1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở pháp lý về tổ chức vận tải đa phương thức

34 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở pháp lý về tổ chức vận tải đa phương thức
Tác giả Ngô Như Quỳnh, Hoàng Phạm Trúc Nhật, Nguyễn Thị Hường, Vũ Trà My, Lê Thị Thanh Tâm, Trần Ngọc Lâm, Trần Thu Hà, Trần Thị Ninh, Mai Thị Hương Dịu
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Cụ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phươn

Trang 2

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THẢO LUẬN NHÓM 1

đồng và khác biệt trong hệ thống công ước quốc tế (Công ước UN, Quy tắc UNTACD/ICC) về VTĐPT và pháp luật VN.

- Trả lời câu hỏi.

- Trả lời câu hỏi

A CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC:

Trang 3

1 Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế

Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế được quy định theo Nghị định 87/2009/NĐ-CP Cụ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR [1] hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật; có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp

- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương

Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế với thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau đây:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đủ điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác theo quy định

([1] SDR – Quyền rút vốn đặc biệt: là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền tệ quốc tế quy định Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và công bố hàng ngày.)

- Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bảntrả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế cho doanh nghiệp

- Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp

Trang 4

- Nếu có thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải đaphương thức quốc tế trong thời hạn có hiệu lực, người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải làm thủ tục theo quy định để đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh vậntải đa phương thức quốc tế.

2 Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa*chú thích: Hợp tác xã vận tải được hiểu là một hình thức trung gian giữa bộ GTVT và

các đơn vị kinh doanh vận tải hoặc những chủ xe kinh doanh nhỏ lẻ Đây là một hình thức tổ chức kinh tế tập thể được lập ra bởi các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng cách tự nguyện góp vốn, hướng đến lợi ích chung Tổ chức này được thành lậptheo quy định của pháp luật Mục đích là phát huy sức mạnh tập thể, đồng thời nâng caohiệu quả công việc

Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng điều kiện sau:- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức;

- Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải

a Điều kiện kinh doanh bằng xe ô tô

- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.- Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợpvới hình

thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ

- Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanhvà phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

- Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.- Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông

b Điều kiện kinh doanh bằng đường sắt

- Có bộ phận phụ trách công tác an toàn vận tải đường sắt

Trang 5

- Có ít nhất 1 người phụ trách công tác an toàn có trình độ đại học về chuyên ngành vận tải đường sắt và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trực tiếp về quản lý, khai thác vận tải đường sắt.

- Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc về khai thác vận tải đường sắt

c.Điều kiện kinh doanh bằng đường hàng không

 Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Đáp ứng các điều kiệnvề phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm theo quy định

 Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê

 Đảm bảo số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tốithiểu là 3 tàu bay

 Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

+ Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vậnchuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

+ Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;

+ Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa

3 Thủ tục hải quan của vận tải đa phương thức quốc tếa) Thủ tục hải quan

i Hải quan quốc tế:

Công ước của LHQ về vận tải đa phương thức có một phụ lục gồm 6 điều nói về thủ tục hải quan Ðiều 2 của phụ lục này quy định:" Hàng hoá trong vận tải đa phương thức quốc tế nói chung không phải kiểm tra hải quan trừ trường hợp phải thực hiện những quy tắc, điều lệ bắt buộc Ðể thực hiện điều này, các cơ quan hải quan thông thường tự hạn chế ở mức kiểm tra niêm phong hải quan và các biện pháp niêm phong khác tại cácđiểm xuất nhập khẩu Trừ khi vi phạm các quy định liên quan đến an ninh quốc tế và quốc gia, quy tắc đạo đức hoặc sức khỏe công chúng, hàng hóa trong vận tải đa

Trang 6

phương thức không phải tuân thủy thêm những thủ tục quá cảnh thông thường.” Nếu thủ tục hải quan ở nước gửi, nước đến, nước quá cảnh quá phiền hà và phức tạp thì mục đích của vận tải đa phương thức không những không đạt được mà còn kìm hãm sựphát triển của vận tải và buôn bán quốc tế Trong một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác thì vẫn cần có thủ tục hảiquan.

