Phát triển các mô hình KTTH để sử dụng hiệu quả đầu ra quá trình sản xuất là một trong những nhiệm vụ nhằm thực hiện định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường BV
Trang 1
BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG
DE AN TOT NGHIEP
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI HÀ NỘI
Ngành: Kinh tế quốc tế
HOANG PHAN TUAN MINH
Hà Nội - 2024
Trang 3LOI CAM DOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do chính bản thân hoàn thành Cac tài liệu tham khảo, số liệu thống kê được sử dụng trong khoá luận có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước
Trang 4LOI CAM ON
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, quý thầy cô Khoa Sau đại học, Khoa Kinh tế quốc tế cùng toàn thể các thầy cô trong Trường đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học cũng như đề án tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế quốc tế này
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Lý Hoàng Phú, người đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2024
Học viên
Hoàng Phan Tuấn Minh
Trang 51.1.3 Các nguyên tắc và mô hình kinh tế tuần hoàn cơ bản 15
1.2 Tống quan về ngành du lịch . - << seezsezssee 21 1.2.1 Các khái niệm 22-222222222221222221222212222112221.ceC 21 1.2.2 — Phân loại du lịch - + + + x E2 SE SE 1E 1K k vn ngư 22 1.2.3 _ Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân 22 23 1.2.4 Đặc điểm ngành du lịch 2 -2+2+2+2E++2EE22EEE22EE.2EEetrrrrrrree 25 1.43 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịchh << «=<«=sss se 26 1.3.1 Mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch - 26
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn 1015818 11 a3 31
1.3.3 Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch 35
CHUONG 2: THUC TRANG UNG DUNG MO HINH KINH TE TUAN HOÀN TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI HÀ NỘI . - 39
2.1 Khái quát tình hình phát triển ngành du lịch và triển khai kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội . << << HH HT nh 000004 39 2.1.1 _ Tình hình phát triển ngành du lịch tại Hà Nội -. - 39
2.1.2 Tình hình triển khai kinh tế tuần hoản tại Hà Nội 42
2.2 Phân tích các mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại Hà NOL 49
2.2.1 Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch nghỉ đưỡng 49
2.2.2 Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch âm thực - 54
2.2.3 Ung dung kinh tế tuần hoàn trong du lich sinh thái 61
Trang 62.3 Đánh giá tình hình ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh
2.3.1 Những thành công đạt được
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội
3.2 Cơ hội và thách thức trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội
3.2.1 Cơ hội trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lich tai Ha NOt 2 71 3.2.2 Thách thức trong việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh
3.3 Một số giải pháp đây mạnh việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại Hà ïNộii 2 << 5< «<< 1 9s, 74
3.3.2 Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch 22222z2222z22222zz2 76
KET LUAN MỤC LỤC THAM KHẢO .22-s°©2+se+tEE+ssettrvsseervrxsseerrrsssrrr 82
2:80) sm ':4 ÔÒỎ 93
Trang 7DANH MUC HINH VE, BANG BIEU
Hình 1.1 So sánh Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn 11
Hình 1.2 Mô hình kinh doanh theo KẾT TÌH .-.« 5 5< «««=s=sesee 19 Hình 1.3 Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH 21
Hình 1.4 Mô hình du lịch tuần hoàn dành cho khách du lịch 27
Hình 1.5 Sơ đồ chuỗi giá trị trong du lịch << s<ssssssessss 29 Hình 1.6 Mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng vào du lịch .- 30
Hình 1.7 Hệ sinh thái du lịch tuần hoàn . 2- 2° 5° s2©s2©s<e55<csz 31 Hình 2.1 Mô hình “cánh bướm” KTTH trong dịch vụ lưu trú 50
Hình 2.2 Mong muốn và mức độ sẵn sàng hành động của người tiêu dùng đối với dịch vụ lưu trú tuần hoàn - 2-22 ©sz€s2ssetszezsvszezssesee 54 Hình 2.3 Vòng tuần hoàn của sản phẩm trong du lịch Âm thực 56
Hình 3.1 Cấu trúc bộ tiêu chí BVMT đối với cơ sở ăn uống 79
Hình 3.2 Cấu trúc bộ tiêu chí BVMT đối với cơ sở bán hàng lưu niệm 80
Hình 3.3 Cấu trúc bộ tiêu chí BVMT đối véi co sé vui choi giai tri 80 Bảng 1.1 Phân loại du lịch
Bảng 2.1 Thống kê dữ liệu khảo sát người tiêu dùng trong ý thức và hành động hướng tới DLUTTH (đơn vị: ⁄6) . -<-5-<-5< 55s sssessesessesessessrserseserserserii 60
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
1 |KTTH Kinh té tuan hoan
2 | UNIDO Tổ chức Phát triên công nghiệp Liên hợp quốc
3 |EU Liên minh châu Âu
4 BVMT Bảo vệ môi trường
II | HST Hé sinh thai
12 |CNTT Công nghệ thông tin
24 |GDP Tổng sản phẩm quốc nội
Trang 9
PHAN MO DAU
i Tính cấp thiết của đề tài
Trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, chuyền đổi sang kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang là
một xu hướng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới bởi chính những lợi ích về kinh tế và môi trường Thực hiện KTTH đang được xem là một đòn bây quan trọng dé đạt được các mục tiêu của chính sách như: tạo ra tăng trưởng kinh tế, việc làm và giảm tác động môi trường, thực hiện l7 mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) Phát triển các mô hình KTTH để sử dụng hiệu quả đầu ra quá trình sản xuất là một trong những nhiệm vụ nhằm thực hiện định hướng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đôi khí hậu của Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2021 — 2030 của Việt Nam Du lịch không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội mà còn mang giá trị
xã hội cho Việt Nam Với nhiều lợi thế như điều kiện tự nhiên thuận lợi và đa dạng, văn hóa phong phú, cơ sở vật chất (CSVC) về giao thông và lưu trú hiện đại, du lịch Hà Nội ngày càng phát triển với nhiều loại hình hấp dẫn, mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho du khách cùng nguồn thu lớn cho thành phó (TP) Bên cạnh những lợi ích đó, hoạt động du lịch cũng là một trong những ngành có lượng xả thải lớn nhất, chủ yếu khai thác nguồn TNTN, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển
của Hà Nội Chính vì thế, Hà Nội đang tìm kiếm, áp dụng giải pháp KTTH vào hoạt động du lịch nhằm bảo tổn tự nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, phát triển du lịch theo hướng bền vững
“Du lịch tuần hoàn” (DLTH) là một khái niệm mới, có thể hình dung là một chuỗi cung ứng, hoạt động, trải nghiệm khép kín, có tính liên hoàn, bổ sung cho nhau Kinh tế tuần hoàn và phát triển du lịch bền vững có mục tiêu chung là bảo đảm sự bền vững của hệ thống kinh tế và môi trường Mục tiêu cao hơn của DLTH là thông qua các mô hình, sản phẩm giảm thiểu rác thải, phục hồi tài nguyên; chú trọng giảm thiêu tác động tiêu cực đến môi trường bằng việc sử dụng các phương thức sáng tạo nhằm tối đa hóa vòng đời của tat cả những tài nguyên du lịch đã sử dụng hướng đến du lịch xanh và bền vững Có thể thấy, du lịch xanh, DLUTH, hướng đến giá trị
3
Trang 10bền vững là xu thế của ngành du lịch hậu đại dịch Covid-19 Thuc day tmg dung m6 hình KTTH trong du lịch được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện thành công và mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế và môi trường Yếu tố bền vững cũng phần nào tác động tới quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú, du lịch và mang tới xu hướng du lịch sinh thái (DLST), du lịch hài hòa với thiên nhiên và cộng đồng dân cư bản địa sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai Phát triển DLTH là giải pháp
để ngành du lịch Hà Nội đóng góp vào mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh
tế bền vững của cả quốc gia Trong lĩnh vực du lịch, khái niệm này mới chỉ được thấy qua hình thức DLST và các hoạt động đơn lẻ tại một số khách sạn, nhà hàng, quán café hay những điểm tham quan chứ chưa được triển khai đồng bộ và xây dựng mô hình hoàn chỉnh
Thực trạng trên đòi hỏi việc ứng dụng mô hình KTTH trong hoạt động sản xuất kinh tế nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng ngày càng cấp bach Ung dung mô hình KTTH giúp giảm thiêu rác thải thông qua việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và tối ưu tái chế rác thải, từ đó giảm lượng rác thải cần xử lý, bảo vệ các yếu tố của môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất Vì vậy, việc ứng dụng mô hình KTTH có thể giúp giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường Bên cạnh đó, KTTH có thê giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch bằng cách sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn, điều này có thể giúp tăng giá trị của sản phâm du lịch và tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương KTTH có thể giúp tăng cường khả năng thích ứng của cộng đồng địa phương trước những thách thức kinh tế và môi trường cũng như giúp nâng cao nhận thức của khách du lịch về môi trường, giảm thiểu chỉ phí cho du lịch cũng như tạo ra trào lưu du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch hướng đến môi trường
Nhận thấy tầm quan trọng của ngành du lịch tại Hà Nội, các tác động tiêu cực tới môi trường mà chất thải du lịch gây ra cũng như lợi ích của mô hình KTTH đem lại, đề tài: “Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội” được lựa chọn nhằm đánh giá các cơ hội, thách thức và khả năng áp dụng triển khai mô hình KTTH cho ngành du lịch Hà Nội, xây dựng mô hình đề xuất cùng các giải pháp thúc đầy hiệu quả ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội
Trang 11ii Tổng quan tình hình nghiên cứu
KTTH không phải là đề tài mới trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tuy nhiên lại là một chủ đề đang được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay Khái niệm KTTH lần đầu được phổ biến trong báo cáo năm 1976 của Stahel và Ready về công nghiệp chế tạo ô tô và xây dựng với nhận định về một nền kinh tế có các vòng khép kín, ưa chuộng việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất thay vì sản xuất hàng hóa mới Cùng với sự phát triển của KTTH và những thách thức đặt ra cho vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường, các đề tài về KTTH ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực và áp dụng vào thực tiễn trong thập kỷ gần đây Bài nghiên cứu của tác giả Sanna-Mari Renfors (2022) đăng trên Tạp chí
Matkailututkimus đã tông hợp có 40 bài viết về chủ đề KTTH và du lịch kề từ năm 2010 Bài viết ngoài việc phân nhóm các mô hình du lịch tuần hoàn tại các cấp độ, phương thức, còn chỉ ra rằng các nghiên cứu chủ yếu tập trung về KTTH trong du lịch đang ở giai đoạn đầu, ở cấp độ vi mô từ góc độ quản lý kinh doanh và môi trường, đặc biệt là ngành khách sạn và nhà hàng, bên cạnh đó là những hành vi tiêu dùng tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, du lịch thông minh, kết hợp chuỗi cung ứng địa phương Vì vậy, có thê chuyên đổi quan điểm của các nhà nghiên cứu từ cấp độ vi mô sang vĩ mô để xây dựng được bức tranh toàn cảnh về việc KTTH trong du lịch
Các tác giả Girard và Nocca (2017), Manniche và cộng sự (2021), Vargas- Sanchez (2018) tập trung vào các vấn đề chung liên quan đến việc giới thiệu và áp dụng các lý thuyết KTTH vào du lịch Các bài viết chủ yếu đề cập tới tầm quan trọng của việc thúc đầy quá trình chuyên đổi sang KTTH trong du lịch và ý nghĩa sức mạnh chuyền đổi của nó Ví dụ, Vargas-Sanchez (2018) cho rằng nền kinh tế du lịch sẽ ngày càng tuần hoàn Do đó, KTTH trong du lịch sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các học giả, những doanh nghiệp du lịch và các nhà hoạch định chính sách công Hơn nữa, Manniche và cộng sự (2021) cho rằng KTTH có tiềm năng đáng kề như một khuôn khổ mang tính hướng dẫn và tích hợp để khuyến khích các hoạt động du lịch bền vững hon Rodriguez và cộng sự (2020) điều tra những khoảng trống và xu hướng
nghiên cứu hiện tại về KTTH và du lịch Họ phân loại tài liệu thành 8 luồng theo các
từ khóa như sau: nông nghiệp và du lịch nông thôn, ứng dụng năng lượng tái tạo trong lĩnh vực du lịch, du lịch văn hóa và KTTH, thực hành tuần hoàn của khách sạn và
5
Trang 12khách du lịch, lĩnh vực hàng hải và du lịch, tiêu thụ tài nguyên trong du lịch, mục tiêu PTBV, du lịch và phát sinh chất thải Nghiên cứu chỉ ra hầu hết các bài viết hiện có
đều tập trung vào nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế), đồng thời đề cập đến các yêu cầu kiến thức về môi trường và quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, nhóm tác giả đã không xem xét bản chất hệ thống của KTTH và các cấp độ phân tích khác nhau trong đánh giá khi phân loại tài liệu thành các dòng khác nhau
Một nhóm nghiên cứu khác (Martinez-Cabrera & Lopez-del-Pino (2021), Prideaux và cộng sự (2020)) tập trung vào KTTH trong du lịch với bối cảnh sau đại dịch Covid-19 Những nghiên cứu này khuyến khích thúc đây quá trình chuyên đổi sang KTTH như một chiến lược phục hồi sau đại dịch và đề xuất các giải pháp dé KTTH có khả năng chống chịu những cú sốc tốt hơn trong tương lai Prideaux và cộng sự (2020) cho rằng tốc độ chuyên đổi hệ thống sản xuất tuyến tính hiện tại sang hệ thống sản xuất tuần hoàn sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi lâu dài của ngành du lịch Martinez-Cabrera và Lopez-del-Pino (2021) đề xuất thành lập quỹ KTTH có thể trợ cấp cho các vị trí bền vững trong ngành du lich dé dam bao quá trình chuyền đổi sang nên kinh tế tuần hoàn hơn
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu KTTH trong du lịch mới được triển khai bước đầu trong vài năm gần đây Bài nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hạnh và Trần Tuyên (2024) trên Tạp chí Cộng sản đã tập trung vào sự cấp bách của việc chuyên đổi sang mô hình KTTH trong ngành du lịch tại Việt Nam Bài báo qua việc phân tích thực trạng về chất thải ngành du lịch đã chỉ ra những lợi ích khi áp dụng KTTH vào việc phát triển du lịch bền vững như giảm thiểu rác thải và tác động tiêu cực tới môi trường, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch và khả năng thích ứng của cộng đồng địa phương; từ đó đề xuất những giải pháp ứng dụng
KTTH trong PTBV du lich tai Việt Nam Bài viết mới chỉ đặt ra vấn đề và hướng giải
quyết chung cho toàn ngành du lịch dựa trên một số nguyên tắc cơ bản của KTTH Bài báo của nhóm tác giả Lại Văn Mạnh, Đỗ Thị Thanh Ngà và Nguyễn Thu Trang (2023) đăng trên Tạp chí Môi trường đã phân tích đặc điểm du lịch khu vực đô thị ở Việt Nam đề đưa ra hướng tiếp cận KTTH cho lĩnh vực này Nhóm tác giả đã chia ra hai hướng tiếp cận từ phía cung (doanh nghiệp, cơ quan quản lý) và phía cầu (khách
Trang 13du lịch), từ đó đề xuất các giải pháp cụ thê cho từng đối tượng và tổng thê hệ thống du lịch đô thị nhưng vẫn chưa đưa ra được một mô hình KTTH cụ thể có thể áp dụng Ngoài một số bài báo khoa học kể trên, đề tài KTTH trong du lịch chủ yếu là
các bài báo nhỏ lẻ được tông hợp đưa tin và đều đưa ra nhận định về xu hướng chuyên
đổi KTTH, một mô hình với nhiều ưu điểm vượt trội có thể áp dụng trong nhiều lĩnh
vực Nhìn chung các nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ đơn giản là những bài báo mà ít thấy xuất hiện tại các công trình NCKH quy mô lớn hơn KTTH chủ yếu được nghiên cứu và áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp với những mô hình sản xuất khép kín, tận dụng nguồn tài nguyên tối đa và giảm thiêu xả thải Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đạt được những thành tựu nhất định về việc ứng dụng KTTH trong du lịch Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ được nghiên cứu trong một số hoạt động nhỏ lẻ, góc độ vi mô hoặc vĩ mô chứ chưa nghiên cứu thực trang triển khai cũng như xây dựng được mô hình hoàn chỉnh Từ đây, đề án sẽ kế thừa thành quả, rút
kinh nghiệm từ những hạn chế trong những nghiên cứu trước, kết hợp cùng kiến thức cập nhật, tập trung vào phạm vi TP Hà Nội đề thực hiện nội dung ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội
ii — Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề án nghiên cứu việc ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch, tập trung phân tích thực trạng ứng dụng mô hình KTTH vào các loại hình: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch 4m thực và du lịch sinh thái bởi đây là các loại hình có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi đề ứng dụng mô hình KTTH vào thực tiễn
- Về không gian: Đề án nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội
- Về thời gian: Cơ sở dữ liệu phân tích của đề án tập trung chủ yếu trong giai
đoạn từ năm 2019 đến nay Đây là thời điểm đại dịch thế giới Covid-19 xảy ra, gây
ảnh hưởng toàn diện tới kinh tế, du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới và cũng là năm trước khi UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày
30/9/2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa
Trang 14bàn TP Hà Nội Lua chon phạm vi thời gian này có thể xem xét, phân tích thực trạng du lịch trước và sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam được ban hành Đề án đề xuất giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Làm rõ bản chất đối tượng nghiên cứu, phân tích mối quan hệ biện chứng giữa việc ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch và các yếu tố ảnh hưởng tới tình hình phát triển du lịch Hà Nội theo hướng bền vững
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm dữ liệu cho cơ sở lý thuyết về KTTH, ngành du lịch, ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch từ các giáo trình, sách tham khảo, các báo cáo, bài báo khoa học cùng những kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ hay TP Hà Nội Liên hệ với các tổ chức cung cấp
thông tin như Tổng cục Du lịch, UBND TP Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội và thu thập thông tin từ nguồn sách báo, tap chi (ban in, internet) vé thuc trạng của việc triển khai KTTH, phát triển du lịch và ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội cùng kinh nghiệm của các thành phố trên thế gidi
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Sau khi tập hợp và lựa chọn, dữ liệu thứ cấp được tổng hợp đề hình thành cơ sở lý thuyết về ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch, phân tích thực trạng triển khai KTTH, tình hình phát triển du lịch tại Hà Nội và thực tiễn ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội trong 3 loại hình du lịch cụ thể
- Phương pháp so sánh và đánh giá: Nhằm định hướng và đề xuất mô hình
KTTH có thể ứng dụng trong du lịch, mối tương quan các yếu tô ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch, so sánh số liệu thực tế giữa các thời điểm, đánh giá thực trạng ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội - Phương pháp SWOT: Dé án dựa vào dữ liệu thực tiễn đã tổng hợp đề đánh giá những lợi ích, thành công và hạn chế cần khắc phục, cùng với việc phân tích các cơ hội, thách thức nhằm đưa ra những giải pháp thúc đây việc ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội.
