1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ứng dụng xử lý ảnh phát hiện và xử lý gạch men không đạt chuẩn

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nội dung báo cáo gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình phân loại gạch men, đưa ra các hệ thống nêu ra ứng dụng của hệ thống trong công nghiệp, lợi ích mang lại và các giải pháp sử

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG XỬ LÝ ẢNH PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ

GẠCH MEN KHÔNG ĐẠT CHUẨN

Người hướng dẫn : Đỗ Hoàng Ngân Mi Sinh viên thực hiện : Nguyễn Triệu Vĩ Mã sinh viên : 2050551200256

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐẠI HỌC NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG XỬ LÝ ẢNH PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ

GẠCH MEN KHÔNG ĐẠT CHUẨN

Người hướng dẫn : Đỗ Hoàng Ngân Mi Sinh viên thực hiện : Nguyễn Triệu Vĩ Mã sinh viên : 2050551200256

Đà Nẵng, 06/2024

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 5

Báo cáo trình bày bản thiết kế, lưu đồ, nguyên lý hoạt động của mô hình hệ thống Mô tả đầy đủ mô hình hệ thống phát hiện và xử lý gạch men, nhận diện hình ảnh gạch men qua camera sau đó gửi giá trị vào PLC để đọc và thực hiện chạy chương trình sao cho đảm bảo các yêu cầu đưa ra

Nội dung báo cáo gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về mô hình phân loại gạch men, đưa ra các hệ thống nêu ra ứng dụng của hệ thống trong công nghiệp, lợi ích mang lại và các giải pháp sử dụng

Chương 2: Giới thiệu PLC S7-1200, phần mềm TIA Portal và phần mềm xử lý ảnh Python

Chương 3: Phân tích, lựa chọn các phương pháp thiết kế và các thành phần trong mô hình phân loại gạch men, tính toán sau đó lựa chọn thiết bị cho phù hợp với đề tài

Chương 4: Thiết kế và thi công mô hình phân loại gạch men, quy trình công nghệ vẽ sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán và mô hình

Chương 5: Đưa ra kết quả, hạn chế, hướng phát triển và tính mới của đề tài

Trang 6

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Hoàng Ngân Mi

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Triệu Vĩ MSV: 2050551200256

1 Tên đề tài:

ỨNG DỤNG XỬ LÝ ẢNH PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÝ GẠCH MEN KHÔNG ĐẠT CHUẨN

2 Các số liệu, tài liệu ban đầu:

- Tài liệu lập trình PLC SIEMENS - Tài liệu các mô hình phân loại - Tài liệu các phần mềm liên quan

3 Nội dung chính của đồ án

- Chương 1: Tổng quan về mô hình phân loại gạch men - Chương 2: Giới thiệu PLC S7-1200, phần mềm TIA Portal và phần mềm xử lý

ảnh Python - Chương 3: Phân tích, lựa chọn các phương án thiết kế và các thành phần trong

mô hình phân loại gạch men - Chương 4: Thiết kế và thi công mô hình phân loại gạch men - Chương 5: Kết luận

4 Các sản phẩm dự kiến

- Mô hình phân loại gạch men - Quyển báo cáo đồ án tốt nghiệp đúng theo quy định - File slide báo cáo

- File video hoạt động của mô hình

5 Ngày giao đồ án: 15/01/2023 6 Ngày nộp đồ án: 03/06/2024

Đà Nẵng, ngày 01 tháng 02 năm 2024

Trưởng bộ môn Người hướng dẫn

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại hiện đại với sự phát triển không ngừng của công nghệ, tự động hóa đã trở thành một phần không thể thiếu và không ngừng phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau Từ sản xuất công nghiệp đến dịch vụ và cuộc sống hằng ngày, việc áp dụng các giải pháp tự động hóa đã mang lại nhiều lợi ích to lớn, từ tăng năng suất, giảm chi phí đến cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ

Đồ án này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai các giải pháp tự động hóa trong một lĩnh vực cụ thể, với mục tiêu tối ưu hóa quy trình làm việc và tối đa hóa hiệu suất Bằng cách áp dụng các công nghệ mới nhất và phân tích kỹ lưỡng nhu cầu cụ thể của lĩnh vực đó, với hy vọng đồ án này sẽ mang lại những đóng góp ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn trong thực tiễn sản xuất và quản lý

Qua quá trình nghiên cứu và triển khai, đề tài “Ứng dụng xử lý ảnh phân loại và xử lý gạch men không đạt chuẩn” được sự hướng dẫn từ cô Đỗ Hoàng Ngân Mi hy vọng có thể không chỉ đem lại cái nhìn tổng quan về tầm quan trọng của tự động hóa mà còn cung cấp các phương pháp, công nghệ và chiến lược cụ thể để thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả trong lĩnh vực mà đề tài tập trung

Nhóm xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô trong Khoa Điện – Điện tử trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành cùng với các tiết thực hành đầy thiết thực và tạo điều kiện để nhóm có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất Sau cùng nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Đỗ Hoàng Ngân Mi đã luôn quan tâm, giúp đỡ nhóm hoàn thiện đồ án kịp với tiến độ được giao

Trang 8

LỜI CAM ĐOAN Tên đề tài: “Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện và xử lý gạch men không đạt chuẩn”

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Triệu Vĩ Mã sinh viên : 2050551200256 Em xác nhận rằng đồ án này được thực hiện dựa trên các tài liệu được tham khảo, không sao chép từ bất kỳ tài liệu hay công trình nào khác Tất cả các kết quả và thông tin được công bố trong Đồ Án Tốt Nghiệp " Ứng dụng xử lý ảnh phát hiện và xử lý gạch men không đạt chuẩn" là trung thực và phản ánh công sức nghiên cứu của nhóm dựa trên tài liệu tham khảo và nghiên cứu độc lập

