Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
784,83 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:GiảipháphạnchếthấtthoátvốntrongđầutưxâydựngcơbảntạiViệtNam mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong thời gian qua, nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng trongđầutưxâydựngcơbản (XDCB) đã được đăng tải nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những thông tin đó có thể chưa đầy đủ, nhưng đó là những địa chỉ cụ thể diễn ra tình trạng thấtthoátvốntrongđầutư XDCB. Nhiều người, nhiều cấp đã quan tâm theo dõi với những băn khoăn suy nghĩ rất khác nhau. Với sự lý giải cũng có nhiều cách, một số đại biểu Quốc hội có ý kiến về thấtthoátvốnđầutưxâydựng hiện nay chiếm khoảng 30 đến 35% tổng mức đầutư và không chỉ xẩy ra ở một khâu nào đó, mà nó đã xẩy ra ở tất cả các khâu, như: chủ trương đầu tư, kế hoạch vốn, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, đấu thầu, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình. Để góp phần luậngiải vấn đề này từ góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đề cập đến "Giải pháphạnchếthấtthoátvốntrongđầutưxâydựngcơbảntạiViệt Nam". 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn - Làm sáng tỏ những cơ sở lý luận, thực trạng về thấtthoátvốnđầutư XDCB ở ViệtNamtrong thời gian. - Trên cơ sở nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất những giảipháphạnchếthấtthoátvốnđầutư XDCB trong điều kiện và môi trường kinh tế - ở ViệtNam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn - Về lý luận chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề cơbản về quản lý vốn và thấtthoátvốntrongđầutưxâydựngcơbảntừ nguồn vốn ngân sách nhà nước. - Về thực tiễn đánh giá thực trạng thấtthoátvốntrongđầutưxâydựngcơbảntạiViệt Nam, phân tích xác định nguyên nhân để đề xuất những giảipháphạnchếthất thoát. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương phápluận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, khái quát hóa các phương pháp về quản lý kinh tế nói chung và kiểm tra, kiểm soát nói riêng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơbản về quản lý vốn và thấtthoátvốntrongđầutưxâydựngcơ bản. Chương 2: Thực trạng về thấtthoátvốnđầutưxâydựngcơbản ở ViệtNamtrong thời gian qua. Chương 3: Giảipháp và kiến nghị nhằm hạnchếthấtthoátvốntrongđầutưxâydựngcơ bản. Chương 1 Những vấn đề cơbản về quản lý vốn và thấtthoátvốntrongđầutưxâydựngcơbản 1.1. vai trò vốntrongđầutưxâydựngcơbản 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về đầutưxâydựngcơbản Quản lý đầutư XDCB được xác định theo từng dự án. Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về dự án đầutư XDCB xét dưới các góc độ khác nhau. Chẳng hạn: - Xét về mặt hình thức, dự án đầutư XDCB là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Xét về góc độ quản lý, dự án đầutư XDCB là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế tài chính trong một thời gian dài. - Xét trên góc độ kế hoạch hóa, dự án đầutư XDCB là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầutư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH), làm tiền đề cho các quyết định đầutư và tài trợ. Đầutư XDCB là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung. - Xét về nội dung, dự án đầutư XDCB bao gồm một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau, đó là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện để tạo ra các kết quả cụ thể. Những nhiệm vụ và các hoạt động cùng với một thời gian biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch đầutư XDCB. - Theo quan niệm phổ biến hiện nay, dự án đầutư XDCB là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Như vậy: Dù xét theo bất kỳ góc độ nào thì dự án đầutư XDCB đều bao gồm 4 vấn đề chính, đó là: mục tiêu của đầu tư, các kết quả, các hoạt động và các nguồn lực. Trong 4 