1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích mối quan hệ giữa chuyên môn tài chính của ban giám đốc và tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của doanh nghiệp

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ giữa chuyên môn tài chính của ban giám đốc và tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của doanh nghiệp
Tác giả Nguyễn Hoàng Vũ, Nguyễn Tường Vi, Mai Yến Vy, Phạm Quang Vinh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Khánh, GV. Lê Văn
Trường học Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Bài nghiên cứu
Năm xuất bản 2019
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 297,31 KB

Nội dung

Lê Văn Tóm tắt: Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ và đo lường mức độ ảnh hưởng giữa chuyên môn tài chính của ban giám đốc đối với sự tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của các doanh nghiệp.

Trang 1

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHUYÊN MÔN TÀI CHÍNH CỦA BAN GIÁM ĐỐC VÀ TĂNG TRƯỞNG LỢI TỨC CỔ PHIẾU CỦA

DOANH NGHIỆP

SV: Nguyễn Hoàng Vũ - 31211021545; Nguyễn Tường Vi - 31211022520;

Mai Yến Vy - 31211021549; Phạm Quang Vinh - 31211020222 Lớp FN001 - Khoa Tài chính - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

GVHD: TS Hoàng Khánh

GV Lê Văn

Tóm tắt: Nghiên cứu này kiểm định mối quan hệ và đo lường mức độ ảnh hưởng giữa chuyên

môn tài chính của ban giám đốc đối với sự tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của các doanh nghiệp.

Để thực hiện kiểm định, nhóm tác giả sử dụng bộ dữ liệu của 499 doanh nghiệp niêm yết trên

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), dữ liệu bao gồm 499 doanh nghiệp được thu thập trong giai đoạn từ 2008-2019, sau quá trình xử lý dữ liệu loại bỏ các quan sát ngoại lai còn 4508 quan sát và sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm chứng tác động của chuyên môn tài chính của ban giám đốc đối đến sự tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuyên môn tài chính của ban giám đốc tác động cùng chiều đến tăng trưởng lợi tức của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi ban giám đốc càng lớn thì tăng trưởng lợi tức của doanh nghiệp càng cao Tuy nhiên, tăng trưởng lợi tức cổ phiếu lại chịu tác động ngược chiều bởi quyền kiêm nhiệm của ban giám đốc Ngoài ra, các yếu tố khác có tác động đến tăng trưởng lợi tức cổ phiếu bao gồm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban giám đốc, quyền kiêm nhiệm của ban giám đốc, tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, thuế, đòn bẩy tài chính, lợi nhuận giữ lại, GDP, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu Mặc dù

có những hạn chế nhất định về mẫu quan sát, cách thu thập dữ liệu, thước đo sử dụng và các biến được đề cập nhưng qua kết quả thực nghiệm, nhóm tác giả kỳ vọng bài nghiên cứu vẫn có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định tốt nhất trong việc chọn lựa và sử dụng ban giám đốc để cải thiện tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của doanh nghiệp.

Từ khóa: Chuyên môn tài chính của ban giám đốc; tăng trưởng lợi tức cổ phiếu; tỷ lệ nắm giữ

cổ phần của ban giám đốc; quyền kiêm nhiệm của ban giám đốc.

1 Đặt vấn đề

Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là chỉ số liệu quan trọng, đặc biệt trong việc xác định khả năng sinh lời dài hạn của một công ty và ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư Vì

cổ tức được phân phối từ thu nhập của doanh nghiệp, nên người ta có thể đánh giá và phân tích

Trang 2

khả năng duy trì lợi nhuận của công ty bằng cách so sánh sự tăng trưởng lợi tức cổ phiếu theo thời gian

Lợi nhuận được coi như là một thước đo cho sự thành công của một công ty trong quá trình kinh doanh Đối với các nhà đầu tư, điều mà họ quan tâm là mức lợi nhuận có thể nhận được khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó Có hai yếu tố ảnh hưởng chính đến lợi tức cổ phiếu là yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô Đối với các yếu tố vĩ mô hay là các yếu tố có nguồn gốc

từ bên ngoài công ty như GDP, lạm phát, lãi suất chung trong nước, tỷ giá hối đoái, điều kiện kinh tế của công ty (Tandelilin, 2010: 102) Đối với các yếu tố vi mô, là các yếu tố tồn tại trong chính công ty như tỷ suất sinh lợi, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thị trường, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và các tỷ số tài chính khác Trong khi các yếu

