1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chính sách Đào tạo, bồi dưỡng công chức Ở việt nam hiện nay

189 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Vũ Cẩm Lệ
Người hướng dẫn PGS.TS. Hồ Việt Hạnh
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận án tiến sĩ chính sách công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Luận án “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và tâm huyết của nghiên cứu sinh với

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ CẨM LỆ

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Chính sách công Mã số : 934 04 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS HỒ VIỆT HẠNH

Hà Nội, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Vũ Cẩm Lệ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt

Nam hiện nay” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và

tâm huyết của nghiên cứu sinh với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và các chuyên gia nghiên cứu về chính sách, về đào tạo, bồi dưỡng công chức Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội và đặc biệt là PGS.TS Hồ Việt Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án này

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 8 năm 2024

Vũ Cẩm Lệ

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 7

5 Những đóng góp mới của Luận án 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 10

7 Kết cấu Luận án 10

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC 12

1.1 Các nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công 12

1.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng công chức 18

1.3 Các nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 22

1.4 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng 26

1.5 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 29

Tiểu kết Chương 1 32

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC 33

2.1 Khái quát về công chức và chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 33

2.2 Lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 46

2.3 Nội dung thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 62

2.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 70

2.5 Các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 74

Trang 6

2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách đào tạo, bồi

dưỡng công chức ở Việt Nam 78

3.2 Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 90

3.3 Thực trạng bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 106

3.4 Thực trạng thực hiện theo các tiêu chí đánh giá hiệu quả chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 115

3.5 Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 119

Tiểu kết Chương 3 127

Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM 128

4.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 128

4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức 135

Tiểu kết Chương 4 154

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 158

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 159 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT Viết tắt Viết đầy đủ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Phân loại công chức theo trình độ đào tạo 86

Bảng 3.2 Phân loại công chức theo độ tuổi 86

Bảng 3.3 Chất lượng công chức phân chia theo ngạch 87

Bảng 3.4 Một số Bộ, ngành cử CC đi ĐT từ năm 2017 - 2021 89

Bảng 3.5 Chất lượng công chức được nâng lên qua công tác đào tạo CC giai đoạn 2017 - 2021 ở một số địa phương 89

Bảng 3.6 Hiệu quả thực hiện phân công, phối hợp về ĐTBD công chức 96

Bảng 3.7 Thực trạng tuân thủ các yêu cầu trong thực hiện chính sách ĐTBDCC 114

Bảng 3.8 Đánh giá về khả năng vận dụng kỹ năng sau BD 116

Bảng 3.9 Số lượng CB, CC, VC được Bộ Nội vụ cử đi ĐT, BD 118

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá thực hiện chính sách ĐTBD CC 122

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Số lượng công chức được ĐTBD cả nước 88 Biểu đồ 3.2 Thể hiện mức độ hiệu quả công tác phổ biến, tuyên truyền

thực hiện chính sách ĐTBDCC 95

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” Quốc gia nào quan tâm, chăm lo đến nguồn nhân lực, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn nhân lực thì kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững Đặc biệt, nguồn nhân lực trong khu vực công, trong đó có đội ngũ công chức giữ vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước của mọi quốc gia, vừa là người tham mưu xây dựng, đồng thời vừa là người tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật của nhà nước Bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, thái độ, động lực làm việc của đội ngũ công chức Vì vậy, nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) nhằm nâng cao phẩm chất và trình độ, năng lực thực thi công vụ luôn là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày

08/11/2011 đã xác định một trong những mục tiêu của chương trình là “Xây

dựng đội ngũ CBCCVC có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước” [15, tr.1]; và một trong

những nội dung trọng tâm cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn 10

năm tới là “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên

chức (CBCCVC)” [15,tr.1] Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 tiếp tục chú trọng nhiệm vụ “Đổi mới nội dung, phương pháp ĐTBD nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất cho đội ngũ CBCCVC gắn với vị trí việc làm Rà soát, sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, và yêu cầu của vị trí việc

Trang 11

làm, bảo đảm không trùng lắp, tiết kiệm, hiệu quả; rà soát, cắt giảm các chứng chỉ bồi dưỡng không cần thiết” [16, tr.13]

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam xác định một trong những mục tiêu tổng quát là: “đội ngũ CBCC có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững” và đề ra nhiệm vụ: “Tập trung phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền hành chính quốc gia” [8, tr.4]

Đào tạo, bồi dưỡng CC là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCC; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn ĐTBD tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho CC, trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người CC

Trong những năm qua, chính sách ĐTBDCC đã được Nhà nước ta xây dựng, ban hành tương đối đầy đủ và toàn diện; đồng thời việc tổ chức thực hiện chính sách ĐTBDCC được chú trọng nâng cao, nhờ đó, đội ngũ CC từng bước được đào tạo cơ bản, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên phương diện lý luận cần bổ sung nghiên cứu những vấn đề mới trong thực hiện chính sách ĐTBDCC, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số hiện nay Các nội dung chính sách ĐTBDCC cần thể hiện được tính linh hoạt, tính mới, phù hợp với xu thế quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả và

Trang 12

bảo đảm việc thực hiện chính sách góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, thực tài

Trên phương diện thực tiễn, việc hiện chính sách ĐTBDCC trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: hiệu quả hoạt động ĐTBDCC chưa cao, công tác ĐTBD chưa tập trung, còn dàn trải, chưa theo kế hoạch, phương thức đào tạo và sử dụng CC còn hạn chế về tầm nhìn chiến lược, chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội; chưa ngang tầm với nhiệm vụ Chương trình ĐTBD công chức còn có nhiều hạn chế, chưa cập nhật tình hình, nhiệm vụ mới, chưa bắt kịp với xu hướng thay đổi của nền công vụ hiện đại Phương thức ĐTBD còn mang tính truyền thống, chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa ĐT lý thuyết và thực hành kỹ năng; CC chưa được ĐTBD chuyên sâu theo vị trí, việc làm và theo nhu cầu công việc Cơ sở vật chất cho ĐTBD chưa được chú trọng nâng cấp bài bản, đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ ĐTBD còn nhiều hạn chế trong cách truyền giảng, kinh nghiệm giảng dạy và nhiều trường hợp còn lúng túng trong sử dụng phương pháp mới trong bối cảnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực hiện chính sách ĐTBDCC chưa hiệu quả, một trong số đó được nhìn nhận từ khâu lập kế hoạch; phân công thực hiện nhiệm vụ; phổ biến; duy trì; đôn đốc, kiểm tra, khắc phục các khiếm khuyết của chính sách được phát hiện trong quá trình thực thi; nguồn lực dành cho ĐTBD đội ngũ CC còn nhiều hạn chế; chính sách ĐTBD cho CC chưa được hoàn thiện, đổi mới kịp thời… Để nền công vụ hoạt động hiệu quả, cần có cái nhìn tổng thể về thực trạng đội ngũ CC hiện nay cũng như thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC, từ đó nghiên cứu, đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC phù hợp với bối cảnh, yêu cầu mới

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động mạnh mẽ, toàn diện, sâu sắc đến công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBCC; đồng thời đặt ra yêu cầu phải tiếp tục

Trang 13

đổi mới công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ CBCC các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ Trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thế giới và đất nước với sự phát triển của cách mạng 4.0 và các xu hướng mới, việc nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC là rất cần thiết và cấp bách Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn:

“Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam hiện nay” để

làm Luận án tiến sỹ chuyên ngành Chính sách công

2 Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC, góp phần xây dựng đội ngũ CC trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách ĐTBD và thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam; chỉ ra những vấn đề đã được làm rõ, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam

- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC, chỉ ra các kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam

- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam

2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục đích của luận án, nội dung nghiên cứu tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi 1: Việc thực hiện chính sách ĐTBDCC có những hạn chế,

Trang 14

vướng mắc, bất cập nào?

