Theo nguồn vốn đầu tư
Tư nhân Doanh nghiệp nhà nước
Theo lĩnh vực đầu tư
Độc lập theo từng ngành, lĩnh vực Đa lĩnh vực
Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…
Theo cách thức thực hiện đầu tư dựng Xây Mua Thuê
Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP
Dự án quan trọng Quốc gia: Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội Nhóm A
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
1500 tỷ
4Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm II-3), cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
1000 tỷ
5Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm sản.
700 tỷ
6Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
500 tỷ
Phân loại DAĐT
• Theo tính chất và quy mô DAĐT trong nước chia theo 3 nhóm A, B, C còn các dự án đầu tư nước ngoài chỉ phân theo 2 nhóm là A và B.
tiêu thức được dùng để phân nhóm
• Dự án thuộc ngành kinh tế nào?
• Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ?
Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất, phức tạp nhất
• Theo tính chất và nguồn vốn đầu tư chia thành dự án bằng nguồn vốn ngân sách, dự án bằng nguồn vốn vay, dự án bằng nguồn vốn tự có của DN, dự án hỗn hợp;
• Theo trình tự đầu tư, có hai loại:
• Dự án tiền khả thi (dự án sơ bộ);
• Dự án khả thi (bao gồm Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật hoặc báo cáo KTKT).
Ngoài ra, để phục vụ công tác thẩm định, DAĐT chia thành 3 loại:
• Dự án xung khắc (loại bỏ lẫn nhau), là các giải pháp nhằm thực hiện một công việc Nếu chấp nhận dự án này thì buộc phải từ chối các dự án còn lại;
• Dự án độc lập, là dự án mà khi thực hiện chúng không ảnh hưởng đến các dự án khác;
• Dự án phụ thuộc, là dự án mà khi thực hiện dự án này đồng thời phải thực hiện dự án kia và ngược lại.
2.3 Phân cấp quản lý dự án đầu tư
• Đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách NN: Thủ tướng quyết định đầu tư các dự án quan trọng (Nhóm A)
• Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh: Các dự án thuộc nhóm A, B, C đều do doanh nghiệp đầu tư tự thẩm định, tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Riêng dự án nhóm A phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
• Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của DN và các nguồn vốn khác do các DN tự đầu tư, tự vay, tự trả không có sự bảo lãnh của NN Về nguyên tắc cũng thực hiện như dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của NN, vốn tín dụng do NN bảo lãnh.
Tổ chức thiết lập dự án đầu tư
1 Mục đích của thiết lập DAĐT
Trước khi có ý định bỏ vốn đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, nhà đầu tư nhất thiết phải thiết lập (soạn thảo) dự án đầu tư.
Thiết lập dự án đầu tư bắt đầu từ việc tổ chức thu thập có hệ thống những thông tin, những dữ liệu liên quan đến mọi mặt của dự án;
Cũng cần thấy rằng, thiết lập dự án đầu tư dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến thế nào, cũng chỉ là bảng thiết lập mang tính phỏng định
• DAĐT được tính toán, phân tích trên những số liệu đã xảy ra trong thời gian qua (trong quá khứ) để phỏng đoán dự trù xu hướng phát triển của thời kỳ tới (tương lai) về số cung, số cầu, sản lượng, giá cả, chi phí, nguồn tài trợ.
• Nói cách khác nó không thể tiên liệu một cách chính xác những yếu tố chi phối mọi hoạt động của dự án trong tương lai
• Tuy nhiên, DAĐT càng được thiết lập đầy đủ, có cơ sở khoa học và tính thực tiễn cao thì càng giúp cho nhà đầu tư có chỗ dựa vững chắc để cân nhắc trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư và giảm thiểu những rủi ro có thể dẫn đến nguy cơ thất bại trong quá trình triển khai và thực hiện dự án.
2 Các bước tiến hành thiết lập dự án đầu tư
Quá trình thiết lập dự án đầu tư được tiến hành qua các bước sau đây:
• Nghiên cứu cơ hội đầu tư
• Nghiên cứu tiền khả thi
2.1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư
• Nghiên cứu cơ hội đầu tư tức là tiến hành tìm kiếm những điều kiện đầu tư thuận lợi, phù hợp với khả năng mong muốn đầu tư của nhà đầu tư.
