1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai

13 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tài liệu ôn tập
Năm xuất bản 2025
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 572,79 KB

Nội dung

Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai Ôn tập cánh diều học văn cô Sương Mai

Trang 1

Trang 1

KHOÁ LUYỆN THI TOÀN DIỆN NGỮ VĂN 2025

HỖ TRỢ ÔN THI HKII LỚP 11 BỘ SÁCH CÁNH DIỀU

A ÔN TẬP TRI THỨC NGỮ VĂN 1 Bi kịch:

Theo em, trong đời sống bình thường, em hiểu “bi kịch” là gì?

➔ Bi kịch là những câu chuyện không như ý nguyện của con người, làm

ta cảm thấy đau đớn, rơi vào tình huống bần cùng, khó khăn, chưa tìm được cách giải quyết

➔ Nếu xét theo phương diện không gian của đời sống bình thường, không có khái niệm chính xác nào cho “bi kịch” bởi với mỗi người, với lăng kính trải nghiệm riêng tư của mình, sẽ có cho bản thân một định nghĩa

a Thể loại bi kịch và các yếu tố của bi kịch: Điền vào chỗ trống:

- Bi kịch thuộc thể loại _KỊCH_, mang đầy đủ đặc điểm của thể loại này

Bi kịch lấy cảm hứng chủ yếu từ nỗi đau của con người, khắc hoạ những giằng xé, những thương cảm, bất hạnh của nhân vật để làm cho người xem, người đọc cảm thấy day dứt, trăn trở, xúc động

→ Khi đối diện với thể loại bi kịch, các bạn cần chú ý tới nỗi đau của nhân vật

- Nhân vật chính trong bi kịch là những nhân vật có phẩm chất, năng lực vượt trội, có khát vọng và lý tưởng đẹp đẽ nhưng lại đối đầu với mâu thuẫn, xung

đột khó có thể hoá giải hoặc xuất phát từ bản thân mình (sự va chạm giữa

những mong muốn, những giá trị mà bản thân theo đuổi) + Xung đột giữa nhân vật với hoàn cảnh

+ Xung đột giữa nhân vật với những người xung quanh + Xung đột bên trong chính nhân vật

=> Chấp nhận sự trả giá hoặc cái chết như một điều tất yếu

- Xung đột kịch:

Xung đột kịch là những tình huống mâu thuẫn được đẩy lên cao trào, đòi

hỏi các nhân vật phải đưa ra lựa chọn để hành động hoặc thay đổi nhận thức của bản thân

Các kiểu xung đột kịch: • Xung đột bên ngoài: Xung đột giữa thiện và ác, giữa khát khao hoài bão

và hiện thực phũ phàng, tàn nhẫn

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 2

Trang 2 • Xung đột bên trong: Xung đột giữa lương tâm và hành động, giữa các

thái cực tâm lý bên trong nhân vật

- Khả năng thanh lọc của bi kịch: (làm tâm hồn ta hướng thiện)

Thông qua nỗi đau của các nhân vật trong bi kịch, người đọc cảm thấy xót xa, đồng cảm với họ; từ đó khơi dậy niềm yêu thương cái thiện, khao khát đấu

tranh để chống lại cái xấu, cái ác → Từ đó, người cảm thụ có thể hoàn thiện

nhân cách của mình

 Được phản chiếu thông qua tâm hồn của cá nhân người tiếp nhận Mỗi người có thể sẽ tìm thấy những thông điệp khác nhau khi theo dõi cùng một tác phẩm

b Bi kịch trong văn học nói chung: (Mở rộng)

“Bi kịch” là một cảm hứng văn chương bắt nguồn từ sự mâu thuẫn, xung khắc giữa các giá trị: cái xấu >< cái đẹp; cái ác >< cái thiện; giữa khát khao hoài bão giàu lý tưởng với hiện thực phũ phàng, đau đớn

➔ Nếu bắt gặp đề phân tích “bi kịch” trong một đoạn trích truyện, các bạn sẽ phân tích những mâu thuẫn, xung khắc giữa các giá trị trong đoạn trích ấy

2 Văn bản nghị luận

Nghị luận là gì?

Bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, ý kiến về một vấn đề nào đó (có thể là vấn đề đời sống, văn học, …) theo một hệ thống lập luận có tổ chức

Luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng trong văn bản nghị luận?

- Luận đề: Là nội dung bao quát mà văn bản nghị luận đề cập tới - Luận điểm: Là phần triển khai chi tiết, làm rõ cho luận đề

- Lí lẽ: Là quá trình người viết diễn giải, lập luận, phân tích để làm sáng tỏ quan điểm, góc nhìn mà bản thân lựa chọn

- Dẫn chứng: Những ví dụ minh họa để quan điểm của bản thân trở nên sinh động, thiết thực, xác đáng (Trong NLVH: dẫn chứng sẽ là tác giả, tác phẩm văn học; Trong NLXH: dẫn chứng sẽ là người thật, việc thật)

3 Đặc điểm ngôn ngữ trong văn học a Văn học là nghệ thuật ngôn từ: (mở rộng)

“Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 3

Trang 3

Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ngôn ngữ

Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là một người phát triển ra

ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy họ sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và

kích thước Có vốn mà không biết sử dụng thì chỉ như nhà giàu giữ của Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải để đúng vị trí của nó Văn phải linh hoạt, văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp.”

- Mỗi một môn nghệ thuật đều sử dụng một chất liệu riêng để xây dựng hình tượng: âm nhạc thì là giai điệu, âm thanh, hội họa là đường nét và màu

sắc; điêu khắc là hình khối và đường nét → Chất liệu văn học: ngôn từ

- Không phải mọi tác phẩm bằng ngôn từ đều là văn học, chỉ tác phẩm

nào dùng các phương tiện và biện pháp tu từ để tạo ra những hình tượng

nghệ thuật thì đó mới là tác phẩm văn học b Sự khác nhau giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ văn học

- Ngôn ngữ đời sống: Mộc mạc, giản dị, là nguyên liệu cho ngôn ngữ văn học – nhưng người nghệ sĩ không thể “bê nguyên” những ngôn ngữ ấy vào tác phẩm của mình → Người cầm bút phải “gọt đẽo” lại những nguyên liệu của đời sống để tạo nên tác phẩm của mình

- Ngôn ngữ văn học: Là ngôn ngữ đời sống được nhà văn nhào nặn, sáng

tạo, tinh luyện > có tính thẩm mỹ

c Đặc điểm của ngôn ngữ văn chương: - Ngôn ngữ văn chương có tính thẩm mỹ:

Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học sẽ được nhà văn chọn lọc và gọt đẽo cẩn thận từ những chất liệu thô sơ của đời sống, khoác lên cho tác phẩm của mình

một màu áo riêng biệt, sáng tạo, độc đáo, mang “vân chữ” của riêng mình (cá

tính sáng tạo riêng của người cầm bút thể hiện qua ngôn ngữ của họ)

- Ngôn ngữ phải mang tính hàm súc, đa nghĩa: + Hàm súc: Sự cô đọng, súc tích, ngắn gọn của ngôn ngữ

+ Đa nghĩa: Ngôn ngữ không chỉ được hiểu theo lớp nghĩa bề mặt, mà còn có những lớp nghĩa ẩn sâu đằng sau hình hài của ngôn từ

VD: Mùa xuân trong văn chương không chỉ là mùa đầu tiên trong năm, nó còn có thể là thanh xuân, là tuổi trẻ, là niềm hy vọng, là tình yêu, là hành trình mới, …

→ Ở một góc độ nhất định, tính đa nghĩa chính là hệ quả của tính hàm súc Để viết được một cách cô đọng, hấp dẫn, nguwofic ầm bút cần tận dụng khả năng biến đổi ngữ nghĩa của từ

- Ngôn ngữ văn học mang tính biểu cảm:

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 4

Trang 4 + Do bản chất của văn học là lĩnh vực của cảm xúc (khai thác từ chính tâm hồn của những người nghệ sĩ) nên ngôn ngữ trong văn chương cũng cần giàu tình cảm