Câu hỏi 2: Các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc, bất

cập trong thực hiện chính sách ĐTBDCC?

Câu hỏi 3: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách

ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay?

2.4 Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Về thực trạng, việc thực hiện chính sách ĐTBDCC còn

nhiều hạn chế; chương trình, tài liệu ĐTBD nặng về lý thuyết, chưa sát với thực tế Việc đào tạo CC chưa được chú trọng về thực chất, bồi dưỡng CC chủ yếu theo kế hoạch để đáp ứng về tiêu chuẩn ngạch và chức vụ, chức danh lãnh đạo mà chưa chú ý đến bồi dưỡng theo vị trí việc làm và nhu cầu của CC Điều đó cho thấy, việc thực hiện chính sách ĐTBDCC còn nhiều bất cập, có thể là các bước trong quá trình thực hiện chính sách chưa hợp lý, công tác thanh tra, kiểm tra chưa triệt để dẫn đến đến hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBD chưa cao

Giả thuyết 2: Về nguyên nhân, dẫn đến thực trạng thực hiện chính sách

ĐTBDCC hạn chế có thể xuất phát từ bản thân chính sách về ĐTBDCC chưa phù hợp; việc tổ chức thực hiện chính sách chưa đúng quy trình, chưa đáp ứng được mục tiêu kế hoạch đề ra; nguồn lực thực hiện chính sách ĐTBDCC còn hạn chế; chưa có chiến lược lâu dài để thực hiện bài bản, căn cơ về ĐTBDCC trong bối cảnh chuyển đổi số, cách mạng 4.0

Giả thuyết 3: Về giải pháp, để khắc phục được các hạn chế, bất cập

nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC, có thể có các giải pháp như: nhận thức đúng tầm quan trọng của thực hiện chính sách; hoàn thiện chính sách và các thể chế liên quan; nâng cao năng lực tổ chức ĐTBD của các cơ sở ĐTBD; đầu tư nguồn lực được đầy đủ để đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách ĐTBD trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CC đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại, năng động và thực tài

Trang 15

3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam gồm: 1) đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định của Bộ GD&ĐT được thực hiện trong nước hoặc ở nước ngoài 2) Bồi dưỡng CC theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về ĐTBD CBCCVC, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 89/2021/NĐ-CP gồm các hình thức: Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch CC; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh CBCC; Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm Nội dung bồi dưỡng gồm: Bồi dưỡng lý luận chính trị; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm [24, tr.1]

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là ĐTBDCC trong các cơ quan hành chính nhà nước, gồm các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan môn thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện Đối tượng CC cấp xã được tuyển dụng và bố trí theo chức danh chuyên môn tại UBND cấp xã, có những đặc thù nhất định, do vậy không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án

Về thực hiện chính sách đào tạo CC, Luận án tập trung nghiên cứu việc

thực hiện chính sách đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đối với CC trong các cơ quan hành chính nhà nước tại Học viện Chính trị Quốc gia và Học viện Hành chính Quốc gia

Về thực hiện chính sách bồi dưỡng CC, Luận án tập trung nghiên cứu

thực hiện bồi dưỡng CC theo quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về ĐTBD CBCCVC, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số

Trang 16

89/2021/NĐ-CP, chú trọng đến thực hiện chính sách bồi dưỡng CC ở trong nước; không nghiên cứu thực hiện chính sách ĐTBDCC ở nước ngoài

- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện chính sách ĐTBDCC trong cả nước, nhưng tập trung khảo sát thực hiện chính sách ĐTBDCC tại 03 Bộ: Nội vụ; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Gia Lai, Kiên Giang

- Phạm vi về thời gian: Luận án đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC từ năm 2018 (Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về ĐTBD CBCCVC) đến 2023 và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC giai đoạn 2024 – 2030

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận

Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về ĐTBDCC

Cách tiếp cận của Luận án: Luận án lựa chọn cách tiếp cận từ lý thuyết về thực hiện chính sách công và kết quả thực hiện chính sách công

Đối với thực hiện chính sách ĐTBD có các cách tiếp cận như: Thứ

nhất, theo chu trình chính sách gồm: Hoạch định chính sách; Thực thi chính

sách; Đánh giá chính sách; Thứ hai, theo quy trình các bước thực hiện chính

sách gồm: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; (2) Phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách; (3) Phân công, phối hợp trong thực hiện chính sách; (4) Duy trì thực hiện chính sách; (5) Điều chỉnh thực hiện chính sách; (6) Đôn đốc, theo dõi thực hiện chính sách; (7) Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách

Trang 17

Đối với kết quả thực hiện chính sách ĐTBDCC: Thông qua việc áp dụng chính sách trong thực tế và dựa vào các tiêu chí đánh giá kết quả của chính sách ĐTBD để đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách ĐTBDCC so với dự kiến; qua đó phát hiện ra những hạn chế, yếu kém của chính bản thân chính sách ĐTBD, từ đó có những giải pháp khắc phục, đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách ĐTBDCC

Trong Luận án này, NCS chọn cách tiếp cận theo quy trình 07 bước thực hiện chính sách và dựa trên các tiêu chí đánh giá kết quả ĐTBDCC trong thực tế để đề xuất các quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp này được sử dụng để phân tích các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật hiện hành về ĐTBDCC ở Việt Nam, từ đó khái quát, tổng hợp những nội dung chính sách đã rõ, được áp dụng trên thực tiễn về ĐTBDCC, chỉ ra những vấn đề còn hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách ĐTBDCC Đồng thời phân tích các số liệu thu thập được qua tài liệu thứ cấp là các báo cáo tổng kết, đánh giá; các số liệu về ĐTBDCC của các Bộ, ngành, địa phương, nhất là các báo cáo và số liệu về ĐTBDCC của Bộ Nội vụ (là cơ quan giúp Chính phủ tham mưu chính sách, thực hiện quản lý nhà nước về ĐTBD CBCCVC) Các kết quả của phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại chương 2 (phần lý luận), chương 3 (thực trạng) của Luận án

- Phương pháp hệ thống hóa

Được sử dụng để hệ thống hóa các các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài và tổng hợp các quy định của Nhà nước về thực hiện chính sách ĐTBDCC và các kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách ĐTBDCC Phương pháp này được sử dụng chủ yếu tại các chương 1, 2 và 4 của Luận án

Trang 18

- Phương pháp điều tra xã hội học

Luận án thực hiện điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi đối với CBCC tại 03 Bộ gồm: Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 07 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Gia Lai, Kiên Giang với số phiếu điều tra: 550 phiếu Các phiếu điều tra được thực hiện mang tính đại diện: mỗi bộ, địa phương là 55 phiếu, trong đó, 20 phiếu dành cho công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và 30 phiếu dành cho CC thực thi Kết quả thu về được 523 phiếu, sau khi xử lý sơ bộ, làm sạch phiếu (loại bỏ các phiếu không hợp lệ) còn lại 502 phiếu, làm tròn là 500 phiếu Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện – tức là chọn mẫu dựa trên khả năng mà tác giả có thể tiếp cận được các đối tượng để hỏi một cách thuận tiện nhất và trên cơ sở kết quả thu được theo phương pháp này, làm căn cứ tham khảo để đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách ĐTBDCC

