1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết Minh Biện Pháp Thi Công San Nền ( Gói Thầu Thuộc Dự án Đường ô tô Cao Tốc HN-HP)

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thuyết minh biện pháp thi công SAN NỀN
Tác giả Liên Danh Công Ty TNHH Đầu Tư XD Tân Hải Dương, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Lắp Constrexim Số 8
Thể loại Biện pháp thi công
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 3,88 MB

Nội dung

Biện Pháp mô tả trình tự các bước thi công hạng mục San nền, Biện pháp được viết dựa trên các chỉ dẫn kỹ và TCVN hiện hành

Trang 1

5 Tổ chức bộ máy quản lý chỉ huy công trường 3

a)Thành lập Ban chỉ huy công trường 3

b)Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận: 3

6 Sơ đồ tổ chức công trường 7

7 Danh mục thiết bị và nhân sự đề xuất 7

a)Thiết bị thi công chủ yếu: 7

b)Nhân lực tham gia thi công: 8

8 Yêu cầu vật liệu 9

a)Nguồn vật liệu: 9

b)Yêu cầu đối với vật liệu sử dụng cho công tác san nền: 9

9 Biện pháp và công nghệ thi công san nền 9

a)Công tác chuẩn bị thi công: 9

b)Thi công đường dẫn vào khu vực san nền: 10

c)Thi công san nền: 11

10 Quản lý chất lượng 13

a)Kiểm soát chung: 13

b)Các nội dung kiểm soát chất lượng: 13

11 Thi công trong mùa mưa 13

12 Kiểm soát an toàn 14

13 Phòng ngừa chung 15

14 Kiểm soát môi trường 15

15 Kiểm soát giao thông 16

16 Đo đạc và thanh toán 16

a)Phương pháp đo đạc: 16

b)Cơ sở thanh toán: 16

17 Phụ lục đính kèm: 17

Trang 2

Thuyết minh biện pháp thi công SAN NềN

1 Khái quát chung

 Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội -Hải Phòng được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế là đường cao tốc loại A có chiều dài xấp xỉ 105.5km, điểm đầu tại vành đai 3 (Hà Nội) và điểm cuối là cảng Đình Vũ (Hải Phòng) Tuyến đường chạy qua 4 tỉnh thành gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng

 Gói thầu “EX-17BT - Thi công Trạm bảo trì Km48+774” là một phần thuộc dự án đường ô tô Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng Có chức năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành khai thác đường Gói thầu gồm một số hạng mục sau: San nền, thi công hệ thống giao thông nội bộ khu vực, hệ thống thoát nước mưa - nước thải, hệ thống cấp điện chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, hệ thống nhà làm việc, gara xe….Trong đó hạng mục thi công san nền được thiết kế trên các lô đất xây dựng công trình, khu xây dựng

trạm trộn bê tông nhựa thuộc khu vực Trạm bảo trì

Trang 3

dựng Tân Hải Dương - Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Constrexim số 8

3 Nguyên tắc biên soạn

 Nghiêm chỉnh tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như các loại quy phạm, quy trình và quy tắc, và quán triệt chúng trong suốt quá trình thi công

 Kết hợp tình hình điều tra tại hiện trường với các yêu cầu về mặt thời gian thi công, chất lượng, an toàn mà đơn vị chúng tôi đã cam kết, thiết lập ra hệ thống bảo đảm và biện pháp bảo đảm, để đảm bảo thực hiện mục tiêu này

 Tính mạng con người làm trọng, an toàn trên hết, dự phòng là chính, bảo đảm thiết bị máy móc và chạy xe an toàn

4 Tiến độ thi công

 Tiến độ thi công san nền được cập nhật theo tiến độ thi công tổng thể tại vị trí thi công

5 Tổ chức bộ máy quản lý chỉ huy công trường

a) Thành lập Ban chỉ huy công trường

 Được BĐH Nhà thầu thành lập để thay mặt Nhà thầu trực tiếp chỉ đạo các tổ, đội thi công trên công trường