Trang 15- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phiếu khảo sát về ý thức, hành động của du khách đối với DLTH Tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, đối tượng gồm 50 người dân, 50 du khách tại Hà Nội Thời gian điều tra từ ngày 03/01/2024 đến ngày 05/02/2024 Sau khi thu thập thông tin, tác giả sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích dữ liệu sơ cấp và minh họa bằng bảng, biểu đồ Kết quả khảo sát được dùng để đánh giá sự quan tâm của du khách và người dân Hà Nội đối với việc ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch
v Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án Mục tiêu nghiên cứu của đề án: Đề án hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp cơ bản và có tính khả thi nhằm ứng dụng hiệu quả mô hình KTTH vào lĩnh vực du lịch tại Hà Nội trong thời gian tới
Nhiệm vụ của đề án: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ứng dụng KTTH trong lĩnh vực du lịch; - Nghiên cứu cơ sở ứng dụng mô hình KTTH vào ngành du lịch và bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động theo định hướng KTTH trong lĩnh vực đu lịch tại Hà Nội;
- Dựa vào định hướng phát triển, cơ hội và thách thức, đề án đề xuất các giải pháp thúc đầy ứng dụng mô hình KTTH trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội
vi Kết cấu của đềán Ngoài lời mở đầu, kết luận và các danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch;
Chương II: Thực trạng ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch tại Hà Nội;
Chương III: Đề xuất giải pháp phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực đu lịch tại Hà Nội.
Trang 16CHƯƠNG 1: COSO LY THUYET VE UNG DUNG MO HINH KINH TE TUAN HOAN TRONG LINH VUC DU LICH
1.1 _ Cơ sở lý thuyết về kinh tế tuần hoàn 1.1.1 Khái niệm kinh tế tuần hoàn
Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” (cireular economy) lần đầu được nhắc đến vào năm 1990 trong cuốn sách “Economics of Natural Resources and the Environment” của Pearce và Turner Cụm từ chỉ mô hình kinh tế mới với nguyên lý cơ bản: tất cả mọi thứ là đầu vào đối với những thứ khác, khác hắn với quan điểm của kinh tế tuyến tính (KTTT) truyền thống Tới nay, có nhiều tài liệu đưa ra những khái niệm khác nhau bởi cách tiếp cận từ góc độ nghiên cứu, ứng dụng mang tính đặc thù Khái niệm “kinh tế tuần hoàn” (KTTH) sau này có nhiều bồ sung, biến đổi hoàn chỉnh và có hơn 100 cách hiểu được biết tới (Kirchherr, Reike và Hekkert, 2017) từ những lý luận đơn giản như KTTH là bớt xả thải tới những định nghĩa phức tạp hơn như 3R và 4R
Trên thế giới, có rất nhiều định nghĩa về nền KTTH mà các học giả danh tiếng đã đưa ra Với luận điểm chính là vấn đề tăng tuôi thọ thiết bị góp phần giảm chỉ phí, lao động và năng lượng trong công nghệ xây dựng và chế tạo ô tô, các nhà nghiên cứu cho rằng mô hình kinh tế khép kín, ưa chuộng sửa chữa và sản xuất lại hàng hoá hơn là tạo ra sản phâm mới sẽ ảnh hưởng tích cực tới vấn đề giải quyết công ăn việc
làm, tiết kiệm tài nguyên và phát triển kinh tế (Stahel và Ready, 1976) Geng và
Doberstein, theo kinh nghiệm của Trung Quốc đã giải thích mô hình KTTH là sự luân hồi nguyên vật liệu khép kín trong nền kinh tế (Yong Geng và Brent Doberstein,
2008) Schivelbusch (2015) nói rằng những khái niệm ban đầu về tuần hoàn vật liệu đã có trong nông nghiệp từ khoảng thế ki XVIII Bocken định nghĩa KTTH là chiến lược kinh doanh có mô hình được thiết kế để đóng hoặc làm chậm và thu hẹp những
chu trình ding tài nguyên (Nancy Bocken, 2016) Tổng hợp lại, Geissdoerfer (2017) đã nêu ra góc nhìn tổng quát: một hệ thống sản xuất có đầu vào và chất thải được giảm thiểu bằng việc làm chậm, thu hẹp và đóng kín những vòng luân chuyên của chúng qua cách thiết kế mang tính lâu dài, sửa chữa, làm mới và tái sử dụng, tái sản
xuất và tái chế Liên minh châu Âu (EU) định nghĩa ““KTTH là nền kinh tế mà giá trị
của sản phẩm, nguyên vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất có thể và đồng thời
Trang 17giảm thiêu việc phát thải” Theo cách hiểu đó, nền kinh tế nếu càng ít sản phẩm bị bỏ đi thì sẽ càng ít tài nguyên được khai thác nhằm sản xuất sản phâm mới, và khi đó, môi trường thiên nhiên sẽ chịu càng ít những tác động tiêu cực của con người
Hiện nay, khái niệm “KTTH” mà tổ chức Ellen MacArthur Foundation trao đổi tại Hội nghị Kinh tế toàn cầu năm 2012 được thừa nhận rộng rãi nhất Tại đây, Báo cáo về KTTH đã định nghĩa “KTTH là một hệ thống có tính tái tạo và khôi phục
thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời' của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyên dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiêu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh (MHKD) trong phạm vi của nó Đó là một nền kinh tế được xây dựng đề chạy với nguyên tắc tự phục hồi hoặc tái tạo với mục tiêu giảm thiểu chất thải, cải thiện hiệu suất sử dụng tài nguyên và giảm tác động của ô nhiễm môi trường, mang nhiều lợi ích cho nhà san xuat” (Ellen MacArthur Foundation, 2012)
Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) nhận định KTTH là hướng đi mới tạo ra giá trị với mục tiêu cao nhất là sự hung thịnh Mô hình vận hành qua việc kéo dài vòng đời hàng hóa qua những thiết kế và phục hồi, làm mới, đưa xả thải từ điểm kết thúc chuỗi sản xuất quay lại đầu vào, khiến tài nguyên được khai thác
hiệu quả hơn bằng việc tái sử dụng chứ không chỉ một lần (UNIDO, 2017)
Hình 1.1 So sánh Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn
Nguyên liệu thô
Trang 18Phát triển KTTH dần trở nên phổ biến trên thế giới Năm 2018, Viện Tài nguyên Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, Quỹ
Ellen MacArthur cùng khoảng 40 đơn vị khác đã tổ chức Diễn đàn thúc đây KTTH, đưa ra các sáng kiến đầy mạnh mô hình KTTH, tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm tháo gỡ trở ngại góp phần thúc đây KTTH Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lên mọi khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội thế giới, góp phần làm sâu sắc hơn đòi hỏi phải chuyên đôi mô hình tăng trưởng hướng tới PTBV Trong bối cảnh này, nhiều nước và khu vực trên thế giới, bao gồm EU, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore dần chuyên đổi theo mô hình tuần hoàn Vì vậy, tại những quốc gia này đã có những định nghĩa rõ ràng, cụ thể về KTTH Tại Trung Quốc, khái niệm “KTTH” được dùng như thuật ngữ chung cho những hoạt động giảm thiểu, thu hồi và tái chế tài nguyên trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ
Uỷ ban Châu Âu năm 2012 có nêu: “Trong KTTH, giá trị của sản phẩm và vật liệu được duy trì càng lâu càng tốt Mục tiêu của mô hình này đó là giảm thiểu việc tiêu thụ tài nguyên bằng cách tái chế vật liệu hoặc năng lượng đề tránh việc làm phát sinh chất thải ra khỏi một hệ thống Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế lớn, góp phần đổi mới, tăng trưởng và tạo việc làm.” Theo định nghĩa của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020, KTTH là: “Mô hình kinh tế trong đó việc thiết kế, sản xuất và dịch vụ nhằm giảm thiểu sử dụng nguyên liệu, vật liệu, hóa chất, năng lượng không tái tạo và kéo dài tuổi thọ của vật chất, giảm thiểu chất thải phát sinh và các tác động tiêu cực đến môi trường”
Từ những định nghĩa trên, có thê tông hợp lại rằng KTTH là hệ thống kinh tế bao gồm những MHKD xóa bỏ tình trạng “kết thúc vòng đời” thông qua giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nguồn nguyên vật liệu suốt chu trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng tại mọi cấp độ vi mô, trung gian và vĩ mô nhằm mục tiêu PTBV, đảm bảo chất lượng môi trường tốt, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, có thê đáp ứng lợi ích hiện tại và cả tương lai Mô hình KTTH đề cao việc quản lý, tái chế tài nguyên theo một vòng tròn khép kin dé hạn chế sản sinh ra phế thải trong khi mô hình KTTT chủ yếu quan tâm đến việc khai thác nguyên vật liệu, sản xuất và thải bỏ sau tiêu dùng, dẫn tới việc sản sinh ra một lượng phế thải khong 16
