Nếu như từ sau năm 1954, bên cạnh những “bạn đọc” phủ nhận giá trị của Thơ mới, cho rằng Thơ mới là “tiêu cực” vẫn có những nhà nghiên cứu không bằng lòng với những cách hiểu lệch lạc về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC NAM
TIẾP NHẬN THƠ MỚI Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 NHÌN TỪ CÁC KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN NGỌC NAM
TIẾP NHẬN THƠ MỚI Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954-1975 NHÌN TỪ CÁC KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN HOÀI ANH
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Trần Hoài Anh, người đã đồng hành, tận tình hướng dẫn, động viên tôi những lúc khó khăn và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tôi xin gửi lời tri ân chân thành đến các Giảng viên khoa Văn học và Cán bộ Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi học tập, nghiên cứu
Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thư viện Khoa học Tổng hợp, thư viện trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Văn Hiến, thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam, thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Huệ Quang…
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, đồng nghiệp trường THPT Nguyễn Du, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá đạo tạo này
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã hết lòng động viên tôi hoàn thành luận văn này
Tp Hồ Chí Minh, tháng năm 2024
Học viên
Nguyễn Ngọc Nam
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Trang 53.Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 9
4.Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của đề tài 9
5.Phương pháp nghiên cứu 10
6.Cấu trúc luận văn 10
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ VIỆC TIẾP NHẬN THƠ MỚI Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 12
1.1 Khái lược về Lí thuyết tiếp nhận 12
1.1.1 “Người đọc” với hoạt động tiếp nhận 13
1.1.2 Tầm đón đợi - khái niệm trung tâm của Mỹ học tiếp nhận 15
1.1.3 “Độc giả am hiểu” trong hoạt động phê bình văn học 17
1.2 Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ở miền Nam 18
1.2.1 Về lịch sử, xã hội 18
1.2.2 Về văn hóa, văn nghệ 20
1.3 Tình hình tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam 23
1.3.1 Phong trào Thơ mới 23
1.3.2 Tiếp nhận Thơ mới qua việc nghiên cứu, phê bình, giáo dục và sinh hoạt học thuật ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 26
Tiểu kết 31CHƯƠNG 2 TIẾP NHẬN THƠ MỚI Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975: NHÌN TỪ KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH GIÁO KHOA, PHÊ BÌNH CHỊU ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH THI PHÁP 32
2.1 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình giáo khoa 32
2.1.1 Giới thuyết về phê bình giáo khoa 32
Trang 62.1.2 Những biểu hiện của khuynh hướng phê bình giáo khoa 35
2.2 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo 47
2.2.1 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo 482.2.2 Những biểu hiện của khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo 50
2.2.3 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng Thiên chúa giáo 55
2.2.4 Những biểu hiện của khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng của tư tưởng Thiên chúa giáo 57
2.3 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình thi pháp 60
2.3.1 Giới thuyết Thi pháp 60
2.3.2 Những biểu hiện của khuynh hướng phê bình Thi pháp 63
Tiểu kết 74CHƯƠNG 3 TIẾP NHẬN THƠ MỚI Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975: NHÌN TỪ KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH HIỆN SINH, KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC VÀ KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH CHỦ ĐỀ 75
3.1 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình hiện sinh 75
3.1.1 Giới thuyết về phê bình hiện sinh 75
3.1.2 Những biểu hiện của khuynh hướng phê bình hiện sinh 78
3.2 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình phân tâm học 86
3.2.1 Giới thuyết về phê bình phân tâm học 86
3.2.2 Những biểu hiện của khuynh hướng phê bình phân tâm học 90
3.3 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình chủ đề 96
3.3.1 Giới thuyết về phê bình chủ đề 96
3.3.2 Những biểu hiện của khuynh hướng phê bình chủ đề 98
Trang 7KẾT LUẬN 110THƯ MỤC THAM KHẢO 113PHỤ LỤC 131Phụ lục 1: Thống kê, phân loại các bài nghiên cứu theo đối tượng được nghiên cứu 131Phụ lục 2: Bảng danh sách các nhà Thơ mới trong 2 công trình: Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Việt Nam thi nhân tiền chiến của Nguyễn Tấn Long 143Phụ lục 3: Một số hình ảnh về sách nghiên cứu phê bình văn học, báo chí, sách giáo khoa miền Nam 146
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1 Thống kê số lượng bài nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 theo tác giả 29 Biểu đồ 1.1: Thống kê số lượng bài nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 theo tác giả 30
Trang 9MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Thơ mới (1932-1945) là một trong những thành tựu đỉnh cao của thơ ca Việt Nam thế kỷ XX, có tầm ảnh hưởng đối với những nghệ sĩ sáng tác sau thời Thơ mới Trên hành trình để khẳng định giá trị, Thơ mới đã trải qua “những bước thăng trầm” trong lịch sử Và ở từng giai đoạn lịch sử, vùng miền, công chúng - bạn đọc với những “tầm đón đợi” khác nhau dẫn tới những kiến giải, đánh giá khác nhau Trong lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học ở nước ta, mảng văn học miền Nam vẫn còn là một mảnh đất khá mới mẻ có nhiều điều lý thú chưa được khám phá, trong đó có vấn đề nghiên cứu tiếp nhận Thơ mới giai đoạn 1954-1975 nhìn từ các khuynh hướng phê bình Thêm nữa, trong chương trình sách giáo khoa phổ thông hiện hành nhiều tác giả trong phong trào Thơ mới được đưa vào giảng dạy và đây cũng là một lý do xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy của chính mình, để chúng tôi thêm động lực lựa chọn đề tài này
Thực hiện đề tài Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975
nhìn từ các khuynh hướng phê bình, chúng tôi xuất phát từ mục đích muốn tìm
một cách tiếp cận mới về một hiện tượng văn học đã quá quen thuộc nhằm góp thêm những góc nhìn đa diện hơn trong việc lý giải Thơ mới Từ đó, người viết hi vọng sẽ có thêm những góc nhìn về nghiên cứu phê bình miền Nam đối với phong trào Thơ mới Đồng thời, khẳng định những đóng góp, những nét riêng, sức lôi cuốn, sự trường tồn và vị trí của phong trào Thơ mới trong đời sống văn học nước nhà nói chung và trong đời sống văn học miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nói riêng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn
1954 - 1975 nhìn từ các khuynh hướng phê bình”, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát các nghiên cứu liên quan tới công trình như sau: Tiếp nhận tổng thể phong trào Thơ mới, các nhà Thơ mới, các bài nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam trước năm 1975 có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Trang 10Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, (Tập I, II, III), (Quốc học tùng thư
xuất bản, 1961, 1962, 1965) của Phạm Thế Ngũ Trong tập III, phần IV Văn học hiện đại, gồm có ba thiên, thiên thứ ba nghiên cứu về giai đoạn 1932 -1945; Thơ mới được nghiên cứu ở chương IV Trong chương IV, tác giả trình bày khái lược Thơ mới, định nghĩa về Thơ mới, quá trình hình thành và phát triển của Thơ mới; sự đổi mới về thể cách Thơ mới; 22 nhà Thơ mới được Phạm Thế Ngũ khảo sát, nghiên cứu
Biệt ly qua thi ca (Nam Chi tùng thư xuất bản, 1961), Nguyễn Hữu Chi đã
phân tách Thơ mới theo các chủ đề Tiễn biệt, Ly Tình và Hợp tan Để làm sáng tỏ
từng chủ đề, Nguyễn Hữu Chí đã sử dụng các thao tác lập luận, dẫn chứng bằng những những câu thơ mới của các nhà thơ như Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Xuân Diệu, Bích Khê…
Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam (Khai trí xuất bản, 1962) của
Minh Huy Công trình này được chia thành ba phần; phần I tác giả tiến hành khảo luận về lịch sử hình thành của Thơ mới, nguyên nhân dẫn đến sự thắng thế của Thơ mới và sự phân chia thành các khuynh hướng trong Thơ mới; trong phần II, tác giả
tiến hành khảo luận về hai khuynh hướng Lãng mạn, Tượng trưng và Tả thực; ở
chương III, tác giả khảo luận về khuynh hướng hiện sinh trong Thơ mới
Văn thi sĩ hiện đại, (tập I, II), (Xây dựng xuất bản, 1963) của Bàng Bá Lân
Trong công trình này, Bàng Bá Lân đánh giá tám nhà Thơ mới, gồm Quách Tấn, Mộng Tuyết, Vân Đài, Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ
Hàn Mặc Tử và Quách Thoại, cuộc đời rớm máu Nhà thơ siêu thoát, (Đại Nam
Văn Hiến xuất bản, 1965) của Thế Phong Trong công trình nghiên cứu này, Thế Phong tập trung nghiên cứu cuộc đời và thơ ca Hàn Mặc Tử qua năm phương diện; tiết I: Nhà thơ với cuộc đời; tiết II: Những nàng thơ đi qua cuộc đời Hàn Mặc Tử; tiết III: Nữ sĩ Mai Đình; tiết IV: phân tách ba loại thơ triết học trong thi ca Hàn Mặc Tử: triết lý nhân sinh về mặt luyến ái quan, triết lý siêu hình về thẩm mỹ quan, triết lý đạo học về phía Thiên chúa giáo; tiết V: âm hưởng thi ca Hàn Mặc Tử sau năm 1940