• Nghiên cứu cơ hội đầu tư được coi là bước đầu tiên hình thành dự án Do đó công tác nghiên cứu ở bước này mang tính chất sơ bộ không đi sâu tính toán phân tích cụ thể
• Đã là một nhà kinh doanh tức là một nhà đầu tư cần phải ý thức được rằng, tìm kiếm và phát hiện cơ hội đầu tư là một trong những nhiệm vụ sống còn nhằm duy trì phát triển và tăng trưởng nguồn vốn của mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2 Nghiên cứu tiền khả thi
• Nghiên cứu tiền khả thi tức là tiến hành sự gạn lọc, sàng bỏ những khả năng đầu tư ở những cơ hội đầu tư không thích hợp để chọn lựa khả năng đầu tư hữu hiệu nhất trong các cơ hội đầu tư
Nghiên cứu tiền khả thi phải nhằm giải đáp cho nhà đầu tư những vấn đề chủ yếu sau:
• Cơ hội đầu tư đã có khả năng đáp ứng các yêu cầu cơ bản cho việc đầu tư hay không?
• Cơ hội đầu tư đã hội đủ điều kiện cần thiết để tiếp tục đi sâu nghiên cứu toàn diện ở bước tiếp sau (nghiên cứu khả thi) hay loại bỏ hoặc chọn lựa lại cơ hội đầu tư. những thông tin, những cứ liệu cần thiết để phân tích tính toán nhằm đảm bảo những kết luận đưa ra phải có sức thuyết phục
• Những thông tin đòi hỏi ở bước này tùy thuộc vào từng loại dự án khác nhau (dự án đầu tư mới, dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng, đầu tư khai thác hàng xuất khẩu ), nhìn chung cần phải đảm bảo những thông tin chủ yếu sau đây:
+ Thông tin về xã hội và thể chế quản lý + Thông tin về thị trường
+ Thông tin về yếu tố đầu vào cho sản xuất.
Với những thông tin đã nhận được người ta tiến hành tổ chức nghiên cứu trên các mặt chính sau:
+ Nghiên cứu các căn cứ, nói lên sự cần thiết phải đầu tư.
+ Nghiên cứu về phương án sản xuất, các hình thức đầu tư, công suất.
+ Nghiên cứu các yếu tố đầu vào (chủ yếu là nguyên vật liệu).
+ Nghiên cứu về khu vực để bố trí địa điểm xây dựng.
+ Nghiên cứu kỹ thuật công nghệ và môi trường sinh thái.
+ Nghiên cứu về bộ máy quản lý sản xuất và lao động tiền lương.
+ Nghiên cứu về tài chính.
+ Nghiên cứu sơ bộ về lợi ích kinh tế – xã hội.
Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy
động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.
Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của
các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nêu có).
Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc
không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 4, 6, 7 và 8
• Sau khi kết thúc bước nghiên cứu tiền khả thi tức là hoàn tất việc thiết lập dự án tiền khả thi, người ta tiếp tục tổ chức thực hiện bước nghiên cứu khả thi.
• Nghiên cứu khả thi là bước cuối cùng trong quá trình thiết lập dự án đầu tư.
• Nó đòi hỏi nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, triệt để và cụ thể trên các mặt quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội nhằm kết luận lần cuối cùng cơ hội đầu tư là khả thi
• Vì vậy, bước này được xem là bước nghiên cứu có tầm quan trọng quyết định
Với tầm quan trọng nói trên, bước nghiên cứu khả thi đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau đây:
+ Các số liệu thông tin, phải trung thực và chính xác Không lấy những thông tin thiếu căn cứ và không biết được nguồn gốc và xuất xứ của thông tin.
+ Về phương pháp tính toán phân tích, không được để xảy ra sai sót hoặc thiếu rõ ràng Phải đủ độ tin cậy cần thiết với sai số không được quá 5% theo quy định.
+ Về kinh phí thực hiện, phải lập dự toán chi tiết theo từng khoản mục cụ thể
+ Về thời gian thực hiện, phải đảm bảo đúng tiến độ, không được kéo dài.
• Để đảm bảo được những yêu cầu nói trên, trong quá trình thực hiện bước này, người ta thường sử dụng một lực lượng đông đảo các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau có liên quan đến dự án cùng tham gia nghiên cứu.
