LỜI CẢM ƠNLuận án “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và tâm huyết của nghiên cứu sinh với sựThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay
Trang 1Hà Nội, 2024
VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ CẨM LỆ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách côngMã số : 934 04 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Cẩm Lệ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận án “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt
Nam hiện nay” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và
tâm huyết của nghiên cứu sinh với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của quýthầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các chuyên gia nghiên cứu về chính sách, vềđào tạo, bồi dưỡng công chức Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc,chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; Khoa Chính sáchcông, Học viện Khoa học xã hội và đặc biệt là PGS.TS Hồ Việt Hạnh, ngườiđã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thànhluận án này
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2024
Vũ Cẩm Lệ
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 4
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 7
5 Những đóng góp mới của Luận án 10
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 10
7 Kết cấu Luận án 10
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆNCHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC 12
1.1 Các nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công 12
1.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng công chức 18
1.3 Các nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng côngchức…… 22
1.4 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng 26
1.5 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 29
Tiểu kết Chương 1 32
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰCHIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC 33
2.1 Khái quát về công chức và chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 33
2.2 Lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 46
Trang 5dưỡng công chức 702.5 Các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng công chức 742.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi
dưỡng công chức ở Việt Nam 78
Tiểu kết Chương 2 82Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀOTẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM 83
3.1 Thực trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức; số lượng,chất lượng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức 833.2 Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 903.3 Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính
sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 1063.4 Thực trạng thực hiện theo các tiêu chí đánh giá hiệu quả chính
sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 1153.5 Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện
chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 119
Tiểu kết Chương 3 127Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰCHIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC ỞVIỆT NAM 128
4.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡngcông chức 128
Trang 6Tiểu kết Chương 4 154
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
2 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo3 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức4 CBCC Cán bộ, công chức
5 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa6 CCHC Cải cách hành chính
7 DTTS Dân tộc thiểu số8 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng9 ĐTBDCC Đào tạo, bồi dưỡng công chức10
ĐTBDCBCC Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức11 ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam12 NCS Nghiên cứu sinh
15 QPPL Quy phạm pháp luật16 UBND Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Phân loại công chức theo trình độ đào tạo 86
Bảng 3.2 Phân loại công chức theo độ tuổi 86
Bảng 3.3 Chất lượng công chức phân chia theo ngạch 87
Bảng 3.4 Một số Bộ, ngành cử CC đi ĐT từ năm 2017 - 2021 89
Bảng 3.5 Chất lượng công chức được nâng lên qua công tác đào tạo CCgiai đoạn 2017 - 2021 ở một số địa phương 89
Bảng 3.6 Hiệu quả thực hiện phân công, phối hợp về ĐTBD công chức 96
Bảng 3.7 Thực trạng tuân thủ các yêu cầu trong thực hiện chính sáchĐTBDCC 114
Bảng 3.8 Đánh giá về khả năng vận dụng kỹ năng sau BD 116
Bảng 3.9 Số lượng CB, CC, VC được Bộ Nội vụ cử đi ĐT, BD 118
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá thực hiện chính sách ĐTBD CC 122
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Số lượng công chức được ĐTBD cả nước 88Biểu đồ 3.2 Thể hiện mức độ hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền
thực hiện chính sách ĐTBDCC 95
Trang 10MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khíquốc gia, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thấtbại đều do cán bộ tốt hay kém” Quốc gia nào quan tâm, chăm lo đến nguồnnhân lực, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực thì kinh tế - xã hội pháttriển nhanh và bền vững Đặc biệt, nguồn nhân lực trong khu vực công, trong đócó đội ngũ công chức giữ vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước của mọiquốc gia, vừa là người tham mưu xây dựng, đồng thời vừa là người tổ chức thựcthi các chính sách, pháp luật của nhà nước Bộ máy nhà nước hoạt động có hiệulực, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất đạo đức, trình độchuyên môn, tinh thần trách nhiệm, thái độ, động lực làm việc của đội ngũ côngchức Vì vậy, nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội ngũ cánbộ, công chức (CBCC) nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ, năng lực thực thicông vụ luôn là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày
-08/11/2011 đã xác định một trong những mục tiêu của chương trình là “Xây
dựng đội ngũ CBCCVC có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêucầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [15, tr.1]; và một trong
những nội dung trọng tâm cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn 10
năm tới là “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức (CBCCVC)” [15,tr.1] Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030tiếp tục chú trọng nhiệm vụ “Đổi mới nội dung, phương pháp ĐTBD nângcao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ CBCCVC gắn với vị trí việclàm Rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thứcquản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, và yêu cầu của vị trí việc
Trang 11làm, bảo đảm không trùng lắp, tiết kiệm, hiệu quả; rà soát, cắt giảm các chứngchỉ bồi dưỡng không cần thiết” [16, tr.13].
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam xác định một trong những mục tiêutổng quát là: “đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyênnghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước nhanh, bền vững” và đề ra nhiệm vụ: “Tập trung phát triển toàndiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền hànhchính quốc gia” [8, tr.4]
Đào tạo, bồi dưỡng CC là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quantrọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn,năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCC; hướng tới mụctiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn.ĐTBD tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc choCC, trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng,cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việcthể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người CC
Trong những năm qua, chính sách ĐTBDCC đã được Nhà nước ta xâydựng, ban hành tương đối đầy đủ và toàn diện; đồng thời việc tổ chức thựchiện chính sách ĐTBDCC được chú trọng nâng cao, nhờ đó, đội ngũ CC từngbước được đào tạo cơ bản, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, bước đầu đáp ứngđược yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên phương diện lý luậncần bổ sung nghiên cứu những vấn đề mới trong thực hiện chính sáchĐTBDCC, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số vàxã hội số hiện nay Các nội dung chính sách ĐTBDCC cần thể hiện được tínhlinh hoạt, tính mới, phù hợp với xu thế quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả và
Trang 12bảo đảm việc thực hiện chính sách góp phần xây dựng nền hành chính chuyênnghiệp, thực tài.