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện bằng việc gửi phiếu điều tra XHH trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị và đầu mối là Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố được lựa chọn Sau khi thu hồi được các phiếu đã trả lời, NCS làm sạch và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS Các kết quả thu được chủ yếu sử dụng tại nội dung Chương 3 thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC và tại Chương 4 đề xuất các giải pháp

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các đối tượng cụ thể sau: (1) Công chức Bộ Nội vụ; (2) Công chức Bộ Tài nguyên và Môi trường; (2) Đại diện lãnh đạo, quản lý và giảng viên tại các cơ sở ĐTBD như: Học viện Hành chính Quốc gia; Học viện Chính sách và Phát triển; Trường Đại học Luật Hà Nội; (3) Một số cá nhân (05 người) là công chức đã được cơ quan cử đi ĐTBD tại các cơ sở ĐTBD trong nước để làm rõ thêm thực trạng

Trang 19

ĐTBDCC, đồng thời có thêm các ý kiến đóng góp về các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay

5 Những đóng góp mới của Luận án

- Về lý luận, Luận án hệ thống hóa và luận giải rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách ĐTBDCC, gồm các khái niệm về chính sách ĐTBDCC, nội dung, tiêu chí đánh giá hiệu quả, các yêu cầu và yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam

- Về thực tiễn, Luận án phân tích, đánh giá khá toàn diện, cụ thể những ưu điểm, hạn chế trong thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC nhằm góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án

7 Kết cấu Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,

Luận án gồm 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức

Trang 20

Chương 2 Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức

Chương 3 Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam

Chương 4 Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam

Trang 21

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC HIỆN

CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC

1.1 Các nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách công

1.1.1 Công trình nghiên cứu về chính sách công

Cuốn sách “Chính sách công - Những vấn đề cơ bản” (2014) của

Nguyễn Hữu Hải [51] đã đưa ra quan niệm: “Chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề trong xã hội” Định nghĩa này thể hiện đặc trưng của chính sách công là do nhà nước chủ động xây dựng để tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định Chính sách công được coi là công cụ định hướng cho hành vi của cá nhân, tổ chức phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội

Tác giả Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa [52, tr.13, 16, 17] tiếp cận khái niệm chính sách dưới góc độ khoa học và diễn giải theo quan niệm của H.D Lasswell, theo đó, khoa học chính sách trình bày các vấn đề công hết sức rõ ràng, định hướng vấn đề một cách có ý thức và đưa ra những khuyến nghị để giải quyết chúng Các vấn đề chính sách xuất hiện trong một bối cảnh cụ thể, có các tiêu chuẩn về sự thích hợp và định hướng giải pháp Tại cuốn sách này, tác giả đã dẫn quan điểm của Theo Thomas Dye, “Chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước chọn làm hay không làm” Định nghĩa này, ngắn gọn, súc tích nhưng không cung cấp những hiểu biết sâu sắc về chính sách công, bởi nó không đưa ra một sự phân định hoạt động nào được gọi là chính sách trong số các hoạt động của nhà nước Tuy nhiên, định nghĩa này cũng chỉ ra những dấu hiệu nhận biết chính sách công Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước Chính sách công là biện pháp mà nhà nước thực hiện trên

Trang 22

thực tế tác động điều chỉnh hành vi đối tượng nhằm đạt được mục tiêu mong muốn Thứ hai, chính sách công bao gồm sự lựa chọn cơ bản từ phía nhà nước theo hướng làm hoặc không làm Quyết định này được CBCC nhà nước và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Nói một đơn giản, chính sách công là sự lựa chọn tối ưu của nhà nước đối với một đường lối hành động Hoặc dẫn quan điểm của tác giả William Jenkins, chính sách công “là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các phương thức để đạt mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền” Theo tác giả, chính sách công là một quá trình chứ không đơn giản là một sự lựa chọn Với định nghĩa này, quá trình chính sách là hành vi định hướng mục tiêu của nhà nước, chính sách công là các quyết định do nhà nước ban hành để xác định mục tiêu và các phương tiện (hay giải pháp) để đạt được mục tiêu đó

Tiếp cận khoa học chính sách công, tác giả Đỗ Phú Hải (2017) cho rằng “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan để lựa chọn mục tiêu và những giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã được xác định của đảng chính trị cầm quyền” [49, tr.16]

Bài viết “Bàn về khái niệm chính sách công” của tác giả Hồ Việt Hạnh

đăng trên tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 12-2017 [54] cho rằng, chủ thể chính sách công phải là thể chế được cộng đồng trao cho quyền lực của cộng đồng (gọi là quyền lực công) Đối với Việt Nam, chủ thể chính sách công là Đảng và Nhà nước Chủ thể chính sách công chỉ đúng nghĩa là chủ thể chính sách công khi đưa ra các quyết sách có tính hướng đích để giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan tâm chung, lợi ích chung của cả cộng đồng

1.1.2 Công trình nghiên cứu về thực hiện chính sách công

Cuốn sách “Chính sách công – Những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Hữu

Hải, [51,tr.126] đưa ra năm bước trong tổ chức thực hiện chính sách công bao

Trang 23

gồm: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công, phổ biến, tuyên truyền chính sách công, phân công, phối hợp thực hiện chính sách công, đôn đốc thực hiện chính sách công, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm

Sách “Những vấn đề cơ bản về chính sách và chu trình chính sách” của

Lê Chi Mai [75] dành một chương về thực thi chính sách (thực hiện chính sách) Trong đó, xác định nội hàm khái niệm, vai trò và các yếu tố tác động đến thực thi chính sách, các hình thức, phương pháp thực thi chính sách, các điều kiện để thực thi chính sách Theo đó, công tác tổ chức thực thi chính sách gồm 6 công việc: 1) Xác định những tổ chức chịu trách nhiệm thực thi chính sách, trong đó một tổ chức có vai trò quản lý chung toàn bộ quá trình thực thi chính sách 2) Các tổ chức thực thi xây dựng phương hướng, biện pháp tổ chức thực thi, tiến hành các công tác chuẩn bị cần thiết 3) Các tổ chức trong cơ cấu thực thi chính sách triển khai các hoạt động của mình, ra các quyết định thuộc thẩm quyền, thực hiện những nhiệm vụ và những biện pháp cụ thể để điều hành quá trình thực thi phù hợp với thực tế 4) Các tổ chức thực thi duy trì chế độ báo cáo lên trên những thông tin về quá trình thực thi, những vấn đề nảy sinh để có biện pháp điều hành cần thiết; đồng thời phối hợp các hoạt động cần thiết để đảm bảo mục tiêu chung 5) Các tổ chức định kỳ xem xét, phân tích, đánh giá quá trình thực thi chính sách ở cấp mình Cấp cao nhất tổng hợp tình hình, phân tích, đánh giá để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời 6) Các tổ chức thực thi hoàn thành nhiệm vụ được giao Chính sách có thể duy trì nếu mục tiêu đặt ra là mục tiêu thường xuyên hay lâu dài của xã hội

Trong sách “Hoạch định và thực thi chính sách công”, các tác giả Lê

Như Thanh, Lê Văn Hòa đưa ra cách hiểu về “Chính sách công là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau do nhà nước ban hành, bao gồm các mục tiêu và giải pháp để giải quyết một vấn đề công nhằm đạt được các mục tiêu

Trang 24

phát triển” Và nội dung cơ bản của chính sách công gồm 02 yếu tố cấu thành gồm mục tiêu chính sách và các giải pháp chính sách [87,tr.10]