Trang 191.1.2 Vai trò của kinh tế tuần hoàn 1.1.2.1 Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp ứng dụng mô hình KTTH có thể cải tiễn sản phẩm và giảm thiểu chỉ phí sản xuất KTTH mang tới các sản phẩm với thời hạn sử dụng dài hơn, có khả năng tự nâng cấp và sửa chữa Các vật liệu, sản phẩm và hệ thống với nhiều liên kết có thể phục hồi tốt hơn khi gặp các cú sốc từ bên ngoài Tiếp cận KTTH trong việc sản xuất hàng hóa lâu bền ước tính tiết kiệm được 340 - 630 tỉ Euro mỗi năm tại riêng EU và khoảng 12 - 23% chỉ phí phát sinh đối với nguyên vật liệu sản xuất tại các nước khu vực này Đối với một số mặt hàng tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, bao bì và hàng dệt may, giá trị tiết kiệm cho vật liệu thậm chí còn có thể lên đến khoảng 700 tỉ Euro mỗi năm (Ellen MacArthur Foundation, 2013)
Hơn nữa, KTTH hỗ trợ giảm thiểu rủi ro khủng hoảng dư thừa hàng hóa và khan hiểm nguyên liệu Hướng đi này cũng tạo động lực cho các cơ sở kinh doanh (CSKD) đầu tư, áp dụng công nghệ và tăng chuỗi cung ứng
Mô hình còn giúp nhà sản xuất tăng cường khả năng tiếp cận tài nguyên, cơ hội tạo ra giá trị và nâng cao trách nhiệm BVMTT Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện bởi người tiêu dùng có ý thức, trách nhiệm xã hội hơn khi ưu tiên sử dụng hàng hóa từ hoạt động sản xuất ứng dụng KTTH, đồng thời hạn chế tiêu dùng các sản phâm không thân thiện với môi trường, dùng một lần và không có khả năng tái chế
1.1.2.2 Đối với người tiêu dùng KTTH tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ qua việc giảm chi tiêu bởi sản phẩm sử dụng lâu bền hơn Quỹ Ellen MacArthur đã cố gắng định lượng những khoản tiết kiệm thu được qua việc thực hiện KTTH Báo cáo chỉ ra rằng khoản tiết kiệm tích lãy sẽ chủ yếu ủng hộ những gia đình, cá nhân được hưởng trung bình 11% thu nhập khả dụng nhiều hơn qua hiệu quả của nền KTTH, qua đó có thể tăng chỉ tiêu ít nhất 7% GDP vào năm 2030
1.1.2.3 Đối với môi trường
13
Trang 20Tiết kiệm tài nguyên là vai trò đầu tiên của KTTH khi đã giảm áp lực đối với
việc khai thác, sử dụng tài nguyên trong hoạt động sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của con người do việc bùng nổ dân số KTTH là lối đi tốt nhất dé phá vỡ mối quan hệ lâu nay giữa tăng trưởng kinh tế với các tác động tiêu cực tới môi
trường và là giải pháp tối ưu nhằm tiết kiệm TNTN Các mặt hàng cơ bản như dầu mỏ, bạc, đồng, chì, thiếc có khả năng sẽ cạn kiệt trong vòng 50 - 100 năm; tới năm 2050, khoảng 40% dân sé thế giới (gần 4 tỉ người) có khả năng phải sống trong những khu vực bị thiếu nước trầm trọng Nền KTTH dịch chuyền từ những nguồn tài nguyên khan hiếm và sơ cấp sang những nguồn nguyên liệu tái tạo và thứ cấp, từ đó giảm tỉ lệ sử dụng tài nguyên thiên nhân
Mô hình KTTH giảm tác động tiêu cực đến môi trường Vấn đề gia tăng khí nhà
kính cùng việc sử dụng chất hoá học, phân bón trong nông nghiệp đang đe dọa những kho chứa hấp thụ của Trái Đất như rừng, đại dương và khí quyền Tiếp đó là van dé chất thải, mỗi năm có khoảng 11 ti tấn chất thải được tạo ra trên toản cầu Với mô hình tăng trưởng truyền thống thì đến năm 2025, rác thải đô thị có thể tăng trên 75% còn rác thải công nghiệp sẽ tăng 35% KTTH sẽ góp phần giảm nhẹ những ảnh hưởng
trên của nền kinh tế tới môi trường, tác động tích cực đến hệ sinh thái (HST) và tăng
tính bền vững, hiệu quả việc sử dụng đất trong nông nghiệp Mô hình này còn phòng tránh được ô nhiễm môi trường do việc sản xuất những vật liệu mới gây ra Trong nông nghiệp châu Âu, áp dụng mô hình này có thể cắt giảm được 80% việc dùng phân bón hoá học, giúp duy trì sự cân bằng tự nhiên của đất Với tốn thất ước tính vào khoảng 40 tỉ USD mỗi năm trên khắp toàn cầu, suy thoái đất cũng có những chỉ phí tiềm ân như mắt đa dang sinh hoc va canh quan độc đáo
Việc chuyền đổi sang KTTH là quá trình đáp ứng những yêu cầu thích nghỉ với
biến đổi khí hậu Đây là sự thay đôi để giảm thiểu các tác động bất lợi từ nền KTTT,
mở ra khả năng hồi phục dài hạn, là bước đi hướng tới nền kinh tế carbon thấp, nhất là đối với lĩnh vực công nghiệp nặng Vào năm 2030, phát triển KTTH có thể giảm được một nửa tổng lượng khí thải carbon dioxide từ công nghiệp so với năm 2018
1.1.2.4 Đối với nên kinh tế - xã hội
Trang 21KTTH có nhiệm vụ thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế hướng đến PTBV Tới năm 2030, tiềm năng tăng trưởng có thể lên tới 4500 tỉ USD trên toàn thế giới Vào
năm 2015, EU thông qua Kế hoạch hành động KTTH với nhiều giải pháp định hướng sang KTTH, gia tăng tính cạnh tranh quốc tế, tạo công việc mới và PTBV kinh tế KTTH ước tính gia tăng lợi ích hơn 600 tỉ Euro mỗi năm cho châu Âu, khoảng 580.000 việc làm mới và làm giảm phát thải khí nhà kính
Mô hình này còn tạo ra một hệ thống kinh tế tiên tiến hơn với sự hợp tác giữa các doanh nghiệp KTTH là một hình thức kinh tế hợp tác hơn, tập trung vào tiện ích chứ không phải sản phẩm quá nhiều, do đó sẽ dẫn đến tập trung vào chức năng và cách sử dụng của nó KTTH là nền kinh tế trong đó chất thải của một quá trình sản xuất và tiêu dùng được luân chuyền như một phần mới trong cùng một quá trình hoặc một quá trình khác Tất cả điều này chắc chắn dẫn đến sự hợp tác nhiều hơn không những giữa các công ty, mà còn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN), nghiên cứu và chính các doanh nghiệp dé tìm ra những hướng đi mới Các công ty không thé chỉ nghĩ về hoạt động kinh doanh của họ mà họ phải đánh giá ảnh hưởng từ hành động của họ tới môi trường Một số ngành được đánh giá là có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đây KTTH như nông nghiệp, dệt may, xây dựng, hệ thống năng lượng và hóa chất, điện tử
KTTH tạo thêm việc làm cho quốc gia Áp đụng KTTH đồng nghĩa với việc đóng cửa một số dây chuyền sản xuất và mở ra những hệ thống dây chuyền khác Tuy nhiên, vẫn có thể tạo ra sự cân bằng trở lại Ủy ban châu Âu đánh giá, chỉ tính riêng lĩnh vực quản lý chất thải, hướng đi cũng có thể tạo ra khoảng 178.000 việc làm trực
tiếp mới vào năm 2030, thậm chỉ tăng lên đến 580,000 việc làm Những dịch vụ mới phát sinh có thể kể tới như hậu cần thu gom các sản phẩm tái chế, dich vu tiếp thị và bán hàng với mục đích kéo dài tuổi thọ sản phẩm, dịch vụ làm mới sản phẩm, tái sản xuất linh kiện và các bộ phan
Về mặt xã hội, ứng dụng KTTH còn hỗ trợ giảm chi phí liên quan tới việc quan lý, BVMT hay ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sức khỏe người dân
1.1.3 Các nguyên tắc và mô hình kinh tế tuần hoàn cơ bản
1.1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn
15
Trang 22Thứ nhất, chất thải không được ton tai trong nén KTTH Hàng hóa được chế tạo với thành phần sinh hoc dé dàng tách rời nhằm cho phép việc tái sử dụng, tái sản xuất và tái tham gia thị trường dẫn tới việc rác thải sẽ không sản sinh Các sản phâm tuần hoàn nếu phải thải ra môi trường thường được làm bằng nguyên liệu ít độc hại và dễ hấp thu vào đất qua việc phân huỷ ky khí hay có khả năng biến đôi thành những hợp chất khác có thể sử dụng Đề có thể khôi phục về tình trạng ban đầu và nâng cấp, giảm năng lượng đầu vào và giữ nguyên giá trị một cách tối đa, các vật liệu nhân tạo, polyme, hợp kim thường được sử dụng Sản phẩm tái chế trong mô hình truyền thống thường khó giữ nguyên giá trị, khác những sản phẩm được thiết kế từ ban đầu với mục đích tái sử dụng Hàng hóa trong nền KTTH tuần hoản cần được thiết kế dựa trên nguyên tắc "phân tầng", những thành phần sinh học có thê được tái sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trước khi trở về chu trình sinh quyền