Trên phương diện thực tiễn, việc hiện chính sách ĐTBDCC trong thờigian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: hiệu quả hoạt động ĐTBDCCchưa cao, công tác ĐTBD chưa tập trung, còn dàn trải, chưa theo kế hoạch,phương thức đào tạo và sử dụng CC còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, chưatheo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội; chưa ngang tầm với nhiệm vụ.Chương trình ĐTBD công chức còn có nhiều hạn chế, chưa cập nhật tìnhhình, nhiệm vụ mới, chưa bắt kịp với xu hướng thay đổi của nền công vụ hiệnđại Phương thức ĐTBD còn mang tính truyền thống, chưa kết hợp nhuầnnhuyễn giữa ĐT lý thuyết và thực hành kỹ năng; CC chưa được ĐTBDchuyên sâu theo vị trí, việc làm và theo nhu cầu công việc Cơ sở vật chất choĐTBD chưa được chú trọng nâng cấp bài bản, đội ngũ giảng viên thực hiệnnhiệm vụ ĐTBD còn nhiều hạn chế trong cách truyền giảng, kinh nghiệmgiảng dạy và nhiều trường hợp còn lúng túng trong sử dụng phương pháp mớitrong bối cảnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực hiện chính sách ĐTBDCC chưa hiệuquả, một trong số đó được nhìn nhận từ khâu lập kế hoạch; phân công thực hiệnnhiệm vụ; phổ biến; duy trì; đôn đốc, kiểm tra, khắc phục các khiếm khuyết củachính sách được phát hiện trong quá trình thực thi; nguồn lực dành cho ĐTBDđội ngũ CC còn nhiều hạn chế; chính sách ĐTBD cho CC chưa được hoàn thiện,đổi mới kịp thời… Để nền công vụ hoạt động hiệu quả, cần có cái nhìn tổng thểvề thực trạng đội ngũ CC hiện nay cũng như thực trạng thực hiện chính sáchĐTBDCC, từ đó nghiên cứu, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách ĐTBDCC phù hợp với bối cảnh, yêu cầu mới
Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhữngdiễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến côngtác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBCC; đồng thời đặt ra yêu cầu phải tiếp tục
Trang 13đổi mới công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBCC các cấp, nhất là cán bộcấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Trongbối cảnh thay đổi nhanh chóng của tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thếgiới và đất nước với sự phát triển của cách mạng 4.0 và các xu hướng mới,việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC là rất cần thiết và cấpbách Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn:
“Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay” để
làm Luận án tiến sỹ chuyên ngành Chính sách công
2 Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thựchiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam, luận án đề xuất các quan điểm, giảipháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC, góp phần xây dựngđội ngũ CC trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách ĐTBD và thực hiệnchính sách ĐTBDCC ở Việt Nam; chỉ ra những vấn đề đã được làm rõ, nhữngvấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thựchiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam
- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC, chỉ ra các kết quả,hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chínhsách ĐTBDCC ở Việt Nam
2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích của luận án, nội dung nghiên cứu tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Việc thực hiện chính sách ĐTBDCC có những hạn chế,
Trang 14vướng mắc, bất cập nào?
Câu hỏi 2: Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc, bất
cập trong thực hiện chính sách ĐTBDCC?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay?
2.4 Các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Về thực trạng, việc thực hiện chính sách ĐTBDCC còn
nhiều hạn chế; chương trình, tài liệu ĐTBD nặng về lý thuyết, chưa sát vớithực tế Việc đào tạo CC chưa được chú trọng về thực chất, bồi dưỡng CC chủyếu theo kế hoạch để đáp ứng về tiêu chuẩn ngạch và chức vụ, chức danh lãnhđạo mà chưa chú ý đến bồi dưỡng theo vị trí việc làm và nhu cầu của CC Điềuđó cho thấy, việc thực hiện chính sách ĐTBDCC còn nhiều bất cập, có thể làcác bước trong quá trình thực hiện chính sách chưa hợp lý, công tác thanh tra,kiểm tra chưa triệt để dẫn đến đến hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBD chưacao
Giả thuyết 2: Về nguyên nhân, dẫn đến thực trạng thực hiện chính sách
ĐTBDCC hạn chế có thể xuất phát từ bản thân chính sách về ĐTBDCC chưaphù hợp; việc tổ chức thực hiện chính sách chưa đúng quy trình, chưa đápứng được mục tiêu kế hoạch đề ra; nguồn lực thực hiện chính sách ĐTBDCCcòn hạn chế; chưa có chiến lược lâu dài để thực hiện bài bản, căn cơ vềĐTBDCC trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng 4.0
Giả thuyết 3: Về giải pháp, để khắc phục được các hạn chế, bất cập
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC, có thể có các giảipháp như: nhận thức đúng tầm quan trọng của thực hiện chính sách; hoànthiện chính sách và các thể chế liên quan; nâng cao năng lực tổ chức ĐTBDcủa các cơ sở ĐTBD; đầu tư nguồn lực được đầy đủ để đáp ứng yêu cầu thựchiện chính sách ĐTBD trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũCC đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại, năng động và thực tài
Trang 153 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễnvề thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Chính sách ĐTBDCC ở Việt Namgồm: 1) đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định của BộGD&ĐT được thực hiện trong nước hoặc ở nước ngoài 2) Bồi dưỡng CC theoquy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về ĐTBDCBCCVC, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2021/NĐ-CP gồm cáchình thức: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch CC; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩnchức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ,chức danh CBCC; Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm Nội dung bồi dưỡnggồm: Bồi dưỡng lý luận chính trị; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh;Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năngtheo yêu cầu vị trí việc làm [24, tr.1]
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là ĐTBDCC trong các cơ quanhành chính nhà nước, gồm các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan môn thuộcUBND cấp tỉnh và cấp huyện Đối tượng CC cấp xã được tuyển dụng và bố trítheo chức danh chuyên môn tại UBND cấp xã, có những đặc thù nhất định, dovậy không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án
Về thực hiện chính sách đào tạo CC, Luận án tập trung nghiên cứu việc
thực hiện chính sách đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đối với CC trong các cơquan hành chính nhà nước tại Học viện Chính trị Quốc gia và Học viện Hànhchính Quốc gia
Về thực hiện chính sách bồi dưỡng CC, Luận án tập trung nghiên cứu
thực hiện bồi dưỡng CC theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày01/9/2017 về ĐTBD CBCCVC, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
Trang 1689/2021/NĐ-CP, chú trọng đến thực hiện chính sách bồi dưỡng CC ở trongnước; không nghiên cứu thực hiện chính sách ĐTBDCC ở nước ngoài.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện chính sáchĐTBDCC trong cả nước, nhưng tập trung khảo sát thực hiện chính sáchĐTBDCC tại 03 Bộ: Nội vụ; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn; 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Yên Bái,Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Gia Lai, Kiên Giang
- Phạm vi về thời gian: Luận án đánh giá thực trạng thực hiện chính sáchĐTBDCC từ năm 2018 (Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 vềĐTBD CBCCVC) đến 2023 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thựchiện chính sách ĐTBDCC giai đoạn 2024 – 2030
4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, Luận án dựa trên phương phápluận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về ĐTBDCC
Cách tiếp cận của Luận án:Luận án lựa chọn cách tiếp cận từ lý thuyết về thực hiện chính sáchcông và kết quả thực hiện chính sách công
Đối với thực hiện chính sách ĐTBD có các cách tiếp cận như: Thứ
nhất, theo chu trình chính sách gồm: Hoạch định chính sách; Thực thi chính
sách; Đánh giá chính sách; Thứ hai, theo quy trình các bước thực hiện chính
sách gồm: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; (2) Phổbiến, tuyên truyền thực hiện chính sách; (3) Phân công, phối hợp trong thựchiện chính sách; (4) Duy trì thực hiện chính sách; (5) Điều chỉnh thực hiệnchính sách; (6) Đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách; (7) Tổng kết, đánhgiá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách
Trang 17Đối với kết quả thực hiện chính sách ĐTBDCC: Thông qua việc ápdụng chính sách trong thực tế và dựa vào các tiêu chí đánh giá kết quả củachính sách ĐTBD để đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện chính sáchĐTBDCC so với dự kiến; qua đó phát hiện ra những hạn chế, yếu kém củachính bản thân chính sách ĐTBD, từ đó có những giải pháp khắc phục, đồngthời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trongviệc thực hiện chính sách ĐTBDCC.
