Xuất phát từ tầm quan trọng trong vấn đề nâng cao ý thức giao thông, bài tiểuluận này sẽ phân tích nhận định trên và đưa ra các biện pháp thay thế để hạnchế thực trạng vi phạm pháp luật
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
BÀI TIỂU LUẬNMÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTĐỀ TÀI: SỐ LƯỢNG NGƯỜI VI PHẠM PHÁP LUẬT GIAO THÔNG HIỆN
NAY NGÀY CÀNG GIA TĂNG VÌ VẬY, CÓ GIẢI PHÁP ĐƯA RA LÀ PHẢITĂNG MỨC TIỀN XỬ PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI VI PHẠM ĐỂ NÂNG CAO ÝTHỨC PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG BẠN ĐỒNG Ý/KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI GIẢI PHÁP NÀY? VÌ SAO? KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP
THAY THẾ (NẾU CÓ)
LỚP: CLC47AGVHD: CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC MAISINH VIÊN THỰC HIỆN:
Nguyễn Hồng Minh Huy MSSV: 2253801012092
Trang 2Tp Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2022
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề an toàn giao thông đã và đang là một vấn đề cấp thiết trongxã hội hiện đại Ở Việt Nam, việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thôngđã cướp đi sinh mạng của số lượng lớn người tham gia giao thông Tuy mỗinăm số lượng tai nạn giao thông đã có dấu hiệu giảm dần nhưng số lượng vẫnlà một con số đáng báo động Có ý kiến cho rằng tăng mức phạt hành chínhđể nâng cao ý thức pháp luật của người tham gia giao thông
Xuất phát từ tầm quan trọng trong vấn đề nâng cao ý thức giao thông, bài tiểuluận này sẽ phân tích nhận định trên và đưa ra các biện pháp thay thế để hạnchế thực trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông trên lĩnh vực líthuyết và thực tiễn Cụ thể, việc tập trung nghiên cứu và chỉ ra được tổngquan về pháp luật và thực trạng giao thông Việt Nam sẽ giải thích các cơ sở lýthuyết và thực tiễn nói trên trong vấn đề xử phạt hành chính và nâng mức xửphạt hành chính Từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp để giảm thiểutình trạng thiếu ý thức trong tham gia giao thông
Trang 3MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIAOTHÔNG VIỆT NAM 4
1.1 Pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực giao thông 4
1.1.1 Khái niệm văn hoá giao thông 4
1.1.2 Khái niệm vi phạm hành chính 5
1.2 Tình hình thực tế 5
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ NÂNG MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG 6
3.2 Cơ sở hạ tầng 12
3.3 Tính minh bạch trong công tác xử phạt 13
3.3.1 Về phía người dân 13
3.3.2 Về phía cơ quan chức trách 13
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIAO THÔNG
VIỆT NAM1.1 Pháp luật việt nam trong lĩnh vực giao thông:
1.1.1 Khái niệm văn hoá giao thông:
Văn hóa là trình độ phát triển của con người trong tập thể xã hội biểu hiện quahình thức tổ chức hoạt động đời sống và hành động của các cá nhân cũng nhưgiá trị vật chất và tinh thần mà họ có thể tạo ra
Văn hóa giao thông không chỉ là ý thức và thái độ của mọi người khi tham giagiao thông mà còn là các hình thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy địnhpháp luật, tuân thủ theo các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông vàchấp hành đúng theo quy định của luật giao thông Qua đó, mọi hành vi ứngxử trước hết phải đặt ý thức lên đầu và tiếp đến là thực hiện đúng luật, bảođảm an toàn tài sản công cộng cho bản thân và mọi người xung quanh khitham gia giao thông
Tuy nhiên theo nhà nước (Ủy ban an toàn giao thông quốc gia) thì “Văn hoágiao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩnmực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông.Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúngpháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giaothông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiệnđại của con người khi tham gia giao thông”
