- Dự án của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế IAEA về nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam Viện NLNTVN chủ trì - Đề tài nghiên cứu các luận cứ khoa học, kinh tế, xã
Trang 2BÁO CÁO Tổng quan về hoạt động nghiên cứu địa điểm Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam
I Mở đầu
Nghiên cứu về lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam được tiến hành từ rất sớm (những năm đầu thập niên 1980) bởi Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) và các cơ quan có liên quan Nghiên cứu ban đầu do Phòng Điện nguyên tử thuộc Viện NLNTVN thực hiện chủ yếu về phương pháp luận và một số tính toán phát tán phóng xạ của địa điểm trong một số tình huống giả định về sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân của nhà máy Sau đó là một
số nghiên cứu liên quan đến phóng xạ môi trường phục vụ cho lựa chọn địa điểm
đã được triển khai trong khuôn khổ các chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước 50A và 50B
Sau khi nước ta tiến hành chính sách đổi mới, nhu cầu năng lượng tăng cao và
sự cần thiết phát triển điện hạt nhân đã được đặt ra như một yếu tố khách quan Viện NLNTVN và các cơ quan liên quan đã tiếp tục tổ chức các nghiên cứu một cách hệ thống về phát triển điện hạt nhân ở nước ta, trong đó có vấn đề nghiên cứu lựa chọn địa điểm Tuy nhiên, trước năm 1995, các nghiên cứu về địa điểm còn rất hạn chế Nó được thực hiện như một phần trong đề tài về điện hạt nhân thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp nhà Nước KC-09 Chủ đầu tư là Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng như Bộ Công nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề này
II Nghiên cứu địa điểm giai đoạn 1996-2000
Giai đoạn này nghiên cứu phát triển điện hạt nhân được triển khai một cách mạnh mẽ và có hệ thống sau khi Thủ tướng Chính phủ (tháng 12 năm 1994) yêu cầu Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương) chuẩn bị trình xin ý kiến Bộ Chính trị và Chính phủ về chủ trương đối với việc sử dụng Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam, phương hướng phát triển Năng lượng nguyên tử ở Việt Nam và về đề án cụ thể phát triển Năng lượng nguyên tử Các nghiên cứu về phát triển điện hạt nhân được tập trung trong 3 nhiệm vụ sau:
Trang 3- Dự án của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) về nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam (Viện NLNTVN chủ trì)
- Đề tài nghiên cứu các luận cứ khoa học, kinh tế, xã hội của việc phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam thuộc Chương trình KHCN cấp nhà nước (KH-04) về phát triển năng lượng bền vững (Viện NLNTVN chủ trì)
- Dự án đầu tư của Bộ Công nghiệp về nghiên cứu tổng quan phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam (Viện Năng lượng chủ trì và Viện NLNTVN phối hợp)
Nghiên cứu lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong giai
đoạn này được thực hiện trong Dự án đầu tư của Bộ Công nghiệp về nghiên cứu
tổng quan phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam
Nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu các hướng dẫn, yêu cầu về an toàn của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân để nắm rõ phương pháp luận nghiên cứu địa điểm và triển khai nghiên cứu lựa chọn các địa điểm thí sinh ưu tiên Quy trình nghiên cứu lựa chọn địa điểm được cho trong Phụ lục 1 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, Viện Năng lượng cũng đã tham khảo các quy định của các nước khác, đặc biệt là của Nhật Bản Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát địa điểm các chuyên gia của Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Pháp đã được mời đến thăm các địa điểm dự kiến và có những tư vấn hữu ích cho bộ phận nghiên cứu địa điểm Đồng thời Viện Năng lượng và Viện NLNTVN đã phối hợp với Diễn đàn công nghiệp nguyên tử Nhật Bản (JAIF) tổ chức triển lãm điện hạt nhân tại 2 địa phương dự kiến xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ninh Thuận và Phú Yên) để tạo sự ủng hộ của công chúng địa phương cho địa điểm xây dựng nhà máy
Việc lựa chọn địa điểm chủ yếu căn cứ trên các tiêu chí về đảm bảo an toàn
và kinh tế khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân cũng như một số các tiêu chí khác
về xã hội và môi trường (chi tiết được cho trong Phụ lục 2)
Về tiêu chí an toàn, đã xem xét đến liều chiếu xạ tập thể mà dân chúng sẽ phải chịu do hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Khi đó cần phải biết mật độ dân