thành phần đó thì các kết quả được coi là cột mốc đánh dấu tiến độ thực hiện đầu tư. Vì vậy trong quá trình thực hiện đầutư XDCB phải thường xuyên theo dõi các đánh giá kết quả đạt được. Những hoạt động nào có liên quan trực tiếp đối với việc tạo ra các kết quả được coi là hoạt động chủ yếu phải được đặc biệt quan tâm. 1.1.1.2. Khái niệm về vốntrongđầutưxâydựngcơbảnVốn cần thiết để tiến hành các hoạt động về đầutư là rất lớn, không thể trích ra cùng một lúc từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các cơ sở, của xã hội vì điều này sẽ làm xáo động mọi hoạt động bình thường của sản xuất và sinh hoạt xã hội. Do đó vốntrongđầutư XDCB là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào xâydựngtrong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt của xã hội. 1.1.2. Các kênh tạo vốntrongđầutư XDCB và vai trò của nó 1.1.2.1. Các kênh tạo vốntrongđầutưxâydựngcơbản Các kênh tạo vốntrongđầutư XDCB ở nước ta bao gồm: - Vốntừ ngân sách nhà nước; - Vốn khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) của các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép để lại đầutưxây dựng, mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật; - Vốn của doanh nghiệp; - Vốn của Nhà nước đi vay (vay trong nước, như: vay của dân, vay của các tổ chức xã hội vay của nước ngoài ); - Vốn tín dụng nhà nước; - Vốn viện trợ của các chính phủ, phi chính phủ; - Vốn huy động từ dân, như: Công trái, trái phiếu; - Vốn đóng góp của nhân dân 1.1.2.2. Vai trò vốntrongđầutưxâydựngcơbản Để tiến hành mọi hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh phải có vốn. Vốncó vai trò quan trọngtrong mọi lĩnh vực xã hội, như: - Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ lần đầu tiên được hình thành, vốn này được dùng để xâydựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị để tạo ra các cơ sở vật chất kỹ thuật (TSCĐ). - Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động, vốn này dùng để mua sắm thêm các máy móc thiết bị, xâydựng thêm một số nhà xưởng, sửa chữa hoặc mua sắm các TSCĐ mới thay thế TSCĐ đã bị hư hỏng, hao mòn hữu hình (do quá trình sử dụng và do tác động của khí hậu, thời tiết) và vô hình (do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho nhiều TSCĐ nhanh chóng trở nên lạc hậu không còn thích hợp với điều kiện mới, tiếp tục sử dụng sẽ không có hiệu quả). - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở đào tạo, các phúc lợi xã hội vốn này dùng để xâydựng các công sở, trường học, bệnh vện, các công trình giao thông, thủy lợi, cầu cảng 1.1.3. Trình tự quản lý vốntrongđầutư XDCB Theo quy chế Quản lý đầutư và xâydựng (ĐT&XD) ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP ngày 8-7-1999, Nghị định số 12/2000/NĐ ngày 05-5-2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 31-01-2003 của Chính phủ quy định trình tự quản lý vốnđầutư XDCB được phân chia thành ba giai đoạn chính: a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Nội dung bao gồm: - Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầutư và quy mô đầu tư; - Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốnđầutư và lựa chọn hình thức đầu tư; - Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng; - Lập dự án đầu tư; - Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầutư tổ chức cho vay vốnđầutư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư. b) Giai đoạn thực hiện đầu tư. Nội dung bao gồm: - Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất); - Xin giấy phép xâydựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên); - Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xâydựng (nếu có); - Mua sắm thiết bị và công nghệ; - Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng; - Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình; - Tiến hành thi công xây