Trang 9

NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN TÓM TẮT

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI NÓI ĐẦU i

LỜI CAM ĐOAN ii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI GẠCH MEN 2

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.2 Tổng quan hệ thống phân loại gạch men trong công nghiệp 3

1.2.1 Hệ thống phân loại gạch men trong công nghiệp 3

1.2.2 Ứng dụng của hệ thống phân loại gạch men trong công nghiệp 3

1.2.3 Lợi ích của giải pháp phân loại gạch men 4

1.2.4 Các giải pháp sử dụng trong phân loại gạch men 4

Trang 10

2.3.1 Giới thiệu SIMATIC STEP 7 Basic 14

2.3.2 Các bước tạo một project 14

Trang 11

THÀNH PHẦN TRONG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI GẠCH MEN 21

3.1 Các yêu cầu thiết kế đề xuất cho mô hình phân loại gạch men 21

3.2 Phân tích và lựa chọn các phương án thiết kế 21

3.2.1 Lựa chọn băng tải 21

3.2.2 Lựa chọn động cơ bước cho cơ cấu dời hàng 23

3.2.3 Tính toán và lựa chọn cho động cơ băng tải[31] 24

3.2.3.1 Tốc độ góc mong muốn 24

3.2.3.2 Momen điện từ của động cơ 25

3.2.3.3 Công suất động cơ 26

3.2.3.4 Tính chọn động cơ 27

3.2.4 Lựa chọn thiết bị truyền động cho băng tải 28

3.2.5 Lựa chọn bộ điều khiển trung tâm 30

4.1.3 Lựa chọn quy trình công nghệ 46

4.1.4 Tính mới của đề tài 47

Trang 12

4.2.1 Sơ đồ khối 47

4.2.2 Phân công đầu vào, đầu ra của mô hình 48

4.2.3 Giản đồ thời gian 49

4.2.4 Lưu đồ thuật toán 50

4.3 Thi công mô hình 54

4.3.1 Thi công phần cơ và phần điện 54

4.3.2 Sơ đồ đi dây 55

4.4 Chương trình điều khiển 56

4.5 Thiết kế giao diện WinCC 56

4.6 Chương trình hệ thống 57

4.6.1 Chương trình Python 57

4.6.2 Chương trình chính trong Tia Portal 59

4.7 Xuất dữ liệu ra File Excel 63

Trang 13

HÌNH 2 12 KẾT NỐI WINCC VỚI PLC 19

HÌNH 3 1 BĂNG TẢI CON PVC[8] 22

HÌNH 3 2 BĂNG TẢI CON LĂN[9] 23

HÌNH 3 3 ĐỘNG CƠ BƯỚC[23] 23

Trang 14

HÌNH 3 5 ĐỒ THỊ MOMEN XOẮN YÊU CẦU CỦA TẢI 26

HÌNH 3 6 ĐỒ THỊ YÊU CẦU CÔNG SUẤT CỦA TẢI 27

HÌNH 3 7 ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC GA25- 370[23] 28

HÌNH 3 8 DÂY ĐAI CUROA[10] 29

HÌNH 3 22 CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI E3F-DS30C4[18] 40

HÌNH 3 23 SƠ ĐỒ VAN ĐIỆN TỪ 5/2[19] 40

HÌNH 3 24 VAN ĐIỆN TỪ 5/2[19] 41

HÌNH 3 25 XI LANH KÉP[20] 41

HÌNH 3 26 ỐNG DẪN KHÍ[20] 42

HÌNH 3 27 CỐC HÚT 3 TẦNG[21] 42

Trang 15

HÌNH 3 29 CẤU TẠO CỦA VITME[23] 44

HÌNH 4 1 BẢN PHÁC THẢO MÔ HÌNH 46

HÌNH 4 2 SƠ ĐỒ KHỐI 47

HÌNH 4 3 GIẢN ĐỒ THỜI GIAN ĐẨY VẬT LỖI 49

HÌNH 4 4 GIẢN ĐỒ THỜI GIAN ĐẨY VẬT HOÀN THIỆN 50

HÌNH 4 5 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH 51

HÌNH 4 6 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN CHƯƠNG TRÌNH AUTO 52

HÌNH 4 7 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN XỬ LÝ ẢNH 53

HÌNH 4 8 MÔ HÌNH HOÀN THIỆN 54

HÌNH 4 9 SƠ ĐỒ ĐI DÂY 55

HÌNH 4 10 GIAO DIỆN WINCC 57

HÌNH 4 11 CÀI ĐẶT NGÀY, GIỜ, XUẤT FILE EXCEL 63

HÌNH 4 12 SỐ LIỆU TỪNG LOẠI GẠCH 64

Trang 16

BẢNG 3 1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ BƯỚC[23] 24

BẢNG 3 2 SỐ LIỆU CỦA BĂNG TẢI PVC 24

BẢNG 3 3 THÔNG SỐ ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC 28

BẢNG 3 4 THÔNG SỐ PLC S7-1200 DC/DC/DC 34

BẢNG 3 5 THÔNG SỐ DRIVER TB6600[15] 34

BẢNG 3 6 THÔNG SỐ RƠLE OMRON MY2N-GS[16] 35

BẢNG 3 7 BẢNG TÍNH TỔNG DÒNG ĐIỆN CỦA MÔ HÌNH 36

BẢNG 3 8 THÔNG SỐ KỸ THUẬT NGUỒN TỔ ONG 36

Trang 17

BẢNG 3 16 THÔNG SỐ NÚM HÚT CHÂN KHÔNG[21] 43

BẢNG 3 17 THÔNG SỐ CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH[22] 43

BẢNG 3 18 THÔNG SỐ BÀN VÍT ME[23] 44

BẢNG 4 1 BẢNG I/O 48

Trang 18

CPU Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm

lập trình PLC S7-1200 VDC Voltage Direct Current Điện áp một chiều VAC Volts Alternating Current Điện áp xoay chiều WINCC Windows Control Center Trung tâm điều khiển

chạy trên nền Windows

lập trình PLC S7-1200 SCL Structured Control Language Ngôn ngữ phần mềm

lập trình PLC S7-1200 SQL Structured Query Language Ngôn ngữ truy vấn

mang tính cấu trúc TCP/IP Transmission Control

Protocol/Internet Protocol Giao thức truyền thông

Derivative

Bộ điều khiển vi tích phân tỉ lệ

PVC Poly vinyl chloride Là một loại nhựa nhiệt

Trang 19

MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện- điện tử và điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học, quản lý, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin… Do đó phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển nền khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự động nói riêng Với những kỹ thuật tiên tiến như vi xử lý, PLC, vi mạch số… được ứng dụng vào lĩnh vực điều khiển, thì các hệ thống điều khiển cơ khí thô sơ, với tốc độ xử lý chậm chạp ít chính xác được thay thế bằng các hệ thống điều khiển tự động với các lệnh chương trình đã được thiết lập trước

Trong quá trình hoạt động ở các nhà xưởng, xí nghiệp hiện nay, việc tiết kiệm điện năng, giảm nhân công là nhu cầu rất cần thiết, bên cạnh đó ngành công nghiệp ngày càng phát triển các công ty xí nghiệp đã đưa tự động hóa và sản xuất để tiện ích cho việc quản lý dây chuyền và sản phẩm cho toàn bộ hệ thống một cách hợp lý là yêu cầu thiết yếu, tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như quản lý một cách dễ dàng

Hiện nay nhu cầu phân loại sản phẩm có hình dạng, kích thước và màu sắc còn dùng đến nhân công để phân loại một cách thủ công Quá trình phân loại như vậy tốn nhiều nhân công,tăng chi phí sản xuất, tốn nhiều thời gian, độ chính xác không cao Để đáp ứng yêu cầu cần thiết đó, các hệ thống băng tải phân loại sản phẩm ra đời để đáp ứng nhu cầu, thời gian và năng suất cao của các công ty Với đề tài thiết kế và thi công mô hình băng tải phân loại sản phẩm để phục vụ nghiên cứu đáp ứng nhu cầu phân loại trong sản xuất

Trang 20

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÂN LOẠI GẠCH MEN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phân loại gạch men là một nhiệm vụ quan trọng trong ngành xây dựng và sản xuất gạch Việc phân loại gạch men có tính cấp thiết cao vì nhiều lý do khác nhau, từ chất lượng sản phẩm đến hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: - Phân loại gạch men giúp đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được đưa ra thị trường Điều này giảm thiểu rủi ro về lỗi sản phẩm khi sử dụng trong các công trình xây dựng

- Gạch men được phân loại theo các tiêu chí cụ thể như hình dạng, bề mặt và màu sắc Việc này giúp duy trì tiêu chuẩn cao và sự nhất quán trong chất lượng sản phẩm

Tối ưu hóa quy trình sản xuất: - Phân loại gạch men giúp nhận diện và loại bỏ các sản phẩm lỗi ngay trong quá trình sản xuất, từ đó giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và tối ưu hóa quy trình sản xuất - Bằng cách phân loại và loại bỏ sớm các sản phẩm không đạt yêu cầu, nhà sản xuất có thể giảm chi phí liên quan đến việc xử lý các sản phẩm lỗi sau khi sản xuất

Đáp ứng nhu cầu thị trường - Phân loại gạch men theo các đặc điểm khác nhau cho phép nhà sản xuất đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng, từ các dự án xây dựng cao cấp đến các ứng dụng dân dụng

- Việc phân loại sản phẩm giúp nhà sản xuất cung cấp các sản phẩm phù hợp với mong đợi của khách hàng, từ đó nâng cao mức độ hài lòng và xây dựng lòng tin với khách hàng

Cạnh tranh trên thị trường: - Sản phẩm được phân loại và kiểm soát chất lượng tốt sẽ có sức cạnh tranh cao hơn trên thị trường, giúp nhà sản xuất duy trì và mở rộng thị phần

- Chất lượng ổn định và đồng nhất của gạch men giúp nhà sản xuất xây dựng và củng cố thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và các đối tác kinh doanh

Phát triển bền vững: - Việc phân loại gạch men giúp giảm thiểu lượng phế liệu và lãng phí, góp phần vào việc bảo vệ môi trường

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất thông qua phân loại giúp sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu và năng lượng, góp phần vào phát triển bền vững

Tính cấp thiết của việc phân loại gạch men là rất rõ ràng khi xem xét các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững Việc phân loại gạch men không chỉ giúp đảm bảo rằng sản

Trang 21

phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao, mà còn góp phần vào việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, phân loại gạch men là một yếu tố quan trọng để các nhà sản xuất duy trì và phát triển thương hiệu của mình

1.2 Tổng quan hệ thống phân loại gạch men trong công nghiệp

1.2.1 Hệ thống phân loại gạch men trong công nghiệp

Việc xử lý sắp xếp phân loại gạch men trong nhà máy sản xuất gạch được hình thành cách đây hàng thập kỷ Trước đây, phân loại gạch lỗi được thực hiện bằng thủ công và cần nhiều nhân công thực hiện, việc đó rất tốn chi phí, thời gian và không được hiệu quả Ngày nay, nhờ có công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp có rất nhiều các giải pháp tự động hóa có thể giảm chi phí lao động, tốn ít thời gian và hiệu quả đạt được như mong muốn

Hệ thống phân loại gạch men không đạt chuẩn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất gạch men Hệ thống dây chuyền hoạt động liên kết với nhau và đảm bảo rằng gạch men được phân loại chính xác và liên tục

Hình 1 1 Dây chuyền phân loại gạch men trong công nghiệp[1]

1.2.2 Ứng dụng của hệ thống phân loại gạch men trong công nghiệp

Trong ngành công nghiệp xây dựng và sản xuất gạch men, hệ thống phân loại gạch men đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa quy trình sản xuất Việc áp dụng công nghệ phân loại tự động không chỉ giúp tăng cường hiệu suất sản xuất mà còn đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của sản phẩm cuối cùng Đồ án này tập trung vào việc nghiên cứu và áp dụng các hệ thống phân loại gạch men tự động trong ngành công nghiệp, với mục tiêu đem lại nhiều lợi ích đáng kể từ

Trang 22

việc giảm thiểu lãng phí đến việc tăng cường khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm Bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý ảnh, với hy vọng đồ án này sẽ đem lại cái nhìn sâu sắc và các phương pháp hiệu quả để triển khai hệ thống phân loại gạch men trong môi trường sản xuất thực tế

1.2.3 Lợi ích của giải pháp phân loại gạch men

Tăng cường chất lượng sản phẩm: Hệ thống phân loại gạch men tự động giúp loại bỏ các sản phẩm không đạt chuẩn và nhận diện các khuyết điểm nhỏ, từ đó đảm bảo rằng chỉ cho các sản phẩm chất lượng cao được chấp nhận

Giảm thiểu lãng phí: Bằng cách loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu, hệ thống phân loại giúp giảm thiểu lãng phí nguyên liệu và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên

Tăng năng suất: Quy trình phân loại tự động giúp tăng cường tốc độ và hiệu suất sản xuất bằng cách giảm thời gian và công sức cần thiết cho việc kiểm tra và phân loại sản phẩm thủ công

Tiết kiệm chi phí lao động: Bằng cách thực hiện tự động hóa quy trình phân loại, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí lao động và tối ưu hóa nguồn nhân lực

Tăng cường độ chính xác: Hệ thống phân loại tự động sử dụng các công nghệ như học máy và thị giác máy tính để nhận diện các khuyết điểm và phân loại sản phẩm với độ chính xác cao, giúp tránh những sai sót do con người

Tăng cường khả năng kiểm soát: Việc sử dụng hệ thống phân loại giúp tăng cường khả năng kiểm soát quy trình sản xuất, từ đó đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn

1.2.4 Các giải pháp sử dụng trong phân loại gạch men

Trong quá trình phân loại gạch men, có nhiều giải pháp sử dụng công nghệ tiên tiến để đạt được hiệu suất cao và độ chính xác Dưới đây là một số giải pháp phổ biến:

- Giải pháp 1: Thị giác máy tính (Computer Vision): Sử dụng hệ thống camera và các thuật toán phân loại hình ảnh để nhận diện và phân loại các sản phẩm dựa trên các đặc điểm hình học và màu sắc Các thuật toán deep learning như Convolutional Neural Networks (CNNs) thường được sử dụng để xây dựng các hệ thống nhận dạng phức tạp và chính xác

Hình 1 2 Thị giác máy tính[3]

Trang 23

- Giải pháp 2: Cảm biến và hệ thống đo lường: Sử dụng các cảm biến như cảm biến áp suất, cảm biến laser, cảm biến điện dung, hoặc cảm biến hồng ngoại để đo lường các đặc tính vật lý của gạch men như kích thước, hình dạng, độ bóng, hoặc độ thẳng hàng Dữ liệu từ các cảm biến này sau đó được sử dụng để phân loại sản phẩm

Hình 1 3 Hệ thống đo lường đa cảm biến[4]

- Giải pháp 3: Học máy (Machine Learning): Sử dụng các thuật toán học máy để xây dựng mô hình dự đoán dựa trên dữ liệu thu thập được từ các quy trình sản xuất trước đó Các mô hình này có thể phân loại các sản phẩm dựa trên các thuộc tính như độ bóng, màu sắc, hoặc kích thước

Hình 1 4 Machine Learning[5]

- Giải pháp 4: Hệ thống điều khiển tự động (Automated Control Systems): Sử dụng các hệ thống điều khiển tự động để điều chỉnh các tham số sản xuất như nhiệt độ lò nung, tốc độ lò quay, hoặc lượng nước trong quá trình sản xuất Điều này giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng

Hình 1 5 Hệ thống điều khiển tự động[6]

Trang 24

- Giải pháp 5: Robotics: Sử dụng robot để thực hiện các nhiệm vụ phân loại và đóng gói sản phẩm tự động Robot có thể được lập trình để di chuyển sản phẩm từ vị trí này sang vị trí khác và thực hiện các thao tác kiểm tra và phân loại

Hình 1 6 Robotics[7] Bảng 1 1 Ưu điểm, nhược điểm của các giải pháp

Phương

Thị giác máy tính

- Độ chính xác cao - Tốc độ xử lý nhanh - Có thể áp dụng đa ứng dụng

- Yêu cầu dữ liệu lớn - Phụ thuộc vào điều kiện môi

trường - Độ phức tạp thuật toán cao Cảm biến và

hệ thống đo lường

- Cung cấp dữ liệu độ chính xác cao

- Các cảm biến và hệ thống đo lường thường có khả năng cung cấp dữ liệu nhanh chóng

- Chi phí lắp đặt ban đầu lớn - Độ phức tạp của cài đặt - Đòi hỏi bảo trì thường xuyên

Học máy (Machine Learning)

- Khả năng học tập và cập nhật một cách tự động

- Học máy có thể phát hiện ra các mẫu và thông tin tiềm ẩn từ dữ liệu một cách tự động

- Nguy cơ về quyền riêng tư - Yêu cầu kiến thức chuyên

môn cao

Hệ thống điều khiển tự động

- Giảm sai sót con người và tăng độ chính xác của quy trình

- Rủi ro về lỗi phần mềm - Khả năng thích ứng hạn chế

Robotics - Tăng cường hiệu suất

- Tích hợp vào quá trình sản xuất dễ dàng

- Chi phí lắp đặt cao

1.3 Kết luận

Dựa vào các ưu, nhược điểm ở bảng 1.1 đề tài sử dụng giải pháp dựa trên xử lý hình ảnh theo hình dạng kích thước, màu sắc của gạch men Xử lý hình ảnh sử dụng phương pháp thị giác máy tính được viết bằng ngôn ngữ Python để nhận dạng gạch men

Trang 25

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU PLC S7-1200, PHẦN MỀM TIA PORTAL VÀ

Dòng CP1E Dòng CP1L Dòng CP1H Dòng CJ1/M

Hãng Mitsubishi

Dòng FX: FX1N, FX1S, FX2N, FX3G … Dòng A PLC: A large CPU, QnAS CPU, AnS CPU Dòng Q PLC

Dòng L PLC

Hãng Delta

Dòng DVP – SA Dòng DVP – SC Dòng DVP – SX SV Dòng DVP – ES

Bảng 2 1 Một số loại PLC thông dụng.[24]

Trang 26

2.1.3 Ngôn ngữ lập trình

Các ngôn ngữ lập trình PLC được quy định trong chuẩn IEC 61131– 3 bao gồm:

- Ngôn ngữ lập trình cơ bản: - Instruction List (IL): dạng hợp ngữ - Structured Text (ST): giống Pascal Các ngôn ngữ đồ họa: - Ladder Diagram (LD): giống mạch rơ le

- Function Block Diagram (FBD): giống mạch nguyên lý - Sequential Function Charts (SFC): xuất xứ từ mạng Petri/Grafcet

2.1.4 Cấu trúc và phương thức thực hiện chương trình PLC

Bộ nguồn: cung cấp nguồn một chiều (5V) ổn định cho CPU và các thành phần chức năng khác từ một nguồn xoay chiều (110V, 220V …) hoặc nguồn một chiều (12, 24V …)

Các thành phần vào/ra: đóng vai trò là giao diện giữa CPU và quá trình kỹ thuật Nhiệm vụ của chúng là chuyển đổi, thích ứng tín hiệu và cách ly giữa các thiết bị ngoại vi (cảm biến, cơ cấu chấp hành) và CPU

Đầu vào số DI (Digital Input): các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu nhị phân như nút ấn, công tắc, cảm biến tạo tín hiệu nhị phân Dải điện áp đầu vào có thể là 5 VDC, 12 – 24 VDC/VAC, 48 VDC, 100 – 120 VAC, 200 – 240 VAC …

Trang 27

Đầu vào tương tự AI (Analog Input): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số Các ngõ vào của khối này thường được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu analog như cảm biến nhiệt độ, cảm biến lưu lượng, hay ngõ ra analog của biến tần Các chuẩn tín hiệu tương tự thường gặp là 4 – 20mA, 0 – 5V, 0 – 10V

Đầu ra tương tự AO (Analog Output): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số được gửi từ CPU đến đối tượng điều khiển thành tín hiệu tương tự Các đầu ra của khối này được kết nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu tương tự như ngõ vào analog của biến tần, van điện từ…

Đầu ra số DO (Digital Output): Các đầu ra của khối này được kết nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu nhị phân như đèn báo, cuộn hút Relay… Có 3 loại đầu ra số là dạng Trans (1 chiều), Triac (xoay chiều) và Relay với các dải điện áp 5 VDC, 24 VDC, 12 – 48VDC/VAC, 120 VAC, 230 VDC

Phương thức thực hiện chương trình - PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp Mỗi vòng lặp được gọi là

vòng quét (Scan) Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ các cổng vào số tới vùng bộ đệm ảo ngõ vào, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình

- Trong từng vòng quét, chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên cho đến lệnh kết thúc Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ đệm ảo ngõ ra tới các cổng ra số Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi Thời gian cần thiết để PLC thực hiện được một vòng quét gọi là thời gian vòng quét (scan time) Thời gian vòng quét không cố định, tức là không phải vòng quét nào cũng được thực hiện trong một khoảng thời gian như nhau Có vòng quét thực hiện lâu, có vòng quét thực hiện nhanh tùy thuộc vào số lệnh trong chương trình được thực hiện và khối lượng dữ liệu truyền thông… trong vòng quét đó

2.1.5 Ứng dụng PLC

- Điều khiển các dây chuyền đóng gói bao bì, tự động mạ tráng kẽm, sản xuất bia, sản xuất xi măng …

- Hệ thống rửa ô tô tự động - Điều khiển thang máy - Điều khiển máy sấy, máy ép nhựa …

2.2 PLC-S7_1200[25]

2.2.1 Cấu trúc

PLC S7 – 1200 là một dòng của bộ điều khiển logic khả trình (PLC) có thể kiểm soát nhiều ứng dụng tự động hóa Chi phí thấp và một tập lệnh mạnh làm cho đề tài có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7 – 1200

Thiết kế PLC S7-1200 có kích thước nhỏ gọn PLC S7-1200 của Siemens có nhiều loại module mở rộng để tăng cường khả năng xử lý và kết nối của hệ thống Các module mở rộng giúp PLC S7-1200 dễ dàng mở rộng

Trang 28

số lượng đầu vào đầu ra (I/O), thêm chức năng chuyên biệt và giao tiếp với các thiết bị ngoại vi

Các module mở rộng của PLC S7-1200 cho phép tùy chỉnh hệ thống để phù hợp với các yêu cầu cụ thể của từng ứng dụng

Các module CPU khác nhau có hình dạng, chức năng, tốc độ xử lý lệnh, bộ nhớ chương trình khác nhau PLC S7 – 1200 có các loại sau :

Bảng 2 2 Một số CPU S7_1200[24]

Tính năng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C CPU 1215C

Kích thước vật lý (mm) 90x100x75 90x100x75 110x100x75 130x100x75 Bộ nhớ

người dùng

Work 30 Kbytes 50 Kbytes 75 Kbytes 100 Kbytes

Retentive 10 Kbytes 10 Kbytes 10 Kbytes 10 Kbytes

I/O tích hợp trên CPU

Kiểu số

6 Inputs / 4 Out

8 Inputs / 6 Out

14 Inputs / 10 Out

14 Inputs / 10 Out Kiểu

tương tự 2 inputs 2 inputs 2 inputs

2 inputs / 2 outputs Kích

thước bộ đệm

Inputs 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes Outputs 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes 1024 bytes Bit nhớ (M) 4096 bytes 4096 bytes 4096 bytes 4096 bytes Module mở rộng vào

Board tín hiệu (SB) Board pin (BB) Board truyền thông (CB)

4 built – in I/O, 6 with

Trang 29

Tính năng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C CPU 1215C

Bộ đếm tốc độ cao

Singe phase

3 at 100kHz SB: 2 at 30kHz

3 at 100kHz 1 at 30kHz

3 at 100kHz 3 at 30kHz

3 at 100kHz 3 at 30kHz

Bảng 2 4 Tập lệnh xử lý bit

Tiếp điểm thường hở sẽ đóng khi giá trị của bit có địa chỉ là n bằng 1

Toán hạng n: I, Q, M, L, D Tiếp điểm thường đóng sẽ đóng khi giá trị của bit có địa chỉ n là 0

Toán hạng n: I, Q, M, L, D Giá trị của bit có địa chỉ là n sẽ bằng 1 khi đầu vào của lệnh này bằng 1 và ngược lại

Toán hạng n: Q, M, L, D Chỉ sử dụng một lệnh out cho 1 địa chỉ

Trang 30

Giá trị của bit có địa chỉ là n sẽ bằng 1 khi đầu vào của lệnh này bằng 0 và ngược lại

Toán hạng n: Q, M, L, D Chỉ sử dụng một lệnh out not cho 1 địa chỉ Giá trị của các bit có địa chỉ là n sẽ bằng 1 khi đầu vào của lệnh này bằng 1 Khi đầu vào của lệnh bằng 0 thì bit này vẫn giữ nguyên trạng thái

Giá trị của các bit có địa chỉ là n sẽ bằng 0 khi đầu vào của lệnh này bằng 1 Khi đầu vào của lệnh bằng 0 thì bit này vẫn giữ nguyên trạng thái

Counter đếm lên – CTU Giá trị bộ đếm CV được tăng lên 1 Khi tín hiệu ngõ vào CU chuyển từ 0 lên 1 Ngõ ra Q được tác động lên 1 khi CV >= PV Nếu trạng thái R = Reset được tác động thì bộ đếm CV = 0

Counter đếm xuống– CTD Mỗi khi tín hiệu tại CD từ mức “0” lên “1” thì bộ đếm sẽ giảm giá trị hiện hành của nó xuống 1 đơn vị Khi giá trị hiện hành của bộ đếm (Cxxx) bằng 0, thì Counter Bit Cxxx lên “1” Bộ đếm xóa Counter Bit Cxxx và nạp giá trị đặt trước ở PV khi ngõ vào LD (load) lên mức “1”

Trang 31

2.2.3.3 Lệnh toán học

Bảng 2 6 Tập lệnh toán học

Lệnh so sánh dùng để so sánh hai giá trị IN1 và IN2 bao gồm IN1= IN2, IN1>= IN2, IN1<= IN2, IN1< IN2, IN1> IN2, IN1<> IN2

So sánh 2 kiểu dữ liệu giống nhau, nếu lệnh so sánh thỏa mãn thì ngõ ra sẽ là mức 1 = TRUE( tác động mức cao) và ngược lại Kiểu dữ liệu so sánh là: SInt, Int, Dint, USInt, UDInt, Real,

Lreal, String, Time, DTL, Constant Lệnh cộng ADD: OUT = IN1 + IN2 Lệnh trừ SUB : OUT = IN1 - IN2 Tham số IN1, IN2 phải cùng kiểu dữ liệu: Sint, Int, Dint, USInt, Uint, UDInt, Real, Lreal, Constant

Tham số OUT có kiểu dữ liệu: Sint, Int, Dint, USInt, Uint, UDInt, Real, Lreal

Tham số ENO = 1 nếu không có lỗi xảy ra trong quá trình thực thi Ngược lại ENO = 0 khi có lỗi, một số lỗi xảy ra khi thực thi lệnh này:

Kết quả toán học nằm ngoài phạm vi của kiểu dữ liệu Real/Lreal: Nếu một trong những giá trị đầu vào là NaN sau đó được trả về NaN

ADD Real/Lreal: Nếu cả hai giá trị IN là INF có dấu khác nhau, đây là một khai báo không hợp lệ và được trả về NaN

Bảng 2 7 Tập lệnh di chuyển

Lệnh Move di chuyển nội dung ngõ vào IN đến ngõ ra OUT mà không làm thay đổi giá trị ngõ IN

Tham số: EN: cho phép ngõ vào ENO: cho phép ngõ ra IN: nguồn giá trị đến OUT1: nơi chuyển đến