• Về nội dung nghiên cứu nói chung ở bước nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cưú khả thi đều giống nhau
• Tuy nhiên, trong từng nội dung cụ thể ở bước nghiên cứu khả thi đòi hỏi phải phân tích ti mỉ chi tiết và được lý giải bằng những số liệu rõ ràng, chính xác
• Kết quả của bước nghiên cứu khả thi đồng thời cũng là kết quả toàn bộ quá trình thiết lập dự án đầu tư
Việc nghiên cứu khả thi bao gồm phân tích 5 phương diện chủ yếu sau:
+ Phương diện thị trường + Phương diện nhân sự (quản trị) + Phương diện kỹ thuật
+ Phương diện tài chính + Phương diện kinh tế - xã hội
Trên từng phương diện, các chuyên gia sẽ đi sâu xác lập tính toán từng chi tiết kinh tế – kỹ thuật cụ thể nói lên sự cần thiết phải đầu tư và tính toán hiệu quả của việc thực hiện dự án đầu tư.
• Trong toàn bộ thời gian dành cho quá trình thiết lập dự án đầu tư, phần việc nghiên cứu khả thi của dự án chiếm tỷ trọng thời gian lớn nhất và giữ vị trí quan trọng nhất
• Chỉ cần sự phân tích thiếu khách quan, sử dụng thông tin thiếu trung thực, hoặc những sơ suất do không rõ ràng trong phân tích đều có thể đưa lại nhiều hậu quả không nhỏ, thậm chí có thể huỷ bỏ cả dự án
• Vì vậy, tổ chức thường xuyên thẩm tra và thẩm định từng phần trong quá trình thiết lập dự án là hết sức cần thiết.
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi
1 Những căn cứ để xác định sự cần thiết đầu tư
2 Lựa chọn hình thức đầu tư
3 Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với dự án có sản xuất)
4 Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng, địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội)
5 Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có)
6 Phương thức lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng vật nuôi nếu có)
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi
7 Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường
8 Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư)
9 Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động
10 Phân tích hiệu quả đầu tư
Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi
11 Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư
• Dự án thuộc nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu
• Dự án nhóm A, B có lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tùy điều kiện cụ thể dự án) thời gian khởi công (chậm nhất), thời gian hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất)
12 Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án
13 Xác định chủ đầu tư
14 Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến dự án Đối với dự án mua sắm thiết bị máy móc không cần lắp đặt, nội dung BCNCKT chỉ cần thực hiện khoản 1, 2, 6, 8, 9,10,12,13 & 14.
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định là rà soát, kiểm tra một cách toàn diện và khoa học các nội dung của dự án đầu tư, nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi để từ đó quyết định đầu tư
2 Nguyên tắc và nội dung thẩm định dự án đầu tư 2.1 Nguyên tắc thẩm định
Tùy thuộc vào loại dự án, qui mô cũng như môi trường thực hiện dự án mà việc thẩm định có thể khác nhau Nguyên tắc chung phải đảm bảo:
Các điều kiện pháp lý;
Vai trò của dự án trong chương trình phát triển kinh tế chung, khả năng huy động các tiềm lực của quốc gia và nước ngoài;
Các điều kiện cơ bản về thị trường, khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường;
Kết luận về sản phẩm và công suất;
Tính khả thi và phù hợp về công nghệ và kỹ thuật;
Tính khả thi và phù hợp về trình độ quản lý;
Kết luận về tính khả thi và giải pháp đầu vào;
Vấn đề giải quyết việc làm;
Giải quyết, xử lý chất thải và môi trường;
Kết luận về địa điểm thực thi dự án;
Kết luận về giải pháp và tiến độ xây dựng;
Đánh giá về tài chính;
Một số khía cạnh đặc biệt khác như: Nguồn nhân lực, chính trị, xã hội, mức độ ưu đãi.
Kiểm tra đánh giá lại sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách;
• Không phải tất cả mọi DAĐT đều phải thẩm định các yếu tố trên đây Nhưng nó giúp cho các nhà hoạch định DAĐT xem xét lại dự án của mình một cách đầy đủ hơn và tin tưởng dự án của mình được chấp nhận.
Thẩm định DAĐT thường phải theo các bước sau:
- Thẩm định sơ bộ: sau khi có kết quả điều tra, khảo sát, NC thị trường sẽ có bước thẩm định sơ bộ (Thực hiện đối với dự án mới, quy mô lớn);
- Lập và thẩm định dự án tiền khả thi, thực chất là đánh giá kết quả nghiên cứu tiền khả thi;
- Triển khai nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án khả thi;
- Triển khai nghiên cứu chi tiết và xác định các vấn đề tài chính và thẩm định chung cuộc.