Trong Luận án này, NCS chọn cách tiếp cận theo quy trình 07 bướcthực hiện chính sách và dựa trên các tiêu chí đánh giá kết quả ĐTBDCC trongthực tế để đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chínhsách ĐTBDCC ở Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các quan điểm của Đảng,chính sách, pháp luật hiện hành về ĐTBDCC ở Việt Nam, từ đó khái quát,tổng hợp những nội dung chính sách đã rõ, được áp dụng trên thực tiễn vềĐTBDCC, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong tổ chức thực hiện chínhsách ĐTBDCC Đồng thời phân tích các số liệu thu thập được qua tài liệu thứcấp là các báo cáo tổng kết, đánh giá; các số liệu về ĐTBDCC của các Bộ,ngành, địa phương, nhất là các báo cáo và số liệu về ĐTBDCC của Bộ Nội vụ(là cơ quan giúp Chính phủ tham mưu chính sách, thực hiện quản lý nhà nướcvề ĐTBD CBCCVC) Các kết quả của phương pháp này được sử dụng chủyếu tại chương 2 (phần lý luận), chương 3 (thực trạng) của Luận án
- Phương pháp hệ thống hóa
Được sử dụng để hệ thống hóa các các kết quả nghiên cứu liên quan đếnđề tài và tổng hợp các quy định của Nhà nước về thực hiện chính sáchĐTBDCC và các kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách ĐTBDCC.Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại các chương 1, 2 và 4 của Luận án
Trang 18- Phương pháp điều tra xã hội học
Luận án thực hiện điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi đối với CBCC tại03 Bộ gồm: Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn và 07 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa,Quảng Bình, Đà Nẵng, Gia Lai, Kiên Giang với số phiếu điều tra: 550 phiếu.Các phiếu điều tra được thực hiện mang tính đại diện: mỗi bộ, địa phương là55 phiếu, trong đó, 20 phiếu dành cho công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và30 phiếu dành cho CC thực thi Kết quả thu về được 523 phiếu, sau khi xử lýsơ bộ, làm sạch phiếu (loại bỏ các phiếu không hợp lệ) còn lại 502 phiếu, làmtròn là 500 phiếu Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện – tức làchọn mẫu dựa trên khả năng mà tác giả có thể tiếp cận được các đối tượng đểhỏi một cách thuận tiện nhất và trên cơ sở kết quả thu được theo phương phápnày, làm căn cứ tham khảo để đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sáchĐTBDCC
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện bằng việc gửi phiếuđiều tra XHH trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị và đầu mối là Sở Nội vụ cáctỉnh, thành phố được lựa chọn Sau khi thu hồi được các phiếu đã trả lời, NCSlàm sạch và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS Các kết quả thu được chủyếu sử dụng tại nội dung Chương 3 thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCCvà tại Chương 4 đề xuất các giải pháp
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các đối tượng cụthể sau: (1) Công chức Bộ Nội vụ; (2) Công chức Bộ Tài nguyên và Môitrường; (2) Đại diện lãnh đạo, quản lý và giảng viên tại các cơ sở ĐTBD như:Học viện Hành chính Quốc gia; Học viện Chính sách và Phát triển; TrườngĐại học Luật Hà Nội; (3) Một số cá nhân (05 người) là công chức đã được cơquan cử đi ĐTBD tại các cơ sở ĐTBD trong nước để làm rõ thêm thực trạng
Trang 19ĐTBDCC, đồng thời có thêm các ý kiến đóng góp về các giải pháp nâng caohiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay.
5 Những đóng góp mới của Luận án
- Về lý luận, Luận án hệ thống hóa và luận giải rõ hơn những vấn đề lýluận cơ bản về thực hiện chính sách ĐTBDCC, gồm các khái niệm về chínhsách ĐTBDCC, nội dung, tiêu chí đánh giá hiệu quả, các yêu cầu và yếu tốảnh hưởng đến thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam
- Về thực tiễn, Luận án phân tích, đánh giá khá toàn diện, cụ thể nhữngưu điểm, hạn chế trong thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam, từ đó đềxuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCCnhằm góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứngyêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số, xâydựng chính phủ điện tử, chính phủ số hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Trang 20Chương 2 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Chương 3 Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam
Chương 4 Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam
Trang 21Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC1.1 Các nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công
1.1.1 Công trình nghiên cứu về chính sách công
Cuốn sách “Chính sách công - Những vấn đề cơ bản” (2014) của
Nguyễn Hữu Hải [51] đã đưa ra quan niệm: “Chính sách công là kết quả ý chíchính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liênquan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyếtnhững vấn đề trong xã hội” Định nghĩa này thể hiện đặc trưng của chính sáchcông là do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên đối tượngquản lý một cách tương đối ổn định Chính sách công được coi là công cụđịnh hướng cho hành vi của cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị củanhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội
Tác giả Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa [52, tr.13, 16, 17] tiếp cận kháiniệm chính sách dưới góc độ khoa học và diễn giải theo quan niệm của H.DLasswell, theo đó, khoa học chính sách trình bày các vấn đề công hết sức rõràng, định hướng vấn đề một cách có ý thức và đưa ra những khuyến nghị đểgiải quyết chúng Các vấn đề chính sách xuất hiện trong một bối cảnh cụ thể,có các tiêu chuẩn về sự thích hợp và định hướng giải pháp Tại cuốn sách này,tác giả đã dẫn quan điểm của Theo Thomas Dye, “Chính sách công là bất kỳnhững gì nhà nước chọn làm hay không làm” Định nghĩa này, ngắn gọn, súctích nhưng không cung cấp những hiểu biết sâu sắc về chính sách công, bởinó không đưa ra một sự phân định hoạt động nào được gọi là chính sách trongsố các hoạt động của nhà nước Tuy nhiên, định nghĩa này cũng chỉ ra nhữngdấu hiệu nhận biết chính sách công Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sáchcông là nhà nước Chính sách công là biện pháp mà nhà nước thực hiện trên
Trang 22thực tế tác động điều chỉnh hành vi đối tượng nhằm đạt được mục tiêu mongmuốn Thứ hai, chính sách công bao gồm sự lựa chọn cơ bản từ phía nhà nướctheo hướng làm hoặc không làm Quyết định này được CBCC nhà nước vàcác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Nói một đơn giản, chính sáchcông là sự lựa chọn tối ưu của nhà nước đối với một đường lối hành động.Hoặc dẫn quan điểm của tác giả William Jenkins, chính sách công “là một tậphợp các quyết định có liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc mộtnhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và cácphương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vithẩm quyền” Theo tác giả, chính sách công là một quá trình chứ không đơngiản là một sự lựa chọn Với định nghĩa này, quá trình chính sách là hành viđịnh hướng mục tiêu của nhà nước, chính sách công là các quyết định do nhànước ban hành để xác định mục tiêu và các phương tiện (hay giải pháp) để đạtđược mục tiêu đó.
Tiếp cận khoa học chính sách công, tác giả Đỗ Phú Hải (2017) cho rằng“Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan để lựa chọn mụctiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chínhsách theo mục tiêu tổng thể đã được xác định của đảng chính trị cầm quyền” [49,
tr.16]
Bài viết “Bàn về khái niệm chính sách công” của tác giả Hồ Việt Hạnh
đăng trên tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 12-2017 [54] cho rằng, chủ thểchính sách công phải là thể chế được cộng đồng trao cho quyền lực của cộngđồng (gọi là quyền lực công) Đối với Việt Nam, chủ thể chính sách công làĐảng và Nhà nước Chủ thể chính sách công chỉ đúng nghĩa là chủ thể chínhsách công khi đưa ra các quyết sách có tính hướng đích để giải quyết nhữngvấn đề liên quan đến mối quan tâm chung, lợi ích chung của cả cộng đồng
1.1.2 Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công
Cuốn sách “Chính sách công – Những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Hữu
Trang 23gồm: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công, phổ biến, tuyêntruyền chính sách công, phân công, phối hợp thực hiện chính sách công, đônđốc thực hiện chính sách công, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.
