Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của đề tài là xác định, phân tích, nghiên cứu và đolường những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí nền kinh tế vĩ mô Việt Nam2022 và đưa ra các chính sách bình
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sơ lược mô hình EB-IB
Mô hình EB-IB (Modern External and Internal Balance) là mô hình quản l~ kinh tế mở và với quy mô nhỏ Một quốc gia có nền kinh tế vĩ mô cân bằng được xác định qua hai góc độ: cân bằng bên ngoài (EB - External Balance) và cân bằng bên trong (IB - Internal Balance). Trong một quốc gia, sản lượng (Y) được biểu thị bằng Y C+I+G+NX (X-M) Chi tiêu trong nước một quốc gia được biểu thị bằng A = C+I+G Nền kinh tế của một quốc gia ở trạng thái cân bằng nội bộ khi sản lượng (Y) của nó là tổng hàng hóa nước ngoài và hàng hóa phi mậu dịch thì tốc độ tăng trưởng sản xuất (Yp) hay GDP tiệm cận tiềm năng của nền kinh tế vào năm nền kinh tế đạt đến cân bằng nội tại, bằng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ, tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (U = Un); lạm phát tới lạm phát mục tiêu (%∆P = %∆Pe) Khi xuất khẩu bằng với nhập khẩu, nền kinh tế của quốc gia đó đã quyết định đạt đến trạng thái cân bằng bên ngoài, như là khi cán cân thương mại của nền kinh tế, hay xuất khẩu ròng (NX), bằng không Một điều kiện khác cho thấy rằng cân bằng bên ngoài là khi tỷ giá hối đoái thực của năm đó là 1 (RER = 1). Đường thẳng EB - IB vẽ trên trục tọa độ (RER, A); Trục tung biểu thị cho tỷ giá hối đoái thực, trong đó RER được định nghĩa là tỷ lệ giữa hàng hóa và dịch vụ trong nước so với giá nước ngoài, và các trục dọc và trục ngang biểu thị tổng chi tiêu trong nền kinh tế so với giá trong nước Điểm mà EB và IB giao nhau được gọi là điểm cân bằng và quốc gia đạt được cả cân bằng bên trong và bên ngoài Các đường EB và IB chia mặt phẳng các trục tọa độ thành 4 phần tương thích với 4 vùng đứt gãy hoặc 4 vùng mất cân bằng.
Các điểm phía trên đường IB biểu thị một quốc gia có lạm phát cao, các điểm phía dưới đường IB là một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao. Các điểm phía trên đường EB cho biết quốc gia có thặng dư thương mại và các điểm phía dưới đường EB cho thấy quốc gia có thâm hụt thương mại.
Khu vực I: Cho biết một quốc gia đang ấm lên và có thặng dư thương mại với tỷ giá hối đoái thấp và lạm phát thấp.
Khu vực II: Thể hiện tăng trưởng nóng, lạm phát nhưng thâm hụt thương mại, chủ yếu do chi tiêu quá mức (chi lớn hơn thu)
Khu vực III: tương ứng với quốc gia có thất nghiệp và thâm hụt thương mại
Khu vực IV: Chỉ quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp và thặng dư thương mại
So sánh ưu nhược điểm của các vùng trục trặc như sau:
Vùng trục trặc 1 có ưu điểm là không có xung đột chính sách, vì cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều hướng đến cải thiện cân bằng bên trong và bên ngoài Nhược điểm là nền kinh tế có thặng dư cán cân thanh toán quá lớn, có thể gây ra áp lực lạm phát và làm giảm năng lực cạnh tranh
Vùng trục trặc 2 có ưu điểm là nền kinh tế có thể khắc phục được tình trạng suy thoái và thất nghiệp cao bằng chính sách tài khóa nới lỏng. Nhược điểm là nền kinh tế phải đối mặt với xung đột chính sách, vì chính sách tiền tệ siết chặt sẽ làm giảm tổng cầu và việc làm, trong khi chính sách tài khóa nới lỏng sẽ làm tăng nhập khẩu và thâm hụt cán cân thanh toán
Vùng trục trặc 3 được đặc trưng bởi nền kinh tế ổn định về việc làm và giá cả Tuy nhiên, nhược điểm nằm ở xung đột chính sách, khi cả chính sách tiền tệ và tài khóa đều tập trung vào việc giảm tổng cầu và việc làm Hậu quả là suy thoái và thất nghiệp.
Vùng trục trặc 4 có ưu điểm là không có xung đột chính sách, vì cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều hướng đến cải thiện cân bằng bên trong và bên ngoài Nhược điểm là nền kinh tế có thặng dư cán cân thanh toán quá lớn, có thể gây ra áp lực lạm phát và làm giảm năng lực cạnh tranh.