2.2.4 PLC S7_1200 CPU 1214 DC/DC/DC

Thông số kỹ thuật:

Trang 32

- Nguồn cấp: 24VDC - Điện áp Input : 24VDC - Điện áp Output: 24VDC - Bộ nhớ chương trình tích hợp trong CPU : 4 Mb - Bộ nhớ làm việc 100 kbyte

- Ngõ vào ra: 10 In/ 8 OUT - Ngõ vào Analog : 2AI - Truyền thông : PROFINET IO, PROFIBUS, AS-Interface, Ethernet - Ngôn ngữ lập trình : LAD, FBD, SCL

Hình 2 2 PLC S7_1200 CPU 1214 DC/DC/DC[24]

2.3 Phần mềm TIA- Portal V17[26]

2.3.1 Giới thiệu SIMATIC STEP 7 Basic

Step7 Basic hệ thống kỹ thuật đồng bộ đảm bảo hoạt động liên tục hoàn hảo Thông minh và trực quan cấu hình phần cứng kỹ thuật và cấu hình mạng, lập trình, chẩn đoán và nhiều hơn nữa Trực quan dễ dàng để tìm hiểu và dễ dàng để hoạt động

2.3.2 Các bước tạo một project

Bước 1: Từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng TIA Portal V17

Hình 2.3 Biểu tượng phần mềm TIA - Portal V17

Trang 33

Bước 2: Click chuột vào “Create new project” để tạo dự án

Hình 2 4 Tạo dự án mới

Bước 3: Nhập tên dự án vào “Project name” sau đó nhấn “Create”

Hình 2 5 Đặt tên cho dự án

Trang 34

Bước 4: Chọn “ configure a device”

Hình 2 6 Cấu hình thiết bị

Bước 5: Chọn “add new device”

Hình 2 7 Thêm thiết bị mới

Trang 35

Bước 6: Chọn loại CPU PLC sau đó chọn “add”

Hình 2 8 Chọn loại CPU

Bước 7: Project mới được hiện ra

Hình 2 9 Chọn loại CPU

Trang 36

2.4 WinCC

2.4.1 Tổng quan về WinCC

WinCC (chữ viết tắt của Windows Control Center) đây là chương trình ứng dụng dùng để giám sát, thu thập dữ liệu và điều khiển tự động quá trình sản xuất Với WinCC, người sử dụng có thể tạo ra một giao diện điều khiển giúp quan sát mọi hoạt động của quá trình tự động hoá một cách dễ dàng Phần mềm WinCC được tích hợp trong TIA Portal giúp dễ dàng trao đổi dữ liệu trực tiếp với PLC

2.4.2 Làm việc với WinCC

Trong màn hình giao diện của TIA Portal nhấn “Add new device”

Hình 2 10 Khởi tạo màn hình WinCC

Xuất hiện cửa sổ, chọn “PC systems” “SIMATIC HMI application” “ WinCC RT Professional”

Hình 2 11 Chọn WinCC

Trang 37

Kết nối WinCC với PLC: Sau khi tạo project sẽ xuất hiện giao diện thiết bị (Device

view), cần chọn mạng giao tiếp truyền thông của thiết bị: Nhấn “Communications module” “PROFINET/Ethernet” “IE general”

Hình 2 12 Kết nối WinCC với PLC

Tạo giao diện giám sát, điều khiển trên WinCC: Nhấn “PC-System_1”

Hình 2 13 Giao diện chính của WinCC

Trang 38

2.5 Phần mềm xử lý ảnh PyCharm [29]

2.5.1 PyCharm là gì

PyCharm là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) được sử dụng chủ yếu cho việc phát triển ứng dụng Python Được phát triển bởi JetBrains, PyCharm cung cấp các tính năng như gợi ý mã, gỡ lỗi, kiểm tra cú pháp, và quản lý dự án, giúp cho việc phát triển phần mềm Python trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn

2.5.2 Đặc điểm chính của PyCharm

PyCharm cung cấp một giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, cho phép người dùng dễ dàng tìm hiểu và làm quen với các tính năng của IDE

PyCharm cung cấp hỗ trợ toàn diện cho Python, bao gồm Python 2.x và Python 3.x Nó cũng hỗ trợ các phiên bản mới nhất của Python và các tính năng của chúng

PyCharm cung cấp tính năng gợi ý mã thông minh, giúp tăng tốc độ viết mã bằng cách đề xuất các từ khóa, biến, phương thức và cú pháp phù hợp trong quá trình viết mã PyCharm cung cấp một bộ công cụ gỡ lỗi mạnh mẽ cho Python, cho phép người dùng dễ dàng theo dõi và sửa lỗi trong mã của họ bằng cách sử dụng các tính năng như điểm dừng, theo dõi biến và xem giá trị biến

Cộng đồng lớn và hoạt động: Python có một cộng đồng người dùng và phát triển rộng lớn và tích cực, cung cấp rất nhiều tài liệu, hướng dẫn, và hỗ trợ kỹ thuật

2.5.3 Ứng Dụng của PyCharm

Python được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau: - PyCharm là một môi trường lý tưởng cho việc phát triển ứng dụng Python, bao gồm cả ứng dụng dòng lệnh, ứng dụng desktop, web, và dịch vụ web

- Với sự hỗ trợ cho các framework như Django và Flask, PyCharm là một công cụ mạnh mẽ cho việc phát triển website và ứng dụng web Python

- PyCharm cung cấp một môi trường phát triển thuận tiện cho việc phát triển các dự án khoa học dữ liệu và machine learning, bao gồm việc xử lý dữ liệu, huấn luyện mô hình, và triển khai các giải pháp machine learning

- PyCharm có thể được sử dụng cho việc phát triển ứng dụng game sử dụng thư viện như Pygame, Panda3D, hoặc Kivy

- PyCharm cung cấp một môi trường phát triển tiện ích cho việc phát triển ứng dụng mạng neural và deep learning, với sự hỗ trợ cho các framework như TensorFlow, PyTorch và Keras

- Kết luận: PyCharm là một môi trường phát triển tích hợp mạnh mẽ dành cho Python, cung cấp một loạt các tính năng như gợi ý mã, gỡ lỗi, quản lý dự án, và hỗ trợ cho các framework và thư viện phổ biến Với giao diện người dùng dễ sử dụng, PyCharm là một công cụ lý tưởng cho các nhà phát triển Python ở mọi cấp độ, từ người mới học đến chuyên gia PyCharm giúp tăng tốc độ phát triển ứng dụng, nâng cao hiệu suất làm việc và giảm thời gian gỡ lỗi, làm cho quá trình phát triển phần mềm Python trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn

Trang 39

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG MÔ HÌNH PHÂN LOẠI GẠCH MEN

3.1 Các yêu cầu thiết kế đề xuất cho mô hình phân loại gạch men

Dưới đây là một số yêu cầu thiết kế đề xuất cho mô hình phân loại gạch men: - Độ chính xác: Mô hình phải có khả năng phân loại gạch men với độ chính xác cao, đảm bảo rằng mỗi mẫu gạch men được phân loại đúng loại một cách chính xác

- Tính linh hoạt: Mô hình cần phải linh hoạt để có thể phân loại các loại gạch men khác nhau, bao gồm cả gạch men có kích thước, hình dạng và màu sắc đa dạng

- Tính thời gian thực: Mô hình cần có khả năng xử lý dữ liệu và phân loại gạch men một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo rằng quy trình sản xuất không bị gián đoạn

- Độ tin cậy: Mô hình cần phải đáng tin cậy trong mọi điều kiện hoạt động, bao gồm cả trong môi trường làm việc khắc nghiệt và trong điều kiện ánh sáng yếu

- Khả năng tự động hóa: Mô hình cần phải có khả năng hoạt động tự động mà không cần sự can thiệp thủ công, từ việc cấu hình đến việc thực hiện quy trình phân loại - Tính tương thích: Mô hình cần phải tương thích và dễ dàng tích hợp vào hệ thống sản xuất hiện có, bao gồm cả khả năng giao tiếp với các thiết bị và hệ thống khác

- Hiệu suất cao: Mô hình cần phải có hiệu suất làm việc cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn và giảm thiểu thời gian chờ đợi

- Bảo trì dễ dàng: Mô hình cần phải có cấu trúc và giao diện dễ dàng bảo trì và sửa chữa, giảm thiểu thời gian chết máy và chi phí bảo trì

- Bảo mật thông tin: Mô hình cần phải có các biện pháp bảo mật thông tin để đảm bảo rằng dữ liệu và thông tin liên quan đến quy trình sản xuất được bảo vệ an toàn

- Tính tiết kiệm: Mô hình cần phải được thiết kế để tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, giảm thiểu lãng phí và chi phí sản xuất

- Các yêu cầu này sẽ hướng dẫn quá trình thiết kế và triển khai một mô hình phân loại gạch men hiệu quả và hiệu suất

3.2 Phân tích và lựa chọn các phương án thiết kế

3.2.1 Lựa chọn băng tải

Phương án 1: Băng tải PVC[8] Băng tải PVC là một loại băng tải tiêu chuẩn, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp PVC là từ viết tắt của Polyvinylclorua – là loại nhựa dẻo, có tính đàn hồi cao và có khả năng chịu nhiệt tốt Như vậy, có thể hiểu rằng băng tải loại này được làm từ loại nhựa này và được biết đến với độ bền cao, dễ ứng dụng vào sản xuất

Trang 40

Băng tải PVC phù hợp cho việc xử lý vật liệu và đang được ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, nhất là các lĩnh vực sản xuất thực phẩm Loại băng tải này có thể tải được những vật hình dạng bất thường, lớn hay nhỏ, trọng lượng nặng hay nhẹ

Ưu điểm: - Cấu tạo đơn giản - Tính đàn hồi cao, bề mặt chống xước - Độ bền cao

- Dễ lắp ráp, bảo trì cùng với chi phí thấp Nhược điểm:

- Không phù hợp các sản phẩm dạng hạt, vụn - Chỉ vận chuyển đồ vật nhỏ

Cấu tạo của băng tải PVC: - Dây băng tải bằng nhựa PVC màu xanh, xám hoặc trắng - Khung băng tải được làm bằng nhôm định hình hoặc thép, inox - Động cơ giảm tốc, bộ điều khiển kiểm soát tốc độ, PLC… - Bộ con lăn kéo bằng thép mạ kẽm hoặc nhôm

- Bộ truyền động xích hoặc đai - Một vài bộ phận khác…

Hình 3 1 Băng tải con PVC[8]

Phương án 2: Băng tải con lăn[9] Băng tải con lăn được sử dụng để giảm bớt việc xử lý thủ công và lặp đi lặp lại, sử dụng để vận chuyển các mặt hàng nặng một cách dễ dàng, thường dùng trong di chuyển các loại hàng hóa có phần đáy phẳng và cứng, như các thùng carton, các loại hộp hay sản phẩm có dạng hình hộp … Băng tải loại này có thể sử dụng được cho các loại sản phẩm có trọng lượng từ nhẹ đến rất nặng Và rất tiện lợi bởi có thể hoạt động rất tốt trong môi trường bụi bặm hoặc ngay cả môi trường có hóa chất ăn mòn

Ngày đăng: 18/09/2024, 10:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w