tố bên ngoài không thể thay đổi và kiểm soát được, những gì công ty có thể làm là điều chỉnh

và thực hiện dựa trên tác động của chúng thì công ty có thể kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố

vi mô để mang lại lợi ích

Ngoài những yếu tố này, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định các yếu tố liên quan đến đặc điểm của ban giám đốc cũng có ảnh hưởng đến sự thành công của công ty nói chung hay lợi nhuận cổ phiếu nói riêng Ban giám đốc thường đưa ra những quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của công ty Child (1972) Theo Drucker (1954), yếu

tố quan trọng nhất quyết định sự sống còn và thành công của một công ty là hiệu suất và chất lượng của nhà quản lý hàng đầu trong doanh nghiệp Theo Bertrand và Schoar, (2003) các đặc điểm của nhà quản lý công ty có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả kinh doanh và Báo cáo tài chính của một công ty Graham và cộng sự, (2005), cho rằng các ban giám đốc luôn nghĩ lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính Trên thế giới, đã

có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những cuộc tranh luận về đặc điểm của ban giám đốc tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp như: Badru và cộng sự, (2017); Farag và Mallin, (2018), đã nghiên cứu về kinh nghiệm hội đồng quản trị, tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm nghề nghiệp của ban giám đốc

Trong khi đó, Việt Nam là thị trường mới nổi nên có rất ít công trình nghiên cứu về đặc điểm của ban giám đốc Trong bài này nhóm tác giả hướng đến nghiên cứu một khía cạnh của đặc điểm của ban giám đốc có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng như là tăng trưởng lợi tức

cổ phiếu, đó là: “Mối quan hệ giữa chuyên môn tài chính của ban giám đốc đối với sự tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của các doanh nghiệp” Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đề cập thêm hai vấn đề trong đặc điểm của ban giám đốc đó là quyền kiêm nhiệm của ban giám đốc và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban giám đốc Trong đó, tăng trưởng lợi tức cổ phiếu của doanh nghiệp được đo lường bằng thước đo lợi tức cổ phiếu Sử dụng dữ liệu được niêm yết trên Sở Giao

Trang 3

dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) của

499 doanh nghiệp trong giai đoạn 2008-2019

Bố cục nghiên cứu: Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương:

Chương 1 Đặt vấn đề;

Chương 2 Tổng quan nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu;

Chương 3 Dữ liệu và mô hình nghiên cứu;

Chương 4 Phân tích kết quả và thảo luận;

Chương 5 Kết luận và khuyến nghị

2 Tổng quan nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý thuyết:

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, nhu cầu tìm kiếm vốn đầu tư của các công ty ngày càng cao, các công ty phải công khai về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như thông tin về nghiệp vụ của ban giám đốc để cho đối tượng sử dụng BCTC có thông tin cụ thể trước khi tiến hành đầu tư Nghiên cứu Akal, Simsek và Nursoy (2015) chỉ ra rằng hiệu quả của hoạt động kinh doanh vừa là kết quả hoạt động của công ty sau một thời gian nhất định, vừa là thước đo để đánh giá tất cả các nỗ lực quản lý của ban giám đốc

Tất nhiên, có nhiều yếu tố góp phần mang lại thành công cho công ty ngoài yếu tố quản trị của ban giám đốc như nguồn nhân lực, thay đổi công nghệ, tận dụng thời cơ,…Tuy nhiên, khi các nhà quản trị tuân thủ các nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý điều hành công ty thì theo

Jordan (2022), ban giám đốc có thể đạt được thành công cho công ty vì lợi ích chung tốt nhất

của các cổ đông với sự tăng trưởng lợi tức cổ phiếu

Về cơ bản, cổ tức được trả cho chủ sở hữu hoặc cổ đông của doanh nghiệp ở các giai đoạn cụ thể Nếu doanh nghiệp không tạo ra được lợi nhuận, cổ tức sẽ không được công bố, Nnadi và Akpomi (2008) Việc trả cổ tức mang lại lợi ích trực tiếp cho các cổ đông, nhưng nó ảnh hưởng đến tích lũy thu nhập giữ lại của công ty để tăng trưởng doanh thu Giá trị cổ tức được hội đồng quản trị đưa ra thường mang thông tin về kỳ vọng của các nhà quản lý đối với lợi nhuận và tương lai của công ty Moghri và Galogah (2013), bao gồm cả tăng trưởng lợi tức cổ phiếu Theo Hambrick và Mason (1984), các lựa chọn chiến lược bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các đặc điểm của ban giám đốc Ngoài ra, đặc điểm cá nhân của ban giám đốc có thể được sử dụng để