Khi nằm trong vùng thừa tiền EB-IB, nền kinh tế sẽ có cán cân thanh toán thặng dư và tỷ lệ thất nghiệp cao Để quay lại điểm cân bằng chung, chính phủ cần áp dụng cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng Chính sách tiền tệ nới lỏng làm giảm giá trị thực của đồng nội tệ, thúc đẩy xuất khẩu và giảm thặng dư cán cân thanh toán Trong khi đó, chính sách tài khóa nới lỏng sẽ làm tăng tổng cầu và tạo thêm việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Trong khu vực trục trặc 2 trong mô hình EB-IB, nền kinh tế có thâm hụt cán cân thanh toán và thất nghiệp cao Để trở lại điểm cân bằng tổng quát, nền kinh tế cần áp dụng chính sách tiền tệ siết chặt (tăng lãi suất) và chính sách tài khóa nới lỏng (tăng chi tiêu chính phủ) Chính4 sách tiền tệ siết chặt sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái thực và ức chế nhập khẩu, từ đó giảm thâm hụt cán cân thanh toán Chính sách tài khóa nới lỏng sẽ làm tăng tổng cầu và việc làm, từ đó giảm thất nghiệp Tuy nhiên, hai chính sách này có mâu thuẫn với nhau vì chính sách tiền tệ siết chặt sẽ làm giảm tổng cầu và việc làm, trong khi chính sách tài khóa nới lỏng sẽ làm tăng nhập khẩu và thâm hụt cán cân thanh toán.
Do đó, khu vực trục trặc 2 là một khu vực xung đột chính sách
Trong khu vực trục trặc 3 trong mô hình EB-IB, nền kinh tế có thâm hụt cán cân thanh toán và việc làm đầy đủ Để trở lại điểm cân bằng tổng quát, nền kinh tế cần áp dụng chính sách tiền tệ siết chặt (tăng lãi suất) và chính sách tài khóa siết chặt (giảm chi tiêu chính phủ) Chính sách tiền tệ siết chặt sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái thực và ức chế nhập khẩu, từ đó giảm thâm hụt cán cân thanh toán Chính sách tài khóa siết chặt sẽ làm giảm tổng cầu và ổn định giá cả Cả hai chính sách đều hướng đến cải thiện cân bằng bên trong và bên ngoài
Trong khu vực trục trặc 4 trong mô hình EB-IB, nền kinh tế có thặng dư cán cân thanh toán và việc làm đầy đủ Để trở lại điểm cân bằng tổng quát, nền kinh tế cần áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng (giảm lãi suất) và chính sách tài khóa siết chặt (giảm chi tiêu chính phủ).Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm giảm tỷ giá hối đoái thực và khuyến khích xuất khẩu, từ đó giảm thặng dư cán cân thanh toán Chính sách tài khóa siết chặt sẽ làm giảm tổng cầu và ổn định giá cả Cả hai chính sách đều hướng đến cải thiện cân bằng bên trong và bên ngoài.
Các điều kiện để xác định năm gốc
Năm gốc là năm mà nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, tức là khi cân bằng nội tại (mức lạm phát thấp, tăng trưởng GDP ổn định, nợ công thấp) và cân bằng ngoại tại (thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia thấp, dự trữ ngoại hối đủ lớn) cùng được thỏa mãn.
GDP hiện hành = GDP tiềm năng GDP được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP nên nhóm lấy tốc độ tăng trưởng GDP làm một yêu cầu để xác định năm gốc.
Tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên Ở Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp là một con số không chuẩn xác vì nó chỉ phản ảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị Ở vùng nông thôn hay là những vùng sâu vùng xa, việc thống kê dân số còn nhiều hạn chế nên không phản ánh chính xác được tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam Do đó không đưa biến số này vào để xác định năm gốc
Tỷ lệ lạm phát kiểm soát được Mức kì vọng nằm trong khoảng 4%.
Giá trị xuất khẩu ròng NX = 0.
Sơ lược mô hình AS – AD
Khái niệm: Là mô hình hữu ích và tương đối đơn giản thể hiện các cú sốc kinh tế và phản ứng của chính sách.
Mô hình trong thực tế:
Do lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và trình độ công nghệ thay đổi, GDP tiềm năng, tuỳ vào sự tăng giảm của các giá trị trên sẽ làm cho đường tổng cung dài hạn hoặc ngắn hạn dịch chuyển.
Do tiêu dùng, đầu tư, chỉ tiêu của chính phủ và xuất khẩu ròng thay đổi theo hướng tăng hay giảm sẽ làm đường tổng cầu dịch chuyển.
