – 2017 (kéo dài theo Nghị quyết số 117/NQ – CP ngày 09/11/2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017);

2 Những thách thức chính mà Nhà trường gặp phải và kế hoạch của Nhà trường để khắc phục những thách thức

Trong việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040, Nhà trường đã xác định các thách thức chính mà nhà trường gặp phải như sau:

26 Thứ nhất, Cạnh tranh trong giáo dục đại học ngày càng mạnh mẽ, giữa các trường đại học trong nước, giữa trường công – trường tư, giữa các trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Thứ hai, mục tiêu phát triển đòi hỏi nguồn tài chính lớn, trong khi các trường đại học tự chủ phải mất một thời gian dài để tích lũy đủ nguồn tài chính Đồng thời, cơ chế chính sách cho phép các trường thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài vẫn chưa được làm rõ, gây khó khăn cho các trường trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính cần thiết cho mục tiêu phát triển.

Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo ra những loại hàng hóa, dịch vụ và phương thức kinh doanh mới, đòi hỏi các trường đại học phải có khả năng thay đổi và thích ứng trong cả nội dung và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu.

Thứ tư, công tác kiểm định chất lượng, xếp hạng trường đại học trở thành xu thế và yêu cầu cao về nghiên cứu khoa học, tạo áp lực cho các trường trong quá trình quốc tế hoá

3 Những điểm mạnh, cơ hội của Nhà trường và phương thức phát huy các điểm mạnh và cơ hội này

Trong việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040, Nhà trường đã xác định các điểm mạnh và cơ hội của mà nhà trường như sau:

Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Nhà trường;

Thứ hai, nền kinh tế mở cửa, xu hướng toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội để trường đa dạng ngành đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa hệ thống quản trị;

Thứ ba, Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động, thu hút đầu tư từ nước ngoài lớn, các trường đại học nước ngoài có nhu cầu cao trong hợp tác giáo dục đại học Với thế mạnh về hợp tác sẵn có, danh tiếng trong nước, nguồn sinh viên chất lượng tốt, trường có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tiếp cận các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển;

Thứ tư, sự di chuyển mạnh mẽ của giảng viên và sinh viên trong khu vực và trên thế giới là cơ hội để trường thực hiện chiến lược quốc tế hóa và hướng tới chuẩn mực quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ khác của trường;

Thứ năm, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu do sự thay đổi nhận thức về giá trị và trách nhiệm của các bên, tạo thuận lợi cho trường mở rộng các mô hình hợp tác với doanh nghiệp

Thứ nhất, Có thương hiệu Ngoại thương mạnh trong nước và quốc tế

Thứ hai, văn hóa mở, năng động, có bản sắc riêng; tinh thần đổi mới sáng tạo được lan tỏa

27 Thứ ba, Lãnh đạo có quan điểm mở, quyết liệt trong đổi mới công tác quản trị đại học

Thứ tư, có kinh nghiệm trong thực hiện tự chủ đại học

Thứ năm, đội ngũ nhân sự trẻ, có trình độ chuyên môn vững, nhiệt huyết, ngoại ngữ tốt;

Thứ sáu, hoạt động đào tạo được tổ chức theo nhiều mô hình đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu xã hội cao và có tính quốc tế;

Thứ bảy, hoạt động khoa học công nghệ được chú trọng và đẩy mạnh bằng nhiều giải pháp đột phá trong thời gian gần đây Nhận thức và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, viên chức, người học đang tăng lên;

CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC (xem Phụ lục 8…)

MÔ TẢ TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ

Tiêu chí 1.1 Lãnh đạo cơ sở giáo dục đảm bảo tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan

Sứ mạng, tầm nhìn của FTU được ban hành lần đầu tiên vào năm 2013 với nội dung như sau:

Sứ mạng: Sứ mạng của Trường Đại học Ngoại thương là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới

Tầm nhìn: Đến năm 2030, Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học tự chủ, theo định hướng nghiên cứu, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực Trường bao gồm các trường trực thuộc, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông chất lượng cao Trụ sở chính của Trường đặt tại Hà Nội, các phân hiệu đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước và ở nước ngoài (F1.01.01.01)

Trong quá trình xây dựng và phát triển, để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, năm 2021, sứ mạng, tầm nhìn của Nhà trường đã được điều chỉnh và ban hành cùng với Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040 Trong đó, sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường trong giai đoạn mới như sau:

Sứ mạng: Phụng sự xã hội bằng sự xuất sắc trong giáo dục, sáng tạo và chuyển giao tri thức (To serve the society with excellence in education, knowledge creation and transfer)

Tầm nhìn: Trở thành đại học đổi mới sáng tạo, nằm trong nhóm các đại học hàng đầu Châu Á (A leading innovative university, ranked among top Asian universities) (F1.01.01.02) Điều này cho thấy tầm nhìn, sứ mạng và định hướng phát triển của Trường bám sát với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô Hà nội và cả nước “Phát triển Thủ đô Hà Nội thành … trung tâm văn hóa lớn của cả nước và bản sắc trong khu vực… Trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước và uy tín trong khu vực… phát triển giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70-75% năm 2020 và khoảng 85%-90% năm 2030… Tập trung đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: lãnh đạo-quản lý, quản trị kinh doanh, tư vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đào tạo đại học, y học, văn hóa… phát triển và phát huy các giá trị văn hóa…”.[ F1.01.01.12]