dự đoán hành vi và vai trò của ban giám đốc đối với sự thành công của công ty Có cùng quan điểm Francis và cộng sự (2008), chỉ ra rằng các đặc điểm của nhà điều hành là yếu tố quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty Trong đó, yếu tố chuyên môn của ban giám đốc là một biến quan trọng bởi sự liên quan mật thiết của giả thuyết trên và lý thuyết chi phí đại diện Theo đó, lý thuyết đại diện được viết bởi Jensen và Meckling (1976)

Trang 4

nhằm đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận, dựa trên hai khía cạnh: lợi ích cá nhân người quản trị

và lợi ích chung của cổ đông

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây và giả thuyết nghiên cứu:

2.2.1 Chuyên môn tài chính của ban giám đốc và tăng trưởng lợi tức cổ phiếu:

Theo SOX (Mục 407), chuyên gia tài chính là người có kinh nghiệm về kế toán hoặc tài chính hoặc có chuyên môn giám sát DeFond và cộng sự (2005), Krishnan và Visvanathan (2008) sử dụng SOX (2002) để giải thích chuyên môn tài chính Do đó, ban giám đốc có chuyên môn tài chính là những ban giám đốc có bằng cấp, kinh nghiệm về tài chính, kế toán hoặc đã từng giữ chức vụ giám đốc tài chính, kế toán trưởng ở các công ty, tập đoàn lớn từ 02 năm trở lên Hambrick và Mason (1984), cho rằng trình độ chuyên môn tài chính của nhà quản lý cấp cao

có thể ảnh hưởng đến các quyết định lựa chọn chiến lược của công ty và do đó ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi tức cổ phiếu nói riêng và kết quả hoạt động của công ty nói chung

Aier và cộng sự (2005), đã chứng minh các công ty mà ban giám đốc có trình độ chuyên môn

về tài chính thì có khả năng quản trị tốt hơn Hơn nữa, các ban giám đốc có chuyên môn tài chính hiểu rõ về chính sách kế toán và các khoản dồn tích nên họ tận dụng khả năng và sự hiểu biết, để tác động vào lợi nhuận với nhiều mục đích khác nhau: Fraser và Greene, (2006); Gounopoulos và Pham (2018) Theo đó, chi trả cổ tức cho cổ đông là một mục tiêu không thể

bỏ qua khi nhắc đến quá trình quản trị của ban giám đốc bởi sự quan trọng của yếu tố này trong quá trình tăng trưởng công ty

La Porta và cộng sự (2000) chỉ ra rằng một công ty mà ban giám đốc có chuyên môn tài chính

sẽ dẫn đến việc quản trị công ty tốt hơn sẽ bảo vệ các cổ đông của họ, điều này buộc các nhà quản lý phải trả cổ tức để tăng tài sản của cổ đông hơn là sử dụng tiền mặt cho lợi ích cá nhân của họ Do đó, các công ty có quản trị tốt hơn có nhiều khả năng chi trả cổ tức hơn và mối quan

hệ cùng chiều giữa chuyên môn tài chính của ban giám đốc và việc chi trả cổ tức đã được dự đoán Để phân tích tác động của trình độ chuyên môn đối với chính sách cổ tức, chúng tôi phát triển giả thuyết sau:

Giả thuyết H1: Chuyên môn tài chính của ban giám đốc có mối quan hệ cùng chiều với việc tăng trưởng lợi tức cổ phiếu.

