PHẦN I: MỞ ĐẦU Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” . Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!” Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ... Hiện nay, môi trường sống trên trái đất đang bị ô nhiễm trầm trọng. Điều đó trở thành mối lo lắng chung cho các quốc gia vì ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống con người và làm biến đổi đặc điểm sinh thái trái đất. Đất đai cũng bị nhiều bãi rác khổng lồ lấn chiếm. Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu bị lạm dụng khiến đất ngày càng trở nên bạc màu, mặn hóa, phèn hóa. Những khu rừng bị chặt phá hoặc khai thác bừa bãi đã khiến cho lượng đất trống đồi núi trọc tăng cao gây hậu quả khôn lường. Rác thải, chất thải đang gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ độc hại . Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng hiện nay đã lên tới mức báo động, trở thành hiểm họa chung cho toàn cầu. PHẦN II: Chính Sách Và Thực Trạng Môi Trường Đất Ở Việt Nam 1. CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI Chính sách pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung mới so với Luật Đất đai năm 2003 về: xác định loại đất; cụ thể hóa các quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; bổ sung những nội dung chính trong việc điều tra cơ bản, đánh giá về tài nguyên đất đai để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội; quy định cụ thể rõ ràng chi tiết từ các nguyên tắc đến nội dung và mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch; đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi; bảo đảm quyền lợi về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đảm bảo quyền và lợi ích của những người sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; rõ ràng, minh bạch về tài chính đất đai; mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất phù hợp với từng hình thức như giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất,…Ngay sau khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua, Bộ TN&MT đã tích cực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, thi hành luật và lần đầu tiên có một dự án luật mà văn bản quy định chi tiết, thi hành luật được ban hành để có hiệu lực đồng thời cùng với thời điểm có hiệu lực của Luật. 2.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33triệu hecta, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 hecta, đứng thứ 159 thế giới, bao gồm: Đất feralit khoảng hơn 16triệu hecta Đất phù sa ( Alluvial soil ) khoảng hơn 3triệu hecta Đất sám bạc màu ( Grey exhausted soil ) hơn 3triệu hecta Đất mùn vàng đỏ hơn 3triệu hecta Đất mặn ( saline soil ) khoảng 1,9 triệu hecta Đất phèn ( acid sulphate soil ) khoảng 1,7 triệu hecta Tổng số có hơn 13triệu hecta đất trống đồi trọc Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta, trong đó gần 7triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại là dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm đất va những ảnh hường to lớn do ô nhiễm đất đem lại. Thông thống kê thì đất nước ta có những dấu hiệu ô nhiễm trong những năm gần đây và tình trạng này ngày càng nghiêm trọng khi có nhiều vụ việc về ô nhiễm tại các khu vực khác nhau. Ví dụ như trường hợp ô nhiễm đất ở Thái Nguyên và Lâm Đồng. Tại Thái Nguyên, trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)…Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực. Còn tại tỉnh Lâm Đồng, qua quá trình quan trắc năm 2009, xác định thành phần và tính chất của đất chủ yếu là thành phần cơ giới, tỉ trọng, pH, EC, P2O5, K2O, tổng Nitơ, tổng hữu cơ, K+, Na+ , Asen v.v.. Kết quả thu được là độ pH đều có giá trị từ 3,8 – 7,6; do đó đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm. Giá trih pH ở đây chủ yếu bị ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp, hầu hết các thành phần cơ giới đất trên địa bàn tỉnh là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao. Các thành phần còn gồm: 19,5 – 35,4% (hạt sét), 10,9 – 21,9% (hạt bụi), 3,3 – 19,4% (hạt cát) và 0 – 8,6% (hạt sạn sỏi), tại vị trí quan trắc như khu vực đồng bằng huyện Cát Tiên có tỷ trọng cao nhất trung bình 2,7g/cm3 . Những vị trí quan trắc đất còn lại là những khu vực đất dốc đồi núi có giá trị tỉ trọng thấp chủ yếu là đất trong KCN và các vị trí quan trắc thuộc khu trồng cây công nghiệp như chè, cà phê. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. PHẦN III: Thực trạng chính sách môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc 1.