1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Mặt Đường Bê Tông Nhựa ( Gói thầu thuộc dự án đường ô tô cao tốc HN-HP)

32 27 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Mặt Đường Bê Tông Nhựa
Tác giả CễNG TY CP XÂY DỰNG VÀ TM VIỆT HOA
Thể loại Biện pháp thi công
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 836,51 KB

Cấu trúc

  • I. KHáI QUáT CHUNG (3)
  • II. Cơ sở lập biện pháp thi công (4)
  • III. Nguyên tắc biên soạn (4)
  • IV. Kế hoạch thi công (4)
  • V. Tiến độ thi công (5)
  • VI. Tổ chức bộ máy quản lý chỉ huy công tr-ờng (5)
    • 1. Thành lập Ban chỉ huy công tr-ờng (5)
    • 2. Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận (5)
    • 3. Mối liên hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện tr-ờng (8)
    • 4. Sơ đồ tổ chức công tr-ờng (9)
  • VII. Nhân lực và thiết bị thi công (9)
    • 1. Máy móc thiết bị (9)
    • 2. Nhân lực phục vụ thi công (10)
  • VIII. vật liệu sử dụng (11)
    • 1. Nguồn vật liệu dự kiến sử dụng (11)
    • 2. Các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu (11)
  • IX. Công tác xử lý mặt đ-ờng cũ (0)
    • 1. Đặc điểm của các tuyến (17)
    • 2. Xử lý mặt đ-ờng cũ (0)
  • X. Thi công lớp mặt đ-ờng BTN (0)
    • 1. Công tác chuẩn bị (19)
    • 2. Công tác vận chuyển (20)
    • 3. Yêu cầu về điều kiện thi công (20)
    • 4. Rải hỗn hợp bê tông nhựa (21)
    • 5. Lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa (23)
    • 6. Kiểm tra chất l-ợng thi công (0)
  • XI. An toàn công tr-ờng (30)
  • XII. Đo đạc và thanh toán (30)
    • 1. Ph-ơng pháp đo đạc (0)
    • 2. Cơ sơ thanh toán (31)
  • XIII. Phô lôc (32)

Nội dung

Biện pháp mô tả chi tiết trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa, dựa trên các chỉ dẫn kỹ thuật dự án và TCVN hiện hành.

KHáI QUáT CHUNG

 Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội -Hải Phòng được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế là đường cao tốc loại A có chiều dài xấp xỉ 105.5km, điểm đầu tại vành đai 3 (Hà Nội) và điểm cuối là cảng Đình Vũ (Hải Phòng) Tuyến đường chạy qua 4 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng

Gói thầu “Thi công hoàn trả đường và các công việc theo yêu cầu của địa phương tỉnh Hải Dương” là một phần của dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, gồm nhiều hạng mục như: thi công nền đường, mặt đường, cống thoát nước, tổ chức giao thông và lắp đặt cầu phao Ô Xuyên Trong đó, hạng mục mặt đường “Bê tông nhựa” được áp dụng cho các tuyến đường cụ thể.

- Đường tỉnh 392: Đoạn từ Km0+300-Km1+200 (Ngã tư Kẻ Sặt đến phạm vi nút giao víi QL38 míi)

- Đường tỉnh 391: Đoạn 2 đầu cống Câu

- Đường tỉnh 399: Đoạn từ cống Đọ đến nút giao cầu Phú Tảo (Đường Lê Thanh Nghị)

- Đường tỉnh 391: Đoạn từ Km10+800-Km11+00

- Đường tỉnh 391: Đoạn từ Km9+400-Km9+600

- Quốc lộ 38B: Đoạn Km0+40-Km0+90 (Giáp ngã tư Gia Lộc)

 Các đoạn tuyến hoàn trả trên có quy mô mặt cắt ngang: B n ≥ 12m, B m ≈ 11m Được thiết kế tăng cường trên mặt đường cũ một lớp kết cấu mặt mới “Lớp mặt đường BTN ”.

Cơ sở lập biện pháp thi công

 Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đựơc ký kết giữa các bên

 Căn cứ vào bản vẽ thiết kế của gói thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận

 Căn cứ vào chỉ dẫn kỹ thuật của dự án

 Căn cứ vào các quy trình, quy phạm hiện hành về thi công và nghiệm thu công trình

 Căn cứ vào năng lực của nhà thầu Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Việt Hoa

 Các tiêu chuẩn tham chiếu:

- TCVN 8819-2011: Mặt đường BTN nóng - yêu cầu thi công và nghiệm thu - TCVN 8817-2011: Nhũ tương nhựa đường a xit toàn tập

- 22TCN 279-01: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thí nghiệm - nhựa đường đặc - 22TCN 319-04: Tiêu chuẩn Việt Nam cho nhựa đường polime cải tiến

- TCVN 8866-2011: Mặt đường ô tô - xác định độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát - thử nghiệm

Nguyên tắc biên soạn

 Nghiêm chỉnh tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như các loại quy phạm, quy trình và quy tắc, và quán triệt chúng trong suốt quá trình thi công

 Kết hợp tình hình điều tra tại hiện trường với các yêu cầu về mặt thời gian thi công, chất lượng, an toàn mà đơn vị chúng tôi đã cam kết, thiết lập ra hệ thống bảo đảm và biện pháp bảo đảm, để đảm bảo thực hiện mục tiêu này

 Tính mạng con người làm trọng, an toàn trên hết, dự phòng là chính, bảo đảm thiết bị máy móc và chạy xe an toàn.

Kế hoạch thi công

Dựa trên tiến độ thi công và các điều kiện thực tế tại công trường, nhà thầu sẽ sắp xếp thi công mặt đường BTN theo trình tự các tuyến sau.

- Đường tỉnh 391: Đoạn từ Km10+800-Km11+00 - Đường tỉnh 391: Đoạn từ Km9+400-Km9+600 - Đường tỉnh 391: Đoạn hai đầu cống Câu - Đường tỉnh 399: Đoạn từ cống Đọ đến nút giao cầu Phú Tảo - Quốc lộ 38B: Đoạn từ Km0+040-Km0+090 (giáp ngã tư Gia Lộc) - Đường tỉnh 392: Đoạn từ Km0+300-Km1+200 (ngã tư kẻ sặt đến phạm vi với nút giao QL38B míi)

 Đối với tuyến đường: Đường tỉnh 399, lớp mặt bê tông nhựa sẽ được thi công sau khi đã xử lý mặt đường cũ (công tác cào bóc mặt đường cũ phần làn xe thô sơ và phần làn xe cơ giới) Khi được Tư vấn đồng ý nghiệm thu bề mặt xử lý, Nhà thầu tiến hành thi công Lớp mặt bê tông nhựa chặt 19 dày 7cm ở phần làn đường giành cho xe cơ giới đến cao độ thiết kế Tiếp đó tiến hành thi công lớp mặt bê tông nhựa chặt 12.5 dày 5cm trên toàn bộ mặt đường Trình tự thi công được trình bày mục X “Thi công lớp mặt đường BTN”

 Đối với các tuyến đường còn lại, Nhà thầu sẽ tiến hành xử lý một số vị trí cục bộ, một số vị trí cần cào bóc Sau khi hoàn thiện đến cao độ hiện trạng được sự đồng ý của Tư vấn sẽ tiến hành bù vênh và thảm toàn mặt lớp bê tông nhựa chặt 12.5 dày 5cm trên toàn bộ phần mặt đường thiết kế Trình tự thi công được trình bày mục X “Thi công lớp mặt đường BTN”.