lắp; - Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng; - Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng; - Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốnđầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm. c) Giai đoạn kết thúc xâydựng đưa dự án vào khai thác sử dụng. Nội dung bao gồm: - Nghiệm thu, bàn giao công trình; - Thực hiện việc kết thúc xâydựng công trình; - Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; - Bảo hành công trình; - Quyết toán vốnđầu tư; - Phê duyệt quyết toán. Quản lý vốntrongđầutư XDCB của các dự án được tốt phải thực hiện quản lý theo định mức và đơn giá. Chúng là những cơ sở quan trọng và căn cứ để xâydựng dự toán, cấp phát thu hồi tạm ứng, thanh quyết toán dự án đầutư XDCB hoàn thành. Nội dung cụ thể của định mức và đơn giá: * Về định mức dự toán xâydựngcơbản Định mức dự toán XDCB là mức hao phí lao động trung bình tiên tiến cần thiết cho một đơn vị khối lượng công tác, một bộ phận công trình hay một nhóm công việc để người sản xuất hoàn thành khối lượng công tác, bộ phận công trình hay nhóm công việc theo thiết kế được duyệt. Định mức dự toán có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tương ứng với mỗi tiêu thức nhất định, như: theo công dụng, theo mức độ mở rộng, theo chuyên ngành. Nội dung của định mức dự toán xâydựng là thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công được xác định phù hợp để thực hiện công tác xây lắp đó. Định mức dự toán cho mỗi loại công việc bao gồm ba nội dung: - Mức hao phí vật liệu, là quy định về số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ và các vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện hoàn thành khối lượng công tác xây lắp. Mức hao phí vật liệu đã bao gồm cả hao hụt vật liệu trong khâu vận chuyển, bảo quản và thi công trong phạm vi công trình. - Mức hao phí lao động, là quy định về sử dụng ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp và công nhân phục vụ xây lắp (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu, bán thành phẩm trong phạm vi quy định của mặt bằng xây lắp). Mức chi phí lao động chính và phụ được quy định bằng số ngày công theo cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp xây lắp. Định mức bao gồm cả lao động chính, phụ (kể cả công tác chuẩn bị và kết thúc, thu dọn hiện trường thi công). - Mức hao phí máy thi công, là quy định về số ca sử dụng trực tiếp phục vụ xây lắp của tất cả các loại máy tham gia thi công khối lượng công tác xây lắp tại hiện trường. Mức hao phí máy thi công chính được quy định bằng số lượng ca máy sử dụng, mức hao phí máy thi công phụ được quy định bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí sử dụng máy thi công chính. * Về đơn giá xâydựngcơbản Đơn giá XDCB là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp quy định chi phí cần thiết hợp lý trên cơ sở tính đúng, tính đủ các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và các chi phí cần thiết khác để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc một kết cấu xây lắp tạo nên công trình. Đơn giá XDCB bao gồm các loại: - Đơn giá XDCB tổng hợp, là đơn giá do cơ quan quản lý xâydựng ở Trung ương ban hành cho các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp, bộ phận nhà và công trình được xâydựng trên cơ sở định mức dự toán XDCB tổng hợp và điều kiện sản xuất, cung ứng vật liệu trong từng vùng lớn. - Đơn giá XDCB khu vực thống nhất, là đơn giá các công tác hoặc kết cấu xây lắp bình quân chung của các công trình xâydựngtại các khu vực nhất định có điều kiện sản xuất và cung ứng vật liệu xâydựng giống nhau hoặc tương tự như nhau mà giá vật liệu đến hiện trường xây lắp chênh lệch nhau không nhiều. Đơn giá này được xâydựng trên cơ sở định mức dự toán các loại công tác hoặc kết cấu xây lắp do ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành. - Đơn giá XDCB cho các công