số trong các vùng bán kính khác nhau từ nhà máy (2,5 km, 5 km, 10 km và 20 km)
ở thời điểm hiện nay cũng như dự báo tăng trưởng dân số trong tương lai, vị trí của những nhóm dân cư khó di tản trong trường hợp khẩn cấp và hướng gió, đặc tính phân tán và gió thịnh hành tại vị trí Địa chấn của địa điểm đã được xem xét bao gồm các số liệu lịch sử về động đất, các đứt gãy còn hoạt động, Đã nghiên cứu bản đồ địa chất vùng, địa tầng học và bản đồ kiến tạo Đã tìm hiểu mức độ phù hợp của nền đá gốc, xem xét bản đồ địa chất chi tiết, những vùng bị phủ một lớp đất
Trang 4dày có chất lượng không phù hợp hoặc những loại đất có tiềm năng xảy ra hoá lỏng hoặc lún sụt thì bị loại bỏ Chọn những khu vực có đất kết rắn hoặc đá Hoạt động núi lửa trong vùng đã được nghiên cứu trên cơ sở số liệu lịch sử đặc trưng đối với vùng như dòng chảy nham thạch, dòng bùn, sự rơi tro hoặc các đám mây cháy Nguy cơ lũ lụt do vỡ đập nhân tạo cũng như lũ lụt do sông và mưa lớn đã được tính đến, trong đó đã đánh giá mức độ ngập khi vỡ đập, mức lũ cực đại, bão, vòi rồng, lượng mưa, địa hình, mức độ ảnh hưởng đến nhà máy Lũ lụt ven biển, chủ yếu do sóng thần gây nên đã được tính toán, trong đó có việc thu thập các số liệu về hải dương học, lũ lụt ven biển, sóng thần, những nguồn địa chất gây ra sóng thần Đã nghiên cứu tính toàn ảnh hưởng đến an toàn của nhà máy do hoạt động của các căn
cứ quân sự không thể di dời, đặc biệt là các căn cứ không quân Đã tim hiểu số lượng và vị trí các sân bay (dân sự và quân sự), số chuyến bay và kiểu máy bay đối với mỗi sân bay ở gần vị trí, bao gồm cả kế hoạch phát triển để có thể đánh giá xác suất ảnh hưởng đến an toàn của nhà máy Ảnh hưởng của các cơ sờ công nghiệp về vật liệu, hoá chất nguy hiểm có khả năng gây mất an toàn cho nhà máy đã được tính đến Khoảng cách an toàn đến các tuyến đường biển và đường sắt để phòng ngừa các sự cố, tai nạn vận chuyển như sự cố tàu chở dầu sẽ gây mất an toàn cho nhà máy đã được tính đến Ngoài ra, cũng đã tính đến khả năng xây dựng hê thống giao thông cho kế hoạch sơ tán khẩn cấp
Về tiêu chí kinh tế, đã xem xét vị trí nhà máy có gần với khu vực phụ tải; có tính đến các ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành kinh tế khác (như du lich, nghề cá, ); có tính đến tác động tương hỗ thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển; có tính đến chi phí xây dựng hệ thống làm mát (nguồn nước, trạm bơm, kênh cấp nước và nước thải); chi phí xây dựng cảng biển, chi phí bốc đất (độ sâu chất lượng đá gốc); chi phí vận hành hệ thống nước làm mát (số liệu nước biển làm mát, chênh lệch mức nước thủy triều, độ cao nhà máy, nhiệt độ nước biển, dòng chảy, bồi lắng, ); chi phí cung cấp nước ngọt (nước ngọt phục vụ vận hành và sinh hoạt, phục vụ thi công); chi phí thi công đường vào nhà máy với yêu cầu thông suốt trong mọi tình huống, chi phí vận chuyển thiết bị, vật liệu theo các đường giao thông thuỷ, bộ, đường sắt và hàng không; khả năng cung cấp vật liệu xây dựng tại chỗ; giá đất và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; lực lượng lao động phục vụ dự án; chi phí ra phá bom mìn; có mặt bằng tạm thời phục vụ tập kết xe, máy, nguyên vật liệu, kho ; có hệ thống thông tin liên lạc phục vụ thi công và vận hành; điều kiện hạ tầng, cơ sở phúc lợi gồm nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện, khu thể thao, giải trí
Ngoài ra, cũng đã xem xét đến các yếu tố xã hội và môi trường khác khác như sự chấp nhận của công chúng và chính quyền địa phương; các ảnh hưởng có thể có đến các khu bảo tốn động vật quý hiếm trong vùng; các khu di tích lịch sử quốc gia; cảnh quan thiên nhiên trong khu vực và ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân trong vùng như đánh bắt cá, chăn nuôi; khả năng bảo vệ trong trường hợp chiến tranh và khả năng bảo vệ, chống phá hoại và khủng bố
Trang 5Trong giai đoạn này nghiên cứu được tiến hành theo 3 pha:
- Pha 1 là phân tích vùng (trên 20 vùng trong cả nước từ Bắc Trung bộ cho đến Nam bộ) và lựa chọn các vùng tiềm năng Trong phần này, từ các thông tin về địa lý, địa chất, địa mạo, khí tượng, thủy hải văn, quy hoạch năng lượng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và khảo sát thực địa, đã lựa chọn các vùng tiềm năng Trên
cơ sở sàng lọc các vùng lãnh thổ trên toàn quốc đã lựa chọn 16 vùng tiềm năng (khu vực Bắc Trung bộ và khu vực các tỉnh Nam Trung bộ)
- Pha 2 là lựa chọn các địa điểm thí sinh Từ 16 vùng tiềm năng đó lựa chọn