Tiến độ thi công

- Tiến độ thi công mặt đường “Bê tông nhựa” được cập nhật theo tiến độ thi công tổng thể tại vị trí thi công tuyến đường.

Tổ chức bộ máy quản lý chỉ huy công tr-ờng

Thành lập Ban chỉ huy công tr-ờng

- Được BĐH Nhà thầu thành lập để thay mặt Nhà thầu trực tiếp chỉ đạo các tổ, đội thi công trên công trường

- Ban chỉ huy công trường gồm có Chỉ huy trưởng công trường và các bộ phận giúp việc chỉ đạo thi công công trình

- Ban chỉ huy công trường chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, giám sát và nghiệm thu nội bộ các hạng mục thi công trên công trường theo biện pháp đã thoả thuận đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn

- Thay mặt Nhà thầu giải quyết các giải pháp kỹ thuật, các phát sinh trong quá trình thi công.

Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận

 Chỉ huy trưởng công trường:

- Có trách nhiệm và thẩm quyền quan hệ trực tiếp với Chủ đầu tư để giải quyết vấn đề liên quan đến việc thi công như: Tổ chức thi công , thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật, thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với Chủ đầu tư Chịu trách trách nhiệm tổ chức hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình Chịu trách nhiệm về hạch toán chi tiêu trong nội bộ và có quyền giải quyết thu, chi mua vật tư trong phạm vi công trình

- Quán triệt thực hiện những chỉ tiêu kỹ thuật quốc gia và chính sách quản lý kỹ thuật của cấp trên; phụ trách các công tác kỹ thuật thi công của dự án

- Tổ chức nhân viên kỹ thuật tìm hiểu và nắm bắt văn bản của hợp đồng cũng như bản vẽ thi công

- Phụ trách thiết lập phương án tổ chức thi công, biên soạn thiết kế tổ chức công nghệ thi công

- Chỉ đạo tổ chức thi công, hướng dẫn nhân viên kỹ thuật thi công thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và quy trình thao tác thi công Đồng thời, kiểm soát tiến độ, chất lượng thi công

- Phụ trách phê duyệt, ký phương án thay đổi thiết kế, báo cáo phương hướng thay đổi và kiểm tra tính đầy đủ của tài liệu thay đổi

 Bộ phận vật tư, thiết bị:

- Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình

- Phụ trách công việc mua sắm vật tư, máy móc cơ giới thi công và thuê máy móc thi công

- Phụ trách công việc bảo quản lưu giữ cho vật tư mua sắm

- Phân công quản lý kho bãi

- Phụ trách duy trì và bảo dưỡng các máy móc thiết bị thi công - Lập và thực hiện kế hoạch cho vật liệu

 Bộ phận KCS - Hồ sơ nội nghiệp:

- Nắm vững các điều khoản hợp đồng, quy pham kỹ thuật, bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá chất lượng công trình và các công tác thử nghiệm…

- Giúp đỡ chỉ huy trưởng quản lý chất lượng thi công cho công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình

Trong quá trình kiểm tra thực hiện trình tự thi công, quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn của tư vấn giám sát, hãy lưu ý chỉ ra những vấn đề tồn tại và đưa ra các ý kiến cải tiến phù hợp Việc này giúp nâng cao chất lượng thi công, đảm bảo an toàn và tính bền vững của công trình.

- Kiểm nghiệm những công việc đã hoàn thành, đối với những công việc không đạt yêu cầu thì đưa ra biện pháp khắc phục có hiệu quả

- Tập hợp đầy đủ các tài liệu cho công tác quản lý chất lượng

- Bảo quản tốt các tài liệu thử nghiệm ban đầu, tăng cường việc trao đổi liên hệ với kỹ sư giám sát và phòng thí nghiệm

- Lập kế hoạch thí nghiệm các hạng mục theo kế hoạch và thiết kế các thành phần hỗn hợp đảm bảo về chất lượng dưới sự lãnh đạo của giam đốc dự án và của kỹ sư trưởng

- Phụ trách công tác chất lượng của vật liệu sử dụng cho dự án - Thường xuyên tìm hiểu nắm bắt tình hình tại công trường thi công, nắm bắt tiến độ thi công, kịp thời thống kê sắp xếp các hạng mục đã được nghiệm thu Kịp thời thu thập và tổng hợp các loại tài liệu kiểm định chất lượng

- Kịp thời tập hợp các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khối lượng, và lập báo cáo chứng từ thanh toán khối lượng để đảm bảo các công việc được nghiệm thu được thanh toán

Để triển khai dự án hiệu quả, cần nắm rõ BOQ, trao đổi với tư vấn giám sát về khối lượng, tổng hợp các điều khoản hợp đồng và ý kiến tư vấn giám sát Từ đó đưa ra ý kiến bảo đảm thực hiện thi công hiệu quả, phân tích chi phí và biện pháp kiểm soát, lập báo cáo thống kê kinh doanh.

- Lập thanh quyết toán kịp thời ngay sau khi hoàn thành công trình, và giúp cho chỉ huy trưởng dự án tổ chức các công việc hoàn tất hồ sơ hoàn công

- Lập phương án và kiểm tra theo dõi về kế hoạch tiến độ của dự án

 Bộ phận Kỹ thuật -Thí nghiệm:

- Gồm các kỹ sư có kinh nghiệm, chuyên ngành như: Kỹ sư cầu, kỹ sư giao thông, kỹ sư trắc đạc, kỹ sư điện có thâm niên nhiều năm thi công các công trình tương tự trực tiếp thi công các hạng mục công việc

- Nắm bắt bản vẽ thiết kế, văn bản hợp đồng, các quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý thi công

- Lập biện pháp thi công, làm tốt các công tác chuẩn bị về kỹ thuật trước khi thi công, chỉ ra chi tiết trình tự, chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt, và nêu ra những biện pháp khắc phục các sự cè

- Phụ trách công việc thi công và quản lý trên hiện trường toàn gói thầu, quán triệt và thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng, phụ trách và trao đổi ý kiến với giám sát hiện trường

- Huy động nhân công, máy móc, vật liệu hợp lý theo tình hình công trình

- Sắp xếp hợp lý các trình tự thi công, làm tốt công việc bàn giao, đảm bảo tiến hành thuận lợi

- Làm tốt công tác quản lý chất lượng cũng như khối lượng

- Có trách nhiệm nghiệm thu nội bộ trước khi mời Tư vấn giám sát nghiệm thu

- Lấy mẫu, kiểm tra, làm các công tác thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm hiện trường các vật tư, vật liệu đưa vào thi công

- Chịu trách nhiệm trước Nhà thầu và Chỉ huy trưởng công trường về chất lượng, tiến độ trên công trường

 Bộ phận An toàn, Y tế, vệ sinh môi trường:

- Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các tổ thi công theo đúng biện pháp thi công đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị

Lập sổ theo dõi và báo cáo hàng ngày, ghi chép chi tiết mọi hoạt động liên quan đến an toàn tại công trường * Lập biên bản ghi chép các sự cố, tai nạn mất an toàn ngay khi xảy ra, làm rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời * Khi chưa có biện pháp đảm bảo an toàn đầy đủ, kiên quyết không cho phép tiếp tục các công việc có nguy cơ gây mất an toàn.

