THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH SƠN LA NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
TỔNG QUAN
Tầm quan trọng của đo lường thái độ an toàn người bệnh
Theo ước tính, mỗi năm ở Hoa Kỳ, lên đến một triệu người bị thương và98.000 chết như là kết quả của sai sót y khoa Theo thống kê của WHO khu vực liên minh châu Âu năm 2014 trong vấn đề an toàn của người bệnh cho biết 23% công dân Liên minh châu Âu tuyên bố đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lỗi y tế, 18% đã từng bị một lỗi nghiêm trọng tại một bệnh viện và 11% đã bị nhầm lẫn thuốc Bằng chứng về sai sót y khoa cho thấy rằng 50% đến 70,2% các tác hại như vậy có thể được phòng ngừa thông qua phương pháp tiếp cận toàn diện có hệ thống nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh Việc có một thái độ thúc đẩy an toàn trong tổ chức là một tiền thân quan trọng và cần thiết để cải thiện các thiếu sót về an toàn bệnh nhân Theo nghiên cứu của Bryan Sexton, một cựu giảng viên tại Johns Hopkins University School of Medicine đã cho thấy một mối tương quan tích cực giữa thái độ an toàn cao với vấn đề cải thiện kết quả lâm sàng, bao gồm: Giảm thời gian lưu trú, lỗi dùng thuốc ít hơn, giảm tỉ lệ viêm phổi liên quan máy thở, giảm tỉ lệ bệnh nhiễm trùng máu, tinh thần nhân viên cao hơn… Các bệnh viện, cơ sở y tế cần phải phát triển một môi trường có thái độ an toàn tích cực, tập trung vào việc cải thiện độ tin cậy và an toàn của việc chăm sóc cho bệnh nhân Mục tiêu cuối cùng của phát triển thái độ an toàn chính là nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện
Tại Việt Nam, nhằm giảm quá tải bệnh viện, giảm thiểu tối đa những sai sót trong y khoa, cung cấp cho người dân các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, góp phân nâng cao chất lượng cuộc sống con người là mục tiêu quan trọng trong lĩnh vực phát triển y tế tại Việt Nam, việc nâng cao chất lượng bệnh viên đang được chú trọng Năm 2013, Bộ Y tế đưa ra thông tư số 19/2013/TT-BYT về việc “Hướng dẫn quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện” nêu rõ nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm trong tổ chức thực hiện quản lý chất lượng Theo Quyết định số 4858/QĐ-BYT Bộ y tế đã ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam” , bộ tiêu chí được chia làm 5 phần :hướng tới người bệnh, phát triển nguồn nhân lực, hoạt động chuyên môn, cải tiến chất lượng, tiêu chí đặc thù chuyên khoa Bộ tiêu chí được thực hiện dựa trên tình trạng thực tế của các bệnh viện Việt Nam, lấy người bệnh làm trung tâm, đảm bảo quyền và lợi ích cho người bệnh và dựa theo các tiêu chí để phân loại 5 mức đánh giá Bộ tiêu chí đã được thử nghiệm và sửa đổi một số tiêu chí phù hợp hơn vào năm 2015 Trong 83 tiêu chí này nhằm hướng tới an toàn người bệnh, cải thiện trong môi trường bệnh viện, giúp cho người bệnh được sử dụng dịch vụ y tế hiệu quả nhất Bộ tiêu chí có rất nhiều điểm tương đồng với tiêu chuẩn của JCI trong mục tiêu đảm bảo an toàn người bệnh Trong đó có các tiêu chí hướng tới nội dung an toàn người bệnh như: C4-phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, C6.4- phòng ngừa nguy cơ, diễn biến xấu cho bệnh nhân, C6.5- phòng ngừa nguy cơ trượt té ngã hoạt động điều dưỡng và chăm sóc bệnh nhân, D2.5- xây dựng hệ thống báo cáo sai sót,”… Đặc biệt, năm 2014, Bộ Y tế đã đưa ra tài liệu đào tạo về An toàn người bệnh, trong đó đưa ra 6 giải pháp nhằm đảm bảo an toàn người bệnh Giải pháp xây dựng văn hóa không giấu diếm sự thật, chủ động đánh giá rủi ro, rà soát thông tin từ các báo cáo chính thức và không chính thức Thực hiện những đổi mới về văn hóa kiểm tra đánh giá
Vì vậy, trong vấn đề quản lý chất lượng bệnh viện hiện nay, an toàn người bệnh là một vấn đề ngày càng được quan tâm nên việc nghiên cứu bằng cách đo lường thái độ của nhân viên y tế về an toàn người bệnh tại bệnh viện là rất cần thiết Để tìm hiểu xem nền thái độ an toàn người bệnh của một bệnh viện hiện nay ra sao? Điều gì tốt, điều gì chưa được, cần phải khắc phục? Các tổ chức, cơ sở y tế cần có thái độ an toàn tích cực và thúc đẩy thái độ an toàn một cách thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện.