Trên thế giới đã có nhiều nỗ lực để đơn giản hoá và tiêu chuẩn hoá các thủ tục hải quannhằm tạo điều kiện cho buôn bán phát triển Từ năm 1921 đã có công ước về tự do quá cảnh Barcelona Ðến năm 1923 lại có một công ước quốc tế về đơn giản hoá thủ tục hảiquan và các thủ tục khác Hiệp ước chung về thuế quan và buôn bán (GATT) 1974 cũngcó những điều khoản tiến bộ về hướng này Năm 1950, hội đồng hợp tác hải quan đã được thành lập dưới sự bảo trợ của LHQ, nhằm phối hợp hành động trong công tác hải quan của các nước trên thế giới

ii Hải quan Việt Nam

Quy định thủ tục hải quan với hàng hóa của vận tải đa phương thức theo Hải quan Việt Nam được quy định trong Thông tư số 45/2011/TT-BTC ngày 04/04/2011, Quyết định 1842/QĐ-BTC ngày 30/7/2014

- Theo quy định tại Thông tư, hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế (gọi tắt là hàng hoá) phải làm thủ tục hải quan và chịu sự giám sát hải quan trong quá trình lưu giữ, vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; hàng hoá phải được vận chuyển theo đúng tuyến đường, đúng cửa khẩu và giao trả hàng hoá cho người nhận hàng tại cửa khẩu hoặc cảng nội địa (ICD) ghi trên chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế Hàng hoá phải được chứa trong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải, xe chuyên dùngđáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan Hàng hoá siêu trường, siêu trọng, hàng hoá là phương tiện vận chuyển không thể niêm phong hải quan được thì Chi cục Hải quan xác nhận trên Bảng kê hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế và người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế hoặc người vận chuyển hàng hoá phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đảm bảo nguyên trạng của hàng hoá trong suốt thời gian vận chuyển và lưu giữ tại Việt Nam

- Hàng hoá vận chuyển từ nước ngoài đến Việt Nam và giao trả hàng hoá cho người nhận hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma tuý, vũ khí và các loại hàng cấm nhập khác

- Hàng hoá vận chuyển từ nước ngoài đến Việt Nam và giao trả hàng hoá cho người trong lãnh thổ Việt Nam phải làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành tại Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng nội địa (ICD) được ghi trên chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế Hàng hoá nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy định đối với loại hình hàng hoá nhập khẩu tương ứng

- Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể về thủ tục hải quan đối với hàng hoá vậnchuyển từ nước ngoài đến Việt Nam và giao trả hàng hoá cho người nhận hàng ở lãnh

Trang 7

thổ Việt Nam; thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận chuyển từ nước ngoài đến Việt Nam và giao trả hàng hoá cho người nhận trong lãnh thổ Việt Nam và tiếp nhận hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, vận chuyển đển cửa khẩu được chỉ định để giao trả hàng hoá cho người nhận ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

*Trình tự thực hiện 1 Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam:

+ Đối với cá nhân tổ chức:

- Nộp hồ sơ theo quy định

+ Đối với cơ quan hải quan

- Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh tiếp nhận bản kê khai hàng hóa quá cảnh hoặc tờ khai hải quan về lô hàng, niêm phong nơi chứa hàng hoá và xác nhậnnguyên trạng hàng hóa trên bản kê khai hàng hóa và tờ khai hải quan (đối với trường hợp phải khai hải quan) và giao cho người điều khiển phương tiện vận tải chuyển đến cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh,

- Trường hợp hàng hóa thuộc diện không niêm phong được thì người vận tải, người khai hải quan, công chức hải quan đi cùng (nếu có) chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa tử cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh;

- Cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá xuất cảnh tiếp nhận bản kê khai hoặc tờ khai hải quan do cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh chuyển đến, kiểmtra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hoá để đối chiếu với các nộidụng xác nhận của cơ quan hải quan cửa khẩu nơi hàng hoá nhập cảnh trên bản kê khai hàng hóa hoặc tờ khai hải quan quá cảnh để làm thủ tục xuất cảnh

2 Hàng hoá giao trả cho người nhận hàng tại các địa điểm thông quan nội địa (ICD) hoặc tại cửa khẩu khác nơi hàng nhập

+ Đối với doanh nghiệp vận tải đa phương thức:

- Nộp và xuất trình cho Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên các chứng từ nêu tại điểm 1 trên đây

- Giữ nguyên trạng hàng hoả, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập đầu tiên về ICD hoặc cửa khẩu giao trả hàng cho người nhận.- Luân chuyển chứng từ giữa Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và Chi cục Hải quan nơi giao trả hàng cho người nhận

+ Đối với Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên:

- Tiếp nhận hồ sơ chứng từ vận tải đa phương thức.- Niêm phong hàng hoá nhập khẩu theo qui định