- Kiểm tra định kỳ sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, sơ cứu kịp thời các tại nạn sảy ra trên công trường

- Kết hợp với Chính quyền địa phương, vệ sinh dich tễ làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh trên công trường

- Chịu trách nhiệm trước Nhà thầu và Chỉ huy trưởng công trường về công tác an toàn và y tế trên toàn công trường

- Tổ trưởng có nhiệm vụ triển khai kỹ thuật tới từng công nhân và quản lý công nhân trực tiếp thực hiện tốt các công việc được giao

- Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng công trường về chất lượng, tiến độ của các phần việc được giao

Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và đảm bảo về số lượng sẽ được điều động đến công trường theo biểu đồ nhân lực đã thiết lập sẵn Biểu đồ nhân lực này sẽ bám sát theo biểu đồ tiến độ thi công, nhằm đảm bảo tiến độ thi công được thực hiện đúng như kế hoạch, đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu đề ra.

Mối liên hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện tr-ờng

- Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà thầu

- Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải được Nhà thầu phê duyệt trước khi tiến hành thi công

- Nhà thầu sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công thông qua các báo cáo hàng ngày, tuần và hàng tháng từ công trường gửi về

- Cử các cán bộ chuyên trách xuống công trường theo dõi kiểm tra thực tế quá trình thi công kết hợp với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn.

Sơ đồ tổ chức công tr-ờng

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC THI CÔNG HIỆN TRƯỜNG

CÔNG TRÌNH: DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG GÓI THẦU: HOÀN TRẢ ĐƯỜNG VÀ CÁC CÔNG VIỆC THEO YÊU CẦU CỦA ĐỊA PHƯƠNG - TỈNH HẢI DƯƠNG

HỒ SƠ, KHỐI LƯỢNG Phụ trách:

KS.Lại Duy Trung KS.Mai Quang Long BAN ĐIỀU HÀNH TẠI CÔNG TRƯỜNG

Chỉ huy trưởng: Linh Văn Chung

TỔ CẤP CỨU, Y TẾ TRẠM Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG

ATGT-ATLĐ -VSMT Phụ trách:

KS.Vũ Văn Minh KS.Nguyễn Đức Tuyên

MŨI THI CÔNG SỐ 1 CẦU PHAO GIA LỘC

MŨI THI CÔNG SỐ 2 THI CÔNG CỐNG HỘP, ĐƯỜNG BÊ TÔNG XM

KS.Phạm Văn Nam KS.Ngô Văn Đích

MŨI THI CÔNG SỐ 3 BÊ TÔNG NHỰA

TỔ LẮP DỰNG VÁN KHUÔN

(3 TỔ) TỔ CUNG ỨNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ

TỔ GIA CÔNG LẮP ĐẶT CỐT THÉP (3 TỔ)

TỔ LẮP DỰNG VÁN KHUÔN TỔ XE

TỔ HOÀN THIỆN, SƠN KẺ TIỂU BAN ỨNG CỨU

TỔ CẤP CỨU HIỆNTRƯỜNG TỔ ĐIỀU TRỊ Y TẾ TỔ ĐẢM BẢO HẬU CẦN

Nhân lực và thiết bị thi công

Máy móc thiết bị

- Bố trí thiết bị, máy móc thi công đủ về chủng loại, hợp lý là vấn đề quan trọng Chất lượng thiết bị tốt, năng suất cao để đáp ứng được tiến độ, chất lượng công trình

- Tất cả các thiết bị, máy móc cần thiết cho dây chuyền thi công đều phải tuân theo các quy định, nằm trong chương trình điều hành chất lượng dưới sự giám sát và chấp thuận của kü s

- Nhà thầu sẽ đưa vào tham gia thi công công trình các lọai thiết bị, xe máy thi công đúng chủng loại, phù hợp về công suất Luôn luôn đảm bảo hệ số sẵn sàng làm việc cao Các thiết bị đo, đếm kiểm tra trên công trường đều là các loại đã qua kiểm nghiệm kỹ thuật

- Thiết bị thi công chủ yếu:

Danh mục thiết bị máy móc tham gia thi công cho 1 đội thi công:

STT Thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Trạm trộn asphalt 80 tấn/giờ trạm 1 Sẽ trình Tư vấn

2 Máy rải 130-140CV cái 2 Tốt

3 Máy cào bóc mặt đường cái 1 Tốt

4 Lu bánh thép 13T cái 2 Tốt

5 Lu bánh lốp 26T cái 2 Tốt

6 Ô tô vận chuyển bê tông nhựa cái 4 Tốt

7 Máy xúc lật cái 1 Tốt

8 Thước nhôm 3m đo độ bằng phẳng cái 1 Tốt

9 Máy thuỷ bình cái 1 Tốt

10 Máy toàn đạc điện tử cái 8 Tốt

11 Máy cắt bê tông nhựa cái 2 Tốt

12 Xe bồn dầu cái 1 Tốt

13 Máy tưới nhựa cái 1 Tốt

14 Máy nén khí thổi bụi cái 2 Tốt

15 Thiết bị để đun nóng nhựa Bitum cái Tốt

16 Dụng cụ thủ công cái Đầy đủ theo nhu cầu

18 Nhiệt kế vỏ kim loại 100-200 o C cái 1 Tốt

19 Bộ sàng tiêu chuẩn bộ 1 Tốt

21 Thiết bị chiếu sáng bộ 5 Tốt

(Ghi chú: Thiết bị sẽ được huy động thêm theo yêu cầu của hiện trường)

Nhân lực phục vụ thi công

- Nhà thầu sẽ bố trí đầy đủ cán bộ có năng lực kinh nghiệm, đủ sức khoẻ để đảm bảo tốt chức vụ thi công từ khâu chỉ đạo, quản lý giám sát đến thí nghiệm tại hiện trường

- Công nhân bố trí có tay nghề cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, để công trình đạt chất lượng về mỹ thuật và tiến độ thi công đề ra

- Công nhân vận hành xe máy - thiết bị, nhà thầu bố trí công nhân lành nghề được tuyển chọn, có kinh nghiệm thi công nhiều công trình tương tự

- Toàn bộ nhân lực đều có hợp đồng lao động, bảo hiểm, tạm trú, có chứng chỉ và văn bằng phù hợp với công việc

- Nhân lực tham gia thi công:

Doanh mục nhân lực tham gia thi công:

STT Nhân lực Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Kỹ thuật phụ trách thi công người 1

2 Kỹ thuật phụ trách đo đạc kiểm tra cao độ, tọa độ người 1

5 Công nhân kỹ thuật người 5

6 Lao động phổ thông người 10

- Căn cứ vào tình hình thực tế tại hiện trường và sơ đồ tổ chức nhà thầu bố trí 1 kỹ thuật phụ trách thi công là Kỹ sư Nguyễn Xuân Phú và một kỹ thuật phụ trách tổ đo đạc kiểm tra cao độ kích thước là Kỹ sư Võ Hồng Thạnh

(Ghi chú: Nhân lực sẽ được huy động thêm theo yêu cầu của hiện trường)

vật liệu sử dụng

Nguồn vật liệu dự kiến sử dụng

Nhà thầu sẽ sử dụng bê tông nhựa được lấy từ trạm bê tông nhựa đã được tư vấn và chủ đầu tư chấp thuận Trạm bê tông nhựa này sẽ được nhà thầu đệ trình riêng.