ra 6 địa điểm thí sinh bao gồm: Quảng Đông (Quảng Bình), Hoà Tâm (Phú Yên), Vĩnh Hải và Phước Dinh (Ninh Thuận), Hòn Rôm và Hoà Thắng (Bình Thuận)
- Pha 3 là lựa chọn các địa điểm thí sinh ưu tiên Trên cơ sở khảo sát thực địa, nghiên cứu một cách hệ thống các tài liệu hiện có và cùng hợp tác với chuyên gia Nhật Bản xếp hạng các vị trí và lựa chọn 3 vị trí ưu tiên là: Hoà Tâm (Phú Yên), Vĩnh Hải và Phước Dinh (Ninh Thuận) Địa điểm Phước Dinh đã được lựa chọn để quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 Địa điểm Vĩnh Hải có thể được lựa chọn làm địa điểm dự kiến xây dựng dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2 Địa điểm Hoà Tâm bị loại vì điều kiện địa hình đá gốc
Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn này là cơ sở để các cơ quan liên quan đưa vào trong báo cáo “Đề án xây dựng điện hạt nhân ở Việt Nam” mà Bộ KHCN&MT đã trình Chính phủ tháng 5 năm 1999 và Tháng 8 năm 1999 Ban Cán
sự Đảng Bộ KHCN&MT và Bộ Công nghiệp đã có Tờ trình xin ý kiến Ban cán sự Đảng Chính phủ về chủ trương phát triển điện hạt nhân Đồng thời các kết quả nghiên cứu này đã được sử dụng để triển khai tiếp các nghiên cứu sâu hơn cho giai đoạn nghiên cứu lập Báo cáo đầu tư trình Quốc Hội phê duyệt
III Nghiên cứu địa điểm giai đoạn 2001-2010
Nghiên cứu phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn này tập trung chủ yếu trong các nhiệm vụ sau:
- Đề án nghiên cứu tiền khả thi của dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam (hay còn gọi là nghiên cứu lập báo cáo đầu tư)
- Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030
1 Đề án nghiên cứu tiền khả thi
Trang 6Địa điểm là một chương trong Đề án nghiên cứu tiền khả thi do Viện Năng lượng chủ trì thực hiện Viện Năng lượng đã kết hợp với Công ty tư vấn của Nhật Bản (JCI) tiến hành nghiên cứu khảo sát chi tiết 2 địa điểm phục vụ cho việc trình Quốc Hội phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận (bao gồm 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải) Các kết quả khảo sát chi tiết của 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải được trình bày theo 23 yêu cầu căn cứ trên các tiêu chí về an toàn, kinh tế và các tiêu chí xã hội, môi trường khác (xem trình bày
cụ thể trong Phụ lục 3) Các địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải thoả mãn những điều kiện tiên quyết để xây dựng nhà máy điện hạt nhân như:
4 tổ máy công suất mỗi tổ từ 1000MW trở lên
không lớn, bảo đảm an toàn nhà máy và chi phí xây dựng thấp
dựng hệ thống cấp nước làm mát và vận chuyển vật tư và thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ thi công xây dựng nhà máy
canh tác và các công trình công cộng
Trong đề án này, Viện NLNTVN chủ yếu tham gia cùng với các đơn vị của Bộ Công thương triển khai các nghiên cứu khảo sát môi trường phóng xạ của địa điểm
và nghiên cứu phát tán phóng xạ từ địa điểm trong trường hợp nhà máy điện hạt nhân hoạt động bình thường và các các tình huống sự cố giả định để khẳng định tính an toàn của địa điểm
2 Định hướng quy họach phát triển điện hạt nhân
Để góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phát triển điện hạt nhân, Bộ Công thương đã tổ chức nghiên cứu xây dựng Định hướng quy họach phát triển điện hạt nhân Viện NLNTVN là đơn vị chủ trì chính xây dựng Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, trừ nội dung về quy họach địa điểm và nội địa hoá
Liên quan đến các địa điểm trong Định hướng quy họach phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam đến 2030, Viện Năng lượng đã phân tích lại các số liệu đã nghiên cứu trước đây trong Dự án nghiên cứu án tổng quan phát triển nhà máy điện hạt
Trang 7nhân ở Việt Nam (1996-2000) đối với 16 vùng tiềm năng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Trên cơ sở đó đã đề xuất 8 địa điểm để đưa vào Định hướng quy hoạch phát triển điện hạt nhân đến năm 2030 (Hà tĩnh 1, Quảng Ngãi 2, Bình Định 1, Phú Yên 1 và Ninh Thuận 3) Về kỹ thuật không có các nghiên cứu thêm so với trước đây, chỉ xin ý kiến đồng thuận của địa phương để đưa vào quy họach Việc làm này
là hợp lý vì địa điểm xây dựng nhà máy còn phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật NLNT Khi đó sẽ phải tiến hành các nghiên cứu kỹ thụât một cách chi tiết
Trong giai đoạn này, Viện NLNTVN đã chủ trì dự án hợp tác với IAEA (giai đoạn 2009-2011) về lựa chọn địa điểm cho các cơ sở hạt nhân mới Thông qua dự
