1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

mùi cỏ cháy và những kí Ức chiến tranh Ám Ảnh Học văn cô Sương Mai

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mùi Cỏ Cháy và Những Kí Ức Chiến Tranh Ám Ảnh
Chuyên ngành Học Văn
Thể loại Bài Viết
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 455,55 KB

Nội dung

mùi cỏ cháy và những kí Ức chiến tranh Ám Ảnh Học văn cô Sương Mai mùi cỏ cháy và những kí Ức chiến tranh Ám Ảnh Học văn cô Sương Mai mùi cỏ cháy và những kí Ức chiến tranh Ám Ảnh Học văn cô Sương Mai mùi cỏ cháy và những kí Ức chiến tranh Ám Ảnh Học văn cô Sương Mai

Trang 1

18, 20… đó là độ tuổi đẹp nhất của đời người và là thời điểm hầu hết chúng ta đều nỗ lực sống cho riêng mình, sống vì giấc mơ mà mình lựa chọn, hoặc sống để kiếm tìm cho mình một ước mơ

Nhưng có những người, đã để lại tuổi 18 20 của mình mãi mãi ở một nơi xa lạ, đã lựa chọn sống vì những điều lớn lao chứ không cho riêng mình nữa Đó chính là chân dung của những người lính trẻ trong tác phẩm “Mùi cỏ cháy” của đạo diễn Hữu Mười Bộ phim kể lại về sự kiện nổ lửa tại thành cổ Quảng Trị năm 1972 Với những lát cắt chân thực về thời chiến và hình tượng bình dị, gần gũi, đầy xúc động của những nhân vật chiến sĩ - tác phẩm đã giành giải Bông Sen Bạc, Cánh Diều Vàng, và là đại diện phim Việt Nam tham dự Oscar 2013

Dù không gây được ấn tượng tại đấu trường quốc tế, và khách quan mà nói, phim vẫn chưa phải một tác phẩm xuất sắc do kinh phí ít ỏi dẫn tới bối cảnh chưa được trau chuốt, đầu tư và cách kể chuyện có phần đơn giản, an toàn; nhưng “Mùi cỏ cháy” vẫn là một tác phẩm đáng xem - đem tới cơ hội để ta lật mở những trang lịch sử đau thương mà kiêu hùng của dân tộc, để ta xót xa trước những tuổi trẻ chỉ mãi mãi tuổi đôi mươi…

Phim được biên kịch bởi nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm - một trong những người chiến sĩ đã trực tiếp trải qua cuộc chiến Ông viết nên tác phẩm dựa vào trải nghiệm của bản thân và lấy cảm hứng từ câu chuyện của những người bạn thời chiến, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc với cuốn tự truyện “Mãi mãi tuổi 20” Phim nhận được nhiều lời khen về những câu chuyện đầy xúc động, chân thực tại nơi được mệnh danh là “cối xay thịt người” Trong video ngày hôm nay, hãy cùng chúng tớ trò chuyện và phân tích sâu hơn những giá trị nhân văn của tác phẩm này nhé

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 2

Trang 2

1 Những tháng năm không ai sống cho riêng mình

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, ta thấy sự lên ngôi của chủ nghĩa cá nhân - nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do, tự lực bên trong mỗi cá thể - khuyến khích con người sống vì mình và đưa ra những quyết định do chính mình tin tưởng, không chấp nhận sự can thiệp bên ngoài dù là của xã hội, nhà nước hay một thể chế nào đó

Còn trong thời chiến, khi đất nước lâm nguy, những khía cạnh riêng tư dường như đã được gác lại sang một bên, để tập trung vào những câu chuyện lớn - những vấn đề chung của cả dân tộc Hòa bình, độc lập - đó không phải giấc mơ của riêng ai, mà là lý tưởng - là khao khát chung của cả đất nước, của mọi người dân Việt Nam Đó, quả thực là những tháng năm không ai sống cho riêng mình Dẫu bằng cách nào, ta cũng muốn cống hiến cho Tổ quốc, là một phần của đất nước

Câu chuyện tại thành cổ Quảng Trị những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt mà oai hùng, là một minh chứng thật rõ ràng cho điều ấy

Báo Quân đội Nhân dân số ra ngày 9/8/1972 viết: “Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu và sự hy sinh của các anh đã trở thành bất tử Trong 81 ngày đêm, từ ngày 28/6 đến 16/9/1972, Thành cổ Quảng Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng lấy 100 quả bom, 200 quả đạn pháo Mỗi ngày có 1 đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay một đại đội tiến vào thì ngày mai chỉ còn lại vài người sống sót."

