1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chủ đề 3 ôn tập thơ 6 chữ 7 chữ t28 t418

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luyện Tập Đọc Hiểu Ngữ Liệu Mới - Thơ Sáu Chữ, Thơ Bảy Chữ
Tác giả Đỗ Trung Quân
Người hướng dẫn Phạm Thùy Hương, PTS
Trường học Trường THCS Chu Văn An
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Kế Hoạch Bài Dạy Bồi Dưỡng
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 55,35 KB

Nội dung

Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm: + Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xóa đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ trắng tinh:

Trang 1

Ngày soạn 30/9/2023

Ngày dạy

CHỦ ĐỀ 3: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ

Thời lượng: 14 tiết Tiết 28,29,30,31,32:

LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU NGỮ LIỆU MỚI– THƠ SÁU CHỮ, THƠ BẢY CHỮ

A Mục tiêu:

1 Năng lực:

- Hiểu và phân tích được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ởmỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc; ) và tình cảm, cảmhứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ

- Vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ kiến thức về được sắc tháinghĩa của từ ngữ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ để thực hành đọc hiểu các văn bản thơsáu chữ, bảy chữ ngoài SGK

- Góp phần phát triển các năng lực: tự học, giải quyết vấn đề

2 Phẩm chất:

Tình yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình và những người thân trong gia đình vàmọi người xung quanh

B Phương tiện và học liệu:

- Máy tính, máy chiếu

- Kế hoạch bài dạy, phiếu học tập, các văn bản truyện ngoài SGK

* Đặc điểm của thơ

- Thơ là tiếng nói, là tình cảm, là sự giãi bày thổ

lộ tâm tư của con người trước cuộc đời

- Thơ biểu hiện tình cảm cảm xúc bằng ngôn ngữ

cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh và nhạc điệu

* Một số yếu tố hình thức của thơ

- Dòng thơ: gồm các tiếng được sắp xếp thành

hàng; có thể giống hoặc khác nhau về độ dài,ngắn

Trang 2

thơ sáu chữ, bảy chữ.

4 Trình bày chiến lược đọc hiểu

văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ

5 Thế nào là sắc thái nghĩa của

từ? Có mấy sắc thái nghĩa chủ yếu

tâm về thể loại và những lưu ý về

sắc thái nghĩa của từ trong đọc

hiểu, viết, nói và nghe

- Vần thơ: là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản

của thơ dựa trên sự lặp lại phần vần và âm tiết

- Nhịp thơ: là những điểm ngắt hơi khi đọc một

dòng thơ

- Bố cục: là sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ

thơ tương ứng với một nội dung nhất định đểtạo thành bài thơ

- Mạch cảm xúc: là diễn biến dòng cảm xúc, tâm

trạng của tác giả trong bài thơ

- Cảm hứng chủ đạo: là trạng thái cảm xúc, tình

cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tácphẩm nhằm bộc lộ tư tưởng của tác giả

2 Thơ sáu chữ, bảy chữ:

- Thơ sáu chữ: là một thể thơ mỗi dòng sáu chữ.

Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2/2;3/3; 4/2; 4/2

- Thơ bảy chữ: là một thể thơ mỗi dòng bảy chữ.

Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 4/3hoặc 3/4

- Bài thơ sáu chữ, bảy chữ thường có nhiều vần.Vần thường là vần chân (chân liền hoặc châncách)

3 Kĩ năng đọc thơ sáu chữ, bảy chữ

- Đọc kỹ văn bản, xác định khổ thơ, vần thơ, nhịpthơ trong văn bản đó

- Xác định nhân vật trữ tình Bài thơ viết về ai vàviết về điều gì?

- Xác định bố cục, mạch cảm xúc, cảm hứng chủđạo của bài thơ

- Nhận biết, nêu tác dụng của những từ ngữ, hìnhảnh tiêu biểu trong bài thơ

- Vận dụng trải nghiệm trong cuộc sống để đọchiểu được nội dung, tư tưởng, thông điệp củabài thơ

Trang 3

- Kết nối ý nghĩa của văn bản để liên hệ với bảnthân và cuộc sống.

4 Sắc thái nghĩa của từ:

- Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơbản của từ ngữ Các sắc thái nghĩa chủ yếu của

từ ngữ gồm:

+ Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xóa đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xóa: trắng đều khắp trên diện rộng).

+ Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như

cha, mẹ, vợ,… thường có sắc thái thân mật; còn các từ Hán Việt đồng nghĩa như thân phụ, thân mẫu, phu nhân,… thường có sắc thái trang trọng.

- Trong nói (viết) cần lựa chọn các từ ngữ có sắcthái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giaotiếp

chéo phần trắc nghiệm; gọi HS

chiếu hoặc viết bảng các câu hỏi

phần tự luận, HS khác theo dõi đối

chiếu với bài làm để nhận xét, bổ

sung cho bạn

- GV nhận xét, chốt đáp án và lưu

ý kĩ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu

II Vận dụng đọc hiểu văn bản mở rộng

Trang 4

1 Bài tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

BÀI HỌC ĐẦU CHO CON – Đỗ Trung Quân Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương là cầu tre nhỏ

Quê hương là vàng hoa bí

Trang 5

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi.

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương có ai không nhớ…

(Tuyển tập thơ Quê hương, NXB Văn học, 2000)

Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A Thơ lục bát B Thơ sáu chữ

C Thơ bảy chữ D Thơ tự do

Câu 2 Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả

B Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

C Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

D Một cảm xúc, tâm sự, gửi gắm của tác giả

Câu 3 Tác giả đã sử dụng bao nhiêu hình ảnh để định nghĩa về quê hương?

A 10 B 11

C 12 D 13

Câu 4 Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ?

A So sánh, điệp ngữ, liệt kê B Ẩn dụ, nhân hoá, so sánh

C Điệp ngữ, so sánh, hoán dụ D Nói giảm nói tránh, liệt kê

Câu 5 Dòng nào sau đây không nhận xét đúng về các hình ảnh được tác giả sử dụngtrong bài thơ?

A Hình ảnh thân thuộc, giản dị, gắn bó với cuộc sống của con người

B Hình ảnh đầy màu sắc gợi lên sự tươi vui, bình yên của quê hương

C Hình ảnh chọn lọc tinh tế, tỉ mỉ, cầu kì để khắc họa vẻ đẹp của quê hương

D Hình ảnh vừa gần gũi với trẻ thơ lại giàu tính biểu tượng, cảm xúc

Câu 6 Từ ngữ chỉ màu sắc trong câu thơ “Màu hoa sen trắng tinh khôi” có sắc thái

biểu cảm như thế nào?

A Miêu tả màu trắng tinh khiết của những bông hoa sen

B Nhấn mạnh cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của quê hương

C Gợi hình ảnh quê hương quen thuộc, gần gũi, trong sáng, thuần khiết

Trang 6

D Thể hiện sự quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ

Câu 7 Hình ảnh mẹ và quê hương xuất hiện trong những câu thơ nào dưới đây?

A Quê hương là gì hở mẹ/Mẹ về nón lá nghiêng che

B Mẹ về nón lá nghiêng che/Quê hương là vòng tay ấm

C Quê hương là gì hở mẹ/ Như là chỉ một mẹ thôi

D Quê hương mỗi người có một/Như là chỉ một mẹ thôi

Câu 8 Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

A Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi nhớ đến quê hương

B Niềm tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp giản dị, bình yên của quê hương

C Tình yêu thương và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với quê hương

D Nỗi nhớ thương sâu sắc của nhà thơ về mẹ và quê hương

Câu 9 Em có đồng ý với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ “Quê hương mỗingười chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi” không? Vì sao?

Câu 10 Nếu được chọn một hình ảnh để định nghĩa về quê hương mình thì em sẽ chọnhình ảnh nào? Hãy giới thiệu về hình ảnh đó và cho biết lí do khiến em muốn lựa chọnhình ảnh đó (trả lời trong khoảng 10 12 dòng)  12 dòng)

- HS có thể đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của tác giả trong hai câu thơ

- Đưa ra được những lí giải phù hợp và thuyết phục Ví dụ:

+ Đồng ý với quan niệm của tác giả là “mỗi người chỉ có một” quê hương bởi quêhương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi ta được sống trong tình yêu thương của nhữngngười thân trong gia đình, gắn bó với những kỉ niệm thời thơ ấu Dẫu cho cuộc đời ta

sẽ đi qua nhiều nơi khác, có thể sinh sống và gắn bó với mảnh đất khác, sẽ có thêmnhững quê hương khác nữa Nhưng, “quê hương” – cội nguồn của ta thì chỉ có một.+ Không đồng ý với quan niệm của tác giả là “mỗi người chỉ có một” quê hương, bởitrong cuộc đời mỗi con người, ta có thể sinh ra ở một nơi, lớn lên ở một nơi, sinh sống,lập nghiệp và lập gia đình ở một nơi khác nhau Nơi nào ta cũng có những yêu thương,những gắn bó và kí ức đẹp đẽ Và đó, đều có thể trở thành “quê hương” của ta, như

nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”, “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”.

Câu 10

Trang 7

- HS chọn và giới thiệu được một hình ảnh định nghĩa về quê hương phù hợp.

- Trình bày lí do khiến em lựa chọn hình ảnh đó để định nghĩa về quê hương:

Ví dụ:

+ Hình ảnh đó là biểu tượng của thiên nhiên, con người ở quê hương em

+ Hình ảnh đó gắn bó với đời sống tinh thần, hoặc lao động sản xuất ở quê hương em.+ Hình ảnh đó gắn với những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của em bên gia đình, bạn bè, làngxóm,…

2 Bài tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

NHỚ HUẾ QUÊ TÔI – Thanh Tịnh

Sông núi vươn dài tiếp núi sông

Cò bay thẳng cánh nối đồng không

Có người bảo Huế xa, xa lắm Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng Mười một năm trời mang Huế theo Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo Giọng hò mái đẩy vờn mây núi Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo

Tôi gặp bao người xứ Huế xa Đèn khuya thức mãi chí xông pha

Mở đường giải phóng về quê mẹ Dựng khắp non sông bóng xóm nhà

Có bao người Huế không về nữa Gửi đá ven rừng chép chiến công

Có mồ liệt sĩ nâng lòng đất Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng

Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành Bao lần máu đỏ nhuộm đồng xanh

Cờ sao ngày ấy buồn cung cấm Sông nước xôn xao núi chuyển mình Bao độ thu về, thu lại qua

Huế tôi thăm thẳm nhớ con xa

Trang 8

Mỗi lần phượng nở rung màu đỏ Càng giục canh sương rộn tiếng gà.

Hà Nội, thu, năm 1936Nguồn: Thanh Tịnh, Thơ ca, NXB Quân đội nhân dân, 1980

Câu 1 Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A Thơ lục bát B Thơ sáu chữ

C Thơ bảy chữ D Thơ tự do

Câu 2 Các dòng thơ được ngắt nhịp nào là chủ yếu?

A 3/4 B 4/3

C 2/2/3 D 1/3/3

Câu 3 Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?

A Bài thơ chia làm hai phần: hai khổ thơ đầu là khơi nguồn nỗi nhớ quê hương xứHuế; bốn khổ thơ tiếp là cảm xúc của tác giả trước những hi sinh, mất mát của conngười xứ Huế

B Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là khơi nguồn nỗi nhớ quê hương xứ Huế;bốn khổ tiếp theo là hình ảnh quê hương trong những năm tháng chiến tranh; khổ cuối

là tình cảm gắn bó của quê hương và con người xứ Huế

C Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là khơi nguồn nỗi nhớ quê hương xứHuế; ba khổ thơ tiếp là cảm xúc của tác giả trước những hi sinh, mất mát của conngười xứ Huế; khổ cuối là tình cảm gắn bó của quê hương và con người xứ Huế

D Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là khơi nguồn nỗi nhớ quê hương xứHuế; hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người xứ Huế trong những năm tháng chiếntranh; hai khổ cuối là tình cảm gắn bó của quê hương và con người xứ Huế

Câu 4 Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê hương trong nỗi nhớ của tác giả

ở khổ thơ thứ 2?

A Đèo cao, giọng hò mái đẩy, sông Hương

B Nắng tắt, đèo cao, mây núi

C Mây núi, sông Hương, giọng hò mái đẩy

D Bóng cheo leo, sông Hương, đỉnh đèo

Câu 5 Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Cờ sao ngày ấy buồn cung cấm/ Sông nước xôn xao núi chuyển mình”?

A So sánh B Nhân hoá

C Điệp ngữ D Nói giảm nói tránh

Câu 6 Các từ Hán Việt “cổ thành”, “cung cấm” trong khổ thơ thứ 5 có sắc thái biểucảm nào?

Trang 9

A Day dứt, trăn trở B Thân mật, suồng sã

A Nhớ thương và xót xa B Tự hào và yêu quý

C Yêu thương và tự hào D Trân trọng và yêu quý

Câu 9 Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện nỗi nhớ với quêhương xứ Huế? Em có cảm nhận gì về những chi tiết, hình ảnh này?

Câu 10 Viết đoạn văn khoảng (7 – 10 dòng) nêu nhân xét của em về tâm trạng, cảmxúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ

- Học sinh nêu cảm nhận riêng của bản thân về những hình ảnh, chi tiết tác giả sử dụng

để thể hiện nỗi nhớ với xứ Huế Ví dụ:

+ Quê hương với những hình ảnh thân thuộc nhất

+ Quê hương luôn ở trong tâm trí, ngay trong “lòng” người con xứ Huế dù có xa cách

về thời gian và không gian

+ Hình ảnh xứ Huế mơ mộng, lãng mạn, cố kính nhưng cũng đầy đau thương trongnhững năm tháng chiến tranh

Trang 10

 Qua đó thấy được tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng và nỗi xót xa của nhàthơ trước những đau thương, mất mát của quê hương mình.

Câu 10

- Học sinh viết đoạn văn đảm bảo về hình thức và dung lượng

- Nêu được nhận xét về tâm trạng của tác giả:

+ Nỗi nhớ thương luôn thường trực với quê hương

+ Xót xa khi chứng kiến những người con của xứ Huế phải hi sinh nơi chiến đầy máuđỏ

+ Mong được trở về quê hương, đồng cảm với nỗi nhớ thương của quê hương dànhcho chính những người con của mình

3 Bài tập 3:

a Trường hợp nào sau đây thể hiện sự lạm dụng từ Hán Việt?

1 Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa

2 Kì thi này con đạt loại giỏi Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứngđáng!

3 Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Loan – thân mẫu chủ tịch Hồ Chí Minh

4 Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân

b Xác định và cho biết tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau trong việc thể hiệntâm trạng của tác giả:

Chú bé loắt choắtCái xắc xinh xinhCái chân thoăn thoắtCái đầu nghênh nghênh (Lượm – Tố Hữu)

* Dự kiến sản phẩm:

a Câu 2 thể hiện sự lạm dụng từ Hán Việt: Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phầnthưởng xứng đáng!

b

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

- Tác dụng: Các từ láy giúp tác giả khắc họa được những ấn tượng đặc biệt, cảm xúcyêu mến của tác giả dành cho bé Lượm – một chú bé liên lạc nhỏ bé, ngộ nghĩnh,đáng yêu, nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời, vui vẻ, lạc quan,…

*HDTH: Tìm đọc các văn bản thơ sáu chữ, bảy chữ và ghi chép nội dung đọc hiểuvào sổ tay văn học

Trang 11

- Củng cố kiến thức đã học về sắc thái nghĩa của từ và việc lựa chọn từ ngữ

- Giải các bài tập liên quan đến sắc thái nghĩa của từ và việc lựa chọn từ ngữ

2 Năng lực

- Năng lực đặc thù: Nhận diện và phân loại được sắc thái nghĩa của từ

- Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, giao tiếp tiếng Việt, sáng tạo, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ

3 Phẩm chất:

- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Có ý thức vận dụng kiến thức để nâng cao hiệu quả giao tiếp

Trang 12

So sánh sắc thái nghĩa của các từ được in

đậm trong các cặp câu dưới đây.

Nhóm 1:

a) Những khuôn mặt trắng bệch, những

bước chân nặng như đeo đá

b) Bông hoa huệ trắng muốt.

c) Đàn cò trắng phau.

d) Hoa ban nở trắng xóa núi rừng.

Nhóm 2:

a ngắn và cụt lủn

b cao và lêu nghêu

c lên tiếng và cao giọng

d chậm rãi và chậm chạp

- Nhiệm vụ 2: Từ các ví dụ trên, em hiểu

thế nào là sắc thái nghĩa của từ? Cách

phân loại sắc thái nghĩa của từ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả trong buổi học

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết

trắng phau: trắng hoàn toàn, không có lấy

một vết nào của màu khác

trắng xóa: Trắng trên một diện tích rộng,

+ Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như

trắng tinh, trắng xóa đều chỉ màu trắng

nhưng được phân biệt với nhau nhờ cácyếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần mộtmàu, gây cảm giác rất sạch; trắng xóa:trắng đều khắp trên một diện rộng)

+ Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuầnViệt như cha, mẹ, vợ,… thường có sắc tháithân mật; còn các từ Hán Việt đồng nghĩanhư thân phụ, thân mẫu, phu nhân,…thường có sắc thái trang trọng

Trang 13

làm lóa mắt.

Nhóm 2:

a ngắn chỉ tính chất trung tính nhưng cụt

lủn có sắc thái châm biếm

b cao chỉ mang sắc thái trung tính còn

lêu nghêu mang sắc thái nghĩa chê bai

c lên tiếng chỉ mang sắc thái trung tính

còn cao giọng mang sắc thái mỉa mai

d chậm rãi chỉ mang sắc thái tích cực còn

chậm chạp mang sắc thái tiêu cực

Nhiệm vụ 2:

Kết luận:

a Khái niệm:

Sắc thái nghĩa của từ ngữ là nghĩa bổ

sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ

b Phân loại:

+ Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như

trắng tinh, trắng xóa đều chỉ màu trắng

nhưng được phân biệt với nhau nhờ các

yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần

một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng

xóa: trắng đều khắp trên một diện rộng)

+ Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần

Việt như cha, mẹ, vợ,… thường có sắc

thái thân mật; còn các từ Hán Việt đồng

nghĩa như thân phụ, thân mẫu, phu nhân,

…thường có sắc thái trang trọng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra yêu cầu / nhiệm vụ:

Bài 1: Hãy trình bày những hiểu biết của

em về sắc thái nghĩa của từ ngữ (khái

niệm, phân loại, cách dùng, ví dụ,…)

Bài 2: Quan sát các từ ngữ trong những

cặp sau: ăn – xơi, trắng tinh – trắng hếu,

vàng – vàng vọt, người lính – tên lính

Em thấy giữa các từ ngữ trong mỗi cặp có

II THỰC HÀNH Bài 1:

- Sắc thái nghĩa của từ ngữ là phần nghĩa

bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ,cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đốivới đối tượng được nói đến

- Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật – suồng sã, tích cực – tiêu cực, tốt nghĩa – xấu nghĩa,

Trang 14

sự tương đồng hay khác biệt về sắc thái

nghĩa? Hãy chỉ rõ điều đó

Bài 3: Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ

ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác

nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:

a ngắn – cụt lủn

b cao – lêu nghêu

Bài 4: Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả, đưa ra kết

luận

- HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét, kết luận

- Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ

có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy đượchiệu quả biểu đạt

- Ví dụ: “lâm chung” có sắc thái trang trọng, còn “sắp chết” có sắc thái bình thường, đôi khi là khinh mạt nếu dùng với người

- “Vàng” có sắc thái trung tính nhưng

“vàng vọt” có sắc thái nghĩa tiêu cực

- “Người lính” có sắc thái tôn trọng nhưng

“tên lính” có sắc thái coi thường, khinh rẻ

Bài 3:

a) “Ngắn” có sắc thái nghĩa trung tính còn

“cụt lủn” có sắc thái nghĩa suồng sã, khẩu ngữ, chê bai

Ví dụ:

- Đó là một câu trả lời ngắn nhưng đủ ý

- Đó là một câu trả lời cụt lủn không thể chấp nhận

b) “Cao” có sắc thái nghĩa trung tính còn

“lêu nghêu” có sắc thái nghĩa chê bai (cao nhưng không đẹp)

Ví dụ:

- Anh ta là một người cao

- Anh ta cao lêu nghêu, điều đó khiến cho anh ta mất điểm trong mắt mọi người

Bài 4:

a) “Lên tiếng” mang sắc thái nghĩa trang

Ngày đăng: 01/07/2024, 09:58

w