+ Ngôn ngữ văn học có tính truyền cảm; làm cho độc giả cùng vui, cùng buồn, cùng nhớ nhung, cùng tuyệt vọng vụn vỡ… như chính những gì mà người cầm bút đang biểu hiện → Ngôn ngữ nghệ thuật sẽ tạo nên sự giao hòa giữa những tâm hồn, tạo thành điểm “chạm” giữa độc giả và tác giả

+ Ngôn ngữ có khả năng khơi gợi trí tưởng tượng và đánh thức “sự giàu có” trong những giác quan của độc giả

- Ngôn ngữ văn chương mang tính hình tượng:

Ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật Nhờ khả năng gợi hình ảnh, âm thanh của ngôn ngữ mà độc giả có thể hình dung một cách cụ thể, sống động về những cảnh tượng tự nhiên, xã hội, con người, … → chạm vào tư tưởng của người nghệ sĩ

Tính thẩm mỹ Tính hình tượng Tính biểu cảm Tính đa nghĩa

Ý nghĩa Là đặc điểm xuyên

suốt của ngôn ngữ văn học, thể hiện rằng văn học là sự sáng tạo ngôn ngữ một cách độc đáo

Là đặc điểm cần có của văn học, thể hiện khả năng phản ánh cuộc sống của ngôn từ

Là đặc điểm góp

người đọc dễ dàng cảm thụ, đồng cảm với tác phẩm văn học

Là đặc điểm làm nên sự cá biệt, sự độc đáo giữa tác phẩm này và tác phẩm khác; cũng như khơi gợi sự sáng tạo của quá trình tiếp nhận Đặc điểm - Dùng ngôn ngữ

điêu luyện, chuẩn xác

- Kết hợp các thủ pháp nghệ thuật để làm cho diễn đạt trở nên lôi cuốn, hấp dẫn

- Sự hoà hợp giữa các cấu trúc ngữ pháp, các yếu tố tượng hình, tượng thanh của từ ngữ

- Khả năng tái hiện những sự vật hiện tượng độc đáo trong đời sống Khả năng mô phỏng tâm lý, tình cảm của con người

- Cách diễn đạt giàu hình ảnh, vừa chính xác, lại vừa hàm súc, đa nghĩa

- Khả năng sử dụng ngữ âm, ngữ điệu của từ và câu một cách độc đáo - Sử dụng các từ vựng chuẩn xác, có tính biểu thái cao

( )

- Sử dụng từ hàm súc, cô đọng nhưng mỗi từ ngữ lại gợi nên nhiều tầng nghĩa khác nhau - Sử dụng thuần thục các kiểu diễn đạt mang tính khơi mở tư duy người đọc

- Sử dụng nhiều các biện pháp nghệ

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 5

Trang 5

phép tu từ

Tài liệu đọc thêm về ngôn ngữ văn học:

- Ngôn ngữ văn học mang tính cá thể:

Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, vì vậy nhà văn phải thể hiện được cá tính sáng tạo riêng của mình thông qua con chữ, văn học lấy ngôn

ngữ làm chất liệu chính, sáng tạo ngôn ngữ là điều kiện hàng đầu ngôn ngữ phải có tính cá thể hóa Chính tính cá thể hóa tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật

những sáng tạo mới lạ không trùng lặp

=> Ngôn ngữ văn học sẽ thể hiện rõ tư duy nghệ thuật, cá tính sáng tạo, phong cách riêng của mỗi tác giả

- Tính đa nghĩa của ngôn ngữ văn học:

ý nghĩa mỉa mai, châm biếm)

khác nhau Mượn sự vật này để làm nảy sinh ý nghĩa của sự vật kia

để biểu hiện một quan niệm của sự vật nào đó, ý nghĩa tượng trưng khó nắm bắt

Nghĩa ở ngoài lời: là nghĩa xuất hiện ở chỗ trống, nghĩa mà mặt chữ không biểu hiện để bạn đọc tự liên tưởng và cảm nhận