Đó là hiện thực đầy đau đớn của 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, là những chất liệu ám ảnh tạo nên khúc tráng ca bất tử 50 năm kể từ ngày ấy, thời gian đã thay đổi nhiều thứ, nhưng có những câu chuyện vẫn cần được kể lại, để người đời sau khắc ghi mãi mãi Bởi quá khứ đâu phải để lãng quên

“Mùi cỏ cháy” thể hiện nỗ lực kể lại “bài ca không bao giờ quên” ấy Phim theo chân 4 anh lính trẻ, mang tên: Hoàng - Thành - Thăng - Long Họ đều đang là sinh viên, vốn quen thuộc với giảng đường, với bút vở, nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ đã gác lại tất cả và chiến đấu hết mình tại Thành cổ Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972

Mỗi người lại có cá tính riêng và sở thích riêng Hoàng học khoa Văn, đam mê viết thơ ca - là người đem tới những vần thơ truyền động lực cho những người lính Thành thì dí dỏm, yêu văn nghệ, thường giả gái hát chèo Thị

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 3

Trang 3nhưng rất trưởng thành, điềm đạm Long đẹp trai, đàn hát hay, mang trái tim đa cảm và khao khát về một tình yêu đầu thật ngọt ngào Có lẽ cũng một phần vì cảm giác hụt hẫng tình cảm trong cậu khi ngay trước khi nhập ngũ, Long nhận tin ba mẹ ly hôn

Họ vẫn giữ cho mình những gì rất riêng như thế, nhưng bé nhỏ và không thường trực, còn nhiều điều đã được gọt giũa đi - để dành cho tình yêu đất nước

Đâu phải họ không khao khát học tập, đâu phải họ không có giấc mơ cá nhân, đâu phải họ không run sợ trước chiến trường khốc liệt - chỉ là, những tháng năm ấy, họ không chọn sống cho riêng mình

2 Chuyến đi không hẹn ngày về

Dẫu với cả bốn chàng trai trẻ, đây đều là lần đầu tiên được đào tạo, huấn luyện để tham gia chiến trận - nhưng họ đâu phải không biết về hai chữ đau đớn ấy Trong thâm tâm, tất cả đều hiểu rằng chuyến đi này lành ít, dữ nhiều Bước vào nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh như sương khói, họ nói về cái chết nhẹ như bẫng - bởi biết nó có thể đến bất cứ lúc nào

Thăng muốn trồng loài cây biểu tượng cho sức mạnh sinh tồn bên cạnh khi mình mất, Long lại muốn chôn cây đàn cùng mình nếu hy sinh nơi mưa bom bão đạn Trong suy nghĩ, họ luôn chuẩn bị cho sự ra đi của bản thân và nói đến cái chết vu vơ trong những cuộc đối thoại đời thường Thời ấy, cái chết không phải điều đáng sợ nhất, vì nó xuất hiện thường trực và đều đặn như một phần tất yếu của cuộc chiến Đâu vinh quang nào mà không phải đánh đổi Và quả thực, rất nhiều người lính ra đi năm ấy, đã mãi mãi không bao giờ trở về

“Đò lên Thạch Hãn ơi…chèo nhẹ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”

Trong 4 người lính trẻ hẹn nhau ngày toàn thắng, ra đi với một nụ cười tươi rói trên môi, cuối cùng, chỉ còn lại một mình Hoàng trở về với nỗi day dứt đến ám ảnh Còn Thành, Thăng, Long … đều đã để lại tuổi trẻ của mình nơi ấy Ngày đầu ra quân, họ chụp cùng nhau bức ảnh ở công viên Thống Nhất, hẹn ngày toàn thắng sẽ quay về chụp tiếp và lúc đó sẽ trả tiền cho bác thợ ảnh Nhưng ai biết, lời hẹn đó mãi mãi, chỉ còn thuộc về một ngày quá vãng mà thôi

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 4

Trang 4Phim nỗ lực khắc họa những lát cắt bi thương của chiến tranh thông qua nhiều hình ảnh chân thực Đó là dòng sông nhuộm đỏ máu Đó là những trận mưa bom liên tiếp từ quân thù Đó là cảnh những người lính phải gạt nước mắt - tự đào hố chôn đồng đội của mình, vậy mà nấm mồ vừa được đắp xong đã bị một quả đạn pháo hất tung Đó còn là biết bao người lính đã không bơi qua được sông hoặc trúng bom giữa dòng nước, để rồi “đáy sông còn đó bạn tôi nằm”, cô đơn, bơ vơ và lạnh lẽo