Ngoài ra, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia còn quy định trong văn hóagiao thông gồm ba tiêu chí: Một là về nhận thức và hành động: cần hiểu biếtđầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luận về an toàn giaothông; Hai là phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng,nhường nhịn và giúp đỡ người khác; Ba là phải có thái độ ứng xử văn minhlịch sự khi xảy ra tranh chấp và tinh thần thượng tôn pháp luật
Trang 51.1.2 Khái niệm vi phạm hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân hay tổ chức thực hiện, viphạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạmvà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Theo khoản 2 điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 do nhà nướcban hành quy định: “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩmquyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đốivới cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định củapháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính dựa trên điều 21 Luật Xử lý viphạm hành chính (văn bản hợp nhất năm 2020) quy định bao gồm: Cảnh cáo;phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạnhoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện được sửdụng để vi phạm hành chính và trục xuất
Trong đó đa số hình thức xử phạt của bộ luật giao thông là xử phạt hành chínhvới cách xử phạt như cảnh cáo và phạt tiền là phổ biến nhất
1.2 Tình hình thực tế:
Ý thức của người dân, người tham gia giao thông:Theo dõi đường phố Việt Nam, nhất là những đô thị lớn như TP Hồ Chí Minhhay Hà Nội… Ta sẽ nhận thấy được rất nhiều hành vi thiếu ý thức, kém vănhóa khi tham gia giao thông như: phóng nhanh; vượt ẩu; đi vào đường ngượcchiều; uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện cơ giới; không có tínhiệu xin đường khi chuyển làn chuyển hướng; không đi đúng phần đường củaloại phương tiện điều khiển; đi xe quá tốc độ cho phép; vượt đèn đỏ; lạnglách; không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó;kẹp ba, kẹp bốn…
1.2.1 Thực trạng về vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông:
Trang 6Thực trạng về vấn đề ùn tắc giao thông tại TP Hồ Chí Minh: mật độ xe lưuthông cao, nhiều công trình đang triển khai thi công, bố trí giao thông khônghợp lý, xe buýt lạm dụng quyền ưu tiên, tình trạng “đại công trường” là nhữngnguyên nhân khiến cho bức tranh giao thông thành phố xấu hơn Theo báocáo của Ban An toàn giao thông thành phố, tình hình ùn tắc giao thông trênđịa bàn giảm, nhưng thực tế cho thấy, nạn ùn tắc giao thông chẳng nhữngkhông giảm mà còn tái diễn xấu hơn Vào những giờ cao điểm, đoạn nút giaothông Cộng Hoà – Út Tịch, Cộng hoà – Tân Kỳ Tân Quý, vòng xoay LăngCha Cả…, hàng nghìn phương tiện giao thông ken chật cứng tràn lên cả lềđường kéo dài hàng trăm mét, nhiều hôm kẹt xe nghiêm trọng tới ba giờ liền.
1.2.2 Quản lý điều hành giao thông:
Hiện nay, không những người dân mà ngay cả một số người tham gia điềuhành, quản lý giao thông ở Việt Nam vẵn còn thiếu kiên quyết, dễ bị lung laytrước sự cám đỗ của đồng tiền hoặc thiếu tôn trọng người tham gia giaothông; không mạnh dạn sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những sai xóttrong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và mất đisự cân bằng trong xã hội
CHƯƠNG 2:VẤN ĐỀ NÂNG MỨC PHẠT TIỀN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG
Gần đây, các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra các dự thảo, đề xuất về việc nâng mức phạt tiền các vi phạm giao thông Đơn cử năm 2021 là đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100 đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ của Hội đồng nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh hay thậm chí là 10 lần với một số vi phạm của bộ Giao thông Vận Tải trong dự thảo nghị định sửa đổi trình cho Chính Phủ Nội dung chương này sẽ xoay quanh việc phân tích vấn đề nâng khung phạt này bằng các lập luận lý thuyết và thựctiễn
2.1 Trên lý thuyết:
Trang 7Lợi ích dễ thấy nhất chính là khi xét trên khía cạnh tâm lý, người dân vì sợmất một khoản tiền lớn khi một khung phạt cao hơn đã được thông qua thì tựbản thân sẽ rèn dũa ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông.