trình riêng biệt, là đơn giá riêng cho từng công trình có yêu cầu kỹ thuật, điều kiện biện pháp thi công đặc biệt, cũng như điều kiện xâydựng khác biệt với điều kiện xâydựng của khu vực đơn giá thống nhất. Công trình đặc biệt của cấp nào quản lý thì cấp đó ban hành đơn giá. Nội dung của đơn giá XDCB chính, là các khoản mục hình thành nên đơn giá, bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí máy thi công cho một đơn vị công tác hay kết cấu xây lắp. Nội dung cụ thể của đơn giá: - Chi phí vật liệu, là chi phí đến hiện trường xây lắp của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển, phụ tùng, bán thành phẩm cần thiết để tạo nên một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp (không bao gồm các chi phí của vật liệu để tính trong chi phí chung và chi phí sử dụng máy thi công). - Chi phí nhân công, bao gồm: Tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định và các khoản chi phí khác theo chế độ của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết để hoàn thành một khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp quy định trong định mức dự toán. Các khoản phụ cấp lương không ổn định hoặc không thống nhất trong các vùng hoặc trong từng tỉnh, thành phố thì không tính vào đơn giá XDCB, mà được tính thành một khoản riêng trong chi phí nhân công thuộc chi phí trực tiếp của dự toán xây lắp. - Chi phí sử dụng máy thi công, là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp quy định trong định mức dự toán, bao gồm: phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhiên liệu động lực, tiền lương thợ điều khiển, chi phí khác của máy và chi phí quản lý máy - bảng giá ca máy. Quản lý vốnđầutư XDCB là một công việc hết sức phức tạp vì mỗi dự án đầutưxâydựng bao gồm nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Do vậy, phải quản lý tốt chi phí, tạm ứng và thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành, theo các nội dung sau: - Quản lý chi phí, mỗi dự án đầutư bao gồm nhiều công việc hoạt động khác nhau, nội dung các hoạt động lại rất đa dạng, do vậy quản lý vốn dự án ĐT&XD phải được thực hiện đối với từng hoạt động hay từng hạng mục của dự án. Quản lý chi phí theo các nội dung sau: + Quản lý chi phí xây lắp, là kiểm tra việc áp dụng các định mức, đơn giá đảm bảo đúng các quy định về thành phần công việc, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công. Đối với các quy định, hướng dẫn điều chỉnh định mức, đơn giá dự toán, các chế độ quản lý XDCB của nhà nước và địa phương, cần chú ý tới thời hạn hiệu lực của văn bản. Kiểm tra các khối lượng công tác chính như: đào móng, bê tông, cốt thép, xây dựng, vì những khối lượng này chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí xây lắp công trình. Kiểm tra để phát hiện những công việc trùng lắp, những khối lượng công tác không nằmtrong thành phần chi phí trực tiếp (vì những khối lượng này đã được đưa vào tính toán trong chi phí chung, chi phí kiến thiết cơbản khác hoặc đã nằmtrong thành phần công việc định mức để lập đơn giá). + Quản lý chi phí thiết bị, số lượng, chủng loại, công suất, các chỉ tiêu kỹ thuật phải đảm bảo đúng nội dungđầutư thiết bị trong dự án đã được duyệt. Kiểm tra về giá [...]... quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầutư và xâydựng 1.1.4.2 Thẩm quyền quản lý vốntrongđầutư XDCB a) Bộ Kế hoạch và Đầutư Nghiên cứu xâydựngcơ chế, chính sách về đầu tư, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầutưtrong nước, đầutư nước ngoài tạiViệtNam và đầutư của người ViệtNam ra nước ngoài; Xác định phương hướng và cơ cấu vốn đầu. .. khái niệm về thất thoát, lãng phí và xác định các nhân tố ảnh hưởng của nó Qua đó soi xét thực trạng quản lý và thấtthoátvốnđầutư XDCB ở chương 3 Chương 2 Thực trạng về thấtthoátvốn đầu tưxâydựngcơbản ở việtnamtrong thời gian qua 2.1 đặc điểm về đầutưxâydựngcơbản