2.2.2 Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban giám đốc và tăng trưởng lợi tức cổ phiếu:

Một chi phí đại diện khác xảy ra do giả định đại diện không hoàn hảo là hành vi không thích rủi ro của các nhà quản lý Điều này cho thấy rằng, khi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các ban giám đốc tăng lên, động cơ thúc đẩy họ tham gia vào các hành vi làm tăng trưởng lợi tức cổ phiếu cũng tăng lên Sharma và Kuang, (2014)

Trang 5

Bên cạnh đó, khi ban giám đốc nắm giữ càng nhiều cổ phần thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản có tác động cùng chiều đến tỷ suất tăng trưởng lợi tức cổ phiếu Wulansari (2018) Bởi vì tài sản của ban giám đốc gắn liền với tài sản của công ty, nên họ có thể không sẵn sàng thực hiện các

dự án rủi ro nhằm tối đa hóa tài sản của cổ đông Vì vậy, lợi nhuận sẽ ổn định hơn khi họ ít đầu

tư vào các dự án ít rủi ro hơn và khi đó các nhà quản lý có thể giảm rủi ro công ty bằng cách giảm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và dựa vào các quỹ được tạo ra trong nội bộ để có thể chuyển tài sản của các cổ đông sang các trái chủ

Ngoài ra, lợi nhuận trên tài sản là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá triển vọng tương lai của công ty Tỷ lệ này càng cao thì tình trạng kinh doanh của công ty càng tốt và cổ phiếu càng có dấu hiệu tăng trưởng tích cực Theo Tandelilin (2010), tỷ suất sinh lợi trên tài sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ mà các công ty được nhà đầu tư đầu

tư mang lại giá trị sinh lợi phù hợp Do đó, khi ban giám đốc nắm giữ càng nhiều cổ phiếu thì

họ càng có động lực quản trị công ty vì hai mục đích chính: nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty và lợi ích của bản thân trên cơ sở tăng trưởng lợi tức cổ phiếu Lý thuyết này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Anwaar (2016), cho rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có tác động tích cực đáng kể đến tỷ suất tăng trưởng lợi nhuận cổ phiếu của ban giám đốc nói riêng và cổ đông nói chung Đây là cơ sở để xây dựng giả thuyết sau:

Giả thuyết H2: Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban giám đốc nắm có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng lợi tức cổ phiếu.

2.2.3 Ban giám đốc kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và tăng trưởng lợi tức cổ phiếu:

Lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976) cho rằng, kiêm nhiệm sẽ tạo ra một ban giám đốc có quyền lực, do đó có thể xảy ra sự chuyên quyền về quản lý và kiểm soát các quyết định

sẽ gây cản trở hoạt động giám sát đội ngũ quản lý của hội đồng quản trị ảnh hưởng đến thành quả công ty Nội dung của lý thuyết đại diện là đánh giá hành vi quản trị lợi nhuận, đồng thời trên hai khía cạnh là vì lợi ích cá nhân người quản trị và vì lợi ích chung của cổ đông

Để chống lại xung đột đại diện, chi trả cổ tức được cho là làm giảm lượng dòng tiền tự do sẵn

có của ban giám đốc để tối đa hóa tài sản cá nhân của họ hơn là tối đa hóa tài sản của cổ đông (Jensen, 1986) Adam Smith (1729 - 1790) - người được coi là cha đẻ của kinh tế học hiện đại

đã bình luận về hành vi công ty, qua đó đưa lại một viễn cảnh về quản trị công ty truyền thống

như sau: “Giám đốc của các công ty là những người quản lý tiền của người khác chứ không phải là tiền của họ, không thể được kỳ vọng thực sự là sẽ trông coi khoản tiền đó với cùng sự cẩn trọng sát sao như là khi trông coi chính tiền của mình”.

Do sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, các nhà quản lý không phải lúc nào cũng ủng hộ việc phê duyệt chi trả cổ tức để tối đa hóa giá trị cho cổ đông hơn là lợi ích tối đa

Trang 6

hóa tài sản của chính họ Điều này không dẫn đến các hành vi nhằm tăng trưởng lợi tức trên cổ phiếu của ban giám đốc Đây là cơ sở để xây dựng giả thuyết sau, cụ thể là:

Giả thuyết H3a: Tính kiêm nhiệm của ban giám đốc có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng lợi tức cổ phiếu.