Việc nâng mức xử phạt hành chính nếu xét trong trường hợp tỉ lệ vi phạm luậtgiao thông vẫn giữ nguyên thì trước mắt nhà nước sẽ được thêm nguồn thuvào ngân khố Điều này sẽ là tiền đề mạnh mẽ nói chung cho việc nâng cấp,sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông và cải thiện các biện pháp giáo dục, tuyêntruyền về ý thức lẫn kỹ năng tham gia giao thông ở nước ta
Về vấn đề cơ sở hạ tầng, mỗi đoạn đường sẽ có một kết cấu kỹ thuật khácnhau và các yêu cầu để sửa chữa, phát triển khác nhau Những nơi có đoạnđường xấu, lồi lõm hay thiết kế thô sơ, tự phát, không có chuyên gia bảo đảmsẽ tăng nguy cơ tai nạn Điển hình nhất là ngày 22/9/2022, báo Lao Động đưatin tại thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương đã có một vụ tai nạn ở một đoạnđường có ổ gà đọng nước khiến một bé gái 7 tuổi tử vong thương tâm Tuynhiên việc sửa chữa hay làm mới, cải tiến hạ tầng giao thông đều cần cónhững kỹ sư có chuyên môn, đạo đức và nguồn nguyên vật liệu chất lượng từđó đặt ra yêu cầu rất lớn về chi phí đào tạo và thi công Việc đầu tư phát triểncơ sở hạ tầng là cần thiết bởi việc có những đoạn đường chắc chắn, chạy trơntru, ít biến số và hơn cả là hệ thống đường đi được thiết kế hợp lí thì ý thứccủa người dân tham gia giao thông sẽ dần được cải thiện Sở dĩ nói như vậy làbởi vì nếu đường tốt thì sẽ không cần phải để ý đến các chỗ lồi lõm, các vũngnước mà chỉ cần tập trung vào việc chấp hành pháp luật để đảm bảo an toàn,hay hiện trạng đi ngược chiều sẽ được giảm đáng kể nếu ta có các đường đikhác nhanh hơn, an toàn hơn bởi vì việc cân nhắc xem có nên đi ngược chiềuđể tránh mất thời gian là không còn cần thiết Tóm lại, việc đảm bảo kinh tếđể nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thôngcủa người dân và việc lưu thông khoa học, an toàn cũng là tiền đề để pháttriển ngược lại nền kinh tế
Trang 8Dù cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng nhưng nó cũng chỉ là tiền đề để pháttriển chứ không phải nhân tố quyết định ý thức tham gia giao thông của ngườidân Theo nghiên cứu được đặt trên báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân cho thấynguyên nhân chủ quan chiếm 86% tai nạn giao thông xe máy bao gồm cácnguyên nhân như phóng nhanh, vượt ẩu, chạy quá gần, sử dụng điện thoại,thắng gấp, sang đường ẩu, chạy ngược chiều, uống rượu, vượt đèn đỏ,…Từđó ta thấy được tầm quan trọng, tính quyết định của việc giáo dục và tuyêntruyền về ý thức an toàn giao thông với người dân Tuy nhiên hiện nay việcđào tạo còn hạn chế vì trong phạm vi các thành phố lớn như thành phố Hồ ChíMinh thì hầu như không có chỗ rộng rãi để tập các dạng địa hình khác nhautrong bài thi thực hành lái xe, nếu muốn tập lái từ con số không đã số mọingười khi làm đúng luật phải vào các trung tâm sát hạch lái xe và chịu mộtkhoảng phí tùy theo cơ quan và bản thân việc đăng ký thi sát hạch cũng đã tốnmột số tiền không nhỏ Ngoài ra, mỗi lần sát hạch sẽ có khoảng 10% thí sinhrớt và phải chờ thi lại trong khoảng hai tuần sau đó và cho dù có đậu cũngphải mất gần 2 tuần để được cấp bằng lái dẫn đến việc chậm trễ các kế hoạchcủa bản thân Vì vậy mà có nhiều người quyết định tham gia giao thông dùkhông có bằng để tránh các bất tiện nếu trên rồi mới thi bằng lái một khoảngthời gian dài sau đó Minh chứng là theo một thông tin do Ủy Ban An ToànGiao Thông rằng có tới tận 14% người điều khiển xe máy không có bằng láidù tỉ lệ tử vong của loại xe này cao gấp nhiều lần các loại xe khác như ô tô, xebuýt,…
Việc miễn giảm được phần nào các chi phí trên và lập ra một hệ thống cấpbằng nhanh chóng hay thậm chí là ngay sau khi thi đậu sẽ giúp người dânhăng hái hơn trong việc tham gia thi lấy giấy phép hơn là việc liều lĩnh chạyxe ra đường khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng Để đạt đượcđược mục tiêu trên thì việc hiển nhiên là phải có nguồn lực kinh tế và dườngnhư việc tăng mức phạt tiền hành chính trong vi phạm giao thông là cách dễthấy nhất khi nó vừa làm người dân cảnh tỉnh hơn trong hành vi của mình vừa
Trang 9chuyển hóa được các thiếu sót trong ý thức cá nhân thành ý thức chung vềpháp luật giao thông của toàn xã hội.