Cuốn sách “Thực hiện chính sách công, những vấn đề lý luận và thực

tiễn” của Lê Văn Gấm và Nguyễn Thị Ánh Mây [46] đã phân tích khá sâu sắc

những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công; đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện chính sách công ở Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách công ở Việt Nam Mỗi chính sách công đã góp phần kiến tạo, phát triển xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo giá trị cho Luận án trong bối cảnh nhiều chính sách công được ban hành, tuy nhiên cần đánh giá tính hiệu quả của các chính sách này trong quá trình tổ chức thực hiện

Bùi Thị Cần (2019) trong sách “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ

trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam”[28] nghiên cứu vai

trò thực hiện chính sách của Chính phủ trong mối quan hệ với trách nhiệm giải trình Theo đó, thực hiện chính sách là công cụ trong quản lý công của Nhà nước, thể hiện hiệu quả hoạt động, trách nhiệm giải trình của Chính phủ Chủ thể chính sách công là thể chế được cộng đồng trao cho quyền lực của cộng đồng (quyền lực công), thực hiện quyền lực bằng các phương tiện phụ thuộc vào tình hình lịch sử cụ thể

Cao Quốc Hoàng và Nguyễn Đỗ Kiên (2017) Chính sách công - lý luận

và thực tiễn [65] đã công bố những kết quả nghiên cứu về thực thi chính sách,

pháp luật ở địa phương và cơ sở Dựa trên khái niệm về thực thi chính sách công, các tác giả đưa ra các hình thức thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương, cơ sở; các bước tiến hành thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương, cơ sở; các yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa của việc tổ chức thực thi chính sách công Tuy vậy, nhóm công trình này chưa khái quát được thực tiễn thực hiện chính sách công của ngành trên phạm vi cả nước

Trang 25

Sách chuyên khảo “Chính sách công so sánh” do Hồ Việt Hạnh và

Kiều Quỳnh Anh đồng chủ biên [53] đã dành Chương 3 So sánh thực hiện chính sách công để phân tích làm rõ các nội dung về thực hiện chính sách công trong thể chế chính trị đa nguyên và thể chế chính trị nhất nguyên, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhóm thể chế chính trị Từ đó, các tác giả đã rút ra một số kinh nghiệm cho quá trình

thực hiện chính sách công ở Việt Nam hiện nay: Thứ nhất, cần nâng cao vai trò của cơ quan hành pháp trong thực thi chính sách công; Thứ hai, nâng cao

năng lực thực hiện chính sách công của đội ngũ CBCC tham gia thực hiện chính sách công

Một số Luận án tiến sỹ về chính sách công trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực ĐTBD, phát triển đội ngũ giảng viên như: Luận án

tiến sỹ của Nguyễn Thị Hoa (2018), “Chính sách phát triển giảng viên chính

trị ở Việt Nam hiện nay”; Luận án tiến sỹ của Quách Thị Minh Phượng

(2016), "Chính sách dịch vụ công trực tuyến ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ của Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chính sách phát triển bền vững

làng nghề từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”; Luận án tiến sỹ của Hoàng Vũ Linh

Chi (2020), “Chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp (Nghiên cứu

trường hợp thành phố Hà Nội)” đã phân tích về những vấn đề lý luận liên

quan đến chính sách công, có những giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách công trên các lĩnh vực đời sống, xã hội Một số giải pháp có tính tham khảo trong luận án của Nguyễn Thị Hoa về chính sách phát triển giảng viên, được nghiên cứu sinh nghiên cứu, kế thừa trong Luận án

Nguyễn Duy Nhiên (2019), “Nhận diện thực trạng và giải pháp đối với

các khâu của chu trình chính sách công ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn

Độ và Châu Á, [số 3, tr 50–55] cho rằng thực thi chính sách công là toàn bộ quá trình triển khai các hoạt động cụ thể trên cơ sở huy động, bố trí sắp xếp các nguồn lực thực hiện việc đưa chính sách vào thực tế theo trình tự, kế

Trang 26

hoạch xác định nhằm đạt được mục tiêu đặt ra Để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách công ở nước ta, 5 nhóm giải pháp thường được đề cập là: i) Đẩy mạnh, mở rộng, đổi mới hình thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách công đến tất cả các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội; ii) Chuẩn bị tối ưu các nguồn lực cho việc thực thi chính sách công, trong đó đặc biệt là nguồn lực con người với đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, thái độ và kỹ năng tác nghiệp chuyên nghiệp; iii) Tổ chức thực thi chính sách công một cách khoa học, hợp lý, gắn việc phân công trách nhiệm cụ thể với cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm việc thực hiện chính sách và ở các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân; iv) Cụ thể hóa chính sách công bằng những chương trình hành động, kế hoạch thực hiện, ban hành văn bản hướng dẫn, đồng thời linh hoạt và điều chỉnh việc thực thi chính sách công trên cơ sở tiếp thu ý kiến, phản biện xã hội và triển khai thực tiễn ở từng giai đoạn

Bài viết: “Năng lực thực hiện chính sách công - những vấn đề lý luận

và thực tiễn” của Văn Tất Thu [90] nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của thực

hiện chính sách, theo đó, thực hiện chính sách là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định Tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các bước trong chu trình chính sách thành một hệ thống Hoạch định được chính sách đúng, có chất lượng là rất quan trọng, nhưng thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn Có chính sách đúng nếu không được thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách (uy tín của nhà nước)

Bài viết: “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công ở Việt Nam” của

tác giả Nguyễn Trọng Bình [14] phân tích làm rõ các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi chính sách công Theo đó, có các yếu tố như tính

Trang 27

chất của vấn đề chính sách; tính đúng đắn và cụ thể của chính sách; nguồn lực thực thi chính sách; sự tương tác trao đổi và phối hợp giữa các cơ quan, cá nhân trong thực thi chính sách; sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách; phẩm chất, năng lực của những người thực thi chính sách; tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của cơ quan thực thi chính sách; môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Một số kiến nghị nổi bật trong bài viết về nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công như: nâng cao chất lượng chính sách; đảm bảo nguồn lực đủ mức cho thực thi chính sách; tăng cường sự phối hợp trong thực thi chính sách; nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ công chức thực thi chính sách

Bài viết “Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách công của cơ quan

hành pháp” của Lê Thị Thu (2017) [92] đã đề cập đến thực hiện chính sách

phát triển nhân lực khu vực công về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và chính sách thu hút NNL chất lượng cao trong hệ thống cơ quan hành pháp Tác giả khẳng định chất lượng đội ngũ có tác động đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách công và nêu lên thực trạng một bộ phận CBCC trình độ năng lực yếu dẫn đến hiểu sai chính sách; thái độ thực hiện chính sách thiếu khách quan, làm chính sách bị méo mó, không đúng với mục tiêu, mục đích của chính sách

1.2 Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dƣỡng công chức

1.2.1 Công trình nghiên cứu về lý luận đào tạo, bồi dưỡng công chức

Cuốn sách “ĐTBD phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công” của

Ngô Thành Can [25], đã làm rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu của ĐTBD trong khu vực công; xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, thực hiện Kế hoạch đào tạo, đánh giá đào tạo; phương pháp đào tạo và trang thiết bị đào tạo Công trình nghiên cứu là tài liệu tổng quát về những vấn đề cốt lõi trong ĐTBD nguồn nhân lực khu vực công, nhằm xây dựng, phát triển

Trang 28

đội ngũ CC chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, trung thành, tận tụy với công việc