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VĨNH PHÚC Từ năm 2011 trở về trước, mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường đất nói riêng và quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc nói chung được thực hiện theo quy hoạch cũ, trong đó bao gồm 17 điểm quan trắc, phân bổ trên địa bàn 9 huyện, thành thị. Từ năm 2012, theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 13 điểm quan trắc chất lượng đất, đây là những vị trí mang tính chất đặc trưng, điển hình cho khu vực, tập trung chủ yếu vào những khu vực đất trồng rau màu, trồng lúa. 2.CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI ĐẤT Tại Vĩnh Phúc thì nguồn gốc gây suy thoái chất lượng môi trường đất chủ yếu do nguồn gốc nhân tạo. 2.2 Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp Diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 70% diện tích đất toàn tỉnh, chính vì vậy tác động lớn nhất đến môi trường đất chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi... Trong giai đoạn 2011-2014, diện tích các loại cây trồng có nhiều thay đổi như diện tích các loại cây lương thực có hạt từ 76,2 nghìn ha (2011) xuống còn 73,7 nghìn ha (2014), diện tích một số loại cây hàng năm như mía từ 131 ha (2011) lên 218,9 ha (2014), rau đậu các loại, hoa, cây cảnh từ 7.448,6 ha (2011) lên 9209,0 ha (2014), …. Việc phát triển các loại cây trồng và tăng năng suất các sản phẩm về nông nghiệp sẽ gia tăng việc sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV. Theo số liệu điều tra tại huyện Vĩnh Tường về tình hình sử dụng phân bón cho thấy năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2013 là 277.983.650 kg/năm, năm 2014: 397.249.930 kgk/năm, năm 2015: 442.873.300 kg/năm. * Ô nhiễm do phân bón - Phân vô cơ: Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O). Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất bởi tồn dư của nó ttrong đất. Khi bón N, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân được bón vào đất. Còn lại, ngoài phần bị rửa trôi, phần còn lại trong đất sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất. Khi bón N vào đất thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH4 và NO3 - , cây trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong cây sẽ tồn lưu cao NO3 - trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3 - dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực tiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Theo mức cho phép của WHO, nước ngầm chứa lượng NO3 - > 45 mg/l sẽ không thể dùng làm nước uống. Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại HNO3. Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân: Phân super lân thường có 5% axít tự do (H2SO4), làm đất chua. Phân lân còn chứa một lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong đất. Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối gốc axít (NH4SO4, KCl, K2SO4, KNO3…), do đó khi bón vào đất cũng sẽ góp phần làm cho đất chua. - Phân hữu cơ: Thông thường phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ, thành phần tuỳ thuộc vào nguồn chế biến. Nguồn phân hữu cơ gây ô nhiễm đất có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến. Các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà…) hầu như được nuôi từ thức ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước, vì trong thành phần của nó có nhiều kim loại nặng như Cu, Zn, Fe, Mn, Co,…. Hàm lượng kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H2S, CH4, CO2. * Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật Theo số liệu của Chi cục BVTV thì hàng năm ngành nông nghiệp của tỉnh sử dụng khoảng từ 70-80 tấn thuốc BVTV. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng trong nông nghiệp gồm: thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng… tất cả các loại thuốc trên đều là các chất hoá học hữu cơ hay vô cơ rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng. Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là chất độc cho các động vật và con người. Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm nhập vào thành phần cây, nhất là tích luỹ ở các bộ phận của cây, con người sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái. Sau khi xâm nhập vào môi trường và tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong môi trường đất. Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó. Ví dụ như DDT sau một thời gian sử dụng có tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần. Thuốc trừ sâu Aldrin tồn tại lâu dài trong đất bị phân thành Dieldrin, mà tính chất của nó độc nhiều lần so với Aldrin. Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg. Một số loại thuốc bệnh như: CuSO4, Zineb, Macozeb… chứa các kim loại nặng như Zn, Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu trong đất. Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường đất làm cho cơ lý hoá tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân bón hoá học. Nhưng khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũng đồng thời tiêu diệt nhiều vi sinh vật có ích làm các hoạt tính sinh học của đất bị giảm. Lượng bao bì thuốc BVTV cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất khu không được thu gom, xử lý. Hàng năm trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 7 – 8 tấn vỏ bao bì thuốc BVTV. Hiện mới chỉ có một số địa phương có hệ thống thu gom (12 xã), còn hầu như các địa phương khác chưa được thu gom, nhiều nơi, người dân vẫn bỏ luôn tại đồng ruộng. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn hiện tượng ô nhiễm do thuốc BVTV tồn lưu từ thời bao cấp để lại. Hiện đã thống kê đươc 341 điểm tồn lưu thuốc BVTV, trong đó chia làm 3 mức độ ô nhiễm: - 65 điểm chứa ở mức ưu tiên cao nhất: Đây là các khu vực có các điểm lưu chứa thời bao cấp hiện đang có các biểu hiện ô nhiễm cao do thuốc BVTV tồn lưu tại các nền kho hoặc nơi trước đây có chôn hóa chất BVTV. Hiện nay vẫn đang thấy có các biểu hiện ô nhiễm; - 41 điểm ở mức ưu tiên cao: Đây là các kho có biểu hiện ô nhiễm do thuốc BVTV nhưng chưa có các thông tin chính xác về tình trạng ô nhiễm; - 235 điểm chứa ở mức độ ưu tiên trung bình: Đây là các kho chứa cho đến thời điểm hiện nay chưa phát hiện được các dấu hiệu ô nhiễm của hóa chất BVTV. Đa số nền kho đã bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng của địa phương, hoặc người dân đã bốc, chuyển đất nền đất đi nơi khác khi đến ở hoặc xây dựng công trình tại đây. Các loại hóa chất BVTV tồn lưu này khá bền vững, rất khó phân hủy, khả năng di chuyển xa theo dòng chảy hoặc nước ngầm gây ảnh hưởng đất chất lượng môi trường đất. * Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi Chất thải trong hoạt động chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa... Ngành y tế đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Tính đến hết năm 2014, Vĩnh Phúc có số đàn trâu 20,47 nghìn con, số đàn bò 99,31 nghìn con, số đàn lợn 509,5 nghìn con, số đàn gia cầm 7.917,9 nghìn con. Với lượng chất thải bao gồm phân và thức ăn thừa hoặc rơi vãi thì 1 con trâu (bò) khoảng 10 kg/ngày, 1 con lợn khoảng 3 kg/ngày, gia cầm (gà, vịt) khoảng 0,1 kg/ngày, lượng phát sinh chất thải rắn trong chăn nuôi khoảng 3.700 tấn/ngày (tương đương 1.332.000 tấn/năm). Mặc dù hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò, lợn đều có hệ thống xử lý chất thải theo mô hình Biogas, tuy nhiên biện pháp này không thể giải quyết triệt để nguồn ô nhiễm, nên môi trường không khí, môi trường nước xung quanh các khu trang trại và khu vực gia đình có chăn nuôi bị ô nhiễm , dẫn đến môi trường đất cũng bị ô nhiễm 2.3 Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất công nghiệp và đô thị Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tăng dần theo các năm, năm 2010 là 1.846 doanh nghiệp, đến năm 2014 đã lên đến 3.120 doanh nghiệp. Có thể thấy chủ trương thu hút đầu tư của Tỉnh có hiệu quả, kinh tế phát triển đi kèm với dân cư cũng đông đúc hơn. Dân số trung bình năm 2010 là 1.008.337 người tăng lên 1.041.936 người vào năm 2014. Do đó lượng phát thải công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt cũng tăng theo, điều này gây ra áp lực lớn cho môi trường đặc biệt là môi trường đất nơi chứa đựng tất cả lượng chất thải rắn từ sinh hoạt cho tới sản xuất. * Chất thải sinh hoạt Hàng ngày, từ sinh hoạt, con người thải vào môi trường đất một lượng đáng kể chất thải rắn và chất thải lỏng. Về chất thải lỏng: Trung bình người dân mỗi ngày sử dụng một lượng nước cấp khoảng 100-150 lít, và thải ra môi trường lượng nước thải khoảng 80% lượng nước sử dụng. Lượng nước thải này không được xử lý là nguồn gây ô nhiễm đất với các thành phần chất hữu cơ như BOD5, COD, NH4 + , … Về chất thải rắn: Trung bình mỗi người một ngày thải ra một lượng chất thải rắn từ 0,4 đến 0,8 kg, khối lượng này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng khu vực. Trong rác và chất thải rắn sinh hoạt có thực phẩm, lá cây, các loại bao bì, phân người và súc vật v.v… hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao. Nếu không xử lý tốt thì chúng vẫn được tồn lưu trong môi trường nước và đất, và đó là môi trường cho các loài vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gày bệnh phát triển. * Chất thải công nghiệp Đến năm 2014, tổng lượng CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh vào khoảng 230 tấn/ngày (khoảng 84.000 tấn/năm, trong đó CTNH vào khoảng 13.000 tấn/năm) và đến năm 2015 lượng CTR công nghiệp tăng lên 590 tấn/ngày (215.000 tấn/năm, trong đó CTNH vào khoảng 32.000 tấn/năm). Lượng CTR này đặc biệt là CTNH nếu không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường đất nơi chứa đựng một phần lượng CTR công nghiệp này. * Chất thải y tế Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác. Lượng CTR y tế phát sinh trung bình vào khoảng 1,0 -1,5 kg/giường bệnh/ngày. Theo đó, ước tính tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh năm 2014 trên địa bàn tỉnh vào khoảng 4 tấn/ngày tương đương với 1.460 tấn/năm, trong đó, CTR y tế nguy hại vào khoảng 290 tấn/năm (chưa tính lượng CTR y tế phát sinh từ các phòng khám tư nhân). Các loại chất thải này nếu không được phân loại, xử lý triệt để sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