án hợp tác với IAEA các chuyên gia quốc tế đã giúp chúng ta tư vấn xây dựng văn bản hướng dẫn an toàn trong lựa chọn địa điểm (Thông tư số 13/2009/TT-BKHCN của Bộ KH&CN do Cục ATBXHN chủ trì soạn thảo), tổ chức các hoạt động quan
trắc phóng xạ và đánh giá tác động môi trường địa điểm
IV Nghiên cứu địa điểm từ năm 2011
Giai đoạn này nghiên cứu về địa điểm tập trung vào việc triển khai các nhiệm
vụ phục vụ phê duyệt địa điểm đã lựa chọn cho nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận (Phước Dinh và Vĩnh Hải) được đề xuất trong Báo cáo đầu tư và cấp giấy phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận
Chủ đầu tư là EVN sẽ hợp tác với đối tác nước ngoài (E4 và JAPC) tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (tại Phước Dinh) và Ninh Thuận 2 (tại Vĩnh Hải) Hiện nay EVN đang trong giai đoạn đàm phán hợp đồng triển khai công việc nghiên cứu về địa điểm và lập dự án đầu tư cho 2 nhà máy này với các đối tác nước ngoài
Để phục vụ cho các hoạt động phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân, Bộ KH&CN (Cục ATBXHN) đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn về an toàn trong phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chuẩn bị Thông tư hứơng dẫn đánh giá tác động môi trường của địa điểm nhà máy điện hạt nhân
Viện NLNTVN đang chủ trì dự án hợp tác với IAEA về lựa chọn địa điểm cho các cơ sở hạt nhân mới giai đoạn 2009-2011 và sẽ đề nghị kéo dài cho giai đoạn 2012-2013 để giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu của Việt Nam liên quan đến phê duyệt địa điểm và cấp giấy phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Trang 82 Viện Năng lượng là cơ quan trực tiếp chủ trì các nghiên cứu về lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam trong Dự án nghiên cứu tổng quan phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam giai đoạn 1996-2000 Trong nghiên cứu này Viện Năng lượng đã nhận được sự tư vấn của các tổ chức hạt nhân của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Pháp
3 Viện Năng lượng và Cơ quan tư vấn của Nhật Bản (JCI) đã chủ trì tiến hành nghiên cứu về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (Phước Dinh và Vĩnh Hải) để phục vụ cho việc trình phê duyệt Báo cáo đầu tư cho Chính phủ đầu năm 2009 và cho Quốc hội phê duyệt tháng 11 năm 2009 Các địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải thoả mãn những điều kiện tiên quyết để xây dựng nhà máy điện hạt nhân và không vi phạm các tiêu chí loại trừ theo quy định trong Thông tư 13/2009/TT-BKHCN ngày 20 tháng 5 năm 2009
4 Trong quá trình phê duyệt Báo cáo đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, do tính chất quan trọng của việc bảo đảm an toàn nên Hội đồng thẩm định Nhà nước đã yêu cầu chủ đầu tư cần tiến hành điều tra, khảo sát địa chất bổ sung để làm sáng tỏ sự có mặt, quy mô và mức độ hoạt động của các đứt gãy trong khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 khi triển khai nghiên cứu lập Dự án đầu tư (Báo cáo khả thi) Việc này cần được thực hiện trong giai đoạn lập hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử
5 Với sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vừa qua, thấy rằng các nghiên cứu địa điểm cần phải được tiến hành rất chi tiết để đảm bảo các yêu cầu về an toàn cho công trình nhà máy điện hạt nhân trong các điều kiện thiên nhiên trầm trọng như động đất, núi lửa, sóng thần, bão lụt, Đây là những công việc rất quan trọng trong các năm 2011 - 2013 của chủ đầu tư và các Cơ quan quản
lý Nhà nước để trình cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm và phê duyệt dự
án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 Các băn
Trang 9khoăn lo lắng về an toàn của địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
1 và Ninh Thuận 2 sẽ được giải quyết trong giai đoạn này trước khi Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2
Biên soạn Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Trang 10
PHỤ LỤC 1 Quy trình nghiên cứu địa điểm nhà máy điện hạt nhân
Lựa chọn địa điểm cho nhà máy điện hạt nhân nói riêng và cơ sở hạt nhân nói chung sẽ được tiến hành qua 3 bước sau:
a Khảo sát và lựa chọn địa điểm
b Đánh giá địa điểm
c Chuẩn bị và cấp phép cho địa điểm
1 Bước 1:
Được thực hiện trong giai đoạn lập Báo cáo đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân như quy định tại Điều 46 Luật Năng lượng nguyên tử Bước này gồm 3 pha sau:
- Pha 1: Phân tích khu vực để tìm ra các địa điểm tiềm năng
- Pha 2: Sàng lọc các vị trí tiềm năng để chọn ra các vị trí thí sinh
- Pha 3: Sàng lọc, so sánh, phân loại các vị trí thí sinh để tìm ra các vị trí thí sinh ưu tiên