 Ban chỉ huy công trường gồm có Chỉ huy trưởng công trường và các bộ phận giúp việc chỉ đạo thi công công trình

 Ban chỉ huy công trường chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, giám sát và nghiệm thu nội bộ các hạng mục thi công trên công trường theo biện pháp đã thoả thuận đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn

 Thay mặt Nhà thầu giải quyết các giải pháp kỹ thuật, các phát sinh trong quá trình thi công

b) Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận:

 Chỉ huy trưởng công trường:  Có trách nhiệm và thẩm quyền quan hệ trực tiếp với Chủ đầu tư để giải quyết vấn đề liên quan đến việc thi công như: Tổ chức thi công , thay đổi thiết kế, phát sinh công việc, thay đổi vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình, tổ chức kiểm tra kỹ thuật, thống nhất chương trình nghiệm thu, bàn giao với Chủ đầu tư Chịu trách trách nhiệm tổ chức hoàn công, thanh quyết toán theo giai đoạn và toàn bộ công trình Chịu trách nhiệm về hạch toán chi tiêu trong nội bộ và có quyền giải quyết thu, chi mua vật tư trong phạm vi công trình

Trang 4

 Quán triệt thực hiện những chỉ tiêu kỹ thuật quốc gia và chính sách quản lý kỹ thuật của cấp trên; phụ trách các công tác kỹ thuật thi công của dự án

 Tổ chức nhân viên kỹ thuật tìm hiểu và nắm bắt văn bản của hợp đồng cũng như bản vẽ thi công

 Phụ trách thiết lập phương án tổ chức thi công, biên soạn thiết kế tổ chức công nghệ thi công

 Chỉ đạo tổ chức thi công, hướng dẫn nhân viên kỹ thuật thi công thực hiện theo đúng bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và quy trình thao tác thi công Đồng thời, kiểm soát tiến độ, chất lượng thi công

 Phụ trách phê duyệt, ký phương án thay đổi thiết kế, báo cáo phương hướng thay đổi và kiểm tra tính đầy đủ của tài liệu thay đổi

 Bộ phận vật tư, thiết bị:  Đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ vật tư cho công trình  Phụ trách công việc mua sắm vật tư, máy móc cơ giới thi công và thuê máy móc thi công

 Phụ trách công việc bảo quản lưu giữ cho vật tư mua sắm  Phân công quản lý kho bãi

 Phụ trách duy trì và bảo dưỡng các máy móc thiết bị thi công  Lập và thực hiện kế hoạch cho vật liệu

 Bộ phận KCS - Hồ sơ nội nghiệp:  Nắm vững các điều khoản hợp đồng, quy pham kỹ thuật, bản vẽ thiết kế và các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá chất lượng công trình và các công tác thử nghiệm…

 Giúp đỡ chỉ huy trưởng quản lý chất lượng thi công cho công trình và chịu trách nhiệm về chất lượng thi công công trình

 Kiểm tra tình hình thực hiện trình tự thi công, quy phạm kỹ thuật và các hướng dẫn của tư vấn giám sát, chỉ ra các vấn đề tồn tại, đưa ra các ý kiến cải tiến…

 Kiểm nghiệm những công việc đã hoàn thành, đối với những công việc không đạt yêu cầu thì đưa ra biện pháp khắc phục có hiệu quả

 Tập hợp đầy đủ các tài liệu cho công tác quản lý chất lượng  Bảo quản tốt các tài liệu thử nghiệm ban đầu, tăng cường việc trao đổi liên hệ với kỹ sư giám sát và phòng thí nghiệm

Trang 5

 Lập kế hoạch thí nghiệm các hạng mục theo kế hoạch và thiết kế các thành phần hỗn hợp đảm bảo về chất lượng dưới sự lãnh đạo của giam đốc dự án và của kỹ sư trưởng

 Phụ trách công tác chất lượng của vật liệu sử dụng cho dự án  Thường xuyên tìm hiểu nắm bắt tình hình tại công trường thi công, nắm bắt tiến độ thi công, kịp thời thống kê sắp xếp các hạng mục đã được nghiệm thu Kịp thời thu thập và tổng hợp các loại tài liệu kiểm định chất lượng

 Kịp thời tập hợp các tài liệu liên quan đến việc thanh toán khối lượng, và lập báo cáo chứng từ thanh toán khối lượng để đảm bảo các công việc được nghiệm thu được thanh toán Tìm hiểu triệt đêt BOQ của dự án, trao đổi ý kiến với tư vấn giám sát về những vấn đề liên quan đến khối lượng, tổng hợp các điều khoản trong hợp đồng và ý kiến của tư vấn giám sát, đưa ra ý kiến đảm bảo cho việc thực hiện thi công có hiệu quả, phân tích chi phí và biện pháp kiểm soát, lập các bảng báo cáo thống kê kinh doanh

 Lập thanh quyết toán kịp thời ngay sau khi hoàn thành công trình, và giúp cho chỉ huy trưởng dự án tổ chức các công việc hoàn tất hồ sơ hoàn công

 Lập phương án và kiểm tra theo dõi về kế hoạch tiến độ của dự án  Bộ phận Kỹ thuật -Thí nghiệm:

 Gồm các kỹ sư có kinh nghiệm, chuyên ngành như: Kỹ sư cầu, kỹ sư giao thông, kỹ sư trắc đạc, kỹ sư điện có thâm niên nhiều năm thi công các công trình tương tự trực tiếp thi công các hạng mục công việc

 Nắm bắt bản vẽ thiết kế, văn bản hợp đồng, các quy phạm kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật và quản lý thi công

 Lập biện pháp thi công, làm tốt các công tác chuẩn bị về kỹ thuật trước khi thi công, chỉ ra chi tiết trình tự, chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt, và nêu ra những biện pháp khắc phục các sự cố

 Phụ trách công việc thi công và quản lý trên hiện trường toàn gói thầu, quán triệt và thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng, phụ trách và trao đổi ý kiến với giám sát hiện trường

 Huy động nhân công, máy móc, vật liệu hợp lý theo tình hình công trình  Sắp xếp hợp lý các trình tự thi công, làm tốt công việc bàn giao, đảm bảo tiến hành thuận lợi

 Làm tốt công tác quản lý chất lượng cũng như khối lượng

Trang 6

 Có trách nhiệm nghiệm thu nội bộ trước khi mời Tư vấn giám sát nghiệm thu  Lấy mẫu, kiểm tra, làm các công tác thí nghiệm trong phòng, thí nghiệm hiện trường các vật tư, vật liệu đưa vào thi công

 Chịu trách nhiệm trước Nhà thầu và Chỉ huy trưởng công trường về chất lượng, tiến độ trên công trường

 Bộ phận An toàn lao động:  Có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các tổ thi công theo đúng biện pháp thi công đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị

 Lập sổ theo dõi và báo cáo hàng ngày về công tác an toàn trên công trường, lập biên bản các sự việc mất an toàn và kiên quyết không cho phép tiếp tục công việc khi các biện pháp an toàn chưa được đảm bảo

 Kiểm tra định kỳ sức khoẻ của cán bộ công nhân viên, sơ cứu kịp thời các tại nạn sảy ra trên công trường

 Kết hợp với Chính quyền địa phương, vệ sinh dich tễ làm tốt công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh trên công trường

 Chịu trách nhiệm trước Nhà thầu và Chỉ huy trưởng công trường về công tác an toàn và y tế trên toàn công trường

 Tổ thi công:  Tổ trưởng có nhiệm vụ triển khai kỹ thuật tới từng công nhân và quản lý công nhân trực tiếp thực hiện tốt các công việc được giao

 Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng công trường về chất lượng, tiến độ của các phần việc được giao

 Đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công được điều đến công trường theo biểu đồ nhân lực phù hợp với biểu đồ tiến độ thi công

 Các tổ sản xuất được tổ chức và biên chế theo yêu cầu của công việc Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các tổ, theo sự phân công điều hành của BCH công trường

c) Mối liên hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường:

 Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Nhà thầu

 Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về An toàn lao động phải được Nhà thầu phê duyệt trước khi tiến hành thi công

Trang 7

 Nhà thầu sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công thông qua các báo cáo hàng ngày, tuần và hàng tháng từ công trường gửi về

 Cử các cán bộ chuyên trách xuống công trường theo dõi kiểm tra thực tế quá trình thi công kết hợp với Ban chỉ huy công trường giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn

6 Sơ đồ tổ chức công trường

7 Danh mục thiết bị và nhân sự đề xuất

a) Thiết bị thi công chủ yếu:

Danh mục thiết bị máy móc tham gia thi công cho 1 đội thi công:

Trang 8

3 Máy san 110CV Cái 01

5 Thiết bị thí nghiệm rót cát kiểm tra độ chặt Bộ 01

 Ngoài ra còn biển báo, rào chắn, các thiết bị an toàn giao thông

Ghi chú: Thiết bị sẽ được huy động thêm theo yêu cầu của hiện trường Trước khi thi công Nhà thầu sẽ đệ trình lên Kỹ sư danh sách các máy móc thiết bị để Kỹ sư kiểm tra và nghiệm thu đạt yêu cầu mới được đưa vào sử dụng

b) Nhân lực tham gia thi công:

- Danh mục nhân lực tham gia thi công:

2 Kỹ thuật phụ trách đo đạc kiểm tra cao độ, tọa độ người 1

Trang 9

8 Yêu cầu vật liệu

a) Nguồn vật liệu:

 Sử dụng cát san nền đảm bảo yêu cầu kỹ thuật  Nhà thầu sẽ tiến hành khảo sát, lựa chọn, kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ thi công của các nguồn cung cấp vật liệu cát đắp làm cơ sở trình Kỹ sư xem xét và chấp thuận trước khi chuyển tới công trường

 Nhà thầu sẽ đệ trình lên Kỹ sư kiểm tra và chấp thuận các mẫu vải địa ngăn cách dự định sẽ sử dụng đi kèm với đó là các chứng chỉ của nhà sản xuất

b) Yêu cầu đối với vật liệu sử dụng cho công tác san nền:

 Cát được sử dụng làm vật liệu đắp nền được quy định như trong bản vẽ và thoả mãn các yêu cầu:

+ Cát hạt nhỏ, cát sông có thành phần hạt đáp ứng các yêu cầu AASHTO M 145-91 (2008), cát nhóm A-3 như sau:

Lượng lọt sàng 0.425mm (cỡ sàng No.40) ≥ 51% Lượng lọt sàng 0.075mm (cỡ sàng No.200) ≤ 10% Hàng lượng hữu cơ ≤ 5%

CBR ≥ 5% (độ chặt đầm nén K ≥ 90, phương pháp đầm nén tiêu chuẩn I-D theo 22 TCN 333-06, mẫu thí nghiệm ngâm bão hòa nước 4 ngày đêm)

9 Biện pháp và công nghệ thi công san nền

+ Trình nguồn vật liệu cho Chủ đầu tư, TVGS kiểm tra và lấy mẫu thí nghiệm

Trang 10

+ Xây dựng hệ thống mốc phụ của Nhà thầu để phục vụ cho quá trình thi công + Thuê bãi để đổ đất thải

b) Thi công đường dẫn vào khu vực san nền:

 Công việc thi công đường dẫn vào khu vực san nền được triển khai thi công bằng cơ giới là chính Các bước thi công như sau:

+ Định vị vị trí thi công bằng máy toàn đạc điện tử + Đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm bằng máy ủi, tiến hành ủi gom lại thành đống, sử dụng máy đào xúc đất lên phương tiện vận chuyển và vận chuyển ra bãi thải Tiến hành nhiệm thu lớp đất bóc hữu cơ

+ Đắp đất nền đường dẫn theo từng lớp dày trung bình 30cm, tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt và triển khai thi công đến cao độ thiết kế Thiết bị thi công là tổ hợp ô tô vận chuyển, ủi, lu rung, xe tưới nước

 Biện pháp thi công: + Công tác định vị trí thi công trên thực địa được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuống nền hiện trạng để đánh dấu các vị trí

+ Sử dụng máy ủi 110CV tiến hành đào bỏ lớp đất hữu cơ đổ thành đống Đất hữu cơ được đào bỏ hết khởi phạm vi nền đường Trong quá trình thi công nếu nước mặt nhiều thì phải tiến hành bơm hút cạn nước ra khỏi phạm vi thi công Các đống đất hữu cơ này được máy đào xúc lên phương tiện vận chuyển và ô tô vận chuyển đến vị trí được Chủ đầu tư phê duyệt

Mặt cắt ngang bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm

+ Tiến hành nghiệm thu bóc lớp đất hữư cơ về: cao độ, kích thước hình học

Trang 11

+ Đất đắp được vận chuyển đổ thành đống bằng ô tô tự đổ + San gạt lớp đất bằng máy ủi (trong qua trình san cần chú ý đến độ dốc ngang, dốc dọc của nền đường

+ Tiến hành lu đầm lớp cát đắp đạt độ chặt Trong quá trình lu lèn nếu độ ẩm đất đắp khô cần sử dụng xe tưới nước để tưới ẩm đất đảm bảo độ ẩm tối ưu Quá trình trên được tiến hành lập đi lập lại và được thi công đến cao độ thiết kế

c) Thi công san nền:

 Dọn mặt bằng: Trước khi thi công san nền Nhà thầu phải giải phóng toàn bộ các công trình hiện có, các cây cối hoặc các chướng ngại vật trong khu vực thi công Phương pháp thực hiện phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư

 Đào bỏ lớp đất hữu cơ Trước khi san nền phải tiến hành đào bỏ rễ cây, cỏ rác, đất phủ bên trên, chiều sâu đào lớp đất phủ bên trên là 0,2m Lượng đất hữu cơ này sẽ vận chuyển và đổ theo hồ sơ đấu thầu được Chủ đầu tư và địa phương đồng ý Đồng thời phải tiến hành các biện pháp tiêu thoát nước mặt trên toàn bộ mặt bằng thi công

 Thi công san nền khu vực

Công việc thi công san nền được triển khai thi công bằng cơ giới là chính Các công việc trong phần này bao gồm việc thực hiện tất cả các công việc về đắp mặt bằng và đắp chân taluy Các bước thi công như sau:

+ Định vị vị trí thi công + Đào bỏ lớp đất hữu cơ dày trung bình 20cm và nghiệm thu lớp đất bóc hữu cơ bằng máy toàn đạc điện tử

+ Đắp cát nền theo từng lớp, tiến hành lu lèn đảm bảo độ chặt K>=0.90 và triển khai thi công đến cao độ thiết kế

+ Đắp đất tận dụng bao mái taluy dày nhỏ nhất 50cm

Biện pháp thi công:

+ Công tác định vị trí thi công trên thực địa được thực hiện bằng máy toàn đạc điện tử kết hợp với thước thép để xác định và dùng cọc tre đóng xuống nền hiện trạng để đánh dấu các vị trí Trước khi triển khai thi công Nhà thầu đo đạc mặt bằng hiên trạng theo lưới ô vuông với các bước lưới như trong thiết kế

Ngày đăng: 16/09/2024, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w