Sách “Những vấn đề cơ bản về chính sách và chu trình chính sách” của
Lê Chi Mai [75] dành một chương về thực thi chính sách (thực hiện chínhsách) Trong đó, xác định nội hàm khái niệm, vai trò và các yếu tố tác độngđến thực thi chính sách, các hình thức, phương pháp thực thi chính sách, cácđiều kiện để thực thi chính sách Theo đó, công tác tổ chức thực thi chínhsách gồm 6 công việc: 1) Xác định những tổ chức chịu trách nhiệm thực thichính sách, trong đó một tổ chức có vai trò quản lý chung toàn bộ quá trìnhthực thi chính sách 2) Các tổ chức thực thi xây dựng phương hướng, biệnpháp tổ chức thực thi, tiến hành các công tác chuẩn bị cần thiết 3) Các tổchức trong cơ cấu thực thi chính sách triển khai các hoạt động của mình, racác quyết định thuộc thẩm quyền, thực hiện những nhiệm vụ và những biệnpháp cụ thể để điều hành quá trình thực thi phù hợp với thực tế 4) Các tổchức thực thi duy trì chế độ báo cáo lên trên những thông tin về quá trình thựcthi, những vấn đề nảy sinh để có biện pháp điều hành cần thiết; đồng thời phốihợp các hoạt động cần thiết để đảm bảo mục tiêu chung 5) Các tổ chức địnhkỳ xem xét, phân tích, đánh giá quá trình thực thi chính sách ở cấp mình Cấpcao nhất tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá để có những biện pháp điềuchỉnh kịp thời 6) Các tổ chức thực thi hoàn thành nhiệm vụ được giao Chínhsách có thể duy trì nếu mục tiêu đặt ra là mục tiêu thường xuyên hay lâu dàicủa xã hội
Trong sách “Hoạch định và thực thi chính sách công”, các tác giả Lê
Như Thanh, Lê Văn Hòa đưa ra cách hiểu về “Chính sách công là một tập hợpcác quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mụctiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu
Trang 24phát triển” Và nội dung cơ bản của chính sách công gồm 02 yếu tố cấu thànhgồm mục tiêu chính sách và các giải pháp chính sách [87,tr.10].
Cuốn sách “Thực hiện chính sách công, những vấn đề lý luận và thực
tiễn” của Lê Văn Gấm và Nguyễn Thị Ánh Mây [46] đã phân tích khá sâu sắc
những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công; đánh giá thực trạng tổchức thực hiện chính sách công ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giảipháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách công ở Việt Nam Mỗichính sách công đã góp phần kiến tạo, phát triển xã hội, mang lại lợi ích chocộng đồng, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đếnhiệu quả của chính sách Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho Luậnán trong bối cảnh nhiều chính sách công được ban hành, tuy nhiên cần đánh giátính hiệu quả của các chính sách này trong quá trình tổ chức thực hiện
Bùi Thị Cần (2019) trong sách “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ
trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam”[28] nghiên cứu vai
trò thực hiện chính sách của Chính phủ trong mối quan hệ với trách nhiệmgiải trình Theo đó, thực hiện chính sách là công cụ trong quản lý công củaNhà nước, thể hiện hiệu quả hoạt động, trách nhiệm giải trình của Chính phủ.Chủ thể chính sách công là thể chế được cộng đồng trao cho quyền lực củacộng đồng (quyền lực công), thực hiện quyền lực bằng các phương tiện phụthuộc vào tình hình lịch sử cụ thể
Cao Quốc Hoàng và Nguyễn Đỗ Kiên (2017) Chính sách công - lý luận
và thực tiễn [65] đã công bố những kết quả nghiên cứu về thực thi chính sách,
pháp luật ở địa phương và cơ sở Dựa trên khái niệm về thực thi chính sáchcông, các tác giả đưa ra các hình thức thực thi chính sách, pháp luật ở địaphương, cơ sở; các bước tiến hành thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương,cơ sở; các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa của việc tổ chức thực thi chính sáchcông Tuy vậy, nhóm công trình này chưa khái quát được thực tiễn thực hiệnchính sách công của ngành trên phạm vi cả nước
Trang 25Sách chuyên khảo “Chính sách công so sánh” do Hồ Việt Hạnh và
Kiều Quỳnh Anh đồng chủ biên [53] đã dành Chương 3 So sánh thực hiệnchính sách công để phân tích làm rõ các nội dung về thực hiện chính sáchcông trong thể chế chính trị đa nguyên và thể chế chính trị nhất nguyên, nhómnghiên cứu đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm thểchế chính trị Từ đó, các tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm cho quá trình
thực hiện chính sách công ở Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, cần nâng cao vaitrò của cơ quan hành pháp trong thực thi chính sách công; Thứ hai, nâng cao
năng lực thực hiện chính sách công của đội ngũ CBCC tham gia thực hiệnchính sách công
Một số Luận án tiến sỹ về chính sách công trong các lĩnh vực khácnhau, trong đó có lĩnh vực ĐTBD, phát triển đội ngũ giảng viên như: Luận án
tiến sỹ của Nguyễn Thị Hoa (2018), “Chính sách phát triển giảng viên chính
trị ở Việt Nam hiện nay”; Luận án tiến sỹ của Quách Thị Minh Phượng
(2016), "Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay”, Luận ántiến sỹ của Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển bền vững
làng nghề từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”; Luận án tiến sỹ của Hoàng Vũ Linh
Chi (2020), “Chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp (Nghiên cứu
trường hợp thành phố Hà Nội)” đã phân tích về những vấn đề lý luận liên
quan đến chính sách công, có những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện chínhsách công trên các lĩnh vực đời sống, xã hội Một số giải pháp có tính thamkhảo trong luận án của Nguyễn Thị Hoa về chính sách phát triển giảng viên,được nghiên cứu sinh nghiên cứu, kế thừa trong Luận án
Nguyễn Duy Nhiên (2019), “Nhận diện thực trạng và giải pháp đối với
các khâu của chu trình chính sách công ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn
Độ và Châu Á, [số 3, tr 50–55] cho rằng thực thi chính sách công là toàn bộquá trình triển khai các hoạt động cụ thể trên cơ sở huy động, bố trí sắp xếpcác nguồn lực thực hiện việc đưa chính sách vào thực tế theo trình tự, kế
Trang 26hoạch xác định nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Để nâng cao chất lượng, hiệuquả thực thi chính sách công ở nước ta, 5 nhóm giải pháp thường được đề cậplà: i) Đẩy mạnh, mở rộng, đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách công đến tất cả các tầnglớp nhân dân và toàn xã hội; ii) Chuẩn bị tối ưu các nguồn lực cho việc thựcthi chính sách công, trong đó đặc biệt là nguồn lực con người với đầy đủphẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, thái độ và kỹ năng tác nghiệpchuyên nghiệp; iii) Tổ chức thực thi chính sách công một cách khoa học, hợplý, gắn việc phân công trách nhiệm cụ thể với cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lývi phạm việc thực hiện chính sách và ở các cấp, các ngành, các tổ chức và cánhân; iv) Cụ thể hóa chính sách công bằng những chương trình hành động, kếhoạch thực hiện, ban hành văn bản hướng dẫn, đồng thời linh hoạt và điềuchỉnh việc thực thi chính sách công trên cơ sở tiếp thu ý kiến, phản biện xãhội và triển khai thực tiễn ở từng giai đoạn.