Mô hình theo trường phái kinh tế:
Trường phái cổ điển: Theo quan điểm cổ điển cho rằng mọi thị trường luôn cân bằng và sản lượng luôn luôn bằng với mức tiềm năng Trong mô hình AS-AD, đường tổng cung được vẽ thẳng đứng lại mức sản lượng tiềm năng Y* Do đó, nếu giả định rằng không có tăng trưởng kinh tế, dạng đường tổng cung này hàm ~ về sự thay đổi của tổng cầu chỉ làm tăng mức giá nhưng không làm thay đổi sản lượng, bởi vì sản lượng cân bằng phải luôn bằng sản lượng tiềm năng.
Trường phái Keynes: quan điểm của Keynes cho rằng tổng cung bị quy định bởi tổng cầu và giá cả không thay đổi do giả định tiền lương và giá cả cứng nhắc Trong mô hình xác định sản lượng cân bằng, đường tổng cung nằm ngang tại mức giá không đổi (P) Do đó, dạng đường tổng cung này hàm ~ chỉ rằng khi có sự thay đổi của tổng cầu, sản lượng cân bằng thay đổi mà mức giá không bị ảnh hưởng gì.
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH VỊ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2022
Các chỉ báo kinh tế chính
3.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của gross domestic product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, đạt 3.694,02 USD vào năm 2021 Sự gia tăng này là một phần của xu hướng tăng trưởng dài hạn, bắt đầu từ khoảng năm 2005 Vào năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, tăng lên 3.526,27 USD vào năm 2020 và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021.
Nhìn chung GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng rất ấn tượng trên thế giới Xu hướng này phản ánh tính năng động của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của Việt Nam này trong những năm qua Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nền kinh tế vượt qua tác động của đại dịch Covid-19 khá tốt.
Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
3.1.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thước đo phần trăm phản ánh mức độ biến động tương đối của giá hàng hóa tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định Tuy nhiên, CPI chỉ mang tính tương đối vì nó dựa trên một giỏ hàng cố định được lựa chọn để đại diện cho toàn bộ danh mục hàng tiêu dùng.
Xác định năm gốc
Nền kinh tế được gọi là trạng thái cân bằng bên trong và nó được xác định khi mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung Nếu giá thị trường10 thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất. Sản lượng GDP tiềm năng (Y=Yp): Dựa trên bộ dữ liệu Vie-Key- Indicator, xét tốc độ tăng trưởng GDP thực tế từ năm 2001 đến năm
2022, chúng ta có thể tính tốc độ tăng trưởng bình quân bằng cách tính tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2001 đến năm 2022.
Do giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2022 có nhiều biến động về kinh tế nên nhóm được chia thành 3 giai đoạn tương ứng với từng tình hình và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân qua từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: 2001-2007 (7,2%): Thời kỳ tiền khủng hoảng
Giai đoạn II: 2008-2017 (5,9%): Trong và sau khủng hoảng Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (GFC) năm 2008 bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính như bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán xảy ra từ năm 2007 đến 2008, bắt nguồn từ Mỹ.
Giai đoạn 3: 2017 - 2022 (7%): Giai đoạn sau khủng hoảng, với tốc độ tăng trưởng GDP thực duy trì ở mức trên 6% Tuy nhiên, ở giai đoạn này ta loại ra 2 năm 2020 và 2021 bởi vì đại dịch Covid-19, với tốc độ tăng trưởng GDP thực lần lượt là 2.91% và 2.58%.
Dựa vào số liệu về cán cân thương mại: Xem xét các năm có cán cân thương mại thặng dư và có giá trị gần 0 nhất
Từ các yếu tố trên, nhóm quyết định chọn năm 2017 là năm gốc, tức là năm cân bằng kinh tế vĩ mô, bởi vì các yếu tố sau:
Với tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân giai đoạn là 6.6%, gần với sản lượng tiềm năng là 7%
Tỷ lệ thất nghiệp ở gần mức tiềm năng là 2%
Tỷ lệ lạm phát là 3.5%, nằm trong mức kỳ vọng là 3-4%.
Cán cân thương mại vào năm 2017 là 1903 triệu USD , gần 0 nhất so với những năm còn lại trong giai đoạn
Định giá nội tệ (VND)
E cuối kì Index E CPI USA CPI VN ε
Tỷ giá hối đoái thực song phương, đa phương
3.4.1 Tỷ giá hối đoái thực song phương
Tỷ giá hối đoái thực song phương (BRER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện mức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ Vì nó có thể xem tỷ giá thực song phương là thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
E: Tỷ giá danh nghĩa (tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ)
Pf: Mức giá nước ngoài
Ph: Mức giá trong nước
Tỷ giá hối đoái thực song phương của Việt Nam với ba bạn hàng chủ lực bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản
3.4.2 Tỷ giá hối đoái thực đa phương
Tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) của một quốc gia phản ánh sức mua tương đối của đồng tiền đó so với các đối tác thương mại chính REER phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tỷ giá danh nghĩa đa phương (trung bình có trọng số của tỷ giá danh nghĩa với các đồng tiền trong rổ tiền tệ của quốc gia), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sở hữu những đồng tiền xuất hiện trong rổ tiền tệ quốc gia.