Trang 1TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở
TỈNH VĨNH PHÚC
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gianthì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đaitừ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người,tức cũng là sản phẩm của của xã hội
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng làyếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinhvật khác trên trái đất Các Mác viết:
“Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người,là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tưliệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”
Bởi vậy, nếu không có đất đaithì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hànhsản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngàynay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biếnđất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của mộtquốc gia Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam có ghi:
“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuấtđặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bànphân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninhquốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xươngmáu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nócòn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh củaquốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đất đaicòn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhàđất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng quacác thế hệ
Hiện nay, môi trường sống trên trái đất đang bị ô nhiễm trầm trọng Điều đótrở thành mối lo lắng chung cho các quốc gia vì ô nhiễm môi trường làm giảmchất lượng sống con người và làm biến đổi đặc điểm sinh thái trái đất
Đất đaicũng bị nhiều bãi rác khổng lồ lấn chiếm Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâubị lạm dụng khiến đất ngày càng trở nên bạc màu, mặn hóa, phèn hóa
Trang 3Những khu rừng bị chặt phá hoặc khai thác bừa bãi đã khiến cho lượng đấttrống đồi núi trọc tăng cao gây hậu quả khôn lường Rác thải, chất thải đanggia tăng cả về số lượng lẫn mức độ độc hại
.Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môitrường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng hiện nay đã lên tới mứcbáo động, trở thành hiểm họa chung cho toàn cầu
PHẦN II: Chính Sách Và Thực Trạng Môi Trường Đất Ở Việt Nam
1 CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
Chính sách pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về đất đai, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc của các tổ chức,
cá nhân và doanh nghiệp Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều nội dung mới so với
Luật Đất đai năm 2003 về: xác định loại đất; cụ thể hóa các quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai; bổ sung những nội dung chính trong việc điều tra cơ bản, đánh giá về tài nguyên đất đai để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội; quy định cụ thể rõ ràng chi tiết từ các nguyên tắc đến nội dungvà mở rộng dân chủ, công khai trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch; đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất và điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư; thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cáchcông khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi; bảo đảm quyền lợivề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đảm bảo quyền và lợi ích của những người sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; rõ ràng, minh bạch về tài chính đất đai; mở rộngthời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đápứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình và tổ chức sử dụng đất phù hợp với từng hình thức như giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất,…Ngay sau khi Luật Đất đai được Quốc hội thông qua, Bộ TN&MT đã tích cực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, thi hành luật và lần đầu tiên có
Trang 4một dự án luật mà văn bản quy định chi tiết, thi hành luật được ban hành để có hiệu lực đồng thời cùng với thời điểm có hiệu lực của Luật.
2.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33triệu hecta, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 hecta, đứng thứ 159 thế giới, bao gồm:
Đất feralit khoảng hơn 16triệu hectaĐất phù sa ( Alluvial soil ) khoảng hơn 3triệu hectaĐất sám bạc màu ( Grey exhausted soil ) hơn 3triệu hectaĐất mùn vàng đỏ hơn 3triệu hecta
Đất mặn ( saline soil ) khoảng 1,9 triệu hectaĐất phèn ( acid sulphate soil ) khoảng 1,7 triệu hectaTổng số có hơn 13triệu hecta đất trống đồi trọcTổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta, trong đó gần 7triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại là dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm đất va những ảnh hường to lớn do ô nhiễm đất đem lại
Thông thống kê thì đất nước ta có những dấu hiệu ô nhiễm trong những năm gần đây và tình trạng này ngày càng nghiêm trọng khi có nhiều vụ việc về ô nhiễm tại các khu vực khác nhau Ví dụ như trường hợp ô nhiễm đất ở Thái Nguyên và Lâm Đồng
Tại Thái Nguyên, trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối
Trang 5lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hìnhlà các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3đất đá thải/năm)…Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu,đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đềubị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.
Còn tại tỉnh Lâm Đồng, qua quá trình quan trắc năm 2009, xác định thành phầnvà tính chất của đất chủ yếu là thành phần cơ giới, tỉ trọng, pH, EC, P2O5, K2O, tổng Nitơ, tổng hữu cơ, K+, Na+ , Asen v.v Kết quả thu được là độ pH đều có giá trị từ 3,8 – 7,6; do đó đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm Giá trih pH ở đây chủ yếu bị ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón trongnông nghiệp, hầu hết các thành phần cơ giới đất trên địa bàn tỉnh là đất sét có tỉlệ phần trăm khá cao Các thành phần còn gồm: 19,5 – 35,4% (hạt sét), 10,9 – 21,9% (hạt bụi), 3,3 – 19,4% (hạt cát) và 0 – 8,6% (hạt sạn sỏi), tại vị trí quan trắc như khu vực đồng bằng huyện Cát Tiên có tỷ trọng cao nhất trung bình 2,7g/cm3 Những vị trí quan trắc đất còn lại là những khu vực đất dốc đồi núi có giá trị tỉ trọng thấp chủ yếu là đất trong KCN và các vị trí quan trắc thuộc khu trồng cây công nghiệp như chè, cà phê Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân
PHẦN III: Thực trạng chính sách môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc
1 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở VĨNH PHÚC
Từ năm 2011 trở về trước, mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường đất nói riêng và quan trắc môi trường tỉnh Vĩnh Phúc nói chung được thực hiện theo quy hoạch cũ, trong đó bao gồm 17 điểm quan trắc, phân bổ trên địa bàn 9 huyện, thành thị Từ năm 2012, theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 13 điểm quan trắc chất lượng đất, đây là những vị trí mang tính chất đặc trưng, điển hình cho khu vực, tập trung chủ yếu vào những khu vực đất trồng
Trang 6rau màu, trồng lúa
2 CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI ĐẤT
Tại Vĩnh Phúc thì nguồn gốc gây suy thoái chất lượng môi trường đất chủ yếu do nguồn gốc nhân tạo
2.2 Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp chiếm 70% diện tích đất toàn tỉnh, chính vì vậy tác động lớn nhất đến môi trường đất chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăn nuôi Trong giai đoạn 2011-2014, diện tích các loại cây trồng có nhiều thay đổi như diện tích các loại cây lương thực có hạt từ 76,2 nghìn ha (2011) xuống còn 73,7 nghìn ha (2014), diện tích một số loại cây hàng năm như mía từ 131 ha (2011) lên 218,9 ha (2014), rau đậu các loại, hoa, cây cảnh từ 7.448,6 ha (2011) lên 9209,0 ha (2014), … Việc phát triển các loại cây trồng và tăng năng suất các sản phẩm về nông nghiệp sẽ gia tăng việc sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV Theo số liệu điều tra tại huyện Vĩnh Tường về tình hình sử dụng phân bón cho thấy năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: năm 2013 là 277.983.650 kg/năm, năm 2014: 397.249.930 kgk/năm, năm 2015: 442.873.300 kg/năm