Một số phương pháp và công cụ đo lường
Hiện nay, thế giới có nhiều công cụ đánh giá thái độ an toàn, bao gồm Khung đánh giá an toàn người bệnh của Manchester, Điều tra môi trường an toàn, Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện và Câu hỏi thái độ an toàn Ngoài ra còn có một số công cụ khác như Điều tra văn hóa an toàn và Câu hỏi văn hóa an toàn.
1.3.1.Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện
Cơ quan nghiên cứu chất lượng y tế của Mỹ đã tài trợ và phát triển công cụ đánh giá văn hóa an toàn người bệnh trong các bệnh viện, y tế tại nhà và y tế tư nhân Công cụ chính được sử dụng cho đến nay là “Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện” (Hospital Survey on Patient Safety Culture) Cuộc khảo sát đặt trọng tâm về vấn đề an toàn bệnh nhân và về lỗi và sự kiện báo cáo, gồm 12 mục và 42 tiểu mục Cuộc khảo sát đo bảy khía cạnh đơn vị cấp của văn hóa an toàn Điểm mạnh của bộ công cụ này là có thể đánh giá được văn hóa an toàn của cán bộ y tế, theo dõi những thay đổi theo thời gian và đánh giá tác động của các biện pháp can thiệp an toàn bệnh nhân với mức độ tin cậy cao Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng không phải tất cả các tiểu mục trong bộ công cụ đều có giá trị và độ tin cậy cao Đối với từng khảo sát với mục đích phân tích khác nhau và mức độ, cá nhân, đơn vị hay tổ chức thì cần xem xét độ tin cậy Cronback alpha.
1.3.2.Khung đánh giá an toàn người bệnh
Khung Đánh giá An toàn Bệnh nhân Manchester là một công cụ giúp các cơ sở y tế đánh giá sự phát triển của họ hướng tới một nền văn hóa an toàn Khung đánh giá được xây dựng dựa trên lý thuyết và định nghĩa về an toàn bệnh nhân theo 10 khía cạnh, bao gồm: cải tiến liên tục, ưu tiên an toàn, lỗi hệ thống và trách nhiệm cá nhân, ghi nhớ thông tin, đánh giá sự cố, tiếp thu và thay đổi, giao tiếp, quản lý nhân sự, đào tạo nhân viên và làm việc nhóm Mặc dù có nhiều ưu điểm, như được sử dụng trong các nghiên cứu về chăm sóc chính, sức khỏe tâm thần và dịch vụ cấp cứu, nhưng công cụ này chủ yếu vẫn được áp dụng ở Anh và một số vùng của Bắc Mỹ.