2.3 Nội dung thẩm định 2.3.1 Nội dung thẩm định dự án sơ bộ (dự án tiền khả thi)
Thẩm định dự án tiền khả thi bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư: pháp lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, …
- Dự kiến phương án sản xuất, hình thúc đầu tư, và các năng lực sản xuất;
- Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào, khả năng giải pháp đảm bảo đầu ra;
- Phân tích về kỹ thuật công nghệ;
- Phân tích về mặt tài chính;
- Ước tính nhu cầu lao động, giải pháp tổ chức sản xuất, lợi ích kinh tế xã hội, các điều kiện về tổ chức hoạt động;
- Kết luận và kiến nghị.
2.3.2 Nội dung thẩm định dự án khả thi
Bước tiếp theo là thẩm định dự án khả thi, bao gồm 8 bước:
Bước 1, Thẩm định các căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư: Xuất xứ và căn cứ pháp lý, nguồn gốc các tài liệu sử dụng, kết quả điều tra tài nguyên, môi trường
Bước 2, Thẩm định địa điểm xây dựng
- Phân tích các điều kiện về khí tượng, thủy văn, nguồn nước;
- Phân tích kinh phí của địa điểm: Chi phí đền bù, san lấp mặt bằng, thuê đất;
- Phân tích lợi ích và ảnh hưởng xã hội của địa điểm;
Bước 3, Thẩm định phần công nghệ kỹ thuật
- Công nghệ được lựa chọn, quy trình, mức độ hiện đại;
- Mức độ ô nhiễm môi trường do công nghệ gây ra;
- Phương án cung cấp điện, nước, khí, vận tải.
- Phương án các thiết bị chính, phụ, hỗ trợ, nguồn phụ tùng thay thế.
Bước 4, Thẩm định lựa chọn hình thức đầu tư, sản xuất:
- Lựa chọn hình thức đầu tư (công ty cổ phần, Công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc DN tư nhân…)
- Đầu tư chiều sâu, hay mở rộng, các phương thức lựa chọn công suất tối ưu;
Bước 5, thẩm định các yếu tố của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
Cơ cấu các loại sản phẩm, lịch trình sản xuất, nhu cầu đầu vào cho từng loại sản phẩm và cho cả năm, tình trạng cung ứng nguyên liệu, giải phóng đầu ra.
Bước 6, Thẩm định phần xây dựng và thi công xây lắp: Điều kiện tổ chức thi công, tiến độ, yêu cầu về thiết bị thi công; phương án bố trí mặt bằng…
Bước 7, tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động:
- Giải pháp bố trí, tổ chức sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm;
- Về nhân lực: LĐ lành nghề, chuyên nghiệp, trực tiếp, gián tiếp
- Tổng chi tiền lương, tiền công và các chi phí đào tạo (nếu có).
Bước 8, Thẩm định về kinh tế, tài chính: Phân tích về mặt kinh tế xã hội và về mặt tài chính.
3 Phân cấp thẩm định dự án đầu tư
• Tất cả các dự án đầu tư của các đơn vị thành viên đều phải trình lên TCT (công ty) phê duyệt; các dự án nhóm A, Bộ chủ quản phê duyệt dự án
• Về đại diện chủ đầu tư: Đối với DAĐT của đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc TCT (Công ty) thì TCT(công ty) là chủ đầu tư; Đối với DAĐT của đơn vị hạch toán độc lập thì chủ đầu tư chính là đơn vị đó.
Xác định dòng tiền của dự án đầu tư
1.1 Giá trị thời gian của tiền tệ (thời giá của tiền tệ) Đặc trưng quan trọng của tài sản là tính hao mòn (vô hình và hữu hình)
Ngược lại, vốn đầu tư để hình thành nên tài sản không có tính hao mòn, vốn đầu tư giữ nguyên khi dự án kết thúc.
Các khoản thu nhập do dự án mang lại phải đảm bảo có lợi nhuận mặt khác phải hoàn lại toàn bộ số vốn ban đầu Thời gian đầu tư thường dài, do đó phải xác định giá trị thời gian của tiền tệ, đó là kỹ thuật chiết khấu (tính về hiện tại) và lãi suất khi tính cho tương lai
Khái niệm giá trị tương đương giúp chúng ta có thể quy đổi các khoản tiền xuất hiện ở các thời điểm khác nhau về một thời điểm tính toán, hoặc quy về hiện tại hoặc quy về tương lai.