Trang 11Trong công trình Ý văn I, Tam Ích đã có những luận giải sắc bén, chặt chẽ
nhằm chứng minh thơ ca của Bích Khê là thơ tượng trưng mang màu sắc Á đông thuần tuý: “Chúng ta thêm vào đó hai người kích thước: Hàn Mặc Tử, Bích Khê…hai người làm thơ tượng trưng và gần như không vay mượn của chân trời mới âu tây một mẩu âm thanh nào” (Tam Ích, Ý văn I - Bích khê và thơ tượng trưng, 1967, trang 145)
Hồn thơ nước Việt thế kỷ XX, (Ban tu thư Sơn quang xuất bản, 1967) của Lam
Giang và Vũ Tiến Phúc Trong tác phẩm này, các tác giả đã đưa ra những nhận xét, phê bình tổng quát vê Phong trào Thơ mới và phân chia các trường phái Thơ mới từ 1932 - 1945
Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ (Trình bày xuất bản, 1967), trong
phần Văn học thế hệ 1932, Thanh Lãng đã trình bày những đặc tính chung của thế hệ 1932 và lịch sử phê bình Thơ mới; những cuộc bút chiến giữa thơ cũ và thơ mới, giữa nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh; riêng trong chương V, Thanh Lãng tập trung làm rõ các vấn đề của Thơ mới như khái niệm Thơ mới, thể cách Thơ mới, số câu trong bài thơ mới, số chữ trong câu, cách hiệp vần, về âm thanh, tiết điệu, đề mục và thi hứng
Trong Khuynh hướng thi ca tiền chiến (Sống Mới xuất bản, 1968), Nguyễn
Tấn Long và Phan Canh đã tập trung nghiên cứu, phân loại những khuynh hướng thi ca thế hệ 1932-1945
Việt Nam thi nhân tiền chiến, (Quyển Thượng, Trung, Hạ), (Sống Mới xuất
bản, 1968) của Nguyễn Tấn Long Trong công trình này, ông đã khảo sát 69 nhà Thơ mới (bao gồm các thành viên nhóm Xuân Thu Nhã tập) Từ những khảo sát công phu, với hơn hai ngàn trang sách, Nguyễn Tấn Long đã cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về phong trào Thơ mới Bên cạnh đó, Nguyễn Tấn Long đã vận dụng tổng hợp nhiều lý thuyết như phê bình giáo khoa, phê bình hiện sinh, phê bình phân tâm, lý thuyết tiếp nhận…để có thể đưa ra nhữn đánh giá xác đáng về các tập thơ và các nhà Thơ mới
Hàn Mặc Tử, (Khai Trí xuất bản, 1968) Thi sĩ tiền chiến của Hoàng Diệp
Trong công trình này, Hoàng Diệp phân chia cuộc đời thơ của của Hàn Mặc Tử
Trang 12thành ba giai đoạn Giai đoạn thứ nhất, tác giả tập trung làm nổi bật Lãng mạn tính
trong thi ca Hàn Mặc Tử, Lối sống theo hướng thực mộng giao hoan; giai đoạn hai
là phần Thi ca thần diệu Giai đoạn ba gồm hai phần Thi ca thần diệu và phần thi ca
trần tục Còn trong Chế Lan Viên Thi sĩ tiền chiến, (Khai Trí xuất bản, 1969),
Hoàng Diệp đã có những luận giải về sự hiện diện của Chế Lan Viên
Văn thi sĩ tiền chiến, (chứng dẫn của một thời đại), (Khai Trí xuất bản, 1969),
Nguyễn Vỹ đánh giá về một cuộc đời và thơ ca của các nhà Thơ mới như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Phạm Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Anh Thơ, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử…
Trong công trình Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại (1933 - 1963),
(Sáng xuất bản, 1969), Huy Trâm đã đánh giá Thơ mới theo các chủ đề như tình yêu và niềm khổ đau, thiên nhiên, thi ca với mùa màng thời tiết, trở lại thời xưa, buổi chiều trong thơ…
Thơ Việt Nam hiện đai, (Hồng Lĩnh xuất bản, 1969), Uyên Thao đã dụng
công nghiên cứu Thơ Việt Nam hiện đại từ 1900 - 1960 Công trình được tác giả
phân chia thành bốn phần chính Ở phần thứ nhất, tác giả “Đi tìm một định nghĩa” cho thơ và “Những yếu tính của thơ”; ở phần thứ hai, thứ ba tác giả lần lượt đề xuất
những tiêu chuẩn đưa vào thơ Việt hiện đại và Lượt định về thơ Việt hiện đại; ở phần thứ tư, chương số hai, Uyên Thao đã phân chia các nhà thơ theo những giòng thơ và nhóm thơ khác nhau như Giòng thơ cảm giác và Giòng thơ hiện thực; nhóm lãng mạn hay bộc lộ tình cảm thanh xuân; nhóm bộc lộ tình cảm hoài vọng dĩ vãng
Trong Mười khuôn mặt văn nghệ, (Tác giả xuất bản, 1970) Tạ Tỵ có ba nhà Thơ
mới được khảo sát, gồm Vũ Hoàng Chương tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc, Nguyễn Bính một thiên tài lỡ dở, Đinh Hùng với cơn mê trường dạ
Dư vang nghệ thuật (tiểu luận lí thuyết phê bình thi ca), (Nhà xuất bản
Hạnh, 1971), trong phần thứ nhì, Trần Nhựt Tân đã đánh giá về Thơ mới trong các nội dung Đi tìm hồn thơ, Vũ trụ thi ảnh, âm nhạc trong thơ, âm điệu và nhạc tính trong thơ
Văn chương và kinh nghiệm hư, (Hoàng Đông Phương xuất bản, 1968) và Đi tìm tác phẩm văn chương, (Đồng Tháp xuất bản, 1972) của Huỳnh Phan Anh
Trang 13Trong hai công trình này, Huỳnh Phan Anh đã đề xuất một cách để luận giải thơ ca
Hàn Mặc Tử: “Tại sao không nhìn nó như một kinh nghiệm trước hết của một con
người, một thực tại con người ngay trong thân phận” (Huỳnh Phan Anh, 1972, trang 319)
Đời Bích Khê, (Lửa thiêng, 1972) của Quách Tấn Trong công trình này, Bích
Khê được được đánh giá qua các phương diện những đoạn đời, những cuộc tình duyên, đời thơ, chút tình riêng
Vũ trụ thơ, (Giao điểm xuất bản, 1972) của Đặng Tiến Hai bài nghiên cứu
Thơ mới của Đặng Tiến là Đức tin trong thơ Hàn Mặc Tử và Thi giới thơ Đinh
Hùng Đặng Tiến nhận định thơ ca Hàn Mặc Tử có mối tương quan khăng khít
trong niềm tin Thiên chúa giáo: “kiến trúc toàn bộ của thơ Hàn Mặc Tử đều vang dội lời truyền giảng của Phúc Âm” (Đặng Tiến, Vũ trụ thơ, 1972, trang 84)
Tôi đọc thơ, (Phong trào Văn hoá xuất bản, 1973) của Phạm Việt Tuyền, các
nhà Thơ mới được nghiên cứu gồm Đinh Hùng, Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương
Văn học Việt Nam hai thế hệ dấn thân yêu đời, (Phong trào Văn hoá xuất bản, 1971) và Phê bình văn học thế hệ 1932, tập I, II, (Phong trào Văn hoá xuất bản, 1972, 1973) của Thanh Lãng Trong công trình này, Thanh Lãng tập trung làm
nổi bật các vấn đề về Thơ mới như đặc tính chung của thế hệ 1932, mười vụ án văn học thế hệ 1932 Trong mười vụ án được trình bày, có vụ án thứ sáu là Vụ án Thơ cũ - Thơ mới, gồm các bài phê bình khen, chê Thơ mới và vụ án thứ mười là Vụ án Hàn Mặc Tử; vụ án này tập trung vào vấn đề kiện tụng giữa Trần Thanh Mại và Quách Tấn liên quan đến tác quyền thơ Hàn Mặc Tử
Lược sử văn nghệ Việt Nam (nhà văn tiền chiến 1930 - 1945), (Vàng son xuất
bản, 1974), Thế Phong chia thành bảy phần tương đương bảy vấn đề khác nhau; riêng phần thứ tư, Thế Phong đánh giá về những nhà thơ tiền chiến điển hình như Vũ Hoàng Chương, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử
Ngoài những công trình nghiên cứu, tiếp nhận tiêu biểu mà chúng tôi trình bày còn có rất nhiều bài nghiên cứu về Thơ mới được đăng trên các báo, tạp chí ở
miền Nam trong giai đoạn 1954 - 1975 như: Văn, Văn nghiệm, Văn hoá Á châu,
Trang 14Văn hoá Nguyệt san, Bách Khoa, Đại học, Lành Mạnh, Trình bày, Sáng tạo, Thời tập, Khởi hành…
Sau năm 1975, Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy một số công trình tiêu
biểu nghiên cứu về phong trào Thơ mới như sau: Năm 2007, Mai Thị Liên Giang với đề tài Vấn đề chủ thể tiếp nhận qua lịch
sử tiếp nhận Thơ mới, trong chương 2 Chủ thể tiếp nhận từ lịch sử tiếp nhận Thơ
mới, ở mục 2.2: Vấn đề chủ thể tiếp nhận từ diễn trình tiếp nhận Thơ mới, tác giả
đã phân chia ra hai nhóm tiếp nhận Thơ mới theo Tầm đón đợi truyền thống và
Tầm đón đợi mới Trong phần 2.2.2 Thơ mới từ tầm đón đợi mới, tác giả đã có
những sô sánh, lí giải về sự khác nhau về Tầm đón đợi Thơ mới từ sau năm 1954
giữa hai miền Nam Bắc Nếu như từ sau năm 1954, bên cạnh những “bạn đọc” phủ nhận giá trị của Thơ mới, cho rằng Thơ mới là “tiêu cực” vẫn có những nhà nghiên cứu không bằng lòng với những cách hiểu lệch lạc về Thơ mới như Phạm Thế Ngũ với công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập III); Thanh Lãng qua
công trình Phê bình văn học thế hệ 1932; Uyên Thao với công trình Thơ Việt Nam
hiện đại (1969); Đặng Tiến với Vũ trụ thơ; Huỳnh Phan Anh với Đi tìm tác phẩm văn chương…
Trong chương 3, Mai Thị Liên Giang nêu ra Một số phương pháp tiếp nhận Thơ mới: Từ Phê bình Ấn tượng; Từ Xã hội học; Từ Thi pháp học Qua công trình này, tác giả khẳng đinh vai trò của chủ thể tiếp nhận trong việc thẩm định giá trị Thơ mới
Năm 2010, Nguyễn Thị Hồng Anh trong luận văn thạc sĩ với đề tài Vấn đề
tiếp nhận thơ Hàn Mặc Tử tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ
Chí Minh Luận văn này, chương 2: Giai đoạn 1945 - 1975 Thơ Hàn Mạc Tử trong đời sống phê bình 1945 - 1975; mục 2.2 Tiền đề tiếp nhận Hàn Mặc Tử ở miền Nam; mục 2.3 Các khuynh hướng tiếp cận thơ Hàn Mặc Tử, bao gồm khuynh hướng dùng các học thuyết Freud, Heidegger để giải thích thơ Hàn Mặc Tử, Tiếp cận từ góc độ tôn giáo, khuynh hướng tiếp cận thiên về đời tư
Năm 2013, trong công trình Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn,
(Thanh niên xuất bản, 2013), có các bài viết bàn về tiếp nhận Thơ mới và nhà
Trang 15Thơ mới trước 1975 của tác giả: Nguyễn Công Lý, Trần Hoài Anh, Nguyễn Thanh Tâm…