BRER: Tỷ giá hối đoái thực song phương i: Các bạn hàng thương mại chính w: Trọng số thương mại (TSTM)
Korea, Republic of 1,00 1,00 1,10 1,00 0,11 0,11 Taipei, Chinese 18,12 0,87 1,11 0,83 0,07 0,06 Singapore 786,08 1,05 1,09 1,00 0,06 0,06 Thailand 16981,21 1,01 1,10 0,96 0,05 0,04 Australia 668,31 0,97 1,14 0,93 0,04 0,03 Malaysia 16233,53 0,93 1,08 0,91 0,03 0,03
Hong Kong, China 24618,30 0,92 1,10 0,86 0,03 0,02 Indonesia 2989,77 1,04 1,16 1,00 0,02 0,02 United Kingdom 1,58 0,95 1,19 0,96 0,02 0,02
Tốc độ tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước qu~, 6 tháng, 9 tháng, năm (kỳ) là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trong nước (GDP) của kỳ này so với của cùng kỳ năm trước.
Các chỉ tiêu hỗ trợ khác (tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, cán cân thương mại,
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động hiện không làm việc Đây là một chỉ báo trễ, tức là tỷ lệ thất nghiệp thường có xu hướng tăng hoặc giảm sau khi các điều kiện kinh tế thay đổi Khi nền kinh tế suy thoái và việc làm khan hiếm, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển mạnh và số lượng việc làm dồi dào, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm.
Là tốc độ tăng trưởng mặt bằng giá trong nền kinh tế Cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế Thông thường, tỷ lệ lạm phát được tính dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP Tỷ lệ lạm phát có thể được tính trong một tháng, một qu~, nửa năm hay một năm.
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, ghi lại sự thay đổi về xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một quý hoặc một năm Giá trị cán cân thương mại được tính bằng cách lấy giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu, cán cân thương mại được coi là thặng dư; ngược lại, khi giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu, cán cân thương mại thâm hụt Nếu giá trị xuất khẩu bằng giá trị nhập khẩu, cán cân thương mại được coi là cân bằng.
Định vị vị trí kinh tế vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam năm 2022
Từ dữ liệu thu thập, những tính toán sau đây sẽ cần thiết để xác định vị trí trên EB-IB
So sánh tốc độ tăng trưởng của năm 2022 gY với tốc độ tăng trưởng thông thường trung bình gY để biết nền kinh tế đang ở về phía bên phải hay bên trái của đường chữ thập dốc đứng đi qua A = Y NếuP như so sánh một cách thông thường thì tốc độ tăng trưởng của năm
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 cao hơn mức trung bình (8,02% > 7%) Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hai năm trước là 2020 và 2021 chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, khiến tốc độ tăng trưởng thấp và ảnh hưởng đến kết quả năm 2022 Do đó, để so sánh tuyệt đối hơn, nên chuyển đổi từ tốc độ tăng trưởng sang giá trị GDP Dựa trên so sánh này, GDP năm 2022 thấp hơn GDP năm 2019, cho thấy nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng tiêu cực.
So sánh REER năm 2022 với REER của năm gốc 2017 để xem tiền tệ nước này đang bị định giá cao hay thấp Có REER (2022) = 0.9512 5%) Kích cầu thành công hoàn toàn
Kịch bản 1B Tăng trưởng khá tổt (6- 7%)
Kịch bản 2B Tăng trưởng khá (4-5%) Lạm phát tăng tốc (>>>5%)
Kịch bản lí tưởng Tăng trưởng 7-8%
- Kích cầu thành công một phần: công cụ tài khóa và tiền tệ được triển khai không thuận lợi; số nhân thấp, độ trễ cao; lãi suất trên thế giới tăng mạnh và tạo ra sức ép lãi suất trong nước; làm bất ổn thị trường tài chính và tháo chạy dòng vốn (và dịch bệnh khó lường).
- Kích cầu thành công hoàn toàn: thuận lợi trong việc triển khai công cụ tài khóa và tiền tệ; số nhân tốt và độ trễ thấp; lãi suất trên thế giới ổn định và tăng không quá nhanh
- Kiểm soát thành công lạm phát: giá thích ứng điều hành của chính phủ; lạm phát trên thế giới ổn định; chuỗi cung ứng dần hồi phục; Nga-Ukraine dịu xuống; giá lương thực, năng lượng giảm.
- Lạm phát vượt tầm kiểm soát: giá cả trong nước được thẩm thấu từ bên ngoài; lạm phát trên thế giới tăng mạnh; chuỗi cung ứng chưa được hồi phục, Nga – Ukraine diễn biến phức tạp; giá lương thực và năng lượng cao, (và dịch bệnh khó lường).