1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam

132 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa cạnh tranh, phân quyền, thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệu quả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tại Việt Nam
Tác giả Lê Thị Thủy
Người hướng dẫn TS. Đậu Thị Kim Thoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 14,18 MB

Cấu trúc

  • KET LUAN CHUONG 1 (32)
    • CHUONG 2 CHUONG 2 : CO SO LY THUYET (33)
      • 2.1.2 Khái niệm MAS và đặc điểm của thông tin MAS Chenhall (2003) đã thảo luận rằng thuật ngữ kế toán quản trị (MA - (34)
  • Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Ngô Quang Huy (2020) (44)
  • KET LUAN CHUONG 2 (48)
    • CHUONG 3 CHUONG 3 : PHUONG PHAP NGHIEN CUU (49)
      • 7) Đàm phán; (8) Đại điện; (9) Hiệu quả tông thẻ (59)
      • 2) Đánh giá mô hình cấu trúc (65)
      • 1) Đánh giá mức độ của R? (66)
  • KET LUAN CHUONG 3 (69)
    • CHUONG 4 CHUONG 4 : KET QUA NGHIEN CUU VA BAN LUAN (70)
      • 4.1 Mô tả và phân tích mẫu Tác giả sử dụng bảng khảo sát với các câu hỏi đóng được đo lường theo cấp (70)
  • Bang 4.1 cung cấp kết quả thống kê thông tín mẫu khảo sát của dữ liệu thu (71)
    • 4.2 Số các khái (73)
      • 4.2.2 Kiểm tra giá trị hội tụ (74)
      • 4.2.3 Kiểm tra giá trị phân biệt (74)
    • 4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc (75)
      • 4.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của quy mô Ÿ (77)
      • 4.3.5 Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình Qˆ (77)
  • KET LUAN CHUONG 4 (84)
    • CHUONG 5 CHUONG 5 : KET LUAN VA MOT SO HAM Y CHINH (85)
  • SACH (85)
    • 5.1 Kết luận chung (85)
      • 5.2.1 Hàm ý về mặt lý luận (86)
      • 5.2.2 Hàm ý về mặt thực tiễn (87)
  • KET LUAN CHUONG 5 (91)
  • PHỤ LỤC 1 (108)
    • 2) Thông tín kế (113)
  • PHỤ LỤC 2 (116)
  • PHỤ LỤC 3 BANG KHẢO SÁT (117)
  • PHẢN A: NỘI DUNG KHẢO SÁT (117)
  • PHỤ LỤC 4 (122)
  • PHU LUC 6 Giá trị hội tụ (125)
  • COMI COM2 (125)
  • DECI DEC2 (125)
  • PHU LUC 7 Gia tri phan biét (HTMT) (126)
  • PHU LUC 8 (126)
  • PHU LUC 10 (128)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu là xác định sự tác động của các nhân tố cạnh tranh, phân quyền đến thông tin MAS; su tác động của ba nhân tô cạnh tranh, phân quyền và thông tin MAS đến hiệu qua hoạt

KET LUAN CHUONG 1

CHUONG 2 : CO SO LY THUYET

2.1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán quản trị

Khái niệm kế toán quản trị

Khái niêm KTQT được xây đựng trên nhiều quan điểm khác nhau và thay đổi theo môi trường kinh doanh, do đó đã hình thành nên những nhận thức khác nhau về KTQT,

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế công bố trong tài liệu tổng kết các khái niệm KTOQT trên thế giới năm 1998: “KTQT được xem như là một quy trình định dạng, kiêm soát, đo lường, tổng hợp, phân tích, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính, thông tin phi tài chính liên quan đến hoạt động doanh nghiệp cho những nhà quản trị thực hiện các chức năng hoạch định, đánh giá, kiểm soát, điều hành hoạt động tổ chức nhằm đảm bảo sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả nguồn lực kinh tế của doanh nghiép.” (IFAC, 1998, trang 84, 99)

Theo Atkinson va céng sy (2001), KTQT là một quy trình cải tiến không ngừng việc hoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chính của DN đề hướng dẫn, thúc đây hành động, hành vị quản trị tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cần thiết nhằm đạt chiến lược, chiến thuật và mục tiêu đoanh nghiệp Trong khi đó, Hornpren và cộng sự (2002) cho rằng KTQT là quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, diễn giải và truyền đạt thông tin giúp các nhà quản lý hoàn thành các mục tiêu của tô chức

Một khái niệm khác của KTQT theo khoản 10, Điều 3 của Luật Kế toán Việt

Nam (2015): “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”

Phần lớn các tài liệu về KTỌT đều đề cập rằng đánh giá hiệu quả hoạt động, lập kê hoạch, kiêm soát, cải tiên và phát triên các chiên lược cạnh tranh và ra quyết định là những vai trò quan trọng của KTQT để đạt được các mục tiêu cho một tô chức (Scapens, I990; Upchurch, 1998; Atkinson và cộng sự, 2001) Thông tin KTQT được sử dụng để hỗ trợ các nhà quản lý thực hiện trách nhiệm kiểm soát, động viên, chỉ đạo và lập kế hoạch (Garrison và Noreen, 2003) Theo Kaplan (1984), vai trò của KTỌT trong nhiều tô chức đã thay đôi, không còn là người ghi điểm cho thành tích trong quá khứ, thay vào đó trở thành thành viên chính thức của ban quản lý, hễ trợ, tư vấn cho ban quản lý đạt được các mục tiêu của DN Hơn nữa, hệ thống KTQT còn giữ vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý của các DN lập kế hoạch và kiểm soát DN của họ

Nhìn chung, theo sự thay đổi và phát triển của môi trường kinh doanh đã hình thành nên những khái niệm về KTỌT khác nhau Tuy nhiên, vai trò của KTQT giữa các quan điểm không có nhiều khác biệt Đặc điểm chung của KTQT là những quy trình đo lường các thông tin tài chính và phi tài chính để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý

2.1.2 Khái niệm MAS và đặc điểm của thông tin MAS Chenhall (2003) đã thảo luận rằng thuật ngữ kế toán quản trị (MA -

Management Accounting) là tập hợp các hoạt động như lập ngân sách hoặc tính giá thành sản phẩm, trong khi MAS là việc sử dụng MA có hệ thống để đạt được một số mục tiêu Theo Chenhall và Morris (1986), thông tin MAS được thê hiện qua bốn đặc điểm, bao gồm: phạm vi rộng, tinh kịp thời, tích hợp và tông hợp Các đặc điểm cụ thê như sau:

Phạm vi rộng của thông tin: Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của thông tin MAS, bao gém ba khía cạnh: tiêu điểm (focus), định lượng (quantification) và thời gian (time horizon) Trong đó, tiêu điểm là thông tin được thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài DN; định lượng là thông tin tài chính hoặc phi tài chính; và thời gian là thông tin nói về tương lai hay quá khứ (Chenhall và Morris, 1986) Thông tin phạm vi hẹp liên quan đến các sự kiện phát sinh trong nội bộ của tổ chức, cung cấp thông tin tài chính và lich str (Chenhall va Morris, 1986)

Ngược lại, thông tin phạm vi rộng bao gồm thông tin bên ngoài (thông tin về tổng sản lượng quéc gia (GNP — Gross National Product), thi phan, théng tin phi tai chính (thông tin về thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sự tiến bộ của công nghệ liên quan đến sản xuất của tổ chức) và thông tin định hướng tương lai (Hammad và cộng sự, 2010) Thông tin phạm vi rộng hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc lên kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định một cách toàn dién hon (Chong, 1996;

Chong va Chong, 1997; Gul & Chia, 1994; Mia va Chenhall, 1994; Mia va Clarke, 1999)

Tính kịp thời của thông tin: Đặc điểm này đề cập đến khả năng MAS co thé cung cấp thông tin theo yêu cầu một cách nhanh chóng Khả năng này là rất quan trọng bởi vì người quản lý có phản ứng nhanh đối với các sự kiện hay không phụ thuộc vào tính kịp thời của thông tin MAS (Hammad và cộng sự, 2010) Đặc điểm này của thông tin MAS được xem xét ở hai khía cạnh: tần suất thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ) và tốc độ báo cáo (khoảng cách thời gian khi sự việc xảy ra và khi nó được báo cáo) (Chenhall và Morris, 1986)

Thông tin tích hợp: Đề cập đến sự tương tác giữa các bộ phận, phòng ban trong tổ chức thông qua việc chia sẻ thông tin (Abdel-Maksoud và cộng sự, 2010)

Thông tin tích hợp hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và kiểm soát, bởi vì nó cung cấp cho nhà quản lý thông tin về tác động của các quyết định, các chính sách ở các bộ phận, phòng ban đề từ đó nhà quản lý có thế kiểm soát và điều chỉnh kịp thời hoạt động quản lý của mình

Thông tin tổng hợp: Cho phép người quản lý xử lý số lượng thông tin lớn hơn và cô đọng thông tin thành một định dạng có thê được xử lý nhanh chóng Điều này làm tăng lượng thông tin tổng thể có thê được xử lý trong một khoảng thời gian nhất định (Hammad và cộng sự, 2010) Đặc điểm này đề cập đến thông tin được tổng hợp tương ứng với các bộ phận chức năng khác nhau theo thời gian (Choe,

2.1.3 Vai trò của thông tin MAS đối với hiệu quả hoạt động quản lý

Hoạt động quản lý là những quyết định mà các nhà quản lý đưa ra để giải quyết các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mà họ phụ trách Hiệu quả hoạt động quản lý là việc các nhà quản lý tìm kiếm các thông tin có thê được sử dụng đề đánh giá các tình huống hiện tại, xem xét các phương án thay thế, đưa ra các lựa chọn cũng như để thực hiện các hành động nhăm nâng cao hiệu quả của quá trình ra quyết định (Ngô Quang Huy, 2020)

Hiệu quả hoạt động quản lý cho biết mức độ mà người quản lý đã đạt được các mục tiêu liên quan đến các hoạt động quản lý khác nhau bao gồm: lập kế hoạch (xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai và lên các kế hoạch hành động), tổ chức (sử đụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu đề thực hiện kế hoạch), bồ trí nhân sự (phân tích công việc, tuyến đụng, phân công công việc thích hợp cho từng cá nhân-ehe-£ừng-eông-vrệe-thíeh-họp), lãnh đạo (động viên, khuyến khích các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn đề đạt được các kế hoạch), kiếm soát và điều phối (giám sát quá trình hoạt động theo kế hoạch, theo dõi và kiếm tra kết quả phản hồi của các hoạt đồng mà có thế điều chính kế hoạch cho phủ hợp) (Agbejule, 2005; Chong, 1996; Etemadi và cộng sự, 2009)

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Ngô Quang Huy (2020)

Mô hình nghiên cứu của Ghasemi và cộng sự (2016): thông qua vai trò trung gian của thông tin MAS, nghiên cứu tập trung xem xét tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động quản lý của các tổ chức tài chính tại Iran (hình 2.4) Kết quả nghiên cứu có mối quan hệ trực tiếp giữa cạnh tranh và thông tin MAS, cũng như giữa thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý Nghiên cứu cũng xác nhận rằng mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động quản lý là do thông tin MAS lam trung g1an

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Ghasemi và cộng sự (2016)

Mô hình nghiên cứu của Lê Mộng Huyền và cộng sự (2020a): nghiên cứu mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hai nhân tổ mức độ cạnh tranh và thay đôi chiến lược với thông tin MAS phạm vi rộng và kết quả hoạt động kinh doanh (bao gồm cả kết quả tài chính và phi tài chính) của các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam (hình 2.5)

Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi quan hệ trực tiếp cùng chiều giữa mức độ cạnh tranh, sự thay đôi chiến lược với thông tin MAS phạm vi rộng Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy thông tin MAS phạm vi rộng đóng vai trò trung gian toàn phần cho mỗi quan hệ giữa cạnh tranh và kết quả hoạt động tài chính và trung gian một phần cho mối quan hệ giữa cạnh tranh và kết quả hoạt động phi tài chính Bên cạnh đó, nó còn có vai trò là biến trung gian một phần cho mối quan hệ giữa sự thay đổi chiến lược và kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh Sử dụng thông tin kê toán quản trị

Hình 2 5: Mô hình nghiên cứu của Lê Mộng Huyền và cộng sự (20204)