Nguyễn Thanh Tâm trong bài “Hàn Mặc Tử trong đời sống văn học miền Nam 1954 -1975” đã khảo sát tư liệu nghiên cứu Hàn Mặc Tử ở miền Nam giai đoạn 1954 -1975 Từ đó, tác giả tổng thuật lại theo các bình diện nghiên cứu nhà thơ Hàn Mặc Tử
Nguyễn Công Lý có bài viết nghiên cứu “Văn chương Tự lực văn đoàn và Thơ mới trong chương trình trung học môn văn ở miền nam trước 1975” Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến việc tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam trong sách giáo khoa trước năm 1975 Trong bài viết này, ông đã nhận định:
“Về Thơ Mới, nếu từ lớp 6 đến lớp 9, phần giảng văn có trích giảng các bài thơ của các tác giả trong phong trào Thơ Mới (Thanh Tịnh, Bàng Bá Lân, Nguyễn Nhược Pháp, Đoàn Văn Cừ, Xuân Diệu, Vũ Đình Liên, v.v ) thì đến lớp 11, ở bài văn thể về Thơ Mới, trên cơ sở nêu định nghĩa, lại lịch, nguồn gốc, thể cách, bài viết về văn thể này đã giới thiệu các tác giả đỉnh cao, tiêu biểu của phong trào Thơ Mới là: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử Bên cạnh sách giáo khoa còn nêu hệ thống các câu hỏi giáo khoa và các đề luận về Thơ Mới” (Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi & Đoàn Lê Giang, 2013, trang 476)
Qua bài khảo sát của Nguyễn Công Lý, chúng tôi có thêm cơ sở xác định vị trí của các tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới trong chương trình quốc văn tại miền Nam giai đoạn 1954 -1975 và đó cũng là căn cứ để người viết khoanh vùng dữ liệu, phạm vị nghiên cứu của đề tài này
Từ năm 2009 đến 2024, Trần Hoài Anh đã công bố nhiều bài nghiên cứu về các tác giả Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 và được in trong các công
trình như Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 - 1975, (Chuyên luận), (Nhà xuất bản hội nhà văn, 2009); Thơ quan niệm & cảm nhận, (Tiểu luận phê bình), (Thanh niên xuất bản, 2010); Đi tìm ẩn ngữ văn chương, (Tiểu luận phê bình), (Hội Nhà văn xuất bản, 2017); Đi tìm mỹ cảm văn chương, (Tiểu luận phê bình), (Hội Nhà văn xuất bản, 2020); Đi tìm thanh âm đồng vọng, (Tiểu luận phê
Trang 16bình), (Hội Nhà văn xuất bản, 2023); Lý luận phê bình văn học miền Nam 1954 -
1975, Tiếp nhận và ứng dụng, (Chuyên luận), (Hội Nhà văn xuất bản, 2023)…
Theo khảo sát của chúng tôi, Trần Hoài Anh có những bài viết về các tác giả Thơ mới như:
Thơ Huy Cận trong tiếp nhận của lý luận - phê bình văn học miền Nam
Tế Hanh trong di sản văn học miền Nam 1954 - 1975…
Năm 2022, trên tạp chí Văn học có đăng bài viết của Nguyễn Minh Thơm và Hoàng Thi Huế viết về “Hàn Mặc Tử và Bích Khê trong quan niệm của một số nhà
phê bình văn học ở miền Nam từ 1945 đến 1975”; trong bài viết này, trong giới
hạn của một bài báo nên chỉ mới nêu khái lược tiểu sử hai tác giả và nêu một vài dấu ấn Phật giáo, của Đạo, các cấp độ hình tượng thơ, ngôn ngữ thơ
Nhìn một cách tổng quan, các nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 thường xoay quanh một số bình diện như: tổng quan phong trào Thơ mới, tiếp nhận một tác giả, hay một số tác giả; một tác phẩm hay một số tác phẩm; nội dung tư tưởng hay hình thức nghệ thuật Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề nghiên cứu sự tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhìn từ những khuynh hướng phê bình vẫn còn những khoảng trống để tôi tiếp tục hướng nghiên cứu này Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố, in ấn, xuất bản Bên cạnh đó,
tác giả luận văn trong quá trình thực hiện đề tài Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam
giai đoạn 1954-1975 nhìn từ các khuynh hướng phê bình cũng đưa ra những kiến
giải, đánh giá về sự tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954-1975
Trang 173 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhìn từ các khuynh hướng phê bình Thơ mới được dùng với nội hàm là phong trào Thơ mới (1932-1945)
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Công trình này tập trung khảo sát trên các tài liệu tiếp nhận về Thơ mới của tất cả các nhà nghiên cứu, phê bình Thơ mới được công bố trên các tạp chí, sách, báo ở miền Nam Việt Nam giai đoạn từ 1954 - 1975, với những nhận định, ý kiến đánh giá, những xu hướng đánh giá ở những điểm nhìn khác nhau về Thơ mới trong bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể Các trích dẫn văn bản được sử dụng trong luận văn này, chúng tôi sẽ giữ nguyên “bản lai diện mục” với tinh thần đảm bảo tính lịch sử của nó
Quá trình tìm hiểu tư liệu để làm đề tài này, tôi nhận thấy dung lượng tư liệu khá lớn, với thời gian không nhiều tôi chỉ quan tâm, chú ý tới những ý kiến đánh giá, những luận điểm nổi bật, cơ bản nhất, chung nhất để làm sáng tỏ cho các luận điểm của công trình này Một điều nữa tôi cũng muốn nói rõ ở đây, đó là nghiên cứu về Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhìn từ các khuynh hướng phê bình là vấn đề của quá khứ nên không thể tiến hành công tác điều tra xã hội học mà chỉ có thể nghiên cứu các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí còn được bảo tồn đến ngày hôm nay
4 Mục đích, ý nghĩa và đóng góp của đề tài
Khái quát, tổng kết những ý kiến trong nghiên cứu, đánh giá Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975; hệ thống các khuynh hướng đánh giá Thơ mới; phân tích, lí giải, cắt nghĩa nguyên nhân của những đánh giá khác nhau xoay quanh phong trào Thơ mới
Nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 -1975, chúng tôi muốn tìm xem ở miền Nam giai đoạn này công chúng tiếp nhận Thơ mới như thế nào Và công trình nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định giá trị và
Trang 18sức sống của phong trào Thơ mới trong xu hướng mỹ cảm của công chúng độc giả miền Nam nói riêng và của cả nước nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở của Lý thuyết tiếp nhận, thực hiện đề tài “Tiếp nhận thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhìn từ các khuynh hướng phê bình”, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử - văn hoá: trong một bối cảnh văn hoá, xã hội phức tạp, có nhiều ý kiến trái chiều của giới nghiên cứu phê bình về các vấn đề văn học, sử dụng phương pháp này, giúp minh định các giá trị văn chương
Phương pháp thống kê - phân loại: sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thống kê các bài nghiên cứu, phê bình, tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam trong sách, tạp chí in ấn, xuất bản ở giai đoạn 1954 - 1975, trên cơ sở đó, chúng tôi phân loại theo khuynh hướng phê bình, phân loại theo thời gian bài viết được công bố v.v…
Phương pháp so sánh - đối chiếu: sử dụng phương pháp này, nhằm mục đích để thấy việc tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam về các nhà Thơ mới và các khuynh hướng phê bình có sự khác nhau
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trong tổng số 334 bài nghiên cứu tiếp nhận Thơ mới, chúng tôi tiến hành phân tích các bài tiếp nhận và trên cơ sở những phân tích đó tổng hợp lại theo các nhóm khuynh hướng phê bình
Bên cạnh đó, trong những trường hợp, hoàn cảnh cụ thể và với khả năng có thể, chúng tôi vận dụng thêm cách tiếp cận liên ngành để làm rõ từng luận điểm khoa học trong luận văn này
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Lý thuyết tiếp nhận và việc tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai
đoạn 1954 - 1975 Trong chương I, chúng tôi giới thiệu những vấn đề cơ bản của Lý thuyết tiếp nhận; bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, văn nghệ ở miền Nam; tình hình nghiên cứu, tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 tạo tiền đề, cơ sở lý luận để triển khai những nội dung cụ thể trong chương II, chương III
Trang 19Chương 2: Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhìn từ
các khuynh hướng phê bình giáo khoa, khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo và khuynh hướng phê bình Thi pháp Trong chương này, chúng tôi giới thuyết về các khuynh hướng phê bình và chỉ ra những biểu hiện chính của từng khuynh hướng phê bình trong việc tiếp nhận Thơ mới Riêng trong khuynh hướng phê bình chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo, chúng tôi phân chia thành hai khuynh hướng gồm khuynh hướng phê bình ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo và khuynh hướng phê bình Thiên chúa giáo
Chương 3: Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 nhìn từ
khuynh hướng phê bình hiện sinh, khuynh hướng phê bình phân tâm học và khuynh hướng phê bình chủ đề Trong chương này, chúng tôi giới thuyết về các khuynh hướng phê bình và chỉ ra những biểu hiện chính của từng khuynh hướng phê bình trong việc tiếp nhận Thơ mới
Phần phụ lục cuối luận văn gồm có 3 mục: phục lục 1 chúng tôi thống kê, phân loại các bài nghiên cứu về Thơ mới theo các đối tượng được nghiên cứu Phụ
lục 2, chúng tôi lập bảng danh sách các nhà Thơ mới trong hai công trình: Thi
nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân và Việt Nam thi nhân tiền chiến của