Giá trị thời gian của đồng tiền
• 1 tr.đồng nhận ngày hôm nay và nhận sau 1 năm có khác nhau?
=> Giá trị của đồng tiền theo thời gian
+ Lạm phát: làm giảm sức mua của đồng tiền
+ Tâm lý tiêu dùng: người ta thích tiêu xài ngay để thỏa mãn nhu cầu
+ Khả năng không chắc chắn nhận được đủ số tiền trong tương lai ịYờu cầu một mức đền bự tương xứng để hoón nhu cầu tiờu dùng cho đến 1 thời điểm trong tương lai ịMức đền bự = giỏ trị thời gian của đồng tiền = lói suất
1.2 Lãi suất đơn và lãi suất kép 1.2.1 Tiền lãi, lãi suất
Số tiền tăng thêm từ vốn đầu tư ban đầu để được số vốn tích lũy gọi là tiền lãi:
Tiền lãi = Tổng vốn tích lũy – Vốn đầu tư ban đầu
Tiền lãi biểu thị theo tỷ lệ % đối với vốn đầu tư ban đầu cho một đơn vị thời gian gọi là lãi suất
Tiền lãi trong một đơn vị thời gianx100%
Lãi suất = Vốn đầu tư ban đầu Đơn vị thời gian thường tính bằng năm
Khi lãi suất chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính thêm lợi tức tích lũy, phát sinh từ các thời đoạn trước đó, gọi là lãi suất đơn
I = PV.r.n ; I là tiền lãi đơn; PV vốn đầu tư ban đầu; r là tỷ lệ lãi suất; n số thời đoạn.
Ví dụ 1: Một công ty vay Ngân hàng 100trđ để đầu tư với lãi suất 12%/năm Số lãi thanh toán theo năm Thời hạn vay 5 năm Hỏi hết năm thứ 5 Công ty trả cho NH bao nhiêu tiền?
Một công ty vay 1 triệu đồng trong 5 năm Họ phải trả bao nhiêu vào cuối năm thứ 5? Với lãi suất 5% / năm.
• Tiền lãi của thời đoạn trước được cộng vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo (thường gọi là lãi mẹ đẻ lãi con).
• Ký hiệu PV vốn đầu tư ban đầu; lãi suất là r%/năm;
FV n số tiền thu được sau n thời đoạn (gồm cả gốc và lãi):
PHƯƠNG PHÁP TÍNH LÃI ĐƠN & LÃI KÉP
Năm Đầu kỳ Lãi Cuối kỳ Đầu kỳ Lãi Cuối kỳ
1 PV PVi PV (1+i) PV PVi PV (1+i)
2 PV PVi PV (1+ 2i) PV (1+i) PV (1+i) i PV (1+i) 2
3 PV PVi PV (1 + 3i) PV (1+i) 2 PV (1+i) 2 i PV (1+i) 3
N-1 PV PVi PV (1+ (n-1)i) PV (1+i) n-1 PV (1+i) n-1 i PV (1+i) n-1
• Lãi đơn: khi lãi được trả trên vốn gốc
• Lãi kép: khi lãi được trả cả trên vốn gốc và trên phần lãi sinh thêm từ vốn gốc trong các khoản thời gian trước đó
• Ví dụ: Vốn gốc là PV, lãi suất là i %/ năm
Mối liên hệ giữa lãi suất kép và giá trị đồng tiền theo thời gian
Chu kỳ thanh toán lãi Lãi suất danh nghĩa
Số lần thanh toán lãi
Công thức Lãi suất thực
• Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất cân bằng giá trị tương lai và giá trị hiện tại → bảo đảm cho giá trị đồng tiền không bị thay đổi trong tương lai
• Các yếu tố tác động đến lãi suất chiết khấu:
• Nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại ↑ Ls chiết khấu ↑
• Lạm phát ↑ Ls chiết khấu ↑
• Rủi ro đối với dòng tiền tương lai↑ Ls chiết khấu ↑
Chi phí cơ hội /Chi phí sử dụng vốn
• Lãi suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội hay chi phí sử dụng vốn của khoản đầu tư hiện tại = lãi suất nhận được nếu ta dùng khoản tiền này đầu tư vào một phương án khác.