Bài viết: “Năng lực thực hiện chính sách công - những vấn đề lý luận
và thực tiễn” của Văn Tất Thu [90] nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của thực
hiện chính sách, theo đó, thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trìnhchính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thànhhiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định Tổ chứcthực thi chính sách là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sáchthành một hệ thống Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rấtquan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn Có chínhsách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, khôngnhững không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch địnhvà ban hành chính sách (uy tín của nhà nước)
Bài viết: “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Trọng Bình [14] phân tích làm rõ các yếu tố chủ yếu ảnhhưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công Theo đó, có các yếu tố như tính
Trang 27chất của vấn đề chính sách; tính đúng đắn và cụ thể của chính sách; nguồn lựcthực thi chính sách; sự tương tác trao đổi và phối hợp giữa các cơ quan, cánhân trong thực thi chính sách; sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chínhsách; phẩm chất, năng lực của những người thực thi chính sách; tổ chức bộmáy và cơ chế vận hành của cơ quan thực thi chính sách; môi trường kinh tế,chính trị, văn hóa và xã hội Một số kiến nghị nổi bật trong bài viết về nângcao hiệu quả thực thi chính sách công như: nâng cao chất lượng chính sách;đảm bảo nguồn lực đủ mức cho thực thi chính sách; tăng cường sự phối hợptrong thực thi chính sách; nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ côngchức thực thi chính sách.
Bài viết “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công của cơ quan
hành pháp” của Lê Thị Thu (2017) [92] đã đề cập đến thực hiện chính sách
phát triển nhân lực khu vực công về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức và chính sách thu hút NNL chất lượng cao trong hệ thống cơ quanhành pháp Tác giả khẳng định chất lượng đội ngũ có tác động đến hiệu lực,hiệu quả thực hiện chính sách công và nêu lên thực trạng một bộ phận CBCCtrình độ năng lực yếu dẫn đến hiểu sai chính sách; thái độ thực hiện chínhsách thiếu khách quan, làm chính sách bị méo mó, không đúng với mục tiêu,mục đích của chính sách
1.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng công chức
1.2.1 Công trình nghiên cứu về lý luận đào tạo, bồi dưỡng công chức
Cuốn sách “ĐTBD phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công” của
Ngô Thành Can [25], đã làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu của ĐTBDtrong khu vực công; xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo,thực hiện Kế hoạch đào tạo, đánh giá đào tạo; phương pháp đào tạo và trangthiết bị đào tạo Công trình nghiên cứu là tài liệu tổng quát về những vấn đềcốt lõi trong ĐTBD nguồn nhân lực khu vực công, nhằm xây dựng, phát triển
Trang 28đội ngũ CC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trungthành, tận tụy với công việc.
Cuốn sách “ĐTBDCBCC ở nước ta Lý luận và thực tiễn” của Triệu
Văn Cường, Nguyễn Minh Phương [34] đã làm rõ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn của đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTBDCBCC ở Việt Nam trongđiều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh cải cách hànhchính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế Cuốn sách lý giải tầm quantrọng của công tác ĐTBDCC, đồng thời phân tích thực trạng hoạt độngĐTBDCC, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác này như nội dung,chương trình ĐTBD, cơ chế, chính sách, việc tổ chức thực hiện ĐTBD và đềxuất giải pháp có tính định hướng lớn trong tương lai về thực hiện ĐTBD chođối tượng công chức ở nước ta hiện nay
Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ) do Nguyễn Ngọc Vân làm chủ
nhiệm:“Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD
công chức” [102] đã chỉ rõ các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến chất
lượng công tác ĐTBDCC; làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượngĐTBD, đánh giá thực tiễn các kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giáchất lượng ĐTBD, và đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD
Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ): “Nghiên cứu các luận cứ khoa học
và giải pháp thực hiện phân công, phân cấp ĐTBD theo chức danh CBCCNhà nước” do Nguyễn Ngọc Vân chủ nhiệm [100] chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến phân cấp ĐTBD theo chức danh CBCC Từ đó đưa ra các giảipháp để tổ chức thực hiện phân công, phân cấp ĐTBD đạt hiệu quả cao
Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ) “Cơ sở khoa học của việc ĐTBD
theo vị trí việc làm đối với công chức ngành Nội vụ” do Vũ Thanh Xuân chủ
nhiệm [104] hệ thống hóa những lý luận chung nội dung về ĐTBD đối vớiCC và ĐTBDCC theo vị trí việc làm Ngoài ra, tác giả nêu được kinh nghiệmĐTBDCC của một số nước như: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Australia,
Trang 29Đông Nam á và Trung Quốc Đây là ưu điểm mà NCS kế thừa khi so sánhthực hiện chính sách ĐTBD của Việt Nam với một số nước trên thế giới.
Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ): “Cơ sở khoa học xây dựng chương
trình bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngành Nội vụ” do Đàm Bích Hiên
chủ nhiệm [56] đã phân tích, làm rõ sự cần thiết về lý luận và thực tiễn phảixây dựng chương trình bồi dưỡng riêng cho ngành Nội vụ, đồng thời phântích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình bồi dưỡng CCtheo tiêu chuẩn của ngành Nội vụ
Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Nội vụ ) “Cơ sở khoa học xây dựng
chương trình ĐTBD theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnhđạo, quản lý” (2015) do Nguyễn Xuân Dung chủ nhiệm, đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận xây dựng chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm, tiêu chuẩnngạch và chức vụ lãnh đạo, quản lý; khảo sát, đánh gia thực trạng ĐTBD côngchức và đề xuất quan điểm, giải pháp xây dựng chương trình ĐTBD theo vịtrí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnh đạo, quản lý
Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Nội vụ) “Bồi dưỡng theo chức danh chủ
tịch Ủy ban nhân dân các cấp” (2017) do Vũ Trọng Hách chủ nhiệm, đã đánh
giá thực trạng chương trình bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND các cấp, đềxuất khung chương trình và chính sách đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chứcdanh Chủ tịch UBND các cấp ở nước ta hiện nay
Bài viết: “ĐTBD các giá trị nhân văn công vụ cho CBCC” của LưuKiếm Thanh, Nguyễn Đồng Minh, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2014 đãnhấn mạnh: trong bối cảnh ngày nay sự giao lưu văn hóa đang diễn ra nhưmột tất yếu trong một thế giới hội nhập mạnh mẽ thì công tác ĐTBD CBCCnhư là một bộ phận của hoạt động văn hóa - xã hội và kiến tạo tinh thần đangđứng trước những yêu cầu mới trong tiến trình phát triển Do đó, nhiệm vụ cơbản của xã hội, của Nhà nước là làm sao để đội ngũ CBCC có những tri thứccơ bản, thấm nhuần các giá trị nhân văn và sẵn sàng tham gia hoạt động chính
Trang 30trị - xã hội; các cơ sở ĐTBD cần hướng tới bồi bổ tâm hồn, giáo dục lòngnhân ái, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, bài học làm người cho người học.
Nguyễn Minh Phương (2017), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC và
những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [77], đã đánh giá khái
quát tương đối toàn diện thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC trongnhững năm qua, từ đó xác định những vấn đề đặt ra về đổi mới chương trình,nội dung, phương thức ĐTBDCBCC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Nguyễn Minh Phương (2019), “Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
CBCC ở nước ta hiện nay” [79], cho rằng, để nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động ĐTBD CBCC ở nước ta hiện nay, góp phần xây dựng đội ngũCBCC trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, cần tiếp tục nghiêncứu đổi mới toàn diện và đồng bộ từ nhận thức, quy trình, nội dung chươngtrình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đến kiện toàn, tổ chức lại hệ thống cơsở ĐTBD, phân cấp quản lý, xây dựng đội ngũ giảng viên, cơ chế quản lýkinh phí, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC
1.2.2 Công trình nghiên cứu về chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức
Đề án nghiên cứu cấp ban (2015) “Đổi mới công tác quản lý đào tạo
cao cấp lý luận chính trị” Trần Hậu Thành (Ban Tổ chức Trung ương) chủ
nhiệm đã nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lýĐT cao cấp lý luận chính trị, đề xuất các quan điểm, phương hướng, nhiệmvụ và giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả đào tạo cao cấp lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu, yêu cầu củacông tác đào tạo, công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế
Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục (2016)“Quản lý hoạt động bồi
dưỡng cán bộ, công chức ở các cơ sở đào tạo của Bộ Nội vụ trong giai đoạnhiện nay” của Nguyễn Tiến Đạo [41] đã đưa ra những nội dung về hoạt động
BD CBCC hiện nay và phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý hoạt động BD
Trang 31CBCC trong các cơ sở ĐTBD của Bộ Nội vụ, từ đó đề xuất một số nội dungnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở ĐT này Các đề xuất giảipháp trong đó có giải pháp về chính sách ĐTTBDCC như: về đánh giá CCsau khi được ĐTBD, đánh giá cơ sở ĐTBD để nâng cao chất lượng hoạtđộng; có chính sách kiểm tra đối với các cơ sở ĐTBD hàng năm, bảo đảmtuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhànước đối với các cơ sở ĐTBD.
Lê Đình Lung (2020), “Đổi mới chính sách bồi dưỡng CBCC theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)”, Tạp chí Quản lý nhà nước, đã nêu
rõ mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 là nâng cao chất lượng công tácĐTBDCC, và tác giả đề xuất cần khẩn trương đổi mới căn bản chính sách, nộidung chương trình ĐTBDCC Một trong những chính sách được đề xuất là:cần bảo đảm quy hoạch trong ĐTBD; làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của CCkhi tham gia ĐTBD; mở rộng các cơ sở ĐTBD; tăng cường đầu tư nguồn lựccho các cơ sở ĐTBD
Dự án điều tra “Điều tra thực trạng ĐTBDCC trong các cơ quan hành
chính ở Việt Nam” (2022) do Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ
thực hiện đã phân tích một số chính sách hiện hành về ĐTBDCC hiện nay ởnước ta, trong đó nhấn mạnh về hiệu quả chính sách đã đạt được trên thực tế,thông qua số liệu minh chứng từ công tác điều tra xã hội học Tuy nhiên, hàmlượng nghiên cứu về chính sách ĐTBDCC không nhiều, chủ yếu là kết quảcủa chính sách đã được áp dụng trên thực tiễn tại các tỉnh, thành phố, bộ, ban,ngành thực hiện từ giai đoạn 2017 - 2021
1.3 Các nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡngcông chức
Cuốn sách: “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo
ISO & TQM”, của Trần Khánh Đức, Nxb Giáo dục, năm 2004 [45] đã nêu
Trang 32tầm quan trọng của quản lý chất lượng đào tạo, đưa ra các chỉ số và chuẩntrong đào tạo, phương thức đánh giá, quản lý chất lượng, mô hình quản lýchất lượng cần phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhậpquốc tế Việc quản lý và kiểm định chất lượng là một nội dung cần chú trọngtrong ĐTBD để nâng cao hiệu quả của công tác ĐTBD.
Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ) “Các giải pháp nâng cao chất
lượng ĐTBDCBCC hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công mớivà hội nhập kinh tế quốc tế” do Lại Đức Vượng chủ nhiệm [103] luận giải các
yếu tố cấu thành chất lượng ĐTBDCBCC và cho rằng chất lượngĐTBDCBCC hành chính liên quan đến rất nhiều yếu tố, chúng tác độngtương trợ lẫn nhau như: khuôn khổ quản lý và nội dung đào tạo, tư cách giảngviên; môi trường học tập; hành vi của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo bồidưỡng; tiêu chí đánh giá Chất lượng ĐTBDCBCC hành chính có thể đượcxác định bằng đánh giá kết quả công tác quản lý và công tác tổ chức ĐTBD
Đề án “Đánh giá chất lượng ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ 2006-2016 định hướng nângcao chất lượng ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2030” (2017) do
Trương Thị Thông chủ nhiệm đã góp phần phân tích làm rõ yêu cầu, đặc điểmvà những vấn đề đặt ra đối với công tác ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý cấptỉnh ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; xác định rõ các bất cập trongcông tác ĐTBD lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và căncứ khoa học nâng cao chất lượng ĐTBD lý luận chính trị ở Học viện
Luận án tiến sỹ lịch sử (2012), “Đảng lãnh đạo công tác ĐTBD đội
ngũ công chức từ năm 2001 đến năm 2010” của Lê Đình Lung [73] đã hệ
thống hoá sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ĐTBD đội ngũ CC, trong đólà những giải pháp để công tác ĐTBD đội ngũ CC đạt hiệu quả cao nhất
Trang 33Bài viết: “ĐTBDCBCC phục vụ cải cách hành chính: Thách thức vàđịnh hướng” của Nguyễn Đăng Thành, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/2012,đã đánh giá những thách thức đặt ra và nêu định hướng đổi mới hoạt độngĐTBDCBCC của Học viện Hành chính quốc gia như: sự bất cập về thể chế,với hệ thống thể chế pháp lý cho việc triển khai công tác ĐTBD còn rất thiếuhụt, thiếu tính hệ thống và nhất quán; thách thức xuất phát từ bản thân nềnhành chính Việt Nam; mâu thuẫn về nhu cầu rất lớn về số lượng trong ĐTBDvới việc đảm bảo chất lượng, trong khi điều kiện vật chất, giảng viên, nguồnlực của Học viện còn thiếu hụt Tác giả đưa ra những định hướng đổi mớihoạt động ĐTBD tại Học viện nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Bài viết: “Công tác ĐTBD CBCC từ góc nhìn thực tiễn”, của Nguyễn
Hữu Hải, Lê Thị Hương [53] đã tập trung phân tích thực trạng công tácĐTBDCBCC giai đoạn trước năm 2008, nêu những điểm đã làm tốt và nhữngmặt còn hạn chế trong công tác ĐTBDCBCC Qua đó nhóm tác giả đã đưa ranhững giải pháp để công tác ĐTBDCBCC đạt hiệu quả cao hơn Tuy vậy, tạibài viết này tác giả chưa đề cập đến nội dung về đánh giá thực trạng thực hiệnchính sách ĐTBDCC ở Việt Nam
Bài viết “Cải cách quy trình ĐTBD CBCC nhằm nâng cao năng lực
thực thi công vụ”, trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, [105] tác giả Vũ Thanh
Xuân đã giới thiệu quy trình 4 bước ĐTBD trong đó nhấn mạnh đến việc xácđịnh nhu cầu đào tạo như là khâu then chốt Việc xác định chính xác nhu cầuđào tạo sẽ có kế hoạch thực hiện đúng đích cần hướng tới, khi đó mới thực sựmang lại hiệu quả trong công tác ĐTBD NCS kế thừa nội dung thực trạngcông tác ĐTBDCBCC, tuy nhiên tác giả bài viết lại không nhắc đến thực trạngthực hiện chính sách ĐTBD CC ở Việt Nam
Bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chất
lượng giảng viên các cơ sở ĐTBDCBCC” của Đàm Bích Hiên và Đào Xuân
Thái [57] phân tích rất rõ thực trạng chất lượng giảng viên tại các cơ sở
Trang 34ĐTBDCBCC, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chấtlượng giảng viên ở các cơ sở đào tạo trên Đây cũng là điểm NCS kế thừa khiphân tích thực trạng công tác ĐTBD CC.