Nguyễn Tấn Long Phụ lục 3 là một số hình ảnh về sách nghiên cứu phê bình văn học, báo chí, sách giao khoa miền Nam
Trang 20CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN VÀ VIỆC TIẾP NHẬN THƠ
MỚI Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975
1.1 Khái lược về Lí thuyết tiếp nhận
Bước sang thế kỉ XX, thế giới với những biến động vô cùng to lớn trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… và trong địa hạt văn học, lí luận, phê bình văn chương cũng không phải là ngoại lệ Nếu như ở các giai đoạn trước, tư duy lí luận nhấn mạnh vào tính nhân quả, đề cao vai trò của tác giả, môi trường, văn bản tác phẩm, mối quan hệ giữa người đọc và tác phẩm chỉ được nhắc đến như một yêu cầu của quá trình sáng tác của nhà văn… thì thập niên 60, với sự ra đời của Lí thuyết tiếp nhận của trường phái Konstanz vấn đề nghiên cứu “người đọc” và “tiếp nhận” được xem là nhiệm vụ trung tâm của hoạt động nghiên cứu văn học Mỹ học tiếp nhận (Receptive Asthetics) còn được gọi Lí thuyết tiếp nhận (Reception theory) hay là phê bình hồi ứng độc giả (Reader response criticsm) Lý thuyết tiếp nhận là “một khuynh hướng phê bình và nghiên cứu văn học, xuất phát từ ý tưởng cho rằng, tác phẩm “nảy sinh”, “được thực hiện” chỉ trong quá trình “gặp gỡ”, tiếp xúc của văn bản văn học với độc giả, và đến lượt mình, nhờ “liên hệ ngược” độc giả lại tác động đến tác phẩm, do vậy độc giả quyết định tính chất lịch sử cụ thể của việc tiếp nhận và tồn tại của tác phẩm” (Ilin, I P., & Tzurganova, E A., 2003, trang 91)
Lí thuyết tiếp nhận ra đời vào những năm 1960 tại trường Đại học Konstanz thuộc Tây Đức; hai đại diện tiêu biểu của trường phái này là Hans Robert Jauss,
Wolfgang Iser Các công trình nổi bật H R Jauss là Lịch sử văn học như là sự
thách thức đối với khoa học văn học và Kinh nghiệm thẩm mỹ và thông diễn học văn học…và các công trình tiêu biểu của Wolfgang Iser là Kết cấu vẫy gọi và Hành động đọc… Các nhà Mỹ học tiếp nhận trường phái Konstanz đề xướng những cách
hiểu mới về văn bản - tác phẩm văn học, người đọc, văn học sử…
Trước khi Mỹ học tiếp nhận trường phái Konstanz ra đời, văn bản từng được xem là một tác phẩm nghệ thuật ngôn ngữ, hoặc một tác phẩm có địa vị cao nhất Mỹ học tiếp nhận phản đối quan điểm “thuyết văn bản trung tâm” của Phái phê
Trang 21bình mới và chủ nghĩa cấu trúc Các nhà Mỹ học tiếp nhận quan điểm rằng văn bản phụ thuộc vào sự giao thoa giữa các điểm nhìn trong lịch sử; còn ý nghĩa của của tác phẩm được kiến tạo trong sự tương tác qua lại giữa văn bản và tầm đón đợi của người đọc Văn bản không thể tách rời với lịch sử tiếp nhận của nó, văn bản được xem như là trung gian giữa hai tầm trước và sau khi người đọc tương tác với văn bản và ý nghĩa chỉ được kiến tạo nghĩa trong hành động đọc Không những thế, các nhà Lí thuyết tiếp nhận còn đưa ra lý thuyết người đọc trung tâm, họ xem độc giả là người kiến tạo nên ý nghĩa cho tác phẩm và làm nên lịch sử văn học Ngoài ra, trường phái Konstanz còn cho rằng lịch sử văn học không chỉ là lịch sử của tác và tác phẩm văn học, mà còn là lịch sử của người đọc
Ở Việt Nam, lí thuyết tiếp nhận cũng đã được giới thiệu từ rất sớm, ở miền
Nam, trong tác phẩm Lược khảo văn học tập III của Nguyễn Văn Trung đã đề cập tới lí thuyết này Còn ở miền Bắc, năm 1978, tạp chí Văn học đã đăng bài “Song đề của
Mỹ học tiếp nhận” của Manfred Naumann, được nhà nghiên cứu Huỳnh Vân dịch và giới thiệu tới bạn đọc Cho tới nay, lí thuyết tiếp nhận không còn xa lạ, nói khác đi, rất quen thuộc với giới nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam Có nhiều nhà nghiên cứu giới thiệu lí thuyết này đến với độc giả như Huỳnh Vân, Trương Đăng Dung, Đỗ Lai Thuý, Phương Lựu, Trần Đình Sử, Huỳnh Như Phương…Và rất nhiều các nhà nghiên cứu đã vận dụng lí thuyết này để nghiên cứu các đối tượng của văn học Việt Nam và thế giới Ví dụ như: tiếp nhận Truyện Kiều, tiếp nhận Đào Uyên Minh, tiếp nhận Kim Dung, tiếp nhận Edgar Allan Poe…
Một số khái niệm quan trọng trong lí thuyết tiếp nhận là: Người đọc, Chân
trời đón nhận, kinh nghiệm thẩm mĩ, khoảng cách thẩm mĩ, hành động đọc, văn bản là một kết cấu vẫy gọi…
1.1.1 “Người đọc” với hoạt động tiếp nhận
Mỹ học tiếp nhận hiện đại khẳng định vai trò của người đọc như là người “đồng sáng tạo” với nhà văn trong quá trình kiến tạo nghĩa, giá trị cho tác phẩm văn học Mỹ học tiếp nhận cho rằng, người sáng tác, sau khi “cắt rốn” cho “đứa con tinh thần” - cái nhà văn tạo ra nếu chưa thông qua hoạt động tiếp nhận thì chưa phải là một tác phẩm văn học, mà chỉ là một văn bản Điều đó, cho thấy sự thay đổi,
Trang 22chuyển dịch trung tâm từ tác giả, văn bản sang người đọc Chính vì lẽ đó, bản chất của việc nghiên cứu văn học là nghiên cứu mối tương quan giữa người đọc và văn bản tác phẩm Theo Goethe, triết gia người Đức, một tác phẩm nếu muốn được coi là một tác phẩm hoàn chỉnh thì: “những con chữ, những từ, những dòng, những trang của tác phẩm ấy phải chịu sự phản ứng qua những xúc động, tình thương và ý nghĩa của một chủ thể tiếp nhận” (Nguyễn Lai, 1990, trang 3) Nguyễn Văn Trung khi nhận đình về tác phẩm văn học hoàn chỉnh, đúng nghĩa phải thông qua hoạt động tiếp nhận, người đọc như là một thành tố không thể thiếu để cấu thành tác phẩm văn học, nếu không có người đọc văn bản mà nhà văn sáng tạo ra như là một
tập giấy với những con chữ vô nghĩa, bị lớp bụi thời gian phủ mờ: “Một tác phẩm
văn chương Nếu không có người cầm lấy và đọc, nó chỉ là trang giấy trắng có những dòng chữ đen vô hồn, trống rỗng, vô nghĩa Tác giả, tác phẩm, độc - giả là
một, hay nói cách khác là những yếu tố cấu - tạo vũ trụ văn - chương” (Nguyễn Văn Trung, 1963, trang 227) Hơn nữa, Nguyễn Văn Trung còn chỉ ra rằng: “Tác
giả chỉ là tác giả vì có độc giả và cho độc giả Do đó độc giả là một yếu tố cấu tạo của tác phẩm Gọi là yếu tố cấu tạo vì nếu không có độc giả thì không thể có tác phẩm được”(Nguyễn Văn Trung, 1963, trang 228) Ông nói thêm: “khi người đọc đi vào tác-phẩm, người đọc dựng lại vũ-trụ mà tác-giả đã xây-dựng và hoàn-thành bằng tưởng-tượng, trí-óc, tình-cảm từ những vết-tích là những chữ mà tác-giả đã vạch, ghi trên giấy như những dấu-hiệu” (Nguyễn Văn Trung, 1963, trang 228)
Bên cạnh đó, Nguyễn Văn Trung còn cho rằng, người đọc, họ không chỉ tiếp nhận tác phẩm một cách thụ động, mà họ còn có vai trò là “đồng sáng tạo” với tác giả:
“Hơn nữa, độc-giả không chỉ là dựng lại tác-phẩm như tác-giả đã làm, mà đôi khi
có thể còn vượt tác-giả bằng cách tô-điểm bồi bổ thêm cho tác-phẩm phong-phú mãi mãi” (Nguyễn Văn Trung, 1963, trang 228) Và hoạt động tiếp nhận văn học,
không phải là tiếp nhận thụ động của độc giả mà là một hoạt động sáng tạo Đặng
Tiến đã có những so sánh sinh động về việc tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật: “Yêu
một tác phẩm nghệ thuật, giống như yêu một người đàn bà ở điểm là mỗi lần yêu chúng ta khám phá ở người tình một trinh tiết mới Yêu một tác phẩm là sáng tạo một trinh tiết mới cho tác phẩm”(Đặng Tiến, 1972, trang 9)
Trang 23Người đọc là một nhân tố không thể thiếu của quá trình văn học, là một phạm trù quan trọng trong lí thuyết tiếp nhận Vì vậy khi nghiên cứu, vận dụng lí thuyết tiếp nhận, điều trước hết, những nhà nghiên cứu phải chú ý là phân loại
phạm trù độc giả Độc giả được chia thành hai loại: “Một là Độc giả thực tế, là
những người thực hiện hoạt động đọc, bao gồm người đọc bình thường và người
đọc chuyên nghiệp (như nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu); hai là Độc giả
trong quan niệm, đó là quan niệm về người đọc vừa phản ánh người đọc thực tế,
vừa thể hiện niềm ước mong của nhà văn Độc giả trong quan niệm lại có hai loại: người đọc dự định hướng tới và người đọc tiềm ẩn” (Trần Đình Sử, 2003, trang
155) Trong luận văn này, chúng tôi tập trung tới Độc giả thực tế, trong đó, tập
trung chủ yếu vào loại người đọc chuyên nghiệp, người đọc am hiểu như là nhà văn, nhà phê bình, nghiên cứu
1.1.2 Tầm đón đợi - khái niệm trung tâm của Mỹ học tiếp nhận
Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận Người đọc trong hoạt động tiếp nhận có tư cách như là chủ thể tiếp nhận của bất cứ loại tác phẩm văn học nào, người đọc
không phải là một tờ giấy trắng, tiếp nhận thụ động, mà họ đã có sẵn một tầm đón
đợi được hình thành trước Tầm đón đợi là một khái niệm trung tâm, quan trọng
bậc nhất trong hệ thống Lý thuyết tiếp nhận được H.R Jauss Thuật ngữ này, Jauss
mượn của Karl Mannheim trong cuốn Con người và xã hội trong thời xây dựng lại
Tác phẩm này được xuất bản trước Lý thuyết tiếp nhận của Hans Robert Jauss
mười năm Thuật ngữ “Tầm đón đợi” (Tiếng Đức: “Erwartungshorizont”, tiếng
Anh: horizon of expectations) thuật ngữ này được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch theo những tên gọi khác nhau, nhưng về cơ bản thì nội hàm gần tương đương
nhau Nguyễn Văn Dân và Trần Đình Sử dịch là “tầm đón nhận”; Trương Đăng Dung và Huỳnh Vân thì dịch là “tầm đón đợi”; còn Huỳnh Như Phương dịch là “chân trời chờ đợi” Mỗi người có lí lẽ riêng của mình khi dịch thuật ngữ trên của