Đơn vị có 107 người, qua sông chỉ còn 49 - Long lên bờ không giữ được bình tĩnh do quá hoảng loạn, lao ra giữa làn đạn, hy sinh, vậy là còn 48… Hình ảnh dòng sông chất đầy xác lính trẻ, quả thực ám ảnh đến đau xót Nhân vật Thăng cũng đã mất ở dòng sông này Anh bị trúng đạn và hy sinh khi đang nối lại đường dây liên lạc bị đứt

Càng về cuối trận đánh, quân VNCH càng đẩy mạnh tấn công nhằm đạt mục tiêu cắm cờ chiến thắng trên thành cổ, đẩy ta vào thế yếu trong cả chiến trường ngoại giao khi Hội nghị Paris sắp diễn ra Khi quân mình đang yếu dần, Thành lao tới dùng đầu lưỡi lê của khẩu AK 47 đã hết đạn để tiêu diệt tên lính đang cầm cờ ba sọc, và ngay sau đó anh cũng trúng đạn hy sinh Đầu phim, họ chụp ảnh với bức tượng cô gái đọc sách ở công viên Hoàng nằm mơ cô gái báo mộng, nhắc họ ngày toàn thắng chụp lại một bức tử tế Bức tượng ấy, có lẽ chính là tượng trưng cho những lời hẹn ước chẳng bao giờ thành của những tháng năm ấy; cho tình bạn tinh khôi nghịch ngợm của họ thuở nào Đó cũng là một nhân chứng có linh hồn cho chặng đường của họ Có lẽ cũng vì thế: Cứ mỗi lần một chàng trai hy sinh, bức tượng lại thêm một lần rỉ máu …

Những cái chết nối nhau đau đớn, những người lính cứ dần dần ngã xuống khói bụi Thành cổ Ngoài những nhân vật ta biết tên, còn biết bao chiến sĩ vô danh khác cũng đã cống hiến cho đất nước bằng tất cả những gì họ có

Viết về sự kiện này, một tờ báo Mỹ từng chia sẻ: “Kỉ luật, lý tưởng và tinh thần

coi thường cái chết đã kết hợp với nhau như thế nào mà khiến các chiến sĩ Việt cộng vẫn xông lên dưới mưa bom B52?” Không có một câu trả lời chính xác, cũng

không có nhà nghiên cứu nào của Mỹ đi đến một giải thích đầy đủ Những cựu chiến binh năm xưa của ta thì lý giải, đó là tình yêu nước, là chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Khi tình yêu Tổ quốc đủ lớn, cái chết cũng nhẹ nhàng như một đợt sóng vỗ rồi hòa tan vào dòng nước chảy

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 5

Trang 5

3 Chân dung của những người lính trẻ

Là một tác phẩm cố gắng khắc họa chân thực những đau thương thời chiến, nhưng cái “bi” của “MCC” không phải bi lụy, mà là vẻ đẹp bi tráng, hào hùng Đời lính, chất lính cũng được khắc họa một cách giản dị, khiến câu chuyện dẫu xót xa nhưng vẫn có những khung hình thật hài hước Trước đây, đã có thời nghệ thuật Cách mạng không nhắc tới những khía cạnh riêng tư, bé nhỏ bên trong những người lính Văn học chỉ xây dựng những người lính anh dũng, bất khuất, mạnh mẽ, can trường Còn nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn, cảm giác sợ hãi, hay cả nỗi khao khát về tình yêu - tất cả đều được chôn giấu, để không làm người lính chùn bước trên con đường họ đã chọn

“MCC” không chịu áp lực đó, vì thế có cơ hội thoải mái khắc họa một cách chân thực về những điều rất đời xoay quanh những anh lính trẻ Kể cả những phút yếu đuối rất đỗi thật thà Và cả những khoảnh khắc đời thường vô tư như trốn ngủ để buôn chuyện, đọc thơ, hát chèo, tắm truồng cho nhau, chọc phá nhau như những đứa trẻ Trong balo của họ còn là những chú ve, những chú dế với thanh âm trong trẻo Tâm hồn họ vẫn tinh khôi đến vậy Ở độ tuổi ấy, họ cũng bắt đầu để ý đến phái nữ, có những khao khát tình yêu của riêng mình

