PHẦN 1 HỒ SƠ VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
II. BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
1. Quy định pháp lý của các hoạt động của trường Đại học Ngoại thương và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của Nhà trường
- Quyết định số 123/CP chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành hai trường độc lập. Khoa Ngoại thương được chuyển thành Trường Ngoại thương, trực thuộc Bộ Ngoại thương, Khoa Ngoại giao trở thành Trường Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Ngoại thương có nhiệm vụ đào tạo cán bộ làm công tác ngoại thương có trình độ đại học và bổ túc cán bộ, nhân viên của ngành ngoại thương lên trình độ đại học.
- Luật Giáo dục đại học ngày 18/06/2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19/11/2018;
- Nghị định 99/2019/NĐ – CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
- Nghị định 120/2020/NĐ – CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định 751/QĐ – TTg ngày 02/06/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2015 – 2017 (kéo dài theo Nghị quyết số 117/NQ – CP ngày 09/11/2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017);
- …
2. Những thách thức chính mà Nhà trường gặp phải và kế hoạch của Nhà trường để khắc phục những thách thức
Trong việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040, Nhà trường đã xác định các thách thức chính mà nhà trường gặp phải như sau:
26 Thứ nhất, Cạnh tranh trong giáo dục đại học ngày càng mạnh mẽ, giữa các trường đại học trong nước, giữa trường công – trường tư, giữa các trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là cạnh tranh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ hai, mục tiêu phát triển đòi hỏi nguồn tài chính lớn, trong khi tích lũy của phần lớn của các trường tự chủ đòi hỏi thời gian đủ dài, đồng thời, cơ chế chính sách cho phép các trường thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài chưa rõ ràng.
Thứ ba, khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng làm xuất hiện các hàng hóa, dịch vụ mới, các phương thức kinh doanh mới, đòi hỏi khả năng thay đổi và thích ứng của các trường đại học trong nội dung, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu.
Thứ tư, công tác kiểm định chất lượng, xếp hạng trường đại học trở thành xu thế và yêu cầu cao về nghiên cứu khoa học, tạo áp lực cho các trường trong quá trình quốc tế hoá.
3. Những điểm mạnh, cơ hội của Nhà trường và phương thức phát huy các điểm mạnh và cơ hội này
Trong việc xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2040, Nhà trường đã xác định các điểm mạnh và cơ hội của mà nhà trường như sau:
3.1. Cơ hội
Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng tăng quyền tự chủ cho các trường đại học, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Nhà trường;
Thứ hai, nền kinh tế mở cửa, xu hướng toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo cơ hội để trường đa dạng ngành đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa hệ thống quản trị;
Thứ ba, Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế năng động, thu hút đầu tư từ nước ngoài lớn, các trường đại học nước ngoài có nhu cầu cao trong hợp tác giáo dục đại học. Với thế mạnh về hợp tác sẵn có, danh tiếng trong nước, nguồn sinh viên chất lượng tốt, trường có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tiếp cận các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển;
Thứ tư, sự di chuyển mạnh mẽ của giảng viên và sinh viên trong khu vực và trên thế giới là cơ hội để trường thực hiện chiến lược quốc tế hóa và hướng tới chuẩn mực quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động hỗ trợ khác của trường;
Thứ năm, hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp phát triển theo chiều sâu do sự thay đổi nhận thức về giá trị và trách nhiệm của các bên, tạo thuận lợi cho trường mở rộng các mô hình hợp tác với doanh nghiệp.
3.2. Điểm mạnh:
Thứ nhất, Có thương hiệu Ngoại thương mạnh trong nước và quốc tế.
Thứ hai, văn hóa mở, năng động, có bản sắc riêng; tinh thần đổi mới sáng tạo được lan tỏa
27 Thứ ba, Lãnh đạo có quan điểm mở, quyết liệt trong đổi mới công tác quản trị đại học
Thứ tư, có kinh nghiệm trong thực hiện tự chủ đại học.
Thứ năm, đội ngũ nhân sự trẻ, có trình độ chuyên môn vững, nhiệt huyết, ngoại ngữ tốt;
Thứ sáu, hoạt động đào tạo được tổ chức theo nhiều mô hình đa dạng, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu xã hội cao và có tính quốc tế;
Thứ bảy, hoạt động khoa học công nghệ được chú trọng và đẩy mạnh bằng nhiều giải pháp đột phá trong thời gian gần đây. Nhận thức và năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, viên chức, người học đang tăng lên;
Thứ tám, người học có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, có trình độ ngoại ngữ tốt; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở mức cao. Mạng lưới cựu sinh viên thành công ở nhiều lĩnh vực và luôn sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng các hoạt động của Nhà trường;
Thứ chin, công tác đảm bảo chất lượng được chú trọng, đã hình thành văn hóa chất lượng;
Thứ mười, mạng lưới hợp tác trong nước và quốc tế rộng lớn; các mô hình hợp tác đa dạng, phù hợp với với bối cảnh và yêu cầu phát triển các mặt hoạt động của Nhà trường;
Thứ mười một, môi trường sư phạm kỷ cương, nghiêm túc; môi trường rèn luyện năng động, sáng tạo; hệ thống đoàn-hội-CLB hoạt động hiệu quả.
Để có thể hạn chế những thách thức và tận dụng các cơ hội và điểm mạnh của mình, trong giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn 2040, Nhà trường xác định các đột phá chiến lược như sau:
Tái cấu trúc trường và chuyển đổi số
- Tái cấu trúc trường và vận hành theo mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo 3 cấp có các trường thành viên, phân hiệu, viện, doanh nghiệp trực thuộc.
- Hiện đại hóa hệ thống quản trị, phân cấp quản lý và phát huy tự chủ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành
- Triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số và phát triển theo mô hình đại học số
- Mở rộng và khai thác hiệu quả khuôn viên; xây dựng thư viện số, không gian học tập và làm việc theo triết lý đào tạo và tinh thần đổi mới sáng tạo
- Đa dạng hóa và phát triển các nguồn thu, đảm bảo năng lực tài chính bền vững;
hình thành các dự án hợp tác, liên kết lớn để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài
28
Thu hút và phát triển nhân tài, quốc tế hóa nhân sự
- Đổi mới cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và chính sách đãi ngộ để thu hút và phát triển nhân tài
- Phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong một số lĩnh vực, triển khai các chức danh nghiên cứu mới.
- Quốc tế hóa đội ngũ nhân sự.
Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, tạo sự khác biệt
- Phát triển các ngành/chương trình đào tạo mới hướng tới sự xuất sắc thông qua khơi dậy năng lực cá nhân, hình thành hệ tư tưởng về đổi mới sáng tạo, tư duy mở, rèn luyện bản lĩnh và khả năng thích ứng, làm chủ hệ sinh thái của chính mình.
- Phát triển các chương trình vệ tinh và chương trình đào tạo ngắn hạn nhằm tăng tính mở, linh hoạt cho các chương trình đào tạo, tạo thêm giá trị và tăng khả năng thích ứng nhanh của người học.
- Cải tiến các điều kiện đảm bảo chất lượng, tăng cường kiểm định các chương trình đào tạo; tham gia xếp hạng trường trong các bảng xếp hạng quốc tế.
- Đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động khoa học công nghệ theo hướng tăng phân cấp, trao quyền tự chủ, đầu tư trọng điểm phát triển hướng nghiên cứu mũi nhọn.
- Phát triển hệ sinh thái mở trong đó khẳng định vai trò dẫn dắt trong một số lĩnh vực, môi trường đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp có tính quốc tế hóa cao theo hướng cá nhân hóa và tự chủ
- Phát triển thương hiệu và văn hoá Đại học Ngoại thương định hướng theo các giá trị cốt lõi của trường