H.R Jauss Ở đây, chúng tôi dùng cách dịch của Trương Đăng Dung, vì theo như
tác giả diễn giải cách dịch thuật ngữ trên là “tầm đón đợi” đề cao tính chủ động của
người tiếp nhận Còn Nguyễn Văn Dân đã dịch từ bản tiếng Pháp và diễn giải thuật ngữ trên theo quan niệm của H.R Jauss:
Trang 24“Tầm đón nhận” của công chúng là “là hệ quy chiếu có thể trình bày được
một cách khách quan mà đối với mỗi tác phẩm ở thời điểm lịch sử xuất hiện của nó, hệ quy chiếu được rút ra từ ba yếu tố cơ bản: kinh nghiệm có trước của công chúng về thể loại của tác phẩm; hình thức và hệ đề tài của tác phẩm trước nó mà nó yêu cầu phải tìm hiểu; và sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tế, giữa thế giới tưởng tượng và thực tế hàng ngày”(Nguyễn Văn Dân, 1999, trang 63-64)
Theo cách hiểu của Huỳnh Như Phương, “Chân trời chờ đợi” “như là những
hệ thống chuẩn mực và hệ quy chiếu của công chúng văn học vào một thời điểm lịch sử nhất định, xuất phát từ đó mà việc đọc, thẩm bình và đánh giá một tác phẩm được tiến hành” (Huỳnh Như Phương, 2014, trang 200)
Trên đây là một số cách hiểu, lí giải và dịch thuật ngữ Tầm đón đợi trong mỹ
học tiếp nhận được chúng tôi dẫn ra làm cơ sở cho nghiên cứu; tựu trung lại, chúng
tôi nhận thấy rằng cách hiểu về Tầm đón đợi: bao gồm các yếu tố đã được tích lũy
trước khi người đọc khi tiếp nhận một văn bản, là những hiểu biết đã có sẵn của
người đọc Tầm đón đợi được hình thành từ nhiều nhân tố như là thực tiễn sống,
nôi văn hoá, giáo dục, quan điểm chính trị, khuynh hướng tình cảm, hứng thú thẩm
mỹ, giới tính, lứa tuổi… những yếu tố đó góp phần hình thành nên Tầm đón đợi
Nhận thức được tầm quan trọng của Tầm đón đợi, nên trong quá trình vận
dụng lí thuyết tiếp nhận vào nghiên cứu về sự tiếp nhận Thơ mới, người viết tập
trung, chú ý vào việc phục dựng lại Tầm đón đợi của giới nghiên cứu phê bình ở
miền Nam giai đoạn 1954-1975, thông qua việc khảo sát các bài viết các công trình nghiên cứu về Thơ mới giai đoạn này Để từ đó, có những đánh giá, khách quan,
chân thực về Tầm đón đợi của độc giả miền Nam trước 1975 đối với phong trào Thơ mới Theo đúng tinh thần Hans Robert Jauss đã chia sẻ trong Lịch sử văn học
như là sự thách thức đối với khoa học văn học: “Sự phục dựng lại tầm đón đợi, mà
trước cái tầm đó một tác phẩm trong quá khứ được sáng tác và được tiếp nhận, mặt khác còn tạo điều kiện nêu ra những câu hỏi mà tác phẩm đã trả lời, và như vậy rút ra kết luận là người đọc trước đây có thể đã nhìn nhận và hiểu tác phẩm như thế nào” (Huỳnh Vân, 2023, trang 277)
Trang 251.1.3 “Độc giả am hiểu” trong hoạt động phê bình văn học
Độc giả am hiểu được dùng với hàm nghĩa là những người đọc am tường, có hiểu biết và chuyên môn về địa hạt nghiên cứu văn học Chính vì sự am hiểu, có chuyên môn, chuyên nghiệp trong việc nghiên cứu văn học sẽ khiến cho những đánh giá, thẩm định, phê bình của họ về các vấn đề văn học có mức độ tin cậy, có sức thuyết phục cao Với Đỗ Lai Thuý thì khi đề cập đến kiểu loại người đọc có
chuyên môn trong bài viết Khi người đọc xuất hiện, ông đã dùng khái niệm Siêu
người đọc Chúng tôi cho rằng dùng Độc giả am hiểu có lẽ là cách hiểu trung tính
hơn cả Việc chúng tôi lựa chọn, “Độc giả am hiểu” trong nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam vì đây là lực lượng nghiên cứu được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu văn chương, nên những bài nghiên cứu của họ sẽ có chất lượng và độ tin cậy cao Thêm vào đó, hoạt động nghiên cứu tiếp nhận Thơ
mới giai đoạn 1954-1975 là nghiên cứu Tầm đón nhận trong quá khứ, nên các loại
độc giả khác sẽ không có nhiều cơ sở, căn cứ để tiến hành khảo sát nghiên cứu Còn đối với loại “Độc giả am hiểu” thì sự tiếp nhận của họ được lưu lại qua việc in ấn, xuất bản qua sách, báo, tạp chí Theo Trần Thái Học điểm mấu chốt để phần biệt giữa người đọc phê bình và các kiểu đọc khác chính là ở phương pháp đọc
“Nhà phê bình là người đọc chuyên nghiệp có trình độ văn hoá và học vấn sâu
rộng, có năng lực tư duy khoa học và khả năng cảm thụ sâu sắc” Hơn thế nữa,
“đọc phê bình không chỉ để thưởng thức mà còn để đối thoại và tích cực phản biện”
(Trần Thái Học, 2014) Bàn về hoạt động phê bình văn học Roland Barthes đã bày
tỏ quan điểm:
“Nhiệm vụ của phê bình chỉ là, như một người thợ mộc lành nghề gắn khít hai bộ phận của một đồ gỗ tinh xảo một cách “có trí tuệ”, gắn ngôn ngữ của thời đại cung cấp cho phê bình (chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Marx, phân tâm học) vào ngôn ngữ, có nghĩa là vào hệ thống hình thức của những quy tắc logic được tác giả tạo nên theo chuẩn mực của thời đại anh ta […] Sự thể nghiệm của hoạt động phê bình, nếu có, sẽ phụ thuộc vào khả năng dùng ngôn ngữ phê bình để bao trùm lên tác phẩm được nghiên cứu bằng cách đạt
Trang 26hiệu quả nhất, chứ không phải vào khả năng phát hiện ra tác phẩm ấy” (Lộc Phương Thuỷ, 2007)
Dương Quảng Hàm, trong Việt nam văn học sử yếu có quan điểm cho rằng
phê bình cũng là một thể loại văn học: Thể văn phê bình là một thể văn ta mượn của Pháp văn Không phải xưa kia các cụ không hề phê bình, nhưng các lời phán đoán khen chê của các cụ chỉ xen vào trong một bài văn hoặc một cuốn sách chứa chưa hề biệt lập thanh một văn thể riêng Mãi đến gần đây, các văn gia mới phỏng theo thể phê bình của người Pháp mà viết tác phẩm thuộc thể ấy (Dương Quảng
Hàm, 1968, trang 421) Trong Lược sử văn nghệ Việt Nam, Thế Phong đã đưa ra
nguyên tắc phê bình văn học cần được đặt trong thời điểm lịch sử cụ thể, bối cảnh xã hội, sự bình giá phải được dựa trên những nguyên tắc, phương pháp mà nhà phê
bình vận dụng vào trong nghiên cứu: “…người phê bình phải mở rộng khuynh
hướng để nhìn Và đánh giá một tác giả chỉ nên nhìn xem tác phẩm, tác giả ấy trong khuynh hướng ấy, đạt mục đích nghệ thuật cao hay chưa?” (Thế Phong,
1974, trang 34) Độc giả am hiểu bao gồm các nhà nghiên cứu, phê bình văn học chuyên nghiệp như Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng, Huỳnh Phan Anh, Thế Phong, Lê Huy Oanh…Bên cạnh đó, là những giáo sư văn chương đang giảng dạy trong các trường học và đội ngũ nhà văn, nhà thơ, nhà báo…
1.2 Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ở miền Nam 1.2.1 Về lịch sử, xã hội
Từ khi Hiệp định Giơ-ne-vơ (Genève) về vấn đề Đông Dương được kí kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến quân sự tạm thời, và dự kiến cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức vào hai năm sau đó Tuy nhiên, Mỹ đã can thiệp để điều đó không xảy ra vì Mỹ biết rằng, chính phủ Hồ Chí Minh sẽ dành chiến thắng nếu cuộc bầu cử diễn ra Sau hiệp định, nếu như miền Bắc Việt Nam tiếp tục trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, xã hội và tiếp tục lí tưởng thống nhất đất nước, thì ở miền Nam, nhân dân vẫn phải sống trong bon đạn, khói lửa của chiến tranh Mỹ thay thế Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, làm
Trang 27căn cứ quân sự vững chắc để tấn công miền Bắc và bành trướng cả khu vực Đông Nam Á Để thực hiện được âm mưu xâm lược Việt Nam, Mỹ đã dựng lên chính thể Việt Nam Cộng Hoà, người đứng đầu là Ngô Đình Diệm Mỹ không ngừng viện trợ về tài chính, khí tài quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng Hoà, nhằm xây dựng một hệ thống chính quyền hoàn chỉnh từ trung ương tới địa phương Chính quyền Ngô Đình Diệm với chiêu bài tự do dân chủ, tuy nhiên, vẫn không giải quyết được những mâu thuẫn sâu sắc đang diễn ra trong lòng xã hội miền Nam Tình hình chính trị ở miền Nam luôn trong tình trạng bất ổn Các cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm nổ ra khắp mọi nơi, từ các vùng nông thôn cho tới thành thị Trước làn sóng đấu tranh đang nổ ra mạnh mẽ của nhân dân miền Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm đã thi hành những chính sách độc tài nhằm để đàn áp các cuộc nổi dậy và để cũng cố quyền lực Và một trong những chính sách dã man, tàn bạo nhất là đạo luật 10/59 “tố cộng diệt cộng” - quy định
việc "trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh Quốc gia, sự xâm phạm sanh
mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập toà án quân sự đặc biệt" Sau khi đạo
luật này được ban hành, chính quyền Ngô Đình Diệm mở chiến dịch “tố cộng” và “diệt cộng” càn quét trên toàn miền Nam mà trọng tâm là các vùng tự do và các khu kháng chiến cũ nhằm để dập tắt các cuộc đấu tranh của nhân dân ta Tuy nhiên, những chiến dịch càn quét, giết chóc, bắt bớ của chính quyền Ngô Đình Diệm, lại thổi bùng hơn ngọn lửa căm hờn càng nung nấu, rèn đúc ý chí đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn của nhân dân ta Hơn thế nữa, trong lòng nội bộ chính thể Sài Gòn đã tồn tại những mâu thuẫn, những rạn nứt ngấm ngầm, âm ỉ từ lâu chực chờ bùng cháy Chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng ba, bốn năm Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền; tình hình chính trị ở miền Nam càng trở nên rối ren, phức tạp hơn; âm mưu đảo chính từ các phe phái chính trị đối lập, nổ ra liên tiếp Và đỉnh điểm cuộc đảo chính nổ ra ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ chế độ độc tài, gia đình trị họ Ngô, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà
Sau khi nền Đệ nhất Cộng hoà bị lật đổ, tình hình chính trị xã hội miền Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng bao phủ khắp miền Nam Đây là giai đoạn, các cuộc đảo chính, tranh giành quyền lực, quyền lợi giữa các phe cánh, đảng
Trang 28phái chính trị xảy ra liên tiếp Chính sự can thiệp, chi phối của Mỹ đã khiến cho tình hình chiến tranh ở miền Nam: “trở nên khốc liệt hơn theo năm tháng Con số lính Mỹ tăng dần theo một nhịp ồ ạt Đài phát thanh hằng ngày phát đi những lệnh tổng động viên tập thể Người chết mỗi lúc một nhiều” (Thế Uyên, 1970, trang 24) Không chỉ ồ ạt đổ quân vào miền Nam Việt Nam, Mỹ còn đưa vào: “tiền Mỹ, lối sống Mỹ, văn hoá Mỹ” (Võ Phiến, 1986, trang 205) Điều này, đã khiến cho tình hình chính trị, xã hội miền Nam biến đổi sâu sắc, xáo trộn, phức tạp; sự mâu thuẫn, xung đột giữa văn hoá truyền thống dân tộc với văn hoá ngoại lai ngày càng trở nên gay gắt Nhận định của Võ Phiến, giúp chúng ta thấy rõ hơn bối cảnh miền Nam trong thời gian này: “Giai đoạn 1963-1975, tương ứng với tình hình chính trị hỗn loạn, xã hội sa đoạ, kinh tế suy sụp, an ninh bất ổn, với một tinh thần dân chúng dần dần trở nên thất vọng, chán nản và hoang mang” (Võ Phiến, 1986)
Thêm vào đó, tình hình chiến sự tại miền Nam đang diễn ra ngày càng căng thẳng và ác liệt hơn Miền Nam lúc này như một trại lính khổng lồ Các phong trào đấu tranh chống Mỹ và chính quyền nổ ra liên tiếp trong sự kháng cự, đàn áp tàn bạo của kẻ thù Trong bầu khí quyển ngột ngạt của khói lửa chiến tranh, người dân miền Nam luôn phải sống với tâm trạng hoang mang, lo âu tột cùng Tạ Tỵ trong “Mười khuôn mặt văn nghệ” đã có nhận định xác đáng, sâu sắc về những vấn đề nội tại xã hội miền Nam: “giữa cơn phá sản tinh thần, chẳng những do chiến tranh, còn do sự ngờ vực đày đoạ lẫn nhau, trong một thế giới đang đi dần vào tuyệt vọng” (Tạ Tỵ, 1970) Có lẽ chính vì những điều đó, đã khiến cho xã hội miền Nam trở nên khủng hoảng trầm trọng, triền miên; tình hình chính trị xã hội trở nên phức tạp và bất ổn
1.2.2 Về văn hóa, văn nghệ
Bối cảnh văn hoá, văn nghệ miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, chiến tranh ác liệt, tình hình chính trị, xã hội “hỗn loạn”, biến động, phức tạp vô cùng Hàn Song Thanh trong “Con đường văn nghệ” đã cho rằng: “có lẽ chưa lúc nào bằng lúc này, một số đông những cây viết trẻ đang tối tăm mặt mũi bởi những khuynh hướng văn nghệ không đồng nhất chi phối thẳng vào tâm tư, làm cho đường hướng sáng tác trở nên hỗn
Trang 29loạn” (Hàn Song Thanh, 14/12/1975, trang 7) Hàn Song Thanh (1975) cho rằng căn nguyên của sự hỗn loạn đang diễn ra trong lòng xã hội miền Nam Việt Nam là do: “ảnh hưởng tất nhiên của một xã hội hỗn độn bị ảnh hưởng của gần ba mươi năm chiến tranh Sự hỗn độn phát nguồn từ sự du nhập những tư tưởng ngoại lai xa rời dân tộc tính tiếp sức cho một thế lực phi nhân và hung bạo sẵn sàng đè bẹp bất cứ sự vươn lên nào của tư tưởng dân tộc hoặc luận điệu của con người bi quan, yếm thế, mất hết khả năng suy luận trước sự đổ vỡ của cuộc đời”(tr.7)
Mặc dù, xã hội miền Nam giai đoạn 1954 -1975 đầy biến động, phức tạp, thế nhưng, đời sống văn hoá, văn nghệ ở miền Nam vẫn tạo nên được diện mạo riêng và có những thành tựu đáng kể Tuy chỉ tồn tại khoảng hai mươi năm, nhưng bức tranh đời sống văn hoá văn nghệ miền Nam hiện lên sinh động, đa dạng, đặc sắc ở nhiều phương diện, đan xen, hoà lẫn giữa những khuynh hướng tư tưởng, triết lý
Đông Tây Trần Hoài Anh trong Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam
1954-1975 đã nhận định rằng: “xã hội đô thị miền Nam từ 1954 - 1975 là một xã hội trộn lẫn nhiều nền văn hoá, trong đó chủ yếu là văn hoá phương Tây và văn hoá Mỹ” (Trần Hoài Anh, 2009)
Ở miền Nam Việt Nam giai đoạn này, cùng tồn tại nhiều xu hướng văn học đối lập nhau như văn học yêu nước cách mạng, văn học vùng địch tạm chiếm nô dịch, đồi truỵ…; nhiều luồng văn hoá tư tưởng Đông Tây cùng “quy tụ” như văn hoá Trung Hoa vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng trong tâm thức người sống ở miền Nam, văn hoá phương Tây, đặc biệt là văn hoá Mỹ đang xâm nhập vào trong đời sống xã hội…Cao Huy Khanh khi ghi nhận "15 năm Văn xuôi miền Nam 1955 - 1969” đã nhìn thấy được mặt bất ổn, mặt trái của những xung đột văn hoá, tư tưởng trong xã hội miền Nam: “nhiều khuynh hướng thật sự chống đối nhau, nhiều trường phái tách biệt nhau, những hiện tượng li khai và đề kháng, những lý thuyết và chủ trương văn nghệ phủ nhận lẫn nhau” (Cao Huy Khanh, 1970, trang 8) Đồng quan điểm trên, Võ Phiến cho rằng: “trên sách báo cũng như trong dư luận quần chúng sự phê bình chỉ trích nhà cầm quyền được bày tỏ công khai Các tôn giáo, tư tưởng triết học, các khuynh hướng văn nghệ tha hồ phát triển, cạnh tranh nhau, có lúc va chạm nhau, xung đột nhau” (Võ Phiến , 1986, trang 122)
Trang 30Tuy nhiên, xét ở một khía cạnh tích cực, sự cởi mở trong chính sách của chính quyền Sài Gòn về văn hoá tư tưởng, ít nhiều đã giúp cho đời sống văn hoá, văn nghệ miền Nam Việt Nam tiếp cận được với những nền văn hoá tiến tiến của văn chương thế giới, và làm phong phú, đa dạng hơn cho văn học miền Nam
Trong Đàm Thoại, Võ Phiến đã nhận định rằng: “Trước và sau thời 54 -75 ở niềm
Nam, không thấy ở nơi nào khác trên nước ta văn học được phát triển trong tinh thần tự do, cởi mở như vậy… Sau tính cởi mở tự do, chúng ta có thể chú ý đến một đóng góp nữa Tôi muốn nói về hiện tượng suy tưởng triết lý ở Miền Nam” (Võ Phiến, 2003, trang 189) Còn Võ Văn Nhơn thì cho rằng: “với việc ứng dụng các lý thuyết văn học của phương Tây vào việc tìm hiểu các hiện tượng văn học, sinh hoạt văn học đô thị miền Nam nhờ đó đã có một sức sống mới, phong phú, đa dạng hơn” (Võ Văn Nhơn, 2016, trang 26)
Với chính sách văn hoá “cởi mở” đó, ở giai đoạn này, tạo động lực cho văn hoá, văn nghệ phát triển nhanh Hoạt động in ấn xuất bản, cùng các ấn phẩm văn hoá tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng Theo Võ Phiến: “Riêng ở đô thành Sài Gòn đã có cả nghìn nhà in, 150 nhà xuất bản Những nhà xuất bản như Sống Mới, Khai Trí, Trường Thi, Nguyễn Đình Vượng, Trí Đăng… những nhà phát hành như Thống Nhất, Nam Cường, Đồng Nai, Á Châu v.v…, mức hoạt động của họ chắc các đồng nghiệp thời tiền chiến không thể nào sánh nổi” (Võ Phiến, 1986, trang 105) Do đó, những ấn phẩm văn hoá, trong nước và nước ngoài cũng được in ấn, xuất bản với số lượng lớn Giúp cho độc giả miền Nam, dễ dàng tiếp cận được với những tri thức mới của Việt Nam và thế giới Võ Phiến đã nhận định về tình hình in ấn, xuất bản như sau: “nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê ra đời năm 1954 in đến hàng trăm nhan đề, nhà Bến Nghé thì ít hơn Sau đó nhà Thơ Mới do Võ Phiến chủ trương bắt đầu hoạt động từ năm 1962 đã xuất bản trên 50 nhan đề, nhà Sáng Tạo của Doãn Quốc Sỹ ra đời năm 1963, nhà Lá Bối của Nhất Hạnh ra đời từ tháng 10 năm 1964 đã ấn hành chừng 120 nhan đề, nhà An Tiêm tách từ Lá Bối ra năm 1965 cũng in chừng 80 nhan đề, rồi nhà xuất bản Huệ Minh của Hồ Hữu Tường, nhà Phù Sa của Sơn Nam và Ngọc Linh, nhà Giao Điểm của Trần Phong Giao…” (Võ Phiến, 1986, trang 108-109) Một số lượng lớn những ấn phẩm văn hoá nước
Trang 31ngoài được dịch thuật, xuất bản ở miền Nam Trên tạp chí Bách khoa số xuân Giáp
Dần, Đào Trường Phúc đã thống kê: “Cuối năm 1972, ngồi kết toán, những nhà phát hành đã ước lượng rằng tỷ lệ sách dịch thuật của 1972 tăng lên khoảng từ 60% đến 65% tổng sản lượng ấn loát phẩm tung ra thị trường chữ nghĩa Sang tới năm 1973, tỷ lệ nói trên còn vọt cao hơn nữa, đạt đến mức xấp xỉ 80%” (Đào Trường Phúc, 1974, trang 33) Ngay cả các sách báo ngoại văn cũng được bán với số lượng lớn trong các hiệu sách: “trong các hiệu sách phần sách báo ngoại ngữ quan trọng hơn là phần Việt ngữ Hiệu sách Khai Trí lúc bấy giờ thường bán 70% sách ngoại văn (trong số ấy 50% là Pháp văn), so với 30% là sách Việt ngữ” (Võ Phiến, 1986, trang 105)
Có thể thấy rằng, đặc điểm nổi bật nhất của bối cảnh văn hoá văn nghệ miền Nam từ 1954 - 1975 phong phú, đa dạng, phức tạp Tuy nhiên, văn học miền Nam vẫn đạt được thành tựu nhất định và góp phần làm sinh động, phong phú cho văn học Việt Nam Trần Hoài Anh (2023) đã khẳng đinh rằng: “văn học miền Nam là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc, là một di sản văn chương cần phải được bảo tồn và gìn giữ trong đời sống văn học không chỉ hôm nay và cho cả mai sau, xét trên bình diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật”
1.3 Tình hình tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam 1.3.1 Phong trào Thơ mới
Khái niệm Thơ mới được sử dụng với nội hàm là phong trào Thơ mới (1932-1945) Dưới đây là một số cách định nghĩa về Thơ mới:
Trong Giảng luận Việt Văn của Trịnh Văn Thạnh (Siêng học xuất bản,