Lý thuyết quản lý thì ngược lại, cho rằng việc kiêm nhiệm là tốt cho công ty vì nó tạo sự đồng thuận, thống nhất trong mọi quyết định, mệnh lệnh sẽ tốt hơn và nhanh hơn những đơn vị tách hai vị trí này ra hai người khác nhau, Donaldson và Davis, (1991) Klein, (2002), đã chi ra việc kiêm nhiệm sẽ làm gia tăng khả năng quản trị và tạo ra lợi nhuận

Lý thuyết này cũng cho rằng, trao quyền cho ban giám đốc làm cho họ có động lực để điều hành công ty hiệu quả nhất, vì vậy khi ban giám đốc cũng là chủ tịch HĐQT người đó sẽ sẵn lòng làm việc nhiều hơn cho công ty (Bhagat & Bolton, 2008; Cornett và cộng sự, 2008; Donaldson & Davis, 1991; Jensen & Meckling, 1976) Bên cạnh đó, việc kết hợp hai vị trí sẽ

hỗ trợ tốt cho việc ra quyết định, đặc biệt là trong hoàn cảnh cấp bách và giúp HĐQT nắm bắt thông tin của công ty một cách nhanh nhất (Donaldson & Davis, 1991)

Theo đó, Yang & Zhao (2014) ủng hộ quan điểm của lý thuyết quản lý cho rằng, việc kiêm nhiệm có thể điều hành và giám sát công ty một cách rõ ràng và có sự thống nhất cao, từ đó gia tăng thành quả công ty Điều này dẫn đến việc công ty nâng cao được hiệu quả hoạt động, doanh thu, tài sản cũng như tăng trưởng lợi nhuận cổ phiếu trên vốn chủ sở hữu Đây là cơ sở

để xây dựng giả thuyết sau, cụ thể là:

Giả thuyết H3b: Quyền kiêm nhiệm của ban giám đốc có mối quan hệ cùng chiều đến việc tăng trưởng lợi tức cổ phiếu.

3 Dữ liệu và mô hình nghiên cứu

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu dữ liệu nghiên cứu được cung cấp bởi giảng viên hướng dẫn gồm 5,989 quan sát là các công ty cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam Mẫu được lấy trong khoảng thời gian từ năm

2008 đến năm 2019 Ngoài ra, trước khi tiến hành chạy mô hình hồi quy, nhóm tác giả tiến hành loại bỏ các quan sát ngoại lai, các quan sát có dữ liệu bị thiếu, gây ảnh hưởng cho kết quả sẽ bị loại bỏ Vì vậy, mẫu nghiên cứu sau cùng gồm 4,508 quan sát

3.2 Mô tả biến nghiên cứu

Theo mục tiêu nghiên cứu ban đầu mà nhóm tác giả đề ra, quan sát sự ảnh hưởng của chuyên môn tài chính của ban giám đốc đến tăng trưởng lợi tức của doanh nghiệp Biến phụ thuộc bài nghiên cứu là tăng trưởng lợi tức của doanh nghiệp song song đó là biến độc lập bao gồm chuyên môn tài chính của ban giám đốc (FIN), tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban giám đốc (Owner) và quyền kiêm nhiệm của ban giám đốc (Duo) được lựa chọn làm biến giải thích

Trang 7

chính Các biến kiểm soát lgL.DY, lgROA, lgTax, Leverage, RE, GDP, MBV được sử dụng thêm với mục đích kiểm tra sự tác động của chúng lên cổ tức của công ty dựa trên những nghiên cứu trước đó DeAngelo và Masulis (1980), Titman và Wessels (1988), Mehran (1992)

và Petersen and Michael (2006), Naceur et al (2006) và Jabbouri (2016) Sự lựa chọn của các biến này trước hết được chứng minh bởi thực tế là chúng thường được sử dụng trong các tài liệu thực nghiệm và trong những bài nghiên cứu khoa học

Bảng 1: Tóm tắt các biến nghiên cứu

Tỷ lệ tăng trưởng lợi tức cổ

phiếu

phiếu/ Giá trị thị trường cổ phiếu năm trước)

Chuyên môn tài chính của

ban giám đốc

chuyên môn tài chính, 0 nếu ban giám đốc không có chuyên môn tài chính

Quyền kiêm nhiệm của ban

giám đốc

kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT,

0 nếu ban giám đốc không kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần bởi

ban giám đốc

nắm giữ

Tổng tài sản

Trang 8

Lợi nhuận giữ lại RE Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài

sản Giá trị sổ sách của vốn chủ

sở hữu

MBV

3.3 Mô hình nghiên cứu

Để đo lường, phân tích được mối liên hệ giữa chuyên gia tài chính của ban giám đốc, tính kiêm nhiệm và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban giám đốc với tăng trưởng lợi tức cổ phiếu, nhóm xây dựng mô hình nghiên cứu trong bài như sau:

Return = α + β1FINi,t+ β2Duoi,t+ β3Owneri,t+β4lgL.DYi,t+β5lgROAi,t+ β6lgTAXi,t+ β7Leveragei,t + β8REi,t+ β9GDPi,t+ β10MBVi,t+ + εi,t

Trong đó:

− Chỉ số i đại diện cho từng công ty

− Chỉ số t đại diện cho năm quan sát

− α: Hệ số chặn

− γ0, γ1, β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8, β9, β10: Hệ số hồi quy của các biến ước lượng

− εi,t: Phần sai số

Nhóm lựa chọn mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường gộp (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) để tiến hành hồi quy Việc hồi quy được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 17

Trang 9

4 Phân tích kết quả và thảo luận

4.1 Thống kê mô tả (Thống kê về Obs, Mean, Min, Max) của các biến độc lập

Bảng 2: Phân tích thống kê mô tả biến

Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

(Nguồn: Phân tích Stata 17.0)

Kết quả mô tả cho thấy thống kê mô tả tất cả các biến số thuộc mô hình nghiên cứu mà nhóm tác giả đề xuất Các biến được thống kê dựa trên các tiêu chí bao gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất cho mỗi biến Độ lệch chuẩn của biến FIN cho thấy rằng giá trị của biến này có sự phân tán rộng (0.328) Giá trị trung bình của biến FIN là 0.460 cho thấy đa số các công ty tài chính tỷ lệ ban giám đốc có chuyên môn về tài chính ở mức trung bình, không quá cao Độ lệch chuẩn của biến Duo cho thấy rằng giá trị của biến này có

sự phân tán rộng hơn so với biến FIN (0.457) Giá trị trung bình của biến Duo là 0.297 cho thấy tỷ lệ kiêm nhiệm ban giám đốc vừa là chủ tịch HĐQT ở các doanh nghiệp là thấp Độ lệch chuẩn của biến Owner cho thấy rằng giá trị của biến này có sự phân tán rộng hơn so với hai biến FIN và DUAL Giá trị nhỏ nhất của biến Owner là 0, trong khi đó giá trị lớn nhất của biến là 84.88, cho thấy rằng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của ban giám đốc ở các công ty là khác nhau, các công ty có ban giám đốc nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn là Công ty CP Đông Hải Bến Tre (2009), Tập Đoàn Đất Xanh (2011) và Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ (2013)

Trang 10

4.2 Kết quả chạy hồi quy OLS

Bảng 3: Kết quả chạy hồi quy OLS

Return Coefficient Std.Error t P>|t| [95% conf interval]

(Nguồn: Phân tích Stata 17.0)

Từ bảng số liệu hồi quy, dựa vào giá trị p = 0.000 của FIN ta có thể đưa ra kết luận tỷ lệ giám đốc có chuyên môn tài chính có tác động đến chính sách cổ tức (p < 0.05) Tương tự với các

biến Owner và Duo Xét về mối quan hệ, biến FIN và Owner có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng lợi tức Return và biến Duo có mối quan hệ ngược chiều

Các biến khác ngoài Leverage và MBV (p > 0.05) đều có ý nghĩa thống kê Có tác động đến tỷ

lệ tăng lợi tức cổ phiếu

4.3 Kiểm định các giả định mô hình (5 giả định OLS)

4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến

Theo Wooldridge (2013) đa cộng tuyến được mô tả như là một kiểm định xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập Đây một vấn đề có thể xảy ra trong các mô hình hồi quy gây ảnh hưởng đến tính chính xác của số liệu Để kiểm tra sự hiện diện của đa cộng tuyến, hệ số lạm phát phương sai (VIF) được sử dụng O’Brien (2007), Salmerón và cộng sự (2021) cho rằng ngưỡng VIF dưới 10 có thể chấp nhận được và chỉ ra rằng mức độ đa cộng tuyến cao không xuất hiện trong nghiên cứu Từ kết quả kiểm định dưới đây có thể thấy giá trị VIF trung bình là 1.59 Điều này đồng nghĩa không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng

Bảng 3: Bảng kiểm định đa cộng tuyến

Ngày đăng: 01/07/2024, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w