Nhìn chung, theo lý thuyết ngẫu nhiên, thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý của DN sẽ thay đổi cho phù hợp với các nhân tố cụ thể (nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong tô chức) Các nghiên cứu KTQT sử dụng lý thuyết ngẫu nhiên đã cố găng liên kết một loạt các biến theo ngữ cảnh như cơ cấu tô chức (phân quyên), cạnh tranh, PEU, công nghệ, văn hóa, định hướng thị trường, chiến lược và đặc điểm của nhà quản lý với thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý Tông hợp các nhân tổ được khám phá từ các nghiên cứu trước được trình bày tại bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nhân tổ được khám phá từ các nghiên cứu trước và lý thuyết áp dụng được trình bày tại Phụ lục 2 trang 8PL

Bảng 2.I Tông hợp các nhân tố tác động đến thông tin MAS

Tac gia Phan | Canh PEU Công | Văn | hướng | Chiên nhà quyền | tranh nghệ | hoá thị lược uan - trường 1

KET LUAN CHUONG 2

CHUONG 3 : PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu Khung nghiên cứu được tác giả thực hiện gồm hai phần chính: khung lý thuyết và khung thực tiễn Khung lý thuyết sẽ trình bảy tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, kết hợp với lý thuyết nền giúp nhận diện các nhân tố bên trong cũng như bên ngoài DN ảnh hưởng đến thông tin MAS và tác động của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động quản lý của DN Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu được xây dựng Khung thực tiễn sẽ sử dụng dữ liệu khảo sát để kiểm định giá trị thang đo, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được trình bày ở hình 3.1 gồm các bước sau:

J Bước l: Tổng quan các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu đề xác định khe hồng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu

L1 Bước 2: Từ khe hồng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu tìm được ở bước I, xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cửu

J _ Bước 3: Căn cứ các nghiên cứu trước và các lý thuyết nền xác định nhân tố ảnh hưởng đến thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý

J Bước 4: Từ kết quả của bước 3, xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và thang đo cho các khái niệm nghiên cứu

J Bước 5: Thu thập dữ liệu thông qua bảng khảo sát để phục vụ cho việc kiêm định mô hình nghiên cứu

1 Bước 6: Tiến hành làm sạch dữ liệu sau thu thập, thực hiện đánh giá mô hình đo lường và kiếm tra mô hình cấu trúc

Bước 7: Phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu

Bước 8: Tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu

Tong quan các nghiên cứu liên quan

Khe hông nghiên cứu Vân đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu |

Lý thuyétnén |—| Khái nệm liên quan KTQT, MAS

Các ly thuyết có liên quan Ỉ

M6 hinh nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu

Thu thập đữ liệu thông qua khảo sat Đánh giá mô hình đo lường Kiêm tra mô hình cau trúc

Kết quả nghiên cứu và bản luận |

Kết luận và đề xuất kiên nghị |

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.2 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu:

Qua tông quan nghiên cứu trước và lý thuyết nền (trình bày ở chương 2) cho thấy nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài DN đã được khám phá có tác động đến thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý Tuy nhiên, các nghiên cứu trước trong và ngoài nước chưa xem xét bối cảnh các nhân tô cạnh tranh, phân quyền (là hai nhân tô chính đại điện cho nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong của DN) củng tác động đến thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý trong một mô hình nghiên cứu Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu trước về sự tác động của hai nhân tố này cũng cho kết quả trái ngược nhau khi nghiên cứu trong bối cảnh khác nhau

Chính vì vậy tác giả đã giới hạn chọn hai nhân tô này đề xây dựng giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình nhằm tìm hiểu một cách rõ ràng hơn về sự tác động của nhân tô cạnh tranh, phân quyền đến thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý tại các DN ở quốc gia đang phát triển như Việt Nam a Cạnh tranh và thông tin MAS

Mức độ cạnh tranh ngảy càng gia tăng tạo nên những áp lực, rủi ro và sự bất én cho các DN (Mia va Clarke, 1999; Ghasemi va c6ng su, 2016), doi hoi cac DN phải có các phản ứng thích hợp đối với các mối đe đọa trong điều kiện cạnh tranh nay (Laitinen, 2008) Chenhall va Morris (1986) vận dụng lý thuyết ngẫu nhiên khăng định những thách thức gây ra bởi sự cạnh tranh cũng như sự không chắc chắn về môi trường có thê được giảm bớt bằng việc nhà quản lý được cung cấp thông tin MAS với đầy đủ bốn đặc điểm (phạm vi rộng, kịp thời, tổng hợp và tích hợp) để phục vụ cho việc lập kế hoạch, ra quyết định Santos và cộng sự (2012) cũng khẳng định rằng, khi môi trường cạnh tranh ở mức độ càng cao thì thông tin MAS càng rất quan trọng Nó hỗ trợ cho các nhà quản lý tối ưu hóa các quy trình ra quyết định

Do đó, đề đối phó với sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh gây nên bởi cạnh tranh, DN thiết kế MAS phù hop dé co được đây đủ bốn đặc điểm thông tin (phạm vi rộng, kịp thời, tổng hợp và tích hợp) sẽ giúp các nhà quản lý trong việc ra quyết định (Laitinen, 2008) Mối quan hệ này cũng đã được khăng định trong các nghiên cứu Ghasemi và cộng sự, 2016; Nguyễn Phong Nguyên và Doan Ngoc Qué, 2016; Lê Mộng Huyền và cộng sự, 2020a Những quan điểm trên dẫn đến giả thuyết sau:

HI: Cạnh tranh có tác động trực tiếp và tích cực đến thong tin MAS b Phân quyền và thông tin MAS

Phân quyền là một hình thức của cơ cấu tô chức, đề cập đến một hệ thông mà quyên quyết định được giao cho cấp quản lý thấp hơn (Miah & Mia, 1996) Do đó, phân quyền thể hiện mức độ tự chủ, tự ra quyết định mà các nhà quản ly cao nhất trao cho các nhà quản lý cấp thấp hơn (Chia, 1995) Abdel-Kader và Luther (2008) cho rằng các công ty đối mặt với sự không chắc chắn cao cần phải có một cơ cấu tô chức phân quyên

Mức độ phân quyền cao sẽ cung cấp cho các nhà quản lý cấp đưới nhiều quyên tự chủ hơn trong việc ra quyết định (Chia, 1995) Phân quyền cung cấp cho các nhà quản lý quyền tự chủ lớn hơn đối với các hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát cũng như khả năng tiếp cận nhiều thông tin hơn (Waterhouse và Tiessen,

1978) Galbraith (1973) khang định mức độ phân quyền nhiều hơn sẽ cho phép quản lý ở cấp thấp được quyền ra quyết định hơn, giúp xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và đo đó sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý Điều này đã tác động đến ba đặc điểm của thông tin MAS là kịp thời, tổng hợp và tích hợp Ngoài ra, các nhà quản lý trong một tô chức phân quyên yêu cầu thông tin MAS có phạm vi rộng đề đáp ứng cho sự đa dạng ngảy càng tăng của nhu câu thông tin trong quá trình ra quyết định, đặc biệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa ngày càng tăng và sự phân quyền xuyên biên giới (Haka và Heitger, 2004) Do đó, đặc điểm thông tin MAS ở phạm vi rộng cần được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của các bộ phận kinh doanh khác nhau về các vấn đề như giá cả, thị trường, thống kê tài chính, kiểm soát hàng tồn kho và lao động từ các môi trường khác nhau Do đó sự hiện diện của MAS với các đặc điểm thông tin có mức độ phức tạp cao hơn sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của quản lý của tô chức Từ những phân tích trên, giả thuyết được xây dựng như sau:

H2: Phân quyền có tác động trực tiếp và tích cực đến việc sử dụng MAS c Cạnh tranh và hiệu quả hoạt động quản lý Khandwalla (1972) cho rằng cạnh tranh có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động quản lý Bởi vì khi các DN đối mặt với cạnh tranh nhưng không nhanh chóng thích ứng tìm ra một chiến lược phù hợp đề đối phó thì hiệu quả hoạt động quản lý của DN đó ngày càng xấu đi, chăng hạn như trong cuộc cạnh tranh vẻ giá thì lợi nhuận của tổ chức có thế giảm đi phân nửa

Tuy nhiên, nghiên cứu của Govindarajan (1984) va Mia va Clarke (1999) cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và hiệu quả hoạt động quản lý của DN Sự cạnh tranh của một DN không thể chỉ được kích hoạt bởi sự cạnh tranh về giá cả mà còn bởi nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, sự thay đổi công nghệ trong ngành, những thay đổi trong quy định hoặc chính sách của chính phủ và các thỏa thuận trọn gói với những khách hàng mà đối thủ cạnh tranh cung cấp Các yêu tố này nếu kết hợp và áp dụng đồng thời có thể làm gia tăng hiệu quả hoạt động quản lý (Govindarajan, 1984; Mia và Clarke, 999),

Nghiên ctru cua Govindarajan (1984) va Mia va Clarke (1999) đã dựa trên lý thuyét ngau nhién khang định cạnh tranh tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động quản lý, trong khi Khandwalla (1972) khăng định rằng có tác động tiêu cực Xuất phát từ hai quan điểm đối nghịch nay, dé tim hiểu rõ hơn sự tác động của cạnh tranh đến hiệu quả quản lý trong bối cảnh nghiên cứu tại các DN Việt Nam, tác giả xây dựng giả thuyết như sau:

H3: Cạnh tranh có tác động trực tiếp và tích cực đến hiệu quả hoạt động quản lý d Phân quyền và Hiệu quá hoạt động quản lý

Prendergast (2002) cho răng các tô chức phân quyên nhiều hơn cung cấp động lực cho các nhà quản lý cấp thấp hơn để đưa ra các quyết định kinh tế tốt hơn Điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động quản lý của tô chức được nâng cao Khi được phân quyên, các bộ phận kinh doanh có thể tập trung vào việc phản hồi kịp thời cho khách hàng và các bên liên quan khác vì họ không phải đợi cấp quản lý cao hơn phê duyệt các quyết định kinh doanh Kaplan và Atkinson (1998, trang 293) gợi ý rằng

“các nhà quản lý ở các tô chức phân quyên trở nên có động lực vả quan tâm đên nhiệm vu cua họ hơn khi họ được quyền quyết định nhiều hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình” Thêm vào đó, việc cho phép ra quyết định ở cấp bộ phận khuyến khích các nhà quản lý cấp đưới tích cực hơn trong việc thu thập thông tin và đưa ra các quyết định chiến lược hơn trong các hành động của họ (Kaplan &

Atkinson, 1998) Những lập luận này ngụ ý rằng các quyết định kinh tế và chiến lược của các nhà quản lý cấp thấp hơn càng tốt thì hiệu quả hoạt động quản lý của công ty cảng tốt Trên cơ sở của lý thuyết ngẫu nhiên, phân quyền cũng là một nhân tố bên trong DN được khẳng định là có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động qua một số nghiên cứu trước như Prenderpast (2002), Hoque (2011)

Dựa trên các lập luận này, giả thuyết được đề xuất như sau:

H4: Phân quyền có tác động trực tiếp và tích cực đến hiệu quả hoạt động quản lý e Mối quan hệ giữa MAS và hiệu quả hoạt động quản lý

Các tác giả nghiên cứu về KTQT như Etemadi và cộng sự (2009), Hoque

KET LUAN CHUONG 3

CHUONG 4 : KET QUA NGHIEN CUU VA BAN LUAN

4.1 Mô tả và phân tích mẫu Tác giả sử dụng bảng khảo sát với các câu hỏi đóng được đo lường theo cấp độ thang đo Likert 7 điểm (Phụ lục 3trang 9PL) làm công cụ thu thập đữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng Theo Hair và cộng sự (2016), kích thước mẫu tối thiêu cần có đề kiếm định mô hình nghiên cứu SEM bằng kỹ thuật PLS-SEM là gấp 10 lần hệ số đường dẫn trong mô hình cấu trúc Mô hình của nghiên cứu này gồm 5 đường dẫn vậy số mẫu tối thiêu là 50 mẫu Tác giả tiễn hành gửi phiếu khảo sát đến 150 đối tượng khảo sát bằng email và các ứng dụng khác như zalo, facebook messenger với bảng câu hỏi được thiết kế trên Google docs Trong tuần đầu tiên, tác giả nhận được 8Š kết quả được tự động cập nhật về Google docs Tiép theo tac gia nhìn qua một lượt kết quả và thực hiện gửi email, tin nhắn nhắc nhở với những đối tượng chưa trả lời khảo sát Sau hai tuần tác giả nhận được 98 kết quả Tỷ lệ bảng trả lời nhận về là 65,3% Sở đĩ kết quả nhận về khá cao là vì tác giả đã sàng lọc đối tượng khảo sát đáp ứng yêu cầu của luận văn trước khi gửi bảng khảo sát và là những đối tượng khảo sát chủ yếu có quan hệ bạn bè, quen biết với tác giả