Quá trình xây dựng Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040, trong đó có xây dựng sứ mạng, tầm nhìn được thực hiện theo quy trình gồm các bước như sau:

30 - Thành lập Ban soạn thảo Chiến lược phát triển Trường (F1.01.01.03;

- Xin ý kiến Tập thể lãnh đạo, Đảng ủy, Hội đồng Trường về rà soát sứ mạng, tầm nhìn và phương hướng xây dựng Chiến lược (F1.01.01.06; F1.01.01.07)

- Triển khai xây dựng Chiến lược (F1.01.01.14)

Trong quá trình xây dựng Chiến lược, trường đã tổ chức nhiều hoạt động lấy ý kiến góp ý: tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt, tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan và gửi dự thảo Chiến lược đến các đơn vị trong trường để xin ý kiến đóng góp (F1.01.01.08).

- Hoàn thiện và ban hành Chiến lược: Bản dự thảo được trình Đảng ủy, Hội đồng trường thông qua và ban hành chính thức (F1.01.01.09; F1.01.01.10)

- Rà soát và cải tiến: Sau khi ban hành chính thức về tầm nhìn sứ mạng và Chiến lược phát triển, Nhà trường trường công bố trên website và định kỳ tổ chức lấy ý kiến đóng góp để bổ sung, điều chỉnh TNSM, Chiến lược phát triển cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của cả nước và định hướng phát triển của Nhà trường [http://ftu.edu.vn.] Ở mỗi giai đoạn, Nhà trường ban hành những thông báo, hướng dẫn cho các đơn vị góp ý về TNSM, CLPT giai đoạn cũ, đồng thời phác thảo nội dung của CLPT giai đoạn mới [các thông báo, hướng dẫn của Nhà trường] Nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện để các bên liên quan có thể tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng sứ mạng và tầm nhìn, chiến lược phát triển; đảm bảo sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường luôn phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan

[F1.01.01.08] Nội dung sứ mạng, tầm nhìn được công bố trên website của Trường tại địa chỉ: http://ftu.edu.vn

Nhà trường có triển khai hoạt động rà soát, điều chỉnh sứ mạng, tầm nhìn trên cơ sở kết quả lấy kiến từ các bên liên quan trong và ngoài trường thông qua hội nghị cán bộ chủ chốt, hội thảo lấy ý kiến các bên liên quan và gửi dự thảo chiến lược tới các đơn vị trong trường Ý kiến của các bên liên quan được ban soạn thảo chiến lược tổng hợp, phân tích và bảo cáo [F1.01.01.08]

Nhà trường đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung tầm nhìn, sứ mạng đến các bên liên quan trong và ngoài Trường thông qua việc công khai trên cổng thông tin điện tử của Trường, pano đặt trong khuôn viên, brochure, tờ rơi quảng cáo trong các dịp tư vấn tuyển sinh, hội nghị hội thảo, tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, giữa khoá, sổ tay sinh viên [MC]

Tầm nhìn, sứ mạng được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển, kế hoạch trung hạn và ngắn hạn của Nhà trường cũng như các đơn vị trực thuộc [MC]

Tự đánh giá tiêu chí đạt mức: 5/7

Tiêu chí 1.2 Lãnh đạo cơ sở giáo dục thúc đẩy các giá trị văn hoá phù hợp với tầm nhìn và sứ mạng của cơ sở giáo dục

Giai đoạn 2017-2021, giá trị cốt lõi được Nhà trường xác định trong Chiến lược phát triển Trường Đại học Ngoại thương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đó là: “Chất lượng – Hiệu quả – Uy tín – Chuyên nghiệp – Hiện đại”

Năm 2021, cùng với việc công bố Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040, Trường Đại học Ngoại thương đã chính thức tuyên bố về giá trị cốt lõi của Nhà trường trong giai đoạn mới là [F1.01.01.02].

- Sáng tạo và Xuất sắc (Innovation and Excellence) - Trách nhiệm và Bản lĩnh (Accountability and Resilience)

- Đa dạng và Hòa hợp (Diversity and Inclusion)

Nội dung giá trị cốt lõi là các giá trị truyền thống được vun đắp suốt chiều dài lịch sử 61 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường, được các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên gìn giữ và phát triển, hướng tới thực hiện sứ mạng và tầm nhìn của Nhà trường Quá trình xây dựng giá trị cốt lõi của Nhà trường có sự chỉ đạo của Đảng ủy (F1.01.02.01) và Hội đồng trường (F1.01.02.02), sự tham gia của các đơn vị, cá nhân trong toàn trường (F1.01.02.03) và các bên liên quan (F1.01.02.04) Nội dung giá trị cốt lõi được công bố trên website của Trường tại địa chỉ: http://ftu.edu.vn Đặc biệt, để nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như thường xuyên nhắc nhở việc nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhận, Nhà trường đã đẩy mạnh việc tuyên truyền trực quan qua hệ thống biển bảng pano trong khuôn viên Nhà trường [ảnh chụp pano]

Ngày đăng: 19/09/2024, 02:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w