* Ô nhiễm do phân bón
- Phân vô cơ: Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) Nhưng trong cácloại phân vô cơ, đáng chú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho năng suất cây trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất bởi tồn dư của nó ttrong đất Khi bón N, cây sử dụng tối đa 30% lượng phân được bón vào đất Còn lại, ngoài phần bị rửa trôi, phần còn lại trong đất sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất Khi bón N vào đất thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH4 và NO3 - , cây trồng hấp thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong cây sẽ tồn lưucao NO3 - trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3 - dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặctrực tiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm Theo mức cho phép của WHO, nước ngầm chứa lượng NO3 - > 45 mg/l sẽ không thể dùng làm nước uống Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại HNO3 Một số phân bón hoá học khác gây
Trang 7ô nhiễm môi trường đất như phân lân: Phân super lân thường có 5% axít tự do (H2SO4), làm đất chua Phân lân còn chứa một lượng các kim loại nặng khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong đất Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối gốc axít (NH4SO4, KCl, K2SO4, KNO3…), do đó khi bón vào đất cũng sẽ góp phần làm cho đất chua - Phân hữu cơ: Thông thường phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ, thành phần tuỳ thuộc vào nguồn chế biến Nguồn phân hữu cơ gây ô nhiễm đất có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến Các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà…) hầu như được nuôi từ thức ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước, vì trong thành phần của nó có nhiều kim loạinặng như Cu, Zn, Fe, Mn, Co,… Hàm lượng kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồn lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc H2S, CH4, CO2
* Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Theo số liệu của Chi cục BVTV thì hàng năm ngành nông nghiệp của tỉnhsử dụng khoảng từ 70-80 tấn thuốc BVTV Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường sử dụng trong nông nghiệp gồm: thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng… tất cả các loại thuốc trên đều là các chất hoá học hữu cơ hay vô cơ rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ câytrồng Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là chất độc cho các động vật và con người Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm nhập vào thành phần cây, nhất là tích luỹ ở các bộ phận củacây, con người sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái Sau khi xâm nhập vào môi trường và tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong môi trường đất Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó Ví dụ như DDT sau một thời gian sử dụng có tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3lần Thuốc trừ sâu Aldrin tồn tại lâu dài trong đất bị phân thành Dieldrin, mà tính chất của nó độc nhiều lần so với Aldrin Các thuốc bảo vệ thực vậtthường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg Một số loại thuốc bệnh như: CuSO4, Zineb, Macozeb… chứa các kim loại nặng như Zn, Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu trong đất Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường đất làm cho cơ lý hoá tínhđất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân bón hoá học Nhưng khả