Sau đó, trước khi xử lý đữ liệu đã thu thập, tác giả chuẩn bị đữ liệu thông qua các bước: mã hóa dữ liệu, thiết lập ma trận đữ liệu và làm sạch dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Làm sạch dữ liệu là bước được thực hiện nhằm mục đích phát hiện các sai sót có thế xảy do 2 nguyên nhân: (1) cdc 6 tréng (missing data) và (2) trả lời không hợp lý Đề phát hiện ra ô trống (missing đata), cách đơn giản nhất là chúng ta tính tổng theo từng cột, từ đó phát hiện ra những cột nào có kích thước mẫu thực tế nhỏ hơn kích thước mẫu và tiến hành hiệu chỉnh sai sót Tuy nhiên với phương tiện Google docs, tác giả đã cài đặt chế độ bắt buộc phải trả lời nên tất cả các bảng trả lời nhận về đều đã được loại bỏ sai sót “ô trống” Đề phát hiện câu trả lời không phủ hợp tác giả loại những đối tượng khảo sát có câu trả lời cùng một xu hướng cho tất cả các câu hỏi Đối với các đối tượng khảo sát cùng làm chung một đơn vị tác giả chỉ lựa chọn một bảng trả lời có chất lượng nhất (bởi vì đối tượng phân tích của luận văn là đơn vị nên mỗi đối tượng khảo sát là người đại điện cung cấp thông tin về một DN đang công tác) Kết quả của bước làm sạch đữ liệu là 95 bảng trả lời có giá trị được sử dụng dé phân tích dữ liệu

Bảng 4.1 Thông kê thông tin mẫu khảo sát no Số | Tỷlệ% nn Số | Tỷlệ%

Thông tin m oe 5) Thong tin leans wel 5)

Giới tính Năm thành lập DN

Dưới 30 tuôi II 11,58%|'Trén 50 nam 5| 5,26%

Trên 45 tuôi 26 27,37% Loại hình DN

| Linh vực kinh doanh Công ty cổ phân 27|_ 28,42%

Thương mại, dịch vụ 43] 45,26% Cong ty TNHH 48 50,53%

Sản xuất, công nghiệp 21 22,11% Trụ sở DN

Ytế 9| 9,47% TPHCM và các tỉnh lân cận 7| 77,89%

Khác 3} 3,16% Hà Nội và các tỉnh lân cận 9 947%

| Số lượng nhân viên Khác 12] 12/63%

100 nhân viên - 200 nhân viên 16] 16,84% Chức vụ 201 nhân viên - 300 nhân viên 6} — 6,32% Giám đốc/ Trưởng đơn vị 22) 23,16%

301 nhân viên - 500 nhân viên 7| — 7,37% Phó Giám đốc/ Phó đơn vị 8 8,42%

501 nhân viên - 1.000 nhân viên 5 5,26% Truéng/ pho phong ké toan 371 38,95%

Dưới 100 nhân viên 43] 45,26% Kế toán tông hợp 1l] 17,89%

Trên 1.000 nhân viên 18} 18,95% Nhân viên kế toán II 11,58%

| Vốn doanh nghiệp Tham nién cong tac

Trén 1.000 ty I9 20,00% (Nguồn: tác giả)

Bang 4.1 cung cấp kết quả thống kê thông tín mẫu khảo sát của dữ liệu thu

Số các khái

Minimum Maximum Mean Std Deviation

Bảng 4.2 trình bày số liệu thống kê mô tả tông hợp các khái niệm nghiên cứu về khoảng biến thiên (nhỏ nhất - lớn nhất), mức độ tập trung (trung bình) và mức độ phân tán (độ lệch chuẩn) của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Trong đó mức điểm đánh giá trung bình của các khái niệm nghiên cứu nằm ở ngưỡng trung bình đến trung bình khá với số điểm nằm trong khoảng [4.5316; 5.4395], cụ thé các khái niệm được đánh giá ở mức khá là tính kịp thời (TIM), hiệu quả hoạt động quản lý (PER) và tích hợp (INT) với số điểm đánh giá lần lượt là 5/4395; 5,405; 5,3711 và phân quyền (DEC) bị đánh giá thấp nhất với mức điểm 4,53 l6

Tiếp theo là độ lệch chuân của hiệu quả hoạt động quản lý (PER) là 0,96861 gan dén 1, c6 thé thay là khái niệm hiệu quả hoạt động quản ly ở các đơn vị được khảo sát tương đồng nhau Các khái niệm còn lại đều có độ lệch chuẩn cao (1) gdm INT, TIM, SCO, COM, AGG, COM, DEC, điều này nói lên rằng các khái niệm nay có sự khác biệt đáng kế giữa các đơn vị khảo sát, có thê lý giải đó là đo các đơn vị được khảo sát có sự khác biệt nhau về quy mô nên có thé thay các mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị sẽ khác nhau, mức độ phân quyền cũng như mức độ sử dụng thông tin MAS có khác biệt là vì hầu như ở những DN lớn, bộ máy quản lý đỗ sộ thì sẽ chú trọng đến phân quyền hơn, mức độ sử dụng thông tin MAS cũng nhiều và thường xuyên hơn là những DN nhỏ

4.2 Đánh giá mô hình do lường 4.2.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Đánh giá mô hình đo lường lần I Phụ lục 4 trang 14PL trình bày kết quả đánh giá mô hình đo lường lần 1 cho thấy có 04 biến biến đo lường có Cronbach alpha đưới ngưỡng chấp nhận là COM5

(0,630), SCO2 (0,687), SCO3 (0,658) và SCO4 (0,643) Các biến tiềm ân còn lại đều có Cronbach alpha nằm trong khoảng [0,705; 0,909] Do vay tac giả loại 04 biến COM5, SCO2, SOC3 và SCO4 và tiến hành đánh giá mô hình đo lường lần 2 Đánh giá mô hình đo lường lần 2

Phu luc 5 trang 15PL trình bày kết quả đánh giá mô hình đo lường lần 2 cho thấy tất cả các chỉ số đều tốt, đều có Cronbach alpha nam trong khoang [0,713;

0,909] Ngoài ra, theo Phụ lục 5 trang I5PL độ tin cậy tổng hợp của các biến tiềm ân trong mô hình đo lường đều có giá trị > 0,7 (nằm trong khoảng [0,888; 0,967])

Như vậy cả hai giá trị Cronbach alpha và độ tin cậy tổng hợp đều thoả giá trị chấp nhận là >0,7 nên có thê kết luận thang đo đạt độ tin cậy cao

4.2.2 Kiểm tra giá trị hội tụ

Phụ lục 6 trang 16PL - Giá trị hội tụ trình bày trọng số tải của các biến quan sát cho thay trọng số tải nằm trong khoảng từ 0,713 đến 0,909 cao hơn ngưỡng loại trừ (< 0,7) AVE của tat cả biến tiềm ân đều lớn 0,5 (nằm trong khoảng từ 0,661 đến

0,742) (Hair và cộng sự, 2016) Từ phân tích này có thể kết luận thang đo của các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ cao

4.2.3 Kiểm tra giá trị phân biệt

Theo Henseler, Ringle, và Sarstedt (2015) ngưỡng chấp nhận HTMT là < I

Phụ lục 7 trang 17PL cho thấy không có bắt kỳ chỉ số HTMT nào của các cặp khái niệm có giá trị > l Vậy có thế kết luận thang đo của các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị phân biệt cao

Sau khi đánh giá mô hình đo lường, thang đo các khái niệm nghiên cứu thỏa mãn ở mức cao với cả ba giá trỊ: độ tin cậy nhất quán nội bộ, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Đánh giá mô hình cấu trúc

4.3.1 Đánh giá vấn đề đa cộng tuyến

Theo Hair và cộng sự (2016), chỉ số VIF dùng đề đánh giá xem liệu rằng các biến độc lập trong mô hình cấu trúc có tương quan với nhau không Theo kết quả Phụ luc 8 trang 17PL cho thay giá trị VIF dao động trong khoảng [1,797; 4,737] đều < 5 nên kết luận mô hình cầu trúc nảy không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến

4.3.2 Đánh giá mức ý nghĩa và sự phù hợp của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc

Tác giả sử dụng kỹ thuật Bootstrapping chạy trên phần mềm Smart PLS 3.2.7 nhăm kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa các cấu trúc Trong đó để suy rộng kết quả nghiên cứu ra tổng thế, với cỡ mẫu lặp lại là 5000 quan sát với cỡ mẫu đữ liệu ban đầu thu thập là 95, mô hình đã được tiến hành kiểm tra lại độ tín cậy Kết quả ước lượng từ 5000 quan sát được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.1 Căn cứ hệ số đường dẫn (B) và p-value đề đánh giá sự tác động của các biến ngoại sinh đến biến nội sinh

Bảng 4.3 Mối quan hệ trực tiếp giữa các cầu trúc (rong mô hình ke Aue an Hệ số đường dẫn Sai số chuẩn Kết quả kiểm

M oi quan hé tác động h (6) (STDEV) P Values Vah định giả thuyết

(*, ** lần lượt có ý nghĩa thông kê mức 0,1% va 5%) (Nguồn: tác giả)

Thông tin hệ thông kê toán quản trị

Hiệu quả hoạt động quản lý

(Nguồn: tác giả) Hình 4.1 Kêt quả kiêm định môi quan hệ giữa các biên trong mô hình nghiên cứu

Theo sơ đồ 3.1 thì mô hình nghiên cứu đề xuất có biến nội sinh PER (hiệu quả hoạt động quản lý) có 03 nhân tổ tác động trực tiếp là cạnh tranh (COM), phân quyền (DEC) và thông tin MAS (MAS) Tuy nhiên, theo kết quả bảng 4.3 chỉ có duy nhất 01 nhân tố tác động trực tiếp rất cao đến hiệu quả hoạt động quản lý (PER) là thong tin MAS (MAS) voi § = 0,809, p-value = 0; còn 02 nhân tố cạnh tranh và phân quyền không tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý (PER) do có gia tri p-value > 0,05

Ngoài ra bảng 4.3 cũng cho thấy biến nội sinh thông tin MAS bị tác động bởi

02 nhân tố theo mức độ giảm dân là phân quyền (DEC) với B = 0,352; p-value =

0,002 và cạnh tranh (COM) voi B = 0,248; p-value = 0,021

4.3.3 Đánh giá mức độ RỶ

Bảng 4.4 Đánh giá mức độ RẺ

Hiệu quả hoạt động quản lý 0,721 0,712

Bang 4.4 cho thay mức độ biến động của biến nội sinh PER (hiệu quả hoạt động quản lý) được giải thích bởi các biến ngoại sinh khá cao với hệ số xác định R? là 72,1%, kết quả này cho thấy khả năng dự báo của mô hình là đáng kế Kế đến, mức độ biến thiên của biến nội sinh théng tin MAS (MAS) được dự báo thấp hơn với hệ số xác định R? là 25,6%

4.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của quy mô Ÿ

4.5 Giá trị ảnh của mô f2 tin MAS u

Bảng 4.5 trình bày giá trị ảnh hưởng của quy mô f tương ứng với từng mô hình cấu trúc riêng lẻ Trong mô hình I, biến ngoại sinh phân quyền (DEC) có tác động cao nhất đến biến nội sinh thông tin MAS ( = 0,139) và còn lại là biến ngoại sinh cạnh tranh (COM) có tác động đến biến nội sinh théng tin MAS (f = 0,069)

Mô hình 2 cho thấy biến ngoại sinh thông tin MAS tác động cao nhất đến biến nội sinh hiệu quả hoạt động quản lý (PER) ( = 1,744) Trong khi đó các biến cạnh tranh (COM) và phân quyền (DEC) tác động cực kỳ thấp đến hiệu quả hoạt động quan ly (PER) (f < 0,02 lần lượt là 0,005 và 0,006)

Kết quả này kết luận rằng không có bất kỳ biến độc lập nào bị bỏ sót có ảnh hưởng đáng kê đến biến phụ thuộc