Để có căn cứ cho công tác nghiên cứu lựa chọn địa điểm và công tác thẩm định địa điểm trong Bước 1 này, Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 13/2009/TT-BKHCCN ngày 25/5/2009 về an toàn trong lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho giai đoạn xin chủ trương đầu tư (trên cơ sở hướng dẫn của IAEA, có sự tư vấn của chuyên gia IAEA và các nước)
2 Bước 2:
Được thực hiện phục vụ cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm theo quy định tại Điều 47 của Luật Năng lượng nguyên tử Nội dung của Bước 2 gồm các việc sau:
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí cụ thể về lựa chọn địa điểm
- Xây dựng phương pháp luận về đánh giá địa điểm
- Thu thập và phân tích các số liệu liên quan
- Xem xét đánh giá các kết quả, chuẩn bị và gửi báo cáo đề nghị phê duyệt địa điểm lên Thủ tướng
Trang 113 Bước 3:
Được thực hiện phục vụ cho việc phê duyệt Dự án đầu tư theo quy định tại Điều 48 của Luật Năng lượng nguyên tử Bước 3 gồm 2 việc sau:
- Xem xét và cấp giấy phép cho địa điểm
- Chuẩn bị địa điểm để có thể tổ chức thi công xây dựng
Để có cơ sở triển khai các công việc của Bước 2 và Bước 3, chủ đầu tư cần tiến hành các nghiên cứu sâu về địa điểm theo các hướng dẫn và các tiêu chuẩn, quy chuẩn của các cơ quan quản lý nhà nước Bộ KH&CN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân sẽ xây dựng các hướng dẫn, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân của địa điểm (trên cơ sở hướng dẫn của IAEA và tham khảo kinh nghiệm của các nước, trước hết là các đối tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận 1
và Ninh Thuận 2 là Liên bang Nga và Nhật Bản) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan về bảo vệ môi trường
Trang 12PHỤ LỤC 2 Các tiêu chí lựa chọn địa điểm nhà máy điện hạt nhân
A Giai đoạn lập báo cáo đầu tư
1 Cơ sở xác định tiêu chí
Các tiêu chí cơ bản được lựa chọn căn cứ theo các tiêu chuẩn an toàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Nhằm phục vụ việc đánh giá, lựa chọn địa điểm các cơ sở hạt nhân nói chung và nhà máy điện hạt nhân nói riêng, IAEA đã xây dựng và xuất bản bộ các Tiêu chuẩn an toàn, bao gồm:
- Yêu cầu quy phạm an toàn của IAEA số NS-R-3: Đánh giá địa điểm cơ sở hạt nhân (2003)
- Các tài liệu hướng dẫn chi tiết:
1) NS-G-3.1: Các yếu tố tác động từ bên ngoài của con người trong việc đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân (2002)
2) NS-G-3.2: Sự phát tán chất phóng xạ trong không khí và nước và sự quan tâm tới phân bố dân cư trong việc đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân (2002) 3) NS-G-3.3: Đánh giá nguy cơ địa chấn đối với Nhà máy điện hạt nhân (2002)
4) NS-G-3.4: Các yếu tố khí tượng trong đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân (2003)
5) NS-G-3.5: Nguy cơ ngập lụt đối với nhà máy điện hạt nhân tại vùng ven biển, ven sông (2003)
6) NS-G-3.6: Yếu tố cấu trúc địa chất trong việc đánh giá địa điểm và nền móng nhà máy điện hạt nhân (2004)
2 Nội dung các tiêu chí
2.1 Tiêu chí về tác động bức xạ đối với cộng đồng dân cư
- Đánh giá liều chiếu tập thể trên cơ sở phân bố, mật độ dân cư trong khu vực, triển vọng tăng trưởng và biến động dân số trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội khu vực
Trang 13- Khảo sát mô hình lan truyền, phát tán chất phóng xạ trong khí quyển và thuỷ quyển trên cơ sở các thông số về khí tượng (hướng và tốc độ gió, sự nhiễu động không khí, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời), thuỷ văn (đặc điểm sông suối, nước mặt và nước ngầm) và đặc điểm địa hình, địa mạo, công trình xây dựng lớn có ảnh hưởng tới mô hình phát tán (núi cao, thung lũng, )
- Đánh giá nguy cơ tác động bức xạ đối với dân chúng trong tình huống sự cố làm cơ sở cho kế hoạch ứng phó khẩn cấp (đặc tính phân tán và hướng gió thịnh hành, quy hoạch sử dụng đất và nguồn nước sạch, lương thực thực phẩm, hạ tầng giao thông, khu vực sơ tán )
2.2 Tiêu chí về hoạt động địa chấn và cấu trúc địa chất
- Đánh giá điều kiện địa chấn thông qua các thông tin về lịch sử động đất Xác định rủi ro do động đất, các dịch chuyển ngầm gây nên, có tính đến các đặc trưng địa chấn của vùng và các điều kiện riêng của địa điểm
- Đánh giá các đứt gãy bề mặt, xem xét khả năng có vết đứt gãy trên cơ sở các
số liệu địa chất, địa vật lý, đo đạc địa hình hoặc địa chấn
- Đánh giá địa điểm và vùng phụ cận để xác định khả năng không ổn định của
độ dốc (đất đai, sườn đá, mưa, tuyết)