• Hành vi phụ thuộc lợi ích của từng phương án → chọn phương án → bỏ qua lợi ích của các phương án khác → Lợi ích bị bỏ qua khi chúng ta quyết định chọn phương án này mà không chọn bất kỳ 1 phương án nào khác là chi phí cơ hội của phương án được chọn
• Lưu ý: Chi phí cơ hội cần phải được tính cho phần ích lợi thu được từ khoản đầu tư, chứ không phải tính cho cả khoản đầu tư Và nó chính là phần lợi ích tốt nhất trong tập hợp những lợi ích đã bị bỏ qua
• Tại sao lại lựa chọn cơ hội đầu tư này mà không lựa chọn cơ hội đầu tư kia ?
• Thứ nhất, không thể tính hết được tất cả các cơ hội đầu tư
• Thứ hai, không thể tính hết được lợi ích từng cơ hội đầu tư trong tập hợp các cơ hội đầu tư → không thể tính ra được chính xác chi phí cơ hội cho những lợi ích kiếm được từ quyết định đầu tư.
• Thứ ba, đây chỉ là lợi ích dự tính
Chi phí sử dụng vốn bình quân
Nếu nguồn vốn đầu tư gồm cả vốn tự có và vốn vay, lãi suất tính toán chính là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC):
* Trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp:
* Trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tiền đầu tư ban đầu
• Tất cả các khoản tiền cần thiết để mua, vận chuyển, lắp đặt tài sản và huấn luyện nhân viên sử dụng
• Ví dụ: Doanh nghiệp Thanh Hiền đầu tư vào một trang trại Họ dự định mua một hệ thống máy bơm nước và thu hoạch của Nhật vào cuối năm 2006 để thay thế hệ thống cũ đã lạc hậu
Máy bơm nước có giá là 400 triệu, máy thu hoạch 200 triệu
Ngoài ra, để có thể vận hành được hệ thống này, doanh nghiệp còn phải tốn 20 triệu đồng để lắp đặt máy và huấn luyện công nhân sử dụng.
• Theo các anh/chị thì tiền đầu tư ban đầu của doanh nghiệp Thanh Hiền là bao nhiêu?
Tuổi thọ kinh tế của dự án đầu tư
• Tuổi thọ kinh tế của dự án là thời gian hoạt động dự kiến của dự án Mặc dù một thiết bị có thể sử dụng trong thời gian rất lâu mới hư, nhưng thông thường, sau khi sử dụng thiết bị một thời gian thiết bị sẽ bị xuống cấp và doanh nghiệp phải tốn nhiều tiền để sửa chữa và bảo dưỡng Chi phí có khi rất cao, đôi khi mua máy mới để sử dụng sẽ có lợi hơn Do đó doanh nghiệp sẽ quyết định bán máy cũ và mua máy mới
• Khoảng thời gian từ khi mua cho đến khi bán đi vì sử dụng không có hiệu quả được gọi là tuổi thọ kinh tế của dự án đầu tư.
• Thông thường khi kết thúc dự án, ta không vứt bỏ tài sản mà vẫn có thể bán được Số tiền thu được từ việc thanh lý các tài sản của dự án khi chấm dứt hoạt động gọi là giá trị thu hồi
Thông thường, giá trị này được quy ước thu vào thời kỳ cuối cùng của dự án.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU HAO
Giá trị tương lai của tiền tệ
Các khoản tiền xuất hiện tại các thời đoạn khác nhau (thường là năm), và để thuận lợi trong tính toán người ta quy ước các khoản tiền này đều xuất hiện ở thời điểm cuối thời đoạn (cuối năm) và chúng tạo thành dòng tiền (Cash flow)
Dòng tiền thường được biểu diễn bằng biểu đồ
• Là báo cáo các dòng tiền mặt thực thu và thực chi trong suốt vòng đời của dự án Phân tích dự án sẽ được tiến hành trên báo cáo dòng tiền
Nguồn thông tin tính toán dòng tiền
• Số tiền phải chi ra lúc đầu (tiền đầu tư ban đầu)
• Số tiền có thể thu được (dòng tiền ròng trong kỳ)
• Khoảng thời gian có thể thu được lợi (tuổi thọ kinh tế của dự án)
• Số tiền có thể thu hồi vào cuối tuổi thọ của dự án (giá trị thu hồi, hay giá trị còn lại của đầu tư ban đầu)