Trang 8

- Lập Biên bản bàn giao hàng hoá chuyển cửa khẩu: 02 bản- Cung cấp các thông tin cần lưu ý về lô hàng ( mặt hàng trọng điểm, doanh nghiệp trọng điểm, lô hàng có nghi vấn, giá, mã số, thuế suất) cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết

- Ghi vào sổ theo dõi hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu theo các tiêu chí gồm số thứ tự, số, ký hiệu l, ngày tờ khai, tên, địa chỉ doanh nghiệp; đơn vị Hải quan làm thủ tục, số kí hiệu container; mặt hàng

+ Đối với Chi cục Hải quan ICD hoặc cửa khẩu khác nơi hàng nhập :

- Tiếp nhận Biên bản bàn giao do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập fax đến.- Kiểm tra tình trạng niêm phong

- Thông báo lại bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập.- Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao và faxcho Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập theo qui định

3 Hàng hoá xuất khẩu được làm thủ tục tại Địa điểm thông quan nội địa (ICD)

+ Đối với Hải quan ICD :

Trường hợp lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá:- Trả tờ khai hàng hoá xuất khẩu (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan.- Lập Biên bản bàn giao : 02 bản

- Theo dõi, cập nhật thông tin, lưu trữ phản hồi tử cửa khẩu xuất.- Phối hợp với cửa khẩu xuất kho để truy tìm lô hàng trong trường hợp lô hàng quá thời gian qui định không đến cửa khẩu xuất

- Lập danh mục các lỗ hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế- Xử lý vi phạm liên quan đến lô hàng xuất khẩu

+ Đối với hải quan cửa khẩu xuất :

- Tiếp nhận Biên bản bàn giao nhận qua fax để đối chiếu với hồ sơ hải quan và hàng hoá

-Kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hoá (niêm phong hải quan, niêm phong hãng tàu) - Nếu phát hiện lỗ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, Chi cục trưởng xem xét, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá

- Ký xác nhận Biên bản bàn giao và lưu; lập Bảng thống kê các Biên bản bàn giao và faxcho Chi cục Hải quan ngoài của khẩu theo qui định

- Giám sát hàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất

Trang 9

- Ghi vào sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu theo các tiêu chí qui định gồm: số thứ tự, số, ký hiệu, ngày tờ khai; tên, địa chỉ doanh nghiệp; đơn vị Hải quan làmthủ tục; số ký hiệu container; mặt hàng.

-Đối chiếu số ký hiệu tờ khai mặt hàng và các tiêu chí khác của lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế với danh mục hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế do Chi cục Hảiquan ngoài cửa khẩu fax đến Trường hợp có sự không khớp nhau thì phối hợp với Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu để xác minh, làm rõ

- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

- Thành phần, số lượng hồ sơ

+ Giấy phép kinh doanh vận tải đpt: 01 bản sao có xác nhận của Giám độc doanh nghiệp (nộp lần đầu khi làm thủ tục hải quan), xuất trình bản chính để đối chiếu.+ Chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu đã được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải) : 01 bản chính

+ Bản kê khai hàng hoá vận tải đa phương thức (bao gồm các tiêu chí số thứ tự, tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá): 01 bản chính

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

-Thời hạn giải quyết

-Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quannộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)

- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan)

+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;

+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

Trang 10

+Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):Chi cục Hải quan

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

b) Công ước hải quan

Cho đến nay, có 5 Công ước về hải quan có tác động lớn đến vận tải đa phương thức quốc tế

* Công ước về quá cảnh của các nước không có biển 1965 có hiệu lực từ ngày 9/6/1967

Công ước này quy định quyền tự do ra biển của những nước không có đường trực tiếp ra biển hoặc không có bờ biển Các nước có vị trí nằm giữa biển và có biển phải cho phép nước không có biển tự do quá cảnh qua lãnh thổ của minh Công ước cũng quy định phải đối xử bình đẳng đối với tàu biển của nước không có biển trong việc sử dụng cảng biển

* Công ước về vận tải đường bộ quốc tế (Transport International Routie – TIR)