Trang 8năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũng đồng thời tiêu diệt nhiều vi sinh vật có ích làm các hoạt tính sinh học của đất bị giảm Lượng bao bìthuốc BVTV cũng là tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất khu không được thu gom, xử lý Hàng năm trên địa bàn tỉnh phát sinh khoảng 7 – 8 tấn vỏ bao bì thuốc BVTV Hiện mới chỉ có một số địa phương có hệ thống thu gom (12 xã), còn hầu như các địa phương khác chưa được thu gom, nhiều nơi, người dân vẫn bỏ luôn tại đồng ruộng Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn hiện tượng ô nhiễm do thuốc BVTV tồn lưu từ thời bao cấp để lại Hiện đã thống kê đươc 341 điểm tồn lưu thuốc BVTV, trong đó chia làm 3 mức độ ô nhiễm: - 65 điểm chứa ở mức ưu tiên cao nhất: Đây là các khu vực có các điểm lưu chứa thời bao cấp hiện đang có các biểu hiện ô nhiễm cao do thuốc BVTV tồn lưu tại các nền kho hoặc nơi trước đây có chôn hóa chất BVTV Hiện nay vẫn đang thấy có các biểu hiện ô nhiễm; - 41 điểm ở mức ưu tiên cao: Đây là các kho có biểu hiện ô nhiễm do thuốc BVTV nhưng chưa có các thông tin chính xác về tình trạng ô nhiễm; - 235 điểm chứa ở mức độ ưu tiên trung bình: Đây là các kho chứa cho đến thời điểm hiện nay chưa phát hiện được các dấu hiệu ô nhiễm của hóa chất BVTV Đa số nền kho đã bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng của địa phương, hoặc người dân đã bốc, chuyển đất nền đất đi nơi khác khi đến ở hoặc xây dựng công trình tại đây Các loại hóa chất BVTV tồn lưu này khá bền vững, rất khó phân hủy, khả năng di chuyển xa theo dòng chảy hoặc nước ngầm gây ảnh hưởng đất chất lượng môi trường đất
* Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
Chất thải trong hoạt động chăn nuôi là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa Ngành y tế đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôivà gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở lợn có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người Tính đến hết năm 2014, Vĩnh Phúc có số đàn trâu 20,47 nghìn con, số đàn bò 99,31 nghìn con, số đàn lợn 509,5 nghìn con, số đàn gia cầm 7.917,9 nghìn con Với lượng chất thải bao gồm phân và thức ăn thừa hoặc rơi vãi thì 1 con trâu (bò) khoảng 10 kg/ngày, 1 con lợn khoảng 3 kg/ngày, gia cầm (gà, vịt) khoảng 0,1 kg/ngày, lượng phát sinh chất thải rắn trong chăn nuôi khoảng 3.700 tấn/ngày (tương đương 1.332.000 tấn/năm) Mặc dù
Trang 9hầu hết các hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò, lợn đều có hệ thống xử lý chất thải theo mô hình Biogas, tuy nhiên biện pháp này không thể giải quyết triệt để nguồn ô nhiễm, nên môi trường không khí, môi trường nước xung quanh các khu trang trại và khu vực gia đình có chăn nuôi bị ô nhiễm , dẫnđến môi trường đất cũng bị ô nhiễm
2.3 Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất công nghiệp và đô thị