+ Nội dung: Sự tổ chức cao đã giải phóng tính hình tượng của ngôn từ để

tạo dựng một ý lớn ngoài lề tạo thành một chỉnh thể hình tượng mới mẻ

+ Hình thức: Sự tổ chức cao đã biến lời nói tự nhiên thành lời văn, lời thơ

có thể tạo nên hình ảnh giúp người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp của các phương tiện, các phương thức nghệ thuật

- Tính vạn năng và tính phổ thông của ngôn ngữ văn chương:

Tính vạn năng:

• Văn chương có khả năng phản ánh chiều rộng của phạm vi hiện tượng đời sống, phản ánh không có giới hạn về phạm vi hiện thực trong văn chương

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 6

Trang 6 • Chiều sâu của sự phản ánh: Tính vạn năng còn được thể hiện ở chỗ khả

năng phản ánh chiều sâu hiện thực bức tranh hình tượng văn chương thực sự là bức tranh của không gian 3 chiều: cao-sâu-rộng

• Phương diện vô hình tâm tưởng: Tính vạn năng còn ở chỗ văn chương phản ánh được thế giới của cảm xúc nội tâm suy nghĩ tâm trạng của con người

Tính phổ thông

• Về mặt sáng tác: hầu như người nào cũng có thể làm được vài câu thơ • Về mặt truyền bá văn chương: truyền bá rất dễ dàng nhưng lại thâm

nhập sâu vào bạn đọc • Về mặt tiếp nhận: Bất kì ai cũng có thể tiếp nhận văn chương ở các mức

độ khác nhau

B THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Tự luyện tập sau đó xem file đáp án và tham khảo thêm video gợi ý, hướng dẫn từ anh Minh Huy:

Chỉ ra lỗi thành phần câu và nêu cách sửa phù hợp

1 Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên

2 Việt Nam, đất nước của những con người anh hùng, của những bài ca bất diệt, những điệu hát câu hò thắm đượm tình quê

3 Sự xả thân vì đại nghĩa để chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc 4 Chương trình ca nhạc ngoại quốc nổi tiếng ấy chỉ chiếu duy nhất ở Việt Nam trên đài VTV

5 Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời nơi theo

6 Ðể làm nổi bật lên hình ảnh cao quý và đẹp đẻ của người Nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người chiến sĩ đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc

7 Bài thơ trên chúng ta thấy tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện rất rõ qua các câu hỏi tu từ

8 Anh ấy đóng cửa lại, từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà 9 Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt

10 “Người lái đò sông Đà” - một áng văn bất hủ về miền núi Tây Bắc

A LUYỆN VIẾT

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 7

➔ Câu chủ đề nêu luận điểm chính (nêu quan điểm của bản thân về VĐNL mà đề bài đang đề cập)

• Đề sẽ hỏi cụ thể về một khía cạnh nhỏ của VĐNL chứ không đưa ra một “bức tranh” quá lớn → cần đưa ra luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng tập trung vào khía cạnh đó

Hệ quả: (với cá nhân, với đời sống, với sự phát triển xã hội, …)

+) Tích cực +) Tiêu cực

➔ Có những vấn đề có cả 2, nhưng có những vấn đề chỉ có 1 trong 2 hệ quả nổi bật

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 8

Trang 8

Giải pháp (với cá nhân, từ phía gia đình – nhà trường – xã hội, …) Liên hệ bản thân (rút ra một bài học thông điệp có ý nghĩa cho riêng mình – nên để xuống kết bài)

Trong bài văn phải có dẫn chứng thực tế

Dẫn chứng người thật, việc thật (cá nhân, sự kiện, chương trình, tổ chức, số liệu, …)

Nên lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu, có mức độ lan tỏa, ảnh hưởng cao → Tăng tính thuyết phục

VD nếu lấy dẫn chứng cá nhân: “Danh xưng cụ thể” của dẫn chứng + kết nối của dẫn chứng với VĐNL + thành quả của dẫn chứng