Hiệp định TIR được ký kết lần đầu vào năm 1949 giữa một số nước Châu u và được mởrộng, nâng cấp thành Công ước TIR vào năm 1959 và được điều chỉnh, bổ sung năm 1975 Hiện nay, IRU (International Road Transport Union – Liên minh vận tải đường bộ quốc tế) là cơ quan chủ trì triển khai cơ chế TIR theo yêu cầu của Liên hiệp quốc.Lúc đầu Công ước này chỉ áp dụng cho chuyên chở hàng hóa bằng đường ô tô Hiện nay, hệ thống TIR đã bao gồm cả vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và vận tải biển Công ước TIR cho phép hàng hóa di chuyển từ nước gửi đến nước đến chỉvới một giấy hải quan duy nhất mà không phải qua kiểm tra hải quan dọc đường tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại hàng hóa và phương tiện vận tải TIR cũng cho phép hàng hóa di chuyển dưới sự kiểm soát của hải quan qua các biên giới quốc tế mà khôngphải trả các loại thuế phí thường phải trả khi nhập khẩu (hoặc xuất khẩu) Đến nay, Việt Nam vẫn chưa tham gia Công ước TIR

Ngoài ra Liên Hợp Quốc cũng triển khai hệ thống thông tin hải quan eTIR áp dụng cho vận tải đường bộ và vận tải đa phương thức (nhưng phải có một phương thức sử dụng đường bộ) Hệ thống này áp dụng đối với hàng container được gắn seal Khi hàng đượcvận chuyển và quá cảnh giữa các các nước thuộc TIR sẽ không phải kiểm tra hải quan từ đó giảm thời gian và chi phí

* Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)

Hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết Tại điều V của Hiệp định GATT quy định quyền tự do quá cảnh: “Các nước thành viên tham gia Hiệp định luôn có quyền tự do quá cảnh qua lãnh thổ của mỗi nước thành viên khác và cho phép hàng hóa và phương tiện ra hay vào lãnh thổ của nước thành viên khác bằng các tuyến đường thuận tiện nhất cho quá cảnh quốc tế.”

Trang 11

Ngoài ra, Hiệp định còn khẳng định rằng “ trừ trường hợp không tuân thủ các quy định và luật hải quan hiện hành, hàng hóa, phương tiện của một nước thành viên khi ra hay vào lãnh thổ của các nước thành viên khác sẽ không phải chịu bất kỳ sự trì hoãn hay hạn chế không cần thiết nào và sẽ được miễn thuế hải quan cùng tất cả các khoản thuế quá cảnh cũng như các loại phí khác đánh vào hàng hoá quá cảnh trừ phí vận chuyển hoặc các phí ứng với phí hành chính do việc quá cảnh mang lại hay các phí dịch vụ khác.” Hiệp định cũng quy định phải đối xử bình đẳng giữa các quốc gia trong chi phí, quy tắc hay các thủ tục liên quan tới quá cảnh.

*Công ước hải quan về Container

Công ước này đầu tiên được đưa ra năm 1965 tại Geneva cho các nước thành viên củaỦy ban kinh tế Châu Âu và năm 1972 được mở rộng áp dụng cho các nước khác Công ước này có hiệu lực từ năm 1975

Nội dung công ước quy định việc miễn thuế cho các container tạm nhập (sẽ tái xuất trong vòng 3 tháng) và không cần xuất trình chứng từ hải quan hay an ninh (duty-and-tax-free) Công ước cũng quy định việc chấp thuận các container được niêm phong hải quan Mục đích của Công ước là thúc đẩy việc sử dụng Container trong vận tải quốc tế Hiện tại Việt Nam chưa tham gia Công ước này nên thông tin cập nhật về các hoạt độngquốc tế liên quan đến việc quản lý nhà nước đối với loại hình container còn nhiều hạn chế

*Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan Kyoto 1973 (Công ước Kyoto sửa đổi 1999)

Đây là một cố gắng của Hội đồng hợp tác hải quan nhằm tạo ra một công cụ có tính chất quốc tế để các nước sử dụng trong việc đơn giản hóa và hoàn thiện luật lệ hải quan của mình Công ước này có hiệu lực từ năm 1975 và tính đến 2021 đã có 126 quốc gia tham gia

Mục đích của Công ước này là xoá bỏ sự khác biệt giữa thủ tục và các thông lệ hải quan của các bên tham gia có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế và các trao đổi quốc tế khác, qua đó đóng góp hiệu quả vào việc phát triển thương mại Việc hài hòa vàđơn giản hóa hải quan có thể thực hiện được bằng cách thi hành các nguyên tắc sau đây:

• Thực hiện những chương trình nhằm mục đích liên tục hiện đại hóa các thủ tục và thông lệ hải quan, áp dụng các kỹ thuật hiện đại như quản lý rủi ro và kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, và áp dụng tối đa công nghệ thông tin

• Áp dụng các thủ tục và thông lệ hải quan theo phương thức có thể dự đoán được nhất quán và minh bạch

• Cung cấp cho tất cả các bên hữu quan mọi thông tin cần thiết liên quan đến pháp luật, các quy chế, hướng dẫn hành chính, thủ tục và thông lệ hải quan

Trang 12

• Tạo điều kiện cho các bên chịu xử lý được dễ dàng tiếp cận quá trình xét xử hành chính hay tư pháp

• Thực hiện các chuẩn mực quốc tế có liên quan

4 Hợp đồng

Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải

Hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển, người giao hàng, người nhận hàng Chứng từ vận tải đa phương thức (vận đơn, hoá đơn hàng hoá…) là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức

Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải (đường bộ, đường hàng không…) Tuy nhiên đối với đường biển, Luật hàng hải 2015 chia ra làm 2 loại hợp đồng:

 Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển Hình thức giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận

 Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến Giao kết hợp đồng bằng văn bản

5 Chứng từ trong vận tải đa phương thứca) Khái niệm

Theo quy tắc của UNCTAD/ICC: chứng từ vận tải đa phương thức là chứng từ chứng

minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu điện tử, như luật pháp áp dụng cho phép và có hình thức có thể lưu thônghoặc không thể lưu thông, có ghi rõ tên người nhận

Theo Công ước của LHQ: chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ làm bằng

chứng cho hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của MTO và cam kết của anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng

b) Nội dung

Trang 13

Những nội dung do người gửi hàng cung cấp: Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; kýhiệu và mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của các loại hàng hóa/sản phẩm; số lượng kiện hoặc chiếc hoặc trọng lượng cả bì của hàng hóa/sản phẩm hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả theo cách khác.• Ghi rõ tình trạng bên ngoài của hàng hóa.

• Nêu rõ tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức.• Họ và tên của người gửi hàng

• Họ và tên tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên.• Ghi rõ địa điểm và ngày tháng năm MTO tiếp nhận hàng hóa.• Ghi rõ địa điểm giao trả hàng

• Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng hóa, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận cụ thể

• Xác định rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ nào, có thể chuyển nhượng được hay không

• Phải có chữ ký của người đại diện cho MTO hoặc của người được ủy quyền Xác định rõ cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận cụ thể hoặc cước phí vận chuyển hàng hóa Quy định đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán hoặc là sự diễn tả khác nào đó về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán

• Xác định rõ tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải đã chốt trong từng chặng và các địa điểm thực hiện chuyển tải nếu đã được biết tại thời điểm phát hành chứng từ vận tải đa phương thức

• Các chi tiết khác mà các bên liên quan đã thỏa thuận và nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức với điều kiện không trái với quy định của pháp luật

* Xác định hiệu lực bằng chứng của chứng từ vận tải đa phương thức

Chứng từ vận tải đa phương thức được xem là bằng chứng ban đầu của việc MTO đã thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa để vận tải hàng hóa như đã nêu trong chứng từ vận tải đa phương thức, loại trừ có trường hợp chứng minh ngược lại

Trường hợp chứng từ đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng và đã thực hiện việc chuyển giao hợp thức cho người nhận hàng hoặc là phía người nhận hàng đã giao cho bên thứ ba, nếu người nhận hàng hoặc bên thứ ba đã dựa vào nội dung mô tả hànghóa và thực hiện đúng theo nội dung mô tả đó thì sự chứng minh ngược lại đã được nêu trên sẽ không được chấp nhận

* Quy định về bảo lưu trong chứng từ vận tải đa phương thức

Trang 14

Trường hợp chứng từ vận tải đa phương thức đã ghi những chi tiết mô tả hàng hóa nhưng MTO/ người được ủy quyền biết hoặc có cơ sở hợp lý cho rằng mô tả đó không chính xác hàng hóa thực sự nhận được, hoặc không có thiết bị hợp lý để kiểm tra các chi tiết đó thì họ có quyền ghi bảo lưu vào chứng từ vận tải đa phương thức với nội dung là nói rõ sự mô tả thiếu chính xác, cơ sở nghi ngờ hoặc việc thiếu phương tiện hợp lý để kiểm tra.

Trường hợp MTO/ người được ủy quyền không thực hiện việc ghi chép bảo lưu trên chứng từ vận tải đa phương thức về tình trạng bên ngoài của hàng hóa thì mặc nhiên được coi là hàng hóa ở tình trạng bên ngoài tốt

c) Hình thức

Khi MTO nhận trách nhiệm về hàng hóa, anh ta hoặc người được ủy quyền sẽ cấp một chứng từ vận tải đa phương thức tùy theo người gửi hàng lựa chọn ở dạng lưu thông được hay không lưu thông được Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế do MTO trực tiếp ký hoặc người được MTO quốc tế ủy quyền ký lên chứng từ

Cách thức thể hiện chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể ở dạng chữ ký tay, chữ ký được in qua máy fax, hoặc đục lỗ, hoặc đóng dấu, hoặc ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật có hiệu lực hiện hành

Trong đó, Chứng từ lưu thông được là giấy tờ mà người được hưởng lợi có thể chuyển giao quyền lợi của mình cho người khác bằng cách chuyển giấy tờ này theo thủ tục pháp lý nhất định Chứng từ không lưu thông được thì ngược lại

Như vậy, chứng từ vận tải đa phương thức được lưu thông khi:• Ở mục người nhận hàng trên chứng từ sẽ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc cho người cầm chứng từ (bearer)

• Nếu ghi theo lệnh thì chứng từ sẽ được chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu.“Ký hậu” là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hoá nêu trong chứng từ đó cho người được xác định:• Nếu ghi “cho người cầm chứng từ” (bearer) thì sẽ chuyển nhượng bằng cách trao tay chứng từ mà không cần ký hậu chuyển nhượng

• Nếu cấp một bộ nhiều bản gốc phải ghi rõ số bản gốc trong bộ• Nếu cấp các bản sao, mỗi bản sao sẽ ghi “không lưu thông được”Tại Việt Nam, các quy định về chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được quy định

tại Chương IV: chứng từ vận tải đa phương thức, nghị định số 87/2009/NĐ-CP Trong đó,tại Điều 12 quy định về “Các dạng chứng từ đa phương thức” có ghi: “Chứng từ vận tải

Trang 15

đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau: Xuất trình, Theo lệnh, Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức: đích danh người nhận hàng”

Chuyển nhượng Không cần ký hậu Phải có ký hậu Phải có ký hậu của người có tên trong

chứng từ gốc

Trách nhiệm giao trả hàng

Hàng hóa được giaotrả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó

Hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đã được ký hậu một cách phù hợp

Hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trìnhmột bản chứng từ gốc

d) Phân loại

Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, ký ngày 5/10/1980 đến nay vẫn chưa có hiệu lực do đó chưa có mẫu chuẩn chứng từ vận tải đa phương thức mang tính chất quốc tế để các nước áp dụng Song dựa vào bản quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của UNCTAD/ICC nhiều tổ chức quốc tế vềvận tải, giao nhận cũng đã soạn thảo một số mẫu chứng từ để sử dụng trong kinh doanh

Sau đây là một số mẫu chứng từ vận tải đa phương thức thường gặp:

*Vận đơn FIATA (FIATA Negotiable Multimodal transport Bill Lading - FB/L)

Ðây là loại vận đơn đi suốt do Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận soạn thảo để cho các hội viên của Liên đoàn sử dụng trong kinh doanh vận tải đa phương thức Vận đơn FIATA hiện nay đang được sử dụng rộng rãi FB/L là chứng từ có thể lưu thông vàđược các ngân hàng chấp nhận thanh toán FB/L có thể dùng trong vận tải đường biển Vận đơn này có đặc điểm:

• Trên vận đơn thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng; người cấp vận đơn này là người vận chuyển hoặc MTO

• Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương

Trang 16

thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải.• Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhậnhàng để chở (có thể nằm sâu trong nội địa của nước đi) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa của nước đến).

*Chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC-Combined transport document)

COMBIDOC do BIMCO soạn thảo để cho MTO có tàu biển sử dụng (VO.MTO) Chứng từ này đã được phòng thương mại quốc tế chấp nhận, thông qua Vận đơn này có đặc điểm:

• Trên vận đơn thường ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng, người cấp B/L này phải là người chuyên chở

• Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải

• Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về hàng hoá từ nơi nhận hàng để chở(có thể nằm sâu trong nội địa) đến nơi giao hàng (có thể nằm sâu trong nội địa của nước đến)

Trang 17

*Chứngtừvận tảiđaphươngthức (MULTIDOC - Multimodal transport document)

MULTIDOC do Hội nghị của LHQ về buôn bán và phát triển soạn thảo trên cơ sở công ước của LHQ về vận tải đa phương thức Do công ước chưa có hiệu lực nên chứng từ này ít được sử dụng

of Ladi

Ngày đăng: 18/09/2024, 16:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w