Trong một lần đóng quân ở nhà dân, chàng Long bảnh trai đã có những kỉ niệm ngọt ngào với một cô thiếu nữ Nhưng tiếng yêu còn chưa kịp trao, lệnh chuyển quân đã tới Họ bùi ngùi chia tay nhau khi những xúc cảm chỉ vừa mới được chớm nở

Cuối cùng thì, Long đã không giữ được lời hứa của mình Khi anh mất, chiếc khăn tay cô tặng thấm máu, chiếc đàn guitar đã bị thiêu rụi, tấm rèm anh lấy từ nhà đi vì muốn mang theo một phần ấu thơ lúc ba mẹ còn hòa thuận - đó là ba điều quý giá nhất, đã được chôn cùng anh…

Có biết bao nhiêu những câu chuyện tình xót xa như vậy trong thời chiến Biết bao người vợ chờ mãi mà chồng không về… Biết bao tiếng yêu mãi chỉ còn trong ước vọng Chiến tranh đã gieo rắc đau thương lên cả những người

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 6

Trang 6ra tiền tuyến và những người ở hậu phương, để lại nỗi đau chẳng bút nào tả

nổi

Họ còn được khắc họa là những người lính giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương lẫn nhau Hơn thế, họ còn biết thương cả quân thù Chi tiết họ ngẩn ngơ nhìn bức ảnh chụp mẹ của kẻ địch, và cùng nhau chôn xác lính ngụy, dù chỉ xuất hiện với thời lượng ngắn ngủi, nhưng lại cho ta thêm hiểu - thêm yêu những người lính ấy

Bên cạnh đó, nỗi nhớ nhà cũng được khắc họa thật tinh tế Không nhớ nhà sao được, khi với đa phần trong số họ, đây là chuyến đi xa đầu tiên dài ngày đến thế Lại là chuyến đi chẳng dám hứa ngày về

Chi tiết Thăng viết thư cho mẹ khi biết mình sẽ không thể sống sót trở về Cả tiếng gọi “Mẹ ơi” của Thành lúc cậu ngã xuống giữa chiến trường xa lạ phủ đầy mùi khói thuốc… Có lẽ, khao khát của họ lúc này chỉ là được bé lại trong vòng tay mẹ cha, hoặc được ôm người thân một lần cuối, mà nói lời vĩnh biệt

Họ - những con người chân thành, vô tư, quả cảm, lạc quan, yêu thơ ca Những người anh hùng không ai nhớ mặt đặt tên ấy, đã làm nên đất nước của ngày ấy, của hôm nay, và của mai sau

Có một chi tiết cũng rất xót xa ở đoạn cuối của tác phẩm, đó là cuộc tái ngộ giữa đại đội trưởng Phong - người đã dẫn dắt Hoàng Thành Thăng Long những ngày mới vào quân ngũ, với Hoàng - anh lính trẻ duy nhất còn sống sót Khi ôm Hoàng, người đội trưởng khó tính, nghiêm nghị ấy đã nói: “Đừng oán tớ nhé”

Lời nói ấy sao mà xót xa đến vậy Sự hy sinh của những người lính trẻ, cũng là nỗi đau của người chỉ huy Sao có thể oán trách, khi có đau thương ấy - mới có ngày độc lập toàn thắng rạng rỡ vào tháng 4 năm 1975 hào hùng… Những ngày 18 đôi mươi đẹp nhất cuộc đời, họ cũng đã sống và chết thật đẹp biết bao

Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ

Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ [ ]

Chúng tôi đi không tiếc đời mình

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 7

Trang 7

Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc?

Ngọn cỏ chính là biểu tượng của những người lính trẻ ấy Tinh khôi, trong trẻo, sắc - dày - yếu mềm - và mãnh liệt Nhan đề bộ phim: “Mùi cỏ cháy” - có lẽ cũng ẩn dụ cho việc đặt tuổi trẻ vào thử thách, vào khói lửa Đó là chất xúc tác để bùng lên ngọn lửa rực rỡ bất tử trong trái tim mỗi người

Dẫu nhìn tổng thể, bộ phim còn nhiều điểm chưa thực sự thuyết phục, nhưng tác phẩm vẫn tái hiện được không gian của tuổi trẻ vô tư và cống hiến Không gian ấy mang theo lý tưởng mà nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vẫn ấp ủ:

“Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy Gặp lại mùi cỏ cháy suốt thời trai

Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài Cái vùng đất không tiếng gà cất gáy Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn”

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Ngày đăng: 12/09/2024, 20:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN