1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trường đại học ngân hàng tp hồ chí minh

90 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Tác giả Hoàng Thị Mai Chi
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Thích
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1 Tổng quan về đề tài nghiên cứu (14)
      • 1.1.1 Đặt vấn đề (14)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (16)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.6 Đóng góp của đề tài (18)
    • 1.7 Kết cấu của khóa luận (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1 Một số khái niệm nghiên cứu liên quan (19)
      • 2.1.1. Khái niệm về quyết định (19)
      • 2.1.2. Khái niệm Việc làm thêm (20)
      • 2.1.3 Tổng quan về Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM (22)
    • 2.3 Tổng quan nghiên cứu liên quan (23)
      • 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới (23)
      • 2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Viêt Nam (25)
      • 2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu (29)
      • 2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu (32)
      • 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (35)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 3.1.1 Nghiên cứu định tính (37)
      • 3.1.2 Nghiên cứu định lượng (37)
    • 3.2. Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.3 Xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mô hình (38)
    • 3.4 Xây dựng bảng khảo sát (41)
    • 3.5 Nghiên cứu định lượng (42)
      • 3.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu (42)
      • 3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu (42)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 4.1 Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm của mẫu khảo sát (49)
    • 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo (52)
    • 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (56)
      • 4.3.1 Đối với các biến độc lập (56)
      • 4.3.2 Đối với biến phụ thuộc (60)
    • 4.4 Phân tích mô hình hồi quy đa biến (61)
      • 4.4.1 Kết quả ma trận tương quan giữa các biến (61)
      • 4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy (62)
      • 4.4.3 Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình (65)
    • 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu (66)
  • CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 5.1. Hàm ý quản trị (70)
      • 5.1.1. Hàm ý quản trị về kinh nghiệm – kỹ năng sống (70)
      • 5.1.2 Hàm ý quản trị về thu nhập (71)
      • 5.1.3 Hàm ý quản trị về Quỹ thời gian (73)
      • 5.1.4 Hàm ý quản trị về Kết quả học tập (75)
      • 5.1.5 Hàm ý quản trị về Năm sinh viên đang học (77)
    • 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (78)
  • KẾT LUẬN (81)

Nội dung

Hơn thế, nghiên cứu về quyết định làm việc thêm trên đối tượng sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM vẫn chưa từng được tiến hành nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng khối Đại học đã có 600.000 sinh viên với 2/3 trong số đó là sinh viên ngoại tỉnh Một trong những xu thế gắn chặt với đời sống sinh viên và trở thành mối quan tâm của cả với sinh viên, nhà trường và xã hội chính là việc sinh viên đi làm thêm Trong nhiều năm gần đây, số lượng sinh viên đi làm thêm càng lúc càng gia tăng mạnh mẽ Ta có thể thấy sự xuất hiện của các bạn sinh viên trong hầu hết các cửa hàng, doanh nghiệp, tổ chức với vai trò là một lao động thêm Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, việc cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng khốc liệt và gay gắt; các doanh nghiệp đòi hỏi và đưa ra các tiêu chuẩn ngày càng cao không chỉ về học lực, điểm số mà về những kĩ năng mềm và kiến thức xã hội Chính vì vậy, sinh viên nhận thức rõ được những điều này và quyết định đi làm thêm để trau dồi thêm các kinh nghiệm thực tế, kĩ năng xã hội như kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, mở rộng mạng lưới quan hệ Bên cạnh đó, việc làm thêm còn giúp sinh viên có thêm chi phí trang trải cuộc sống, có mức sống ổn định hơn, giảm sự phụ thuộc vào gia đình Tuy nhiên, động cơ đi làm thêm của sinh viên cũng như tùy vào sự biến động nhu cầu, yêu cầu của thị trường lao động mà sự lựa chọn công việc làm thêm của các sinh viên cũng khác nhau

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Trường Đại học Ngân Hàng với hơn 13.000 sinh viên đang theo học ở các bậc đào tạo từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với 7 ngành, hơn 40 chương trình đào tạo Trường Đại học Ngân Hàng được biết đến là ngôi trường đại học trẻ năng động, với quyết tâm cung cấp cho xã hội nói riêng và ngành ngân hàng nói chung nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bối cảnh hội nhập toàn thế giới; kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội học tập suốt đời, phát triển con người toàn diện, sáng tạo với mô hình đào tạo “Trưởng thành qua trải nghiệm” Đối với sinh viên thuộc các khối ngành kinh tế, một ngành học và các cơ hội việc làm trong tương lai đòi hỏi sinh viên phải nắm vững kiến thức chuyên ngành và vận dụng những bài học đó vào cuộc sống thông qua những trải nghiệm, kinh nghiệm làm việc ngoài xã hội Ý thức được điều này, sinh viên thuộc các khối ngành này tại Đại học Ngân Hàng chiếm tỉ trọng đi làm việc thêm ngày càng nhiều

Tuy vậy, Vương & cộng sự (2015) cho rằng “không ít trường hợp sinh viên vì lý do nào đó không vì mục đích phát triển bản thân mà chạy theo vòng xoáy đồng tiền, gây chểnh mảng trong việc học tập, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe…Hiểu được quyết định đi làm việc thêm là vấn đề cấp bách mang tính xã hội để có những biện pháp tư vấn, định hướng cho một bộ phận sinh viên chưa tự khám phá định hướng công việc, thiếu hiểu biết về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, bối rối bởi lượng lớn thông tin không nhất quán tạo nên khó khăn nhất định Lược sử nghiên cứu cho thấy đã có nghiên cứu quy mô cấp trường về nhân tố ảnh hưởng quyết định đi làm thêm của sinh viên.” Ngoài ra, nghiên cứu của Staniewski và Szopinski (2015) chỉ ra rằng “chuyên ngành khác nhau ảnh hưởng mức độ khác nhau liên quan đến quyết định khởi nghiệp, có thể sinh viên ngành học khác nhau sẽ có ý định đi làm thêm vì nguyên nhân khác nhau”

Hơn thế, nghiên cứu về quyết định làm việc thêm trên đối tượng sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM vẫn chưa từng được tiến hành nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm qua đó tìm ra giải pháp giúp sinh viên tìm ra việc làm phù hợp Thu thập kết quả của các sinh viên, năm mà sinh viên đang theo học và kinh nghiệm sống ảnh hưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê lên quyết định đi làm việc thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Từ vấn đề đặt ra, một câu hỏi lớn được đặt ra vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định làm việc thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM? Do đó, điều quan trọng là phải xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm và xu hướng lựa chọn loại công việc để kiến nghị một số giải pháp quan trọng cho khoa và nhà trường nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm thêm phù hợp Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài

“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh” làm khóa luận tốt nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của đề tài nhằm xác định các yếu tố tác động tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Dựa vào kết quả nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp quản trị nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số giải pháp quản trị nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

Câu hỏi nghiên cứu

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh?

- Hàm ý quản trị nào giúp gia tăng hơn khả năng tìm được việc làm thêm phù hợp của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên, nghiên cứu này tập trung vào trường hợp sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Đối tượng khảo sát bao gồm các sinh viên hiện đang hoặc đã từng đi làm thêm tại trường Việc nghiên cứu đối tượng này sẽ giúp cung cấp thông tin chuyên sâu về động cơ và yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trong bối cảnh giáo dục và môi trường cụ thể của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

Phạm vi không gian nghiên cứu: trong Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2024-06/2024.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng như sau:

Nghiên cứu định tính: Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM và hiệu chỉnh các thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất Trước tiên tác giả nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm làm cơ sở để đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu định tính làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi thu thập thông tin để thực hiện nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25.0, tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và phân tích tương quan Pearson.

Đóng góp của đề tài

Đề tài có ý nghĩa lớn đối với các sinh viên, quý nhà trường và quý doanh nghiệp, dựa trên việc nhận diện, đánh giá thái độ và hành vi của sinh viên, qua đó đề xuất các giải pháp quản trị nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm công việc làm thêm phù hợp với sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM Đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các lĩnh vực, ngành nghề liên quan tới sinh viên và việc làm thêm.

Kết cấu của khóa luận

Khóa luận được chia thành 5 chương có nội dung như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một số khái niệm nghiên cứu liên quan

2.1.1 Khái niệm về quyết định

Quyết định được xem là “sự phản ứng của con người đối với một vấn đề - ra quyết định Theo nghĩa hẹp, ra quyết định là sự lựa chọn cuối cùng phương án hành động của con người Theo nghĩa rộng, ra quyết định là một quá trình gồm phát hiện vấn đề, xác định mục tiêu, tập hợp ý kiến và trí tuệ để định ra phương án; phân tích đánh giá lựa chọn phương án tối ưu, thực hiện phương án, phản hồi điều tiết Như vậy, ra quyết định là quá trình cân nhắc và lựa chọn trong hành động để đạt mục tiêu tốt nhất của người con người Về bản chất, ra quyết định luôn thể hiện sự cân nhắc và lựa chọn: cân nhắc và lựa chọn vấn đề giải quyết, lựa chọn mục tiêu cần đạt, sự cân nhắc các phương án để rồi lựa chọn phương án hành động trong một không gian, thời gian cụ thể…” (Kamp, 2021)

Các bước thực hiện quyết định

Bước 1 – Biết về những gì đang xảy ra (khái quát hóa): Khái quát hóa một bối cảnh dựa vào những hiểu biết gần đây của chúng ta về tình hình

Bước 2 – Quyết định vấn đề nào thực sự có ý nghĩa: Tập trung chú ý vào những yếu tố quan trọng, dựa trên những thông tin hiện tại

Bước 3 - Tìm ra các mô hình có ý nghĩa (khái quát hóa các mô hình): Từ khám phá cảm giác, trực giác, thực tế, chúng ta đúc kết nên những quan điểm mới, bài học mới khi biểu đạt suy nghĩ của mình qua nhiều góc nhìn được mở rộng và hiểu sâu thêm về những điều đang diễn ra.

Bước 4 – Làm sâu sắc thêm hiểu biết của chúng ta: nhìn nhận vấn đề theo những cách khác nhau Loại bỏ những yếu tố không có tác dụng trong việc tìm kiếm một sự hiểu biết sâu sắc hơn, tinh túy hơn và thông minh hơn về tình hình

Bước 5 - Xác định khu vực cần đặc biệt chú ý: Mở rộng sự hiểu biết của chúng ta, ta sẽ có thêm các góc nhìn mới, từ đó có thể nhìn nhận thực tế về những gì có thể thực hiện được Có vấn đề gì, ứng dụng hay kết quả gì nảy sinh từ kiến thức mới chúng ta có được về hoàn cảnh?

Bước 6 – Thiết kế con đường đi tới tương lai: Dự tính những kế hoạch phản ứng cần thiết đối với tình hình, thử nghiệm tính khả thi của các phương án, qua đó hình thành các lựa chọn giúp chúng ta chuẩn bị, điều chỉnh và quen với những sự thay đổi không mong muốn

Bước 7 – Thực hiện kế hoạch: Tiến hành những thay đổi mà chúng ta đã lập kế hoạch

Bước 8 – Giám sát, kiểm tra hệ thống: Khi chúng ta thường xuyên giám sát tình hình, chúng ta sẽ có thể suy ngẫm về những tác động do sự thay đổi đem lại và nhận biết bất kỳ hệ quả không mong muốn nào mới xuất hiện trong tổ chức hoặc trong hệ thống sinh thái cộng đồng rộng lớn

2.1.2 Khái niệm Việc làm thêm

Công việc thêm (part – time job) là khái niệm chỉ công việc làm việc không trọn thời gian Theo đó, công việc thêm có số giờ làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, không cần theo quy chuẩn giờ hành chính, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động (khoản 1 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019) Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động Đối tượng làm công việc thêm thường là nội trợ, người có nhu cầu kiếm thêm thu nhập và chiếm tỷ trọng cao nhất là sinh viên Ưu và nhược điểm của các công việc thêm Ưu điểm: Việc làm thêm có thể giúp sinh viên tận dụng tối đa quỹ thời gian rảnh ngoài giờ trên giảng đường của mình một cách linh hoạt và chủ động Các công việc thêm thường không yêu cầu quá cao về chuyên môn nên các sinh viên cũng không bị áp lực, căng thẳng gây ảnh hưởng đến việc học Ngoài việc giúp tăng thu nhập để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng tháng, việc làm thêm còn giúp sinh viên có thêm nhiều trải nghiệm mới, kinh nghiệm, trau dồi các kĩ năng mềm cần thiết như kĩ năng làm việc nhóm, giao tiếp, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề,…Và chính những kĩ năng , trải nghiệm xã hội này sẽ giúp sinh viên tăng thêm những thế mạnh khi bước chân vào thị trường lao động Trong quá trình đi làm thêm, sinh viên cũng có thêm nhiều cơ hội gặp gỡ, mở rộng vòng tròn ngoại giao, thiết lập thêm các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng cho tương lai

Nhược điểm: Bất lợi đầu tiên phải kể đến khi làm việc thêm đó chính là sinh viên không được quyền hưởng đầy đủ những quyền lợi, chính sách của công ty so với nhân viên chính thức ví dụ như các loại bảo hiểm, ngày nghỉ phép có lương…Thậm chí, một số công ty còn dựa vào sự non nớt, thiếu kinh nghiệm của sinh viên để bóc lột sức lao động với mức lương trả thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng là “con mồi” bị nhắm đến nhiều nhất và dễ dàng bị rơi vào cái bẫy của các tổ chức đa cấp, lừa đảo…Đối với các công việc thêm có ca làm việc vào ban đêm, sinh viên cũng có thể bị xáo trộn thời gian sinh hoạt, rối loạn đồng hồ sinh học và ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, học tập Nhiều sinh viên cũng vô tình bị cuốn vào vòng xoáy công việc và tiền bạc nên bỏ bê việc học tập, mất động lực và kết quả học tập xuống dốc

Những công việc thêm phổ biến nhất

Nghề phục vụ là công việc được tuyển dụng nhiều với tiêu chuẩn tuyển dụng dễ dàng, chỉ cần đủ 18 tuổi Nghề này đem đến nguồn thu nhập hàng tháng và khả năng xoay ca linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng.

- Viết lách, dịch thuật, thiết kế: Viết lách cho các trang mạng xã hội, website là một trong những công việc thêm thu hút nhiều người lao động có sở trường về các mảng này và hầu hết công việc này có hình thức thời vụ, cộng tác viên

- Gia sư trực tuyến/ trực tiếp: công việc gia sư dành cho các bạn có đam mê giảng dạy, có nền tảng kiến thức tốt và thu nhập khá ổn định

- Nhân viên bán hàng/Cộng tác viên bán hàng online: Nếu sinh viên đam mê việc kinh doanh hoặc có định hướng làm kinh doanh trong tương lai, công việc này là lựa chọn hoàn hảo giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế cũng như thu nhập cao nếu có doanh số tốt

- Nhân viên tiếp thị (PG/PB): đây là công việc đại diện cho các thương hiệu quảng cáo, tiếp thị, tư vấn sản phẩm trong các sự kiện, chiến dịch quảng cáo marketing khi công ty muốn quảng bá sản phẩm, khá phổ biến cho các bạn sinh viên muốn linh hoạt thời gian, công việc cũng khá dễ dàng và cơ hội mở rộng các mối quan hệ

Trong kỷ nguyên số, nhu cầu về dịch vụ vận chuyển gia tăng mạnh mẽ khi con người ưa chuộng sự tiện lợi và nhanh chóng Ngành vận chuyển cho các sàn thương mại điện tử, ứng dụng giao hàng/đồ ăn/chở khách hàng đã xuất hiện, mở ra cơ hội việc làm mới với thu nhập tốt và linh hoạt, đặc biệt phù hợp với đối tượng sinh viên.

Tổng quan nghiên cứu liên quan

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Fang, Xiang và cộng sự, (2004) đã thông qua “tiến hành khảo sát 161 sinh viên tốt nghiệp khóa học của trung tâm đào tạo MIS của Mỹ (Management Information Systems) bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để nghiên cứu về yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của các sinh viên Nhóm tác giả kiểm định các giả thuyết bằng việc sử dụng Anova và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, kết quả cho thấy có một vài yếu tố phổ biển nhất định ảnh hưởng đến cơ hội việc làm toàn thời gian cho sinh viên tốt nghiệp Những yếu tố này bao gồm các kinh nghiệm thực tập và làm việc, điểm trung bình, sự khác biệt giới tính Trong đó, nhà tuyển dụng đôi khi đưa ra các yêu cầu cụ thể về điểm trung bình vì họ cho rằng điểm trung bình cũng như kết quả tốt nghiệp là chỉ số quan trọng đối với thành tích học tập của sinh viên.” (Fang & cộng sự, 2004) Bob Kamp, (2021) đã tìm ra “các tác động của công việc thêm đối với kết quả học tập của sinh viên, cụ thể là ảnh hưởng của những sinh viên có giờ làm việc không cố định đến kết quả học tập của Châu Âu Dữ liệu nghiên cứu này được thu thập thông qua bảng câu hỏi và các sinh viên (người trả lời) được thu thập thông qua phương pháp lấy mẫu quả cầu tuyết (số mẫu = 311); được phân tích bằng cách thực hiện phân tích hồi quy bội số cho các mô hình nghiên cứu được kiểm duyệt thông qua PROCESS trong SPSS Kết quả của nghiên cứu chỉ rõ các sinh viên đi làm thêm không có sự khác biệt về kết quả học tập với các sinh viên không đi làm thêm, nhưng các sinh viên có giờ làm việc không thường xuyên lại có tác động đến kết quả học tập.” Mô hình nghiên cứu này như sau:

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của Bob Kamp (2021)

Robinson, L (1996) với đề tài “School students and part-time work” Báo cáo này đề cập đến “nhữngnhững nhân sự làm việc thêm trẻ tuổi thường thấy ở các siêu thị, cửa hàng bánh mì nóng và cửa hàng thức ăn nhanh trên khắp nước Úc trong những năm 1990 rất có thể cũng là học sinh trung học toàn thời gian Trong hai đến ba thập kỷ qua, số lượng sinh viên vừa học ở trường vừa việc làm thêm ngoài giờ học ngày càng tăng mặc dù ước tính về số lượng sinh viên trong trường có việc làm rất khác nhau Hơn nữa, mặc dù xu hướng này đã được công nhận rộng rãi nhưng những tác động của nó thường bị bỏ qua Việc xem xét hiện tượng sinh viên làm nảy sinh một số câu hỏi về mức độ, bản chất và tác động tiềm ẩn của công việc thêm - những vấn đề cần được sinh viên, phụ huynh, nhà giáo dục quan tâm Vấn đề đầu tiên - tỷ lệ sinh viên có việc làm thêm trong năm học

- được đề cập trong báo cáo này.” Hầu hết các nghiên cứu trước đây của Úc về sinh viên- công nhân đều có quy mô nhỏ và mang tính địa phương hóa, không đưa ra nhiều dấu Năm học

Hiệu suất học tập Căng thẳng, áp lực

Công việc thêm hiệu về mức độ tham gia lực lượng lao động của sinh viên ở cấp quốc gia Đặc biệt, trọng tâm của báo cáo này sẽ là trả lời những câu hỏi sau:

1 – Có bao nhiêu sinh viên làm công việc thêm?

2 – Họ sử dụng bao nhiêu thời gian có các công việc đó?

3 – Loại sinh viên nào có nhiều khả năng tham gia vào công việc thêm nhất?

Mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của Robinson, Lyn (1999) 2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Viêt Nam

Theo ThS Nguyễn Thị Phượng (2020), tại Khoa Kinh tế - Trường Đại học An Giang, tỉ lệ sinh viên làm thêm là 40,8% Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên, mô hình kinh tế lượng probit được sử dụng để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc là hàm số của biến độc lập Đây là một loại mô hình hồi quy phản ứng định danh (qualitative response regression models) cho phép ước lượng xác suất của một biến trả về nhị phân (ví dụ: làm thêm hay không làm thêm).

Biến phụ thuộc trong nghiên cứu là biến nhị phân, gồm hai giá trị "Có tham gia làm thêm" (ký hiệu 1) và "Không tham gia làm thêm" (ký hiệu 0) Biến độc lập bao gồm các yếu tố như giới tính, ngành học, năm học, nơi cư trú, thu nhập, chi tiêu và địa điểm.

Giáo dục của phụ huynh

Sau khi thực hiện nghiên cứu trên 267 sinh viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học An Giang, các kết quả thu được cho thấy giới tính, ngành học, nơi cư trú không ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Thay vào đó, mô hình thống kê chỉ ra rằng các yếu tố có ý nghĩa bao gồm thu nhập, kinh nghiệm - kỹ năng sống, năm đang học, chi tiêu, thời gian rảnh và kết quả học tập Nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin hữu ích cho ban lãnh đạo khoa Kinh tế, nhà trường trong việc hỗ trợ sinh viên đi làm thêm hiệu quả, đảm bảo không ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Vương Quốc Duy và cộng sự (2015) trên cơ sở mô hình lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) và mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đã tiến hành “khảo sát 400 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Cần Thơ bằng phương pháp phỏng vấn theo giới tính, theo khoa, theo khóa học, thu thập số liệu và xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập (năm đang học, chỉ tiêu, kinh nghiệm – kỹ năng sống, thu nhập, kết quả học tập, thời gian rảnh, …) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn sinh viên Đại học Cần Thơ đi làm thêm trong thời gian học tập ở trường chiếm tỷ lệ khá cao với 50,3% Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau như muốn tăng cường các kỹ năng mềm cần thiết, trải nghiệm công việc lúc học tập, rèn luyện tính tự lập, kiếm thêm thu nhập,… nhưng đa số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là quan trọng Nghiên cứu cũng đồng thời cho thấy lý do lớn nhất khiến sinh viên không đi làm thêm là sợ ảnh hưởng đến kết quả học tập (46,7%) vì khi đi làm thêm sẽ không có thời gian học các môn học ở trường và chểnh mảng việc học vì đi làm mệt Nghiên cứu chỉ ra các nhân tố tác động tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh viên đó là năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời gian rãnh, kinh nghiệm-kỹ năng sống và kết quả học tập.” (Duy & cộng sự, 2015) Điểm hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là chưa đề cập đến sự ra quyết định đi làm thêm liên quan đến chuyên ngành đang học để trau dồi them kiến thức chuyên môn và liên hệ thực tiễn với các nghiệp vụ thực tế Mô hình của nghiên cứu như sau:

Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu của Vương Quốc Duy và cộng sự (2015)

Vũ Xuân Tường và cộng sự (2021) đã tìm ra “các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Văn Lang Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính nhằm xác định các chỉ tiêu đánh giá, xây dựng bảng thang đo, bảng câu hỏi được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sinh viên tham gia vào công việc làm thêm Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, thu thập ý kiến từ chuyên gia nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm thêm của sinh viên và được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, dùng Bảng câu hỏi khảo sát để tiếp cận và thu thập thông tin từ các đối tượng được khảo sát sau đó xử lý bằng SPSS Kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra bốn yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên, đó là: kinh tế, thời gian, quan hệ kiến thức, mối quan hệ Trong đó, yếu tố quan hệ kiến thức Năm đang học

Chi tiêu Kết quả học tập Kinh nghiệm –

Kỹ năng sống Thời gian rảnh

Quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ và kinh tế là hai yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Kết quả nghiên cứu đã kiến nghị một số giải pháp quan trọng cho khoa và nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả khi sinh viên quyết định đi làm thêm.” (Tường & cộng sự, 2021)

Mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Vũ Xuân Tường và cộng sự (2021)

Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà (2023) "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội" cho thấy: Tính cách tác động ngược chiều đến làm thêm, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ cá nhân, thu nhập, chuẩn chủ quan tác động cùng chiều Chuẩn chủ quan là yếu tố tác động mạnh nhất (0,406), tiếp theo là kinh nghiệm (0,32), thu nhập (0,161) và thái độ cá nhân (0,136) Nghiên cứu này đưa ra các giải pháp nhằm giúp sinh viên nhận thức rõ hơn vấn đề, đồng thời hỗ trợ nhà trường có những biện pháp phù hợp để hỗ trợ sinh viên trau dồi kỹ năng mềm, kinh nghiệm và động lực làm thêm.

Các yếu tố tác động đến quyết định đi làm thêm của sinh viên bao gồm mong muốn rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm và cải thiện tình hình tài chính Để thu hút sinh viên, doanh nghiệp cần có những giải pháp hỗ trợ như tạo điều kiện làm việc linh hoạt, cung cấp cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng, cũng như chế độ đãi ngộ hợp lý.

Lược khảo các nghiên cứu liên quan của các tác giả trong nước và nước ngoài cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định, quyết định, hành vi đi làm thêm của lao động tự do, sinh viên…Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu được thực hiện ở mỗi quốc gia khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, bối cảnh và thời gian nghiên cứu khác nhau nên kết quả cũng tương đối khác nhau Tại Việt Nam cũng có khá nhiều nghiên cứu thực hiện về chủ đề này trong thời gian gần đây; tuy nhiên, theo tìm hiểu thì nghiên cứu về quyết định làm việc thêm trên đối tượng sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM vẫn chưa từng được tiến hành nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm qua đó đề xuất giải pháp giúp sinh viên tìm ra việc làm phù hợp Thu thập kết quả của các sinh viên, năm mà sinh viên đang theo học và kinh nghiệm sống ảnh hưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê lên quyết định đi làm việc thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM, do đó đề tài nghiên cứu của tác giả “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.” không bị trùng lặp so với các tác giả trước

2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Bảng 2.1 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trong các nghiên cứu khác

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

Nghiên cứu của Robinso n, Lyn (1999)

Nghiên cứu của Robinso n, Lyn (1996)

Nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Văn Lang (2021)

Nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học

Nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ (2015)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

Nghiên cứu của Robinso n, Lyn (1999)

Nghiên cứu của Robinso n, Lyn (1996)

Nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Văn Lang (2021)

Nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học

Nghiên cứu của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ (2015)

Khác Động lực làm việc và nhận thức về công việc

Nơi cư trú X X Địa điểm X

Giáo dục của phụ huynh

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2024)

Sau khi lược khảo nghiên cứu liên quan của các tác giả nước ngoài và trong nước, tác giả quyết định lựa chọn 5 yếu tố để đưa vào mô hình chính thức: (1) Năm sinh viên đang học, (2) Thu nhập, (3) Kinh nghiệm – kỹ năng sống, (4) Quỹ thời gian và (5) Kết quả học tập để xây dựng mô hình nghiên cứu cho khóa luận vì lý do sau: Khi các sinh viên đã quen với khu vực đang sinh sống, môi trường làm việc và học tập thì sẽ có các quyết định đi làm thêm vào năm thứ mấy của chương trình đại học Vì vậy yếu tố

(1) Năm sinh viên đang học được rất nhiều người quan tâm Bên cạnh đó, một bài nghiên cứu bởi Post (2008) khẳng định yếu tố tài chính là một trong những lý do quyết định đi làm thêm của sinh viên vì sinh viên không nhận được hỗ trợ tài chính từ gia đình

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính và định lượng, cụ thể như sau:

3.1.1 Nghiên cứu định tính Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với mục đích xây dựng các biến quan sát nhằm đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Tham khảo các bài báo khoa học để xây dựng mô hình lý thuyết thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên trong Thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các bài nghiên cứu có liên quan tiến hành làm rõ ý nghĩa của từng thang đo, xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm, bổ sung và điều chỉnh các câu hỏi khảo sát cho phù hợp với mô hình và thực tế Bảng khảo sát chính thức được hoàn thiện với nhiều biến quan sát cho mỗi thang đo Đây là cơ sở quan trọng để phục vụ cho quá trình thu thập dữ liệu và phân tích định lượng sau này

Mô hình nghiên cứu gồm các thang đo sau: Năm sinh viên đang học, Thu nhập, Kinh nghiệm - kỹ năng sống, Quỹ thời gian, Kết quả học tập

Phương pháp định lượng được áp dụng sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu định tính Bảng câu hỏi khảo sát chính thức được dùng để thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là 220 quan sát Sau đó tiến hành sàng lọc dữ liệu để đưa vào phân tích bằng Phần mềm thống kê SPSS.

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình các bước nghiên cứu

Nguồn: Đề xuất của tác giả, 2024

Xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mô hình

Bảng 3.1 Xây dựng và mã hóa thang đo

1 Năm sinh viên đang theo học

NDH1 Sinh viên năm nhất có nhu cầu làm việc thêm nhiều hơn sinh viên năm còn lại

NDH2 Mục đích tìm việc làm của sinh viên mỗi cấp bậc năm đại học là giống nhau NDH3 Sinh viên chỉ nên làm việc thêm trong năm đầu đại học

NDH4 Sinh viên càng gần tốt nghiệp càng có nhu cầu đi làm thêm cao hơn

TN1 Thu nhập là mục đích quan trọng nhất khi làm việc thêm

TN2 Thu nhập từ việc làm thêm giúp tôi chi trả toàn bộ chi phí sinh hoạt trong 1 tháng

TN3 Sinh viên có xu hướng đi làm thêm khi chi tiêu vượt mức gia đình chu cấp

TN4 Công việc làm thêm giúp tôi học được kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, kiểm soát chi tiêu tốt hơn

TN5 Công việc làm thêm giúp tôi để dành được một khoản tiết kiệm nhỏ

3 Kinh nghiệm – kỹ năng sống

KNKN1 Công việc thêm giúp tôi tích lũy nhiều kiến thức thực tế ngoài xã hội KNKN2 Công việc thêm giúp tôi trang bị và trau dồi nhiều kỹ năng mềm mà các môn học trên trường không đáp ứng được

KNKN3 Công việc thêm giúp tôi cải thiện kỹ năng giao tiếp, mài giũa ngôn từ khéo léo KNKN4

Tôi quyết định đi làm thêm vì những kinh nghiệm – kỹ năng tôi có được sẽ giúp tôi dễ kiếm việc làm hơn sau khi tốt nghiệp

KNKN5 Tôi chọn làm thêm đúng chuyên ngành để học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm cho công việc tương lai

QTG1 Sinh viên càng có nhiều thời gian rảnh thì càng có nhu cầu đi làm thêm

QTG2 Công việc làm thêm khiến tôi cảm thấy mình tận dụng thời gian rảnh hữu ích và hiệu quả QTG3 Tôi sẵn sàng nghỉ một số buổi học để đi làm thêm

QTG4 Tôi từ chối tham gia sinh hoạt câu lạc bộ để đi làm thêm

QTG5 Thời gian di chuyển tới chỗ làm ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của tôi

KQHT1 Khi tôi đạt được mục tiêu về điểm số, tôi mới quyết định đi làm thêm KQHT2 Vừa đi học vừa đi làm thêm sẽ làm kết quả học tập thay đổi

KQHT3 Làm việc thêm đúng chuyên ngành sẽ giúp sinh viên đạt kết quả học tốt hơn

6 Quyết định đi làm thêm

QD1 Tôi sẽ tiếp tục đi làm thêm

QD2 Tôi yêu thích việc đi làm thêm

QD3 Tôi khuyến khích sinh viên đi làm thêm

Nguồn: Kế thừa từ các nghiên cứu liên quan, 2024

Xây dựng bảng khảo sát

Các yếu tố liên quan đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh được tác giả sử dụng thang đo Likert 5 bậc để đo lường Thang đo này có 5 lựa chọn tương ứng với mức độ đồng ý khác nhau, từ hoàn toàn không đồng ý (bậc 1) đến hoàn toàn đồng ý (bậc 5).

Không đồng ý Trung dung Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Một số nhân tố liên quan tới đặc điểm cá nhân như: giới tính, năm đang học, chuyên ngành theo học, chi tiêu, thu nhập…

Việc thiết lập bảng câu hỏi nhằm mục đích tổng hợp những thông tin cơ bản liên quan tới các sinh viên hiện đã và đang đi làm thêm và thông tin về nhân khẩu của người được khảo sát

Bảng câu hỏi sẽ chia thành 03 phần đó là:

Phần 2: Thông tin cá nhân Nội dung trong phần này sẽ bao gồm thông tin cá nhân của đối tượng nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu

Phần 3: Nội dung các câu hỏi đo lường yếu tố tác động tới quyết định đi làm thêm của sinh viên tại Trường Đại học Ngân Hàng TPHCM.

Nghiên cứu định lượng

3.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Đối tượng khảo sát là sinh viên của Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM hiện đã và đang đi làm thêm

Theo Hair và ctg (1998) thì mỗi thang đo cần tối thiểu 5 mẫu, vậy theo số quan sát của khóa luận có tổng cộng 22 quan sát, vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt của khóa luận là 22*50 Do đó để đảm bảo độ tin cậy về cỡ mẫu tác giả chọn cỡ mẫu N"0

3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

3.5.2.1 Phân tích thống kê mô tả

Theo Saunders & cộng sự (2012), “thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng vào trong lĩnh vực kinh tế Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ vào đó có thể đưa ra nhận xét về vấn đề đang nghiên cứu.”

Trong đề tài này phương pháp thống kê mô tả được thực hiện bằng cách lập bảng tần suất để mô tả mẫu thu thập được theo các thuộc tính: Giới tính, sinh viên năm, chuyên ngành theo học,…

3.5.2.2 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Hair và ctg (1998) cho rằng “một thang đo có giá trị khi thang đo đó có đủ độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi tiến hành đo lặp đi lặp lại Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại thông qua hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến – tổng, để nhằm loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu ra khỏi thang đo

- Phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha:

Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát thang đo Nó dùng để đánh giá độ tin cậy của các nhóm nhân tố và từng biến quan sát nhỏ bên trong nhóm nhân tố đó Theo Peterson,

1994 thì hệ số Cronbach’s Alpha phải nằm trong giới hạn từ 0,7 đến 1,0 Trong các trường hợp cỡ mẫu nhỏ thì hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0,6 vẫn có thể được chấp nhận Đồng thời, các biến quan sát phải có hệ số tương quan giữa các biến và tổng (item-total correlation) phải lớn hơn 0,3

Thang đo được kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha, với hệ số này sẽ giúp loại những biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu vì các biến này có thể tạo ra các nhân tố giả

Phương pháp phân tích Cronbach’s Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan lẫn nhau của các biến quan sát trong thang đo thông qua việc đánh giá sự tương quan giữa bản thân các biến quan sát và tương quan điểm số trong từng biến quan sát với điểm số toàn bộ các biến quan sát Hệ số Cronbach’s alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao Thông thường những thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,7 - 0,8 là sử dụng được, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha trong khoảng từ 0,8 – 1,0 được xem là thang đo tốt Tuy nhiên đối với các trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới thì thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được

Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không, chứ không cho biết cần phải loại bỏ hoặc giữ lại biến quan sát nào Để giải quyết vấn đề này cần tính toán và phân tích hệ số tương quan biến – tổng

- Hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation): Hệ số tương quan biến tổng chính là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo Nếu hệ số này càng cao thì sự tương quan giữa biến với các biến khác trong nhóm càng cao Vì vậy, đối với các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 bị xem như là các biến rác và bị loại ra khỏi mô hình do có tương quan kém với các biến khác trong mô hình.” (Hair & ctg., 1998)

3.5.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) để thu nhỏ tham số ước lượng theo từng nhóm biến EFA giúp xác định các tập hợp biến cần thiết, tìm mối quan hệ giữa các biến Để đảm bảo ý nghĩa thống kê, EFA được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu cụ thể.

Chỉ số KMO (Kaiser- Meyer – Olkin) là thông số quan trọng dùng để đánh giá mức độ thích hợp của dữ liệu cho phân tích nhân tố Giá trị KMO dao động từ 0,5 đến 1,0 Dữ liệu được coi là phù hợp cho phân tích nhân tố khi KMO lớn hơn 0,5; ngược lại, không phù hợp khi KMO nhỏ hơn 0,5.

- Đánh giá hệ số tải nhân tố (Factor loading –FL): Đây là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tải nhân tố (Factor loading –FL) phụ thuộc vào kích thước mẫu quan sát và mục đích nghiên cứu Nếu FL>0,3 là đạt mức tối thiểu với kích thước mẫu bằng hoặc lớn hơn 350, nếu FL>0,4 là quan trọng và FL>0,5 là có ý nghĩa thực tiễn Khi kích thước mẫu khoảng 100 thì nên chọn FL>0,55; còn nếu kích thước mẫu bằng 50 thì nên chọn FL>0,75 Do đó để thang đo đạt giá trị hộ tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố (Factor loading –FL) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố đối với cỡ mẫu nhỏ hơn 350

- Đánh giá giá trị Eigenvalue: Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, đánh giá hệ số Eigenvalue là một trong những cách để xác định số lượng nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser chỉ những nhân tố Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình, những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại vì không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc (Garson, 2003)

- Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thiết H0:

Bartlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể với các giả thuyết

H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể hay nói cách khác là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể Điều này cũng chính là nhằm mục đích xem xét việc phân tích nhân tố là có thích hợp hay không Nếu kiểm định này có ý nghĩa trong thống kê (Sig p thì sẽ bác bỏ giả thuyết H0 Với mức ý nghĩa α = 5%, kiểm định Barlett’s cho các kết quả sau:

Nếu giá trị p > α thì chấp nhận giả thuyết H0

Nếu giá trị p < α thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1

- Đánh giá phương sai trích:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm của mẫu khảo sát

Sau gần 1 tháng tiến hành khảo sát, tác giả thu về 256 phiếu trả lời, trong đó có

Kết quả thu được 220 phiếu hợp lệ dùng để phân tích dữ liệu sau khi loại bỏ 36 phiếu không điền đầy đủ thông tin Kết quả thống kê mô tả đặc điểm nhân khẩu học của 220 sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM gồm: giới tính, năm sinh, khối ngành, trạng thái đi làm thêm, thu nhập từ việc làm thêm và chi tiêu được trình bày tại Bảng 4.1.

Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát Chỉ tiêu Phân loại Số lượng Tỷ trọng (%)

Năm sinh viên theo học

Hệ thống thông tin quản lý 11 5

Trạng thái đi làm thêm Chưa từng đi làm thêm 0 0 Đang đi làm thêm 188 85,5

Chỉ tiêu Phân loại Số lượng Tỷ trọng (%) Đã từng đi làm thêm 32 14,5

Thu nhập từ việc làm thêm

Chi tiêu Ít hơn so với mức thu nhập 29 13,2

Bằng với mức thu nhập 106 48,2

Cao hơn mức thu nhập 85 38,6

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Về giới tính, thông qua bảng khảo sát cho thấy, tần số khảo sát là 220 tương ứng với số lượng người được khảo sát ngẫu nhiên là 220 người, trong đó Nữ có 136 người, chiếm tỷ trọng 61,8% và đáp viên Nam có 84 người, chiếm tỷ trọng 38,2% Như vậy, số lượng sinh viên Nữ chiếm số lượng lớn hơn Nam Kết quả này phản ánh một xu hướng phổ biến trong các trường đại học, nơi mà tỉ lệ sinh viên nữ thường cao hơn

Về năm sinh viên theo học, kết quả thống kê mô tả cho thấy sinh viên năm 4 chiếm số lượng lớn nhất với 78 người, chiếm tỷ trọng 35,5%; nhóm sinh viên năm 3 có

60 người, chiếm tỷ trọng 27,3%; sinh viên năm 2 có 43 người, tỷ lệ 19,5% và cuối cùng là sinh viên năm nhất với 39 người, chiếm tỷ trọng 17,7% Sinh viên năm cuối chiếm tỉ trọng cao nhất do họ đang trong giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp và có nhu cầu cao hơn trong việc tích lũy kinh nghiệm làm việc Thêm vào đó, những sinh viên này thường tìm kiếm cơ hội việc làm để bổ sung kinh nghiệm thực tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động sau khi tốt nghiệp

Về ngành học của sinh viên, có thể thấy ngành Quản trị kinh doanh chiếm số lượng tham gia khảo sát là lớn nhất với 51 người, tương đương tỷ trọng 23,2% Kế đến là sinh viên ngành Tài chính ngân hàng với 49 người, chiếm tỷ trọng 22,3% Ngành Kế toán có 45 người, tỷ trọng 20,5% Ngành Kinh tế quốc tế có 31 người chiếm tỷ trọng 14,1%; ngành Ngôn ngữ Anh có số lượng là 18 người, chiếm tỷ trọng 8,2%; ngành Luật kinh tế có số lượng là 12, chiếm tỷ trọng 5,5% và cuối cùng là ngành Hệ thống thông tin quản lý với 11 người, tương đương tỷ trọng 5% Sự phân bố này cho thấy sự đa dạng về ngành học của sinh viên, đồng thời phản ánh các xu hướng lựa chọn ngành học phổ biến hiện nay, đặc biệt là các ngành liên quan đến kinh tế và quản lý

Một khảo sát cho thấy 85,5% sinh viên (188 người) đang đi làm thêm, 14,5% (32 người) đã từng đi làm thêm và không có sinh viên nào chưa từng đi làm thêm Điều này cho thấy nhu cầu đi làm thêm rất cao trong sinh viên Việc đi làm thêm mang lại nguồn thu nhập, kinh nghiệm thực tế và phát triển các kỹ năng mềm cần thiết Đây là một phần quan trọng trong quá trình học tập, trưởng thành và tự lập về tài chính của sinh viên.

Xem xét thu nhập từ việc đi làm thêm, số lượng sinh viên có mức thu nhập dưới

1 triệu chỉ chiếm 4 người với tỷ trọng 1,8% Từ 1- 3 triệu có 56 người, tỷ trọng 25,5%

Từ 3 - 5 triệu có 103 người, chiếm tỷ trọng 46,8% Từ 5 – 7 triệu có 40 sinh viên, tỷ trọng 18,2% và cuối cùng là trên 7 triệu có 17 người, chiếm tỷ trọng 7,7% Như vậy, việc làm thêm không chỉ mang lại thu nhập cho sinh viên mà còn giúp họ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn Mức thu nhập từ công việc thêm cũng phản ánh sự đa dạng về loại hình công việc và mức lương mà sinh viên có thể đạt được

Phân tích tần số mức chi tiêu trong 1 tháng, kết quả tại Bảng 4.1 chỉ ra rằng có 29 sinh viên có mức chi tiêu thấp hơn so với thu nhập, chiếm tỷ trọng 13,2% Có 106 sinh viên có mức chi tiêu bằng với thu nhập, chiếm tỷ trọng 48,2% Cuối cùng, 85 sinh viên có Mức chi tiêu cao hơn so với thu nhập, tỷ trọng 38,6% Kết quả này phản ánh rằng mặc dù nhiều sinh viên đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, họ vẫn cần phải cân đối chi tiêu để tránh tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng tài chính của mình Việc quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần học hỏi và phát triển trong quá trình học tập và làm việc.

Kiểm định độ tin cậy thang đo

Hệ số Cronbach Alpha (CA) đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cách loại bỏ các biến không liên quan Độ tin cậy nội tại của thang đo phản ánh mức độ nhất quán của các mục đo lường cùng một khái niệm CA được tính dựa trên tương quan trung bình giữa các mục, với giá trị từ 0 đến 1 Thang đo được coi là tin cậy khi CA từ 0,7 trở lên, hoặc 0,6 trở lên đối với nghiên cứu khám phá CA còn giúp xác định các mục không tương quan chặt chẽ với tổng điểm thang đo, tạo cơ sở loại bỏ chúng để nâng cao độ tin cậy chung.

Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến Năm đang học

Giá trị trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Theo Bảng 4.2, kết quả kiểm định cho thấy hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của “Năm đang học” bằng 0.725 > 0.6 Các biến quan sát đều có tương quan tổng biến (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 Như vậy, thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều giải thích tốt cho nhân tố “Năm đang học”

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến Thu nhập

Giá trị trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Tại Bảng 4.3, kết quả kiểm định cho thấy hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của “Thu nhập” bằng 0.829 > 0.6 Các biến quan sát đều có tương quan tổng biến (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 Như vậy, thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều giải thích tốt cho nhân tố “Thu nhập”

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến Kinh nghiệm-Kỹ năng sống

Kinh nghiệm-Kỹ năng sống: CA = 0.809

Giá trị trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Phân tích Bảng 4.4, kết quả kiểm định cho thấy hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của “Kinh nghiệm – kỹ năng sống” bằng 0.809 > 0.6 Các biến quan sát đều có tương quan tổng biến (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 Như vậy, thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều giải thích tốt cho nhân tố “Kinh nghiệm – kỹ năng sống”

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến Quỹ thời gian

Giá trị trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4.5 cho thấy kết quả kiểm định cho thấy hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của “Quỹ thời gian” bằng 0.825 > 0.6 Các biến quan sát đều có tương quan tổng biến (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 Như vậy, thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều giải thích tốt cho nhân tố “Quỹ thời gian”

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến Kết quả học tập

Kết quả học tập: CA = 0.770

Giá trị trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả kiểm định tại Bảng 4.6 cho thấy hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của “Kết quả học tập” bằng 0.770 > 0.6 Các biến quan sát đều có tương quan tổng biến (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 Như vậy, thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều giải thích tốt cho nhân tố “Kết quả học tập”

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến Quyết định

Biến phụ thuộc – Quyết định: CA = 0.787

Giá trị trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Đối với biến phụ thuộc – Quyết định đi làm thêm của sinh viên HUB, kết quả kiểm định cho thấy hệ số độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của “Quyết định” bằng 0.787

> 0.6 Các biến quan sát đều có tương quan tổng biến (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0.3 Như vậy, thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát đều giải thích tốt cho nhân tố “Quyết định”.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Đối với các biến độc lập

Bước 1: Đánh giá dữ liệu trước khi thực hiện EFA

Theo mô hình nghiên cứu có 5 nhân tố với 22 biến quan sát ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Sau khi khảo sát, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để phân tích 22 biến quan sát Sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett’s để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 4.8 Chỉ số KMO các nhân tố biến độc lập

Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin về mức độ phù hợp của mẫu 745 Kiểm định Bartlett Giá trị xấp xỉ Chi-Square 2424.791 df 231

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

- H0: Giữa 22 biến quan sát trong tổng thể không có mối tương quan với nhau

- H1: Giữa 22 biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau

=> Nhận xét: Kiểm định KMO có hệ số KMO là 0,745, đảm bảo lớn hơn 0,5 do đó kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp với việc thực hiện phân tích nhân tố Trong kiểm định Bartlett's, giá trị Sig là 0,000 < 0,05, cho thấy các biến quan sát của thang đo trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể

Eigenvalue của mỗi nhân tố đều lớn hơn 1, do đó 5 nhân tố được giữ lại để đưa và mô hình phân tích Tổng phương sai của 5 nhân tố này trích được là 63.104% > 50%, như vậy, 5 nhân tố được trích giải thích được là 63.104% biến thiên dữ liệu của 22 biến quan sát tham gia vào EFA

Bảng 4.9 Tổng phương sai giải thích (Biến độc lập)

Giá trị Eigen ban đầu Tổng bình phương tải sau khi xoay

% Tích luỹ Tổng % Phương sai

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4.10 Xoay nhân tố biến độc lập (Rotated Component Matrixa)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả ma trận xoay tại Bảng 4.10 cho thấy, 22 biến quan sát được chia thành 5 nhân tố Các biến quan sát QTG1, TN4 này bị loại do có chênh lệch giữa hệ số tải nhân tố lớn nhất và hệ số tải nhân tố lớn thứ hai (của mỗi biến quan sát) < 0.3, không đảm bảo giá trị phân biệt

Thực hiện lại phân tích EFA với 20 biến quan sát còn lại (xem Phụ lục), ta thu được kết quả kiểm định KMO = 0,865 > 0,5 vì vậy kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp với việc thực hiện phân tích nhân tố Đồng thời giá trị Sig là 0,000 < 0,05 phản ánh rằng các biến quan sát của thang đo trong phân tích EFA có tương quan với nhau trong tổng thể Tiến hành ma trận xoay các nhân tố, ta thu được 5 nhân tố được trích với giá trị Eigenvalue của mỗi nhân tố đều lớn hơn 1, do đó 5 nhân tố được giữ lại để đưa và mô hình phân tích Tổng phương sai của 5 nhân tố này trích được là 61.522% > 50%, phản ánh rằng 5 nhân tố giải thích được là 61.522% biến thiên dữ liệu của 20 biến quan sát tham gia vào EFA Sau khi tiến hành xoay nhân tố, kết quả cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tải lớn hơn 0,5, vì vậy cả 20 biến quan sát này đều được giữ lại trong thang đo

Tổng kết lại, kết quả EFA các biến độc lập cho thấy 5 nhóm nhân tố với từng biến quan sát như sau:

Biến Năm đang học (NDH) gồm 4 biến quan sát NDH1, NDH2, NDH3 và NDH4 Biến Kinh nghiệm – Kỹ năng sống (KNKN) gồm 5 biến quan sát KNKN1, KNKN2, KNKN3, KNKN4 và KNKN5

Biến Quỹ thời gian (QTG) gồm 4 biến quan sát QTG2, QTG3, QTG4 và QTG5 Biến Thu nhập (TN) gồm 4 biến quan sát TN1, TN2, TN3 và TN5

Biến Kết quả học tập (KQHT) gồm 3 biến quan sát KQHT1, KQHT2 và KQHT3

4.3.2 Đối với biến phụ thuộc

Bước 1: Đánh giá dữ liệu trước khi thực hiện EFA

Kết quả kiểm định KMO & Bartlett của biến phụ thuộc (Quyết định đi làm thêm của sinh viên HUB) cung cấp giá trị KMO = 0,703 > 0,5 và giá trị Sig = 0,000, phản ánh rằng kích thước mẫu nghiên cứu phù hợp với việc thực hiện phân tích nhân tố và các biến quan sát của thang đo biến phụ thuộc có tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 4.11 Chỉ số KMO của biến phụ thuộc

Chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin về mức độ phù hợp của mẫu 703 Kiểm định Bartlett Giá trị xấp xỉ Chi-Square 189.636 df 3

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Bước 2: Tiến hành EFA

Theo Bảng 4.12, Eigenvalue của nhân tố biến phụ thuộc là 2,106 lớn hơn 1, do đó nhân tố này được giữ lại và đưa vào mô hình phân tích Tổng phương sai trích được là 70,190% > 50%, nghĩa là nhân tố được trích có thể giải thích được 70,19% biến thiên dữ liệu của các biến quan sát Vì EFA chỉ trích được 1 nhân tố nên đối với biến phụ thuộc, ma trận xoay sẽ không được thực hiện Điều này đảm bảo tính đơn hướng của thang đo, cho thấy các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ khá tốt Như vậy, biến phụ thuộc “Quyết định đi làm thêm của sinh viên của sinh viên HUB” (QD) được đo lường bởi 3 biến quan sát QD1, QD2 và QD3

Bảng 4.12 Tổng phương sai giải thích (Biến phụ thuộc)

Giá trị Eigen ban đầu Tổng bình phương tải sau khi rút trích

% Tích luỹ Tổng % Phương sai

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Phân tích mô hình hồi quy đa biến

4.4.1 Kết quả ma trận tương quan giữa các biến

Bảng 4.13 Kết quả ma trận tương quan (Correlation Matrix)

QD NDH TN KNKN QTG KQHT

QD Hệ số tương quan 1 521 ** 573 ** 650 ** 563 ** 542 **

NDH Hệ số tương quan 521 ** 1 366 ** 363 ** 361 ** 354 **

TN Hệ số tương quan 573 ** 366 ** 1 359 ** 303 ** 367 **

KNKN Hệ số tương quan 650 ** 363 ** 359 ** 1 380 ** 373 **

QTG Hệ số tương quan 563 ** 361 ** 303 ** 380 ** 1 362 **

KQHT Hệ số tương quan 542 ** 354 ** 367 ** 373 ** 362 ** 1

** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (hai phía)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả ma trận tương quan giữa các biến được trình bày trong Bảng 4.13 cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố được nghiên cứu Các hệ số tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0,01 (hai phía), cho thấy mức độ mạnh mẽ của mối quan hệ giữa các biến Cụ thể, biến KNKN có hệ số tương quan cao nhất r = 0,650 với biến phụ thuộc

QD với mức ý nghĩa 1%, đứng thứ hai là biến TN (r = 0,573) và biến QTG (r = 0,563), sau đó là KQHT (r=0,542) và NDH (r = 0,521) Kết quả này cho thấy giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc có mối tương quan đáng kể, phù hợp với giả thiết được đặt ra ban đầu của tác giả

4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy

Bảng 4.14 Tóm tắt mô hình hồi quy

R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy tại Bảng 4.14 cho thấy hệ số xác định R² là 0.681

> 0.5, nghĩa là khoảng 68.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc có thể được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình Thêm vào đó, giá trị Durbin-Watson bằng 2.103, nằm trong khoảng 1.5 đến 2.5 cho thấy rằng không có tự tương quan trong phần dư của mô hình, tức là các sai số không có liên hệ tuần hoàn với nhau, đảm bảo tính độc lập của các quan sát Như vậy, kết quả này khẳng định rằng mô hình hồi quy có độ phù hợp tốt, các biến độc lập giải thích một phần lớn sự biến thiên của biến phụ thuộc, và các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính được đáp ứng

Bảng 4.15 Kết quả phân tích ANOVA

Mô hình Tổng bình phương

Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Sig

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bên cạnh đó, kết quả phân tích ANOVA ở Bảng 4.15 cho biết mức ý nghĩa (Sig.) là 0.000, cho thấy rằng mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy cao (p < 0.01) Điều này khẳng định rằng có mối liên hệ đáng kể giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Như vậy, mô hình hồi quy tổng thể có ý nghĩa thống kê, các biến độc lập có tác động đáng kể đến biến phụ thuộc, và mô hình hồi quy được xây dựng là phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa các biến

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định mô hình hồi quy đa biến

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy chuẩn hoá t Sig

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Qua bảng 4.16, các biến độc lập (NDH, TN, KNKN, QTG, KQHT) có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 (lần lượt là 0,001, 0,000, 0,000, 0,000, 0,000), phản ánh ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc Các hệ số hồi quy chuẩn hóa cho thấy mức độ tác động tương đối, với KNKN cao nhất (0,347), theo sau là TN (0,256), QTG (0,233), NDH (0,153) và KQHT (0,180) Thống kê đa cộng tuyến (VIF) và chấp nhận (Tolerance) không cho thấy đa cộng tuyến đáng kể trong mô hình, thể hiện qua các giá trị Tolerance lớn hơn 0,1 và VIF nhỏ hơn 10.

Từ kết quả trên, có thể kết luận rằng tất cả các biến độc lập (NDH, TN, KNKN, QTG, KQHT) đều có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Mô hình hồi quy có cấu trúc như sau:

QD = 0.153 * NDH + 0.256 * TN + 0.347 * KNKN + 0.233 * QTG + 0.180 * KQHT

4.4.3 Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình

Hình 4.1 Kết quả kiểm định giả định về phân phối chuẩn phần dư

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Dựa trên biểu đồ Histogram tại Hình 4.1, ta thấy rằng giá trị trung bình (Mean) gần bằng 0 (Mean = 2.12E-15) và độ lệch chuẩn (Std Dev) gần bằng 1 (Std Dev 0.989) Điều này cho thấy phân phối của phần dư có xu hướng xấp xỉ với phân phối chuẩn Cụ thể, biểu đồ Histogram cho thấy phần lớn các giá trị phần dư tập trung xung quanh giá trị trung bình và giảm dần khi đi ra xa, tạo thành hình dạng của một đường cong hình chuông Do đó, có thể kết luận rằng không có sự vi phạm đáng kể của giả định về phân phối chuẩn trong mô hình hồi quy Điều này xác nhận rằng phần dư trong mô hình hồi quy được phân phối chuẩn, giúp đảm bảo độ tin cậy và tính hợp lệ của các kết quả phân tích thống kê

Hình 4.2 Kết quả kiểm định giả định về liên hệ tuyến tính

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Sử dụng biểu đồ phân tán Scatterplot cho thấy không có một mẫu rõ ràng về sự phụ thuộc giữa biến phụ thuộc và phần dư (Hình 4.2) Cụ thể, các điểm dữ liệu không xếp thành một hình dạng nhất định như đường cong hoặc hình nón, mà thay vào đó, chúng phân bố ngẫu nhiên xung quanh trục ngang Điều này xác nhận rằng không có mối quan hệ phi tuyến hoặc sự thay đổi của phương sai trong phần dư Kết quả này làm rõ rằng giả định về sự tuyến tính và phương sai của phần dư không bị vi phạm trong mô hình Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp và các kết quả phân tích có thể được tin cậy.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả kiểm định cho thấy mô hình lý thuyết là phù hợp, có 05 nhân tố đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép nên được chấp nhận, qua đó cho thấy mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng

Thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần đối với đời sống sinh viên theo khảo sát tại TP Hồ Chí Minh: Kinh nghiệm - Kỹ năng sống, Thu nhập, Quỹ thời gian, Kết quả học tập và Năm sinh viên đang học.

Kinh nghiệm - Kỹ năng sống (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0,347) có tác động cùng chiều với quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Nghĩa là, khi các yếu tố khác không đổi, nếu Kinh nghiệm - Kỹ năng sống tăng lên 1 đơn vị thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng lên tương ứng 0,347 đơn vị và ngược lại Kết quả này phản ánh rằng sinh viên nhận thức được giá trị của việc tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng sống từ các công việc làm thêm Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của Smith và Green (2005), McKechnie et al (2010), Callender (2008), và Pinto Parente và Palmer (2001) Những sinh viên có kinh nghiệm làm việc và kỹ năng sống phong phú sẽ có lợi thế trong việc ứng tuyển và làm việc sau khi tốt nghiệp, điều này làm cho việc đi làm thêm trở nên hấp dẫn hơn đối với họ

Thu nhập (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0,256) cũng có tác động đáng kể đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Điều này nghĩa là, khi các yếu tố khác không đổi, nếu Thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng tương ứng 0,256 đơn vị Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Post (2008) và Vương Quốc Duy và cộng sự (2015), cho thấy rằng yếu tố tài chính là một trong những lý do chính khiến sinh viên quyết định đi làm thêm Sinh viên thường dùng thu nhập từ việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt, học tập và giải trí Việc kiếm thêm thu nhập từ công việc làm thêm giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng tài chính và cải thiện chất lượng cuộc sống

Quỹ thời gian (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0,233) cũng có tác động cùng chiều với quyết định đi làm thêm của sinh viên Nghĩa là, khi các yếu tố khác không đổi, nếu Quỹ thời gian tăng lên 1 đơn vị thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng tương ứng 0,233 đơn vị Kết quả này cho thấy sinh viên có khả năng quản lý thời gian tốt thường có xu hướng đi làm thêm nhiều hơn Điều này phù hợp với nghiên cứu của Doudeijns (1998) và Hall (2010) Sinh viên biết cách quản lý và tận dụng thời gian hiệu quả có thể cân bằng giữa học tập và làm việc, từ đó tối ưu hóa cả hai khía cạnh này

Kết quả học tập (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0,180) có tác động đáng kể đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Nghĩa là, khi các yếu tố khác không đổi, nếu Kết quả học tập tăng lên 1 đơn vị thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng tương ứng 0,180 đơn vị Kết quả này phản ánh rằng sinh viên có kết quả học tập tốt thường tự tin hơn trong việc đi làm thêm, do họ có khả năng cân bằng giữa học tập và công việc Điều này phù hợp với nghiên cứu của Vương Quốc Duy và cộng sự (2015) và Th.S Nguyễn Thị Phượng (2020), cho thấy rằng sinh viên có kết quả học tập tốt thường có xu hướng đi làm thêm nhiều hơn

Năm sinh viên đang học (Hệ số Beta chuẩn hóa = 0,153) có tác động cùng chiều với quyết định đi làm thêm của sinh viên Nghĩa là, khi các yếu tố khác không đổi, nếu Năm sinh viên đang học tăng lên 1 đơn vị thì quyết định đi làm thêm của sinh viên tăng tương ứng 0,153 đơn vị Kết quả này cho thấy sinh viên ở năm học cao hơn có xu hướng đi làm thêm nhiều hơn, do họ đã quen với môi trường học tập và sinh hoạt tại trường Điều này phù hợp với nghiên cứu của Th.S Nguyễn Thị Phượng (2020) và Vương Quốc Duy và cộng sự (2015), cho thấy rằng sinh viên năm cuối thường có nhu cầu đi làm thêm cao hơn để tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị cho tương lai sau khi tốt nghiệp

Từ những kết quả trên, có thể kết luận rằng các yếu tố như Kinh nghiệm - Kỹ năng sống, Thu nhập, Quỹ thời gian, Kết quả học tập và Năm sinh viên đang học đều có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng

TP Hồ Chí Minh Những yếu tố này không chỉ giúp sinh viên cải thiện kỹ năng sống, tích lũy kinh nghiệm, tăng thu nhập mà còn giúp họ quản lý thời gian hiệu quả và đạt được kết quả học tập tốt hơn Do đó, các sinh viên và nhà trường nên chú trọng đến việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên đi làm thêm một cách hợp lý, nhằm đảm bảo cân bằng giữa học tập và công việc, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cho sinh viên

Chương này trình bày kết quả để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến Quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Kinh nghiệm - Kỹ năng sống; (2) Thu nhập; (3) Quỹ thời gian; (4) Kết quả học tập và (5) Năm sinh viên đang học.

HÀM Ý QUẢN TRỊ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Hàm ý quản trị

5.1.1 Hàm ý quản trị về kinh nghiệm – kỹ năng sống

Kết quả khảo sát về yếu tố kinh nghiệm – kỹ năng sống cho thấy rằng các sinh viên đánh giá cao vai trò của công việc thêm trong việc trang bị cho họ những kỹ năng và kinh nghiệm thực tế Trung bình các biến quan sát trong yếu tố này có giá trị trung bình từ 3.24 đến 3.51, phản ánh mức độ đồng ý khá cao của sinh viên về tầm quan trọng của công việc thêm Dưới đây là một số hàm ý quản trị dựa trên kết quả này:

Bảng 5.1 Yếu tố Kinh nghiệm – kỹ năng sống

Mã hóa Biến quan sát

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

KNKN1 Công việc thêm giúp tôi tích lũy nhiều kiến thức thực tế ngoài xã hội

Công việc thêm giúp tôi trang bị và trau dồi nhiều kỹ năng mềm mà các môn học trên trường không đáp ứng được

KNKN3 Công việc thêm giúp tôi cải thiện kỹ năng giao tiếp, mài giũa ngôn từ khéo léo

Tôi quyết định đi làm thêm vì những kinh nghiệm – kỹ năng tôi có được sẽ giúp tôi dễ kiếm việc làm hơn sau khi tốt nghiệp

KNKN5 Tôi chọn làm thêm đúng chuyên ngành để học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm cho công việc tương lai

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Thứ nhất, khuyến khích sinh viên tham gia các công việc thêm phù hợp với ngành học Có thể thấy sinh viên đồng ý rằng công việc thêm giúp họ tích lũy kiến thức thực tế (KNKN1: 3.45) và trau dồi kỹ năng mềm (KNKN2: 3.35) Do đó, các trường đại học và nhà tuyển dụng nên tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên tham gia các công việc thêm liên quan đến ngành học của họ Điều này không chỉ giúp sinh viên áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn mà còn giúp họ phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp và quản lý thời gian

Thứ hai, phát triển các chương trình thực tập và hợp tác doanh nghiệp Với mức độ đồng ý cao về việc công việc thêm giúp sinh viên cải thiện kỹ năng giao tiếp (KNKN3: 3.41) và trang bị kỹ năng cần thiết cho tương lai (KNKN4: 3.51), các trường đại học nên thiết lập các chương trình thực tập hợp tác với doanh nghiệp Những chương trình này cần được thiết kế sao cho sinh viên có thể trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, phát triển kỹ năng giao tiếp và tích lũy kinh nghiệm làm việc Sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích đôi bên: sinh viên được chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, và doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm những nhân viên tiềm năng

Thứ ba, tư vấn nghề nghiệp và phát triển kỹ năng Các trường đại học nên tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp và phát triển kỹ năng cho sinh viên, tập trung vào việc làm thêm và lợi ích của nó đối với tương lai nghề nghiệp Sinh viên nên được hướng dẫn về cách chọn công việc thêm phù hợp với ngành học của mình (KNKN5: 3.24) và cách tận dụng những cơ hội này để phát triển kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp sau này

5.1.2 Hàm ý quản trị về thu nhập

Kết quả khảo sát về yếu tố thu nhập cho thấy rằng sinh viên đánh giá cao vai trò của thu nhập từ công việc làm thêm trong việc hỗ trợ tài chính cá nhân Trung bình các biến quan sát trong yếu tố này có giá trị trung bình từ 3.15 đến 3.54, phản ánh mức độ đồng ý cao của sinh viên về tầm quan trọng của thu nhập từ công việc làm thêm Dưới đây là một số hàm ý quản trị dựa trên kết quả này:

Bảng 5.2 Yếu tố Thu nhập

Mã hóa Biến quan sát

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

TN1 Thu nhập là mục đích quan trọng nhất khi làm việc thêm

TN2 Thu nhập từ việc làm thêm giúp tôi chi trả toàn bộ chi phí sinh hoạt trong 1 tháng

TN3 Sinh viên có xu hướng đi làm thêm khi chi tiêu vượt mức gia đình chu cấp

TN4 Công việc làm thêm giúp tôi học được kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, kiểm soát chi tiêu tốt hơn

TN5 Công việc làm thêm giúp tôi để dành được một khoản tiết kiệm nhỏ

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Trước tiên, nhà trường nên khuyến khích sinh viên tham gia các công việc thêm có thu nhập ổn định Kết quả cho thấy thu nhập là mục đích quan trọng nhất khi làm việc thêm (TN1: 3.54) Do đó, các trường đại học và nhà tuyển dụng nên khuyến khích sinh viên tham gia vào các công việc thêm có thu nhập ổn định và phù hợp với thời gian học tập Điều này không chỉ giúp sinh viên có nguồn thu nhập ổn định mà còn giảm bớt áp lực tài chính trong suốt thời gian học

Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính và học bổng Với giá trị trung bình của TN2 là 3.15, cho thấy rằng không phải tất cả sinh viên đều có thể chi trả toàn bộ chi phí sinh hoạt chỉ từ thu nhập làm thêm Do đó, các trường đại học nên cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính và học bổng để giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng tài chính Những chương trình này có thể bao gồm học bổng, vay vốn học tập lãi suất thấp, hoặc hỗ trợ tài chính khẩn cấp

Ngoài ra, cần tạo ra các cơ hội làm thêm phù hợp và linh hoạt Sinh viên có xu hướng làm thêm khi chi tiêu vượt định mức (TN3: 3.50) Các trường đại học và doanh nghiệp nên thiết kế công việc làm thêm linh hoạt về thời gian và phù hợp với lịch học Những công việc này cần đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình học tập, đồng thời đáp ứng nhu cầu tài chính của sinh viên Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần được đào tạo kỹ năng quản lý tài chính cá nhân Công việc làm thêm giúp sinh viên học được kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và kiểm soát chi tiêu tốt hơn (TN4: 3.37) Các trường đại học nên tổ chức các khóa học và buổi tư vấn về quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên Những khóa học này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách quản lý thu nhập, lập ngân sách và tiết kiệm, từ đó giúp họ kiểm soát tốt hơn tài chính cá nhân.