2.2 Trong thực tiễn:
Thực tế, việc áp dụng mức tăng tiền nếu không khéo léo thì không nhữngkhông tăng thêm nguồn thu vào ngân khố mà còn để xảy ra các tiêu cựckhông đáng có trong khi tình hình ý thức pháp luật của người dân hầu nhưkhông có sự thay đổi Tiêu cực dễ thấy nhất là sự bất mãn từ người dân vìnghĩ rằng nhà nước chỉ đang ra sức bóc lột chứ không thấy được các ý nghĩađằng sau số tiền nộp phạt được tăng Chưa nói đến vấn đề chính trị, các yếu tốcảm xúc này có thể ảnh hướng lớn đến ý thức tham gia giao thông của một sốcá nhân khi họ sẽ tìm cách thoái thác, lách luật hay thậm chí cố tình phạm luậtnhư một cách thể hiện sự phản đối của bản thân mà không màng đến nguyhiểm của chính mình hay người khác
Một tiêu cực khác vốn dĩ đã sẵn có nhưng việc tăng mức phạt tiền sẽ là tiềnđề để nó tiếp tục cắm rễ vào xã hội chính là hành vi hối lộ Tình trạng này đãtrở thành vấn nạn trên mọi nẻo đường khắp từ Nam ra Bắc Hầu hết mọingười với sự ấm ức khi bị phạt sẽ tự bản thân quy kết tội cho các CSGT đãnhận hối lộ số tiền lớn của họ Tuy nhiên, ở góc độ khách quan mà nói, để cấuthành được một hành vi hối lộ cần phải có bên hối lộ và bên nhận hối lộ chonên người dân cũng có một phần lỗi Nếu xét theo phương diện nguyên nhânvà kết quả, thì lỗi của người dân còn là tiền đề cho thói quen nhận hối lộ củaCSGT vì nếu không có ai hối lộ thì sẽ không có việc nhận hay từ chối từ phíacòn lại Việc “chia chác” tiền của nhà nước dường như có lợi cho cả ngườidân lẫn CSGT vì người dân chẳng cần phải trải qua thủ tục đóng phạt rườmrà, mất thời gian mà chỉ cần đưa một khoản tiền đa số là ít hơn nhiều so vớitiền phạt được quy định còn CSGT hiển nhiên sẽ được giữ hầu như toàn bộ sốtiền ấy
Trang 10Để đánh giá mức độ hối lộ thì ta có thể xét số lần CSGT từ chối nó: theo tintức của Cục Cảnh Sát Giao Thông thì chỉ trong vài tháng đầu năm 2012 đã cógần 500 trường hợp CSGT lập biên bản do người dân có hành phi hối lộ vàchỉ riêng ngày 14/1/2016 đã có hơn 941 trường hợp từ chối nhận hối lộ vớitổng số tiền lên tới hơn 135 triệu đồng Các con số đáng quan ngại trên dườngnhư chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, thể hiện được ý thức chưa được tốttrong việc chấp hành pháp luật giao thông lẫn tinh thần trách nhiệm của mỗingười dân đối với nhà nước thông qua việc chịu phạt hành chính một cáchminh bạch, đúng luật Đồng thời cũng đặt ra một dấu hỏi lớn về tính kỷ luậtcủa CSGT khi việc tham nhũng như được bình thường hóa tới mức đa phầnngười dân đều nghĩ ngay tới việc hối lộ ngay khi tiếng còi phạt cất lên.Sau khi đã phân tích các vấn đề liên quan tới hối lộ, thì việc tăng mức phạthành chính khi áp dụng trong thực tiễn dường như đem lại nhiều tiêu cực hơnlà lợi ích tinh chỉnh ý thức người dân của nó Điều này thậm chí còn cổ xúycho việc hối lộ vì người dân và các cán bộ không gương mẫu sẽ càng sa đàvào cái lợi vật chất cá nhân trước mắt mà “ăn chia” trên ngân sách nhà nước.Ngoài ra, đây còn là cơ sở để các cán bộ quan liêu đòi hỏi một phần tiền hốilộ cao hơn gây nhiều bất xúc cho người dân vì họ cảm thấy bị chèn ép Chínhnhững vụ việc như vậy nếu tràn lan trong xã hội thì nhân dân sẽ dần mất niềmtin vào các cơ quan quản lý cán bộ hay xa hơn nữa là quyền lực mềm của nhànước sẽ suy giảm làm cho các giá trị, lý tưởng của nhà nước dường như xavời hơn với ý thức người dân do sự bất mãn với các cơ quan có thẩm quyềnáp dụng pháp luật và xử phạt theo pháp luật Từ đó ý thức chung của ngườidân và các vấn đề của nhà nước sẽ sụt giảm chứ chẳng riêng gì ý thức về phápluật khi tham gia giao thông.
2.3 Kết luận:
Theo chúng tôi, trong bối cảnh mà việc nâng cao ý thức pháp luật của ngườidân khi tham gia giao thông là vấn đề cấp thiết thì việc nhà nước quyết địnhtăng mức phạt là đúng nhưng chưa đầy đủ Vì nếu không ngăn chặn được các