Các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu

- Theo chỉ dẫn kỹ thuật Mục 05100 - Lớp thấm bám và dính bám thì vật liệu cho lớp nhựa thấm bám là nhựa lỏng đông đặc vừa loại MC-70 sẽ được Nhà thầu sử dụng cho dự án này

- Sử dụng vật liệu nhựa đường loại MC-70 phải áp dụng đúng theo quy trình hiện hành và theo sự chỉ dẫn của Kỹ sư

- Trước khi thi công Nhà thầu sẽ đệ trình lên Tư vấn nguồn gốc, xuất xứ, các chỉ tiêu kỹ thuật loại nhựa thấm bám, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của Dự án b) Nhựa dính bám:

- Vật liệu sử dụng cho Lớp nhựa dính bám được sử dụng dính bám giữa Lớp liên kết bê tông nhựa và Lớp mặt bê tông nhựa phải thỏa mãn các yêu cầu về vật liệu nhựa đường polime cải tiến PMB-I, PMB-II và PMB-III như đã được quy định trong tiêu chuẩn việt nam 22TCN319-04 và các yêu cầu qui định trong chỉ dẫn kỹ thuật mục 5300 “Lớp bề mặt và Lớp liên kết mặt đường bằng BTN” Nhà thầu sẽ sử dụng vật liệu cho Lớp nhựa dính bám là nhũ tương phân tách nhanh tuân theo các yêu cầu của AASHTO M140 hoặc AASHTO M208 khi được kỹ sư cho phép bằng văn bản

- Nhà thầu sẽ đệ trình, nguồn cung cấp, các chứng chỉ, chỉ tiêu kỹ thuật của vật liệu lên Tư vấn trước khi thi công c) Hỗn hợp bê tông nhựa

- Nhà thầu sẽ đệ trình lên Tư vấn bản thiết kế cấp phối BTNC loại 12.5 và BTNC loại 19 Chỉ khi được sự chấp thuận của Tư vấn mới được đưa vào phối trộn

 Vật liệu cho hỗn hợp BTN:

- Tuân theo các yêu cầu chỉ dẫn kỹ thuật mục 5300 “Lớp bề mặt và Lớp liên kết mặt đường bằng BTN ”:

- Đá dăm trong hỗn hợp BTN được xay ra từ đá tảng, đá núi, từ cuội sỏi, từ sỉ lò cao không bị phân huỷ

- Không được dùng đá dăm xay từ đá mác nơ, sa thạch sét Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho từng loại bê tông nhựa phải thoả mãn các quy định TCVN 8819-2011

Theo tiêu chuẩn TCVN 7572-17:2006, lượng đá dăm mềm yếu và phong hóa trong hỗn hợp bê tông nhựa không được vượt quá 10% khối lượng đối với lớp rải trên cùng, và không quá 15% khối lượng đối với lớp rải nền dưới cùng Việc kiểm soát tỷ lệ đá dăm này sẽ giúp đảm bảo độ bền và ổn định của kết cấu bê tông nhựa.

- Lượng đá thỏi dẹt của đá dăm không được vượt quá 15% khối lượng đá dăm trong hỗn hợp Xác định theo TCVN 1572-13:2006

- Trong cuội sỏi xay không được quá 20% khối lượng là loại đá gốc silic - Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong đó hàm lượng sét không vượt quá 0.05% khối lượng đá Xác định theo TCVN 7572-8: 2006

- Trước khi đong sơ bộ để đưa vào trống sấy, đá dăm phải được phân loại theo các cỡ hạt:

+ Đối với bê tông nhựa hạt mịn, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 10-15mm và 5-10mm

+ Đối với bê tông nhựa hạt trung, phân ít nhất 3 cỡ hạt 15-20(25)mm, 10-15mm và 5- 10mm

+ Đối với bê tông nhựa hạt lớn, phân ra ít nhất 2 cỡ hạt 20(25)-40mm và 5-20(25)mm - Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho bê tông nhựa phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại Bảng 1:

 Bảng 1: Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho đá dăm : (Trích trong TCVN 8819:2011)

1 Cường độ nén của đá gốc, MPa TCVN 7572-10: 2006

(căn cứ chứng chỉ thí nghiệm kiểm tra của nơi sản xuất đá dăm sử dụng cho công trình)

- Đá mác ma, biến chất ≥ 100 ≥ 80

2 Độ hao mòn khi va đập trong máy Los

3 Hàm lượng hạt thoi dẹt

4 Hàm lượng hạt mềm yếu, phong hoá , % ≤ 10 ≤ 15 TCVN 7572-17: 2006

5 Hàm lượng hạt cuội sỏi bị đập vỡ (ít nhất là 2 mặt vỡ), % - - TCVN 7572-18: 2006

6 Độ nén dập của cuội sỏi đợc xay vỡ, % - - TCVN 7572-11: 2006

7 Hàm lượng chung bụi, bùn, sét,% ≤ 2 ≤ 2 TCVN 7572-8: 2006 8 Hàm lượng sét cục, % ≤ 0,25 ≤ 0,25 TCVN 7572-8 : 2006 9 Độ dính bám của đá với nhựa đường(**), cÊp ≥ cÊp 3 ≥ cÊp 3 TCVN 7504 : 2005

(*): Sử dụng sàng mắt vuông với các kích cỡ ≥ 4,75 mm theo quy định để xác định hàm lượng thoi dẹt

(**): Trờng hợp nguồn đá dăm dự định sử dụng để chế tạo bê tông nhựa có độ dính bám với nhựa đường nhỏ hơn cấp 3, cần thiết phải xem xét các giải pháp, hoặc sử dụng chất phụ gia tăng khả năng dính bám (xi măng, vôi, phụ gia hóa học) hoặc sử dụng đá dăm từ nguồn khác đảm bảo độ dính bám Việc lựa chọn giải pháp nào do Tư vấn giám sát quyết định

- Cát dùng để chế tạo bê tông nhựa là cát thiên nhiên, cát xay, hoặc hỗn hợp cát thiên nhiên và cát xay

- Cát thiên nhiên không được lẫn tạp chất hữu cơ (gỗ, than )

- Cát xay phải được nghiền từ đá có cường độ nén không nhỏ hơn cường độ nén của đá dùng để sản xuất ra đá dăm

- Các chỉ tiêu cơ lý của cát phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại Bảng 2

 Bảng 2: Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho cát : (Trích tiêu chuẩn TCVN 8819:2011)

