1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam? Hãy đề xuất những giải pháp để nước ta có thể trở thành nhà xuất khẩu nông sản lớn theo hướng bền vững.

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam? Hãy đề xuất những giải pháp để nước ta có thể trở thành nhà xuất khẩu nông sản lớn theo hướng bền vững.
Chuyên ngành Nông nghiệp
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 33,82 KB

Nội dung

Tiểu luận Địa Lý Việt Nam: Chủ đề 3: Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển nông nghiệp Việt Nam? Hãy đề xuất những giải pháp để nước ta có thể trở thành nhà xuất khẩu nông sản lớn theo hướng bền vững.

Trang 1

Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng như nào tớ sự phát triển nông nghiệp ở Việt Nam? Hãy đề xuất những giải pháp để nước ta có thể trở thành nhà xuất khẩu nông sản lớn theo hướng bền vững

Mở đầu Nông nghiệp đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh tế và đời sống của Việt Nam Nông nghiệp cung cấp nguồn thực phẩm cho dân cư, đóng góp vào xuất khẩu, tạo ra thu nhập cho các hộ nông dân, giảm đói giảm nghèo, giảm bớt áp lực cho các khu công nghiệp và đô thị Các nhântố tự nhiên là tiền đề cơ bản của quá trình sản xuất nông nghiệp, nó trực tiếp quy định sự hình thành, quy mô, tính chất và phương hướng phát triển sản xuất Phát triển nông nghiệp phải dự vào những đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên từ đó có thể xác định được cơ cấu hợp lý, đảm bảo khai thác và phát huyh được nhưng tiềm năng, thế mạnh Do đó em chọn đề tài: “…” phân tích làm rõ các yếu tố tự nhiên để phát triển nền nông nghiệp

Nội Dung 1 Khái niệm về nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếuđể tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản

2 Vai trò của nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - Cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội Lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển củacon người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Điều đó do tác độngcủa các nhân tố: sự gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người

Thực tiễn lịch sử các nước trên thế giới đã chứng minh, chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn

- Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thịNông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triển công nghiệp và đô thị

Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt làcông nghiệp chế biến Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệpnâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường…

Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế trong đó có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản… trong đó thuế có vị trí rất quan trọng

Trang 2

- Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụNông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp.

Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với thị trường thế giới

- Tham gia vào xuất khẩuNông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn Các loại nông, lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so với các hàng hóa công nghiệp Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản

Tuy nhiên xuất khẩu nông, lâm thuỷ sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm xuống, trong lúc đó giá cả sản phẩm công nghiệp tăng lên, tỷ giá kéo khoảng cách giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghệ ngày càng mở rộng làm cho nôngnghiệp, nông thôn bị thua thiệt so với công nghiệp và đô thị

Gần đây một số nước đa dạng hoá sản xuất và xuất khẩu nhiều loại nông lâm thuỷ sản, nhằm đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước

- Bảo vệ môi trường Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền vững của môi trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh … làm ô nhiễm đất và nguồn nước Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp dễ gây ra xói mòn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng Vì thế cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi

trường 3 Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

- Địa hình có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi Địa hình thâp, bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác, áp dụng cơ giớihóa nông nghiệp, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành vùng chuyên canh sản xuất tập trung quy mô lớn Ngược lại, địa hình dốc, việc làm đất, làm thủy lợi đều gặp khó khan, tốn kém trong công tác xói mòn, rửa trôi… Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành sản xuất Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất Qũy đất cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu và sự phân bố, mức độ thâm canh và năng suất cây trồng

- Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm và các hiện tượng thời tiết đặc biệt có tác động tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ các biện pháp canh tác và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Biến đổi khí hậu cùng với sự tăng lên của nhiệt độ toàn cầu, gia tăng lên của các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán đã trở thành mối đe dọa thường xuyên đốivới sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp

- Thấy vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, tài nguyên nước chính là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở VN Với mạng lưới sông ngòi dày đặc và

Trang 3

nguồn ngước ngầm phong phú, nước ta có thể tận dụng để sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả

- Tài nguyên sinh vật của Việt Nam phong phú và đa dạng Đây là cơ sở để thuần dưỡng cây trồng và vật nuôi có chất lượng tốt Cac loại sinh vật này gồm động vật và thực vật sống ở đất liền, sông ngòi và biển Tài nguyên có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người Ngày nay với các tiến bộ của KHKT con người có thể lai tạo giữa các giống cây trồng vật nuôi, có khả năng thích nghi tốt nhưng năng suất thấp với các giống ngoại nhập có năng suất cao để tạo ra cácgiống mới, vừa có khả năng thích nghi tốt, vừa có năng suất cao

4 Thành tựu mà nền nông nghiệp đã đạt được 5 Thực trạng và hạn chế còn tồn đọng ở nền nông nghiệp 6 Giải pháp

Trước hết, nhằm bảo đảm các yêu cầu phát triển bền vững về mặt kinh tế, cần có

chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu thích hợp Từng bước giảm thiểuviệc bảo hộ đối với nông nghiệp, chuyển nguồn bảo hộ trực tiếp sang gián tiếp thôngqua việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật và đào tạo lao động nông nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực nông nghiệp

Tranh thủ cơ hội do mở cửa thị trường để nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản có lợi thế Nâng cao năng suất và chất lượng hàng nông sản xuất khẩu như thủy sản, gạo, cà-phê, điều, chè, rau quả, cao su Đa dạng hóa mặt hàng và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tăng cường công tác dự báo để định hướng cho hoạt động sản xuất, xuấtkhẩu nông sản Thực hiện hiệu quả Chương trình xúc tiến xuất khẩu trọng điểm để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân, từ điều tra, quy hoạch đến tổ chức sản xuất, tổ chức tiêu thụ

Thứ hai, để giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu nông sản và bảo vệ môi

trường, cần nâng cao nhận thức về môi trường đối với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế như các quy định tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về quy trình sản xuất thân thiện môi trường (PPM), các quy định và tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói, nhãn môi trường và nhãn sinh thái Hoàn thiện một số chính sáchmôi trường và xuất khẩu

Thứ ba, nhằm bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu và giải quyết các vấn

đề xã hội, cần xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích bình đẳng trong thương mại, trước hết là cơ chế chia sẻ lợi ích trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên Thiết lập hệ thống an sinh xã hội rộng khắpHỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu thu hút nhiều lao động như thủy sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ trong trường hợp có biến động xấu hạn chế xuất khẩu để người nông dân và người lao động vẫn có thu nhập,việc làm

Về bản chất, phát triển xuất khẩu nói chung và hàng hóa nông sản nói riêng theo hướng bền vững hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước mà Đảng ta đãchỉ ra là “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” Song, để thực hiện mục tiêu này, ngoài những nỗ lực, cố gắng thuộc về phía Nhà nước, cần phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng và toàn thể nông dân

7 Kêt luận

Trang 4

Trong thời gian qua nền nông nghiệp Việt Nam có một vai trò quan trọng góp phần tạo nên kinnh tế-xã hội môi trường của quốc gia Nó đã đạt được nhiều thành tựu

Ngày đăng: 19/09/2024, 02:22

w