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tăng dần theo các năm, năm 2010 là 1.846 doanh nghiệp, đến năm 2014 đã lên đến 3.120 doanh nghiệp Có thể thấy chủ trương thu hút đầu tư của Tỉnh có hiệu quả, kinh tế phát triển đi kèm với dân cư cũng đông đúc hơn Dân số trung bình năm 2010 là 1.008.337 người tăng lên 1.041.936 người vào năm 2014 Do đó lượng phát thải công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt cũng tăng theo, điều này gây ra áp lực lớn cho môi trường đặc biệt là môi trường đất nơi chứa đựng tất cả lượng chất thải rắn từ sinh hoạt cho tới sản xuất * Chất thải sinh hoạt Hàng ngày, từ sinh hoạt, con ngườithải vào môi trường đất một lượng đáng kể chất thải rắn và chất thải lỏng Về chất thải lỏng: Trung bình người dân mỗi ngày sử dụng một lượng nước cấp khoảng 100-150 lít, và thải ra môi trường lượng nước thải khoảng 80% lượng nước sử dụng Lượng nước thải này không được xử lý là nguồn gây ô nhiễm đất với các thành phần chất hữu cơ như BOD5, COD, NH4 + , … Về chất thải rắn: Trung bìnhmỗi người một ngày thải ra một lượng chất thải rắn từ 0,4 đến 0,8 kg, khối lượng này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng khu vực Trong rác và chất thải rắn sinh hoạt có thực phẩm, lá cây, các loại bao bì, phân người và súc vật v.v… hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao Nếu không xử lý tốt thì chúng vẫn được tồn lưu trong môi trường nước và đất, và đó là môi trường cho các loài vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gày bệnh phát triển * Chất thải công nghiệp Đến năm 2014, tổng lượng CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh vào khoảng 230 tấn/ngày (khoảng 84.000tấn/năm, trong đó CTNH vào khoảng 13.000 tấn/năm) và đến năm 2015 lượng CTR công nghiệp tăng lên 590 tấn/ngày (215.000 tấn/năm, trong đó CTNH vào khoảng 32.000 tấn/năm) Lượng CTR này đặc biệt là CTNH nếu không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường đất nơi chứa đựng một phần lượng CTR công nghiệp này
* Chất thải y tế
Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại CTR khác Lượng CTR y tế phát sinh trung bình vào khoảng 1,0 -1,5 kg/giường bệnh/ngày Theo đó, ước tính tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh năm 2014 trênđịa bàn tỉnh vào khoảng 4 tấn/ngày tương đương với 1.460 tấn/năm, trong đó, CTRy tế nguy hại vào khoảng 290 tấn/năm (chưa tính lượng CTR y tế phát sinh từ các
Trang 10phòng khám tư nhân) Các loại chất thải này nếu không được phân loại, xử lý triệt để sẽ gây ra những nguy hại đáng kể
* Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp, làng nghề
Hiện nay nhiều nguồn nước thải ở các đô thị, KCN, các làng nghề tái chế kim loại, chứa các kim loại nặng độc hại như :Cd, As, Cr, Cu, Zn, Ni, Pb và Hg Một diện tích đáng kể đất nông nghiệp ven đô thị, khu công nghiệp và làng nghề đã bị ô nhiễm kim loại nặng
* Ô nhiễm đất do chất thải khí
- CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn carbon (C), 80% CO là từ động cơ xe hơi, xe máy, các động cơ khác; khói lò gạch… CO vào cơ thể động vật, người gây nguy hiểm do nó kết hợp với Hemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp Trong đất, một phần CO được hấp thu trong keo đất, một phần bi oxy hoá thành CO2 - CO2, SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axít, làm tăng quá trình chua hoá đất
3 CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016-2020
-Chính Sách, cơ chế:
- Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể về đầu tư cho các hoạt động BVMT đối với khu vực nông thôn, làng nghề; cơ chế hỗ trợ vốn cho cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp tham gia các hoạt động BVMT, đặc biệt là các hoạt động thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt;
- Xây dựng cơ chế ưu đãi để kêu gọi các cơ sở sản xuất trong làng nghề xen kẽ trong khu dân cư di chuyển ra khu quy hoạch làng nghề tập trung;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các cơ sở áp dụng công nghệ sảnxuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp, làng nghề; sản xuất và sử dụng cácsản phẩm thân thiện với môi trường
- Nhiệm vụ trọng tâm:
1 Kiểm soát ô nhiễm môi trường