Bài viết “ĐTBD, công chức trong quá trình cải cách hành chính” của
Nguyễn Thị La [71] đã tổng kết, khái quát một số vấn đề ĐTBDCBCC trongtiến trình cải cách hành chính nhà nước Bài viết của tác giả có nêu lên thựctrạng của công tác ĐTBD và kiến nghị giải pháp để công tác ĐTBDCC đạthiệu quả hơn trong quá trình cải cách hành chính
Công trình “Thực trạng ĐTBDCBCC ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn
Lan Hương [69] là một tài liệu cung cấp các thông tin liên quan đến thựctrạng hoạt động ĐTBDCBCC với những số liệu dẫn chứng khá phong phú.Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu thực trạng công tác ĐTBDCC, chưađề cập đến thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay
Bài viết “Đào tạo công chức nhà nước – kinh nghiệm Cộng hòa
Pháp” của Nguyễn Văn Sáu [85] nêu lên kinh nghiệm đào tạo CC từ Cộng
hòa Pháp Đây là tài liệu tham khảo bổ ích trong việc học hỏi những kinhnghiệm của Pháp đối với công tác ĐTBDCC cho đất nước
Bài viết “Hoàn thiện quy phạm pháp luật về ĐTBDCBCCVC” của
Nguyễn Minh Phương, Trần Thị Hạnh, [81] đã chỉ ra một số bất cập và hướnghoàn thiện đối với các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt ĐTBDCBCCVC Đây là một ưu điểm NCS kế thừa, học hỏi trong việc đưa ra giảipháp hoàn thiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay
Bài viết “Tiếp tục đổi mới ĐTBDCBCCVC đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính nhà nước” của Nguyễn Minh Phương [76] đã phân tích làm rõ
việc đổi mới trong công tác ĐTBDCC trong bối cảnh mới nhằm nâng cao hiệuquả bộ máy hành chính Tác giả đưa ra những giải pháp để đổi mới, nâng caohiệu quả trong công tác ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay NCS kế thừa nội dungnày khi xây dựng giải pháp thực hiện chính sách ĐTBDCC
Trang 351.4 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng
1.4.1 Các nghiên cứu về chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Cuốn sách “Comparison of the Japanese and Vietnamese Civil
Service Systems and Training of Civil Servants: Experiences and Lessons ”
(So sánh hệ thống công vụ và chương trình đào tạo công chức của Nhật Bảnvà Việt Nam: kinh nghiệm và bài học), (2005), Institute of DevelopingEconomies, Japan External Trade Organization [3,NN] Nội dung cuốn sáchcó phần so sánh về đào tạo công chức ở Nhật Bản và so sánh với đào tạo côngchức ở Việt Nam Từ đó NCS có thêm hiểu biết về ĐTBD tại Nhật Bản để rútra những bài học kinh nghiệm phù hợp có thể áp dụng vào Việt Nam
Cuốn sách: “Civil Service Training and Development: Assessing the
Role and Significance of Higher Civil Service Training in Less DevelopedCountries”, 1990 (Đào tạo và phát triển đội ngũ công chức: đánh giá vai trò
và đặc điểm nổi bật của chương trình đào tạo công chức cấp cao ở các nướckém phát triển), Administrative Development Agency [4,NN] Trong cuốnsách, tác giả ngoài việc đưa ra lý luận về đào tạo công chức nói chung, cònđưa ra những đặc điểm nổi bật chương trình đào tạo công chức cấp cao ở cácnước kém phát triển Một trong những việc giúp nâng cao hiệu quả ĐTBDcông chức chính là xây dựng chương trình ĐTBD một cách hợp lý, từ đó mớimang lại hiệu quả cho việc thực hiện chính sách ĐTBD công chức
Cuốn sách: “公务员培训新方法” (Phương pháp mới đào tạo côngchức), tác giả Liu Jia Lin, Nxb Nhân sự, 2005 [2,NN] đã nêu lên quan điểmcủa tác giả về những phương pháp mới trong đào tạo CC như phương phápđào tạo công chức thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn; phươngpháp đào tạo kỹ năng cho công chức Đó cũng là một trong những ý nghĩaquan trọng khi tìm những phương pháp mới, linh hoạt, giúp cho đội ngũ côngchức có thêm các kỹ năng mềm trong xử lý tình huống thực tế, nâng cao kiếnthức khi được tiếp cận với tri thức mới
Trang 361.4.2.Các nghiên cứu về thực tiễn thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Cuốn sách: “Training and Development in the Hong Kong Civil
Service: A Case Study of the Executive Officer Grade” 2017, (Đào tạo và phát
triển công chức của Hồng Kông: nghiên cứu trường hợp của bậc đào tạo côngchức điều hành), Chun-Cheong Patrick Kam, BiblioBazaar [5, NN] Tác giảcuốn sách trình bày rất rõ ràng về công tác đào tạo CC tại Hồng Kong vàchính sách đào tạo dành cho CC, nghiên cứu trường hợp công chức điều hànhlãnh đạo Tác giả có gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạoCC mà không đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchđào tạo CC
Cuốn sách “公共政策案例分析 ” (Phân tích tình huống thực hiện
chính sách công) của Chen Shixiang do Nxb Đại học Vũ Hán xuất bản năm
2011 [1,NN] đã phân tích một số tình huống thực hiện chính sách công cụ thể,là những chính sách công của Trung Quốc từ sau những năm 1990 để minhchứng cho những lý luận về quy trình chính sách công Cuốn sách là sự kết hợpcủa sự hiểu biết lý thuyết với ứng dụng thực tế, giúp Nghiên cứu sinh hiểu mộtcách hiệu quả, phát triển kỹ năng liên quan đến thực hiện chính sách công
Cuốn sách: “Civil Service Training in India”, 2011, (Đào tạo công chức
ở Ấn Độ), Rakesh Hooja, K K Parnami, Rawat Publications [6,NN] đã phântích chi tiết về toàn bộ công tác ĐT công chức ở Ấn Độ, từ việc đánh giá nhucầu, dự đoán nhu cầu, tổ chức thực hiện và đánh giá sau khi thực hiện tácgiả đưa ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế; Đề cập một số giải phápđể công tác đào tạo công chức Ấn Độ đạt hiệu quả cao hơn
Cuốn sách “Đào tạo nguồn nhân lực - làm sao “đừng để ném tiền qua
cửa sổ” của Business Edge [7, NN] - Một bộ phận của chương trình phát triển
kinh tế tư nhân MPDF, Nxb Trẻ, 2004 gồm các nội dung Phần A trình bàynhững tìm hiểu về đào tạo như: đào tạo là gì, đào tạo hiệu quả, lợi ích của việcđào tạo, những hình thức thay thế cho đào tạo, chu trình đào tạo Phần B trình
Trang 37bày về việc xác định nhu cầu đào tạo, trong đó trình bày chi tiết các phươngpháp sử dụng trong đánh giá nhu cầu Phần C bàn về việc lên kế hoạch vàchuẩn bị Đây là một cuốn sách hữu ích nhằm trang bị những kiến thức về đàotạo, phát triển nhân sự để có thể triển khai hiệu quả trong tổ chức.