Cuốn sách “ĐTBDCBCC ở nước ta Lý luận và thực tiễn” của Triệu

Văn Cường, Nguyễn Minh Phương [34] đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTBDCBCC ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế Cuốn sách lý giải tầm quan trọng của công tác ĐTBDCC, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động ĐTBDCC, chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác này như nội dung, chương trình ĐTBD, cơ chế, chính sách, việc tổ chức thực hiện ĐTBD và đề xuất giải pháp có tính định hướng lớn trong tương lai về thực hiện ĐTBD cho đối tượng công chức ở nước ta hiện nay

Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ) do Nguyễn Ngọc Vân làm chủ

nhiệm:“Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD

công chức” [102] đã chỉ rõ các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến chất

lượng công tác ĐTBDCC; làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng ĐTBD, đánh giá thực tiễn các kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD, và đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng ĐTBD

Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ): “Nghiên cứu các luận cứ khoa học

và giải pháp thực hiện phân công, phân cấp ĐTBD theo chức danh CBCC Nhà nước” do Nguyễn Ngọc Vân chủ nhiệm [100] chỉ ra các yếu tố ảnh

hưởng đến phân cấp ĐTBD theo chức danh CBCC Từ đó đưa ra các giải pháp để tổ chức thực hiện phân công, phân cấp ĐTBD đạt hiệu quả cao

Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ) “Cơ sở khoa học của việc ĐTBD

theo vị trí việc làm đối với công chức ngành Nội vụ” do Vũ Thanh Xuân chủ

nhiệm [104] hệ thống hóa những lý luận chung nội dung về ĐTBD đối với CC và ĐTBDCC theo vị trí việc làm Ngoài ra, tác giả nêu được kinh nghiệm ĐTBDCC của một số nước như: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Australia,

Trang 29

Đông Nam á và Trung Quốc Đây là ưu điểm mà NCS kế thừa khi so sánh thực hiện chính sách ĐTBD của Việt Nam với một số nước trên thế giới

Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ): “Cơ sở khoa học xây dựng chương

trình bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn ngành Nội vụ” do Đàm Bích Hiên

chủ nhiệm [56] đã phân tích, làm rõ sự cần thiết về lý luận và thực tiễn phải xây dựng chương trình bồi dưỡng riêng cho ngành Nội vụ, đồng thời phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình bồi dưỡng CC theo tiêu chuẩn của ngành Nội vụ

Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Nội vụ ) “Cơ sở khoa học xây dựng

chương trình ĐTBD theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnh đạo, quản lý” (2015) do Nguyễn Xuân Dung chủ nhiệm, đã hệ thống hóa cơ

sở lý luận xây dựng chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnh đạo, quản lý; khảo sát, đánh gia thực trạng ĐTBD công chức và đề xuất quan điểm, giải pháp xây dựng chương trình ĐTBD theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch và chức vụ lãnh đạo, quản lý

Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Nội vụ) “Bồi dưỡng theo chức danh chủ

tịch Ủy ban nhân dân các cấp” (2017) do Vũ Trọng Hách chủ nhiệm, đã đánh

giá thực trạng chương trình bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND các cấp, đề xuất khung chương trình và chính sách đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chức danh Chủ tịch UBND các cấp ở nước ta hiện nay

Bài viết: “ĐTBD các giá trị nhân văn công vụ cho CBCC” của Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Đồng Minh, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2014 đã nhấn mạnh: trong bối cảnh ngày nay sự giao lưu văn hóa đang diễn ra như một tất yếu trong một thế giới hội nhập mạnh mẽ thì công tác ĐTBD CBCC như là một bộ phận của hoạt động văn hóa - xã hội và kiến tạo tinh thần đang đứng trước những yêu cầu mới trong tiến trình phát triển Do đó, nhiệm vụ cơ bản của xã hội, của Nhà nước là làm sao để đội ngũ CBCC có những tri thức cơ bản, thấm nhuần các giá trị nhân văn và sẵn sàng tham gia hoạt động chính

Trang 30

trị - xã hội; các cơ sở ĐTBD cần hướng tới bồi bổ tâm hồn, giáo dục lòng nhân ái, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, bài học làm người cho người học

Nguyễn Minh Phương (2017), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC và

những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [77], đã đánh giá khái

quát tương đối toàn diện thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong những năm qua, từ đó xác định những vấn đề đặt ra về đổi mới chương trình, nội dung, phương thức ĐTBDCBCC đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Nguyễn Minh Phương (2019), “Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

CBCC ở nước ta hiện nay” [79], cho rằng, để nâng cao chất lượng và hiệu

quả hoạt động ĐTBD CBCC ở nước ta hiện nay, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới toàn diện và đồng bộ từ nhận thức, quy trình, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đến kiện toàn, tổ chức lại hệ thống cơ sở ĐTBD, phân cấp quản lý, xây dựng đội ngũ giảng viên, cơ chế quản lý kinh phí, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng CBCC

1.2.2 Công trình nghiên cứu về chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đề án nghiên cứu cấp ban (2015) “Đổi mới công tác quản lý đào tạo

cao cấp lý luận chính trị” Trần Hậu Thành (Ban Tổ chức Trung ương) chủ

nhiệm đã nghiên cứu lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐT cao cấp lý luận chính trị, đề xuất các quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo cao cấp lý luận chính trị đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của công tác đào tạo, công tác cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế

Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục (2016)“Quản lý hoạt động bồi

dưỡng cán bộ, công chức ở các cơ sở đào tạo của Bộ Nội vụ trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Tiến Đạo [41] đã đưa ra những nội dung về hoạt động

BD CBCC hiện nay và phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý hoạt động BD

Trang 31

CBCC trong các cơ sở ĐTBD của Bộ Nội vụ, từ đó đề xuất một số nội dung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở ĐT này Các đề xuất giải pháp trong đó có giải pháp về chính sách ĐTTBDCC như: về đánh giá CC sau khi được ĐTBD, đánh giá cơ sở ĐTBD để nâng cao chất lượng hoạt động; có chính sách kiểm tra đối với các cơ sở ĐTBD hàng năm, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các cơ sở ĐTBD

Lê Đình Lung (2020), “Đổi mới chính sách bồi dưỡng CBCC theo tinh

thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII)”, Tạp chí Quản lý nhà nước, đã nêu

rõ mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 là nâng cao chất lượng công tác ĐTBDCC, và tác giả đề xuất cần khẩn trương đổi mới căn bản chính sách, nội dung chương trình ĐTBDCC Một trong những chính sách được đề xuất là: cần bảo đảm quy hoạch trong ĐTBD; làm rõ trách nhiệm, quyền lợi của CC khi tham gia ĐTBD; mở rộng các cơ sở ĐTBD; tăng cường đầu tư nguồn lực cho các cơ sở ĐTBD

Dự án điều tra “Điều tra thực trạng ĐTBDCC trong các cơ quan hành

chính ở Việt Nam” (2022) do Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, Bộ Nội vụ

thực hiện đã phân tích một số chính sách hiện hành về ĐTBDCC hiện nay ở nước ta, trong đó nhấn mạnh về hiệu quả chính sách đã đạt được trên thực tế, thông qua số liệu minh chứng từ công tác điều tra xã hội học Tuy nhiên, hàm lượng nghiên cứu về chính sách ĐTBDCC không nhiều, chủ yếu là kết quả của chính sách đã được áp dụng trên thực tiễn tại các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành thực hiện từ giai đoạn 2017 - 2021

1.3 Các nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức

Cuốn sách: “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo

ISO & TQM”, của Trần Khánh Đức, Nxb Giáo dục, năm 2004 [45] đã nêu

Trang 32

tầm quan trọng của quản lý chất lượng đào tạo, đưa ra các chỉ số và chuẩn trong đào tạo, phương thức đánh giá, quản lý chất lượng, mô hình quản lý chất lượng cần phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế Việc quản lý và kiểm định chất lượng là một nội dung cần chú trọng trong ĐTBD để nâng cao hiệu quả của công tác ĐTBD

Đề tài khoa học cấp bộ (Bộ Nội vụ) “Các giải pháp nâng cao chất

lượng ĐTBDCBCC hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý công mới và hội nhập kinh tế quốc tế” do Lại Đức Vượng chủ nhiệm [103] luận giải các

yếu tố cấu thành chất lượng ĐTBDCBCC và cho rằng chất lượng ĐTBDCBCC hành chính liên quan đến rất nhiều yếu tố, chúng tác động tương trợ lẫn nhau như: khuôn khổ quản lý và nội dung đào tạo, tư cách giảng viên; môi trường học tập; hành vi của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo bồi dưỡng; tiêu chí đánh giá Chất lượng ĐTBDCBCC hành chính có thể được xác định bằng đánh giá kết quả công tác quản lý và công tác tổ chức ĐTBD

Đề án “Đánh giá chất lượng ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh

tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh từ 2006-2016 định hướng nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2030” (2017) do

Trương Thị Thông chủ nhiệm đã góp phần phân tích làm rõ yêu cầu, đặc điểm và những vấn đề đặt ra đối với công tác ĐTBD cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; xác định rõ các bất cập trong công tác ĐTBD lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và căn cứ khoa học nâng cao chất lượng ĐTBD lý luận chính trị ở Học viện

Luận án tiến sỹ lịch sử (2012), “Đảng lãnh đạo công tác ĐTBD đội

ngũ công chức từ năm 2001 đến năm 2010” của Lê Đình Lung [73] đã hệ

thống hoá sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ĐTBD đội ngũ CC, trong đó là những giải pháp để công tác ĐTBD đội ngũ CC đạt hiệu quả cao nhất

Trang 33

Bài viết: “ĐTBDCBCC phục vụ cải cách hành chính: Thách thức và định hướng” của Nguyễn Đăng Thành, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/2012, đã đánh giá những thách thức đặt ra và nêu định hướng đổi mới hoạt động ĐTBDCBCC của Học viện Hành chính quốc gia như: sự bất cập về thể chế, với hệ thống thể chế pháp lý cho việc triển khai công tác ĐTBD còn rất thiếu hụt, thiếu tính hệ thống và nhất quán; thách thức xuất phát từ bản thân nền hành chính Việt Nam; mâu thuẫn về nhu cầu rất lớn về số lượng trong ĐTBD với việc đảm bảo chất lượng, trong khi điều kiện vật chất, giảng viên, nguồn lực của Học viện còn thiếu hụt Tác giả đưa ra những định hướng đổi mới hoạt động ĐTBD tại Học viện nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bài viết: “Công tác ĐTBD CBCC từ góc nhìn thực tiễn”, của Nguyễn

Hữu Hải, Lê Thị Hương [53] đã tập trung phân tích thực trạng công tác ĐTBDCBCC giai đoạn trước năm 2008, nêu những điểm đã làm tốt và những mặt còn hạn chế trong công tác ĐTBDCBCC Qua đó nhóm tác giả đã đưa ra những giải pháp để công tác ĐTBDCBCC đạt hiệu quả cao hơn Tuy vậy, tại bài viết này tác giả chưa đề cập đến nội dung về đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam

Bài viết “Cải cách quy trình ĐTBD CBCC nhằm nâng cao năng lực

thực thi công vụ”, trên Tạp chí Tổ chức nhà nước, [105] tác giả Vũ Thanh

Xuân đã giới thiệu quy trình 4 bước ĐTBD trong đó nhấn mạnh đến việc xác định nhu cầu đào tạo như là khâu then chốt Việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo sẽ có kế hoạch thực hiện đúng đích cần hướng tới, khi đó mới thực sự mang lại hiệu quả trong công tác ĐTBD NCS kế thừa nội dung thực trạng công tác ĐTBDCBCC, tuy nhiên tác giả bài viết lại không nhắc đến thực trạng thực hiện chính sách ĐTBD CC ở Việt Nam

Bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chất

lượng giảng viên các cơ sở ĐTBDCBCC” của Đàm Bích Hiên và Đào Xuân

Thái [57] phân tích rất rõ thực trạng chất lượng giảng viên tại các cơ sở

Trang 34

ĐTBDCBCC, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng viên ở các cơ sở đào tạo trên Đây cũng là điểm NCS kế thừa khi phân tích thực trạng công tác ĐTBD CC

Bài viết “ĐTBD, công chức trong quá trình cải cách hành chính” của

Nguyễn Thị La [71] đã tổng kết, khái quát một số vấn đề ĐTBDCBCC trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước Bài viết của tác giả có nêu lên thực trạng của công tác ĐTBD và kiến nghị giải pháp để công tác ĐTBDCC đạt hiệu quả hơn trong quá trình cải cách hành chính

Công trình “Thực trạng ĐTBDCBCC ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn

Lan Hương [69] là một tài liệu cung cấp các thông tin liên quan đến thực trạng hoạt động ĐTBDCBCC với những số liệu dẫn chứng khá phong phú Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc nêu thực trạng công tác ĐTBDCC, chưa đề cập đến thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay

Bài viết “Đào tạo công chức nhà nước – kinh nghiệm Cộng hòa

Pháp” của Nguyễn Văn Sáu [85] nêu lên kinh nghiệm đào tạo CC từ Cộng

hòa Pháp Đây là tài liệu tham khảo bổ ích trong việc học hỏi những kinh nghiệm của Pháp đối với công tác ĐTBDCC cho đất nước

Bài viết “Hoàn thiện quy phạm pháp luật về ĐTBDCBCCVC” của

Nguyễn Minh Phương, Trần Thị Hạnh, [81] đã chỉ ra một số bất cập và hướng hoàn thiện đối với các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt ĐTBD CBCCVC Đây là một ưu điểm NCS kế thừa, học hỏi trong việc đưa ra giải pháp hoàn thiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay

Bài viết “Tiếp tục đổi mới ĐTBDCBCCVC đáp ứng yêu cầu cải cách

hành chính nhà nước” của Nguyễn Minh Phương [76] đã phân tích làm rõ

việc đổi mới trong công tác ĐTBDCC trong bối cảnh mới nhằm nâng cao hiệu quả bộ máy hành chính Tác giả đưa ra những giải pháp để đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay NCS kế thừa nội dung

này khi xây dựng giải pháp thực hiện chính sách ĐTBDCC

Trang 35

1.4 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài về đào tạo, bồi dưỡng

1.4.1 Các nghiên cứu về chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Cuốn sách “Comparison of the Japanese and Vietnamese Civil

Service Systems and Training of Civil Servants: Experiences and Lessons ”

(So sánh hệ thống công vụ và chương trình đào tạo công chức của Nhật Bản và Việt Nam: kinh nghiệm và bài học), (2005), Institute of Developing Economies, Japan External Trade Organization [3,NN] Nội dung cuốn sách có phần so sánh về đào tạo công chức ở Nhật Bản và so sánh với đào tạo công chức ở Việt Nam Từ đó NCS có thêm hiểu biết về ĐTBD tại Nhật Bản để rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp có thể áp dụng vào Việt Nam