- Đánh giá khả năng sụt lún hoặc nâng cao địa hình thông qua kiểm tra các đặc trưng tự nhiên hiện có trên bản đồ địa chất và các thông tin tham khảo về các thành tạo hang động, vùng đá vôi, các công trình nhân tạo ngầm (đào mỏ, giếng nước, giếng dầu, ) Khảo sát chi tiết các điều kiện địa tầng nhằm xác định rủi ro
- Đánh giá khả năng hoá lỏng của các vật liệu dưới mặt đất thông qua các tham
số và giá trị dịch chuyển nền đất đặc trưng của khu vực
- Đánh giá đặc tính nền móng công trình thông qua khảo sát đặc trưng địa kỹ thuật của vật liệu nền, đá gốc dưới bề mặt bao gồm cả tính bất định và xác định mặt nghiêng đá gốc Đánh giá tính ổn định của vật liệu nền khi chịu tải tĩnh và điạ chấn Đồng thời nghiên cứu chế độ nước ngầm và các tính chất hoá học của nước ngầm
2.3 Tiêu chí đánh giá tác động của núi lửa (nếu có trong khu vực)
- Khảo sát số liệu lịch sử về hoạt động và khả năng tái hoạt động của núi lửa trong khu vực và các vùng lân cận
- Đánh giá các đặc trưng và nguy cơ tác động của núi lửa đối với công trình như dòng chảy nham thạch, dòng bùn, đám mây tro bụi và lửa cháy
Trang 142.4 Tiêu chí đánh giá nguy cơ lũ lụt do vỡ đập nhân tạo
- Nghiên cứu chi tiết vùng thoát nước chảy ngược dòng của địa điểm
- Đánh giá về hỏng hóc của đập theo hai giả thuyết chính:
+ Các đường cong đồng mức của lượng mưa cơ sở thiết kế được tập trung chủ yếu trong lưu vực ngược dòng với đập
+ Các đường cong đồng mức của lượng mưa cơ sở thiết kế được tập trung chủ yếu trong toàn bộ lưu vực phía trên địa điểm
- Phân tích dự phòng trên cơ sở một giả định vỡ đập Nghiên cứu nguyên nhân vỡ đập do lũ Nghiên cứu nguyên nhân vỡ đập do địa chấn Nghiên cứu nguyên nhân vỡ đập do các nguyên nhân khác (sự hư hỏng của bê tông hoặc hệ thống bảo vệ đê; sự lún quá mức và không đồng đều cùng với các vết nứt được tạo ra; hệ thống ống dẫn và sự rò rỉ; các khuyết tật của nền móng; khe hở qua móng, qua mặt đê hoặc các lỗ tạo thành do tác động của rễ cây hoặc động vật đào bới; các
hư hỏng chức năng như việc hư hỏng các cửa cống; Sự tích tụ bùn phù sa hoặc các mảnh vỡ phía ngược dòng; lở đất vào hồ chứa)
2.5 Tiêu chí đánh giá nguy cơ lũ lụt do sông và mưa lớn
- Sự biến đổi hình dạng của sông và dòng chảy do các quá trình tự nhiên
- Lượng mưa rơi trực tiếp tại địa điểm cần được nghiên cứu như một nguyên nhân có thể gây ra tải trọng thoát nước khốc liệt nhất tại địa điểm
- Lũ lụt do dòng chảy phụ: nguy cơ lũ lụt tạo bởi dòng chảy phụ hướng đến địa điểm do mưa hoặc tuyết, băng tan, hoặc kết hợp giữa các yếu tố đó Các thông số dòng chảy lũ lụt do mưa gồm: Lưu lượng đỉnh và lưu lượng theo thời gian của toàn
bộ sự kiện lũ lụt (biểu đồ thuỷ lượng); Mực nước đỉnh và biểu đồ mực nước; Các biến thiên về lưu lượng và mực nước; Tốc độ dòng chảy (căn cứ lưu lượng và tiết diện ngang của dòng chảy); Sự ổn định của các kênh dẫn; Sự vận chuyển trầm tích (trầm tích dạng huyền phù và chất tải đáy kênh); tình trạng đóng băng (các tảng băng, đóng băng bề mặt và tắc ngẽn do băng)
- Nghiên cứu lịch sử của vòi rồng trong vùng
2.6 Tiêu chí đánh giá nguy cơ lũ lụt ven biển
- Lũ lụt do sóng thần: Nghiên cứu đặc điểm chuyển dịch của đáy biển, vị trí của nhà máy ( có gần các vịnh hay vịnh hẹp không) và hướng chuyển động so với
Trang 15nhà máy, phản ứng của nước gần bờ đối với các sóng của sóng thần Nghiên cứu khả năng đối với các sự kiện sinh ra sóng thần Các thông tin lịch sử như các số liệu về chiều cao dòng vỗ bờ, các số liệu đo thuỷ triều và các thông báo về các cơn sóng thần Nghiên cứu về các sóng của sóng thần được sinh ra cục bộ có thể lan truyền từ nguồn sinh ra nó đến vùng gần bờ biển có địa điểm nhà máy điện hạt nhân (áp dụng phương trình sóng dài tuyến tính nếu nước sâu hơn 200m, sử dụng
lý thuyết nước nông với giá trị ma sát đáy đối với vùng nông hơn 200m) Nghiên cứu về sự trầm tích của cát xung quanh các công trình nước làm mát hay nước vào
ra có thể phá vỡ hoạt động của nhà máy
- Lũ lụt do sóng bão: Trường gió trên mặt nước và chênh lệch áp suất tại vị trí ban đầu của mỗi cơn bão và tại các thời điểm cụ thể sau đó Các tính toán sơ bộ về sóng bão, bao gồm tổng tăng chiều sâu nước tại các độ sâu đã được định sẵn, bắt đầu từ vùng nước sâu tiếp tục đến bờ biển tại thời điểm ban đầu và tại các thời điểm cụ thể sau đó Các bảng tóm tắt và các đồ thị của các biểu đồ nước cho toàn
bộ cơn bão tại các vị trí định sẵn
- Lũ lụt do triều giả: xem xét sự giao động đáng kể của thân nước (triều giả) kích thích bởi sóng bão, sự thay đổi tốc độ gió, sóng thần, lở đất trong nước, sự phun trào núi lửa trong nước và các nhiễu loạn băng rộng