4.3.5 Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình Qˆ

Bảng 4.6 Sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình Qˆ

Biến nội sinh Q? Sự phù hợp khả năng dự báo

Bang 4.6 cho thay tất cả biến nội sinh trong mô hình đều có chỉ số Q7 > 0, theo

Hạr và cộng sự (2016) thì kết quả này khẳng định mơ hình nghiên cứu cĩ sự phù hợp cao về khả năng dự báo

4.3.6 Kiểm định vai trò biến trung gian

Trong mô hình nghiên cứu trình bày ở sơ đồ 3.1 cần kiểm tra vai trò của biến trung gian thông tin MAS trong mối quan hệ của cạnh tranh và hiệu quả hoạt động quản lý; phân quyền và hiệu quả hoạt động quản lý Kết quả phân tích ý nghĩa thông kê của các tác động gián tiếp trình bảy trong bảng 4.7 cho thấy trong 02 mô hình giả định chứa biến trung gian thì cả 02 mô hình đều chứa biến trung gian gồm: MAS là biến trung gian gián tiếp hay còn sọi là biến -(trung gian hoàn toan— (full mediation) trong tác động của COM đến PER (MHI); MAS cũng là biến trung gian gián tiệp hoàn toàn trong tác động của DEC đến PER (MH2)

Bảng 4.7 Kiểm tra biến trung gian

Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Kết luận Mụ ` Moi quan hệ tỏc động ke ơ Hệ số * Coy | Hệ số - * Cú ý - hinh đường |PValues| nghĩa | đường |PValues| nghĩa dẫn (B) thống kê| dẫn (B) thống kê

MHI |COM->MAS ->PER 0042| 0,566|Không | 0,201 | 0,020 | Có | Biến trung gian gián tiếp

MH2 |DEC ->MAS ->PER 0,048] 0.473|Không | 0,284 | 0,003 | Có | Biến trung gian gián tếp

4.4 Tổng hợp kết quả nghiên cứu và bàn luận 4.4.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu Mô hinh đo lường

Mô hình đo lường được đánh giá thông qua 03 chỉ số gồm: (1) độ tin cậy nhất quán nội bộ (Cronbach alpha và độ tin cậy tổng hợp - CR), (2) giá trị hội tụ (trọng số tải và AVE) và (3) giá trị phân biệt qua chỉ số HTML nhăm đánh giá giá trị của các thang đo

Từ mô hình đo lường ban đầu gồm 36 biến quan sát cho tất cả 04 khái niệm, nghiên cứu đã loại 04 biến quan sát (COM5, SCO2, SCO3 và SCO4) sau lần đánh giá mô hình đo lường đầu tiên Đánh giá mô hình đo lường thứ hai, không biến quan sát nào trong số 32 biến quan sát còn lại bị loại khỏi mô hình Kết quả loại một số biến chỉ làm giảm số lượng thang đo chứ không có khái niệm nào bị loại khỏi mô hình nghiên cứu hay phải hợp nhất bất kỳ khái niệm nào với nhau, và các chỉ số của thang đo đều đạt yêu cầu, do đó, khăng định các khái niệm trong mô hình có giá trị

Khái niệm cạnh tranh: Sau khi loại biến COM5 - Cạnh tranh về giá trong lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp, các biến còn lại vẫn phản ánh mức độ cạnh tranh của DN hiện nay Loại biến khảo sát cạnh tranh về giá cũng phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay, bởi vì tiêu chí giá cả không còn là tiêu chí hàng đầu, khách hàng ngày nay có những đòi hỏi khắt khe hơn ví dụ như điểm khác biệt nỗi trội của sản phâm về mẫu mã, tính năng, chất lượng sản phâm

Thông tin MAS: là một khái niệm bậc 2 gồm 04 khái niệm con với 18 biến quan sát Sau 02 lần đánh giá mô hình đo lường thì 3 biến quan sát bị loại gồm:

SCO2 - Thông tin phi kinh tế, SCO3 - Thông tin về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, SCO4 - Thông tin phí tài chính liên quan đến sản phâm và thông tin thị trường Qua đây có thê thấy các DN tại Việt Nam chỉ quan tâm phạm vi rộng theo ý nghĩa là các sự kiện xảy ra trong tương lai mà chưa chú ý đến các thông tin như thị hiểu của khách hàng, các thông tin từ các hiệp hội người tiêu đùng cũng như các thông tin mang tính vĩ mô như điều kiện kinh tế hiện nay, mức độ gia tăng dân số và tình hình phát triển khoa học công nghệ trong và ngoài nước Ngoài ra, các thông tin phi tài chính như tốc độ thay độ thay đối của thị phần cũng chưa được chú trọng

Tuy nhiên, việc loại 03 biến này về mặt đặc điểm phạm vi rộng của MAS vẫn đáp ứng do vẫn còn 01 biến là SCOI — Thông tin liên quan đến các sự kiện xảy ra trong tương lai

Phụ lục 9 trang 18PL trình bày tông hợp thang đo đạt giá trị

Kết quả kiếm định giả thuyết nghiên cứu cho thấy trong số 07 giả thuyết đưa ra thì có 02 giả thuyết bị bác bỏ và 05 giả thuyết được chấp nhận

Mô hình I - biến nội sinh thông tin MAS: Các nhân tố ngoại sinh trong mô hình đã giải thích được 25,6% (R? = 0,256) sự biến thiên của thông tín MAS Kết quả này được khẳng định thông qua 02 giả thuyết HI, H2 được chấp nhận Thông tin MAS chiu tác động tích cực cao hơn bởi DEC với hệ số đường dẫn là 0,352 và COM tác động tích cực thấp hơn đến thông tin MAS với hệ số đường dẫn là 0,248

Kết luận này cũng tương đồng với kết quả xác định f cho thấy sự tác động của DEC đến MAS là cao hơn sự tác động của COM

KET LUAN CHUONG 4

SACH

Kết luận chung

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu mối quan hệ giữa cạnh tranh, phân quyên, thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý của DN tại Việt Nam, thông qua tông quan các nghiên cứu trước kết hợp với lý thuyết nền tác giả xây dựng giả thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu Tác giả thực hiện kiếm định mô hình bằng kỹ thuật PLS-SEM, sử dụng dữ liệu là 95 DN tại Việt Nam Qua hai bước đánh giá mô hình riêng biệt là đánh giá mô hình đo lường (kiểm định giá trị thang đo) và đánh giá mô hình cầu trúc (kiếm định giả thuyết nghiên cứu)

Kiểm tra mô hình đo lường nhằm mục đích kiểm định gia tri thang đo dé phuc vụ cho việc kiêm định mô hình câu trúc Mô hình nghiên cứu gồm 04 khái niệm (04 biến tiềm ấn) với 36 biến quan sát, cụ thê: cạnh tranh (05 biến quan sát); phân quyên (04 biến quan sát); thông tin MAS (18 biến quan sát) và hiệu quả hoạt động quản lý (09 biến quan sát) Sau hai lần đánh giá mô hình đo lường, kết quả là có 04 biến quan sát bị loại do không đảm bảo giá trị của thang đo Các biến quan sát bị loại này thuộc hai khái niệm: thông tin MAS (03 biến quan sát); cạnh tranh (01 biến quan sát) Sau khi loại các biến quan này, thang đo của bốn khái niệm còn 32 biến quan sat dat 914 tri cao

Sau bước đánh giá mô hình đo lường là đánh giá mô hình cầu trúc đề kiếm định các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng nhằm đạt được hai mục tiêu nghiên cứu được đề ra ở phần mở đầu là: xác định sự tác động của các nhân tố cạnh tranh và phân quyền đến thông tin MAS: xác định sự tác động của các nhân tô cạnh tranh, phân quyền đến hiệu quả hoạt động quản lý của các DN tại Việt Nam qua biến trung gian thông tin MAS Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật PLS-SEM của Harr và cộng sự (2016) qua sáu bước: (¡) đánh giá vấn đề đa cộng tuyến; (1i) đánh giá mức ý nghĩa và sự phù hợp của các môi quan hệ trong mô hình câu trúc; (11) Đánh giá mức độ cua R’; (iv) Danh giá ảnh hưởng của quy mô ; (v) Đánh giá sự phù hợp khả năng dự báo của mô hình qua Q°: (vi) Kiểm tra vai trò của biến trung gian

Kết quả kiểm định mô hình cầu trúc cho thấy trong số 07 giả thuyết đưa ra thì có 05 giả thuyết được chấp nhận và 02 giả thuyết bị bác bỏ Kết quả cho thấy thông tin MAS chịu sự tác động trực tiếp tích cực theo mức độ giảm dần từ phân quyền và cạnh tranh; và sự tác động này giải thích 25,6 4 sự biến thiên của thong tin MAS thông qua hệ số R7 Ngoài ra, thông tin MAS tác động trực tiếp tích cực khá lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý trong khi cả hai biến cạnh tranh và phân quyền không tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý, và sự tác động này giải thích đến 72,1% sự biến thiên của hiệu quả hoạt động quản lý Các kết quả này cũng tương đồng với kết quả kiểm tra ảnh hưởng của quy mô Ÿ là phân quyên và cạnh tranh tác động trực tiếp đến thông tin MAS nhưng lại không tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản lý; hiệu quả hoạt động quản lý chịu tác động trực tiếp bởi thông tin MAS Thông qua chỉ số Q7 cho thấy mô hình có sự phủ hợp cao

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy vai trò của biến trung gian thông tin MAS

Cụ thê, thông tin MAS là trung gian trong tác động của cạnh tranh và hiệu quả hoạt động quản lý; thông tin MAS cũng là trung gian trong tác động của phân quyền và hiệu quả hoạt động quản lý Kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy khi mẫu thu thập đa dạng và khá đại diện cho tong thế, dữ liệu thu thập đã được làm sạch trước khi đưa vào phân tích đữ liệu đồng thời hiện tượng đa cộng tuyến cũng không xảy ra trong mô hỉnh nghiên cứu

5.2 Một số hàm ý đến thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý

5.2.1 Hàm ý về mặt lý luận

Nghiên cứu đóng góp bồ sung lý thuyết về hai nhân tổ quan trong gồm cạnh tranh và phân quyên tác động đến thông tin MAS Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp khám phá ra rằng hiệu quả hoạt động quản lý của các DN tại Việt Nam bị tác động trực tiếp bởi thông tin MAS và bị tác động gián tiếp bởi hai nhân tô cạnh tranh, phân quyền thông qua vai trò trung gian của thông tin MAS

Nghiên cứu đã xác định được thang đo đo lường cho các khái niệm: hiệu quả hoạt động quản lý, thông tin MAS, cạnh tranh và phân quyền của các DN tại Việt Nam Mặc đù các thang đo này đều được kế thừa từ các nghiên cứu có uy tín trên thế giới, nhưng sau khi vận dụng vào bối cảnh nghiên cứu là các DN tại Việt Nam, thang đo được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh thực tế thông qua bước đánh giá mô hình đo lường của phương pháp nghiên cứu định lượng Do đó, kết quả nghiên cứu này hỗ trợ các nhà nghiên cứu sau này có được thang đo các khái niệm về hiệu quả hoạt động quản lý, thông tin MAS, cạnh tranh và phân quyền phù hợp với bối cảnh các DN tại Việt Nam Ngoài ra, các nhà nghiên cứu sau này cũng có thế kế thừa, bổ sung, điều chỉnh các thang đo khi thực hiện nghiên cứu sâu về một lĩnh vực kinh doanh hoặc loại hình DN riêng biệt tại Việt Nam bởi vì mẫu khảo sát của nghiên cứu này khá đa dạng

5.2.2 Hàm ý về mặt thực tiễn

Từ kết quả kiểm định tác động của các nhân tố cạnh tranh, phân quyền đến thong tin MAS va đến hiệu quả hoạt động quản lý thông qua trung gian thông tin MAS của các DN tại Việt Nam, luận văn đưa ra một số hàm ý như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã xác định trong môi kinh doanh cạnh tranh gay gắt và cơ cầu phân quyền, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, DN cần chú ý nâng cao chất lượng thông tin MAS ở cả bốn đặc điểm (phạm vi rộng, kịp thời, tông hợp và tích hợp) Trong số bốn đặc điểm của thông tin MAS, DN cần chú ý phát triên đặc điểm tính kịp thời (TIM) vì hệ số trung bình của đặc điêm này là 5,4395 nhưng độ ồn định của đặc điểm này chưa cao (std.dev là 1,17788) Các DN cần cải thiện hệ thống thông tin tiếp nhận đề các bộ phận, phòng ban có thê xử lý thông tin kịp thời nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Khi nhà quản lý được cung cấp những thông tin mức độ cạnh tranh về nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đúng luc, kip thoi sẽ giúp cho công tac dam phan trong các hoạt động như mua, bản hoặc ký hợp đồng liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ, liên hệ với nhà cung cấp, làm việc với các đại diện ban hang sẽ đạt được kêt quả cao, mang lại hiệu quả như mong muôn