Doanh nhân A/Bác sĩ B/Chuyên gia tâm lý C/Cầu thủ D/… → cụ thể hóa lĩnh vực mà dẫn chứng cống hiến

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 9

Trang 9

KIỂU BÀI 2: VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM KỊCH

Đọc, phân tích ngữ liệu và sau đó rút ra dàn ý cho kiểu bài

Bài văn tham khảo:

Lưu Quang Vũ là một tài năng xuất sắc của văn học nghệ thuật hiện đại Việt Nam với thành công nhiều lĩnh vực: viết văn, làm thơ, soạn kịch Ông được mệnh danh là hiện tượng kịch trường của sân khấu kịch lúc bấy giờ với các kịch bản sáng tạo, vẫn còn mang giá trị cho đến tận bây giờ Kịch của Lưu Quang Vũ dữ dội, gay gắt, đanh thép, phản ánh nhịp sống mới của đất nước và quá trình con người khám phá chính mình để vươn đến cuộc sống toàn vẹn, tốt đẹp “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một trong những vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ, được sáng tác năm 1981 và công diễn lần đầu năm 1984 Lấy cảm hứng từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã phát triển, gửi gắm nhiều thông điệp mang tính triết học, giáo dục cao đến cho bạn đọc, phù hợp với nhu cầu đổi mới của xã hội bấy giờ Đoạn kịch thuộc chương VII và đoạn kết của vở kịch, nổi bật hơn hết chính là bi kịch của Trương Ba trong cuộc sống không phải là của mình qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

Bi kịch là trạng thái tiêu cực khi những khát vọng, hoài bão bị cản trở, dập tắt, mâu thuẫn với hiện thực, khiến con người đau khổ, bế tắc Trương Ba - một người làm vườn hiền lành cũng đã rơi vào bi kịch khi bị chết oan do sự tắc trách của Nam Tàu, Bát Đẩu Tiên cờ Đế Thích đã sửa sai bằng cách để hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt Nhưng được sống lại, Trương Ba không những không hạnh phúc mà còn gặp nhiều phiền toái, ông dần bị tha hóa, không còn là mình nữa, khiến ông chán ghét và mong muốn cái chết hẳn để được là chính mình Màn đối thoại giữa hồn và xác chính là một trong số những xung đột gay gắt của đoạn kịch, thể hiện những quan niệm tiến bộ về mối quan hệ hữu cơ giữa vật chất và tinh thần

Trong thân xác của anh hàng thịt, Trương Ba bày tỏ thái độ chán ghét, lo sợ, mong muốn tách ra khỏi xác trong đoạn độc thoại đầu tiên của đoạn kịch Ở trong thân xác xa lạ, Trương Ba không còn là mình nữa, ông ăn những món ăn phàm tục, thích chặt thịt, có cảm xúc với cô vợ hàng thịt Ông bị đám tuần trưởng hạnh họe, con cái không tôn trọng Đau khổ tuyệt vọng, Trương Ba không chấp nhận cuộc sống thế này Ông “ngồi ôm đầu một lúc” rồi “đứng vụt dậy”, tâm trạng bồn chồn, lo lắng, sau đó ông quả quyết bày tỏ sự chán chường, thậm chí sợ hãi, ghê tởm thể xác: “Không, ta không thể sống như thế này mãi”, “Nếu như linh hồn ta có hình thù riêng nhỉ, có thể tách ra khỏi cái thân xác này dù chỉ là một lúc” Linh hồn muốn được tách khỏi xác để tồn tại độc lập, đó là một điều phi lý, dẫn đến sự sai lầm ngay từ ban đầu của Trương Ba

Bắt đầu màn đối thoại, hồn Trương Ba và xác hàng thịt tách ra khỏi nhau và cùng tranh luận về vấn đề chính: “Hồn có bị phụ thuộc vào xác hay không?”,