2.7 Tiêu chí đánh giá nguy cơ tác động nhân tạo bên ngoài từ các cơ sở quân
sự, căn cứ không quân
Đối tượng xem xét thu thập thông tin
- Các loại vật liệu nguy hại được vận chuyển, lưu giữ và sử dụng
- Các hoạt động diễn tập quân sự có thể gây nguy hại như tập bắn
- Sân bay quân sự, tuyến đường bay liên quan của nó, kể cả khu vực diễn tập
- Các loại máy bay, nhiên liệu sử dụng
2.8 Tiêu chí đánh giá nguy cơ tác động nhân tạo bên ngoài từ các cơ sở công nghiệp, nhà máy, tuyến đường ống dẫn nhiên liệu:
Đối tượng xem xét thu thập thông tin
- Các cơ sở công nghiệp, nhà máy vận chuyển xử lý, lưu giữ vật liệu nổ, có thể
cháy, ăn mòn, độc hại hay phóng xạ kể cả các cơ sở đang xây dựng và đang trong quá trình tháo dỡ
Trang 16- Các tuyến đường ống dẫn nhiên liệu
- Các kho xưởng, kho bãi, nơi khai thác và lưu giữ khoáng sản có thể tạo ra
khả năng ngăn dòng nước tạm thời gây lụt và sụt nền đất
[
2.9 Tiêu chí đánh giá nguy cơ tác động nhân tạo bên ngoài từ tuyến đường hàng không (khoảng cách đến sân bay, đường bay, hướng bay):
Đối tượng xem xét thu thập thông tin
- Sân bay, việc cất cánh hạ cánh , tần suất bay và các loại máy bay
- Tuyến bay
2.10 Tiêu chí đánh giá nguy cơ tác động nhân tạo bên ngoài từ tuyến đường biển, đường sông và đường bộ, bao gồm cả đường sắt:
Đối tượng xem xét thu thập thông tin
- Tuyến vận chyển đường biển, đường sông và đường bộ tại khu vực
- Việc chuyên chở các loại vật liệu nguy hại, độc hại có thể ảnh hưởng đáng
kể
- Tàu thuyền, xe cộ, tải trọng, vật liệu được chuyên chở, tần suất chuyên
chở,
- Các kho bãi trung chuyển của đường xe lửa, lưu lượng xe cộ đường bộ, cùng
với mật độ giao thông, cất giữ, đặc biệt quan tâm đến các tuyến đường đông đúc, các tuyến đường giao nhau, nơi nối các toa xe lửa chở hàng và các khu vực chất hàng
2.11 Tiêu chí đánh giá tính khả thi của kế hoạch ứng phó sự cố khẩn cấp:
- Khả năng xây dựng hệ thống giao thông cho kế hoạch sơ tán, cung ứng
lương thực, thực phẩm và hạ tầng cơ sở sinh hoạt cho dân chúng tại khu vực sơ tán
- Luận chứng về khả năng thiết lập trung tâm ứng phó khẩn cấp bên ngoài cơ
sở hạt nhân (Off-site Center)
- Ngoài ra có thể cần xem xét thêm tính phù hợp của địa điểm liên quan đến
các hoạt động của con người trong tương lai ở giai đoạn lập kế hoạch như tiềm năng phát triển thương mại, công nghiệp, du lịch, Các hoạt động như vậy trong tương lai có thể làm gia tăng rủi ro hậu quả phóng xạ hay là các hoạt động này trở thành các nguồn gốc của các ảnh hưởng tác động đến nhà máy điện hạt nhân mặc
Trang 17dù nó không vượt quá mức xác suất sử dụng sàng lọc các sự kiện, nhưng có khả năng phát triển đạt đến mức xác suất đó
B Giai đoạn phê duyệt địa điểm và lập dự án đầu tư
1 Các tiêu chí chung phục vụ đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân
1) Tiêu chí chung trong đánh giá một địa điểm của cơ sở hạt nhân
2) Tiêu chí liên quan đến các hiện tượng nguy hiểm do hoạt động của con người gây ra và do các hiện tượng khí tượng trầm trọng gây ra
3) Tiêu chí liên quan đến ảnh hưởng có thể của cơ sở hạt nhân đối với con người
và môi trường trên cơ sở xem xét dân cư trong khu vực của nhà máy và tính khả thi của kế hoạch ứng phó
2 Các tiêu chí về thu thập số liệu cơ bản phục vụ cho nghiên cứu địa điểm nhà máy điện hạt nhân
1) Tiêu chí về thu thập số liệu khí tượng
2) Tiêu chí về thu thập số liệu địa chất và địa vật lý
3) Tiêu chí về thu thập số liệu nước bề mặt
4) Tiêu chí về thu thập số liệu nước ngầm
5) Tiêu chí về thu thập số liệu sinh vật
6) Tiêu chí về thu thập số liệu phóng xạ môi trường
7) Tiêu chí về thu thập số liệu về các hoạt động của con người trong khu vực
3 Các tiêu chí đặc thù để đánh giá các hiện tượng tự nhiên trầm trọng trong khu vực nhà máy điện hạt nhân
1) Tiêu chí về các giá trị nguy hiểm của các yếu tố khí tượng và các hiện tượng khí tượng hiếm
2) Tiêu chí về lụt lội
3) Tiêu chí về động đất và các đứt gãy hoạt động
4) Tiêu chí về các vấn đề địa kỹ thuật
Trang 184 Các tiêu chí đặc thù để đánh giá các hiện tượng bên ngoài do hoạt động của con người gây ra trong khu vực nhà máy điện hạt nhân
1) Tiêu chí về các nguồn có thể của các hiện tượng bên ngoài do hoạt động của con người gây ra
2) Tiêu chí về ảnh hưởng và các tham số liên quan đến các nguồn hiện tượng bên ngoài do hoạt động của con người gây ra
3) Tiêu chí về quy trình lựa chọn và đánh giá các nguồn hiện tượng bên ngoài gây ra do hoạt động của con người