1.3.3 Câu hỏi thái độ an toàn (SAQ)
Câu hỏi về thái độ an toàn SAQ (Safety Attitude Questionnarie) được bắt nguồn từ câu hỏi thái độ an toàn trong ngành hàng không, đó là một cuộc khảo sát các yếu tố liên quan đến con người để đo lường văn hóa an toàn trong các ngành hàng không thương mại.SAQ được phát triển tại Đại học Teaxas của Mỹ và được cơ nghiên cứu chất lượng của Mỹ thúc đẩy phát triển, nó tập trung vào thái độ môi trường an toàn của các cơ quan, tổ chức hay đơn vị y tế mô tả 6 lĩnh vực theo thang điểm Likert (môi trường an toàn, môi trường làm việc nhóm, áp lực tâm lý, nhận thức của các nhà quản lý, điều kiện làm việc, sự hài lòng về công việc).
Công cụ này đã được sử dụng trong các đươn vị chăm sóc đặc biệt, điều trị nội trú, dịch vụ y tế khẩn cấp, phòng khám, điều dưỡng tại nhà, các nhà dưỡng lão và nhiều cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe khác Đây là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng để đo lường môi trường căn hóa an toàn người bệnh Nó còn có thể sử dụng để so sánh thái độ giữa các nhóm nhân viên khác nhau trong chăm sóc sức khỏe Một điểm mạnh khác nữa là nó tương đối ngắn và có thể nhanh chóng hoàn thành bộ công câu hỏi, có thể theo dõi sự thay đổi theo thời gian bằng cách lặp lại khảo sát SAQ được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, ngoài ra còn được thực hiện ở Đức, Thụy Điển, Na Uy, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới.Tuy nhiên, mặc dù được sử dụng rộng rãi tại Mỹ nhưng ở Anh lại có rất ít nghiên cứu sử dụng SAQ
1.3.4 Tổng quan chung về sử dụng một số bộ công cụ nghiên cứu về an toàn người bệnh
Mỗi một tổ chức khi thực hiện khảo sát cần quan tâm đích của cuộc khảo sát, mỗi loại công cụ đều có ưu nhược điểm khác nhau do vậy tùy vào bối cảnh,mục đích nghiên cứu mà lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp Không có câu trả lời cho câu hỏi “công cụ nào là hiệu quả nhất để đánh giá văn hóa an toàn trong các tổ chức y tế” Nhưng theo một số tài liệu đã đưa ra tổng quan so sánh về các công cụ giúp cho các nhà nghiên cứu lựa chọn:
Hình 1.1: Tổng quan về một số công cụ đo lường
So với các công cụ khác, SAQ và HSOPS có phạm vi phủ sóng và độ dễ sử dụng cao hơn Tuy nhiên, mặc dù có phạm vi phủ sóng rộng tương đương nhau, nhưng HSOPS vẫn khó sử dụng hơn so với SAQ.
Khi so sánh giữa SAQ và HSOPS Tiến sĩ Jason M Etchegaray của ĐạiHọc Y Khoa Texas - Nơi đã phát triển bộ công cụ này đã đưa ra kết quả rằng độ tin cậy của cả hai công cụ đều giống nhau, khi xét mối tương quan ở cấp độ cá nhân cho r= 0,41- 0,65 cho các mục ở HSOPS và r= 0,22-0,72 ở các mục củaSAQ Hơn thế nữa theo một nghiên cứu trên tạp chí Journal Patient Safety, cả 2 nghiên cứu này đều cho biết HSOPS có mục “Staffing” - “Nhân viên” có giá trị tin cậy thấp Và theo như một số nghiên cứu cho thấy phiên bản SAQ gồm 30 tiểu mục có độ tin cậy chung cho cả bộ câu hỏi rất cao với Cronback alpha là0,9; khi thử nghiệm tại các nước khác như Na uy, Đức, Đan Mạch, Italia cũng độ tin cậy cũng cao Do vậy, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi SAQ - Thái độ an toànphiên bản gồm 6 mục lớn và 30 tiểu mục để đánh giá thái độ an toàn tại địa điểm nghiên cứu (cụ thể sẽ được trình bày trong chương 2 về đối tượng và phương pháp nghiên cứu).
Một số nghiên cứu về thái độ an toàn người bệnh
Một nghiên cứu sử dụng SAQ với phiến bản tiếng Đức của sử dụng tại 2 bệnh viện tại Thụy Sĩ của Zimmermann và các cộng sự vào năm 2009 với cỡ mẫu là của 406 điều dưỡng và bác sĩ tại các nội khoa và ngoại khoa Kết quả thấy có 319 phiếu khảo sát đã được hoàn thành tương ứng với tỷ lệ trả lời là78,6% cụ thể có 273 trong tổng số 323 điều dưỡng (84%) và 46 của 83 bác sĩ
(55%) hoàn thành khảo sát SAQ phiên bản tiếng Đức cho thấy giá tri tin cậy đạt mức cao (Cronbach alpha = 0,65-0,83) Giá trị trung bình cho từng tiểu mục trong mục môi trường làm việc nhóm từ 3,65- 4,04; mục môi trường an toàn từ 3,73 - 4,42, sự hài lòng công việc 3,62- 4,61; mục áp lực công việc 2,88 - 3,62; công tác quản lý bệnh viện 3,3- 3,9 về điều kiện làm việc từ 2,80- 3,45 Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ giữa khoa phòng (p = 0,544), giữa 2 bệnh viện (p = 0,827), ngành đào tạo (p = 0,983) Khi phân tích tương quan cho thấy tương quan mạnh giữa tổng số điểm trung bình chung về văn hóa an toàn với các yếu tố (môi trường làm việc theo nhóm: r = 0,579, môi trường an toàn: r = 0,619; hài lòng công việc: r = 0,575; áp lực công việc: r = 0,017; công tác quản lý: r = 0,591; điều kiện làm việc: r = 0,554).
Nghiên cứu sử dụng phiên bản mẫu ngắn năm 2006 của bảng câu hỏi thái độ an toàn (SAQ) tại hai bệnh viện ở Veneto (Đông Bắc Ý) cho thấy tỷ lệ đáp ứng 60% Chỉ số Cronbach Alpha của bảng câu hỏi là 0,85, cao nhất là sự hài lòng công việc (0,83) và thấp nhất là điều kiện làm việc (0,7) Môi trường làm việc nhóm, môi trường an toàn, điều kiện công việc giữa các nhóm chuyên môn như bác sĩ và điều dưỡng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,0001), nhưng không có sự khác biệt thống kê ở các khoa/phòng Tương quan Pearson cao nhất ở môi trường an toàn (r = 0,58) và sự hài lòng công việc (r = 0,83), thấp nhất là ở điều kiện làm việc (r = 0,47) và môi trường làm việc nhóm (r = 0,51), tất cả đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tác giả Lee WC và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu văn hóa an toàn khảo sát tại Đài Loan- Trung Quốc tiến hành năm 2008 bằng cách sử dụng bảng câu hỏi về thái độ an toàn SAQ-C trên đối tượng là nhân viên ý tế tại bệnh viện theo 5 mục Kết quả cho thấy có 45.242 phiếu hợp lệ đã được trả từ 200 bệnh viện với một tỷ lệ đáp ứng trung bình của 69,4% Cronbach Alpha là 0,792 cho môi trường làm việc theo nhóm, 0,816 cho môi trường an toàn, 0,912 cho sự hài lòng công việc, 0,874 cho nhận thức trong công tác quản lý, và 0,785 cho điều kiện làm việc Tỷ lệ nhân viên y tế bệnh viện giữ thái độ tích cực là 48,9% đối với môi trường làm việc theo nhóm, 45,2% đối với nhận thức trong công tác quản lý, 42,1% cho sự hài lòng công việc, 37,2% đối với môi trường an toàn, và 31,8% đối với các điều kiện làm việc Có sự khác biệt lớn trong khoảng điểm SAQ-C trong mỗi nhóm giữa các bệnh viện So với những người không có thái độ tích cực, nhân viên y tế có thái độ tích cực để thì có thường cảm thấy có hợp tác tốt với đồng nghiệp, và các bệnh viện của họ có nhiều khả năng có thể khuyến khích báo cáo các sự cố y khoa và ưu tiên các chương trình đào tạo an toàn (Kiểm định chi-square, p