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Trang 10

Trang 10 và cả hai người đều rất quan tâm đến việc: “Liệu hồn có thể tách ra khỏi xác hay không?” Về vấn đề này, hồn Trương Ba bày tỏ mong muốn được rời khỏi thể xác phiền toái: “Nếu linh hồn ta có hình thù riêng nhỉ, có thể tách ra khỏi cái thân xác này dù chỉ là một lút” Nhưng xác thịt bỗng đáp lại bằng một giọng điệu hết sức mỉa mai: “Vô ích Cái linh hồn bé nhỏ tội nghiệp của ông Trương Ba kia ơi Ông không tách ra khỏi tôi được đâu” Lời nói của xác khiến hồn giật mình, bất ngờ vì nhận ra bản thân không chỉ tồn tại một mình mà còn có một lời nói khác đang độc lập phản biện Không chịu thừa nhận, hồn Trương Ba ra sức phủ định: “Nói láo! Mày không có tiếng nói…Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có cảm xúc, không có tư tưởng” Không chỉ có vậy, hồn còn ra sức khẳng định giá trị của mình bằng ba từ mà hồn vô cùng tự hào: “trong sạch”, “nguyên vẹn”, “thẳng thắng”, chứng tỏ linh hồn luôn nằm ở thế cao hơn thân xác phàm tục Đáp lại với lý lẽ của hồn, xác đã nhanh chóng phủ định lại điều đó: “Khi ông đã tồn tại nhờ tôi, chiều theo những ham muốn của tôi, mà còn tự nhân mình là trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắng?” Xác thịt đã đúng khi cho rằng linh hồn không thể toàn vẹn nếu như ở trong thể xác phàm tục, giữa xác và hồn có một sợi dây liên kết, cộng hưởng, mắt xích với nhau Hồn thực chất chỉ tồn tại qua một biểu hiện, bị chi phối mạnh mẽ bởi mong muốn của thân xác, cho nến hồn không thể tách ra khỏi xác để tồn tại độc lập Ở vấn đề đầu tiên, phần lợi thế nghiêng về xác hàng thịt

Tiếp tục vấn đề tranh cãi, hồn và xác cùng đưa ra những quan điểm về việc: “Xác có tiếng nói hay không?” Hồn quả quyết phủ định: “Mày không có tiếng nói, mày chỉ là cái thân xác âm u, đui mù” Mà nếu như có, thì hồn cũng ngay lặp tức xếp nó vào hàng thứ tiếng nói thấp kém mà bất kì con thú nào cũng có được Xác thịt ngược lại khẳng định bản thân có tiếng nói, không chỉ không phủ nhận mình thấp kém, mà còn cố tình liệt kê thêm sự “hấp dẫn” của cái thấp kém đã tha hóa linh hồn như thế nào: “Sao ông không kể tiếp đi?”, “âm u đui mù nên có sức mạnh lắm khi lấn át cả linh hồn cao khiết của Trương Ba” Xác đã chỉ ra một cách mỉa mai, khinh bỉ những thay đổi của Trương Ba Trương Ba dần lâng lâng trước những món ăn phàm tục “tiết canh, cổ hủ, khấu đuôi”; bắt đầu có cảm xúc với cô vợ hàng thịt: “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng bừng…đêm đó, suýt nữa thì”; ông cũng đã thay đổi trở nên thô bạo với con cái: “Nhờ tôi mà ông mới tát thằng con tóe máu mồm máu mũi” Lý lẽ của xác ti tiện, nhưng đều là những điều mà linh hồn “cao khiết” của Trương Ba tự tay làm, tự tay thỏa hiệp: “Để thỏa mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự chút đỉnh gì”

Trương Ba bị những lời lẽ khó nghe ấy làm cho đuối lý, tức giận nhưng cũng vô cùng bối rối, bế tắc Trương Ba vẫn ra sức phủ định xác: “Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở nên tàn bạo” Nhưng xác thịt ở thế chủ động đã dập tắt

NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi NNNNNNNNNNNNNNNNN https://www.facebook.com/tailieukhoahocmappi

Tài Liệu Được Chia Sẻ Bởi Fanpage: Tài Liệu Khóa Học Mappi

Ngày đăng: 12/09/2024, 20:38

w