Cấu tạo và kích thước vành bánh xe: Ngày nay, ô tô sử dụng các loại vành dạng đĩa, được chế tạo từthép dập, hàn liên kết với nhau, hoặc chế tạo từ vật liệu nhẹnhư hợp kim nhôm, liên kết
Vành bánh xeCấu tạo và kích thước vành bánh xeNgày nay, ô tô sử dụng các loại vành dạng đĩa, được chế tạo từ thép dập, hàn liên kết với nhau, hoặc chế tạo từ vật liệu nhẹ (như hợp kim nhôm), liên kết với nhau bằng bu lông định vị.
Các phần của vành bánh xe gồm:
Lòng vành có tác dụng giữ chặt lốp xe trên vành Lòng vành có tiết diện dạng sơ khai hình chữ U, ở dạng liền hay dạng rời Lòng vành của ô tô con là dạng tấm liền có thể hàn với mâm vành, hay đúc liền với mâm vành (a) bằng hợp kim nhôm nhẹ Trọng lượng của loại đúc liền nhẹ hơn loại hàn từ thép tấm đến 20 + 40% Các rãnh sâu ở giữa lòng vành cho phép dễ dàng tháo lắp lốp.
Mâm vành đóng vai trò chịu lực cho vành bánh xe, đảm bảo cho bánh xe quay phẳng, đồng tâm và được cố định chắc chắn trên trục Các bề mặt định vị đồng tâm với moay ơ và trục giúp mâm vành thực hiện chức năng này hiệu quả.
Vành vành và mâm vành của xe tải hay xe buýt có thể chế tạo liền khối hoặc rời với lòng vành bằng bu lông Nhờ kết cấu vành bánh xe rời, giúp việc tháo lắp và thay thế lốp xe trở nên dễ dàng Mâm vành có thể được chế tạo từ thép tấm hoặc hợp kim nhôm đúc, mang đến nhiều lựa chọn cho nhu cầu sử dụng khác nhau.
Các kích thước lắp ráp quan trọng của vành bánh xe:
Đường kính d xác định vị trí bắt bu lông bánh xe với moay ơ.
Đường kính d1: đo trên mặt trụ của vành bánh xe tại chỗ bắt tanh lốp.
Chiều rộng lòng vành b: chiều rộng giữa 2 mặt bên lắp với lốp xe.
Đường kính d2: đo tại bề mặt định vị của bánh xe nối với moay ơ.
t: chiều dày của đĩa vành bánh xe.
Khoảng cách e từ mặt phẳng tâm vành bánh xe tới mặt phẳng tựa bắt bu lông bánh xe.
Cấu trúc lòng vành bánh xeLòng vành bánh xe là chi tiết đảm bảo mối ghép lốp xe với vành Yêu cầu của mối ghép đảm bảo giữ chặt lốp trong vành. Đặc biệt trên loại lốp không săm, kết cấu lòng vành còn tham gia vào việc bao kín không gian chứa khí nén.
Cấu tạo lòng vành bánh xe bao gồm:
Mặt trong của lốp có các bề mặt hình lồi gọi là gờ lốp, có chức năng giữ cho lốp nằm cố định trong lòng vành theo phương dọc trục bánh Phần mép ngoài có dạng cong, tạo thuận lợi cho quá trình tháo lắp lốp.
Khi lốp chứa khí nén bề mặt chịu tải lớn do vậy phần liền kề với phần trụ có bán kính lớn và chiều cao hợp lý.
Bề mặt tựa hình trụ của lòng vành có tác dụng truyền lực vòng nhờ ma sát giữa vành và lốp xe, được bố trí nghiêng đến 5° ± 1° (theo tiêu chuẩn ECE R30). Đối với ô tô con:
Hình trên là cấu tạo lòng vành của vành ô tô con với kết cấu theo tiêu chuẩn Đối với loại lốp không săm, bề mặt tựa hình trụ của lòng vành có một số cấu trúc đặc biệt nhắm tránh được hiện tượng rò khí nén giữa vành và lốp (profin an toàn). Đối với ô tô tải nhỏ:
Lòng vành của ô tô tải nhỏ phần lướn sử dụng dạng cấu trúc tiêu chuẩn và chia thành 2 loại: không đối xứng và đối xứng.
Loại không đối xứng được dùng phổ biến Loại đối xứng trong kí hiệu có chữ “S” Các loại này có chiều dày lòng vành, chiều cao mép vành lớn hơn so với ô tô con, do vậy chiều sâu rãnh lõm cũng lớn hơn để đảm bảo an toàn khi làm việc và dễ tháo lắp. Đối với ô tô tải, ô tô chở người:
Vành của ô tô tải, ô tô buýt và các loại rơ mooc có các dạng cơ bản sau đây:
Lòng vành phăng ghép bởi hai phần.
Lòng vành rãnh lõm sâu ghép bởi hai phần.
Vành có lòng vành làm nghiêng 15°.
Các loại vảnh ghép bởi hai, ba, bốn phần (dùng cho lốp có săm và không săm) theo bề mặt tựa hình trụ hay vuông góc với bề mặt hình trụ tựa của vành Các loại vành ghép này có thể được chia ra theo các miếng ghép (còn gọi là các miếng khóa vành) thể hiện trên hình dưới đây.
Phần cơ bản của vành giống nhau và chỉ khác nhau trong việc phân chia lòng vành thành các miếng với số lượng khác nhau.
Các loại vành dùng cho lốp không săm ngày nay sử dụng kết cấu với góc nghiêng bề mặt trụ 15° và có rãnh lõm sâu.
LỐP XEI Cấu tạo của lốp xe:
Cấu tạo chung của một chiếc lốp xe thông thường bao gồm: lớp hoa lốp 1, lớp xương mành 2, lớp đai bảo vệ 3, lớp lót trong 4, lớp mặt bên 5, vành lốp 6 và tanh lốp 7 Tất cả các chi tiết này được liên kết với nhau bằng các lớp cao su và tạo thành một chiếc lốp xe.
Lớp hoa lốp: là lớp cao su được bọc bên ngoài, có hoa văn và nằm trên bề mặt lăn của bánh xe Tùy vào từng loại lốp và mục đích sử dụng khác nhau, lớp hoa lốp có rất nhiều hình dạng khác nhau Nhưng mục đích chung của chúng vẫn là để đảm bảo khả năng bám chắc của bánh xe trên mặt đường.
Lớp xương mành chịu tải: đây là chi tiết được chế tạo từ các lớp sợi nhỏ mỏng được đan chéo nhau giúp lớp xương mành này có khả năng chịu được lực kéo tốt.
Lớp đai bảo vệ: là lớp nằm giữa lớp xương mành và lớp hoa lốp, được làm từ sợi bông nhân tạo hoặc sợi thép Lớp đai bảo vệ có vai trò đảm bảo kích thước bao ngoài của lốp, bảo vệ bề mặt lăn của bánh xe trước những va đập và tải trọng của xe khi vận hành Số lượng lớp đai bảo vệ có thể có từ 2 đến 30 lớp tùy vào từng loại lốp khác nhau.
Lớp lót trong: là lớp cao su được phủ bên trong của lốp xe Có vai trò bao kín các lớp sợi mành và phủ khín không gian bên trong của lốp xe.
Lớp mặt bên của lốp xe là lớp cao su mỏng có độ đàn hồi cao, bao bọc bên ngoài lớp xương mành và nằm trên bề mặt lốp Cùng với lớp xương mành, lớp mặt bên tạo nên hình dạng hình học của lốp xe Ngoài ra, lớp mặt bên còn là vị trí được sử dụng để in các ký hiệu và thông số liên quan đến lốp xe.
Vành lốp: vành lốp là phần tiếp xúc giữa lốp xe với mâm xe Khi bánh xe được bơm hơi vào, vành lốp sẽ ôm sát vào mâm xe và giữ cho lốp xe bám chắc vào mâm xe.
Tanh lốp: là những sợi kim loại có vai trò giữ kích thước hình học lắp ráp với vành bánh xe, đảm bảo khả năng chịu tải của lốp kể cả khi áp suất lốp bị thay đổi trong khi bánh xe hoạt động.
Đặc điểm của các loại lốp xeLốp Radial và lốp Diagonala Lốp Radial (lốp sợi mành hướng kính):
Lốp Radial (lốp sợi mành hướng kính) là loại lốp xe có các lớp mành đan chéo nhau gần vuông góc, góc nghiêng α1 của lớp mành hướng tâm với mặt phẳng dọc của bánh xe nằm trong khoảng từ 10 đến 30 độ Còn lớp mành hướng kính có góc α2 bằng 90 độ.
Loại lốp xe này có đặc điểm là có độ mài mòn bề mặt lốp nhỏ, lực cản lăn nhỏ, nhạy cảm với sự quay vòng của bánh xe dẫn hướng Có khả năng đàn hồi tốt, độ giản nở thể tích nhỏ Khi xe di chuyển với vận tốc dưới 80 km/h thì hầu như không bị thay đổi hình dáng hình học (profin) Khối lượng lốp nhỏ, khả năng truyền lực dọc và lực bên đồng đều.
Lốp sợi mành hướng kính có kí hiệu là R hay Radial. b Lốp Diagonal (lốp sợi mành đan chéo):
Lốp Diagonal (lốp sợi mành đan chéo) là loại lốp xe có các lớp mành được đan nghiêng (gần đối xứng) với mặt phẳng dọc của bánh xe và hợp với mặt phẳng đối xứng một góc β (30