• Số tiền thực thu trong kỳ từ doanh thu bán hàng và các hoạt động khác
• Thực thu từ các khoản phải thu
• Thu từ thanh lý tài sản cố định
• Thu khác (từ trợ cấp, ứng trước của khách)
• Giảm trong tài sản lưu động như giảm tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên liệu,… cuối kỳ so với đầu kỳ)
• Chi đầu tư mua hoặc thuê đất đai, tài sản
• Số thực chi tiền mặt mua nguyên vật liệu, hàng hóa trong kỳ
• Chi bảo dưỡng, bảo trì máy móc, thiết bị
• Chi phí bán hàng, chi phí quản lý được phân bổ trong dự án
• Chi trả thuế và các khoản chi trả trước,…
• Chi phí cơ hội của tài sản
• Tăng trong tài sản lưu động như tăng tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên vật liệu,… cuối kỳ so đầu kỳ
Dòng tiền ròng trong kỳ
• Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá giá trị của một dự án đầu tư Dòng tiền ròng trong kỳ được tính bằng tổng thu tiền mặt trừ cho tổng chi tiền mặt trong kỳ của doanh nghiệp (bao gồm cả tiền thuế)
Lập báo cáo dòng tiền của 1 dự án với số liệu sau:
• Khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm: 100 sản phẩm
• Giá bán 50 triệu đồng/sản phẩm
• Giá thành sản xuất (chưa có khấu hao): 30 triệu đồng/sản phẩm
• Chi phí kinh doanh: 10% doanh thu
• Giá trị đầu tư ban đầu 2000 triệu đồng chia thành 2 năm
• Giá trị thanh lý: 70 triệu đồng (năm thứ 5)
• Giả định doanh nghiệp mua hàng đủ dùng trong từng kỳ, không mua chịu, không bán chịu, không nộp thuế;
• Thời gian của dự án: 5 năm
• Giả định toàn bộ tiền lãi thu được đều được tái đầu tư với cùng mức lãi suất như vốn gốc
• Các dòng tiền phát sinh vào cuối mỗi kỳ tính lãi
• Để so sánh các khoản tiền tại các thời điểm khác nhau nhất thiết phải qui về cùng một thời điểm với cùng một mức lãi suất
Giá trị tương lai của một dòng tiền đơn:
• Lãi suất qua các năm không bằng nhau:
• Lãi suất qua các năm không đổi: r 1 = r 2 = …= r n
Có 1 dự án đầu tư cần đầu tư ngay 1 khoản chi phí là 2 tỷ đồng, sau 5 năm hứa hẹn mang lại số tiền là 3,4 tỷ DN có nên đầu tư không? Biết rằng lãi suất tiền gởi ngân hàng hiện tại là 12%/năm, kỳ tính lãi là 1 năm
• Giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn
Ví dụ 2: Một sinh viên năm 1 muốn có 20 triệu đồng để làm vốn sau khi ra trường (cuối năm 4) thì anh ta phải gởi vào ngân hàng ngay từ đầu năm học thứ 1 là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất ngân hàng là 12%/năm
• Giá trị tương lai của 1 dòng tiền đều: t=
• Giá trị hiện tại của 1 dòng tiền đều: t=
Ví dụ 4: Dự án cần 2 tỷ đồng được chia làm 5 giai đoạn đầu tư bằng nhau trong 5 năm Sau 5 năm dự kiến vốn và lãi thu được là 3,5 tỷ DN có nên đầu tư không? biết rằng lãi suất ngân hàng là 12%/năm, kỳ tính lãi là 1 năm
Ví dụ 5: Một người muốn có số tiền học phí là 20.000USD cho con trai đi du học vào 5 năm sau thì ngay bây giờ mỗi năm ông ta phải gởi tiết kiệm vào ngân hàng là bao nhiêu trong vòng 5 năm? Biết rằng lãi suất tiền gởi USD là 7%/năm
• Ví dụ 6: Giá của 1 căn nhà là 30.000 USD Nếu bán trả góp với lãi suất 10%/năm và thời gian 5 năm thì số tiền mỗi lần góp là bao nhiêu?
• Dòng tiền đều vô hạn = dòng tiền đều kéo dài mãi mãi
• Giá trị hiện tại của dòng tiền đều vô hạn được tính như đối với dòng tiền đều với n=
• Khi đó ta có: PVA = C/r t=
Dòng tiền đều
Nếu dòng tiền tăng trưởng g , lãi suất chiết khấu r (0