Chỉ tiêu Quy định Phương pháp thử

1 Mô đun độ lớn (MK) ≥ 2 TCVN 7572-2: 2006

2 Hệ số đương lượng cát (ES), %

3 Hàm lượng chung bụi, bùn, sét, % ≤ 3 TCVN 7572- 8 :2006

4 Hàm lượng sét cục, % ≤ 0,5 TCVN 7572- 8 :2006

5 Độ góc cạnh của cát (Độ rỗng của cát ở trạng thái chưa đầm nén), %

- BTNC làm lớp mặt trên ≥ 43

- BTNC làm lớp mặt dưới ≥ 40

- Bột khoáng là sản phẩm được nghiền từ đá các bô nát ( đá vôi can xit, đolomit ), có cường độ nén của đá gốc lớn hơn 20 MPa, từ xỉ bazơ của lò luyện kim hoặc là xi măng

- Đá các bô nát dùng sản xuất bột khoáng phải sạch, không lẫn các tạp chất hữu cơ, hàm lượng chung bụi bùn sét không quá 5%

- Bột khoáng phải khô, tơi, không được vón hòn

- Các chỉ tiêu cơ lý của bột khoáng phải thoả mãn các yêu cầu quy định tại Bảng 3

 Bảng 3: Các chỉ tiêu cơ lý quy định cho bột khoáng : (Trích trong TCVN 8819:2011)

Chỉ tiêu Quy định Phương pháp thử

1 Thành phần hạt (lượng lọt sàng qua các cỡ sàng mắt vuông), % TCVN 7572-2: 2006

3 Chỉ số dẻo của bột khoáng nghiền từ đá các bô nát, (*) % ≤ 4,0 TCVN 4197-1995

Xác định giới hạn chảy theo phương pháp Casagrande giúp xác định độ ẩm tại điểm chuyển đổi từ trạng thái rắn sang trạng thái chảy của đất Phương pháp này sử dụng mẫu bột khoáng mịn với kích thước hạt lọt qua sàng 0,425 mm để thử nghiệm, cung cấp thông tin quan trọng về đặc tính chịu lực và khả năng chịu tải của đất.

Nhựa đường dùng để chế tạo bê tông nhựa là nhựa đường đặc 60/70 có nguồn gốc từ dầu mỏ Loại nhựa đường này phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7493:2005 và Chỉ thị 13/CT-BGTVT ngày 8/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường quản lý chất lượng vật liệu nhựa đường sử dụng trong xây dựng công trình giao thông.

Bảng 4: Các chỉ tiêu chất lượng của Bitum: (Trích tiêu chuẩn TCVN 7493:2005)

Tên chỉ tiêu Đơn vị

Mác theo độ kim lún: 60/70 Phơng pháp thử

1.Độ kim lún ở 25 o C, 0,1 mm, 5 giây o C 60 70 TCVN 495:2005

2.Độ kéo dài ở 25 o C, 5 cm/phút, cm 0,1 mm 100  TCVN 496:2005

3.Điểm hoá mềm (Dụng cụ vòng và bi), oC oC 46  TCVN 497:2005

4.Điểm chớp cháy (Cốc mở Cleveland), oC % 232  TCVN 498:2005

5.Tổn thất khối lợng sau gia nhiệt 5 giờ ở 163 o C, % %  0,5 TCVN 7499:2005

6 Tỷ lệ độ kim lún sau gia nhiệt 5 giờ ở 163 o C so với ban đầu, % % 75  TCVN 7495:2005

7.Độ hoà tan trong tricloetylen, % g/cm 3 99  TCVN 7500:2005

8.Khối lượng riêng, g/cm 3 cấp độ 1,00 1,05 TCVN 7501:2005

9 Độ nhớt động học ở 135 o C, mm2/s

10 Hàm lượng paraphin,% khối lượng oC 2,2  TCVN 7503:2005

11 Độ bám dính với đá Pa.s  Cấp 3 TCVN 7504:2005

- Việc kiểm soát chất lượng, thí nghiệm kiểm tra nhựa đường phải được tiến hành theo các quy định tại điều 9.3.1, 9.3.2 theo TCVN 8819:2011

 Hàm lượng nhựa đường trong hỗn hợp:

- Hàm lượng nhựa đường trong hỗn hợp BTN phải được cố định sao cho tổng hàm lượng nhựa đường, có xét đến hao hụt do hấp thụ vào cốt liệu được quy định theo chỉ dẫn kỹ thuật mục 3.3.1-05300 “Lớp bề mặt và Lớp liên kết mặt đường bằng BTN”

 Tỷ lệ thành phần cốt liệu:

- Cốt liệu cho hỗn hợp bê tông nhựa nóng sẽ phải phù hợp theo chỉ dẫn kỹ thuật mục 3.3.2-05300 “Lớp bề mặt và Lớp liên kết mặt đường bằng BTN” Trừ khi có chỉ dẫn khác của Kỹ sư

IX Công tác xử lý mặt đường cũ Để triển khai công tác thi công lớp mặt đường bê tông nhựa trên mặt đường cũ, Nhà

Công tác xử lý mặt đ-ờng cũ

Đặc điểm của các tuyến

TT Tên đường hoàn trả Chiều dài

(km) LOạI mặt đường A Khu vực huyện Bình Giang 0.977

1 Đường tỉnh 392: Đoạn từ Km0+300- Km1+200 (Ngã tư Kẻ Sặt đến phạm vi nót giao víi QL38 míi)

- Vệ sinh mặt đường cũ

- Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

- Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

- Lớp BTNC12.5 dày 5cm B Khu vực TP Hải dương 1.246

1 Đường tỉnh 391: Đoạn 2 đầu cống Câu 0.15

- Cào bóc mặt đường cũ dày trung b×nh 12cm

- Tưới nhựa thấm bám 1.0kg/m2

- Lớp BTNC19 dày 7cm - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

2 Đường tỉnh 399: Đoạn từ cống Đọ đến nút giao cầu Phú Tảo (Đường Lê Thanh Nghị)

+ Cào bóc mặt đường cũ trung b×nh 5cm

+ Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

+ Cào bóc mặt đường cũ trung b×nh 12cm

+ Tưới nhựa thấm bám 1.0kg/m2

- Lớp BTNC19 dày 7cm - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

- Lớp BTNC12.5 dày 5cm C Khu vực huyện Tứ Kỳ 2.637

1.1 Đường tỉnh 391: Đoạn từ Km10+800-

- Vệ sinh mặt đường cũ - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

- Bù vênh bằng BTNC12.5 - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

1.2 Đường tỉnh 391: Đoạn từ Km9+400- Km9+600

- Vệ sinh mặt đường cũ - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

- Bù vênh bằng BTNC12.5 - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

D Khu vực huyện Gia Lộc 0.061

QL38B: Đoạn Km0+40-Km0+90 (giáp ngã t Gia Lộc)

- Vệ sinh mặt đường cũ - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

- Bù vênh bằng BTNC12.5 - Tưới nhựa dính bám 0.5kg/m2

2 Xử lý mặt đường cũ a) Công tác xử lý vị trí hư hỏng cục bộ được áp dụng cho các tuyến:

+ Đường tỉnh 392: Đoạn từ Km0+300-Km1+200 (ngã tư kẻ sặt đến phạm vi nút giao QL38 míi