“thứ ha:-đĐặc điểm tích hợp (INT) và đặc điểm tổng hợp (AGG) của thông tin MAS cũng nêncàn được DN tiếp tục duy trì đây mạnh triển khai vận dụng có hiệu quả hơn (hệ số trung bình của hai đặc điểm lần lượt là 5.3711 và 5,1801) Phát triển cùng lúc hai đặc điểm này sẽ giúp DN có thế giám sát, so sánh, phân tích, đánh giá kết quả của hoạt động ra quyết định lên các phòng ban khác trong DN từ đó đưa ra những ý kiến về hiệu quả đề trao đổi và điều chỉnh quyết định, lập kế hoạch chiến lược kinh doanh tốt hơn

| Thứ-baTrong khi đó, đặc điểm có hệ số trung bình nhỏ nhất trong thông tin

MAS là đặc điểm phạm vi rộng (SCO) với hệ số trung bình là 4.8632 và độ ôn định thấp (std.dev là 1,25306) Sự phát triển công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 làm cho các DN Việt Nam cần phải cung cấp thông tin phạm vi rộng từ thông tin tài chính đến thông tin phi tài chính; từ những thông tin trong quá khứ, hiện tại đến những dự đoán thông tin trong tương lai; cũng như từ thông tin nội bộ DN đến thông tin về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh DN cần phải chú trọng đến việc cung cấp thông tin phạm vi rộng cho các phòng ban, bộ phận đề có thế đề xuất những chiến lược kinh doanh linh hoạt và chủ động đưa ra những quyết định nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường như đưa ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm Kết quả này giúp các nhà quản lý thiết lập một cơ cấu phân quyền hợp lý, nhận diện mức độ cạnh tranh mà DN đang đối mặt và thiết kế thong tin MAS cho phủ hợp nhằm cung cấp thông tin kip thời, tổng hợp, tích hợp và có phạm vi rộng để nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác, kịp thời, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động

Neoaira-dDé gia tăng mức độ cạnh tranh, DN cần phát huy và chú trọng đến

“chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm” do biến quan sát COM4 có điểm trung bình cao nhất (5.5368)

Cuối cùng, để gia tăng mức độ phân quyền, DN cần quan tâm đến việc “thay đổi giá bán của một sản phâm hoặc một dòng sản phẩm chính” trong vấn đề xác định chính sách giá vì biến quan sát DEC2 có điểm trung bình cao nhất với 4,800

Các hàm ý trên cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị đề các nhà quản lý trong các DN tại Việt Nam cải thiện hoạt động của họ thông qua thông tin MAS phù hợp với môi trường cạnh tranh và cơ cầu phân quyền của DN mình

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 5.2.1 Một số hạn chế

Nghiên cứu hiện tại cỡ mẫu khá đa dạng, đảm bảo độ tin cậy đáp ứng để kiểm định mô hình nghiên cứu, tuy nhiên đữ liệu chỉ khảo sát trong một thời gian ngắn nên mẫu khảo sát còn hạn chế về số lượng và tập trung nhiều vào các DN ở TPHCM nên có thê chưa đại điện cho tất cả DN tại Việt Nam

KET LUAN CHUONG 5

Chương này tổng kết lại quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu để khăng định nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đặt ra là tác động của cạnh tranh, phân quyền đến thông tin MAS và tác động của hai nhân tô này đến hiệu quả hoạt động quản lý thông qua trung gian là thông tin MAS Trong 07 giả thuyết đặt ra, kết quả có 05 giả thuyết được chấp nhận và 02 giả thuyết bị bác bỏ Các giả thuyết được chấp nhận van đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu, thông tin MAS chịu sự tác động trực tiếp tích cực của phân quyên và cạnh tranh và sự tác động này giải thích 25,6 % sự biến thiên của thông tín MAS, vì vậy tác giả kỳ vọng trong tương lai có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tô khác tác động đến thông tin MAS hơn nữa Ngoài ra, thông tin MAS tác động khá mạnh đến hiệu quả hoạt động quản lý (giải thích đến 72,1% sự biến thiên của hiệu quả hoạt động quản lý), hàm ý rằng khi nhà quản lý muốn nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý cần tập trung xem xét cải thiện, thiết kế nâng cao chất lượng thông tin MAS

Một số hàm ý lý luận bố sung vào lý thuyết về thông tin MAS và hiệu quả hoạt động quản lý cũng được tác giả đưa ra cùng với hàm y str dung thang do các khái niệm như một kênh tham khảo cho các DN tại Việt Nam khi muốn đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và đánh giá mức độ sử dụng thông tín MAS tại DN mình

Quốc Hội, 2015 Luật kế toán số 88/2015/Qh13

Lê Châu Xuân Mai, 2017 Các nhân tô ảnh hưởng đến việc sử dụng hệ thống kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hỗ Chí Minh

Lê Mộng Huyễn, Trần Thị Quanh và Đỗ Huyền Trang, 2020a Mối quan hệ của cạnh tranh, chiến lược, thông tin kế toán quản trỊ vả kết quả hoạt động kinh doanh Kinh tế & Phát triển, số 274, trang 93 — 102

Lê Quang Thuận, 2019 Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam Tạp chí Tài chính online 09:30 01/07/2019 (https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-dot/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu- i-voi-kinh-te-viet-nam-309 L7 [,htm])

Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế, 2016 Tác động của định hướng thị trường và áp lực cạnh tranh đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị nhăm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp Việt Nam

Tạp chí Phát triển Kinh tế, 27(11), 98-123

Trần Nữ Vân Nhi, 2021 Tác động của sự tham gia của kế toán vào quá trình ra quyết định chiến lược đến việc vận dụng thông tin kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Thạc sĩ

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chi Minh

Trần Thị Phương Thảo, 2020 Vai trò của kế toán quản tri trong nén kinh té hién nay Tap chi Ké toan va Kiém toan, số thang 7/2020, 38-40 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Luận án Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh management accounting practices: A UK-based empirical analysis The British Accounting Review, 40(1), 2-27

Abdel-Maksoud, A., Cerbioni, F., Ricceri, F and Velayutham, S., 2010 Employee morale, non-financial performance measures, deployment of innovative managerial practices and shop-floor involvement in Italian manufacturing firms The British Accounting Review, 42(1), 36-55

Abernethy, M A., & Guthrie, C H., 1994 An empirical assessment of the “fit” between strategy and management information system design Accounting

Abernethy, M A., & Bouwens, J., 2005 Determinants of accounting innovation implementation Abacus, 41(3), 217-240

Agbejule, A., 2005 The relationship between management accounting systems and percetved environmental uncertainty on managerial performance: a research note Accounting and business research, 35(4), 295-305

Ahire, S.L., Golhar, D.Y., & Waller, M.A., 1996 Development and Validation of TQM Implementation Constructs Decision Sciences, 27(1): 23-56

Amat, J., Carmona, S., & Roberts, H., 1994 Context and change in management accounting systems: a Spanish case study Management Accounting Research, 5(2), 107-122

Amran, A., 202) Influence of Decentralization and Management Accounting System Managerial Performance Against ATESTASI: Jurnal Ilmiah Akuntansi, 3(1), 63-73

Atkinson, A A., & Panker, R D., 2001 Robert S Kaplan, S Mark Young

Management Accounting New Jersey: Prentice Hall

Awasthi, V N., Chow, C W., & Wu, A., 1998 Performance measure and resource expenditure choices in a teamwork environment: the effects of national culture Management Accounting Research, 9(2), 119-138

Baiman, S., 1990 Agency research in managerial accounting: A second look

Baines, A and Langfield-Smith, K., 2003 Antecedents to management accounting change: a structural equation approach Accounting, Organizations and Society, 28(7,8), 675-698

Boulianne, E., 2007 Revisiting fit between AIS design and performance with the analyzer strategic-type International Journal of Accounting Information Systems, 8(1), 1-16

Bouwens, J., & Abernethy, M A., 2000 The consequences of customization on management accounting system design Accounting, Organizations and Society, 25(3), 221-241

Brandau, M., Endenich, C., Trapp, R., & Hoffjan, A., 2013 Institutional drivers of conformity—Evidence for management accounting from Brazil and Germany International Business Review, 22(2), 466-479

Bruns, W J., & Waterhouse, J H., 1975 Budgetary control and organization structure Journal of accounting research, 177-203

Burns, J., Ezzamel, M and Scapens, R W., 1999 Management accounting change in the UK Management Accounting, 77, 28-30

Burns, J and Scapens, R W., 2000 Conceptualizing management accounting change: An institutional framework Management Accounting Research,

Cadez, S., & Guilding, C., 2008 An exploratory investigation of an integrated contingency model of strategic management accounting Accounting, organizations and society, 33(7-8), 836-863

Chang, R D., Chang, Y W., & Paper, D., 2003 The effect of task uncertainty, decentralization and AIS characteristics on the performance of AIS: an empirical case in Taiwan Information & management, 40(7), 691-703

Cheng, M T., 2012 The joint effect of budgetary participation and broad-scope management accounting systems on management performance Asian Review of Accounting

Chenhall, R H., 2003 Management control systems design within its organizational context: findings from contingency-based research and directions for the future Accounting, organizations and society, 28(2-3), 127-168

Chenhall, R H., & Morris, D (1986) The impact of structure, environment, and interdependence on the perceived usefulness of management accounting systems Accounting Review, 16-35

Chenhall, R H., & Langfield-Smith, K (1998) The relationship between strategic priorities, management techniques and management accounting: an empirical investigation using a systems approach Accounting, organizations and society, 23(3), 243-264

Chenhall, R H (2006) Theorizing contingencies in management control systems research Handbooks of Management Accounting Research, 1, 163-205 Chia, Y M (1995) Decentralization, management accounting system (MAS) information characteristics and their interaction effects on managerial performance: a Singapore study Journal of Business Finance & Accounting,

Chong, V K (1996) Management accounting systems, task uncertainty and managerial performance: A research note Accounting, Organizations and Society, 21(5), 415-421

Chong, V K., & Chong, K M (1997) Strategic choices, environmental uncertainty and SBU performance: a note on the intervening role of management accounting systems Accounting and Business Research, 27(4), 268-276

Chong, V K., & Eggleton, I R (2003) The decision-facilitating role of management accounting systems on managerial performance: the influence of locus of control and task uncertainty Advances in Accounting, 20, 165- 197,

Chong, V K., Eggleton, I R., & Leong, M K (2005) The impact of market competition and budgetary participation on performance and job satisfaction: a research note The British accounting review, 37(1), 115-133

Chow, C W., Hwang, R N C., Liao, W., & Wu, A (1998) National culture and subordinates' upward communication of private information The International Journal of Accounting, 33(3), 293-311

Chow, C W., Shields, M D., & Wu, A (1999) The importance of national culture in the design of and preference for management controls for multi-national operations Accounting, Organizations and Society, 24(5-6), 441-461

Chow, C W., Lindquist, T M., & Wu, A (2001) National culture and the implementation of high-stretch performance standards: an exploratory study

Chung, S.-H., Su, Y.-F and Yu-Ju, S (2012) Broad scope management accounting system and managerial performance: The impact of role ambiguity and functional difference African Journal of Business Management, Vol 6 No

Davila, T (2005) An exploratory study on the emergence of management control systems: formalizing human resources in small growing firms Accounting, Organizations and Society, 30(3), 223-248

Edwards, J R., & Newell, E (1991) The development of industrial cost and management accounting before 1850: a survey of the evidence Business History, 33(1), 35-57

Eisenhardt, K M (1989) Agency theory: An assessment and review Academy of management review, 14(1), 57-74

Ernst, Y (2003) IMA, The State of Management Accounting

Erserim, A (2012) The impacts of organizational culture, firm's characteristics and external environment of firms on management accounting practices: an empirical research on industrial firms in Turkey Procedia-Social and Behavioral Sciences, 62, 372-376

Etemadi, H., Dilami, Z D., Bazaz, M S., & Parameswaran, R (2009) Culture, management accounting and managerial performance: Focus Iran Advances in accounting, 25(2), 216-225

Fadaly, D S (2008) Contingent framework for management accounting practices in Egyptian pharmaceutical organizations

Fisher, C (1996) The impact of percetved environmental uncertainty and individual differences on management information requirements: A research note Accounting, Organizations and Society, 21(4), 361-369

Fleischman, G., Walker, K., & Johnson, E (2010) A field study of user versus provider perceptions of management accounting system services

International Journal of Accounting & Information Management

Fuadah, L L., Nasir, M., & Isgtyarta, J (2014) The relationship between intensity of competition, delegation of authority, management accounting and control

Fuadah, L L., Safitri, R H., Yuliani, Y., & Arisman, A., 2020 Determinant factors' impact on managerial performance through management accounting systems in Indonesia The Journal of Asian Finance, Economics, and Business, 7(10), 109-117

Galbraith, J.R (1973), Designing Complex Organizations, Addison-Wesley, Reading, MA

Managerial accounting New York: McGraw-Hill/Irwin

Gerdin, J (2005) Management accounting system design in manufacturing departments: an empirical investigation using a multiple contingencies approach Accounting, Organizations and Society, 30(2), 99-126

Ghasemi, R., Mohamad, N A., Karami, M., Bajuri, N H., & Asgharizade, E

(2016) The mediating effect of management accounting system on the relationship between competition and managerial performance International Journal of Accounting and Information Management

Ghasemi, R., Habibi, H R., Ghasemlo, M., & Karami, M (2019) The effectiveness of management accounting systems: evidence from financial organizations in Iran Journal of Accounting in Emerging Economies

Gordon, L A., & Miller, D (1976) A contingency framework for the design of accounting information systems In Readings in accounting for management control (pp 569-585) Springer, Boston, MA

Gordon, L A., & Narayanan, V K (1984) Management accounting systems, percetved environmental uncertainty and organization structure: an empirical investigation Accounting, organizations and society, 9(1), 33-47

Govindarajan, V (1984) Appropriateness of accounting data in performance evaluation: an empirical examination of environmental uncertainty as an intervening variable Accounting, organizations and society, 9(2), 125-135

Gul, F A (1991) The effects of management accounting systems and environmental uncertainty on small business managers’ performance

Gul, F A., & Chia, Y M (1994) The effects of management accounting systems, percetved environmental uncertainty and decentralization on managerial performance: a test of three-way interaction Accounting, Organizations and Society, 19(4-5), 413-426

Hair, et al., 2016 A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS_SEM)

Second EditionHaka, $.F and Heitger, D.L (2004), “International managerial accounting research: a contracting framework and opportunities’, The International Journal of Accounting, Vol 39 No 1, pp 21-69

Haldma, T., & Ladts, K (2002) Contingencies influencing the management accounting practices of Estonian manufacturing companies Management accounting research, 13(4), 379-400

Hammad, S A., Jusoh, R., & Oon, E Y N (2010) Management accounting system for hospitals: a research framework Industrial Management & Data Systems

Hammad, S A., Jusoh, R., & Ghozali, I (2013) Decentralization, perceived environmental uncertainty, managerial performance and management accounting system information in Egyptian hospitals International Journal of Accounting and Information Management

Harrison, G., & McKinnon, J (2007) National culture and management Issues in management accounting, 93

Hopwood, A G (1987) The archeology of accounting systems Accounting, organizations and society, 12(3), 207-234

Horngren, C T., Sundem, G L., Stratton, W O., Burgstahler, D., & Schatzberg, J

(2002) Introduction to management accounting: [chapters 1-17] Prentice Hall

IndJenklan, R., & Nanda, D (1999) Dynamic incentives and responsibility accounting Journal of Accounting and Economics, 27(2), 177-201

Innes, J and Mitchell, F (1990) The process of change in management accounting: Some field study evidence Management Accounting Research, 1, 3-19

International Federation of Accountants (IFAC) (1998) International Management Accounting Practice Statement: Management Accounting Concepts

Financial and Management Accounting Committee March1998 84-89

Ismail, K., & Isa, C R (2011) The role of management accounting systems in advanced manufacturing environment Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 5(9), 2196-2209

Jensen, M C., & Meckling, W H (1976) Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure Journal of financial economics, 3(4), 305-360

Jermias, J & Gani, L (2004) Integrating business strategy, organizational configurations and management accounting systems with business unit effectiveness: a fitness landscape approach Management accounting research, 15(2), 179-200

Jones, C S (1985) An empirical study of the evidence for contingency theories of management accounting systems in conditions of rapid change Accounting, Organizations and Society, 10(3), 303-328

Kaplan, R S (1984) The evolution of management accounting Readings in accounting for management control, 586-621

Kober, R., Ng, J., & Paul, B J (2007) The interrelationship between management control mechanisms and strategy Management Accounting Research, 18(4), 425-452

Laitinen, E K (2008) A portfolio approach to develop a theory of future management accounting systems EuroMed Journal of Business, Vol 3 No

Lal, M., & Hassel, L (1998) The joint impact of environmental uncertainty and tolerance of ambiguity on top managers' perceptions of the usefulness of non-conventional management accounting information Scandinavian Journal of Management, 14(3), 259-271

Le, H M., Nguyen, T T., & Hoang, T C (2020b) Organizational culture, management accounting information, innovation capability and firm performance Cogent Business & Management, 7(1), 1857594

Libby, T and Waterhouse, J H (1996) Predicting change in management accounting systems Journal of Management Accounting Research, 8, 137- 150

Liem, V T., & Hien, N N (2020) Exploring the impact of dynamic environment and CEO’s psychology characteristics on using management accounting system Cogent Business & Management, 7(1), 1712768

Macy, G and Arunachalam, V (1995) Management accounting systems and contingency theory: In search of effective systems Advances in Management Accounting, 4, 63-86

Malaguefio, R., & Bisbe, J (2010) The role of management accounting and control systems as antecedents of organizational creativity and innovation capabilities Available at SSRN 1720989

Journal of Accounting and Governance, 1(1), 79-104

Matejka, M., & De Waegenaere, A (2000) Organizational design and management accounting change

McManus, L (2013) Customer accounting and marketing performance measures in the hotel industry: Evidence from Australia International Journal of Hospitality Management, 33, 140-152

Mia, L., & Clarke, B (1999) Govindarajan Management Accounting Research, 10(2), 137-158

Mia, L., & Patiar, A (2001) The use of management accounting systems in hotels: an exploratory study International Journal of Hospitality Management, 20(2), 111-128

Miller, L E., & Simmons, K A (1992) Differences in management practices of founding and nonfounding chief executives of human service organizations

Mohamad, N A., Karami, M., Bajuri, N H., & Asgharizade, E (2015) The relationship among strategy, competition and management accounting systems on organizational performance European Online Journal of Natural and Social Sciences, 4(3), 565

Namazi, M (1985) Theoretical developments of principal-agent employment contract in accounting: The state of the art Journal of Accounting Literature, 4(99), 113-163

Ngo, Q H (2020) Effectiveness of Management Accounting System in Public Healthcare Sector: An Empirical Investigation in Vietnam Asian Journal of Business and Accounting, 13(2), 147-180

Nguyen, N P (2018) Performance implication of market orientation and use of management accounting systems: The moderating role of accountants’

Nguyen, T T., Mia, L., Winata, L., & Chong, V K (2017) Effect of transformational-leadership style and management control system on managerial performance Journal of Business Research, 70, 202-213

Oakes, L S., & Miranti Jr, P J (1996) Louis D Brandeis and standard cost accounting: a study of the construction of historical agency Accounting, Organizations and Society, 21(6), 569-586

Otley, D T (1980) The contingency theory of management accounting: achievement and prognosis In Readings in accounting for management control (pp 83-106) Springer, Boston, MA

Otley, D (2016) The contingency theory of management accounting and control:

Pavlatos, O., & Paggios, I (2009) A survey of factors influencing the cost system design in hotels International Journal of Hospitality Management, 28(2), 263-271

Pizzini, M J (2006) The relation between cost-system design, managers’ evaluations of the relevance and usefulness of cost data, and financial performance: an empirical study of US hospitals Accounting, organizations and society, 31(2), 179-210

Rasid, S Z A., Rahman, A R A and Ismail, W K W (2011b) Management accounting systems in Islamic and conventional financial institutions in Malaysia Journal of Islamic Accounting and Business Research, 2 (2), 153-

176, Santos, L L., Gomes, C., & Arroteia, N (2010) Management accounting practices in the Portuguese lodging industry

Scapens, R W (1990) Researching management accounting practice: the role of case study methods The British Accounting Review, 22(3), 259-281

Sharma, S (2000) Managerial interpretations and organizational context as predictors of corporate choice of environmental strategy Academy of Management journal, 43(4), 681-697

Shields, M D (1997) Research in management accounting by North Americans in the 1990s Journal of Management Accounting Research, 9, 3-61

Simons, R (1987) Accounting control systems and business strategy: an empirical analysis Accounting, organizations and society, 12(4), 357-374

Simons, R (2000) Performance Measurement and Control Systems for Implementing Strategy: Text and Cases Upper Saddle River, NJ: Prentice- Hall

Soobaroyen, T., & Poorundersing, B (2008) The effectiveness of management accounting systems: Evidence from functional managers in a developing country Managerial Auditing Journal

Tsui, J S (2001) The impact of culture on the relationship between budgetary participation, management accounting systems, and managerial performance: An analysis of Chinese and Western managers The international journal of accounting, 36(2), 125-146

Turney, P B., & Anderson, B (1989) Accounting for continuous improvement

Vaivio, J (1999) Exploring anon-financial'management accounting change

Van der Stede, W A (2003) The effect of national culture on management control and incentive system design in mult-business firms: evidence of intracorporate isomorphism European Accounting Review, 12(2), 263-285

Walker, K B., & Fleischman, G M (2012) Measuring management accounting service quality Management Accounting Quarterly, 13(3), 15 society, 3(1), 65-76

PHỤ LỤC 1

Thông tín kế

toán quản trị phạm vi rong dong vai tro trung gian toan phan cho mối quan hệ giữa cạnh tranh và kết quả hoạt động tài chính, trung gian một phan cho mối quan hệ giữa cạnh tranh và kết quả hoạt động phi tài chính

Bên cạnh đó, nó còn là trung gian một phần cho mối quan hệ giữa sự thay đôi chiến lược và kết quả hoạt động kinh doanh

16 Huyén, Lé Mong Nguyễn Thi 2020 Business & Managem ent Cogent Organizational culture, management accounting information, Mỗi quan hệ giữa văn hóa tô chức

(cụ thể là giá trị của ban giám đốc theo định hướng Văn hóa tổ chức kết hợp với thông tin MAS có tác động tích cực đáng kê đên khả năng

Thu, innovation đổi mới), thông | đổi mới và nâng

Hoàng capability and|tin MAS, khả | cao hiệu quả hoạt

Cam firm năng đổi mới và | động của công ty

Trang performance hiệu quả hoạt | Ngoài ra, kết quả động của DN vừa | cho thay viéc su và nhỏ tại Việt | dụng đầy đủ thông

Nam tin MAS làm trung gian mỗi quan hệ giữa giá trị của ban giám đốc theo định hướng hướng đổi mới và hiệu quả hoạt động của DN

I7 |Ngô 2020 | Asian Effectiveness of | Xem xét tác động | Kết quả cho thấy

Quang Journal of | Management cua cầu trúc phân bến đặc điểm của

Huy Business | Accounting quyên đôi với hiệu | thông tin MAS - and System in | quả của hoạt động | phạm vị rộng, tính Accountin | Public quan ly thong qua kip thoi, tich hop va g Healthcare trung gian là bôn tông hợp làm trung

Sector: An đặc điểm cua | Blan ch omer amen Empirical thong tin MAS hệ giữa câu phân

Investigation in hoạt động quan ly Vietnam

18 Tran 2021 |Luận văn | Tác động của | Xem xét mối quan | Sự tham gia của kế Nữ Vân thạc sĩ sự tham gia của | hệ giữa sự tham | toán vào quá trình ra Nhi kế toán vào quá | gia của kế toán |quyết định chiên trình ra quyết định chiến lược đến việc vận dụng thông tin kế toán quản trị nham nâng cao hiệu quả tải chính cho doanh nghiệp Việt Nam vào quá trình ra quyết định chiến lược, việc vận dụng thông tin MAS trên bốn đặc điểm và hiệu quả tài chính ở các doanh nghiệp tại Việt Nam lược tác động tích cực đến việc vận dung thong tin MAS ở cả bốn đặc diém; việc vận dụng thông tin MAS ở hai đặc điểm (kịp thời, đồng bộ) tác động tích cực đến hiệu quả tai chính; sự tham gia của kế toán vào quá trình ra quyết định chiến lược tác động tích cực đến hiệu quả tài chính; việc vận dung thong tin MAS đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa sự tham gia của kê toán vào quá trình ra quyết định chiến lược và hiệu quả tài chính

Luận văn tiên sĩ Đặc điểm nhà quan trị tác động đến lựa chọn chiến lược, sử dụng thông tin hệ thống kế tóan quan tri và hiệu quả tải chính trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

Xem xét những đặc điểm của chính nhà quản trị cấp cao tác động mạnh mẽ đến hành vi lựa chọn chiến lược và hành vi sử dụng thông tin

MAS để thực hiện chiến lược đã chọn nhằm nâng cao hiệu quả tải chính trong DN

Các đặc điểm về tuổi, nền tảng học vấn và xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị có tác động đến lựa chọn chiến lược, hành vĩ sử dung thong tin MAS và hiệu quả tai chính Mối quan hệ giữa tuổi và xu hướng chấp nhận rủi ro quản trị không tác động đến hiệu quả tài chính

PHỤ LỤC 2

Tổng hợp các nhân tố được khám phá từ các nghiên cứu trước và lý thuyết áp dụng

Nhân tổ Nghiễn cứu Lý thuyết nền

Cơ câu tô chức | Chenhall và Morris, 1986; Chia, 1995:|Lý thuyết ngẫu

Abdel-Kader va Luther, 2008; | nhiên Soobaroyen va Poorundersing, 2008;

Mat và cộng su, 2010; Hammad và cộng sự, 2013; Ngô Quang Huy, 2020 Cạnh tranh Abdel-Kader va Luther, 2008; Mat va| Ly thuyết ngẫu cộng sự, 2010; Ghasemi, 2016; Nguyễn nhiên Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế, 2016; Lê Mộng Huyền và cộng sự, 2020a

Nhận thức về sự | Chenhall va Morris, 1986; Abdel- Lý thuyết ngẫu không chắc chắn của môi trường (PEU)

Hammad, 2013 nhién va ly thuyét hop dong

Cong nghé Abdel-Kader va Luther, 2008; Mat va| Ly thuyết ngẫu cộng su, 2010; Hammad, 2010; | nhiên Ghasemi, 2019

Văn hoá Tsui, 2001; Lê Mộng Huyễn và cộng |Lý thuyết ngẫu sự, 2020b nhiên Định hướng thị | Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc |Lý thuyết ngẫu trường Qué, 2016; Nguyễn Phong Nguyên, | nhiên

2018 Chiến lược Mat và cộng sự, 2010; Hammad, 2010;|Lý thuyết ngẫu

Nguyễn Phong Nguyên, 2018; Trần Nữ | nhiên

Vân Nhi, 2021; Lê Mộng Huyền và cộng sự, 2020a

Dac diém cua nha quan ly V6 Tan Liém, 2022 Ly thuyét cap bac quan tri cao (Upper Echelon Theory)

PHỤ LỤC 3 BANG KHẢO SÁT

Hệ thống kế toán quản tri (Management Accounting Systems - MAS) la mét hệ thống hỗ trợ cung cấp các thông tin cần thiết đề đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp và góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý (Chung và cộng sự, 2012).

PHẢN A: NỘI DUNG KHẢO SÁT

Ong/Ba, Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ cạnh tranh tại doanh nghiệp của mỉnh qua các phát biêu dưới đây Mức độ cạnh tranh tăng dân từ I đên 7 Chỉ chọn | con số thích hợp nhất: - 1 = Cạnh tranh không đáng kế 2 = Cạnh tranh vừa phải 3 = Cạnh tranh ít 4 = Cạnh tranh bình thường 5 = Cạnh tranh nhiều 6 = Cạnh tranh mãnh liệt

7 = Cạnh tranh cực kỳ mãnh liệt

COML Cạnh tranh về nguyên liệu, phụ tùng và thiết bị 123456 COM2 Cạnh tranh về nhân sự kỹ thuật như kỹ sư, ké toan, lap l 2 3 4 5 6 7 trinh viên ; 7

COM3 Cạnh tranh về khuyên mãi, quảng cáo, bán hàng, phân 1 2 3 4 5 6 phôi 7

COM4 Cạnh tranh về chất lượng và sự đa dạng của sản | 2 3 4 5 6 pham/dich vụ 7

COMS Cạnh tranh về giá trong lĩnh vực kinh doanh chính của 1 2 3 4 5 6 doanh nghiệp 7

2 Cấu trúc phân quyền (Decentralised Structure): Ông/Bà, Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ phân quyên đã được giao cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định tại doanh nghiệp mình qua các phát biêu đưới đây Mức độ phân quyên tăng dần từ 1 đến 7 Chỉ chọn L con số thích hợp nhất:

1 = Hoàn toàn không phân quyền 2 = Không phần quyền

3 = Phân quyền it 4= Phân quyền bình thường

5 = Phan quyền nhiều 6 = Phan quyền dang kế 7 = Hoàn toàn phân quyền

DEC Tăng mức chỉ (vượt dự toán) cho hoạt động quảng cáo và khuyến 1 2 3 4 5 6

Thay đôi giá bán của một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm 1 2 3 4 5 6 chính 7

Tăng mức chi (vượt dự toán) cho hoạt động nghiên cứu và phát | 2 3 4 5 6 triển 7

Tăng số lượng nhân viên (vượt dự toán) trong doanh nghiệp 12345 6

7 3 Thong tin của Hệ thống kế toán quản trị (MAS information): Ông/Bà, Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ sử dụng của thông tin hệ thống kế toán quản trị trong các hoạt động ra quyết định hàng ngày tại doanh nghiệp mình thông qua những đặc điểm sau đây Mức độ sử dụng tăng dân từ I đến 7 Chỉ chọn L con số thích hợp nhất:

1 = Hoàn toàn không sử dụng 2 = Không phân quyền

3 = Đôi khi sử dụng 4 = Sử dụng bình thường

5 = Sử dụng hơi nhiều 6 = Sử dụng nhiều

Pham vi rộng (Broad scope) SCOL Thông tin liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong l 2 3 4 5 6 7 tương lai (nêu doanh nghiệp sử dụng hầu hết là thông tin trong quá khứ thì chọn ở mức thấp nhất)

SCO2_ Thông tin phi kinh tế (như thị hiếu của khách hàng mối l 2 3 4 5 6 7 quan hệ giữa nhân viên, thái độ của cơ quan quản lý, hiệp hội người tiêu dùng, mối đe dọa cạnh tranh) SCO3 Thông tin về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (ví dụ: | 2 3 4 5 6 7 điều kiện kinh tế, gia tăng dân số, phát triển khoa học công nghệ) SCO4_ Thông tin phi tài chính liên quan đến sản phẩm và thông tin L 2 3 4 5 6 7 thị trường, chăng hạn như thị phân, tốc độ tăng trưởng của thị phần (nếu nhu cầu của đoanh nghiệp sử dụng hầu hết thông tin tài chính thì chọn ở mức thấp nhất)

Kip thời (Timeliness) TIMI Thông tin được cung cấp ngay lập tức theo yêu cầu TIM2_ Thông tin được cung cấp một cách tự động khi hệ thống nhận được thông tin hoặc ngay sau khi quá trình xử lý thông tin hoàn tất

TIM3 Cac bao cáo được cung cấp một cách có hệ thống và 1234567 thường xuyên (như báo cáo hàng ngày/ hàng tuần)

TIM4 Thông tin liên quan được báo cáo kịp thời sau khi sự l 2 3 4 5 6 7 kiện xảy ra

Tổng hợp (Aggregation) AGG Thông tin cung cấp đến các bộ phận hoặc khu vực chức 1 2 3 4 5 1 năng khác nhau trong đoanh nghiệp thông qua báo cáo tông hợp về doanh thu, lợi nhuận AGG Thông tin về sự ảnh hưởng của các sự kiện trong các 1 23 45 2 khoảng thời gian cụ thé (ví dụ thông tin so sánh, thông tin về các xu hướng, thông tin tổng hợp hàng tháng/ hàng quý/ hang nam) AGG_ Thông tin đã được xử lý để cho thấy sự ảnh hưởng của các 1 2 3 4 5 3 sự kiện đến các chức năng/bộ phận khác nhau

AGG _ Thông tin về sự ảnh hưởng của các hoạt động tại các bộ I 2 3 4 5 4 phận/ phòng ban khác nhau đến các báo cáo tông hợp

AGG_ Thông tin giúp cho nhà quản lý có thể tiến hành phân tích I 2 3 4 5 5 dự đoán theo đạng what-if (điều gì xảy ra nếu)

AGG _ Thong tin theo dinh dang phu hợp dé đưa vào các mô hình | 2 3 4 5 6 ra quyết định (ví dụ: phân tích chiết khấu dòng tiền, phan tích p1a tăng cận biên) Tích hợp (Integration) INTI Thông tin về các mục tiêu rõ ràng, chính xác cho các hoạt 1 2 3 4 5 động của tất cả các bộ phận/phòng ban trong doanh nghiệp INT2 Thông tin liên quan đến sự tác động của các quyết định của l 2 3 4 5 các bộ phận/phòng ban khác nhau đến hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp

INT3 Thông tin về chí phí và giá của các bộ phận/phòng ban 1 2 3 45 trong doanh nghiệp

INT4 Thông tin liên quan đến sự tác động của các quyết định của 1 2 3 4 5 ông bà/anh chị đến doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của các quyết định của các bộ phận khác đến lĩnh vực ông bả/anh chị phụ trách

4 Hiệu quả quản lý (Managerial performance) Ông/Bà, Anh/Chị vui lòng đánh giá hiệu quả hoạt động quản ly của doanh nghiệp mình về các hoạt động quản lý sau đây Chỉ chọn | con sô thích hợp nhat:

1 =Rắt thấp 2 =Thấp 3 = Hơi thấp

4= Trung bình 5 = Hơi tốt 6 = Tốt

PER Lap kế hoạch: Xác định mục tiêu, chính sách và quá | 2 3 4 5 6

1 trình hành động: lập kế hoạch làm việc, lập ngân sách, 7 thiết lập các thủ tục, chương trình

PER Nghiên cứu/ Điều tra: Thu thập và chuẩn bị thông tincho 1 2 3 4 5 6

2 việc ghi nhận, báo cáo và kế toan, do lwong dau ra, kiém 7 kê, phân tích công việc

PER Điều phối: Trao đổi thông tin với những người có liên I 2 3 4 5 6 3 quan trong doanh nghiệp đề điều chỉnh các chương trình, 7 tư vấn và phối hợp với các nhân viên khác

PER Đánh giá: Đánh giá và thâm định các đề xuất về kết quả 1 2 3 45 6

4 hoạt động được báo cáo hoặc quan sát, đánh giá nhân 7 viên, đánh giá hồ sơ đầu ra, đánh giá báo cáo tài chính, kiêm tra sản phẩm

PER Giám sát: Chỉ đạo, hướng dẫn và phát triển nhân sự của l 2 3 4 5 6 5 doanh nghiệp, tu van, dao tao và giải thích nội quy công 7 việc cho cấp dưới; phân công công việc và giải quyết khiêu nại

PER Bố trí nhân sự: Duy trì lực lượng lao động của doanh l1 2 3 4 5 6 6 nghiệp tuyên dụng, phỏng vấn và lựa chọn nhân viên 7 mới; bồ trí, thăng chức và thuyên chuyên nhân viên PER Đàm phán: Mua, bán hoặc ký hợp đồng liên quan đến I 2 3 4 5 6 7 hàng hóa hoặc dịch vụ, liên hệ với nhà cung cấp, làn 7 việc với các đại diện bán hàng PER Đại diện: Tham dự các hội nghị, tham vấn với các doanh 1 2 3 4 5 6 8 nghiệp khác, các cuộc họp câu lạc bộ kinh doanh, các bải 7 phát biểu trước công chúng, các hoạt động cộng đồng: thúc đây lợi ích chung của doanh nghiệp PER Hiệu qua tong thể (ví dụ: tăng trưởng doanh thu, lợi 1 2 3 4 5 6

PHAN B: Vui lòng cho biết một số thông tin sau:

BL Ho va tént oo ccc cec cee vee vee vee vee vee veeveevervenveewes

B3 Email lién hé: 0 00 cece ce cence cee cee eeeceueeevaeeereeees B4 Giới tính o Nam nNữ n Khác

B5 Tuổi n Dưới 30 tuôi n3l tuổi - 45 tuôi n Trên 45 tuổi B6 Lĩnh vực kinh doanh (có thé chon nhiéu hon một lựa chọn) oO Thuong mai, dich vu n Giáo dục nY tế n Ngân hàng, kinh doanh tài chính oO Van tai oO Xay dung n Sản xuất, công nghiệp n Nông nghiệp n Lâm nghiệp o Thuy san n Khác (ghi rõ) B7 Số lượng nhân viên của doanh nghiệp n Dưới L00 nhân viên n L01 nhân viên — 200 nhân viên n 201 nhân viên — 300 nhân viên n 301 nhân viên — 500 nhân viên n 501 nhân viên — 000 nhân viên n Trên 1000 nhân viên BS Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp (tỷ đồng) n Dưới L00 tỷ n 100 tỷ - 200 ty n 201 tỷ - 500 tỷ n 501 tỷ - 1000 tỷ n Trên 1000 tỷ

B9 Số năm thành lập doanh nghiệp n Dưới 5 năm H 5 năm - l0 năm n lẽ năm - 20 năm n 2l năm - 50 năm n Trên 50 năm B10 Loại hình của doanh nghiệp n Công ty TNHH n Công ty cô phần n Công ty hợp danh n Doanh nghiệp tư nhân n Khác (phi TỔ)

PHỤ LỤC 4

Kết quả đánh giá mô hình đo lường lần 1 (Hệ số Cronbach alpha)

Kết quả đánh giá mô hình đo lường lần 2 (Hệ số Cronbach alpha)

Thong tin Hiệu quả hoạt MAS động quản lý Cạnh tranh | Phân quyền

PHU LUC 6 Giá trị hội tụ

Độ tín cậy Ậ Average oer tông hợp

Trọng số tải | Cronbach's Va riance

(Outerloading) | Alpha tho_A Composite (CR- | Extracted (AVE) tranh 0,83 Re 0 0,66

COMI COM2

DECI DEC2

tin MAS AGGI AGG2 AGG3 AGG4 AGGS AGG6 INTI INT2 INT3 INT4 SCO1 TIMI TIM2 TIM3 TIM4

PERI PER2 PER3 PER4 PERS PER6 PER7 PERS PER9

PHU LUC 7 Gia tri phan biét (HTMT)

Hiéu qua hoat dong Canh tranh Phân quyền

PHU LUC 8

Chỉ số đa cộng tuyến (VIF)

INT2 3,925JTTM4 (Nguồn: tác giả) 4,386

PHU LUC 9 Tong hop thang do dat gia tri

Biến quan sát Trọng số tai

COM_ |Canh tranh Cronbach Alpha: 0,835; CR = 0,888; AVE = 0,665

ICOMI_ |Canhtranh về nguyên liệu, phụ tùng va thiết bị 0,772

ICOM2 |Cạnhtranh về nhân sự kỹ thuật như kỹ sư, kề toán, lập trình viên 0,841 COM3_ |Cạnhtranh về khuyên mãi, quảng cáo, bán hàng, phân phối, v.v 0,839 ICOM4 |Cạnhtranh về chất hrong va su da dang của sản pham/dich va 0,809 IDEC Phan quyén Cronbach Alpha: 0,884; CR = 0,920; AVE = 0,742

IDECI Tăng mức chỉ (vượt dự toán) cho hoạt động quảng cáo và khuyến mại 0,853 IDEC2 [Thay đổi giá bán của một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm chính 0,875 IDEC3 Tang mirc chi (vượt dự toán) cho hoạt động nghiên cứu và phát triển 0,880 IDEC4_ |Tăng số hượng nhân vền (vượt dự toán) trong doanh nghiệp 0,836 IMAS Thông tin hệ thống KTQT Cronbach Alpha: 0.963; CR = 0,967; AVE =0,661 lAGGI Thông tỉ cung cấp đến các bộ phận hoặc khu vực chức năng khác nhau trong doanh nghiệp 0713 thông qua báo cáo tổng hợp vẻ doanh tÍm, lợi nhuận ,

IAGG2 _|Théng tin về sự ảnh hưởng của các sự kiện trong các khoảng thời gian cụ thé 0,860 lAGG3 Thông th đã được xử lý để cho thấy sự ảnh hưởng của các sự kiện đến các chức năng/bộ 0881

Iphận khác nhau 7 lAGG4 Thong tin ve sự ảnh hưởng của các hoạt động tại các bộ phận/ phòng ban khác nhau đến các 0.834 báo cáo tông hợp

IAGGS — | Théng tin gitp cho nha quan ly cé thé tién hanh phan tich dự đoán theo dang what-if 0,825 IAGG6 —_ | Thong tin theo dinh dạng phù hợp đề đưa vào các mô hình ra quyết định 0,815 INTI Thông tỉ về các mục tiêu rõ ràng, chính xác cho các hoạt động của tất cả các bộ phận/phòng 0855

Thông tr liên quan đến sự tác động của các quyết định của các bộ phận/phòng ban khác nhau

INT2 đến hoạt động cửa toàn bộ doanh nghiệp : 0,859

INT3 Thông tin về chỉ phí và giá cửa các bộ phận/phòng ban trong doanh nghệp 0,789) Thông tr liên quan đến sự tác động của các quyết định của ông bả/anh chị đến doanh nghiệp

INT4 và sự ảnh lrrởng của các quyết định của các bộ phận khác đến lnh vực ông bả/anh chị phụ 0,827 trách

SCOI Thông tr lên quan đến các sự kiện có thẻ xảy ra trong tương lai 0,713

[ITTMI Thông th được cung cấp ngay lập tức theo yêu câu 0,806

Thông th được cung cấp một cách tự động khi hệ thông nhận được thông tin hoặc ngay sau

IIM2 : 0,755 khi quá trình xử lý thông tm hoản tat IM3 _ |Các báo cáo được cung cập một cách có hệ thông và thường xuyên 0,815

[TTM4 Thong tin én quan duoc bao cao kịp thời sau khi sự kiện xảy ra 0,829

IPER Hiệu quả hoạt động quản lý Cronbach Alpha: 0,950; CR = 0,958; AVE = 0,717 Lập kê hoạch: Xác định mục tiêu, chính sách và quá trình hành động; lập kê hoạch làm vỆc,

PERI lập ngân sách, thiết lập các thủ tục, chương trình 0,202

PER? IN ghién cứu/ Dieu tra: Thu thập và chuân bị thông ti cho viéc ghi nhận, báo cáo và kế toán, đo 0.845 hường đầu ra, kiếm kê, phân tích công việc ,

PER3 Điều phối: Trao doi thông tin với những người có liên quan trong doanh nghiệp dé điều chỉnh 0.887 các chương trình, tư vẫn và phối hợp với các nhân viên khác ,

PER4 Đánh giá: Đánh giá và thâm định các đề xuất về kết quả hoạt động được báo cáo hoặc quan 0.885 sát, đánh giá nhân viên, đánh giá hô sơ đầura, đánh giá báo cáo tài chính, kiém tra san pham , PERS Giám sát: Chỉ đạo, hướng dân và phát trên nhân sự của doanh nghiệp, tư vấn, đảo tạo và giải 0881 thớch nội quy cụng việc cho cấp dưới, phõn cụng cụng việc và gọi quyết khiờu nại , PER6 B6 trí nhân sự: Duy trì lực lượng ho động của doanh nghiệp, tuyên dụng, phỏng vấn va lra 0.826 chọn nhân vên mới, bỗ trí, thăng chức va thuyén chuyén nhân viên , PERT Dam phan: Mua, bán hoặc ky hop đồng lên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ, lên hệ với nhà 0820 cung cấp, làm vỆc với các đại diện ban hang , Đại diện: Tham dự các hội nghị, tham vấn với các doanh nghiệp khác, các cuộc họp câu lạc bộ IPER8 kmh doanh, các bài phát biểu trước công chúng, các hoạt động cộng đồng: thúc đây lợi ích 0,755 chung của doanh nghiệp IPERS |Hiệu quả tổng thể (tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, thị phân) 0,803

PHU LUC 10

Số liệu thống kê mô tả tổng hợp các biến quan sát

Minmu Maximu Std m m Mean Deviation

Minmu Maximu Std m m Mean Deviation

Minmu Maximu Std m m Mean Deviation

PER6 PER7 PER8 PER9 ValidN (listwise)

Ngày đăng: 13/09/2024, 17:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  2.1:  Mô  hình  nghiên  cứu  của  Soobaroyen  và  Poorundersing  (2008) - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
nh 2.1: Mô hình nghiên cứu của Soobaroyen và Poorundersing (2008) (Trang 42)
Hình  2.4:  Mô  hình  nghiên  cứu  của  Ghasemi  và  cộng  sự  (2016) - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
nh 2.4: Mô hình nghiên cứu của Ghasemi và cộng sự (2016) (Trang 45)
Hình  2 5:  Mô  hình  nghiên  cứu  của  Lê  Mộng  Huyền  và  cộng  sự  (20204) - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
nh 2 5: Mô hình nghiên cứu của Lê Mộng Huyền và cộng sự (20204) (Trang 46)
Bảng  2.I  Tông  hợp  các  nhân  tố  tác  động  đến  thông  tin  MAS - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 2.I Tông hợp các nhân tố tác động đến thông tin MAS (Trang 47)
Hình  3.1  Quy  trình  nghiên  cứu - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
nh 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 50)
Bảng  3.1  Thang  đo  và  biến  quan  sát - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 3.1 Thang đo và biến quan sát (Trang 59)
Bảng  4.1  Thông  kê  thông  tin  mẫu  khảo  sát - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.1 Thông kê thông tin mẫu khảo sát (Trang 71)
Bảng  4.2  trình  bày  số  liệu  thống  kê  mô  tả  tông  hợp  các  khái  niệm  nghiên  cứu  về  khoảng  biến  thiên  (nhỏ  nhất  -  lớn  nhất),  mức  độ  tập  trung  (trung  bình)  và  mức - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.2 trình bày số liệu thống kê mô tả tông hợp các khái niệm nghiên cứu về khoảng biến thiên (nhỏ nhất - lớn nhất), mức độ tập trung (trung bình) và mức (Trang 73)
Bảng  4.3  Mối  quan  hệ  trực  tiếp  giữa  các  cầu  trúc  (rong  mô  hình - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.3 Mối quan hệ trực tiếp giữa các cầu trúc (rong mô hình (Trang 75)
Bảng  4.4  Đánh  giá  mức  độ  RẺ - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.4 Đánh giá mức độ RẺ (Trang 76)
Bảng  4.5  trình  bày  giá  trị  ảnh  hưởng  của  quy  mô  f  tương  ứng  với  từng  mô - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.5 trình bày giá trị ảnh hưởng của quy mô f tương ứng với từng mô (Trang 77)
Hình  cấu  trúc  riêng  lẻ.  Trong  mô  hình  I,  biến  ngoại  sinh  phân  quyền  (DEC)  có  tác  động  cao  nhất  đến  biến  nội  sinh  thông  tin  MAS  (  =  0,139)  và  còn  lại  là  biến  ngoại - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
nh cấu trúc riêng lẻ. Trong mô hình I, biến ngoại sinh phân quyền (DEC) có tác động cao nhất đến biến nội sinh thông tin MAS ( = 0,139) và còn lại là biến ngoại (Trang 77)
Bảng  4.7  Kiểm  tra  biến  trung  gian - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.7 Kiểm tra biến trung gian (Trang 78)
Bảng  4.8:  Tổng  hợp  lý  thuyết  nền  và  nghiên  cứu  ủng  hộ  cho  giả  thuyết  được  chấp  nhận - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.8: Tổng hợp lý thuyết nền và nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết được chấp nhận (Trang 81)
Bảng  4.9:  Tổng  hợp  lý  thuyết  nền,  nghiên  cứu  ủng  hộ  và  bác  bỏ  cho  các - mối quan hệ giữa cạnh tranh phân quyền thông tin hệ thống kế toán quản trị và hiệuquả hoạt động quản lý của doanh nghiệp tạiviệt nam
ng 4.9: Tổng hợp lý thuyết nền, nghiên cứu ủng hộ và bác bỏ cho các (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w