ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH SƠN LA NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 22 - 28)

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là nhân viên y tế hiện đang làm việc trong Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La trong thời gian nghiên cứu.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng.

Tiêu chuẩn lựa chọn.

- Các nhân viên y tế thuộc khu vực lâm sàng, cận lâm sàng, dược tại Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La.

- Đối tượng là những nhân viên y tế hiện đang có mặt và làm việc tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ.

- Loại trừ các đối tượng là nhân viên bệnh viện tại các phòng ban như:

Phòng Tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp - Điều dưỡng.

- Loại trừ các đối tượng là nhân viên bệnh viện nhưng không có mặt trong thời gian nghiên cứu vì các lý do khác nhau như: công tác, nghỉ phép.

- Các đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Thời gian:

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2022 – 9/2022.

Thời gian thu thập thông tin: từ tháng 6/2022 – 9/2022.

2.3. Địa điểm:

Địa điểm: Bệnh viện Phổi, tỉnh Sơn La.

Địa chỉ: Tiểu khu 17 - Thị trấn Hát Lót - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La.

2.4. Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1.Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4.2.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:

2.4.2.1.Cỡ mẫu: Toàn bộ

2.4.2.2. Cách chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu không sắc xuất: Chọn mẫu toàn bộ cán bộ y tế đủ tiêu chuẩn có mặt trong thời gian nghiên cứu, ước tính 50/89 nhân viên y tế.

2.5. Biến số, chỉ số.

Bảng 2.1: Biến số/chỉ số về thông tin, đặc điểm chung về ĐTNC.

STT Tên biến số/chỉ số Định nghĩa/cách tính PP thu thập 1 Tuổi Tuổi tính theo tuổi dương lịch BCH tự điền

2 Giới Giới tính của ĐTNC (Nam/nữ) BCH tự điền

3 Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân hiện tại của

bản thân

BCH tự điền

4 Chuyên môn đào tạo chính

Chuyên môn được đào tạo chính BCH tự điền

5 Bằng cấp cao nhất Bằng cấp cao nhất hiện đang có BCH tự điền

6 Số năm công tác trong ngành Y

Tổng số năm công tác và làm việc trong ngành Y.

BCH tự điền

7 Số năm công tác trong bệnh viện

Tổng số năm công tác tại bệnh viện

BCH tự điền

8 Vị trí công tác hiện tại

Vị trí chính hiện đang làm việc tại bệnh viện

BCH tự điền

9 Phạm vi hoạt động chuyên môn

Khoa/phòng chuyên môn hiện đang công tác

BCH tự điền

Bảng 2.2: Biến số/chỉ số cho mục tiêu 1 “Mô tả thái độ của NVYT về an

toàn người bệnh tại Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La năm 2022”.

STT Nhóm

biến số Tên biến số/chỉ số Định nghĩa/cách

tính

PP thu thập

1 Môi trường làm việc nhóm

Tỷ lệ NVYT có thái độ an toàn tích cực về môi trường làm việc nhóm trong bệnh viện.

(Số người đồng ý với mục/ Số

ĐTNC)*100%

BCH tự điền

ĐTB cho mục thái độ an toàn về “môi trường làm việc nhóm”.

ĐTB = (tổng số ĐTB của các tiểu mục)/6

BCH tự điền

2 Môi trường an toàn

Tỷ lệ NVYT có thái độ tích cực về môi trường an toàn.

(Số người đồng ý với mục/ Số

ĐTNC)*100%

BCH tự điền

ĐTB cho mục “môi trường an toàn”

ĐTB = (tổng số ĐTB của các tiểu mục)/7

BCH tự điền 3 Sự hài

lòng về

Tỷ lệ hài lòng của NVYT về công việc.

(Số người đồng ý với mục/ Số

BCH tự điền

công việc ĐTNC)*100%

ĐTB cho mục thái độ an toàn về “sự hài lòng về công việc”.