+ Đường tỉnh 391: Đoạn hai đầu cống Câu

+ QL38B: Đoạn Km0+40-Km0+90 (giáp ngã tư Gia Lộc)

- Nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát các vị trí hư hỏng cục bộ và đánh dấu khoanh vùng vị trí Đối với những vị trí hư hỏng này, Nhà thầu sẽ tiến hành đào kết cấu mặt đường cũ xuống 22cm bằng máy xúc thích hợp, sau đó hoàn trả bằng cấp phối đá dăm loại I dày 15cm và tiến hành thi công lớp BTN chặt 19 dày 7cm hoàn trả cao độ mặt đường hiện trạng (Phần thi công lớp BTN này sẽ được trình bày ở mục dưới) b) Công tác xử lý mặt đường cũ được áp dụng ở các tuyến:

- Các tuyến: đường tỉnh 392, đường tỉnh 391 và đoạn QL38B có khối lượng cào bóc không nhiều, Nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng mặt đường cũ đánh dấu vị trí cần cào

Thi công lớp mặt đ-ờng BTN

Công tác chuẩn bị

- Thí nghiệm vật liệu đầu vào, thiết kế cấp phối và chấp thuận trạm trộn:

+ Trước khi tiến hành thảm BTN nhà thầu cho tiến hành lấy mẫu vật liệu đầu vào bao gồm: đá các loại, bột khoáng, nhựa đường tại trạm để thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý và thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa phù hợp với nguồn vật liệu tại trạm trình Kỹ sư xem xét và chấp thuËn

+ Nhựa tưới dính bám và thấm bám: Nhà thầu sẽ đệ trình lên Kỹ sư loại nhựa dính bám thấm bám đáp ứng đúng chỉ tiêu kỹ thuật chỉ ra để kỹ sư xem xét chấp thuận nhà cung cấp

+ Công tác cao bóc sửa chữa lớp mặt đường cũ đã hoàn thành và được Tư vấn chấp thuận nghiệm thu

+ Phải thổi sạch bụi bẩn bằng máy quét, máy thổi kết hợp với thủ công và di chuyển các loại vật liệu không thích hợp, chướng ngại vật ra khỏi phạm vi thi công Bề mặt chuẩn bị phải rộng hơn sang mỗi phía lề đường ít nhất là 20cm so với bề rộng sẽ được tưới thấm bám hoặc dính bám

+ Bề mặt của lớp kết cấu bên dưới phải đảm bao yêu cầu về cao độ, kích thước, độ bằng phẳng dốc dọc, dốc ngang

+ Công tác tưới dính bám (khi lớp dưới là lớp BTN cũ), nhựa thấm bám (khi bên dưới là lớp cấp phối đá dăm) đã hoàn thành và được nghiệm thu

Lớp thấm bám sử dụng nhựa lỏng MC-70 pha dầu hỏa với tỷ lệ rải 1kg/m2, nhiệt độ rải khoảng 70±10oC Lớp dính bám sử dụng nhũ tương phân tách nhanh với tỷ lệ rải 0,5kg/m2, nhiệt độ rải khoảng 20-70oC Công tác rải hai lớp nhựa này phải tuân theo hướng dẫn tại Mục 05100 - Lớp thấm bám và dính bám.

 Cô lập phạm vi đã tưới nhựa xong, tuyệt đối không cho các thiết bị đi vào khi nhựa chưa phân tích xong Việc rải BTNN sẽ được tiến hành sau thời gian 1 ngày nếu tưới nhựa thấm bám, sau 4-6 giờ nếu tưới dính bám

 Sau 3 ngày thi công lớp dính bám mà chưa rải lớp BTN thì trước khi rải cần phải tiến hành tưới bổ sung

+ Khảo sát định vị chiều dày và bề rộng cần rải ở từng tuyến (theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt) để chia số vệt rải và bề rộng mỗi vệt cho phù hợp

+ Dựng cọc ga bằng thép D18 dài 50cm, cách nhau 10m (cách vệt rải 30cm), gim dây ga trên cọc ga chắc chắn, rải ván khuôn thép tại mép vệt gần tim

- Chuẩn bị máy móc thiết bị phục vụ thi công: kiểm tra máy móc thiết bị và đưa vào vị trí sẵn sàng thi công

Công tác vận chuyển

- Dùng ô tô chuyên dụng vận chuyển hôn hợp BTNN từ trạm trộn ra công trường

Thùng xe phải kín sạch, có quét lớp mỏng dung dịch xà phòng vào đáy và thành thùng (hoặc dầu chống dính bám) Không được dùng dầu nhờn, dầu cặn hay các dung môi làm hoà tan nhựa đường để quét đáy và thành thùng xe Xe vận chuyển BTNN phải có bạt che phủ

Mỗi chuyến xe vận chuyển hỗn hợp khi rời trạm trộn đều phải có phiếu xuất xưởng Phiếu này ghi rõ các thông tin quan trọng bao gồm nhiệt độ của hỗn hợp, khối lượng hỗn hợp, thời điểm xe rời trạm, địa điểm xe sẽ đến và biển số xe vận chuyển.

- Nhiệt độ của hỗn hợp khi xả vào thùng xe ô tô phải đảm bảo 140-155 0 C (xác định theo TCVN 8819:2011)

- Quãng đường vận chuyển và số lượng ô tô sẽ căn cứ vào hiện trường để bố trí hợp lý không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ thi công

- Trước khi đổ BTNN vào phễu máy rải phải kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bằng nhiệt kế, nếu nhiệt độ hỗn hợp nhỏ hơn quy định thì phải loại bỏ.

Yêu cầu về điều kiện thi công

- Chỉ được thi công lớp bê tông nhựa khi nhiệt độ không khí lớn hơn 15 0 C Không được thi công khi trời mưa hoặc có thể mưa

- Cần đảm bảo công tác rải và lu lèn được hoàn thiện vào ban ngày Trường hợp đặc biệt phải thi công vào ban đêm, phải có đủ thiết bị chiếu sáng để đảm bảo chất lượng và an toàn trong quá trình thi công và được Tư vấn giám sát chấp thuận.

Rải hỗn hợp bê tông nhựa

- Lắp đặt hệ thông cao độ chuẩn cho cho máy rải: cấu tạo của hệ thống cao độ chuẩn tuỳ thuộc vào loại cảm biến của máy rải khi lắp đặt hệ thống này phải chú ý tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị và phải đảm bảo các cảm biến làm việc ổn định với hệ thống cao độ chuẩn này

- Hỗn hợp BTNN phải được rải bằng máy trừ những vị trí cục bộ máy không thể rải được thì mới được phép rải thủ công

- Trước khi bắt đầu công tác rải hỗn hợp, các thanh gạt của máy rải phải được làm nóng Guồng xoắn của máy phải được đốt nóng trước khi đổ vật liệu vào máy hỗn hợp được rải và san gạt theo theo đúng độ dốc dọc, cao độ, mặt cắt ngang yêu cầu

- Căn cứ vào bề rộng mặt đường của các đoạn thiết kế ( từ 7.5-12.5m) nhà thầu sử dụng hai máy rải với bề rộng vệt rải từ 3-8m, số vệt rải từ 1-2 vệt tuỳ theo bề rộng của mỗi đoạn

Khi sử dụng 2 máy rải hoạt động đồng thời trên 2 vệt rải thì các máy rải đi cách nhau 15m

Trường hợp dùng một máy rải, trình tự rải phải được tổ chức sao cho khoảng cách giữa các điểm cuối của các vệt rải trong ngày là ngắn nhất Điều này nhằm đảm bảo việc rải được thực hiện liên tục, tránh tình trạng phải quay lại rải dặm tiếp các vệt rải đã hoàn thành trước đó, gây lãng phí thời gian và nhiên liệu.