1960), phần nói về Thể thơ mới, ông đã nêu lên những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của phong trào Thơ mới: “Đầu thế kỷ 20, trong xã hội Việt Nam có nhiều sự đổi mới trên mọi địa hạt, tư tưởng, phong tục, văn hoá Trong văn chương Việt Nam cũng có một sự cải cách đặt biệt, nhất là về thi ca… nguồn thi hứng cũng theo cái đà ấy biến đổi theo trào - lưu tư - tưởng mới” (Trịnh Văn Thạnh, 1960, trang 903) Ông tiếp tục giới thiệu lai lịch của Thơ mới, ông cho rằng Thơ mới bắt đầu từ năm 1914, với bài “Con ve và con kiến” của Nguyễn Văn Vĩnh được giới thiệu trên
tạp chí Đông Dương Bài thơ này, Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ thơ của nhà thơ La
Trang 32Fontaine, với lối dịch phá vỡ những quy cách, thể thơ quen thuộc với công chúng thời điểm đó Bài thơ:
“Ve sầu kêu ve ve, Suốt mùa hè Đến kỳ gió bấc thổi, Nguồn cơn thật bối rối”
Tiếp theo đó, năm 1919 xuất hiện tập “Dây đàn đau đớn” của Nam Thảo cũng viết
theo lối mới và trên Nam Phong số 23 tháng 5 năm 1919, phái cựu học đã có những lời mỉa mai đối với nhà tân - học Nam Thảo Họ cho rằng loại thơ mà mọi người gọi là thơ mới thực chất chỉ là lối thơ “Trường Đoản cú” của thi pháp cổ điển Và theo như Trịnh Văn Thạnh, cho tới khi bài Tình Già của Phan Khôi được giới thiệu tới công chúng trên Phụ nữ tân văn năm 1932, thì từ đó Thơ mới bắt đầu thịnh hành và phát triển mạnh mẽ, gặt hái được những thành tựu
Thơ mới là gì? Theo Đỗ Văn Tú: “Thơ mới là lối thơ chỉ có vần và nhịp điệu chư không có hạn định về số câu, số chữ và niêm luật như thơ cũ; Thơ mới áp dụng những thể cách rộng rãi của thơ Pháp; các yếu tố của thể cách như số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần, điệu thơ” (Đỗ Văn Tú, 1970, trang 30)
Từ việc khảo sát Thơ mới được giới thiệu nghiên cứu trong nhà trường qua sách giáo khoa ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, chúng tôi nhận thấy hầu hết các tác giả viết sách giáo khoa chỉ giới thiệu một cách khái quát, sơ lược và trích dẫn một số bài thơ mới của một số tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới Vì đối tượng tiếp nhận là học sinh ở trong nhà trường phổ thông, các lớp tú tài I, II nên ở chừng mực nào đó, các tác giả viết sách giáo khoa chỉ giúp học sinh trả lời được những nét cơ bản về thơ mới, như là Thơ mới là gì? Nguồn gốc, lai lịch của Thơ mới, Thể cách, vần nhịp, số tiếng, của Thơ mới… Bên cạnh đó, có một vài tác giả đã dụng công phân tích một số bài tiêu biểu của Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng… những đoạn tiêu biểu chúng tôi đã trích ở các phần trong luận văn theo các khuynh hướng nghiên cứu cụ thể
Để có căn cứ xác định đâu là tác giả Thơ mới cần khảo sát trong sự tiếp nhận ở miền Nam, chúng tôi dựa vào các công trình nghiên cứu về Thơ mới sau đây:
Trang 33Tác phẩm Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân đã lựa chọn 46
gương mặt tiêu biểu trong phong trào Thơ mới, nếu tính cả thi sĩ Tản Đà được đặt ở trang đầu tiên thì tổng cộng là 47 gương mặt (Hoài Thanh & Hoài Chân, 1942)
Cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến, gồm 3 quyển: thượng, trung, hạ của các
tác giả Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng đứng tên chung quyển 1 và Nguyễn Tấn Long đứng tên riêng quyển 2, quyển 3 Tổng số nhà Thơ mới (mà miền Nam gọi là thi nhân tiền chiến, tức là những nhà thơ xuất hiện trước thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trước 1954) được tuyển chọn đưa vào trong 3 quyển này là: quyển thượng gồm 18 tác giả; quyển trung gồm 20 tác giả; quyển hạ gồm 31 tác giả Danh sách các tác giả được tuyển chọn đưa vào ba cuốn này có sự xuất hiện thêm 22 gương mặt mới và 5 thành viên của nhóm Xuân thu nhã tập (Gồm Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Khoát)
Ngoài ra, chúng tôi cũng thống kê thêm một cuốn tuyển tập các nhà thơ mới
đó là cuốn Thơ mới (1932-1945) - Tác giả và tác phẩm, do nhà xuất bản Hội Nhà
văn ấn hành năm 2001 của Lại Nguyên Ân Trong cuốn này, có 81 gương mặt thơ
mới, so với cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì có thêm 34
gương mặt thơ mới
Tất cả các tác giả được tuyển chọn đưa vào trong các cuốn trên, chúng tôi đã thống kê trong phần phụ lục Qua phần thống kê, người viết nhận thấy giữa các cuốn sách biên khảo về Thơ mới nêu trên có sự khác nhau về các nhà thơ được liệt kê Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chỉ lựa chọn những tác giả, tác phẩm được các nhà nghiên cứu, phê bình ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 tiếp nhận có tỉ lệ công trình nghiên cứu chiếm số lượng nổi bật Tiếp nhận Thơ mới (1932-1945) được dùng với hàm nghĩa là tiếp nhận phong trào Thơ mới, tiếp nhận các nhà thơ mới và tiếp nhận các tác phẩm thơ mới
Phong trào Thơ mới 1932-1945 trong sự tiếp nhận của độc giả ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 còn được gọi là Thơ ca tiền chiến Chính vì vậy, khái niệm trên sẽ được chúng tôi sử dụng linh hoạt trong đề tài này
Trang 341.3.2 Tiếp nhận Thơ mới qua việc nghiên cứu, phê bình, giáo dục và sinh hoạt học thuật ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975
Nhìn trên bình diện thời gian, văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975, chỉ vỏn vẹn hai mươi năm, nhưng đời sống văn học ở miền Nam - nhất là ở đô thị Sài Gòn rất sôi nổi, phong phú, đa dạng Đội ngũ sáng tác ở miền Nam giai đoạn này rất đông đảo, số lượng tác phẩm văn học phát triển mạnh và có những xu hướng văn chương đầy “sáng tạo”; họ luôn tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ để “cách tân” nền văn học Trong bầu khí quyển hoạt động văn nghệ sôi nổi thì độc giả tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam cũng rất đa dạng Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, cũng như bị hạn chế về không gian và thời gian nên người viết luận văn chỉ tập trung vào các bài viết, bài nghiên cứu của bộ phận “độc giả am hiểu” hay là “độc giả tinh hoa” Theo khảo sát của người viết thì có những nhóm người đọc sau đây, chúng tôi tạm phân loại có tính chất tương đối:
Nhóm độc giả tiếp nhận Thơ mới là các soạn giả viết sách giáo khoa: Phạm Văn Diêu, Nguyễn Duy Diễn, Thẩm Thệ Hà, Lê Kim Ngân, Võ Thu Tịnh, Nguyễn Tường Minh, Phạm Thế Ngũ, Đỗ Văn Tú, Trần Bằng Phong, Duyên Hạc Lê Thái Ất, Cao Văn Thái, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Lượng, Trần Trọng San, Đàm Xuân Thiều, Nguyễn Xuân Hiếu, Trần Mộng Chu, Cao Thiên Thụ… các tác giả này viết các bài nghiên cứu, phê bình Thơ mới nhằm mục đích phục vụ cho đối tượng học sinh trong nhà trường, theo yêu cầu của chương trình giáo dục lúc bấy giờ Về hình thức trình bày, nhìn chung, đều đi từ việc giới thiệu khái lược tiểu sử các tác giả Thơ mới được tuyển chọn đưa vào sách giáo khoa rồi mới trích dẫn và bình giảng các tác phẩm Thơ mới tiêu biểu Nhóm độc giả tiếp nhận Thơ mới là các nhà văn, nhà thơ, nhà báo: Thế Uyên, Quách Tấn, Bàng Bá Lân… Nhóm độc giả tiếp nhận Thơ mới là những nhà lí luận, phê bình chuyên nghiệp: Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ, Thế Phong, Huỳnh Phan Anh, Lê Huy Oanh…
Số lượng các công trình nghiên cứu công phu về Thơ mới được in ấn, giới
thiệu như: Một thời lãng mạn trong thi ca Việt Nam (1958) của Hà Như Chi;
Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam 1932-1962 (1962) của Minh Huy; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965), gồm 3 tập của Phạm Thế Ngũ; Thi ca
Trang 35Việt Nam hiện đại (1967) của Trần Tuấn Kiệt; Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967), (quyển thượng, quyển hạ) và Phê bình văn học thế hệ 1932 (1972), (cuốn 1, 2) của Thanh Lãng; Thơ ca Việt Nam hiện đại 1900-1960 (1969) của Uyên Thao; Việt Nam thi nhân tiền chiến (1968), (quyển thượng) của Nguyễn Tấn Long và
Nguyễn Hữu Trọng; Việt Nam thi nhân tiền chiến (1968), (quyển hạ) của Nguyễn Tấn Long; Những hàng châu ngọc trong thi ca hiện đại 1933-1963 (1969) của Huy Trâm; Đi vào cõi thơ (1969) của Bùi Giáng; Mười khuôn mặt văn nghệ (1970) của Tạ Tỵ; Văn thi sĩ tiền chiến - dẫn chứng của một thời (1970) của Nguyễn Vỹ; Dư
vang nghệ thuật(Tiểu luận lý thuyết phê bình thơ ca) (1971) Huy Cận và những bước vong thân (1971), (Khảo luận, phê bình văn học) của Sông Thai; Việt Nam thi nhân tiền chiến (1972), (quyển trung) của Nguyễn Tấn Long; Vũ Trụ Thơ (1972)
của Đặng Tiến; và Một phương pháp phân tách chủ đề văn chương (1974) của Trần
Nhựt Tân… Bên cạnh đó, các bài viết, bài nghiên cứu về Thơ mới xuất hiện dày
đặc trên mặt báo, tạp chí ở giai đoạn này như: Văn, Bách Khoa, Văn hoá nguyệt
san, Phổ thông, Rạng đông, Lành Mạnh, Văn nghệ, Thời nay, Đại học…
Không chỉ dừng lại ở đó, các tác phẩm và một số nhà Thơ mới được chọn lọc giới thiệu đưa vào trong chương trình quốc văn, trong sách giáo khoa và được
đề cập đến trong những sinh hoạt học thuật: Nghị luận văn chương (Phương pháp
mới, hướng dẫn học sinh thanh niên nghiên cứu văn học, phẩm bình văn chương)
của Phạm Việt Tuyền (Thế giới xuất bản, 1956); Giảng luận Việt văn của Trịnh