Thứ hai, nền KTTH được vận hành bởi các nguồn năng lượng dé tai tạo như điện mặt trời, điện gió nhằm bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên Để giảm bớt được tổn thất về sản phâm thông qua việc tái chế nâng cấp cần phải sử dụng thêm năng lượng Các hệ thống sản xuất cần hạn chế tối đa nhiên liệu hóa thạch mà thay thế bằng những nguồn tái tạo Việc đưa vào nền KTTH những hệ thống sản xuất được tích hợp sẽ làm giảm nhu cầu về năng lượng hóa thạch và đem đến nhiều giá trị hơn thông qua đầu ra phụ Mức năng lượng sử dụng khi gia nhập vào hệ thống KTTH sẽ giảm xuống so với nền KTTT, do đó năng lượng tái sinh sẽ đáp ứng đủ
Thứ ba, các cá thê cần có tư duy hệ thống đối với nền KTTH Đây là kỹ năng
năm bắt rõ từng thành phần của hệ thống hoạt động và đưa ra quyết định cho toàn thể Nếu tư duy bó hẹp, không nắm bắt các vận hành của toàn thể và mối quan hệ giữa các bộ phận sẽ khó tìm ra được căn nguyên của vẫn đề và mang đến thời cơ mới Tư duy hệ thống chú trọng tới những quy trình phi tuyến tính, cụ thể là các vòng lặp phản hồi Sự phối hợp giữa các yếu tố môi trường không chắc chắn cùng phản ứng trước những nhân tố đó sẽ đem tới những kết quả không thê lường trước đối với các hệ thống này Tuy nhiên, vẫn cần xem xét những mối liên hệ giữa chúng và hướng đi của các nguyên liệu trong chu trình sản xuất nhằm xác định cách thức tối ưu hệ thống này Tại nhiều mức độ và quy mô khác nhau của nền KTTH, những hệ thống sẽ có sự
Trang 23vòng lặp phản hồi nhằm củng có sự linh hoạt của nền KTTH Những đổi mới nhằm
hướng tới KTTH đều phải thiết kế lại một cách toàn diện với đầy đủ mọi nhân tố như nhân lực, nguyên vật liệu, quy trình, vị trí nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực
và tối đa hóa lợi ích Thứ tư, nền KTTH muốn đạt hiệu quả cần có khả năng thích nghỉ tốt và linh động Mô hình sản xuất tuần hoàn phải linh hoạt dé tan dung tối đa các loại yếu tố đầu vào cùng lúc nhằm đề phòng những trường hợp thiếu hụt nguồn TNTN hoặc khi ứng phó với những khủng hoảng ngoại biên đề tối đa hóa năng suất và sản lượng Trước những tác động tiêu cực, bất ngờ từ ngoại cảnh, những hệ thống có khả năng kết nối nội bộ đa dang sẽ có khả năng chịu đựng cao và linh hoạt Để có được sự linh động đó, nền kinh tế cần phải đa dạng các MHKD, hệ thống sản suất và loại hình doanh nghiệp Bên cạnh đó, các mạng lưới kinh doanh cũng cần thiết lập mối quan hệ tương trợ lẫn nhau, cũng như với các nhà cung cấp và người tiêu dùng khác nhau Các HST tự nhiên chính là ví dụ minh họa sống động nhất về những hệ thống sản xuất linh hoạt như thế này
Thứ năm, nâng cao hiệu suất chung toàn hệ thống bằng việc tối thiểu hóa các ngoại ứng tiêu cực, thay đổi mô hình sử dụng hàng hóa và thiết kế xử lý nguồn chất thải ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất Nguyên tắc trên được bảo đảm bằng một số mô hình: sản phẩm như dịch vụ và chia sẻ sử dụng “Sản phẩm như dịch vụ” là phương thức cung cấp sản phẩm cho khách hàng thuê để sử dụng thay vì việc bán các sản phẩm hữu hình cho người tiêu dùng Chia sẻ sử dụng là cách thức giảm thiêu dùng sản phâm dưới mức công dụng tiềm năng của nó, qua đó có thể hỗ trợ việc sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn, hỗ trợ nguồn vốn xã hội và nâng cao ý thức toàn dân Bên cạnh đó, trước khi sản xuất, KTTH đòi hỏi sự tính toán lộ trình của các chất thải sau quá trình này
1.1.3.2 Các mô hình kinh tế tuần hoàn cơ bản
Một MHKD theo KTTH bao gồm các khâu: Thiết kế - Sản xuất - Phân phối - Tiêu dùng - Quản lý chất thải - Tái chế và xử lý chất thải:
- Thiết kế: là khâu quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định tới khả năng sinh lời của MHKD, đảm bảo các vòng lặp khép kín cùng tính tuần hoàn của mọi khâu trong
17
Trang 24chuỗi giá trị “Cần thiết kế các sản phẩm, dịch vụ mới với giá trị gia tăng lớn hơn Giai đoạn thiết kế không chỉ giới hạn ở nguyên vật liệu và sản phẩm mà còn áp dụng cho tất cả các khâu khác trong quy trình chuỗi giá trị, nhất là áp dụng cho các giải pháp sản xuất và cung cấp dịch vụ” (Fernandes, 2020) Có thê áp dụng các giải pháp sản xuất, cung cấp dịch vụ theo ba yếu tố sau: yếu té cau tric, yếu tô sản xuất và yếu
tố vận hành - Sản xuất và tái sản xuất: Để tăng tỉ suất doanh thu vả lợi nhuận, doanh nghiệp cần tăng hiệu suất của quy trình sản xuất, giảm chi phi nguyên vật liệu và năng lượng Tìm kiếm giải pháp thay thế mới, tận dụng lợi thế quy mô của những công ty chuyên môn hóa, cùng những cải tiễn về hiệu quả và chất lượng, đồng thời khuyến khích các tổ chức tập trung vào luồng sản xuất chính Việc tái sản xuất sản phâm góp phần làm giảm thiêu mức nguyên vật liệu mới cần dùng đề tạo ra hàng hóa mới
- Phân phối: Trong mô hình, các kỹ thuật và phương pháp logistic tối ưu nhất tạo thuận lợi cho vận chuyền, phân phối, tránh việc di chuyên không cần thiết, tốn kém và xả thải nhiều Các tuyến đường vận chuyền được tối ưu có thé giảm tiêu thụ nhiên liệu và thời gian giao hàng Các hoạt động sửa chữa, tân trang thiết bị góp phần kéo dài thời gian sử dụng của chúng hay sử dụng những phương tiện vận tải chạy bằng năng lượng xanh giúp hạn chế xả thải ra môi trường “Các nhà bán lẻ cung cấp những sản phẩm có thể dé dang tai str dung va tân trang; cung cấp các dịch vụ bao trì, sửa chữa; thu mua lại sản phẩm đã đến cuối vòng đòi; hỗ trợ nhà sản xuất tuyên truyền, nâng cao ý thức của khách hàng về KTTH” (Cairns, 2019)
- Tiêu dùng: Người tiêu dùng trong nền KTTH cần lựa chọn những sản phẩm được sản xuất theo mô hình KTTH; sử dụng chúng với mục tiêu kéo dài tuổi thọ sản phẩm; sửa chữa hoặc sang nhượng cho người khác đề tái sử dụng
- Quản lý chất thải: Đây là quy trình thu hồi sản phẩm tại cuối vòng đời, hết giá trị sử dụng và không thê tái sử dụng, phục hồi hay tái chế được nữa Quy trình thu gom, quản lý chất thải phù hợp với thực tế của mỗi khu vực
- Tái chế và xử lý chất thải: Tái chế là biến đôi chất thải thành nguyên vật liệu
đầu vào để sản xuất hàng hóa mới Trong giai đoạn này, điều quan trọng nhất là gia tăng tỉ lệ sử dụng rác tái chế và hiệu quả các quá trình xử lý, giảm chỉ phí và tăng
Trang 25doanh thu Xử lý chất thải cuối vòng đời là bước kết thúc của dây chuyền với những loại chất thải không thể tái chế được nữa Lượng chat thải còn lại cần tối thiểu hóa để chu kỳ kinh tế thực sự tuần hoàn Việc kiểm soát hoạt động xử lý chất thải phải tương xứng với những tác động của nó và phải áp dụng các công nghệ sinh học tiên tiến
Hình 1.2 Mô hình kinh doanh theo KTTH
NGUYÊN LIỆU THÔ
19
Trang 26- M6 hinh kéo dai chu ky san pham: Diém cét 1éi tiép trong nén KTTH 1a kéo
dài vòng đời của của hàng hoá và vật liệu thông qua việc thiết kế sản phẩm với độ bền tốt hơn Sản phẩm tiêu dùng thường có giá trị khá thấp nhưng lượng tài nguyên tiêu tốn và lượng xả thải lại lớn, chu kỳ của chúng thường kết thúc tại bãi rác hoặc trong lò đốt Tăng cường tái sử dụng trực tiếp chúng, qua việc sử dụng bao bì và chai lọ nhiều lần sẽ giảm đáng kê yếu tố thô đầu vào cần thiết và những chỉ phí khác Nhằm thực hiện tốt, phải nghiêm ngặt kiểm tra thông số kỹ thuật của sản phẩm và tăng cường hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, tạo ra nhiều sự lựa chọn tốt hơn hoặc hình thành hệ thống chuỗi cửa hàng khuyến khích việc hoàn trả sau sử dung Ap dung công nghệ thông tin (CNTT) và tăng cường nhận thức của khách hàng cũng có khả năng tăng tỉ lệ thu hồi từ những nơi tái chế đã có và làm tăng cường chu kỳ luân chuyên của nguyên liệu