Cuốn sách: “Civil Service Training and Development: Assessing the

Role and Significance of Higher Civil Service Training in Less Developed Countries”, 1990 (Đào tạo và phát triển đội ngũ công chức: đánh giá vai trò

và đặc điểm nổi bật của chương trình đào tạo công chức cấp cao ở các nước kém phát triển), Administrative Development Agency [4,NN] Trong cuốn sách, tác giả ngoài việc đưa ra lý luận về đào tạo công chức nói chung, còn đưa ra những đặc điểm nổi bật chương trình đào tạo công chức cấp cao ở các nước kém phát triển Một trong những việc giúp nâng cao hiệu quả ĐTBD công chức chính là xây dựng chương trình ĐTBD một cách hợp lý, từ đó mới mang lại hiệu quả cho việc thực hiện chính sách ĐTBD công chức

Cuốn sách: “公务员培训新方法” (Phương pháp mới đào tạo công chức), tác giả Liu Jia Lin, Nxb Nhân sự, 2005 [2,NN] đã nêu lên quan điểm của tác giả về những phương pháp mới trong đào tạo CC như phương pháp đào tạo công chức thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn; phương pháp đào tạo kỹ năng cho công chức Đó cũng là một trong những ý nghĩa quan trọng khi tìm những phương pháp mới, linh hoạt, giúp cho đội ngũ công chức có thêm các kỹ năng mềm trong xử lý tình huống thực tế, nâng cao kiến thức khi được tiếp cận với tri thức mới

Trang 36

1.4.2 Các nghiên cứu về thực tiễn thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Cuốn sách: “Training and Development in the Hong Kong Civil

Service: A Case Study of the Executive Officer Grade” 2017, (Đào tạo và phát

triển công chức của Hồng Kông: nghiên cứu trường hợp của bậc đào tạo công chức điều hành), Chun-Cheong Patrick Kam, BiblioBazaar [5, NN] Tác giả cuốn sách trình bày rất rõ ràng về công tác đào tạo CC tại Hồng Kong và chính sách đào tạo dành cho CC, nghiên cứu trường hợp công chức điều hành lãnh đạo Tác giả có gợi ý một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo CC mà không đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo CC

Cuốn sách “公共政策案例分析” (Phân tích tình huống thực hiện chính

sách công) của Chen Shixiang do Nxb Đại học Vũ Hán xuất bản năm 2011

[1,NN] đã phân tích một số tình huống thực hiện chính sách công cụ thể, là những chính sách công của Trung Quốc từ sau những năm 1990 để minh chứng cho những lý luận về quy trình chính sách công Cuốn sách là sự kết hợp của sự hiểu biết lý thuyết với ứng dụng thực tế, giúp Nghiên cứu sinh hiểu một cách hiệu quả, phát triển kỹ năng liên quan đến thực hiện chính sách công

Cuốn sách: “Civil Service Training in India”, 2011, (Đào tạo công chức

ở Ấn Độ), Rakesh Hooja, K K Parnami, Rawat Publications [6,NN] đã phân tích chi tiết về toàn bộ công tác ĐT công chức ở Ấn Độ, từ việc đánh giá nhu cầu, dự đoán nhu cầu, tổ chức thực hiện và đánh giá sau khi thực hiện tác giả đưa ra những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế; Đề cập một số giải pháp để công tác đào tạo công chức Ấn Độ đạt hiệu quả cao hơn

Cuốn sách “Đào tạo nguồn nhân lực - làm sao “đừng để ném tiền qua

cửa sổ” của Business Edge [7, NN] - Một bộ phận của chương trình phát triển

kinh tế tư nhân MPDF, Nxb Trẻ, 2004 gồm các nội dung Phần A trình bày những tìm hiểu về đào tạo như: đào tạo là gì, đào tạo hiệu quả, lợi ích của việc đào tạo, những hình thức thay thế cho đào tạo, chu trình đào tạo Phần B trình

Trang 37

bày về việc xác định nhu cầu đào tạo, trong đó trình bày chi tiết các phương pháp sử dụng trong đánh giá nhu cầu Phần C bàn về việc lên kế hoạch và chuẩn bị Đây là một cuốn sách hữu ích nhằm trang bị những kiến thức về đào tạo, phát triển nhân sự để có thể triển khai hiệu quả trong tổ chức

Tài liệu “Training Civil Servants for Internationalisation”, SIGMA

Papers, No 3, OECD Publishing của OECD [8, NN] đề cập tới các khía cạnh của hoạt động ĐTBD công chức tại các nước mới gia nhập EU (Áo, Phần Lan, Thụy Sỹ) trước những nhu cầu mới xuất hiện trong bối cảnh quốc tế hóa trong đó có: bồi dưỡng tổng quát; bồi dưỡng ngoại ngữ; bồi dưỡng kỹ năng đàm phán; bồi dưỡng những lĩnh vực thiết yếu; các phương pháp bồi dưỡng Tài liệu cũng đề cập tới các chiến lược ĐTBD cho những nước này, bao gồm: thiết kế chương trình; xác định các ưu tiên; thực hiện ĐTBD; đánh giá và các hoạt động khác Tài liệu cũng trình bày thực tiễn hoạt động ĐTBD công chức tại một số nước EU gồm: Áo, Phần Lan, Hungary, Latvia cùng những bài học rút ra từ kinh nghiệm của những nước này

S Chiavo-Campo và P.S.A Sundaram - Ngân hàng Phát triển Châu Á:

“Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh”, Nxb chính trị quốc gia, 2003 [9, NN], HN đã dành Chương 12 Đầu tư

phát triển nhân sự cho chính phủ để phân tích tầm quan trọng của chính sách đào tạo cấp quốc gia và các yếu tố trong chính sách đào tạo của các nước như: Nhu cầu đào tạo, cung cấp đào tạo và đánh giá đào tạo; các cơ sở đào tạo; yếu tố quốc tế trong đào tạo Từ kinh nghiệm thực tiễn, các tác giả cho rằng “Chính sách đào tạo cấp quốc gia có tính hệ thống sẽ phải đặt ra các hướng dẫn về việc lập kế hoạch, chỉ đạo và giám sát đào tạo; đề ra các biện pháp bổ sung để đạt được kết quả đào tạo; đánh giá và giới hạn nguồn lực tài chính có được; đề ra các mục tiêu đào tạo cho các ngành khác nhau và cho chính quyền các cấp”

Trang 38

1.5 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.5.1 Về các kết quả nghiên cứu luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển

Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu bao gồm như: sách, đề tài khoa học, luận án, bài viết cả trong nước và nước ngoài có liên quan đến thực hiện chính sách ĐTBDCC, Nghiên cứu sinh có một số nhận xét như sau:

Về lý luận, các công trình nghiên cứu về chính sách công, chính sách

ĐTBD, đã đưa ra hệ thống lý luận chung về khái niệm, ý nghĩa tổ chức thực hiện chính sách công, yêu cầu tổ chức thực hiện chính sách công, các phương pháp tổ chức thực hiện chính sách công, các bước tổ chức thực hiện chính sách công; các khái niệm về công vụ, công chức, khái niệm ĐTBD, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác ĐTBD Nội dung này sẽ được NCS kế thừa trong luận án

Về thực trạng, thông qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu về thực

hiện chính sách ĐTBDCC cho thấy: các công trình nghiên cứu về thực trạng

công tác ĐTBDCC ở Việt Nam qua các giai đoạn chủ yếu tiếp cận và nghiên cứu về công tác ĐTBD, các loại hình ĐTBDCC Một số kết quả về thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ công chức được ĐTBD qua các năm; thực trạng chất lượng đội ngũ công chức thông qua số liệu về trình độ đào tạo; chất lượng công chức phân chia theo ngạch; Nghiên cứu sinh đã có kế thừa trong luận án khi phân tích thực trạng ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, hiện có rất ít công trình nghiên cứu phân tích về thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay, những ưu điểm, tồn tại cần khắc phục Nhất là trong bối cảnh có nhiều biến động về kinh tế, xã hội, tác động lớn đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần cải cách tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và nguồn nhân lực của nền hành chính cần có chính sách, chiến lược ĐTBD bài bản, lâu dài Do dó, việc thực hiện chính sách ĐTBDCC cần có nghiên cứu chuyên sâu, đề xuất giải pháp phù hợp Chính vì vậy, NCS sẽ tiến hành phân tích các vấn đề nêu trên

Trang 39

để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách ĐTBD, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CC, đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển, chuyển đổi số hiện nay

Về giải pháp, qua nghiên cứu cho thấy, về các giải pháp bảo đảm thực hiện

chính sách ĐTBDCC, các tác giả có phân tích những giải pháp bảo đảm công tác

ĐTBDCCvà so sánh với một số nước trên thế giới Tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào đề cập đến những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC Chính vì vậy, nhiệm vụ của NCS trong luận án này là trên cơ sở hệ thống lý luận về ĐTBDCC, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam thời gian qua, từ đó đề ra những giải pháp để thực hiện chính sách ĐTBDCC đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn tới

1.5.2 Về những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Về lý luận cần giải quyết trong Luận án

Cần làm rõ khái niệm Chính sách ĐTBDCC? Phân biệt giữa chính sách ĐTBD nói chung và chính sách ĐTBDCC, thực hiện chính sách ĐTBDCC? Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách ĐTBDCC Các bước thực hiện chính sách ĐTBDCC? Nội dung các bước thực hiện chính sách ĐTBDCC? Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD; Phương pháp thực hiện chính sách ĐTBDCC; Chủ thể tham gia thực hiện chính sách ĐTBD CC

Về thực trạng cần tiếp tục làm rõ trong Luận án

Các công trình nghiên cứu mới chỉ đưa ra được thực trạng chất lượng công chức, thực trạng công tác ĐTBDCC mà chưa đề cập đến thực trạng chính sách ĐTBD và thực trạng thực hiện chính sách ĐTBD ở Việt Nam, thực trạng các chủ thể tham gia thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam, kết quả thực hiện chính sách ĐTBDCC cũng như đánh giá những ưu điểm và hạn chế khi thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam Do đó, các vấn đề như: thực trạng về các bước tổ chức thực hiện chính sách ĐTBDCC; thực trạng về việc bảo đảm các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách

Trang 40

ĐTBDCC; thực trạng về các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC và những kết quả, hạn chế, nguyên nhân trong thực thiện chính sách ĐTBDCC cần được làm rõ tại Luận án

Về giải pháp nâng cao thực hiện chính sách ĐTBDCC trong Luận án

Các bài viết, công trình nghiên cứu chưa đưa ra được các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao thực hiện chính sách ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài cho thấy, nếu đặt vấn đề công tác ĐTBDCC ở Việt Nam hiện nay một cách riêng rẽ thì đã có nhiều công trình nghiên cứu một cách tương đối sâu sắc, mặc dù có thể chưa đầy đủ Một số vấn đề được giải quyết như tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác ĐTBDCC ở Việt Nam, thống kê về tình hình DDTBDCC qua các năm, một số vấn đề cần đổi mới trong phương pháp DDTBDCC Tuy nhiên, về nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ĐTBDCC hiện nay và xâu chuỗi tất cả các vấn đề nêu trên trong một luận án tiến sỹ chính sách công, có thể thấy rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về

mặt lý luận và thực tiễn vấn đề: “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng

công chức ở Việt Nam hiện nay” Đó là lý do tác giả chọn vấn đề nêu trên làm

đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành chính sách công với hy vọng đóng góp một phần công sức vào việc nghiên cứu những khía cạnh còn là “khoảng trống” này

Ngày đăng: 17/09/2024, 13:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Sách chuyên khảo, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công
Tác giả: Ngô Thành Can
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2014
26. Ngô Thành Can (2002), Những giải pháp ĐBDCC hành chính trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến sĩ Giáo dục học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp ĐBDCC hành chính trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Ngô Thành Can
Năm: 2002
27. Ngô Thành Can (2008), “Nâng cao hiệu quả ĐTBDCBCC”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả ĐTBDCBCC
Tác giả: Ngô Thành Can
Năm: 2008
28. Bùi Thị Cần (2019),“Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam”. Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam”
Tác giả: Bùi Thị Cần
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
Năm: 2019
29. Hoàng Vũ Linh Chi (2020), “ Chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp”, Luận án tiến sĩ Chính sách công Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Chính sách nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp”
Tác giả: Hoàng Vũ Linh Chi
Năm: 2020
30. Nguyễn Đức Chính (2022), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2022
31. Triệu Văn Cường (2016), “Xây dựng kịch bản chính sách”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kịch bản chính sách
Tác giả: Triệu Văn Cường
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2016
32. Triệu Văn Cường (2016), “Hoạch định chính sách công”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoạch định chính sách công”
Tác giả: Triệu Văn Cường
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
Năm: 2016
33. Triệu Văn Cường; Nguyễn Minh Phương (2018) “Đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTBDCBCC ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế”, NXB Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTBDCBCC ở Việt Nam trong hội nhập quốc tế”
Nhà XB: NXB Hồng Đức
34. Triệu Văn Cường và Nguyễn Minh Phương (2018) “ĐTBDCBCC ở nước ta. Lý luận và thực tiễn”, NXB Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ĐTBDCBCC ở nước ta. Lý luận và thực tiễn”
Nhà XB: NXB Hồng Đức
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2021
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2021
40. Nguyễn Tiến Đạo (2016),“Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các cơ sở đào tạo của Bộ Nội vụ trong giai đoạn hiện nay”, Luận án tiến sỹ khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2016),“Quản lý hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các cơ sở đào tạo của Bộ Nội vụ trong giai đoạn hiện nay”
Tác giả: Nguyễn Tiến Đạo
Năm: 2016
41. Nguyễn Trọng Điều chủ biên (2007),“Hoàn thiện chế độ công vụ Việt Nam”, NXB. Chính trị Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2007),“Hoàn thiện chế độ công vụ Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Trọng Điều chủ biên
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
42. Nguyễn Trọng Điều (2008), Khoa học chính sách công, chu kỳ chính sách và các công cụ dưới chính sách, Sách chuyên khảo, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học chính sách công, chu kỳ chính sách và các công cụ dưới chính sách
Tác giả: Nguyễn Trọng Điều
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2008
43. Nguyễn Trọng Điều (2001), “Nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức nhà nước”, Tạp chí Cộng sản số 16 (8 - 2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao chất lượng ĐTBD cán bộ, công chức nhà nước”
Tác giả: Nguyễn Trọng Điều
Năm: 2001
44. Nguyễn Minh Đoan (2021), Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, T3/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Đoan
Năm: 2021
45. Trần Khánh Đức (2004), sách “Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM”, Nxb Giáo dục, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO & TQM”
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
46. Lê Văn Gấm, Nguyễn Thị Ánh Mây (2021), “Thực hiện chính sách công, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Sách chuyên khảo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thực hiện chính sách công, những vấn đề lý luận và thực tiễn”
Tác giả: Lê Văn Gấm, Nguyễn Thị Ánh Mây
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2021
47. Đỗ Phú Hải (2012), Quy trình chính sách công tại Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài cấp cơ sở Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình chính sách công tại Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ Phú Hải
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w