Ngoài ra, cần khuyến khích văn hoá tiết kiệm và quản lý tài chính Công việc làm thêm giúp sinh viên để dành được một khoản tiết kiệm nhỏ (TN5: 3.29) Các trường đại học và gia đình nên khuyến khích sinh viên xây dựng văn hóa tiết kiệm và quản lý tài chính từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Việc khuyến khích sinh viên tiết kiệm từ thu nhập làm thêm không chỉ giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống tài chính khẩn cấp mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tài chính trong tương lai Thêm vào đó, các trường đại học nên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong việc tìm kiếm việc làm thêm phù hợp với ngành học và khả năng của họ Điều này bao gồm việc thiết lập các trung tâm hỗ trợ việc làm, cung cấp thông tin về các cơ hội việc làm thêm, và tổ chức các hội chợ việc làm Những hỗ trợ này sẽ giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn các công việc làm thêm phù hợp, từ đó tăng thu nhập và cải thiện kỹ năng

5.1.3 Hàm ý quản trị về Quỹ thời gian

Kết quả khảo sát về yếu tố Quỹ thời gian cho thấy rằng việc quản lý thời gian đóng vai trò quan trọng trong quyết định đi làm thêm của sinh viên Các biến quan sát trong yếu tố này có giá trị trung bình từ 3.16 đến 3.58, phản ánh mức độ đồng ý khá cao của sinh viên về tầm quan trọng của việc tận dụng thời gian rảnh để đi làm thêm Dưới đây là một số hàm ý quản trị dựa trên kết quả này:

Bảng 5.3 Yếu tố Quỹ thời gian

Mã hóa Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Sinh viên càng có nhiều thời gian rảnh thì càng có nhu cầu đi làm thêm 3.47 962

Công việc làm thêm khiến tôi cảm thấy mình tận dụng thời gian rảnh hữu ích và hiệu quả 3.58 901

G3 Tôi sẵn sàng nghỉ một số buổi học để đi làm thêm 3.16 987 QT

Tôi từ chối tham gia sinh hoạt câu lạc bộ để đi làm thêm 3.37 1.015

Thời gian di chuyển tới chỗ làm ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của tôi 3.53 938

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Các trường đại học và nhà tuyển dụng nên khuyến khích sinh viên tận dụng thời gian rảnh cho các công việc làm thêm Thói quen này không chỉ giúp sinh viên sử dụng thời gian hiệu quả mà còn cung cấp thêm thu nhập và kinh nghiệm làm việc quý giá.

Thứ hai, cần tạo ra các cơ hội làm thêm hữu ích và hiệu quả Sinh viên cảm thấy công việc làm thêm giúp họ tận dụng thời gian rảnh một cách hữu ích và hiệu quả (QTG2: 3.58) Các nhà tuyển dụng nên thiết kế các công việc thêm có ý nghĩa và giá trị, giúp sinh viên cảm thấy họ đang sử dụng thời gian một cách hiệu quả Những công việc này cần được tổ chức sao cho sinh viên có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả

Đối với sinh viên, việc cân bằng giữa học tập và làm thêm là hết sức quan trọng Một số sinh viên chấp nhận hy sinh thời gian học tập để làm thêm, cho thấy sự xung đột giữa hai khía cạnh này Để giải quyết vấn đề này, các trường đại học nên đưa ra các chính sách linh hoạt, tạo điều kiện cho sinh viên vừa học vừa làm Ví dụ, cung cấp các lớp học buổi tối hoặc trực tuyến để sinh viên có thể tranh thủ làm thêm vào ban ngày.

Thứ tư, nhà trường nên khuyến khích sinh viên tham gia câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa Một số sinh viên từ chối tham gia sinh hoạt câu lạc bộ để đi làm thêm (QTG4: 3.37) Các trường đại học cần tạo điều kiện để sinh viên có thể tham gia cả công việc làm thêm và các hoạt động ngoại khóa Điều này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các hoạt động câu lạc bộ vào thời gian không trùng với giờ làm thêm, hoặc khuyến khích sinh viên tìm kiếm công việc làm thêm trong khuôn viên trường Hơn thế nữa, các trường đại học nên cung cấp các khóa học và buổi tư vấn về quản lý thời gian cho sinh viên Những khóa học này sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về cách phân bổ thời gian hợp lý giữa học tập, làm thêm và các hoạt động cá nhân khác Kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ giúp sinh viên cân bằng các nhiệm vụ và tối ưu hóa hiệu quả công việc

5.1.4 Hàm ý quản trị về Kết quả học tập

Bảng 5.4 Yếu tố Kết quả học tập

Mã hóa Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

KQHT1 Khi tôi đạt được mục tiêu về điểm số, tôi mới quyết định đi làm thêm 3.56 866

KQHT2 Vừa đi học vừa đi làm thêm sẽ làm kết quả học tập thay đổi 3.48 943

KQHT3 Làm việc thêm đúng chuyên ngành sẽ giúp sinh viên đạt kết quả học tốt hơn 3.29 915

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kết quả khảo sát về yếu tố Kết quả học tập cho thấy rằng việc đi làm thêm có thể ảnh hưởng đáng kể đến thành tích học tập của sinh viên Trung bình các biến quan sát trong yếu tố này có giá trị từ 3.29 đến 3.56, phản ánh mức độ đồng ý khá cao của sinh viên về mối quan hệ giữa việc làm thêm và kết quả học tập Trên cơ sở đó, một số hàm ý quản trị có thể rút ra như sau:

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn nhằm tập trung xem xét ảnh hưởng của các yếu tố kinh nghiệm - kỹ năng sống, thu nhập, quỹ thời gian, kết quả học tập và năm sinh viên đang học đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng.

Ngoài các yếu tố đã đề cập, nghiên cứu cũng chưa tính đến ảnh hưởng của sự hỗ trợ từ gia đình, môi trường học tập và áp lực xã hội đối với kết quả học tập Những yếu tố này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích thêm về hiệu suất học tập của học sinh Cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai để khám phá mối liên quan giữa các yếu tố này và thành tích học tập để có được bức tranh toàn diện hơn về các tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

Hai là, hệ số xác định R² tương đối thấp Mô hình nghiên cứu có hệ số xác định R² là 0.681, cho thấy rằng các nhân tố trong mô hình chỉ giải thích được 68.1% sự biến thiên của quyết định đi làm thêm của sinh viên Điều này chỉ ra rằng còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định này chưa được nghiên cứu và phân tích trong đề tài

Do đó, đối với các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai, một số gợi ý được đưa ra như sau:

Thứ nhất, mở rộng phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu tiếp theo nên xem xét mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách bao gồm các yếu tố khác như sự hỗ trợ của gia đình, môi trường học tập, và áp lực xã hội để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đồng thời, các nghiên cứu tiếp theo cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên để nâng cao hệ số xác định R² của mô hình Điều này sẽ giúp mô hình nghiên cứu giải thích tốt hơn sự biến thiên của quyết định đi làm thêm

Ngoài ra, các phương pháp nghiên cứu định tính như phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm có thể được thêm vào để hiểu sâu hơn về các yếu tố tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Những phương pháp này sẽ cung cấp dữ liệu phong phú và sâu sắc hơn cho nghiên cứu, giúp nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các kết quả.

Những hạn chế đã chỉ ra ở trên gợi mở các định hướng khắc phục cho những nghiên cứu tiếp theo, với mục tiêu nâng cao chất lượng và tính toàn diện của kết quả nghiên cứu.

Ngày đăng: 18/09/2024, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hiếu, N. H. K., &amp; Sơn, H. V. (2011). Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phân tích trên góc nhìn thói quen sử dụng thời gian. Tạp chí Khoa học, (28), 112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay phân tích trên góc nhìn thói quen sử dụng thời gian
Tác giả: Hiếu, N. H. K., &amp; Sơn, H. V
Năm: 2011
3. Hoàng Trọng &amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008). Phân tích dữ liệu với SPSS. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng &amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
4. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2011
5. Nguyễn Thị Như Ý, (2012). Khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên. Graduation Essay, Can Tho University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên
Tác giả: Nguyễn Thị Như Ý
Năm: 2012
6. Nguyễn Xuân Long, (2009). Nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia: Thực trạng và giải pháp. Journal of Psychology - Institute of sychology 9 (126) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu làm thêm của sinh viên Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Xuân Long
Năm: 2009
7. PGS.TS. Trần Thị Kim Thu, (2012). Giáo trình Điều tra xã hội học. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Điều tra xã hội học
Tác giả: PGS.TS. Trần Thị Kim Thu
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2012
9. Trần Út (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học, bài giảng, trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Tác giả: Trần Út
Năm: 2012
10. Võ Thị Tâm, (2010). Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Võ Thị Tâm
Năm: 2010
11. Vương Quốc Duy,et al., (2015). Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Vol. 40, 105-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Cần Thơ
Tác giả: Vương Quốc Duy,et al
Năm: 2015
12. Vũ Thị Thu Hà, (2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: "Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Vũ Thị Thu Hà
Năm: 2023
13. Vũ Xuân Tường, et al., (2021). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang. Tạp chí Phát triển và hội nhập.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Tác giả: Vũ Xuân Tường, et al
Năm: 2021
1. Callender, C. (2008). The impact of term‐time employment on higher education students’academic attainment and achievement. Journal of Education Policy, số 23(4), trang 359-377 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The impact of term‐time employment on higher education students’academic attainment and achievement
Tác giả: Callender, C
Năm: 2008
2. Fang, Xiang, et al., (2004). Critical Factors Affecting Job Offers for New MIS Graduates Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fang, Xiang, et al., (2004)
Tác giả: Fang, Xiang, et al
Năm: 2004
3. Feldman DC., (1990). Reconceptualizing the nature and consequences of 4. part-time work. Acad. Mgmt. Rev. 15(1):103-12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Feldman DC., (1990)". Reconceptualizing the nature and consequences of "4. "part-time work
Tác giả: Feldman DC
Năm: 1990
5. Furr, S., &amp; Elling, T. W. (2000). The infuence of work on college student development. NASPA Journal, số 37(2), trang 454–470 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The infuence of work on college student development
Tác giả: Furr, S., &amp; Elling, T. W
Năm: 2000
6. Hair J. F. J., Anderson R. E., Tatham R. L., Black W. C., 1998. Multivariate Data Analysis. New Jersey: Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Multivariate Data Analysis
7. Hall R., (2010). The Work-study Relationship: Experiences of Full-time University Students Undertaking Part-time Employment. Journal of Education and Work 23 (5): 439–449 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Work-study Relationship: Experiences of Full-time University Students Undertaking Part-time Employment
Tác giả: Hall R
Năm: 2010
2. Ho Chi Minh City University of Technology, (2004). Cuộc điều tra về tình hình đi làm thêm của sinh viên tại TP.HCM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w