- Mô hình tạo ra các tầng sử dụng nguyên liệu khác nhau: Những vật liệu được loại bỏ từ một quy trình sản xuất có thể được tái sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho các quy trình sản xuất khác Trong thực tế, chỉ phí tái sử dụng nguyên liệu thường thấp hơn so với việc mua nguyên liệu mới, điều này làm cho mô hình trở nên có tính kinh tế hơn Các doanh nghiệp tăng nguồn thu bằng cách quản lý và điều chỉnh những luồng nguyên liệu khác nhau cho sản phâm của mình
- Mô hình nguyên vật liệu đầu vào nguyên chất, dễ phân tách và không độc hại: Mô hình này giữ được tính khả thi cho các mô hình đã nêu thông qua việc đảm bảo rằng yếu tố đầu vào được kiêm tra và đạt mức an toàn trước khi tiếp tục vào giai đoạn sử dụng tiếp Trong bước cuối của vòng đời sản phẩm, việc dự báo trước được thực hiện khi chọn nguyên liệu, nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao tuôi tho san pham va kha năng tái sử dụng nhiều lần một cách hiệu quả Hiện tại, có nhiều luồng nguyên liệu sau khi sử dụng có thể trở thành một hỗn hợp vì cách chúng được lựa chọn và kết hợp trong sản phẩm hoặc do quá trình thu gom và xử lý không tách rời hoặc duy trì độ tỉnh khiết và chất lượng ban đầu
Những mô hình KTTH trên mang tới tiềm năng mới cho PTBV trong thực trạng nhiều vấn đề toàn cầu nồi cộm Trọng tâm là tối ưu hóa cả quy trình sản xuất và tiêu dùng chứ không phải tối đa hóa năng suất một dây chuyền đơn lẻ Các biện pháp thực
Trang 27hiện KTTH rất đa dạng với các hình thức khác nhau Thay thế mô hình KTTT tập
trung vào sản lượng, năng suất nhưng lại làm hao tôn nguồn TNTN, mô hình KTTH sẽ bảo tồn và phục hồi tài nguyên theo chu kỳ liên tục, tăng dần mà sản phâm, nguyên vật liệu luôn luân chuyên thường xuyên, góp phần bình ồn giá trị TNTN và bảo đảm nguồn cung ứng thực phẩm được bền vững Nền KTTH được phác thảo theo sơ đồ hình cánh bướm, minh họa quá trình luân chuyên liên tục của nguyên vật liệu Sơ đồ diễn tả các dòng tài nguyên trong hệ thống KTTH được vận hành bởi năng lượng tái tạo, trong đó dòng sản phâm và vật chất tuyến tính được thay thế bằng dòng chảy tuần hoàn trong hai chu kỳ riêng biệt — chu trình sinh học và chu trình kỹ thuật, và giá trị được tạo ra thông qua “MHKD tuần hoàn”
Hình 1.3 Sơ đồ cánh bướm mô phỏng nguyên tắc KTTH
Lam néng/
Vật liệu Thu gom
compost
liêu hoa sinh
Nguồn: Quỹ Ellen MacArthur (2015) 1.2 Tổng quan về ngành du lịch
1.2.1 Cúc khái niệm
21
Trang 28Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cô với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này đã trở nên thông dụng và trở thành phạm trù
kinh tế du lịch từ những năm cuối thé ky thir XVIII Đặc thù của du lịch là gắn liền
với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng không giống nhau Theo quan điểm của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sông định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Luật Du lịch Việt Nam lại đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” (Luật Du lịch, 2017)
“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề đề nhận thu nhập ở nơi đến” (Luật Du lịch, 2017) Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, - khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
“Sản phâm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên
du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” (Luật Du lich, 2017) Dé định nghĩa lại một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cho rằng: “Sản phâm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên du lịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.” Sản phẩm du lịch là một nhân tố nằm trong tổng thể ngành du lịch và quyết định phần lớn doanh thu của ngành này
1.22 Phân loại du lịch Có nhiều cách phân loại du lịch, dựa vào những tiêu chí khác nhau nhưng những loại hình nồi bật và phô biến nhất được phân loại theo bảng sau:
Trang 29Bang 1.1 Phan loai du lich
Du lịch thể thao Du lịch giải trí Du lịch khám phá, mạo hiểm Du lịch MICE
Du lịch âm thực Du lich team-building Du lịch công vụ, kinh doanh Du lịch y tế
Du lịch tôn giáo Du lịch giáo dục
Theo địa điềm địa lý
Du lịch vùng núi Du lịch thành thị Du lịch nông thôn
Nguôn: Tác giả tự tong hop 1.2.3 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân
Tại nhiều nước trên thế giới, ngành du lịch đã và đang đóng góp lớn vào GDP hàng năm và du lịch Việt Nam đang là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước tập
23
Trang 30trung đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) Du lịch tăng trưởng đã ảnh hưởng tích cực tới sự gia tăng của thu nhập quốc dân Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế du lịch mang lại thông qua việc lưu trú, tham quan và tiêu dùng các sản phâm du lịch Vì sản phẩm du lịch mang tính chất liên ngành nên du lịch phát triển sẽ tác động tốt làm những ngành nghề kinh tế khác tăng trưởng theo Khi một địa phương cụ thể biến thành tâm điểm đến hấp dẫn, du khách khắp nơi kéo về khiến cho nhu cầu hàng hoá, dịch vụ gia tăng cao và mở rộng lượng tiêu thụ văn hóa, từ đó thúc đây tăng trưởng GDP Không những vậy, du lịch còn tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng Hoạt động du lịch sôi nổi còn tạo nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Theo tác giả John Tribe của cuốn sách “The Economics of Leisure and Tourism”, cứ mỗi USD tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo ra khoảng 2-3 USD thu nhập gia tăng
Tại bất cứ địa điểm dịch vụ du lịch nào, du khách quốc tế tiêu ngoại tệ đều gia tăng nguồn thu ngoại tệ quốc gia đó, có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Tính hiệu quả trong kinh doanh của du lịch còn được thé hiện tại bản chất là một mặt hàng “xuất khẩu tại chỗ” Những mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, thủ công mỹ nghệ thường được bán với giá bán lẻ cao hơn
Hoạt động du lịch còn khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế bởi tỉ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư khá thấp so với các ngành công nghiệp, giao thông mà kỹ thuật không phức tạp Du lịch góp phần củng có và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế thông qua các tổ chức quốc tế về du lịch, đường lối giao thông quốc tế và đầu mối “xuất nhập khẩu ngoại tệ”
Du lịch còn hỗ trợ giải quyết công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập người dân vì nhu cầu lao động rất lớn của những ngành dịch vụ liên quan đến du lịch Với tính chất liên ngành, lĩnh vực du lịch thu hút sự đóng góp đông đảo lực lượng lao động, mang tới việc làm trực tiếp cho hàng triệu người dân, từ những dịch vụ lưu trú như khách sạn, resort, bãi biển đến những dịch vụ tham quan, ăn uống, bảo hiểm Các vị trí công việc đa dạng từ tư vấn viên, quản lý khách sạn, lễ tân, dọn
Trang 31phong, dau bép, pha ché, phục vụ, phiên dịch cho đến các lực lượng vệ sinh, chăm sóc cảnh quan, bảo vệ hay cứu hộ
Hoạt động du lịch là phương tiện quảng bá, tuyên truyền có hiệu quả cho quốc gia Khi một nước tiếp đón du khách tới, qua việc trải nghiệm du lịch, hàng hóa nội địa, văn hóa, con người và phong tục tập quán sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua khách du lịch Đặc biệt, hoạt động này còn thúc đây mạnh mẽ tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quôc gia
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển Tài nguyên du lịch thiên nhiên thông thường có nhiều tại các vùng núi xa Xôi, ven biển Việc khai thác đưa những tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi sự đầu tư mọi mặt về giao thông, kinh tế, văn hóa, xã hội Do vậy, việc phát triển các vùng đó góp phần làm giảm sự tập trung dân cư đông đúc tại các đô thị
1.2.4 Đặc điểm ngành du lịch
Ngành du lịch có nhiều đặc điểm độc đáo và đa dạng, bao gồm: Tính mùa vụ: Ngành du lịch thường phụ thuộc vào mùa và thời tiết Có những mùa du lịch cao điểm và thấp điểm, phụ thuộc vào khí hậu và các sự kiện đặc biệt tại địa phương
Tính dịch vụ: Du lịch là ngành dịch vụ, trong đó trải nghiệm của khách hàng là yếu tố quan trọng nhất Các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, vận chuyên, Và giải trí đều đóng vai trò quan trọng
Tính không đồng nhất: Mỗi trải nghiệm du lịch là duy nhất và không thê lặp lại hoàn toàn giống nhau Điều này tạo ra sự phong phú và đa dạng trong sản phâm du lịch
Tính vô hình: Dịch vụ du lịch không thể nhìn thấy, SỜ thấy trước khi mua Khách hàng chỉ có thể trải nghiệm và đánh giá dịch vụ sau khi đã sử dụng
Tính kết nói: Ngành du lịch thường đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều lĩnh vực và dịch vụ khác nhau như hàng không, khách sạn, nhà hàng, vận chuyên, và các dịch vụ lữ hành
25
Trang 32Tính nhạy cảm với kinh tế và chính trị: Ngành du lịch dé bi anh hưởng bởi các yếu tố kinh tế và chính trị như khủng hoảng kinh tế, biến động chính trị, và các sự kiện toản cầu
Tính toàn cầu: Du lịch có tầm ảnh hưởng toàn cầu, và du khách có thể đến từ bat kỳ quốc gia nao trên thế giới Điều này tạo ra sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ trong ngành du lịch
Tính tác động môi trường: Du lịch có thê tác động lớn đến môi trường, từ việc
tiêu thụ tài nguyên đến gây ô nhiễm Do đó, phát triển du lịch bền vững là một yếu tố ngày càng được chú trọng
Tính phụ thuộc vào tài nguyên văn hóa và tự nhiên: Các điểm đến du lịch thường dựa vào các tài nguyên tự nhiên (như bãi biển, núi non) va văn hóa (như di tích lịch sử, lễ hội) để thu hút du khách
Những đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong ngành du lịch phải có chiến lược và cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo dé dap tng nhu cau va mong đợi của du khách
1.43 Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch
1.3.1 Mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực du lịch
Du lịch có tác động lớn đến môi trường và tạo ra áp lực lớn đối với tài nguyên địa phương Ngoài việc sử dụng đất, nó còn đòi hỏi nhiều nguồn tài nguyên như nước, năng lượng và thực phẩm; đồng thời làm tăng lượng chất thai ran và nước thải cũng như ô nhiễm không khí và tiếng ồn Vấn đề càng trầm trọng hơn do sự tập trung của du khách về thời gian và không gian cùng với thực tế là một số điểm đến có thể không được trang bị để chịu được những áp lực như vậy Ngành du lịch phần lớn áp dụng mô hình tuyến tính vì các hoạt động dựa vào lượng lớn nguồn tài nguyên có sẵn và chi phi thấp Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng nguồn lực tài nguyên có hạn nên mô hình KTTT theo định hướng tiêu dùng dịch vụ hiện nay trong ngành du lịch không còn được khuyến khích nữa Các dòng vật chất trong ngành du lịch giao thoa với các ngành khác nên có thể ứng dụng được mô hình KTTH trong nhiều loại hình du lịch Vì vậy, các hành động nhằm tăng cường các sáng kiến KTTH trong lĩnh vực du lịch
Trang 33vừa là hoạt động kịp thời vừa cần thiết Mục đích của mô hình DLTH là sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ du lịch, hạn chế tác động đến môi trường DLTH tuân theo nguyên tắc của KTTH, một MHKD phù hợp với nguyên tắc PTBV và đề xuất một mô hình trong đó mỗi nhân tó du lịch áp dụng cách tiếp cận thân thiện với môi trường Mô hình DLTH dành cho du khách được thiết kế nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, cho phép khách du lịch tham gia một cách có trách nhiệm các giai đoạn du lịch của họ, từ chuẩn bị chuyến đi đến lưu trú và trải nghiệm Các bước thực hiện theo cách tiếp cận KTTH trong du lịch với tư cách khách du lịch là:
- Cơ hội DUTH được các DNDL cung cấp hoặc được tìm kiếm trên Internet; - Lên kế hoạch, lựa chọn và đặt hàng nhà cung cấp dich vu DLTH;
- Lựa chọn phương án di chuyền thân thiện với môi trường nhất; - Quản lý có trách nhiệm các dịch vụ lưu trú tuần hoàn: sử dụng thực phẩm, hàng tiêu dùng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng ;
- Phản hồi giữa khách du lịch và/hoặc các chuyên gia đề tăng cường, cải thiện cung ứng DLTH (quay lại bước l)
Hình 1.4 Mô hình du lịch tuần hoàn dành cho khách du lịch
Phản hồi giữa du khách
và/hoặc chuyên gia để cải thiện dịch vụ
Trang 34Mô hình KTTH trong du lịch dành cho nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần được xây dựng để du khách có thê lựa chọn khi quyết định tham gia vào vòng tròn này Tuy nhiên, sự phức tạp cùng tính chất liên ngành của lĩnh vực du lịch là thách thức đối với việc áp dụng mô hình KTTH bởi số lượng các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ du lịch trong nhiều loại hình và cả khu vực cung cấp công cộng rất lớn Hình vẽ dưới đây mô tả chỉ tiết chuỗi giá trị trong cung ứng dịch vụ du lịch, căn cứ vào đây có thể xây dựng mô hình KTTH cho một số nhóm nhà cung cấp có cùng đặc điểm
Việc chuyên đổi ngành kinh tế kết hợp này sang mô hình KTTH đòi hỏi phải thay đôi
logic kinh doanh, cần bồ sung các yếu tố quan trọng sau: Nhận thức của nhân viên và người dân địa phương về tầm quan trọng của du lịch tuần hoàn; Các tiêu chuẩn hệ sinh thái phù hợp với các nguyên tắc tuần hoàn nhằm dễ dàng xác định các đối tác kinh tế tuần hoàn phù hợp; Cơ sở hạ tầng tư nhân và công cộng đề cho phép thực hiện
tuần hoàn; Việc hoạch định chính sách thiết lập môi trường kinh doanh cần thiết; Đôi
mới mô hình kinh doanh tuần đề thay đổi một cách có hệ thống đề xuất giá trị, logic tạo ra và duy trì của người tham gia du lịch
Trang 35ch trong du li ôi giá trị
Trang 36Với cơ sở bảo tồn tự nhiên, quản lý, hạn chế tối đa chất thải, tăng cường tái chế và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, ngành du lịch có thể ứng dụng mô hình KTTH vào các loại hình và hoạt động du lịch khác nhau Mô hình KTTH khi ứng dụng vào lĩnh vực du lịch có thể điều chỉnh các yếu tố như nguồn lực, các bên liên quan nhưng vẫn giữ nguyên tắc cơ bản theo sơ đồ tông quát dưới đây:
Hình 1.6 Mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng vào du lịch
đúng quy chuẩn BVMT Nguôn: Tác giả tự tổng hợp Với mục đích tối ưu hóa chuỗi giá trị của HST du lịch, các chủ thể du lịch phải cùng tạo ra giá trị Hình vẽ trên đây cung cấp một minh họa toàn diện về hệ thống du lịch khi được ứng dụng mô hình KTTH Sơ đồ nêu bật mục tiêu tái tạo của HST trong chuỗi giá trị trực tiếp va gián tiếp Điều này được thực hiện nhờ sự hợp tác lâu dài, đồng sáng tạo giá trị và đổi mới MHKD giữa các nhân tố trong HST Các doanh nghiệp tài chính, xây dựng, tiện ích, quản lý chất thải, giáo dục là những bên liên quan chính trong chuỗi giá trị gián tiếp đề xây dựng khả năng phục hồi và bền vững lâu đài của HST Các mối quan hệ chuỗi giá trị này nhằm mục đích tối ưu hóa toàn bộ HST đề đạt được mục đích cốt lõi là tái tạo vốn tự nhiên và con người
30
Trang 37Hinh 1.7 Hé sinh thai du lich tuan hoan
Diémdén Chuỗi giá trị gián tiếp
sit Hop tac + Đồng sáng tao giá trị + Đổi mới mô hình kinh doanh
Chuỗi giá trị trực tiếp Tài nguyên thiên nhiên và xã hội
Nguon: M Epler Wood (2017)
1.3.2 Các nhân tổ ảnh hưởng tới việc ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn
trong du lịch 1.3.2.1 Tài nguyên và môi trường du lich Là điều kiện, thành phần cấu tạo các hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng bậc nhất tác động tới phát triền DLTH Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các điều kiện về địa hình, khí hậu, HST, có giá trị rất lớn trong hoạt động du lịch; số lượng, chất lượng và sự đa dạng của những thành phần này không chỉ thu hút khách du lịch trên khắp thế giới mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc định hướng phát triển du lịch có hiệu quả kinh tế - xã hội mà vẫn đảm bảo tính bền vững Tài nguyên du lịch văn hóa chủ yếu là hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, những lễ hội, làng nghề truyền thống, những giá trị văn hóa, nghệ thuật, âm thực Đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt, sức hút riêng cho mỗi địa điểm du lịch Địa phương có tài nguyên du lịch quy mô, đa dạng, thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện để mở rộng thị trường và ứng dụng mô hình KTTH hơn
31
Trang 38Đối với bất cứ ngành kinh tế nào, sự PTBV đều gắn liền với vấn đề môi trường Vấn đề này càng quan trọng hơn đối với mô hình KTTH của ngành du lịch, là yếu tố liên quan tới sự tồn tại, phát triển của hoạt động du lịch Tài nguyên được quản lý khai thác hiệu quả sẽ hỗ trợ cho hoạt động phát triển DLTH Những nơi môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái sẽ khó thu hút khách du lịch và tốn nhiều nguồn lực hơn trong việc áp dụng sự tuần hoàn vào phát triển du lịch Với môi trường văn hóa xã hội, nếu nhiều khía cạnh bị tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra thì ngành du lịch cũng khó phát triển và cộng đồng khó tiếp cận mô hình KTTH hơn
Đề đảm bảo cho ngành du lịch phát triển theo định hướng KTTH thì nguồn thu từ du lịch cần tăng trưởng mạnh Tổng thu từ du lịch của một khu vực đến từ tất cả các khoản chỉ tiêu của du khách khi tham quan tại đó nên yếu tố ảnh hưởng chính là thị trường khách du lịch, cả về số lượng và chất lượng Số lượng du khách càng tăng thì tổng thu du lịch có khả năng càng lớn Chất lượng khách du lịch được thể hiện qua các yếu tổ mức chỉ tiêu (dựa vào khả năng tài chính), số ngày lưu trú trung bình (dựa vào thời gian nhàn roi), trình độ văn hóa (ảnh hưởng đến việc sử dụng SPDVDL) Thị trường khách du lịch đông và chất lượng cao sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngành du lịch, tạo vốn đầu tư đề ngành du lịch PTBV
1.3.2.3 Sự phát triển kinh tế của quốc gia, địa phương Nền kinh tế phát triển là tiền đề của sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Nguồn thu của đất nước hay địa phương có tăng trưởng thì thu nhập của người dân mới gia tăng và du lịch mới có động lực để phát triển Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành kinh tế quan trọng khác Nông nghiệp phát triển có thể đáp ứng lương thực, thực phâm, những mặt hàng tiêu dùng khác và tạo ra nhiều điểm tham quan, trải nghiệm cho khách du lịch Công nghiệp phát triển ảnh hưởng mạnh mẽ sẽ cung cấp năng lượng, CSVC cho các hoạt động du lịch, đặc biệt còn hỗ trợ cho việc chuyền đổi theo hướng KTTH Xây dựng và giao thông vận tải phát triển có tác động lớn đến việc thiết kế, xây dựng hệ thống giao thông, công trình du lịch với day đủ tiện nghỉ Đặc biệt, nền kinh tế của quốc gia phát
Trang 39triển theo định hướng bền vững sẽ là môi trường tốt để hoạt động du lịch thúc đây việc ứng dụng mô hình KTTH
1.3.2.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật Hệ thống CSHT du lịch không chỉ là tiền đề đáp ứng nhu cầu du khách mà còn
cho thấy khả năng ứng dụng mô hình KTTH vào các hoạt động Các chuyên gia kinh tế của Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc cho rằng, một quốc gia có thể phát triển du lịch theo cách bền vững nếu 80% những điều kiện vật chất cần thiết cho khách du lịch được sản xuất trong nước Hệ thống giao thông là mắt xích thiết yếu nhất, đảm bảo tiện nghĩ, thoải mái cho du khách, khiến các điểm đến du lịch tiếp cận được rộng rãi khách hàng hơn, đặc biệt hỗ trợ cho việc sử dụng các phương tiện công cộng, xe điện hay năng lượng sạch Bằng sức lao động, con người sử dụng CSVC kỹ thuật trong việc khai thác tài nguyên và cung ứng dịch vụ du lịch, nền tảng này nếu có sự phong phú, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên sẽ góp phần khiến du lịch phát triển theo hướng bền vững hơn Hệ thống CSVC kỹ thuật tốt không chỉ khiến mức độ thỏa mãn của du khách tăng cao mà còn giúp việc quản lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, tái chế và xử lý chất thải thuận lợi hơn
1.3.2.5 Chính sách phát triển du lịch và quản lý môi trường
Chính sách phát triển du lịch và quản lý môi trường là yếu tố quyết định dẫn
đến thành công hay thất bại của việc triển khai DLTH Định hướng chính sách phù
hợp là điều kiện thúc đây du lịch tăng trưởng, BVMT hiệu quả, PTBV Cơ chế chính
sách phát triển du lịch và quản lý môi trường có ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong ngành du lịch từ việc khai thác, bảo vệ tài nguyên tới đầu tư, quy hoạch du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và kinh doanh dịch vụ Những quốc gia hay địa phương có chính sách xuất nhập cảnh, di chuyền, lưu trú, tham quan, mua sắm cởi mở hay cơ chế đặc thù hấp dẫn trong phát triển du lịch sẽ khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, thu hút khách du lịch, tạo tiền đề cho ngành du lịch tăng trưởng, tạo nguồn von dé chuyén đổi sang mô hình KTTH Bên cạnh đó là những chính sách ảnh hưởng đến nguồn cung du lịch như đầu tư, đảo tạo nguồn nhân lực, CSVC kỹ thuật hay chính sách về vốn, thị trường, CNTT và cải cách hành chính nếu hợp lý và có sự chặt chẽ trong định hướng du lịch xanh sẽ tác động tích cực tới việc ứng dụng mô hình KTTH Ngoài ra,
33
Trang 40chính sách quản lý môi trường chặt chẽ, có tính hệ thống, liên kết nhiều bên liên quan là yếu tố quyết định ý thức bảo tồn thiên nhiên và quản lý chất thải của mọi thành phần trong ngành du lịch
1.3.2.6 Nguồn nhân lực du lịch Du lịch là một ngành dịch vụ và kết quả đầu ra phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực, mỗi nhóm nhân lực du lịch có một ý nghĩa riêng Cơ quan QLNN có chức năng quy hoạch ngành du lịch đề đầu tư theo lộ trình, đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường, phân bổ nguồn lực mỗi khâu hợp lý, điều hướng phát triển theo mô hình KTTH cho những dự án đầu tư và chú trọng nhiệm vụ bảo tồn, cải tạo thiên nhiên, ưu tiên những dự án du lịch giảm tác động tới môi trường, tạo CSHT thuận lợi, hiện đại đáp ứng phát triển du lịch bền vững, tập trung vào công tác tuyên truyền Các cơ quan QLNN cân đối mọi nguồn lực dé phát triển bền vững du lịch nên trình độ quản lý ngành là yếu tố tác động lớn tới việc triển khai DLTH Trong ngành này, lao động phần lớn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên chất lượng dịch vụ DLTH không chỉ phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động mà còn thể hiện qua thái độ làm việc, ý thức trách nhiệm với tự nhiên Các DNDL muốn phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt và định hướng KTTH, cần phải nhận thức rõ vai trò của đội ngũ lao động, tập trung đào tạo nguồn nhân lực kiến thức sâu rộng, giỏi tay nghề và có đạo đức, trách nhiệm tốt với khách hàng, môi trường
1.3.2.7 Cộng đồng dân cư địa phương
Với tính chất liên ngành và xã hội hóa cao, triển khai ứng dụng mô hình KTTH
trong du lịch cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng xã hội Họ là những người hiểu rõ giá trị tài nguyên của khu vực du lịch và có thể tạo được sự tin tưởng nhất về chất lượng sản phẩm, dịch vụ dành cho du khách
Cư dân địa phương trực tiếp và gián tiếp tác động đến phát triển DLTH Dân cư địa phương có vai trò chính trong việc bảo tồn đa dang sinh học, đảm bảo tính bền vững về sử dụng tài nguyên cho du lịch Khi nhận thức được mục tiêu và lợi ích mà mô hình KTTH trong du lịch mang lại, họ sẽ tham gia tích cực vào mọi hoạt động tạo sự tuần hoàn, bền vững không chỉ về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng với du khách và còn về môi trường tự nhiên, công tác bảo tôn