- Ô tô chở hỗn hợp bê tông nhựa đi lùi tới phễu máy rải, bánh xe tiếp xúc đều và nhẹ nhàng với 2 trục lăn của máy rải Sau đó điều khiển cho thùng ben đổ từ từ hỗn hợp xuống giữa phễu máy rải Xe để số 0, máy rải sẽ đẩy ô tô từ từ về phía trước cùng máy rải Khi hỗn hợp bê tông nhựa đã phân đều dọc theo guồng xoắn của máy rải và ngập tới 2/3 chiều cao guồng xoắn thì máy rải tiến về phía trước theo vệt quy định Trong quá trình rải luôn giữ cho hỗn hợp thường xuyên ngập 2/3 chiều cao guồng xoắn Tốc độ rải phải ổn định và phải được giữ đúng trong suốt quá trình rải để tránh hiện tượng bề mặt bị nứt nẻ, bị xé rách hoặc không đều đặn

- Trong suốt thời gian rải hỗn hợp bê tông nhựa bắt buộc phải để thanh đầm (hoặc bộ phận chấn động trên tấm là) của máy rải luôn hoạt động

- Phải thường xuyên dùng thuốn sắt đã đánh dấu để kiểm tra bề dày rải

- Trong quá trình rải tại hiện trường, các công nhân đi ngay sau máy rải để bù phụ vật liệu hoặc san gạt các hạt trồi do guồng xoắn gây ra, cùng với đó là tạo mái dốc lề và dùng bàn đập thủ công để làm chặt mái dốc

- Cuối ngày làm việc, máy rải phải chạy không tải ra quá cuối vệt rải khoảng từ 5m-7m mới được ngừng hoạt động

- Trường hợp máy rải đang làm việc bị hỏng (thời gian sửa chữa phải kéo dài hàng giờ) thì phải báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp hỗn hợp bê tông nhựa và cho phép dùng máy san tự hành san nốt lượng hỗn hợp bê tông nhựa còn lại

- Trường hợp máy đang rải gặp mưa đột ngột thì:

+ Báo ngay về trạm trộn tạm ngừng cung cấp hỗn hợp bê tông nhựa;

+ Trong trường hợp khi lớp bê tông đã lu lèn sơ bộ thì vẫn tiếp tục lu cho đến hết số lượt yêu cầu

+ Xe trở BTNN phải được che đậy lại, di chuyển vào vị trí không bị ảnh hưởng bởi mưa gió, tránh giảm nhiệt độ của bê tông trong thùng xe

+ Sau khi hết mưa: Kiểm tra lại nhiệt độ của BTN, nếu >120 0 C thì mới có thể tiếp tục thảm Làm sạch nền, thổi nước để chuẩn bị thi công tiếp

- Trường hợp phải rải bằng thủ công (ở các chỗ hẹp cục bộ) cần tuân theo quy định sau:

+ Dùng xẻng xúc hỗn hợp bê tông nhựa và đổ thấp tay, không được hất từ xa để tránh hỗn hợp bị phân tầng;

+ Dùng cào và bàn trang trải đều hỗn hợp bê tông nhựa thành một lớp bằng phẳng đạt dốc ngang yêu cầu, có bề dày dự kiến bằng 1,35 - 1,45 bề dày lớp bê tông nhựa thiết kế (xác định chính xác qua thử nghiệm lu lèn tại hiện trường);

Để đảm bảo mặt đường liền mạch, không có vết nối, cần thực hiện song song việc rải nhựa thủ công xen kẽ với rải nhựa bằng máy Việc lu lèn đồng thời cả hai phần rải nhựa giúp tạo nên sự đồng nhất, đảm bảo chất lượng mặt đường tốt.

+ Mối nối ngang sau mỗi ngày làm việc phải được sửa cho thẳng góc với trục đường

Trước khi rải tiếp phải dùng máy cắt bỏ phần đầu mối nối sau đó dùng vật liệu tưới dính bám quét lên vết cắt để đảm bảo vệt rải mới và cũ dính kết tốt

+ Các mối nối ngang của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 1m và phải đặt thẳng;

+ Các mối nối ngang của các vệt rải ở lớp trên cùng được bố trí so le tối thiểu 25cm

+ Mối nối dọc để qua ngày làm việc phải được cắt bỏ phần rìa dọc vết rải cũ, dùng vật liệu tưới dính bám quét lên vết cắt sau đó mới tiến hành rải;

+ Các mối dọc của lớp trên và lớp dưới cách nhau ít nhất là 20 cm

+ Các mối nối dọc của lớp trên và lớp dưới được bố trí sao cho các đường nối dọc của lớp trên cùng của mặt đường bê tông nhựa trùng với vị trí các đường phân chia c thông hoặc trùng với tim đường đối với đường 2 làn xe.

Lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa

- Trình tự lu: Khi tiến hành thi công đoạn đầu tiên cần phải theo dõi ghi chép chi tiết quá trình lu (số lượt lu, vận tốc lu, nhiệt độ hỗn hợp khi bắt đầu lu và kết thúc lu) để tiến hành điều chỉnh tìm ra kết quả tốt nhất làm căn cứ thi công cho các đoạn tiếp theo.

+ Tiến hành lu sơ bộ bằng lu bánh thép, số lượt lu trên toàn bộ bề mặt trong suốt quá trình lu sơ bộ

+ Lu trung gian, lu lèn chặt lu rung bánh thép 13T, lu 4- lu 12-16 lượt/điểm

+ Lu hoàn thiện bằng lu bánh thép 13T, số lượt lu 3

Lu tĩnh sơ bộ Lu bánh thÐp 13T

Lu lu trung gian cán lăn lu trên cùng của lớp bê tông nhựa trùng với đường phân cách các làn xe hoặc trùng với tim đường nếu là đường hai làn xe.

Trong quá trình rải nhiệt độ thường xuyên được kiểm tra Nhiệt độ sau khi rải và lúc lu phải được giám sát chặt trẽ đảm bảo lúc bắt đầu lu t≥ 120 0 C, nhiệt độ lúc kết thúc lu

Phễu rải sau mỗi ngày làm việc cần được kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ để phục vụ cho lần

Giao thông luôn được chú trọng hàng đầu, cho nên khi thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp đảm bảo an toàn, tuân thủ các điều luật hiện hành.

Lu lèn hỗn hợp bê tông nhựa hi tiến hành thi công đoạn đầu tiên cần phải theo dõi ghi chép chi tiết (số lượt lu, vận tốc lu, nhiệt độ hỗn hợp khi bắt đầu lu và kết thúc lu) để tiến ra kết quả tốt nhất làm căn cứ thi công cho các đoạn tiếp theo. bằng lu bánh thép, số lượt lu 3-4 lượt/điểm, vận tốc lu 2 bề mặt trong suốt quá trình lu sơ bộ

Lu trung gian, lu lèn chặt: Ngay sau khi kết thúc lu sơ bộ tiến hành lu trung gian bằng

-6 lượt/điểm, vận tốc 3-4km/h Tiếp theo sử dụng lu bánh lốp 26T hoàn thiện bằng lu bánh thép 13T, số lượt lu 3-4 lượt/điểm.

BảNG sơ đồ LU LèN

Loại lu Sơ đồ lu

Lu bánh thÐp 13T Đầm nặng với rung

Tốc độ 3-4km/h lớp trên cùng của mặt đường bê tông nhựa trùng với vị trí các đường phân chia các làn giao

Trong quá trình rải nhiệt độ thường xuyên được kiểm tra Nhiệt độ sau khi rải và lúc

C, nhiệt độ lúc kết thúc lu t≥

Phễu rải sau mỗi ngày làm việc cần được kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ để phục vụ cho lần ọng hàng đầu, cho nên khi thi công phải tuân thủ nghiêm các điều luật hiện hành hi tiến hành thi công đoạn đầu tiên cần phải theo dõi ghi chép chi tiết (số lượt lu, vận tốc lu, nhiệt độ hỗn hợp khi bắt đầu lu và kết thúc lu) để tiến ra kết quả tốt nhất làm căn cứ thi công cho các đoạn tiếp theo

4 lượt/điểm, vận tốc lu 2-3km/h, lu

Ngay sau khi kết thúc lu sơ bộ tiến hành lu trung gian bằng

4km/h Tiếp theo sử dụng lu bánh lốp 26T 4 lượt/điểm

Lu hoàn thiện Lu bánh thÐp 13T

- Nhà thầu sẽ theo dõi và ghi chép chi tiết Kết quả đạt yêu cầu sẽ ghi vào bảng

- Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa đ xong khi hỗn hợp còn ở nhiệt độ lu lèn có thì việc lu lèn sẽ không còn hiệu quả

- Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20 cm Những lượt lu đầu tiên dành cho mối nối dọc, sau đó tiến hành lu từ mép ngoài song song với tim đường và dịch dần về tim đường Khi lu trong đường cong có bố trí siêu cao việc lu sẽ tiến hành từ bên thấp dịch dần về phía bên cao Các lượt lu không được dừng tại các điểm nằm trong phạm vi 1 mét tính từ điểm cuối của các lượt trước.

- Trong quá trình lu, đối với lu bánh Đối với lu bánh hơi, dùng dầu chống dính bám bôi mặt lốp vài lượt đầu, khi lốp đã có nhiệt độ xấp xỉ với nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa thì sẽ không xảy ra tình trạng dính bám nữa Không được dùng nước đ hay các dung môi có khả năng hoà tan nhựa đường để bôi vào bánh lu.

- Khi lu khởi động, đổi hướng tiến lùi phải thao tác nhẹ nhàng, không thay đổi đột ngột để hỗn hợp bê tông nhựa không bị dịch ch

- Máy lu và các thiết bị nặng không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa chưa được lu lèn chặt và chưa nguội hẳn

- Trong khi lu lèn nếu thấy lớp bê tông nhựa bị nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh (nhiệt độ, tốc độ lu, tải trọng lu ).

6 Kiểm tra chất lượng thi công a) Yêu cầu chung:

Thầu sẽ theo dõi, ghi chép kỹ lưỡng quá trình lu lèn ở đoạn đầu và ghi vào bảng để làm căn cứ thi công các đoạn tiếp theo Bê tông nhựa cần được lu ngay sau khi được đổ, lúc hỗn hợp còn đủ nhiệt độ để lu hiệu quả (khoảng ≥ 120 độ C) Việc lu kéo dài cho đến khi nhiệt độ hỗn hợp không còn hiệu quả nữa.

Vệt bánh lu phải chồng lên nhau ít nhất là 20 cm Những lượt lu đầu tiên dành cho mối nối dọc, sau đó tiến hành lu từ mép ngoài song song với tim đường và dịch dần về tim đường Khi lu trong đường cong có bố trí siêu cao việc lu sẽ tiến hành từ bên thấp dịch dần về phía bên cao Các lượt lu không được dừng tại các điểm nằm trong phạm vi 1 mét tính từ điểm cuối của các lượt trước

Trong quá trình lu, đối với lu bánh sắt phải thường xuyên làm ẩm bánh sắt bằng nước Đối với lu bánh hơi, dùng dầu chống dính bám bôi mặt lốp vài lượt đầu, khi lốp đã có nhiệt độ xấp xỉ với nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa thì sẽ không xảy ra tình trạng dính bám nữa Không được dùng nước để làm ẩm lốp bánh hơi Không được dùng dầu diezel, dầu cặn hay các dung môi có khả năng hoà tan nhựa đường để bôi vào bánh lu.

Khi lu khởi động, đổi hướng tiến lùi phải thao tác nhẹ nhàng, không thay đổi đột ngột để hỗn hợp bê tông nhựa không bị dịch chuyển và xé rách

Máy lu và các thiết bị nặng không được đỗ lại trên lớp bê tông nhựa chưa được lu lèn

Trong khi lu lèn nếu thấy lớp bê tông nhựa bị nứt nẻ phải tìm nguyên nhân để điều chỉnh (nhiệt độ, tốc độ lu, tải trọng lu )

Kiểm tra chất lượng thi công

3-4 lượt / điểm quá trình lu lèn ở đoạn thi công đầu tiên trên làm căn cứ thi công cho các đoạn tiếp theo ến đâu cần phải tiến hành ngay Cần tranh thủ lu lèn

Khi nhiệt độ hỗn hợp

Ngày đăng: 16/09/2024, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Các chỉ tiêu chất lượng của Bitum: (Trích tiêu chuẩn TCVN 7493:2005) - Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Mặt Đường Bê Tông Nhựa ( Gói thầu thuộc dự án đường ô tô cao tốc HN-HP)
Bảng 4 Các chỉ tiêu chất lượng của Bitum: (Trích tiêu chuẩn TCVN 7493:2005) (Trang 15)
BảNG sơ đồ LU LèN - Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Mặt Đường Bê Tông Nhựa ( Gói thầu thuộc dự án đường ô tô cao tốc HN-HP)
s ơ đồ LU LèN (Trang 23)
Bảng 6: Kiểm tra tại trạm trộn - Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Mặt Đường Bê Tông Nhựa ( Gói thầu thuộc dự án đường ô tô cao tốc HN-HP)
Bảng 6 Kiểm tra tại trạm trộn (Trang 26)
Bảng 9: Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng (Trích TCVN 8819:2011) - Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công Mặt Đường Bê Tông Nhựa ( Gói thầu thuộc dự án đường ô tô cao tốc HN-HP)
Bảng 9 Tiêu chuẩn nghiệm thu độ bằng phẳng (Trích TCVN 8819:2011) (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w