Văn Thạnh (Siêng học xuất bản, 1960); Việt Nam văn học giản dị, tự học quốc văn luyện thi tú tài của Lữ Hồ (Sống Mới phát hành, 1960); Việt văn khảo-luận của Lữ Hồ (Thư Lâm Ấn thư quán, 1960); Khảo luận về Tản Đà của Doãn Quốc Sỹ (Nam Sơn, 1960); Câu hỏi văn chương và luận văn phổ thông văn chương, tú tài I ABCD của Nguyễn Duy Diễn (Tao đàn xuất bản, 1965); Bài Việt văn, kỳ thi tú tài (tập 2), Nghị luận của Phạm Thế Ngũ (Phạm Thế xuất bản, Quốc học tùng thư, 1966); Bài
giảng văn - Phương pháp giảng văn, Bài giảng - Luận đề của Phạm Thế Ngũ (Phạm
Thế xuất bản, Quốc học tùng thư, 1967); Luận và câu hỏi quốc văn tú tài của Phạm Thế Ngũ (Phạm Thế xuất bản, Quốc học tùng thư, 1967); Giảng văn lớp 11 ABCD của Đỗ Văn Tú (Văn Hào, 1970); Giảng luận Việt văn của Trịnh Văn Thanh
Trang 36(Chương trình mới, 1960) Việt Nam văn học giảng bình của Phạm Văn Diêu (Hoàng Sơn xuất bản, 1970); Phương - Pháp Nghị - Luận, Phân -Tích Phê - Bình của Phạm Việt Tuyền (Phong trào Văn hoá xuất bản, 1972); Quốc văn diễn giảng, 12 abcd của nhóm Nghiên cứu quốc văn (Thiện Mỹ xuất bản, 1974); Quốc văn 12
ABCD của nhóm Nghiên cứu quốc văn (Trường Thi, 1974); Giảng văn lớp 11, Cổ
văn và kim văn của Xuân Tước, Thậm Thệ Hà, Bằng Giang (Sống Mới xuất bản,
1971); Phương pháp nghị luận và phân tích văn chương của Nguyễn Thiên Thụ
(Lửa thiêng xuất bản, 1971);
Trong Câu chuyện văn chương (tập 1), (Khai Trí ấn hành, 1969) gồm 16 bài diễn thuyết của 16 tác giả trong Trung tâm văn bút1 Việt Nam Có một số bài như
Nhớ Đinh Hùng của thi sĩ Vũ Hoàng Chương; Thơ Đinh Hùng của thi sĩ Bàng Bá
Lân; Màu sắc và vần điệu của nữ sỹ Hoàng Hương Trang; Bão lụt qua thi ca của Nguyễn Thị Vinh; Nét sầu và niềm tin trong thi ca Việt Nam của nhà văn Doãn Quốc Sỹ; Văn nghệ và ý thức hệ của nhà văn Hoàng Xuân Việt; Tôi làm thơ của Đông Hồ; 5 chân dung tình yêu 9 tác giả của nữ sỹ Mai Tuệ; Sứ mạng người cầm
bút của nhà văn Thanh Lãng…Ngoài ra, nhiều bài thơ của các nhà Thơ mới là
nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ phổ nhạc như: Bài Ngậm ngùi của nhà thơ Huy Cận được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc; bài Buồn đêm mưa của Huy Cận được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc; bài Tình quê2 của Hàn Mặc Tử được Phạm
Duy phổ nhạc; Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp được nhạc sĩ Trần Văn Khê phổ nhạc; Cô hái mơ của Nguyễn Bính được Phạm Duy phổ nhạc; Hoa rụng ven
sông, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được Phạm Duy phổ nhạc; Mắt buồn của Lưu
Trọng Lư được Phạm Đình Chương phổ nhạc…
Tìm kiếm, sưu tầm các bài viết, các nhận định, các sinh hoạt học thuật được tổng thuật lại trong sách báo về phong trào Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 là nhiệm vụ trọng tâm của người viết khi tiến hành thực hiện đề tài
“Tiếp nhận Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 -1975 nhìn từ các khuynh
hướng phê bình”
1 Vũ Hoàng Chương là chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam 2 Bản nhạc Tình quê đã được in trên bìa lưng tuần báo Sinh – lực số 1 ngày 20-10-1958
Trang 37Bảng thống kê 1.1: Thống kê các công trình nghiên cứu Thơ mới miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 theo tác giả
Trang 38Biểu đồ 1.1
Từ bảng số liệu và biểu đồ 1.1 chúng tôi rút ra nhân xét như sau:
Căn cứ vào bảng phụ lục 1, với số bài viết thu thập được về các bài nghiên cứu Thơ tiền chiến; người viết đã xử lý, sàng lọc những tác giả có số bài nghiên cứu trên ba bài và lập thành bảng thống kê 1.1: Thống kê các công trình nghiên cứu Thơ mới miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 theo tác giả, cùng với biểu đồ 1.1 Từ bảng khảo sát, thống kê và biểu đồ 1.1, chúng tôi nhận thấy: Tình hình tiếp nhận các tác giả Thơ mới ở miền Nam rất sôi động; số lượng các bài nghiên cứu về Thơ mới đa dạng, phong phú, với nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu khác nhau Nhìn vào bảng số liệu 1.1 và biểu đồ 1.1 người viết nhận thấy Hàn Mặc Tử là tác giả được giới nghiên cứu phê bình miền Nam giai đoạn 1954-1975 nghiên cứu nhiều nhất Với tổng số bài mà người viết thu thập được là 71 bài (chiếm tỉ lệ 25.4% tổng số bài nghiên cứu) Nhà thơ có số bài nghiên cứu nhiều thứ hai sau Hàn Mặc Tử là Nguyễn Bính với 20 bài (chiếm tỉ lệ 7.17%) Nhóm tiếp theo có số bài nghiên cứu xấp xỉ nhau là Đinh Hùng, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương, Đông Hồ Từ bảng thống kê 1.1 người viết dễ dàng nhận thấy các đại diện trong nhóm “Bàn thành tứ hữu”- Trường thơ Loạn như Hàn Mặc Tử và Bích Khê, Chế Lan Viên được độc giả miền Nam tiếp nhận nồng nhiệt Thêm nữa độc giả miền Nam khi tiếp nhận các nhà Thơ
Trang 39mới đã không phân biệt các tác giả ở những chiến tuyến khác nhau, phục vụ cho những thể chế nhà nước khác nhau như trường hợp Xuân Diệu và Huy Cận… Điều đó, cho thấy được rằng, các nhà nghiên cứu Thơ mới ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 đã nghiên cứu Thơ mới bằng tinh thần học thuật, văn chương thuần tuý khi nghiên cứu, tiếp nhận thơ ca tiền chiến Chính vì lẽ đó, những giá trị văn chương đích thực sẽ được phát hiện, khai phá Điều này thể hiện rõ trong bài viết của Trần Hoài Anh: “có thể xác quyết trong giai đoạn 1954-1975, dẫu cho đất nước bị chia cắt bởi vị tuyến 17, nhưng trong văn học miền Nam hình như không có “vĩ tuyến” đó Bởi, trong tâm thức nhân dân miền Nam, trong đó có các nhà nghiên cứu văn học, văn chương của các nhà văn/ thơ đang sống ở miền Bắc luôn hiện hữu như một hệ giá trị của văn học dân tộc” (Trần Hoài Anh, 2023, trang 412)
Tiểu kết
Nhìn chung, với hành trình hai mươi năm, đời sống văn nghệ ở miền Nam tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh chính trị rất phức tạp Văn học nghệ thuật như là sự tương chiếu của thời đại đầy biến động; sự can thiệp sâu sắc của của phương Tây, đặc biệt là Mỹ đã khiến cho miền Nam Việt Nam thay đổi về mọi phương diện như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Hơn thế nữa, sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, đã thổi những luồng tư tưởng mới lạ tạo nên một bức tranh “lập thể” trong đời sống lí luận phê bình văn học ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 Như là những trường phái, khuynh hướng triết học như triết học hiện sinh, phân tâm học, cấu trúc luận, mỹ học tiếp nhận… Những lý thuyết này, không chỉ được giới thiệu mà một số người đã ứng dụng trong nghiên cứu, phê bình các hiện tượng văn chương nước nhà Một trong số đó là các nhà thơ trong phong trào Thơ mới (1932-1945) Phong trào Thơ mới (1932-1945) dù đã đi qua cả thập niên, nhưng hiện tượng Thơ mới, các nhà thơ mới vẫn được giới nghiên cứu, phê bình ở miền Nam giai đoạn này đón nhận nồng nhiệt, điều đó, cho thấy được giá trị, sức sống trường tồn cùng với thời gian của phong trào Thơ mới (1932-1945)
Trang 40CHƯƠNG 2 TIẾP NHẬN THƠ MỚI Ở MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975: NHÌN TỪ KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH GIÁO KHOA, PHÊ
BÌNH CHỊU ẢNH HƯỞNG TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO VÀ
KHUYNH HƯỚNG PHÊ BÌNH THI PHÁP
2.1 Tiếp nhận Thơ mới nhìn từ khuynh hướng phê bình giáo khoa 2.1.1 Giới thuyết về phê bình giáo khoa
Phê bình Giáo khoa là phương pháp nghiên cứu, căn cứ vào các yếu tố văn học sử, thời đại, cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn để khám phá những tác phẩm nghệ thuật của họ
Người có nhiều đóng góp cho trường phái phê bình Giáo khoa là Lanson, điều này đã được Nguyễn Văn Trung đề cập trong Lược khảo văn học, tập 3, do nhà xuất bản Nam Sơn ấn hành Trong tác phẩm này, Nguyễn Văn Trung nhận định: “Người tiêu biểu hơn cả trong phương pháp phê bình Giáo khoa là Lanson, tác giả bộ “Văn học sử Pháp”[Histoire de la littérature française] xuất bản vào thế kỉ XIX và hiện nay cũng vẫn còn được dùng trong các nhà trường” (Nguyễn Văn Trung, 1968, trang 128)
Mặc dù lí thuyết này không xa lạ với giới nghiên cứu ở Việt Nam, tuy nhiên
vẫn có những cách định danh khác nhau; Phê bình giáo khoa được dùng bởi
Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trần Hoài Anh; ngoài ra, khái niệm này còn được dùng với những tên gọi khác, mặc dù có cùng nội hàm như: “Thanh
Lãng, Mộng Bình Sơn - Đào Đức Chương dùng khái niệm phê bình văn học sử; Lộc Phương Thuỷ gọi là trường phái Lanson hay trường phái nghiên cứu lịch sử
văn học; Hoàng Nhân dùng khái niệm chủ nghĩa Lanson; Phương Lựu và Đỗ Lai
Thuý xếp Lanson vào trường phái văn hoá lịch sử (biến thái); ngoài ra, đó đây trong tài liệu tiếng Việt và tiếng Pháp, người ta còn gọi là phê bình Đại học”
(Huỳnh Như Phương, Nguyễn Hữu Hiếu, Lê Quang Trường, 2024, trang 12)
Trong công trình nghiên cứu Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX,
nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân cho rằng: “Văn phong của phê bình giáo khoa thường ít màu sắc cảm xúc mà mang tính chặt chẽ hợp logic, ít tính đối thoại