ở việtnam 2.1.1 Các kênh tạo vốnđầutư và đối tư ng quản lý 2.1.1.1 Các kênh vốntrongđầutư XDCB Trong những năm gần... với ViệtNam Với kinh nghiệm chống thất thoátvốntrongđầutư XDCB của quốc tế, qua đó cho chúng ta những bài học kinh nghiệm để hạnchếthấtthoát vốn, đó là: - Muốn hạnchế thất thoátvốntrongđầutư XDCB phải có chủ trương đồng bộ của Đảng, Nhà nước - Bồi dưỡng kiến thức nghiệm vụ chuyên môn về quản lý đầutưxâydựng cho các chủ đầu tư, vì các chủ đầutư nói chung, đặc biệt là chủ đầutưxây dựng. .. ngành, quy hoạch xâydựng đô thị, nông thôn; - Công trình xâydựng sử dụngvốn nhà nước mà không yêu cầu phải lập dự án đầu tư; - Các đối tư ng đầutư và xâydựng không sử dụngvốn nhà nước 2.1.2 Phân cấp quản lý vốntrongđầutư XDCB 2.1.2.1 Đối với vốn NSNN Thẩm quyền quản lý vốnđầutưvốn NSNN, được quy định: - Thủ tư ng Chính phủ quyết định đầutư hoặc ủy quyền quyết định đầutư các dự án thuộc... đầutư và chủ đầutư Thực hiện quản lý đầutư và xâydựng theo dự án, quy hoạch và pháp luật - Các dự án đầutư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụngđầutư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầutư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tựđầutư và xâydựng quy định đối với từng loại vốn - Đối với các hoạt động đầu tư, xâydựng của nhân... vốnđầutưtừ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầutư và đưa dự án vào khai thác sử dụng, thu hồi và hoàn trả vốnđầutư Khi thay đổi chủ đầutư thì chủ đầutư mới được thay thế phải chịu trách nhiệm kế thừa toàn bộ công việc đầutư của chủ đầutư trước Chủ đầutưcó quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan của nhà nước công bố công khai các quy định có liên quan đến công việc đầu tư, như: quy hoạch xây dựng, ... cóvốnđầutư nước ngoài triển khai công tác chuẩn bị đầutư theo Luật Đầutư nước ngoài tạiViệtNam và các quy định có liên quan của Quy chế quản lý ĐT&XD; Tổ chức thẩm định các dự án đầutư thuộc nhóm A trình Thủ tư ng Chính phủ xem xét, quyết định đầutư hoặc đồng ý để Bộ cấp đăng ký kinh doanh cho các dự án đầutư thuộc nhóm A không dùngvốn Nhà nước, theo dõi quá trình đầutư các dự án đầutư trong. .. lý vốnđầu XDCB phải theo trình tự, từgiai đoạn chuẩn bị đầutư đến thực hiện đầutư và kết thúc xâydựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Đồng thời quản lý vốnđầutư phải trên cơ sở định mức, đơn giá XDCB của nhà nước và thực hiện đúng trách nhiệm quyền hạn về quản lý vốnđầutư Mặt khác phải chịu trách nhiệm nếu gây thấtthoátvốnđầutư XDCB Trong chương này tác giả cũng đã nêu rõ khái niệm về thất. .. trình dân dụng thường không có chuyên môn về quản lý đầutư Do vậy việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức là hết sức cần thiết và phải được tổ chức thường xuyên - áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế trong lĩnh vực đầutưxâydựng - Xâydựngchếtài xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, làm thấtthoátvốn trong đầutưxâydựngcơ bản; - Xóa bỏ cơchế bao cấp về thuế cho các doanh nghiệp nhà nước... 2003 và ước năm 2004 đạt 35,4% [1, tr 10] 2.1.1.2 Đối tư ng quản lý đầutư và xâydựng Đối tư ng quản lý đầutư và xâydựng bao gồm: - Dự án đầutư và xâydựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầutưxây dựng; - Dự án đầutư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới; - Dự án sử dụngvốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, . vấn đề cơ bản về quản lý vốn và thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản 1.1. vai trò vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản Quản. 2: Thực trạng về thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản. . giá thực trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại Việt Nam, phân tích xác định nguyên nhân để đề xuất những giải pháp hạn chế thất thoát. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử