1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

177 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Tác giả Hoàng Thị Minh
Người hướng dẫn PGS. TS. Huỳnh Quang Thuận, PGS. TS. Đặng Thành Chung
Trường học Học Viện Quân Y
Chuyên ngành Khoa học y sinh
Thể loại Luận án Tiến sĩ Y học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 9,93 MB

Nội dung

Tôi xin cam đoan số liệu trong đề tài luận án là một phần số liệu trong đềtài nghiên cứu có tên: “ Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ và tính đa hình gene của một số dấu ấn sinh học v Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.Nghiên cứu tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu

Gồm 201 đối tượng chia làm 2 nhóm:

- Nhóm bệnh: 103 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu

- Nhóm chứng: 98 người bình thường có tuổi và giới tương đồng với nhóm bệnh.

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn và tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu 2.1.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm bệnh:

Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2019, bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh Đái tháo đường týp 2 lần đầu khi xuất hiện một trong những rối loạn sau:

+ Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ

+ HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol) Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế

Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán, thời gian thực hiện xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 đến 7 ngày hoặc thỏa mãn cả 2 tiêu chí trên trong cùng một mẫu máu.

+ Bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu và nồng độ glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

2.1.2.2 Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng:

- Người đến khám sức khỏe có tuổi và giới tương đồng với nhóm bệnh.

- Trong tiền sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm cơ bản thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Tiền sử và hiện tại không bị ĐTĐ và rối loạn lipid máu.

+ Chỉ số BMI bình thường, huyết áp bình thường, các chỉ số xét nghiệm sinh hóa trong giới hạn bình thường, không có bệnh lý khác kèm theo.

- Người tình nguyện tham gia nghiên cứu.

+ Nhóm bệnh: loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân có một trong các yếu tố sau:

- Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc có ảnh hưởng tới nồng độ glucose máu như: thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, corticoid, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc tránh thai có estrogene

- Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị viêm gan virut, xơ gan, suy thận, hội chứng thận hư, viêm thận bể thận, có nhồi máu cơ tim, ung thư.

- ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ thứ phát (ĐTĐ trong hội chứng Cushing, Basedow, ĐTĐ đường do sỏi tụy…)

- Những bệnh nhân có biến chứng nặng, hoặc đang mắc các bệnh cấp tính khác (rối loạn nước và điện giải nặng, đột quỵ não, suy thận cấp, nhồi máu cơ tim cấp…).

- Bệnh nhân đang trong tình trạng nhiễm trùng cấp tính hoặc nghi ngờ mắc bệnh ngoại khoa, phẫu thuật.

- Mắc các bệnh nội tiết kèm theo: bệnh to đầu chi, Basedow, u tủy thượng thận, hội chứng Cushing

+ Nhóm chứng: loại khỏi nghiên cứu các trường hợp có rối loạn của tiền đái tháo đường khi có cả 2 rối loạn sau:

+ Nồng độ glucose máu lúc đói từ 5,6 - 6,9 mmol/L.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng theo sơ đồ sau: Đối tượng nghiên cứu

- Phân tích mối liên quan giữa đa hình gene

ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương với một số đặc điểm ở đối tượng nghiên cứu.

- Phân tích, so sánh nồng độ

ANGPTL3, FSP27 ở đối tượng nghiên cứu.

- Phân tích, so sánh tần suất kiểu gene, kiểu alen của gene

ANGPTL3, FSP27 ở đối tượng nghiên cứu.

Hình 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

- Hỏi bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng.

- Định lượng protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương.

- Xác định đa hình gene ANGPTL3, FSP27.

Tính cỡ mẫu dựa trên công thức ước lượng một tỷ lệ:

Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu.

Z: là trị số tùy thuộc vào mức độ tin cậy mong muốn của ước lượng, chọn mức tin cậy mong muốn là 95%, α = 0,05, tra bảng tương ứng Z = 1,96. d là khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ bệnh thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể (được quyết định bởi nhà nghiên cứu) thường lấy 10%. p là tỷ lệ mắc ước đoán dựa vào các nghiên cứu trước đó.

1-p là tỷ lệ không mắc Các nghiên cứu trước đây về các đa hình của gene ANGPTL3 và

FSP27 cho thấy đa hình rs10789117 của gene ANGPTL3 làm giảm nguy cơ bị béo phì, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid và đái tháo đường Đa hình rs1053239 của gene FSP27 có liên quan đến vòng eo, huyết áp tâm thu ở những người có hội chứng chuyển hóa, nồng độ cholesterol và glucose máu lúc đói [51], [75] Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung khảo sát đa hình rs10789117 của gene ANGPTL3 và đa hình rs1053239 của gene FSP27.

Theo dữ liệu công bố của Trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia (Hoa Kỳ) (National Center for Biotechnology Information, viết tắt NCBI), đa hình rs10789117 là biến thể của gene ANGPTL3 trong đó alen A bị thay thế bởi alen C, tần suất alen C của người Việt Nam là 0,266 Đa hình rs1053239 là biến dị của gene FSP27, trong đó alen G bị thay thế bới alen C, tần suất alen G của người Việt Nam là 0,352 Để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu này chúng tôi lấy p = 0,352 (theo tần suất cao hơn) và d = 0,1; thay vào công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là 88 cho mỗi nhóm Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 103 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu và 98 người bình thường, đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu

2.2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2020 – 2024 theo đề tài cấp thành phố Hà Nội, mã số : 01C-08/04-2020-3.

- Địa điểm nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được thu thập tại Khoa Khám bệnh, các xét nghiệm sinh hóa được thực hiện tại BMK Sinh hóa, xét nghiệm công thức máu được thực hiện tại trung tâm Huyết học truyền máu – Bệnh viện Quân y 103 Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử và ELISA được thực hiện tại Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân y Tinh sạch DNA và giải trình tự gene được thực hiện tại Apical Scientific Sdn Bhd, Malaysia

2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tiền sử bản thân: bệnh tim mạch, THA, rối loạn lipid máu, tiền sử khác Tiền sử gia đình về ĐTĐ (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột) Các bệnh lý kèm theo Các triệu chứng cơ năng như mệt mỏi, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy suốt cân nhanh, mắt mờ, tê bì tay chân.

- Chỉ số huyết áp được phân loại như sau:

Bảng 2.1 Phân độ tăng huyết áp

Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)

HA bình thường 120 -129 và/ hoặc 80 - 84

THA tâm thu đơn độc ≥ 140 và < 90

* Nguồn: Theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) (2018) [106]

- Chỉ số khối cơ thể BMI (Body mass index) được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) 2 , phân loại theo tiêu chí sau:

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn ban hành về phân loại béo phì

Loại Chỉ số BMI (Kg/m 2 )

Béo phì độ I 25 – 29,9 Béo phì độ II ≥ 30

* Nguồn: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết - Chuyển hóa

- Công thức máu: xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố, hematocrit.

- Các chỉ số sinh hóa máu lúc đói gồm: glucose, urê, creatinin, AST, ALT, GGT, cholesterol, HDL-C, LDL-C, TG, acid uric, HbA1c, insulin.

- Phân loại rối loạn lipid máu theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Bảng 2.3 Phân loại rối loạn lipid máu

Thành phần lipid huyết tương Có rối loạn lipid (mmol/L)

* Nguồn: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết - Chuyển hóa (2015) [107]

- Chỉ số kháng insulin (HOMA - IR: Homeostasis Model Assessment insulin Resistance), được tính theo công thức:

+ HOMA-IR = FPG (mmol/L) x FI (μU/mL)/U/mL)/22.5.

Trong đó: FPG (fasting plasma glucose) là chỉ số đường máu lúc đói (mg/dL) FI (fasting insulin) là nồng độ insulin huyết tương lỳc đúi (àU/mL) [108], [109]

+ Chỉ số HOMA-IR < 2,5 là không kháng insulin [110], [111], [112].

- Nồng độ protein ANGPTL3 và FSP27 trong huyết tương

- Tần suất kiểu gene, kiểu alen của đa hình gene ANGPTL3 và FSP27.

2.2.5 Các phương tiện nghiên cứu

- Hệ thống máy xét nghiệm huyết học tự động Unicel DxH 600/XN 1000, máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU5800/AU 680, máy xét nghiệm miễn dịch tự động DXI 800, máy xét nghiệm HbA1c.

- Máy đo mật độ quang DRA800 để định lượng nồng độ protein ANGPTL3 và FSP27 (hình 2.2).

Hình 2.2 Máy đo mật độ quang DRA 800

*Nguồn: Bộ môn Sinh lý bệnh – Học viện Quân y

- Máy ly tâm Spectrafuge 24D được sản xuất bởi Labnet có thể ly tâm tối đa 14.000 vòng/phút, máy vortex và ủ nhiệt Eppendorf ThemoMier C được sản xuất bởi Themo Fisher.

- Bộ kit Human ANGPTL3 ELISA Kit mã EH29RB sản xuất bởi ThermoFisher, Hoa Kỳ để định lượng protein ANGPTL3.

- Bộ kit Human CIDEC-3 mã MBS1605961 sản xuất bởi ThermoFisher, Hoa Kỳ để định lượng protein FSP27.

- Bộ kit E.Z.N.A Blood DNA Mini Kit sản xuất bởi Omega, Bio-Tek, Hoa Kỳ để tách chiết ADN từ máu toàn phần.

- Máy quang phổ Nanodrop để đo nồng độ DNA sau tách chiết.

- MasterMix mã P-MS2X-1000 sản xuất bởi Phusa Geneomi

- Các cặp mồi cho phản ứng PCR và giải trình tự gene ANGPTL3 và

FSP27 sản xuất bởi Phusa Geneomi.

- Máy PCR SureCycler 8800 sản xuất bởi Agilent Techologies.

- Bộ điện di để đánh giá chất lượng DNA sau nhân gene.

- Bộ kít ExoSAP-IT Express Reagenet mã 783951000RX của hãng Thermo Fisher để tinh sạch DNA

+ Bộ kit BigDye® Terminator v3.1 Cycle Sequencing mã 4337455 của hãng Thermo Fisher để phân tích trình tự DNA.

- Hệ thống phân tích di truyền SeqStudio của hãng Thermo Fisher để giải trình tự Sanger.

- Các phần mềm tin sinh học để phân tích kết quả giải trình tự.

2.2.6 Các bước tiến hành nghiên cứu

Các bệnh nhân đến khám tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Quân Y 103, có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu được thu thập vào nhóm bệnh và nhóm chứng (Bệnh án nghiên cứu theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2) Để hạn chế ảnh hưởng của chế độ ăn uống, sinh hoạt và các thuốc điều trị bệnh nền đến nồng độ ANGPTL3, FSP27 và đánh giá mối liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng chúng tôi lựa chọn đối tượng bệnh nhân phát hiện ĐTĐ týp 2 lần đầu, tại thời điểm khám không có bệnh nền đang phải dùng thuốc điều trị, thời điểm lấy mẫu là vào buổi sáng khi bệnh nhân đã nhịn ăn tối thiểu 8h.

Máu tĩnh mạch được lấy vào ống chống đông EDTA dùng để làm phản ứngELISA và tách DNA Thể tích tối thiểu cho mỗi mẫu máu là 2ml Mẫu được ly tâm với tốc độ 2000 vòng/phút trong 5 phút, tách huyết tương và phần huyết cầu, bảo quản ở nhiệt độ -80ºC cho đến khi được sử dụng

- Định lượng nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 trong các mẫu huyết tương bằng phương pháp ELISA.

- Tách chiết DNA từ phần huyết cầu, kiểm tra chất lượng DNA.

- Thực hiện PCR nhân đoạn gene ANGPTL3, FSP27 có chứa đa hình cần khảo sát, điện di sản phẩm để kiểm tra chất lượng sản phẩm PCR.

- Tinh sạch sản phẩn PCR, giải trình tự đoạn gene ANGPTL3; FSP27 các mẫu nhóm bệnh và nhóm chứng theo phương pháp Sanger.

- Phân tích tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 ở các nhóm nghiên cứu bằng phần mềm tin sinh học.

- Phân tích mối liên quan giữa nồng độ ANGPTL3, FSP27 huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

- Phân tích mối liên quan giữa các điểm đa hình gene ANGPTL3 và

FSP27 với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

2.2.7 Phương pháp, quy trình xác định các chỉ số xét nghiệm 2.2.7.1 Xác định các chỉ số xét nghiệm cận lâm sàng

- Xét nghiệm huyết học được thực hiện theo nguyên lý dòng chảy đa góc trên máy Unicel DxH 600/XN 1000 tại khoa Huyết học Bệnh viện Quân y 103.

+ Nồng độ glucose huyết tương được định lượng theo phương pháp Hexokinase trên hệ thống máy AU5800 của hãng Beckman coulter Hoa Kỳ

Glucose is first phosphorylated by Hexokinase (HK) to form Glucose-6-phosphate (G6P), with the help of Adenosine triphosphate (ATP) and Magnesium Subsequently, Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6P-DH) oxidizes G6P to Gluconate-6-phosphate, converting NAD+ into NADH.

Glucose + ATP HK, Mg ++ Glucose- 6-Phosphate + ADP

Glucose-6-Phosphat + NAD + G6P-DH Gluconate-6-P + NADH Đo sự tăng mật độ quang của NADH ở bước sóng 340/380 nm, so với nồng độ glucose chuẩn để tính kết quả.

Giá trị tham chiếu: 3,9 – 5,6 mmol/L.

+ Nồng độ các chỉ số ure, creatinin, cholesterol TP, TG, HDL-C, LDL-C, acid uric huyết tương được định lượng bằng phương pháp đo màu điểm cuối trên hệ thống máy AU5800 của hãng Beckman coulter Hoa Kỳ.

+ Hoạt độ các enzym AST, ALT, GGT huyết tương được đo bằng phương pháp enzym động học trên hệ thống máy AU5800 của hãng Beckman Coulter (Hoa Kỳ).

Nồng độ HbA1c (%) được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp trên hệ thống máy Premier Hb9210 của hãng Trinity Biotech, Hoa Kỳ

- Xét nghiệm insulin: Nồng độ insulin huyết tương được định lượng bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang trên máy xét nghiệm miễn dịch tự động DXI800 của hãng Beckman Coulter ( Hoa kỳ)

Giỏ trị bỡnh thường: 2,9 – 23 àU/L.

2.2.7.2 Xác định nồng độ ANGPTL3 và FSP27

- Nguyên lý: Nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 được định lượng bằng kỹ thuật ELISA Sandwich gián tiếp dựa trên nguyên tắc chung là sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể được gắn với một enzym Khi cho thêm cơ chất thích hợp vào phản ứng, enzym sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có màu Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng nguyên với kháng thể Thông qua đo mật độ quang sẽ tính được được nồng độ kháng nguyên cần phát hiện

Nồng độ protein ANGPTL3 được định lượng bằng bộ kit xét nghiệm ELISA (Enzyme-Linked Immunosorbent Assay) Bộ kit ELISA sử dụng trong nghiên cứu này có mã số EH29RB được sản xuất bởi công ty ThermoFisher Scientific, Hoa Kỳ Bộ kit này được sử dụng tại Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y.

Hình 2.3 Bộ kít ELISA Human ANGPTL3 mã EH29RB

*Nguồn: Theo hãng Thermo Fisher Scientific - Hoa Kỳ (2022)

- Định lượng nồng độ protein ANGPTL3 huyết tương gồm các bước:

* Pha chuẩn: chất chuẩn được pha loãng bằng dung dịch Standard Diluent thành các nồng độ lần lượt là: 2000 pg/mL, 800 pg/mL, 320 pg/mL, 128 pg/mL, 51,2 pg/mL, 20,48 pg/mL, 8,19 pg/mL

* Chuẩn bị mẫu: mẫu huyết tương chống đông EDTA sau khi rã đông, trộn đều rồi được pha loãng 200 lần bằng dung dịch Assay Diluent.

* Tiến hành phản ứng Elisa: các bước thực hiện theo phụ lục 3.

* Đo mật độ quang ở bước sóng 450 nm Dựa vào đường chuẩn để tính kết quả.

Hình 2.4 Phương trình đường chuẩn tính nồng độ ANGPTL3 huyết tương

*Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu

- Nồng độ protein FSP27 được định lượng bằng bộ kít Human Cell death activator CIDE-3 ELISA (Mybiosure, Hoa Kỳ) tại Bộ môn Sinh lý bệnh – Học viện Quân y

Hình 2.5 Bộ kít ELISA Human CIDE-3 mã MBS1605961

*Nguồn: Theo hãng Thermo Fisher Scientific - Hoa Kỳ (2022)

- Định lượng nồng độ protein FSP27 huyết tương gồm các bước:

* Pha loãng chuẩn: chất chuẩn được pha loãng bằng dung dịch Standard Diluent thành các nồng độ lần lượt là: 2000 ng/L, 1000 ng/L, 500 ng/L, 250 ng/L, 125 ng/L.

* Chuẩn bị mẫu: mẫu huyết tương chống đông EDTA sau khi rã đông, trộn đều, không cần pha loãng.

* Tiến hành phản ứng Elisa: các bước thực hiện theo phụ lục 4.

* Đo mật độ quang (OD) ở bước sóng 450 nm, dựa vào đường chuẩn để tính kết quả

Hình 2.6 Phương trình đường chuẩn tính nồng độ FSP27 huyết tương

*Nguồn: Theo hãng Thermo Fisher Scientific - Hoa Kỳ (2022)

2.2.7.3 Xác định đa hình của gene ANGPTL3 và FSP27

- Nguyên lý chung: Phá vỡ cấu trúc tế bào bằng biện pháp cơ học và hóa học (các chất tẩy mạnh là NaOH và SDS) để giải phóng ra phức hợp nucleoprotein Biến tính phức hợp nucleoprotein bằng các dung môi hữu cơ như phenol, chloroform, isoamyl alcohol để giải phóng ra DNA DNA được tủa bằng isopropanol và thu lại bằng ly tâm.

Xử lý số liệu

- Quản lý các số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2019.

- Số liệu được xử lý theo thuật toán thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 22.0.

- Các đồ thị được vẽ tự động bằng phần mềm SPSS 22.0 và Excel 2019.

- Nhận biết phân phối chuẩn của số liệu: dùng phép kiểm định Kolmogorov – Smimov khi cỡ mẫu lớn hơn 50 hoặc phép kiểm định Shapiro- Wilk khi cỡ mẫu nhỏ hơn 50, phân phối chuẩn khi p > 0,05

- Các kiểm định thống kê phân phối không chuẩn: Mann-Whitney -Wilcoxon hoặc Kruskal-Wallis được sử dụng thích hợp để so sánh các trung vị của các biến định lượng giữa các nhóm

- Sổ liệu phân phối chuẩn dùng Independent – Samples T-test để so sánh.

- Mô hình hồi quy tuyến tính để khảo sát mối tương quan giữa nồng độ ANGPTL3, FSP27 với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Ý nghĩa thống kê với giá trị p ≤ 0,05.

- Tần số kiểu gene được xác định bằng cách đếm đơn giản Tất cả các đa hình gene ANGPTL3 và FSP27 nghiên cứu đã được kiểm tra về trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg

- Mô hình hồi quy logistic nhị phân điều chỉnh theo các yếu tố gây nhiễu (tuổi và giới tính) được sử dụng để phân tích mối liên quan giữa tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 với thông số lâm sàng, cận lâm sàng.

- Chi-square tests được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các biến định tính.

Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đạo đức của tuyên bố Helsinki

- Nghiên cứu dựa trên sự đồng thuận của tất cả các đối tượng.

- Nghiên cứu này đã được thông qua hội đồng đạo đức của Bệnh việnQuân y 103 theo quyết định số 176/2021/CNChT-HDĐ ngày 06 tháng 08 năm2021.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUĐặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi và giới ở đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh

* Kiểm định Independent – Samples T-test; ** Kiểm định Chi square test Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh là 52,51 tuổi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p > 0,05) Tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới ở cả hai nhóm, tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ nam và nữ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (p > 0,05)

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Hình 3.1 Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu

Các triệu chứng điển hình của bệnh ĐTĐ týp 2 đều gặp ở đối tượng nghiên cứu, trong đó triệu chứng tiểu nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là triệu chứng mệt mỏi, uống nhiều và gầy suốt cân Bệnh nhân có triệu chứng ăn nhiều chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Hình 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có yếu tố gia đình Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có anh chị em ruột hoặc bố mẹ bị ĐTĐ týp 2 là 33,01% thấp hơn so với nhóm bệnh nhân không có yếu tố gia đình là 66,99%.

Bảng 3.2 Đặc điểm chỉ số huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu bị tiền tăng huyết áp/tăng huyết áp cao hơn bệnh nhân có huyết áp bình thường

Bảng 3.3 Đặc điểm chỉ số BMI của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu có nguy cơ béo phì/béo phì độ 1 chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân có BMI bình thường, không có bệnh nhân bị thiếu cân/béo phì độ 2.

Hình 3.3 Tỷ lệ rối loạn lipid máu của nhóm bệnh

RLLP: rối loạn lipid; TP: toàn phần ; TG: triglycerit

Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu có rối loạn lipid máu chiếm 67%, trong đó chủ yếu là tăng CT, tăng LDL-C và tăng TG huyết tương Giảm nồng độ HDL-C huyết tương chỉ gặp ở 28,2%.

Bảng 3.4 Đặc điểm các chỉ số liên quan đến chuyển hóa glucose

Chỉ số Nhóm bệnh Nhóm chứng p

Insulin (àU/L) Trung vị (TPV1-TPV3)

* Independent – Samples T-test; ** Mann-Whitney test

Số liệu phân phối chuẩn được biểu diễn dưới dạng X ± SD; số liệu không phân phối chuẩn được biểu diễn dưới dạng trung vị (TPV1-TPV3)

Nồng độ glucose, HbA1c, insulin và chỉ số HOMA-IR của nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05).

Hình 3.4 Tỷ lệ kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu

Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu có kháng insulin chiếm tỷ lệ cao (75,73%).

Bảng 3.5 Nồng độ các chỉ số sinh hóa máu của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh

*Independent – Samples T-test; ** Mann-Whitney test;

Số liệu phân phối chuẩn được biểu diễn dưới dạng X ± SD; số liệu không phân phối chuẩn được biểu diễn dưới dạng trung vị (TPV1-TPV3)

Nồng độ ure huyết tương, các chỉ số enzym gan của nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng ( p < 0,05) Nồng độ creatin, aicid uric huyết tương của nhóm bệnh có xu hướng cao hơn nhóm chứng tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.6 Nồng độ các chỉ số huyết học của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm bệnh

Các chỉ số trong công thức máu của nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,01).

Đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở đối tượng nghiên cứuFSP27 huyết tương ở đối tượng nghiên cứu

3.2.1 Đa hình của gene ANGPTL3 và FSP27 ở đối tượng nghiên cứu

Các mẫu sản phẩm PCR được điện di đánh giá chất lượng Mẫu đạt khi băng lên sáng rõ và không có băng phụ (kết quả điện di của một số mẫu được trình bày ở Hình 3.5 và 3.6).

Marker 1kb, kích thước sản phẩm PCR: 999bp

Hình 3.5 Kết quả điện di sản phẩm PCR gene FSP27

*Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Marker 1kb , kích thước sản phẩm PCR: 892bp

Hình 3.6 Kết quả điện di sản phẩm PCR gene ANGPTL3

*Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

+ Sản phẩm DNA khuếch đại đoạn gene ANGPTL3 và FSP27 bằng các cặp mồi đặc hiệu được tinh sạch và được giải trình tự gene trực tiếp Tiến hành giải trình tự đoạn gene ANGPTL3 có độ dài 892bp xác định được điểm đa hình có ý nghĩa là rs10789117 [A/C/T], đoạn gene FSP27 dài 999bp xác định điểm đa hình có ý nghĩa là rs1053238 [G/C/T].

Đọc kết quả giải trình tự bằng phần mềm MEGA, tín hiệu nền rất thấp hoặc không có Phân tích từng đa hình cho kết quả như sau:

- Đối với điểm đa hình rs10789117 [A/C/T] của gene ANGPTL3, có 3 kiểu gene (Hình 3.7 và Phụ lục 6).

Kiểu gene đồng hợp tử AA: được xác định khi có một đỉnh nucleotid A duy nhất (màu xanh lá cây)

Kiểu gene đồng hợp tử CC: được xác định khi có một đỉnh nucleotid C duy nhất (màu đen).

Kiểu gene dị hợp tử AC: được xác địn khi có hai đỉnh nucleotid A và nucleotid C lồng vào nhau Không thấy xuất hiện alen T.

Hình 3.7 Kết quả giải trình tự đa hình rs10789117

*Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

- Với đa hình rs1053238 [G/C/T] của gene FSP27 có 3 kiểu gene (Hình 3.8 và Phụ lục 6)

Kiểu gene đồng hợp tử GG: được xác định khi có một đỉnh nucleotid G duy nhất (màu đen)

Kiểu gene đồng hợp tử CC: được xác định khi có một đỉnh nucleotid C duy nhất (màu xanh dương)

Kiểu gene dị hợp tử GC: được xác định khi có hai đỉnh nucleotid G và nucleotid C lồng vào nhau Không thấy xuất hiện alen T

Hình 3.8 Kết quả giải trình tự đa hình rs1053239

*Nguồn: Kết quả của nhóm nghiên cứu

Bảng 3.7 Tần suất kiểu gene và kiểu alen của đa hình rs10789117 rs10789117 (A>C)

* Kiểm định Chi square test

Cả nhóm bệnh và nhóm chứng đều xuất hiện 3 kiểu gene AA, AC và

CC Tần suất kiểu gene AA và CC ở nhóm bệnh có xu hướng thấp hơn nhóm chứng, trong khi đó tần suất kiểu gene AC ở nhóm bệnh có xu hướng cao hơn nhóm chứng Tần suất alen A ở nhóm bệnh có xu hướng thấp hơn nhóm chứng, tần suất alen C ở nhóm bệnh có xu hướng cao hơn nhóm chứng Tuy nhiên sự khác biệt về tần suất kiểu gene và kiểu alen giữa nhóm bệnh và nhóm chứng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Sử dụng tần suất các kiểu gene, alen của đa hình trên nhóm chứng và nhóm bệnh để khảo sát cân bằng Hardy-Weinberg, kết quả cho thấy điểm đa hình rs10789117 của gene

ANGPTL3 tuân theo cân bằng Hardy-Weinberg (p Hardy-Weinberg > 0,05).

Bảng 3.8 Tần suất kiểu gene và kiểu alen của đa hình rs1053239 rs1053239 Nhóm bệnh Nhóm chứng p*

* Kiểm định Chi square test

Cả nhóm bệnh và nhóm chứng đều xuất hiện 3 kiểu gene GG, GC và

CC Tần suất kiểu gene CC và alen C ở nhóm bệnh có xu hướng thấp hơn nhóm chứng, tần suất kiểu gene GC, CC và alen G ở nhóm bệnh có xu hướng cao hơn nhóm chứng Tuy nhiên sự khác biệt về tần suất kiểu gene, kiểu alen giữa nhóm bệnh và nhóm chứng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Sử dụng tần suất các kiểu gene, alen của đa hình trên nhóm chứng và nhóm bệnh để khảo sát cân bằng Hardy-Weinberg, kết quả chỉ ra điểm đa hình rs1053239 của gene FSP27 tuân theo cân bằng Hardy-Weinberg (p Hardy-Weinberg >

3.2.2 Nồng độ protein ANGPTL3 và FSP27 huyết tương ở đối tượng nghiên cứu Để khảo sát nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 ở các nhóm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp ELISA tiến hành định lượng protein ANGPTL3, FSP27 trong huyết tương, kiểm định đặc điểm phân phối chuẩn, phân tích trung vị và tứ phân vị Kết quả thu được như sau: p: Kiểm định Mann-Whitney

Hình 3.9 Nồng độ ANGPTL3 huyết tương của đối tượng nghiên cứu Nồng độ ANGPTL3 huyết tương của nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấp hơn rõ rệt so với nhóm chứng (p < 0,05). p: Kiểm định Mann-Whitney

Hình 3.10 Nồng độ FSP27 huyết tương của đối tượng nghiên cứuNồng độ FSP27 của nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có xu hướng cao hơn nhóm chứng, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thồng kê với p > 0,05.

Liên quan giữa đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐANGPTL3, FSP27 huyết tương với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ

3.3.1 Liên quan giữa đa hình gene ANGPTL3, FSP27 với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Để đánh giá mối liên quan giữa tính đa hình gene ANGPTL3 và FSP27 với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ týp 2, chúng tôi tiến hành so sánh sự khác biệt về tần suất kiểu gene và kiểu alen giữa nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu với nhóm chứng Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa đa hình rs10789117 với bệnh ĐTĐ týp 2 rs10789117 (A>C) ĐTĐ týp 2 (n = 103) n (%)

* Mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính

Nguy cơ mắc ĐTĐ týp 2 ở nhóm bệnh nhân có kiểu gene dị hợp AC bằng 1,994 lần so với kiểu gene AA (p < 0,05) Không có sự ảnh hưởng đáng kể nào từ kiểu gene rs10789117C/C và các kiểu gene của mô hình trội lặn lên bệnh ĐTĐ týp 2.

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa đa hình rs1053239 với bệnh ĐTĐ týp 2 rs1053239 Nhóm bệnh Nhóm chứng

GC+GG 66 (64,08) 52 (53,07) 1,587 (0,895-2,813) 0,114 Mô hình lặn

* Mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính

Không có sự ảnh hưởng đáng kể nào từ kiểu gene, kiểu alen và mô hình trội lặn của đa hình rs1053239 lên bệnh ĐTĐ týp 2 (p > 0,05).

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa đa hình gene với một số đặc điểm rối loạn đi kèm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Đa hình

RLLP THA Kháng isulin Tăng BMI

0,15 p: Mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính;

RLLP: Rối loạn lipid máu; THA: Tăng huyết áp

Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa các kiểu gen của đa hình rs10789117 và rs1053239 với các rối loạn chuyển hóa như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đề kháng insulin và chỉ số khối cơ thể tăng ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (p > 0,05).

Hình 3.11 Mối liên quan giữa đa hình rs10789117 với nồng độ glucose và

HbA1c ở đối tượng nghiên cứu Nồng độ HbA1c và glucose có xu hướng cao hơn ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mang kiểu gene CC Ở nhóm chứng, nồng độ HbA1c có xu hướng cao ở kiểu gene AA, nồng độ glucose có xu hướng cao hơn ở kiểu gene AC.

Tuy nhiên sự khác biệt về nồng độ glucose và HbA1c giữa các kiểu gene của đa hình rs10789117 chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). p: Kruskal Wallis test

Hình 3.12 Mối liên quan giữa đa hình rs10789117 với nồng độ insulin và

HOMA-IR ở đối tượng nghiên cứu Nồng độ insulin huyết tương lúc đói khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mang kiểu gene AA, AC, CC Chỉ số HOMA-IR có xu hướng cao hơn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mang kiểu gene AC, thấp hơn ở bệnh nhân mang kiểu gene AA Ở nhóm chứng, nồng độ insulin và HPMA-IR có xu hướng cao hơn ở kiểu gene AC, thấp hơn ở kiểu gene CC.

Tuy nhiên mọi sự khác biệt này đều chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa đa hình rs10789117 với các chỉ số lipid huyết tương rs10789117 (A>C)

TV (TPV1-TPV3) p TV (TPV1-TPV3) p

CC (n = 12) 2,9 (1,8-3,6) CC (n = 12) 1,24 (1,02-1,41) p: Kruskal Wallis test; TV; trung vị; TPV1: tứ phân vị 1; TPV3: tứ phân vị 3

Nồng độ CT, HDL-C, LDL-C, TG huyết tương theo các kiểu gene của đa hình rs10789117 ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). p: Kruskal Wallis test

Hình 3.13 Mối liên quan giữa đa hình rs1053239 với nồng độ glucose và

HbA1c ở đối tượng nghiên cứuNồng độ glucose có xu hướng cao hơn ở các cá thể mang kiểu gene GG ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng Nồng độ HbA1c có xu hướng cao hơn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mang kiểu gene GC Tuy nhiên sự khác biệt về nồng độ glucose và HbA1c giữa các kiểu gene của đa hình rs1053239 ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). p: Kruskal Wallis test

Hình 3.14 Mối liên quan giữa đa hình rs1053239 với nồng độ insulin và

Nồng độ insulin huyết tương và HOMA-IR không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa các kiểu gen đa hình rs1053239 ở cả nhóm bệnh nhân và nhóm chứng.

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa đa hình rs1053239 với các chỉ số lipid huyết tương rs1053239 (G>C)

TV (TPV1-TPV3) p TV (TPV1-TPV3) p

CC (n = 21) 2,62 ( 1,44-3,71) CC (n = 17) 1,2 (0,9-1,34) p: Kruskal Wallis test; p*: Mann-Whitney tesst; TV; trung vị; TPV1: tứ phân vị 1;

TPV3: tứ phân vị 3 Ở nhóm bệnh, nồng độ CT và HDL-C cao nhất ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mang kiểu gene GC, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 2 kiểu gene GG và

CC với p < 0,05 Nồng độ HDL-C và TG có xu hướng cao hơn ở kiểu gene GC, tuy nhiên khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê so với 2 kiểu gene còn lại

( p > 0,05) Ở nhóm chứng, sự khác biệt giữa nồng độ CT, HDL-C, LDL-C, TG huyết tương theo các kiểu gene của đa hình rs1053239 chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa đa hình gene với đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Đa hình Tăng CT Tăng LDL-C Giảm HDL-C Tăng TG

(0,2-2,4) 0,66 p: Mô hình hồi quy nhị phân Logistic hiệu chỉnh theo tuổi và giới tính Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu mang kiểu gene dị hợp GC của đa hình rs1053239 có nguy cơ tăng CT bằng 3,16 lần so với kiểu gene

GG (p < 0,05) Không có sự ảnh hưởng đáng kể nào từ đa hình rs10789117 tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

3.3.2 Liên quan giữa tính đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở đối tượng nghiên cứu Để đánh giá mối liên quan giữa tính đa hình và nồng độ protein của gene ANGPTL3 và FSP27 ở đối tượng nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh sự khác biệt về trung vị nồng độ các protein nói trên giữa các kiểu gene của từng đa hình ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng Kết quả thu được như sau: p: Kruskal Wallis test

Hình 3.15 Nồng độ protein ANGPTL3 huyết tương trên các kiểu gene khác nhau của đa hình rs10789117 ở đối tượng nghiên cứu

Nồng độ protein ANGPTL3 huyết tương ở các đối tượng mang kiểu gene CC có xu hướng thấp hơn so với đối tượng mang kiểu gene AA, AC Tuy nhiên, sự khác về nồng động ANGPTL3 huyết tương giữa các kiểu gene khác nhau của SNP rs10789117 của gene ANGPTL3 ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng là chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). p: Kruskal Wallis test

Hình 3.16 Nồng độ protein FSP27 huyết tương trên các kiểu gene khác nhau của đa hình rs1053239 ở đối tượng nghiên cứu

Nồng độ protein FSP27 huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mang kiểu gene CC xu hướng có thấp hơn so với các bệnh nhân mang kiểu gene GG,

Nồng độ FSP27 trong huyết tương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gen khác nhau của SNP rs1053239 gen FSP27 ở cả nhóm đối chứng và nhóm bệnh nhân.

3.3.3 Liên quan giữa nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương với một số đặc điểm ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.15 Liên quan giữa nồng độ protein ANGPTL3 huyết tương với giới

ANGPTL3 (ng/mL) Trung vị

ANGPTL3 (ng/mL) Trung vị

Nồng độ protein ANGPTL3 huyết tương khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng ( p > 0,05).

Bảng 3.16 Liên quan giữa nồng độ protein FSP27 huyết tương với giới

FSP27(ng/L) Trung vị (TPV1-TPV3)

Nồng độ protein FSP27 huyết tương ở nam và nữ của nhóm bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Ở nhóm chứng, nồng độ protein FSP27 huyết tương khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ với p 55 tuổi [114]; Đỗ Đình Tùng và cộng sự (2023) nghiên cứu trên 163 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu, thấy tỷ lệ nam giới là 50,9%, nữ giới là 49,1%; tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân ĐTĐ là 53,8 ± 12,2 [115].

4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 4.1.2.1 Đặc điểm lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 rất đa dạng Các triệu chứng kinh điển như ăn nhiều, gầy nhiều, đái nhiều, uống nhiều có thể xuất hiện đầy đủ hoặc không đầy đủ trên cùng một bệnh nhân Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lần lượt là: uống nhiều 79,6%, ăn nhiều 26,2%, gầy sút cân 73,8% và tiểu nhiều là 85,4%, không có bệnh nhân có triệu chứng của biến chứng các cơ quan ngoại vi như nhìn mờ hay tê bì tay chân Nguyễn Đức Ngọ và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 255 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy triệu chứng uống nhiều 49,7%, gầy sút cân 26,6%, tê bì tay chân 15,5% và ít gặp nhất là ăn nhiều với 8,0% [116] Theo tác giả trên, các dấu hiệu gặp chủ yếu là uống nhiều, tiếp theo là gầy sút cân, trong khi đó triệu chứng ăn nhiều chiếm tỷ lệ thấp Như vậy, có thể thấy cách khởi phát bệnh ĐTĐ týp 2 của đối tượng nghiên cứu phù hợp so với bệnh cảnh lâm sàng kinh điển.

Tiền sử bệnh ĐTĐ của cha mẹ hoặc anh chị em ruột là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐTĐ týp 2 Trong nghiên cứu này, kết quả ở hình 3.2 cho thấy 33% số bệnh nhân có người thân là bố/mẹ/anh chị em ruột cũng bị ĐTĐ týp 2 Kết quả này cũng gần tương đồng với một số nghiên cứu trước đây Tác giả Jeong S U và cộng sự (2010) khảo sát trên 621 bệnh nhân thấy 38,4% có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ thì bệnh có xu hướng phát triển sớm hơn, hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ tim mạch phổ biến hơn ở bệnh ĐTĐ týp 2 không có tính chất gia đình [117] Nghiên cứu của Xiong X và cộng sự (2020) trên 8909 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy rằng tỷ lệ bệnh nhân có một và nhiều hơn một thành viên gia đình mắc bệnh ĐTĐ lần lượt là 18,7% và 12,8% [118].

Những kết quả này hỗ trợ sự cần thiết phải sàng lọc bệnh ĐTĐ týp 2 sớm hơn ở các thành viên gia đình của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và phòng ngừa tích cực hơn bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tiền sử gia đình.

Trong các yếu tố lâm sàng thì tăng huyết áp và thừa cân/béo phì là hai yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2 Có 59,24% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị tiền tăng huyết áp hoặc tăng huyết áp và 68,9% số bệnh nhân thừa cân Kết quả này có phần phù hợp với kết quả của nhiều nghiên cứu trong nước nhưNguyễn Đức Ngọ và cộng sự (2020) cho thấy số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thừa cân là 61,2 %, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp là 65,9 % ; Lê Đình Tuân và cộng sự (2021) thấy BMI trung bình là 25,07 ± 1,77 (kg/m 2 ), tỷ lệ thừa cân là54,5%, béo phì là 45,5%; tỷ lệ tăng huyết áp là 40,9% [113] Gần đây nhất,tác giải Wang M và cộng sự (2023) khảo sát trên 652290 bệnh nhân ĐTĐ týp2 thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 27,6% [119] Sự khác biệt ở đây có thể do độ tuổi, thời gian phát hiện bệnh và đối tượng ở các nghiên cứu là khác nhau.

Tuy nhiên, các kết quả đều có ý nghĩa rằng chỉ số BMI bất thường và tăng huyết áp có tác động hiệp đồng lên nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 Cả chỉ số BMI và huyết áp đều là những yếu tố có thể kiểm soát được nên người dân nên tăng cường quản lý huyết áp và chỉ số BMI thông qua các biện pháp như tập thể dục hợp lý, chế độ ăn uống lành mạnh, cai thuốc lá, cai rượu để ngăn ngừa sự xuất hiện và phát triển của bệnh ĐTĐ týp 2 Ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện cần phải kiểm soát huyết áp tốt nhằm ngăn ngừa và chậm lại tiến triển của các biến chứng tim mạch của bệnh ĐTĐ týp 2.

4.1.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng

Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm nhiều hơn tới các biến định lượng là các xét nghiệm cận lâm sàng vì các biến này thu thập khách quan hơn, ít chịu ảnh hưởng của yếu tố chủ quan từ đó cho các kết quả phân tích có giá trị cao hơn các biến định tính Các đặc điểm cận lâm sàng chúng tôi lựa chọn gồm: các xét nghiệm đánh giá chuyển hóa glucose, đánh giá kháng insulin, đánh giá rối loạn lipid máu, acid uric máu, xét nghiệm enzym gan (enzym AST và ALT), các xét nghiệm huyết học (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit).

Nồng độ glucose và HbA1c

Hiện nay, nồng độ glucose máu lúc đói và %HbA1c là hai thông số được sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán và theo dõi điều trị đái tháo đường. Định lượng nồng độ glucose huyết tương lúc đói phản ánh chính xác nồng độ glucose trong máu tại thời điểm lấy máu xét nghiệm nhưng không đánh giá được sự dao động của nồng độ glucose máu trong cả quá trình điều trị.

HbA1c (%) là tỷ lệ hemoglobin trong hồng cầu kết hợp một cách bền vững với glucose HbA1c tỷ lệ thuận với nồng độ glucose máu HbA1c tồn tại song song với đời sống của hồng cầu, do đó ưu điểm của HbA1c là đánh giá nồng độ glucose máu trung bình trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng liên tục.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là

12,82 ± 3,66 mmol/L, nồng độ HbA1c trung bình là 9,76% ± 2,17% Kết quả của này cũng tương tự với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Lê Đình Tuân và cộng sự (2021) thấy nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 11,39 ± 4,20 mmol/l; nồng độ HbA1c trung bình là 9,12% ± 2,32% [113].

Trong nghiên cứu của Đỗ Đình Tùng và cộng sự (2023), nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 13,06 ± 5,92 mmol/L [115] Trong nghiên cứu của Xiong X và cộng sự (2020) nồng độ HbA1c trung bình là 9,06% ± 2,39%

[118] Kết quả của Azadi S.M và cộng sự (2023) nồng độ glucose máu lúc đói trung bình là 157,04 ± 18,51 (mg/dL), nồng độ HbA1c trung bình là 8,24% ± 1,61% và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng [101] Cơ chế bệnh sinh làm tăng nồng độ glucose máu chủ yếu liên quan đến tình trạng kháng insulin và suy chức năng tế bào β Nồng độ glucose máu tăng cao, kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thận, hoại tử đầu chi Do vậy, những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cần tuân thủ điều trị và định kỳ xét nghiệm nồng độ glucose máu và HbA1c để giúp đánh giá kiểm soát đường máu trong quá trình điều trị.

Các chỉ số lipid máu

Rối loạn các thành phần lipid máu (RLLPM) là biểu hiện thường gặp đối với bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Các bất thường này ở bệnh nhân ĐTĐ có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do việc kiểm soát glucose máu không đạt yêu cầu.

Trong bệnh ĐTĐ týp 2, đặc điểm rối loạn lipid máu hay gặp là tăng TG và giảm HDL-C trong máu, trong đó tăng TG máu là quan trọng nhất Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 67% Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho kết quả tương tự như Nguyễn Đức Ngọ và cộng sự (2020) thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu chung ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đến khám lần đầu là 67,8% ; Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu có thừa cân béo phì trong nghiên cứu Lê Đình Tuân và cộng sự (2021) có tỷ lệ rối loạn lipid máu là 84,8% ; Ahmmed M và cộng sự (2021) nghiên cứu trên 132 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu cho thấy tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nam giới là 72,6%, ở nữa giới là 75,7% [120].

Các dữ kiện trên góp phần vào khẳng định rối loạn lipid máu là phổ biến ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

Đặc điểm đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương ở đối tượng nghiên cứuANGPTL3, FSP27 huyết tương ở đối tượng nghiên cứu

4.2.1 Đặc điểm tính đa hình gene ANGPTL3 và FSP27 ở đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp giải trình tự gene Sanger xác định được đa hình rs10789117 trên gene ANGPTL3 và đa hình rs1053239 trên gene FSP27 Kiểu gene và kiểu alen của các đa hình này được tổng hợp và trình bày trong bảng 3.7 và 3.8.

Khi sử dụng tần suất các kiểu gene, alen của đa hình trên nhóm bệnh và nhóm chứng để khảo sát cân bằng Hardy-Weinberg, kết quả chỉ ra điểm đa hình rs10789117 của gene ANGPTL3 và rs1053239 của gene FSP27 tuân theo cân bằng Hardy-Weinberg (p Hardy-Weinberg > 0,05) Như vậy nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tính đại diện cho quần thể.

Kết quả bảng 3.7 chỉ ra tần suất alen của đa hình rs10789117 Tỷ lệ kiểu gene AA ở nhóm chứng cao hơn nhóm bệnh (55,1% và 44,7%), ngược lại tỷ lệ kiểu gene AC ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (43,7% và 33,7%), trong khi đó tần suất kiểu gene CC ở cả hai nhóm là gần tương đương nhau (11,2% và 11,6%) Tần suất alen A ở nhóm chứng cao hơn nhóm bệnh ( 72,4

% và 66.5%), tần suất alen C ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (33.5% và 27.6%) Tuy nhiên sự khác biệt về tần suất kiểu gene và kiểu alen của đa hình giữa nhóm bệnh và nhóm chứng chưa có ý nghĩa thống kê Kết quả này so với một số nghiên cứu gần đây trên thế thế giới có sự tương đồng Tác giả Poursalehi F và cộng sự (2022) nghiên cứu đa hình rs10789117 trên đối tượng bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, kết quả cho thấy tỷ lệ kiểu gene AA là

Tần suất alen của kiểu gen AC là 47,7%, CC là 34,4% và CC là 18% Tần suất alen A là 64,8%, alen C là 35,2% và tỷ lệ alen này không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân có và không có bệnh lý tim mạch Một nghiên cứu khác của Aghasizadeh M và cộng sự (2021) cũng xác nhận tỷ lệ alen C là 34%.

Kết quả bảng 3.8 chỉ ra tần suất alen của đa hình rs1053239 Tỷ lệ kiểu gene CC ở nhóm chứng cao hơn nhóm bệnh (41,8% và 35,9%), ngược lại tỷ lệ kiểu gan GC ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (43,7% và 38,8%), trong khi đó tần suất kiểu gene GG ở cả hai nhóm là gần bằng nhau (19,4% và 20,4 %).

Tần suất alen G ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng ( 47,1% và 38,8%), tần suất alen C ở nhóm chứng cao hơn nhóm bệnh (61,2% và 52,9%) Tuy nhiên, sự khác biệt này là chưa có ý nghĩa thống kê Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Wang, H và cộng sự (2017) Trong nghiên cứu này các tác giả đã khảo sát đa hình rs1053239 trên đối tượng là bệnh nhân có HCCH Kết quả cho thấy ở bệnh nhân có glucose máu cao, tỷ lệ kiểu gene GG là 30,8%, GC là

Theo nghiên cứu của tác giả, tần suất kiểu gen TT là 49,8% và kiểu gen CC là 19,4% Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về tần suất các kiểu gen này giữa nhóm bệnh nhân có đường huyết lúc đói bình thường và nhóm có đường huyết lúc đói tăng.

Gene ANGPTL3 mã hóa để tổng hợp ra protein ANGPTL3; là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 70 kDa, chủ yếu được tổng hợp và tiết ra bởi tế bào gan ANGPTL3 là một polypeptide có 460 acid amin (aa) sắp xếp theo trình tín hiệu đặc biệt với một miền xoắn ốc N-tận và miền tương đồng fibrinogene hình cầu C-tận Vùng xoắn ốc N-tận (17-207 aa), cụ thể là miền acid amin 61-66 ảnh hưởng đến nồng độ TG huyết tương thông qua ức chế hoạt động xúc tác của LPL [54] Miền giống như fibrinogene (207-460 aa) liên kết với thụ thể integrin αvβ3 và ảnh hưởng đến sự hình thành mạch [55].

Gene FSP27 mã hóa tổng hợp protein FSP27, là một protein liên quan đến hình thành giọt lipid, điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể.

Hoạt động bình thường của hai gene này sẽ giúp cân bằng quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể

Các nghiên đã công bố gần đây khảo sát đa hình rs10789117 của gene

ANGPTL3 và rs1053239 của gene FSP27 chủ yếu trên đối tượng là bệnh nhân có bệnh lý tim mạch Nghiên cứu của chúng tôi khảo sát đồng thời hai đa hình này trên đối tượng là người bình thường và bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu Tuy có sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, song kết quả khảo sát tần suất kiểu gene của các đa hình lại gần tương đồng Điều này có thể giải thích là do ĐTĐ cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch đồng thời bệnh lý tim mạch cũng là một trong những biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ týp 2 Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở những người mắc bệnh ĐTĐ, đặc biệt ở những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2.

Người mắc bệnh ĐTĐ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2-4 lần so với người không mắc bệnh ĐTĐ và nguy cơ tăng lên khi kiểm soát đường huyết ngày càng kém Các biến chứng mạch máu lớn và vi mạch liên quan đến bệnh ĐTĐ, bao gồm bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, suy tim, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh thận mạn tính, bệnh võng mạc ĐTĐ và bệnh thần kinh tự chủ tim mạch là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng cuộc sống, tàn tật và tử vong sớm liên quan đến bệnh ĐTĐ [132]

4.2.2 Đặc điểm nồng độ protein ANGPTL3 và FSP27 trong huyết tương ở đối tượng nghiên cứu

4.2.2.1 Nồng độ protein ANGPTL3 huyết tương ở đối tượng nghiên cứu

Protein ANGPTL3 đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa lipoprotein bằng cách ức chế enzym LPL, có chức năng thủy phân triglycerid trong chylomicron và VLDL Do đó, thiếu hụt ANGPTL3 dẫn đến hoạt động LPL tăng lên, tăng cường thủy phân triglycerid trong các lipoprotein giàu triglyceride Sự gia tăng axit béo tự do (FFA) từ quá trình phân giải lipid ở mô mỡ do ANGPTL3 giảm là nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin liên quan đến béo phì và bệnh tim mạch.

ANGPTL3 làm giảm quá trình tạo mỡ nội sinh dẫn đến giảm độ nhạy insulin.

Sau bữa ăn, ANGPTL3 thúc đẩy dòng FFA đến mô mỡ trắng để bổ sung TG dự trữ đã cạn kiệt trong thời gian nhịn ăn Đổi lại, vận chuyển glucose vào trong tế bào gây ra và kích hoạt protein liên kết với yếu tố phiên mã(ChREBP), giúp tăng cường quá trình tạo lipid [58], [70] Tăng tạo lipid trong mô mỡ trắng có liên quan đến độ nhạy insulin Do đó, có khả năng sự tăng hấp thu glucose vào mô mỡ trắng và sự gia tăng tiếp theo của quá trình tạo lipid giải thích sự nhạy cảm với insulin tăng lên liên quan đến sự bất hoạt của ANGPTL3 Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nồng độ ANGPTL3 ở nhóm ĐTĐ týp 2 chưa điều trị lại thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của của một số tác giả như Hezarkhani S và cộng sự (2023) hay Cinkajzlová A và cộng sự (2018) [102], [133] Điều này đặt ra câu hỏi, liệu rằng có sự điều hòa ngược âm tính của insulin đối với ANGPTL3 hay không? Theo nghiên cứu của Nidhina H.P.A và cộng sự cho thấy insulin làm giảm ANGPTL3 huyết tương bằng cách giảm biểu hiện ANGPTL3 trong gan ở người bình thường [94] Tương tự, tác giả Shimamura M và cộng sự (2004) cũng đã chỉ ra rằng trên mô hình chuột được điều trị bằng isulin dẫn đến giảm biểu hiện gene

ANGPTL3 và giảm bài tiết protein ANGPTL3 [134] Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu của chúng tôi được chẩn đoán chẩn đoán lần đầu, chưa được điều trị nên có chỉ số kháng insulin và nồng độ insulin trong huyết tương cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng Kết hợp các dữ liệu trên đây có thể nội suy rằng, ở gian đoạn đầu của bệnh ĐTĐ týp 2, khi chức năng tế bào β còn đáp ứng được để tăng tiết insulin thì chính lượng insulin nội sinh này lại quay lại ức chế quá trình tổng hợp ANGPTL3 dẫn đến giảm nồng độANGPTL3 trong huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 so với người khỏe Đây có thể là một đáp ứng sinh lý của cơ thể để phần nào đó làm chậm lại quá trình kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Mặc dù vậy, dữ liệu của nghiên cứu của chúng tôi không đủ để làm rõ sự ảnh hưởng của insulin đối với nồng độ ANGPTL3 trong huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Bởi vì khi phân tích không thấy có mối tương quan giữa nồng độ insulin huyết tương, HOMA-IR với ANGPTL3 ở các đối tượng nghiên cứu Do đó, để khẳng định điều này ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thì cần phải được xác nhận thêm từ các cỡ mẫu lớn hơn với các nhóm dân tộc khác nhau.

4.2.2.2 Nồng độ protein FSP27 huyết tương ở đối tượng nghiên cứu

Mô mỡ có vai trò trung tâm trong việc điều chỉnh dự trữ và cung cấp năng lượng cho nhu cầu trao đổi chất Các tế bào mỡ có thể bảo vệ các mô khác, ví dụ như cơ và gan khỏi tác động có hại của acid béo tự do (FFA) dư thừa bằng cách este hóa FFA thành TG và cô lập chúng trong các giọt lipid trong mô mỡ Béo phì góp phần làm dư thừa lipid trong mô mỡ dẫn đến tích tụ lipid ngoài mô mỡ và FFA trong máu, dẫn đến các biến chứng bao gồm kháng insulin và gan nhiễm mỡ FSP27 là một protein có vai trò thúc đẩy việc lưu trữ chất béo và ức chế sự phân hủy chất béo không đáng có mà không cần tác nhân kích thích bên ngoài Dữ liệu nghiên cứu trên người chỉ ra rằng FSP27 đóng vai trò sinh lý trong việc lưu trữ lipid trong mô mỡ, do đó giảm FSP27 sẽ góp phần gây ra các tình trạng bệnh lý như kháng insulin [135].

Mối liên quan giữa đa hình gene ANGPTL3, FSP27 và nồng độ protein ANGPTL3, FSP27 huyết tương với một số đặc điểm của bệnhprotein ANGPTL3, FSP27 huyết tương với một số đặc điểm của bệnh

4.3.1 Mối liên quan giữa đa hình gene ANGPTL3, FSP27 với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 Đa hình nucleotide đơn (SNP) là dạng biến đổi DNA đơn giản nhất giữa các cá thể Những thay đổi đơn giản này có thể thuộc loại chuyển tiếp hoặc chuyển đổi và chúng xảy ra trong toàn bộ bộ gene với tần số khoảng 1/1000 bp SNP có thể là yếu tố tạo nên sự đa dạng giữa các cá nhân, sự tiến hóa của bộ gene, những đặc điểm gia đình phổ biến nhất như tóc xoăn, sự khác biệt giữa các cá nhân trong phản ứng thuốc và trong một số bệnh như ĐTĐ, béo phì, tăng huyết áp và rối loạn tâm thần SNP có thể thay đổi các acid amin được mã hóa hoặc đơn giản là xảy ra ở các vùng không mã hóa.

Chúng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chất xúc tác (biểu hiện gene), cấu trúc (tính ổn định) của RNA thông tin (mRNA), sự định vị dưới tế bào của mRNA và/hoặc protein và có thể gây bệnh [137] Do đó, việc xác định nhiều biến thể trong gene và phân tích tác động của chúng có thể giúp hiểu rõ hơn về vai trò của SNP đối với chức năng gene và sức khỏe của một cá nhân.

4.3.1.1 Mối liên quan giữa đa hình rs10789117 của gene ANGPTL3 với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Gen ANGPTL3 mã hóa protein ANGPTL3, tác động đến quá trình chuyển hóa lipoprotein bằng cách ức chế enzym lipoprotein lipase Nghiên cứu trình tự exon phát hiện ra rằng đột biến ANGPTL3 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa LDL-C ở người Một nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn cũng xác định rằng đột biến mất chức năng của gen này có liên quan đến mức LDL-C thấp hơn.

ANGPTL3 và các liệu pháp điều trị ức chế protein ANGPTL3 làm giảm nồng của TG, HDL-C, LDL-C và giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch [48] Gong Q và cộng sự (2019) nghiên cứu trên đối tượng là bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não đã đưa ra kết luận rằng các biến thể di truyền của gene ANGPTL3 có thể góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não thông qua việc tham gia điều hòa chuyển hóa lipid [138] Các nghiên cứu trước đây tập trung nghiên cứu mối liên quan giữa các đa hình gene

ANGPTL3 với nguy cơ tim mạch mà chưa có nhiều công bố ở bệnh ĐTĐ týp

2 Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung phân tích đa hình rs10789117. Đây là một biến thể nằm trên vùng intron của gene ANGPTL3, là dạng đa hình mà alen A được thay thế bởi alen C hoặc alen T Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng rs10789117 của gene ANGPTL3 cũng có thể làm tăng nguy cơ ĐTĐ týp 2.

Sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logistic đa biến hiệu chuẩn theo tuổi và giới để khảo sát mối liên quan giữa đa hình rs10789117 với một số đặc điểm lâm sàng, kết quả thu được ở bảng 3.9 cho thấy kiểu gene AC của đa hình rs10789117 có liên quan đáng kể đến sự xuất hiện của bệnh ĐTĐ týp 2(OR=1,994; 95% CI=1,061-3,704; p = 0,029) Cho đến hiện tại chưa có công bố nào khảo sát SNP này trên đối tượng là bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu Tuy nhiên cũng đã có một số nghiên cứu về đa hình rs10789117 trên đối tượng là bệnh nhân có bệnh lý khác có liên quan đến bệnh ĐTĐ như Aghasizadeh M và cộng sự (2021) đã khảo sát một số đa hình gene

ANGPTL3 trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch Trong bài công bố của mình, các tác giả đã cho thấy alen C của rs10789117 có mối liên quan đáng kể với sự xuất hiện của bệnh tim mạch (OR = 1,32; 95%CI = 1,06–1,72; P = 0,038).

Phân tích hồi quy đa biến cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa kiểu gene rs10789117 với béo phì (p = 0,004) và tăng huyết áp (p = 0,01) ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch Những người có kiểu gene AC có liên quan đến nguy cơ béo phì và tăng huyết áp thấp hơn (OR = 0,32; 95%CI = 0,14–0,69; OR 0,39; 95%CI = 0,18–0,84) Ngoài ra, kiểu gene CC của biến thể rs10789117 cũng có liên quan đến giảm nguy cơ rối loạn chuyển hóa trong nhóm đối chứng (OR = 0,58, 95% CI = 0,35–0,97, p = 0,03 [51] Poursalehi F và cộng sự (2022) nghiên cứu trên 153 người khỏe mạnh và 128 bệnh nhân có bệnh lý tim mạch Kết quả cho thấy các kiểu gene của đa hình rs10789117 không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch [131] Như vậy, về vai trò của SNP rs1789117 trong các bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose và lipid vẫn chưa đồng thuận.

Nghiên cứu chưa chứng minh mối liên quan giữa kiểu gen đa hình rs10789117 với các chỉ số chuyển hóa glucose như HbA1c, glucose máu lúc đói, insulin máu lúc đói, HOMA-IR và chỉ số lipid máu như cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C, TG ở cả nhóm bệnh và nhóm chứng Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước đây về đa hình rs10789117 ở bệnh nhân tim mạch, chỉ tìm thấy mối liên quan với chỉ số rối loạn lipid máu.

330 người khỏe mạnh và 153 bệnh nhân có bệnh lý tim mạch cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ HDL-C ở các kiểu gene khác nhau của đa hình rs10789117 [50] Trong nghiên cứu của Poursalehi F và cộng sự (2022), nồng độ cholesterol TP, HDL-C, LDL-C và TG cũng không có sự khác biệt ở các kiểu gene khác nhau của đa hình rs10789117 ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý tim mạch Tuy nhiên ở nhóm chứng thì nồng độ cholesterol TP và HDL-C khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các kiểu gene của đa hình [131]

Dữ liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng ANGPTL3 là chất điều chỉnh quan trọng đối với hoạt động LPL và sự thoái biến của TG huyết tương Hơn nữa, bên cạnh việc ức chế hoạt động LPL ở tất cả các mô, ANGPTL3 còn có thể thúc đẩy vận chuyển TG huyết tương vào mô mỡ trắng Đột biến mất chức năng gene ANGPTL3 có thể được dùng làm mục tiêu điều trị tăng lipid máu.

Do đó, chúng ta có thể sử dụng một số liệu pháp để vô hiệu hóa ANGPTL3 trong điều trị rối loạn lipid máu, béo phì và bệnh tim mạch [139] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dù là trên đối tượng ĐTĐ týp 2 vẫn có điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu trên đối tượng là bệnh nhân có bệnh lý tim mạch Bởi vì ĐTĐ týp 2 và bệnh lý tim mạch có mối quan hệ tác động qua lại Rối loạn chuyển hóa lipid và bệnh tim mạch đều là yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2 [5] Một trong những biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ týp 2 là biến chứng tim mạch [140] Một điểm chung về yếu tố nguy cơ, góp phần quan trọng vào cơ chế bệnh sinh trong bệnh ĐTĐ týp 2 và bệnh lý tim mạch đó là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid [5], [141]

Từ các kết quả nghiên cứu trên có thể thấy rằng vai trò của đa hình rs10789117 của gene ANGPTL3 trên bệnh lý tim mạch hay ĐTĐ týp 2 vẫn chưa được đồng thuận Tuy nhiên vai trò của các đa hình gene ANGPTL3 trong cơ chế bệnh sinh các bệnh lý này là không thể phủ nhận

4.3.1.2 Mối liên quan giữa đa hình rs1053239 của gene FSP27 với một số đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Gen FSP27 mã hóa tổng hợp protein FSP27, đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa lipid và glucose, cũng như độ nhạy insulin Protein FSP27 điều chỉnh quá trình phân giải mỡ thông qua tương tác với ATGL Đột biến trên FSP27 liên quan đến hội chứng chuyển hóa, suy giảm FSP27 gây tăng phân giải mỡ và ức chế tín hiệu insulin.

SNP (G ->T) xuất hiện ở vị trí nucleotide 556 trong exon 6 của FSP27 và chèn một codon dừng sớm (TAA), dẫn đến đột biến vô nghĩa (E186X) làm gián đoạn miền CIDE-C Đột biến này đã được báo cáo là có liên quan đến chứng loạn dưỡng mỡ một phần và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân nữ [74] Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn thiếu phân tích liên quan dựa trên quần thể dân số về các biến thể di truyền FSP27 với nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và đặc biệt là trong bệnh ĐTĐ týp 2 Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát mối liên quan giữa đa hình nucleotide đơn của gene

FSP27 là rs1053239 với các đặc điểm ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chẩn đoán lần đầu Đa hình rs1053239 nằm trong vùng không dịch mã (3′ UTR) của gene

Một số hạn chế của đề tài

Mặc dù đề tài đã giải quyết được các mục tiêu đề ra, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau:

- Nghiên cứu của chúng tôi chỉ thực hiện tại một trung tâm đó là Bệnh viện Quân y 103, nên mẫu chưa đại diện cho toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong quần thể người Việt Nam.

- Không tiến hành làm nghiệm pháp dung nạp đường nên không chọn được bệnh nhân ĐTĐ có nồng độ glucose huyết tương và HbA1c trong ngưỡng tiền ĐTĐ.

- Vì hạn chế về nguồn lực và tài chính nên chúng tôi không khảo sát được thêm các đa hình của gene ANGPTL3, FSP27 nằm trong vùng mã hóa nên chưa thể hiện được rõ ảnh hưởng của đa hình gene lên nồng độ proteinANGPTL3, FSP27 huyết tương.

Ngày đăng: 18/09/2024, 14:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Manning B. D., Toker A. (2017). AKT/PKB Signaling: Navigating the Network. Cell, 169(3): 381-405 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cell
Tác giả: Manning B. D., Toker A
Năm: 2017
17. Saltiel A. R., Kahn C. R. (2001). Insulin signalling and the regulation of glucose and lipid metabolism. Nature, 414(6865): 799-806 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nature
Tác giả: Saltiel A. R., Kahn C. R
Năm: 2001
18. Silva Rosa S. C., Nayak N., Caymo A. M., et al. (2020). Mechanisms of muscle insulin resistance and the cross-talk with liver and adipose tissue. Physiological reports, 8(19): e14607 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Physiological reports
Tác giả: Silva Rosa S. C., Nayak N., Caymo A. M., et al
Năm: 2020
19. Ogihara T., Isobe T., Ichimura T., et al. (1997). 14-3-3 Protein Binds to Insulin Receptor Substrate-1, One of the Binding Sites of Which Is in the Phosphotyrosine Binding Domain. Journal of Biological Chemistry, 272(40): 25267-25274 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Biological Chemistry
Tác giả: Ogihara T., Isobe T., Ichimura T., et al
Năm: 1997
20. Elchebly M., Payette P., Michaliszyn E., et al. (1999). Increased insulin sensitivity and obesity resistance in mice lacking the protein tyrosine phosphatase-1B gene. Science, 283(5407): 1544-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Science
Tác giả: Elchebly M., Payette P., Michaliszyn E., et al
Năm: 1999
21. Rui L., Yuan M., Frantz D., et al. (2002). SOCS-1 and SOCS-3 block insulin signaling by ubiquitin-mediated degradation of IRS1 and IRS2.J Biol Chem, 277(44): 42394-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Biol Chem
Tác giả: Rui L., Yuan M., Frantz D., et al
Năm: 2002
22. Cho H., Thorvaldsen J. L., Chu Q., et al. (2001). Akt1/PKBalpha is required for normal growth but dispensable for maintenance of glucose homeostasis in mice. J Biol Chem, 276(42): 38349-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Biol Chem
Tác giả: Cho H., Thorvaldsen J. L., Chu Q., et al
Năm: 2001
23. Kaneto H., Kimura T., Shimoda M., et al. (2022). Molecular Mechanism of Pancreatic β-Cell Failure in Type 2 Diabetes Mellitus.Biomedicines, 10(4): 818 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biomedicines
Tác giả: Kaneto H., Kimura T., Shimoda M., et al
Năm: 2022
24. Kasuga M. (2006). Insulin resistance and pancreatic beta cell failure.The Journal of clinical investigation, 116(7): 1756-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of clinical investigation
Tác giả: Kasuga M
Năm: 2006
25. Boden G., Chen X., Ruiz J., et al. (1994). Mechanisms of fatty acid- induced inhibition of glucose uptake. The Journal of clinical investigation, 93(6): 2438-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of clinicalinvestigation
Tác giả: Boden G., Chen X., Ruiz J., et al
Năm: 1994
26. Kruszynska Y. T., Worrall D. S., Ofrecio J., et al. (2002). Fatty acid- induced insulin resistance: decreased muscle PI3K activation but unchanged Akt phosphorylation. The Journal of clinical endocrinology and metabolism, 87(1): 226-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of clinical endocrinologyand metabolism
Tác giả: Kruszynska Y. T., Worrall D. S., Ofrecio J., et al
Năm: 2002
27. Wolf G. (2008). Role of fatty acids in the development of insulin resistance and type 2 diabetes mellitus. Nutrition Reviews, 66(10): 597- 600 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutrition Reviews
Tác giả: Wolf G
Năm: 2008
28. Kojta I., Chacińska M., Błachnio-Zabielska A. (2020). Obesity, Bioactive Lipids, and Adipose Tissue Inflammation in Insulin Resistance. Nutrients, 12(5): 1305 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nutrients
Tác giả: Kojta I., Chacińska M., Błachnio-Zabielska A
Năm: 2020
30. Weyer C., Funahashi T., Tanaka S., et al. (2001). Hypoadiponectinemia in obesity and type 2 diabetes: close association with insulin resistance and hyperinsulinemia. The Journal of clinical endocrinology and metabolism, 86(5): 1930-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of clinical endocrinology andmetabolism
Tác giả: Weyer C., Funahashi T., Tanaka S., et al
Năm: 2001
31. Hivert M. F., Sullivan L. M., Fox C. S., et al. (2008). Associations of adiponectin, resistin, and tumor necrosis factor-alpha with insulin resistance. The Journal of clinical endocrinology and metabolism, 93(8): 3165-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of clinical endocrinology and metabolism
Tác giả: Hivert M. F., Sullivan L. M., Fox C. S., et al
Năm: 2008
32. Friedman J. M. (2011). Leptin and the regulation of body weigh. The Keio journal of medicine, 60(1): 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TheKeio journal of medicine
Tác giả: Friedman J. M
Năm: 2011
33. Havel P. J. (2002). Control of energy homeostasis and insulin action by adipocyte hormones: leptin, acylation stimulating protein, and adiponectin. Current opinion in lipidology, 13(1): 51-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current opinion in lipidology
Tác giả: Havel P. J
Năm: 2002
34. Zahorska-Markiewicz B., Janowska J., Olszanecka-Glinianowicz M., et al. (2000). Serum concentrations of TNF-α and soluble TNF-α receptors in obesity. International Journal of Obesity, 24: 1392-1395 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Obesity
Tác giả: Zahorska-Markiewicz B., Janowska J., Olszanecka-Glinianowicz M., et al
Năm: 2000
35. Kern P. A., Ranganathan S., Li C., et al. (2001). Adipose tissue tumor necrosis factor and interleukin-6 expression in human obesity and insulin resistance. American journal of physiology. Endocrinology and metabolism, 280(5): E745-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American journal of physiology. Endocrinology andmetabolism
Tác giả: Kern P. A., Ranganathan S., Li C., et al
Năm: 2001
36. Plomgaard P., Bouzakri K., Krogh-Madsen R., et al. (2005). Tumor necrosis factor-alpha induces skeletal muscle insulin resistance in healthy human subjects via inhibition of Akt substrate 160 phosphorylation. Diabetes, 54(10): 2939-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes
Tác giả: Plomgaard P., Bouzakri K., Krogh-Madsen R., et al
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w