Tài liệu “Training Civil Servants for Internationalisation”, SIGMA
Papers, No 3, OECD Publishing của OECD [8, NN] đề cập tới các khía cạnhcủa hoạt động ĐTBD công chức tại các nước mới gia nhập EU (Áo, PhầnLan, Thụy Sỹ) trước những nhu cầu mới xuất hiện trong bối cảnh quốc tế hóatrong đó có: bồi dưỡng tổng quát; bồi dưỡng ngoại ngữ; bồi dưỡng kỹ năngđàm phán; bồi dưỡng những lĩnh vực thiết yếu; các phương pháp bồi dưỡng.Tài liệu cũng đề cập tới các chiến lược ĐTBD cho những nước này, bao gồm:thiết kế chương trình; xác định các ưu tiên; thực hiện ĐTBD; đánh giá và cáchoạt động khác Tài liệu cũng trình bày thực tiễn hoạt động ĐTBD công chứctại một số nước EU gồm: Áo, Phần Lan, Hungary, Latvia cùng những bài họcrút ra từ kinh nghiệm của những nước này
S Chiavo-Campo và P.S.A Sundaram - Ngân hàng Phát triển Châu Á:
“Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnhtranh”, Nxb chính trị quốc gia, 2003 [9, NN], HN đã dành Chương 12 Đầu tư
phát triển nhân sự cho chính phủ để phân tích tầm quan trọng của chính sáchđào tạo cấp quốc gia và các yếu tố trong chính sách đào tạo của các nước như:Nhu cầu đào tạo, cung cấp đào tạo và đánh giá đào tạo; các cơ sở đào tạo; yếutố quốc tế trong đào tạo Từ kinh nghiệm thực tiễn, các tác giả cho rằng“Chính sách đào tạo cấp quốc gia có tính hệ thống sẽ phải đặt ra các hướngdẫn về việc lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát đào tạo; đề ra các biện pháp bổsung để đạt được kết quả đào tạo; đánh giá và giới hạn nguồn lực tài chính cóđược; đề ra các mục tiêu đào tạo cho các ngành khác nhau và cho chính quyềncác cấp”
Trang 381.5 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.5.1 Về các kết quả nghiên cứu luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển
Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu bao gồm như: sách, đề tàikhoa học, luận án, bài viết cả trong nước và nước ngoài có liên quan đếnthực hiện chính sách ĐTBDCC, Nghiên cứu sinh có một số nhận xét như sau:
Về lý luận, các công trình nghiên cứu về chính sách công, chính sách
ĐTBD, đã đưa ra hệ thống lý luận chung về khái niệm, ý nghĩa tổ chức thựchiện chính sách công, yêu cầu tổ chức thực hiện chính sách công, các phươngpháp tổ chức thực hiện chính sách công, các bước tổ chức thực hiện chínhsách công; các khái niệm về công vụ, công chức, khái niệm ĐTBD, các yếu tốảnh hưởng đến công tác ĐTBD Nội dung này sẽ được NCS kế thừa trongluận án
Về thực trạng, thông qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về thực
hiện chính sách ĐTBDCC cho thấy: các công trình nghiên cứu về thực trạngcông tác ĐTBDCC ở Việt Nam qua các giai đoạn chủ yếu tiếp cận và nghiêncứu về công tác ĐTBD, các loại hình ĐTBDCC Một số kết quả về thực trạngsố lượng, chất lượng đội ngũ công chức được ĐTBD qua các năm; thực trạngchất lượng đội ngũ công chức thông qua số liệu về trình độ đào tạo; chất lượngcông chức phân chia theo ngạch; Nghiên cứu sinh đã có kế thừa trong luận ánkhi phân tích thực trạng ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, hiện có rất ít công trình nghiên cứu phân tích về thực hiệnchính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay, những ưu điểm, tồn tại cần khắcphục Nhất là trong bối cảnh có nhiều biến động về kinh tế, xã hội, tác độnglớn đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần cải cách tổ chức bộ máynhà nước theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và nguồn nhân lực của nềnhành chính cần có chính sách, chiến lược ĐTBD bài bản, lâu dài Do dó, việcthực hiện chính sách ĐTBDCC cần có nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất giảipháp phù hợp Chính vì vậy, NCS sẽ tiến hành phân tích các vấn đề nêu trên
Trang 39để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách ĐTBD,góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CC, đẩy mạnh quá trình cải cách hànhchính, đáp ứng yêu cầu phát triển, chuyển đổi số hiện nay.
Về giải pháp, qua nghiên cứu cho thấy, về các giải pháp bảo đảm thực
hiện chính sách ĐTBDCC, các tác giả có phân tích những giải pháp bảo đảm
công tác ĐTBDCCvà so sánh với một số nước trên thế giới Tuy nhiên vẫn chưacó công trình nào đề cập đến những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách ĐTBDCC Chính vì vậy, nhiệm vụ của NCS trong luận án này là trêncơ sở hệ thống lý luận về ĐTBDCC, đánh giá thực trạng thực hiện chính sáchĐTBDCC ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề ra những giải pháp để thực hiệnchính sách ĐTBDCC đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tới
1.5.2 Về những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Về lý luận cần giải quyết trong Luận án
Cần làm rõ khái niệm Chính sách ĐTBDCC? Phân biệt giữa chính sáchĐTBD nói chung và chính sách ĐTBDCC, thực hiện chính sách ĐTBDCC?Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách ĐTBDCC Các bước thực hiệnchính sách ĐTBDCC? Nội dung các bước thực hiện chính sách ĐTBDCC? Cácyếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD; Phương pháp thựchiện chính sách ĐTBDCC; Chủ thể tham gia thực hiện chính sách ĐTBD CC
Về thực trạng cần tiếp tục làm rõ trong Luận án
Các công trình nghiên cứu mới chỉ đưa ra được thực trạng chất lượngcông chức, thực trạng công tác ĐTBDCC mà chưa đề cập đến thực trạngchính sách ĐTBD và thực trạng thực hiện chính sách ĐTBD ở Việt Nam,thực trạng các chủ thể tham gia thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam,kết quả thực hiện chính sách ĐTBDCC cũng như đánh giá những ưu điểm vàhạn chế khi thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam Do đó, các vấn đềnhư: thực trạng về các bước tổ chức thực hiện chính sách ĐTBDCC; thựctrạng về việc bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách
Trang 40ĐTBDCC; thực trạng về các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sáchĐTBDCC và những kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong thực thiện chínhsách ĐTBDCC cần được làm rõ tại Luận án.
Về giải pháp nâng cao thực hiện chính sách ĐTBDCC trong Luận án
Các bài viết, công trình nghiên cứu chưa đưa ra được các quan điểm, giảipháp nhằm nâng cao thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy, nếu đặt vấn đề côngtác ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay một cách riêng rẽ thì đã có nhiều côngtrình nghiên cứu một cách tương đối sâu sắc, mặc dù có thể chưa đầy đủ Mộtsố vấn đề được giải quyết như tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác ĐTBDCCở Việt Nam, thống kê về tình hình DDTBDCC qua các năm, một số vấn đềcần đổi mới trong phương pháp DDTBDCC Tuy nhiên, về nâng cao hiệu quảthực hiện chính sách ĐTBDCC hiện nay và xâu chuỗi tất cả các vấn đề nêutrên trong một luận án tiến sỹ chính sách công, có thể thấy rằng, cho đến nayvẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về
mặt lý luận và thực tiễn vấn đề: “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
công chức ở Việt Nam hiện nay” Đó là lý do tác giả chọn vấn đề nêu trên làm
đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành chính sách công với hy vọng đóng gópmột phần công sức vào việc nghiên cứu những khía cạnh còn là “khoảngtrống” này