ĐTB = (tổng số ĐTB của các tiểu mục)/5

BCH tự điền

4 Áp lực công việc

Tỷ lệ thái độ đồng ý của NVYT về áp lực công việc.

(Số người đồng ý với mục/ Số

ĐTNC)*100%

BCH tự điền

ĐTB cho mục thái độ an toàn về “áp lực công việc”

ĐTB = (tổng số ĐTB của các tiểu mục)/4

BCH tự điền

5 Công tác quản lý

Tỷ lệ NVYT có thái độ an toàn tích cực về công tác quản lý trong bệnh viện.

(Số người đồng ý với mục/ Số

ĐTNC)*100%

BCH tự điền

ĐTB cho mục thái độ an toàn về “công tác quản lý”

ĐTB = (tổng số ĐTB của các tiểu mục)/6

BCH tự điền

6 Điều kiện công việc

Tỷ lệ NVYT có thái độ an toàn tích cực về điều kiện công việc

(Số người đồng ý với mục/ Số

ĐTNC)*100%

BCH tự điền

ĐTB cho mục thái độ an toàn về “điều kiện công việc”

ĐTB = (tổng số ĐTB của các tiểu mục)/3

BCH tự điền

Biến số/chỉ số cho mục tiêu 2 “Mô tả một số yếu tố liên quan thái độ

của nhân viên y tế về an toàn người bệnh tại Bệnh viện Phổi tỉnh Sơn La năm 2022”.

Liên quan giữa các yếu tố: giới (nam/nữ), tình trạng hôn nhân (chưa kết hôn, đã kết hôn), chuyên môn đào tạo chính (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên, nữ hộ sinh), bằng cấp (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học), số năm công tác tại bệnh viện, vị trí công tác (lãnh đạo, nhân viên), phạm vi hoạt động (lâm sàng, cận lâm sàng) với tỷ lệ tích cực theo từng yếu tố trong thái độ an toàn (môi trường làm việc nhóm, môi trường an toàn, sự hài lòng về công việc, công tác quản lý, áp lực công việc và điều kiện làm việc).

2.6. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 2.6.1 Công cụ thu thập thông tin

Bộ công cụ đo lường thái độ an toàn người bệnh (SAQ) phiên bản rút gọn năm 2006 của Đại học Texasđược tài trợ và phát triển bởi Cơ quan nghiên cứu chất lượng Y tế của Mỹ.

Bộ câu hỏi gồm 8 phần. Phần A: Thông tin chung của đối tượng. Phần B: Môi trường làm việc nhóm. Phần C: Môi trường an toàn. Phần D: Sự hài lòng về công việc. Phần E: Áp lực công việc. Phần F: Công tác quản lý bệnh viện. Phần G: Điều kiện công việc. Phần H: Các yếu tố khác.

Bộ công cụ này đã được Việt hóa và sử dụng tại Việt Nam trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trâm và một số nghiên cứu khác được thực hiện trong thời gian qua (phụ lục 1) và đã được kiểm định giá trị Cronback’s alpha (0,886- mức tin cậy tốt).

2.6.2. Phương pháp và quy trình thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng là: phỏng vấn tự điền đối với đối tượng nghiên cứu.

Quy trình thu thập thông tin

Bước 1: Tập huấn 3 điều tra viên trong 1 ngày trước khi bắt đầu nghiên cứu.

Bước 2: Lựa chọn đối tượng theo danh sách, trong trường hợp đối tượng nghiên cứu không đồng ý tham, lựa chọn đối tượng có số thứ tự ngay sau.

Bước 3: ĐTV phát phiếu và hướng dẫn tự điền đối với đối tượng nghiên cứu.

Bước 4: Giám sát tại chỗ quá trình tự điền phiếu của đối tượng nghiên cứu và giải đáp thắc mắc cho đối tượng khi cần thiết.

Bước 5: Kiểm tra và thu thập phiếu khảo sát.

2.7. Xử lý và phân tích số liệu

 Số liệu định lượng được kiểm tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm Stata 13.

 Phân tích số liệu: tính theo thang điểm Likert từ 1-5, trong đó với điểm từ

< 4 là không có thái độ an toàn tích cực, với điểm ≥ 4 là có thái độ an toàn người bệnh tích cực cho từng tiểu mục và mục trong bộ công cụ.

 Lưu ý: đối với câu âm tính B2 và C5, xử lý theo hướng dẫn sử dụng bộ công cụ, đảo ngược điểm Likert (1=5, 2=4, 3).

 Phân loại sự đồng ý theo Best W. John cho thang điểm Likert 5 mức độ:

Khoảng giá trị trung bình = (|Giá trị cao nhất – Giá trị thấp nhất|)/Mức.

Trong nghiên cứu này, cụ thể là: giá trị cao nhất của thang đo = 5, giá trị nhỏ nhất của thang đo = 1 và chia thành 3 mức độ (thấp, trung bình, cao)

Bảng2.3: Phân loại mức độ đồng ý

T

T Trung bình các mục Xếp loại đồng ý

1 1,00 -2,33 Thấp

2 2,34 - 3,67 Trung bình

3 3,68 – 5,00 Cao

Từ thang đo Likert 5 điểm, chia thành 3 nhóm: Nhóm không đồng ý (1-2 điểm); Nhóm bình thường (3 điểm); Nhóm đồng ý (4-5 điểm) đối với từng tiểu mục. Từ đó tính được tỷ lệ đồng ý theo từng tiểu mục.

Bảng 2.4. Các thuật toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu.

STT Thuật toán thống kê Nhóm biến số

1 Thống kê mô tả (Mục tiêu 1)

Tỷ lệ % Thông tin chung đối tượng nghiên cứu

Đồng ý theo từng tiểu mục và từng mục về 6 yếu tố trong thái độ an toàn

Thái độ an toàn với một số yếu tố liên quan Điểm trung

bình

Đồng ý theo từng tiểu mục và từng mục về 6 yếu tố trong thái độ an toàn

2 Thống kê suy luận (Mục tiêu 2)

OR, 95% CI Giữa thái độ an toàn tích cực của từng mục

với một số yếu tố liên quan: giới tính, tình trạng hôn nhân, số năm công tác, bằng cấp, chuyên môn đào tạo, phạm vi hoạt động

2.8. Sai số và hạn chế của nghiên cứu 2.8.1.Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục.

 Số liệu bị thiếu hoặc nhập sai trong quá trình nhập liệu: tiến hành nhập liệu cẩn thận, tránh tối đa sai số trong quá trình nhập.

 Đối tượng nghiên cứu khó hiểu hoặc không hiểu đúng câu hỏi: thiết kế cẩn thận bộ câu hỏi, giải đáp thắc mắc tại chỗ hoặc để lại địa chỉ liên hệ để đối tượng có thể được giải đáp nếu cần thiết.

2.8.2.Hạn chế của nghiên cứu và cách khắc phục.

 Bộ công cụ có câu hỏi không rõ ràng, chưa được chuẩn hóa: Tiến hành dịch bộ câu hỏi và xin ý kiến chuyên gia về ngôn ngữ. Thiết kế bộ câu hỏi, tiến hành điều tra thử để hoàn thiện thêm bộ câu hỏi sao cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

 Đối tượng trả lời không trung thực: nhắc nhở đối tượng nghiêm túc thực hiện nghiên cứu, giám sát quá trình tự điền.

2.9. Đạo đức nghiên cứu:

- Bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu được sự chấp thuận bởi Đại học Texas và cơ quan nghiên cứu chất lượng và an toàn chăm sóc sức khỏe của Mỹ.

- Đối tượng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

- Tất cả những thông tin cung cấp được bảo mật tuyệt đối và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

Một phần của tài liệu THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH SƠN LA NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w