4) Tiêu chí về các hiện tượng bên ngoài chủ yếu do hoạt động của con người gây ra
5 Các tiêu chí về đặc trưng kỹ thuật trong nghiên cứu địa điểm và ảnh hưởng
có thể của nhà máy điện hạt nhân đối với khu vực
1) Tiêu chí về phát tán trong khí quyển của các chất phóng xạ
2) Tiêu chí về lan truyền chất phóng xạ trong môi trường thủy quyển
3) Tiêu chí về đặc trưng nhân khẩu học
4) Tiêu chí về sử dụng đất và nước trong khu vực
5) Tiêu chí về phóng xạ môi trường
6 Yêu cầu đối với việc quan trắc các rủi ro liên quan đến hoạt động của con người và các hiện tượng tự nhiên gây ra cho nhà máy điện hạt nhân
7 Yêu cầu và ảnh hưởng lên địa điểm của nhà máy điện hạt nhân do hoạt động tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân
8 Chương trình đảm bảo chất lượng trong quá trình đánh giá các địa điểm nhà máy điện hạt nhân
Trang 19PHỤ LỤC 3 Kết quả nghiên cứu địa điểm dự kiến cho Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2
Nghiên cứu được thực hiện trong phần này do Viện Năng lượng kết hợp với Công ty tư vấn của Nhật Bản (JCI) tiến hành phục vụ cho việc trình Quốc Hội phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận (bao gồm 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải) Các kết quả khảo sát chi tiết của 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải được trình bày theo 23 yêu cầu căn cứ trên các tiêu chí về
an toàn, kinh tế và các tiêu chí xã hội, môi trường khác
Từ các kết quả nghiên cứu thấy rằng các địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải thoả mãn những điều kiện tiên quyết để xây dựng nhà máy điện hạt nhân như:
4 tổ máy công suất mỗi tổ từ 1000MW trở lên
không lớn, bảo đảm an toàn nhà máy và chi phí xây dựng thấp
dựng hệ thống cấp nước làm mát và vận chuyển vật tư và thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ thi công xây dựng nhà máy
canh tác và các công trình công cộng
Đây là cơ sở để chủ đầu tư trình Chính phủ và Quốc Hội quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận bao gồm 2 địa điểm là Ninh Thuận 1 (tại Phước Dinh) và Ninh Thuận 2 (tại Vĩnh Hải)
Trong phần sau đây sẽ trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu theo 23 yêu cầu đối với 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải
Trang 20Sơ đồ: Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Trang 211 Địa điểm Phước Dinh
Trang 22Sơ đồ: Vị trí Nhà máy Điện hạt nhân 1- Phước Dinh
Trang 23Địa điểm có toạ độ địa lý:
bề rộng 10 km, từ quốc lộ 1 ở phía Tây đến bờ biển Phước Dinh ở phía Đông
Trang 24Sơ đồ Mặt bằng xây dựng nhà máy Điện hạt nhân 1- Phước Dinh
Trang 25Sơ đồ Mặt bằng xây dựng nhà máy Điện hạt nhân 1- Phước Dinh
Tại khu vực dự kiến bố trí nhà máy, địa hình hơi dốc ra phía biển Cao độ địa hình dao động từ 5 đến 30m
1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Huyện Ninh Phước có 14 xã và trung tâm huyện lỵ là thị trấn Phước Dân, nằm trên trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường thống nhất Bắc-Nam
a) Dân số và lao động
Dân số toàn huyện Ninh Phước đến năm 2005 là 182.348 người Mật độ dân
89.912 người, chiếm 84,5% số người trong độ tuổi lao động Trong đó lao động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, là 63.840 người, lao động công nghiệp và xây dựng là 8.570 người, còn lại là lao động các ngành dịch vụ Cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,6% năm 2000 lên 9,5% năm 2005
Riêng xã Phước Dinh có dân số 7.682 người, với 4 thôn là Bầu Ngư, Từ Thiện, Vĩnh Trường và Sơn Hải Nghề nghiệp chính của cư dân trong xã là nuôi
Trang 26trồng thủy sản và lâm nghiệp Tỷ lệ tăng dân số hiện nay là 2,2%/năm, dự kiến đến năm 2010 là 1,8%/năm
Kết quả khảo sát năm 2008 về dân cư sống trong các bán kính khác nhau tính
từ tâm địa điểm được nêu trong Bảng 7
Bảng 7: Dân cư của địa điểm Phước Dinh Bán kính (km) Dân cư (người) Số hộ Mật độ, ng/km 2
1
1 - 2,5 2,5 – 5
5 – 10
10 – 15
15 - 20
542 3.252 2.704 7.983 140.947 155.131
122
624
457 1.271 27.210 31.366
432,26 207,91 45,91 33,89 358,92 282,17
Tổng số trong 20 km 310.561 61.050 247,14
b) Các cơ sở công nghiệp gần địa điểm
các ngành chế biến nông - lâm sản, sản xuất nước mắm, nước đá, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi tôm công nghiệp
c) Trường học và các cơ sở tập trung đông người
Quanh khu vực địa điểm, số lượng trường học và học sinh ở mức trung bình,
các cơ sở thường tập trung đông người cũng ít (xem Bảng 8)
Bảng 8: Công trình công cộng trong bán kính 20km
Bán kính
(km)
Mẫu giáo