Với tỉ lệ người dùng TikTok không ngừng gia tăng, sự ảnh hưởng của TikTok với giới trẻ ngày càng quan trọng, TikTok là một chủ đề truyền thông dẫn đầu và tạo xu hướng, tốt hoặc xấu… như
Trang 1-
TÔ THỊ BÍCH LOAN
CÁCH THỂ HIỆN HÌNH ẢNH TIKTOKER VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ (Khảo sát nội dung về TikToker trên Báo Tổ Quốc
và Thể thao & Văn hoá năm 2022 - 2023)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TÔ THỊ BÍCH LOAN
CÁCH THỂ HIỆN HÌNH ẢNH TIKTOKER VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ (Khảo sát nội dung về TikToker trên Báo Tổ Quốc
và Thể thao & Văn hoá năm 2022 - 2023)
Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 8320101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS TỪ LÊ TÂM
TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Từ Lê Tâm Các số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây
Tác giả luận văn
Tô Thị Bích Loan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Thời gian học Cao học ngành Báo chí học, tôi đã được học rất nhiều kiến thức từ các thầy, cô giáo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh Tôi xin gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo
Trong đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Từ Lê Tâm – Giảng viên hướng dẫn tôi thực hiện luận văn thạc sỹ Nhờ có cô Tâm đồng hành, chỉ dạy và động viên tôi mới có thể thuận lợi hoàn thành nghiên cứu này Trong quá trình làm việc cùng cô, tôi học được một tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, tỉ mỉ và thái độ làm việc hết mình Hơn nữa, cô là người truyền cảm hứng mạnh mẽ cho tôi với định hướng theo đuổi nghiên cứu học thuật trong tương lai
Tôi cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ dựa, tin tưởng và ủng hộ chặng đường học tập của tôi
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định Tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn
TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Tô Thị Bích Loan
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu 8
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 11
5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 12
6 Đóng góp của đề tài 12
7 Bố cục của luận văn 13
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH THỂ HIỆN NỘI DUNG TIKTOKER TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 14
1.1 Cơ sở lý luận về lý thuyết khung và cách thể hiện nội dung TikToker trên báo điện tử 14
1.1.1 Lý thuyết đóng khung trong nghiên cứu báo chí 14
1.1.2 Khái niệm và lịch sử nghiên cứu về TikTok và TikToker 22
1.2 Phương pháp luận về khung và phân tích khung qua nội dung báo chí 30
1.2.1 Xác định phương pháp luận 30
1.2.2 Mẫu nghiên cứu 36
1.2.3 Thiết kế nghiên cứu 38
1.2.4 Giải thích các biến 41
1.3 Tiểu kết Chương 1 45
Trang 6CHƯƠNG II: HÌNH ẢNH TIKTOKER VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 47
4 Hướng phát triển nghiên cứu trong tương lai 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
PHỤ LỤC 133
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Năm 2012, ByteDance đã phát triển ứng dụng mạng xã hội chia sẻ video TikTok Vào năm 2023, TikTok có hơn 1,6 tỷ người dùng trong đó 1,05 tỷ là người dùng hoạt động hàng tháng (Ruby, 2023) Chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam từ cuối tháng 4/2019, theo báo cáo được công bố của We Are Social vào 01/2021, TikTok là nền tảng mạng xã hội chiếm 47,6% tỉ lệ người dùng tại Việt Nam Trong báo cáo, tháng 01/2023 We Are Social thống kê có 49,86 triệu người Việt Nam dùng TikTok từ 18 tuổi trở lên, là mạng xã hội chiếm tỉ lệ 77,5% người dùng Trong vòng hai năm tỉ lệ người dùng TikTok đã tăng lên đến 29,9%
TikTok là một trong những mạng xã hội phân biệt độ tuổi giữa già và trẻ Mặc dù sức hấp dẫn của nó không chỉ giới hạn ở những người dùng trẻ tuổi, nhưng đây là một nền tảng dành cho thế hệ gen Z vì định dạng video ngắn do các TikToker sáng tạo rất phù hợp với nhu cầu giải trí của giới trẻ hiện nay, trong khi nhiều người dùng lớn tuổi gặp khó khăn để thích ứng (Išoraitė, 2022) Hàng triệu thanh thiếu niên từ 15 tuổi trở lên dành trung bình 91 phút mỗi ngày cho ứng dụng này, nhưng chỉ dành 51 phút để xem Youtube mỗi ngày (Perez, 2022) Muliadi (2020) nhận thấy rằng hơn 60% người dùng TikTok đều là Gen Z Hơn nữa, nội dung TikTok không bị hạn chế ở bất kỳ lĩnh vực nào, có thể là video giải trí, thể thao, thông tin, thời trang, tin tức hoặc nấu ăn… Vì vậy, độ ảnh hưởng của nó đến giới trẻ là không thể phủ nhận
Một mặt, TikTok có ảnh hưởng tích cực với người dùng Chẳng hạn, nhóm tuổi 19 – 22 chiếm 39,6% và từ 23 – 27 chiếm 32% có ý định mua hàng trực tuyến, do ảnh hưởng trực tiếp từ các video trên TikTok (Ngo Thi Thuy An, Le Thi My Thanh, Nguyen Thanh Hieu, Le Truong Giang, Ngo Gia Thinh & Nguyen Tran Duong, 2022) TikTok cũng tạo ra không gian tự do để giới trẻ thể hiện chính trị, vận động và hoạt động trực tuyến nên đang khuyến khích các TikToker lan truyền mạnh mẽ và sáng tạo nội dung chính trị trực tiếp và gián tiếp (Abbas, Fahmy, Ayad, Ibrahim & Ali, 2022)
Trang 8Mặt khác, Gou (2022) cho rằng TikTok có ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ Chẳng hạn giới trẻ có thể bắt chước nội dung của video một cách mù quáng và có hành động sai lệch thẩm mỹ khi xem đi xem lại quá nhiều lần một loại video (Guo, 2022) Một số video TikTok có chứa kịch bản bạo lực hoặc hành động mạo hiểm mà nếu thanh thiếu niên lạm dụng TikTok, có thể sẽ làm theo và dẫn đến bi kịch (Guo, 2022) TikToker cũng đánh lạc hướng thanh thiếu niên để họ nghĩ rằng việc kiếm tiền rất dễ dàng từ những người thể hiện sự xa xỉ trong các video trên TikTok (Guo, 2022)
Với tỉ lệ người dùng TikTok không ngừng gia tăng, sự ảnh hưởng của TikTok với giới trẻ ngày càng quan trọng, TikTok là một chủ đề truyền thông dẫn đầu và tạo xu hướng, tốt hoặc xấu… như những lý do đã nêu ở trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: Cách thể hiện hình ảnh TikToker Việt Nam trên báo điện tử (Khảo sát nội dung về TikToker trên Báo Tổ Quốc và Thể thao & Văn hoá năm 2022 - 2023)
2 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Với sự phát triển nhanh chóng và gây ảnh hưởng lớn, TikTok và TikToker đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là nghiên cứu báo chí truyền thông Ngày càng nhiều phương tiện truyền thông bắt đầu tập trung theo dõi TikToker - những người sản xuất nội dung video trên TikTok, đăng tải nhiều thông tin về họ hoặc liên quan đến nội dung mà họ sản xuất Thế nhưng các phương tiện truyền thông nói chung và báo điện tử nói riêng cũng đóng vai trò không nhỏ lan truyền các tác động của TikTok đến giới trẻ Từ góc nhìn này, tác giả mong muốn xem xét các khung tường thuật về TikToker được các nhà báo tạo lập trên các trang báo điện tử
Hướng nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ là một khía cạnh mới trong ngành báo chí học mà tác giả đang theo đuổi Sau khi xác định được cách thể hiện hình ảnh TikToker mà báo điện tử đã và đang truyền đến công chúng, mục đích của nghiên cứu còn đưa ra những đánh giá và đề nghị về cách thể hiện hình ảnh về TikToker trên báo chí
Trang 92.2 Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết vấn đề nghiên cứu, luận văn tiến hành nghiên cứu để trả lời 2 câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: TikToker Việt Nam được thể hiện trên nội dung báo điện tử Tổ Quốc và Thể thao & Văn hoá trong năm 2022 – 2023 như thế nào?
(1a) Nguồn nào được trích dẫn nhiều nhất trên các bài báo? (1b) Phong cách và thể loại của các bài báo?
(1c) Giọng điệu của các bài báo và giọng điệu của nguồn được trích dẫn như thế nào?
Câu hỏi 2: Khung về TikToker Việt Nam được thể hiện qua những chủ đề nào trên báo điện tử Thể thao & Văn hoá và Tổ quốc trong năm 2022 - 2023?
(2a) Có phải báo điện tử Việt Nam đang đóng khung hình ảnh TikToker tiêu cực nhiều hơn tích cực hay không?
(2b) Hình ảnh TikToker được đóng khung là tích cực trong những khía cạnh gì? (2c) Hình ảnh TikToker được đóng khung là tiêu cực trong những khía cạnh gì?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai tờ báo điện tử tại Việt Nam bao gồm báo Tổ quốc và Thể thao & Văn hoá
Lý do chọn khảo sát trên 2 tờ báo Tổ quốc và Thể thao & Văn hoá:
a) Thể thao & Văn hoá là trang báo trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam, có lượt truy cập
và tăng trưởng mạnh mẽ vì khai thác nội dung đời sống văn hoá khá tốt Trong 11 tháng năm 2018, lượng truy cập trên trang web thethaovanhoa.vn đạt gần 158 triệu lượt, tăng 240% so với năm 2017 Nhờ đó, doanh thu của báo tăng trên 40%, trong đó doanh thu quảng cáo tăng gần gấp đôi so với năm 2017, tập trung chủ yếu ở báo điện tử (“Báo Thể thao và Văn hóa: Những cột mốc mới”, 2019)
Trang 10b) Tổ Quốc là một trong 10 tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt
động báo điện tử Là tiền thân là Trang tin điện tử của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Đây là trang báo có lượng độc giả lớn, nội dung có sự quan tâm sâu sát đến người nổi tiếng, người nhận được sự quan tâm của công chúng
Đáng chú ý, hai báo điện tử Tổ Quốc và Thể thao & Văn hoá là hai nguồn tin bài chính của các trang thông tin điện tử tổng hợp sở hữu lượng độc giả lớn tại Việt Nam hiện nay bao gồm: kenh14.vn, soha.vn, cafebiz.vn, cafef.vn, afamily.vn, gamek.vn, genk.vn, autopro.com.vn Đây là những trang web có lượt truy cập luôn nằm thứ hạng cao trong bảng xếp hạng hơn 150.000 website tại Việt Nam được công cụ Webrank thống kê: trang kenh14.vn (đứng thứ 5 theo phân loại website Tin tức), soha.vn (đứng thứ 12 theo phân loại website Tin tức), cafebiz.vn (đứng thứ 31 theo phân loại website Tin tức), afamily.vn (đứng thứ 1 theo phân loại website Nhà cửa), , cafef.vn (đứng thứ 1 theo phân loại website Tài chính), gamek.vn (đứng thứ 5 theo phân loại website Trò chơi), genk.vn (đứng thứ 34 theo phân loại website Công nghệ), autopro.com.vn (đứng thứ 3 theo phân loại website Xe cộ) Khảo sát tin bài về TikToker trên 2 hai trang báo điện tử Tổ Quốc và Thể thao & Văn hoá tức là tác giả đang khảo sát nội dung tin bài trên những trang thông tin điện tử có mức độ tiếp cận với công chúng hàng đầu hiện nay
Đặc biệt, tác giả làm việc tại VCCorp (tập đoàn sở hữu các trang thông tin điện tử tổng hợp nêu trên) nên trực tiếp cộng tác sản xuất tin bài cho hai trang Tổ Quốc và Thể thao & Văn hoá nên có nhu cầu tìm hiểu, phân tích để xem xét cách hai trang báo điện tử trên thể hiện hình ảnh TikToker như thế nào Qua đó tác giả có những đề nghị giúp cải thiện cách thể hiện hình ảnh TikToker Việt Nam trên báo điện tử mà mình đang làm việc
Trang 113.2 Phạm vi nghiên cứu
Tập trung khảo sát, nghiên cứu các bài viết có nội dung về TikToker trên 2 báo điện tử là Thể thao & Văn hoá và Tổ Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 06 năm 2022 đến 31 tháng 05 năm 2023
Tác giả chọn khảo sát trong khoảng thời gian từ đầu tháng 06 năm 2022 đến hết tháng 05 năm 2023 vì đây là thời gian sau đại dịch, các chủ đề nội dung trên TikTok Việt Nam trở nên đa dạng hơn thay vì xoay quanh COVID-19 Đây là thời điểm nội dung TikTok trở nên sôi động tại Việt Nam, đồng nghĩa các TikToker sáng tạo nội dung ở khắp các lĩnh vực xuất hiện ồ ạt Trong báo cáo Social Media Trends 2022 được công bố bởi Hubspot & Talkwalker: “Với TikTok 2022, có xu hướng dịch chuyển từ việc “xem nội dung” sang “sáng tạo nội dung” TikTok mang đến cho nhà sáng tạo nội dung cơ hội thể hiện bản thân mà không cần nghĩ quá nhiều về các quy tắc hay tiêu chuẩn Tất cả mọi người đều có cơ hội trở thành người sáng tạo và đi đầu xu hướng”- Cassandra Tan, Director, Insight & Analytics, Universal Music Group SEA & Korea Ngoài ra, đây cũng là thời điểm cập nhật nhất mà tác giả đạt được ở nghiên cứu này
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phân tích khung là một cách tiếp cận nghiên cứu dựa trên lý thuyết đóng khung với trọng tâm chính là xem xét các yếu tố biểu thị việc sử dụng khung trong các văn bản tin tức Đồng thời phương pháp đề nghị kiểm tra các văn bản tin tức này đã khái quát hoá vấn đề, giải thích nguyên nhân, đánh giá đạo đức, đề xuất cách xử lý vấn đề ra sao
Để thực hiện việc phân tích khung TikToker Việt Nam trên báo điện tử, tác giả xác định phương pháp phân tích nội dung và phân tích theo chủ đề làm phương pháp nghiên cứu Tác giả sẽ trình bày quá trình xác định chỗ đứng của nghiên cứu trong phương pháp luận về phân tích khung ở chương 1
Trang 125 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn sử dụng lý thuyết đóng khung để nghiên cứu cách thể hiện hình ảnh TikToker Việt Nam trên báo điện tử sẽ đóng vào hiểu biết chung về việc vận dụng lý thuyết đóng khung (Framing theory) trong lĩnh vực báo chí tại Việt Nam
Lý thuyết đóng khung giúp báo chí định hình và xây dựng tin tức theo khung thông điệp khi chuyển tới công chúng nhằm thay đổi góc nhìn, nhận thức của khán giả về một vấn đề, từ đó điều khiển suy nghĩ, hành động, quyết định của họ về vấn đề đó, cũng như có những tương tác với truyền thông và môi trường sống
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này có liên hệ trực tiếp đến các cơ quan báo chí, bằng cách công nhận truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các khuyến cáo, truyền tải các thông điệp giá trị đến công chúng Thứ hai, nghiên cứu này góp phần quan trọng về kiến thức khi tham gia mạng xã hội, đối với người dùng mạng xã hội, vì sự hiểu biết sâu sắc hơn về TikTok có thể sẽ đưa ra các nhận diện mới sáng tạo về TikTok, thúc đẩy các nỗ lực kiếm tiền, đồng thời nâng cao nhận thức tiếp nhận thông tin, trở thành người dùng mạng xã hội khôn ngoan và có lợi từ TikTok
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc hoạch định chính sách, giải pháp về công tác quản lý các nền tảng mạng xã hội, quản lý những người có sức ảnh hưởng như TikToker, KOLs, KOCs…
6 Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu này sẽ đóng góp vào việc vận dụng lý thuyết đóng khung trong lĩnh vực báo chí tại Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu này cũng đóng góp về mặt lý thuyết cho tài liệu về những người có sức ảnh hưởng, tài liệu nghiên cứu về TikTok và TikToker Tại Việt Nam cũng có rất ít nghiên cứu tập trung vào TikToker trên báo chí, điều này
Trang 13mở ra cơ hội nghiên cứu sâu hơn về đối tượng này nhằm góp phần nâng cao ý thức tiếp nhận nội dung ở người dùng TikTok thông qua phương tiện truyền thông báo chí Hơn nữa, nghiên cứu còn đóng góp về mặt quốc tế bằng cách nghiên cứu tại Việt Nam, nơi có ít nghiên cứu về TikToker
Đây có thể là lần đầu tiên tại Việt Nam TikToker được nghiên cứu thông qua nội dung báo chí Do đó, những phát hiện sơ bộ được trình bày trong luận văn này đóng vai trò là một bước thiết yếu để hiểu rõ hơn cách báo điện tử thực hiện các chức năng báo chí của mình
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu về cách thể hiện TikToker trên báo điện tử
Chương 2: Hình ảnh TikToker Việt Nam trên báo điện tử Tổ Quốc và Thể thao & Văn hoá trong năm 2022 – 2023
Chương 3:Các chủ đề thể hiện khung về TikToker Việt Nam trên báo điện tử Thể thao & Văn hoá và Tổ quốc trong năm 2022 - 2023
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương trên
Trang 14CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH THỂ HIỆN NỘI DUNG TIKTOKER TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1 Cơ sở lý luận về lý thuyết khung và cách thể hiện nội dung TikToker trên báo điện tử
1.1.1 Lý thuyết đóng khung trong nghiên cứu báo chí
Các khái niệm về khung
Lý thuyết đóng khung ra đời từ mục tiêu chọn lọc thông tin, góp phần phát triển thực hành truyền thông, mang tính xây dựng trong lĩnh vực nghiên cứu Đây là một đặc tính không chỉ có ở báo chí hay truyền thông đại chúng mà áp dụng cho truyền thông nói chung (Christian Baden, 2020) Bởi vì trong truyền thông, không thể truyền đạt tất cả các khía cạnh của một tình huống, sự kiện, vấn đề hoặc ý tưởng cho dù bằng bất kỳ hình thức giao tiếp nào, một thông điệp nào đó chắc chắn sẽ được chú ý ở một số khía cạnh và bị bỏ qua những khía cạnh khác (Entman, 1993) Từ đó lý thuyết khung cho rằng việc lựa chọn cụ thể các khía cạnh được truyền đạt sẽ có ý nghĩa quan trọng vì nó dẫn dắt người tiếp nhận xây dựng các khung khác nhau để nhận được các ý nghĩa khác nhau (Price & Tewksbury, 1997; Terkildsen và Schnell 1997; Moy, Tewksbury & Rinke, 2016; Baden, 2020)
Erving Goffman - một nhà xã hội học được xem là cha đẻ của nghiên cứu về khung (Baden, 2020) lập luận rằng tất cả chúng ta đều cố gắng phân loại, hệ thống và diễn giải những sự kiện, diễn biến trong cuộc sống của mình để hiểu những sự kiện, diễn biến đó “Khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng, dán nhãn cho vô số những diễn biến trong cuộc sống của họ” (Goffman, 1974) Gitlin (1980) định nghĩa các khung là "lựa chọn liên tục, nhấn mạnh và loại trừ” Ông cho rằng việc lập ra “khung” trong sản xuất diễn ngôn tin tức cho phép nhà báo xử lý một lượng lớn thông tin nhanh chóng và thường xuyên để chuyển đến công chúng một quả hiệu quả (Gitlin, 1980) Tin tức cho chúng ta biết về một thế giới
Trang 15đã được “đóng gói” Khung là “ý nghĩa cốt lõi” của thế giới đã được đóng gói này, giúp giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ý xem đâu mới là vấn đề cần xem xét (Gamson, 1985; Gamson & Modigliani, 1989) Nói cách khác, các khung giúp chuyển các khối lượng nội dung phức tạp thành các danh mục mạch lạc, dễ hiểu bằng cách lọc nhận thức của mọi người (Kaufman, Elliott & Shmueli, 2013) Gamson (1989) đã phát triển khái niệm “khung” trở thành những “khung cốt lõi”, nói rằng khung là đại diện, là tiếng nói của nhiều quan điểm chính sách khác nhau (Gamson & Modigliani, 1987)
Pan & Kosicki (1993) lập luận rằng mọi văn bản tin tức đều có một chủ đề đóng vai trò là ý tưởng tổ chức trung tâm (Gamson & Modigliani, 1989) Chủ đề là một ý tưởng kết nối các yếu tố ngữ nghĩa khác nhau của một câu chuyện tạo thành một câu chuyện mạch lạc Mà ý nghĩa dự định của một câu chuyện tin tức có khả năng hướng sự chú ý cũng như hạn chế những góc nhìn có sẵn của khán giả (Hall, 1980; Tuchman, 1978) Vì chức năng cấu trúc này nên một chủ đề còn được gọi là khung Các yếu tố biểu thị của một chủ đề là các lựa chọn từ vựng được định vị theo cấu trúc, hoạt động như những thiết bị đóng khung, các thiết bị tạo khung trong diễn ngôn tin tức có thể được phân thành bốn loại, đại diện cho bốn chiều cấu trúc của diễn ngôn tin tức: cấu trúc cú pháp, cấu trúc chữ viết, cấu trúc chủ đề và cấu trúc tu từ (Pan & Kosicki, 1993)
Tại sao con người cần đến sự đóng khung?
Khung là “lối tắt” nhận thức để giúp chúng ta hiểu các thông tin phức tạp Sự đóng khung giúp chúng ta diễn giải những gì diễn ra xung quanh và tường thuật lại cho những người khác Khung giúp chúng ta đơn giản hoá các hiện tượng, sự việc phức tạp trở nên mạch lạc, dễ hiểu Khi chúng ta gán ý nghĩa cho một số khía cạnh của sự việc đồng thời loại bỏ các khía cạnh khác vì chúng có vẻ không liên quan hoặc phản trực giác thì các khung sẽ cung cấp ý nghĩa có chọn lọc, “lọc” nhận thức của mọi người và cung cấp cho họ một hướng nhìn về một vấn đề nào đó (Kaufman, Elliott & Shmueli, 2013)
Trang 16Hầu hết các nghiên cứu về sự đóng khung tin tức đều xem xét mối liên kết trong việc diễn giải vấn đề Chúng có thể thúc đẩy công chúng mô tả vấn đề ở phần bình luận theo cách đóng khung họ đã tiếp nhận (Price, Tewksbury, & Powers, 1997) cũng có thể ảnh hưởng đến cách mọi người nghĩ về một vấn đề, ảnh hưởng đến cả những gì họ tin và cho là quan trọng nhất liên quan đến vấn đề đó (Brewer, 2002; Shen, 2004) Đối với tin tức về các vấn đề đang nổi lên hoặc một sự kiện vừa xảy ra, nếu người nhận tin tức không có sẵn các liên kết về vấn đề và các cân nhắc, đánh giá về nó thì việc đóng khung tin tức sẽ giúp người đọc xác định cách để hiểu vấn đề (Tewksbury, Jones, Peske, Raymond & Vig, 2000) Khung cũng có thể tạo ra mối liên kết giữa các vấn đề quen thuộc với niềm tin, giá trị và thái độ sẵn có Trong trường hợp này, khung gợi ý cho khán giả rằng họ suy nghĩ về một vấn đề theo một cách mới lạ nào đó (Brewer & Gross, 2005; de Vreese, 2004; Domke, McCoy & Torres, 1999)
Có rất nhiều nghiên cứu đóng khung từ khoa học chính trị, truyền thông xã hội, tâm lý học, hành vi thương mại… Thông qua nghiên cứu khía cạnh hiệu ứng khung, lý thuyết đóng khung đã mở rộng nhân sinh quan và thế giới quan của khoa học nghiên cứu ít nhiều Trong những thập kỷ gần đây, nghiên cứu đóng khung ngày càng phát triển, có những đóng góp về mặt ý nghĩa trên các lĩnh vực xã hội và ngành khoa học khác nhau (Matthes, 2011) Được xây dựng dựa trên một tài liệu ấn tượng và một loạt các hiểu biết quan trọng về các cơ chế tâm lý, xã hội học, văn hóa, chính trị và giao tiếp liên quan, lý thuyết đóng khung đã bắt đầu phát triển tiếp tục từ nghiên cứu chuyên đề của Gaye Tuchman (1978) đã bỏ dở cách đây 40 năm (Baden, 2020)
Quy trình tạo khung
Các quan niệm từ nhiều ngành khác nhau chỉ ra rằng các khung có chức năng vừa là "cấu trúc bên trong của tâm trí" vừa là "thiết bị gắn liền với diễn ngôn chính trị" (Kinder & Sanders, 1990) Cụ thể, chúng ta có thể hình dung một khung như một “thiết bị nhận thức” để mã hóa, giải thích và truy xuất thông tin, nó có thể truyền đạt được và
Trang 17liên quan đến các thói quen và nguyên tắc nghề nghiệp báo chí Vì vậy việc lập khung như một chiến lược xây dựng và xử lý diễn ngôn tin tức hoặc như một đặc điểm của diễn ngôn (Pan & Kosicki, 1993) Quy trình đóng khung đề cập đến quá trình mọi người phát triển một khái niệm cụ thể về một vấn đề hoặc định hướng lại suy nghĩ của họ về một vấn đề nào đó (Chong & Druckman, 2007)
Goffman (1974) cho rằng các cụm từ và từ được chọn có thể ảnh hưởng đến ngữ cảnh diễn giải cho người đọc hoặc người xem nội dung Cùng một loại thông tin có thể được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào cách nó được đóng khung Cách thức và hoàn cảnh trình bày một sự việc có thể thay đổi ý nghĩa của nó, ảnh hưởng đến sở thích của người nghe hoặc người xem Nói cách khác, ý nghĩa của ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng bởi cách đóng khung cho nó Ví dụ các khung hình tích cực để mô tả điều gì đó và gán cho nó một “thuộc tính” tích cực có thể khiến người xem cũng mô tả nó là tích cực và thành công Do đó, các khung tiêu cực sẽ được đưa ra để “khuyến cáo ngầm” về điều gì đó không tốt (Sher & McKenzie, 2006) Hơn nữa, thông tin được người nhận tiếp thu và có khả năng tăng tính tích cực nếu họ thường xuyên tiếp xúc với thông tin đó (Sher & McKenzie, 2006) Vì vậy các khung chịu trách nhiệm cho sự hiểu biết của mọi người về thế giới, về các thông điệp mà nó tạo ra (Goffman, 1974)
Trong nghiên cứu truyền thông, lý thuyết đóng khung vẫn là một khái niệm chưa được xác định rõ ràng (Entman, 1993; Scheufele, 1999; cf D'Angelo, 2002) Tuy nhiên, một trích dẫn được sử dụng rộng rãi: “Đóng khung là chọn một số khía cạnh trong nhận thức thực tế và làm chúng nổi bật hơn trong một văn bản giao tiếp, theo cách thúc đẩy việc định nghĩa hoặc khái quát hoá một vấn đề cụ thể, giải thích nguyên nhân, đánh giá đạo đức, đề xuất cách xử lý vấn đề” (Entman, 1993, tr.52) Entman (1993) nói rằng một khung khuyến khích khán giả tạo ra các mối liên hệ giữa một vấn đề và có những cân nhắc cụ thể liên quan đến định nghĩa, nguyên nhân, hàm ý và cách xử lý nó Những khung hiệu quả nhất là những khung xây dựng được cả bốn mối liên kết trên, nhưng không phải mọi khung đều mạnh như vậy Trong các nghiên cứu, bốn mối liên kết này
Trang 18hiếm khi được xác định riêng lẻ, và hầu hết các nghiên cứu chú ý về định nghĩa và cách xử lý vấn đề (Tewksbury & Scheufele, 2009) Có năm phương tiện biểu thị việc sử dụng các khung hình: ẩn dụ, ví dụ, khẩu hiệu, miêu tả và hình ảnh trực quan (Gamson & Lasch, 1983; Gamson & Modigliani, 1989)
Khung tin tức trong báo chí
Việc tạo khung hầu như được áp dụng cho tất cả các hình thức truyền thông và được nghiên cứu trong nhiều bối cảnh và lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên việc tạo khung tin tức trong báo chí chiếm một vị trí quan trọng Lý do là vì một trong những chức năng chính của báo chí là đưa tin về các sự kiện mới lạ, có giá trị về mặt ý nghĩa cụ thể đối với cả cá nhân và cộng đồng, cũng cập nhật như các vấn đề khác mà công chúng quan tâm Bằng cách lựa chọn thông tin đáng đưa tin và giải thích ý nghĩa cụ thể của tin tức, các nhà báo cũng là những người tạo khung (Reese, 2001; Brüggemann, 2014)
Việc đóng khung đã được mô tả như một khái niệm, một cách tiếp cận, một lý thuyết, một loại hiệu ứng truyền thông, một quan điểm, một kỹ thuật phân tích, một mô hình và một chương trình nghiên cứu đa mô hình (D'Angelo & Kuypers, 2010) Như Entman (1993) đã nêu và được trích dẫn rộng rãi rằng đóng khung là chọn một số khía cạnh trong nhận thức thực tế và làm chúng nổi bật hơn trong một văn bản giao tiếp, theo cách thúc đẩy việc định nghĩa hoặc khái quát hoá một vấn đề cụ thể, giải thích nguyên nhân, đánh giá đạo đức, đề xuất cách xử lý vấn đề” (Entman, 1993) Oosthuizen (2001) khẳng định tin tức không phải là sự phản ánh chân thực về thực tế Đây là mấu chốt của lý thuyết đóng khung Oosthuizen cho biết thêm rằng tin tức nói đúng hơn như là một khung hoặc cửa sổ nhìn vào thực tế, nhằm tìm cách hoặc chỉ phản ánh một phần của thực tế này (được trích dẫn bởi Linström và Marais, 2012, tr 24) Qing (2000) giải thích quá trình đóng khung như sau: “Tin tức là sự thể hiện thế giới qua trung gian của nhà báo Giống như mọi diễn ngôn, nó tạo khuôn mẫu mang tính xây dựng cho nội dung mà nó nói đến Sự khác biệt trong cách diễn đạt mang theo sự khác biệt về ý thức hệ và do đó
Trang 19có sự khác biệt trong cách thể hiện.” (Qing, 2000, tr.666) “Vì vậy nội dung của các câu chuyện tin tức thể hiện các ý tưởng, niềm tin, giá trị, lý thuyết và hệ tư tưởng.” (Fowler, 1991, tr.1) Vai trò chính của ngôn ngữ tin tức như diễn ngôn là cung cấp các phạm trù do nhà báo áp đặt cho chính sự kiện đó (Kress, 1983, tr.120)
Ngoài ra, khi các nhà báo đưa cho công chúng những khung tin tức được xây dựng bởi các nguồn tin chính trị, các chuyên gia, hoặc các tác nhân khác, các hoạt động báo chí chi phối việc xây dựng khung, ít nhất ba lĩnh vực liên quan: chuẩn mực sản xuất tin tức, các nhà làm chính trị và bối cảnh văn hóa (Tewksbury và Scheufele, 2009) Ảnh hưởng thứ nhất, có ít nhất năm yếu tố trong quá trình sản xuất tin tức ảnh hưởng đến cách các nhà báo định hình một vấn đề nhất định: các chuẩn mực xã hội, quy định của tổ chức, áp lực từ các nhóm lợi ích và các nhà hoạch định chính sách, thói quen nghề nghiệp, tư tưởng hoặc khuynh hướng chính trị cá nhân (Tuchman, 1978; Shoemaker & Reese, 1996) Ảnh hưởng thứ hai đối với việc xây dựng khung đến từ giới tinh hoa, bao gồm các nhóm lợi ích, bộ máy chính phủ, các nhà làm chính trị hoặc các chủ doanh nghiệp (Scheufele, 1999), các nhóm đối tượng này sẽ tham gia vào việc xây dựng khung (Gamson & Modigliani, 1987; Miller, Andsager & Riechert, 1998; Nisbet, Brossard & Kroepsch, 2003; Nisbet & Huge, 2006) Ảnh hưởng thứ ba, thông điệp trong một khung về một số sự kiện hoặc vấn đề còn phải quan tâm đến bối cảnh văn hóa, và công chúng cũng áp dụng bối cảnh văn hoá để diễn giải thông tin cũng như ý nghĩa trong khung Sự phụ thuộc ngữ cảnh của các khung được gọi là "sự cộng hưởng văn hóa" (Gamson & Modigliani, 1989) hoặc "sự trung thực của câu chuyện" (Snow & Benford, 1988) Chẳng hạn, trong vấn đề những người xin tị nạn, người tị nạn và nhập cư bất hợp pháp, khung tin tức thường theo khung nạn nhân, nhấn mạnh chính sách nhân đạo đối với những người xin tị nạn Nghiên cứu cho rằng khung đang hình thành nên một phần văn hóa, việc tạo khung là cách phỏng đoán để có được cái nhìn hiệu quả về các loại quá trình chính trị - xã hội quan trọng (Van Gorp, 2005)
Trang 20Ảnh hưởng của khung tin tức báo chí đến công chúng
Nghiên cứu về khung lập luận rằng khung tin tức có chức năng gợi ý cách thức cho người đọc diễn giải một vấn đề hoặc một sự kiện nào đó Trên thực tế, các khung tin tức có thể gây ảnh hưởng tương đối đáng kể đến niềm tin, thái độ và hành vi của công dân (Lecheler, 2018; Scheufele & Iyengar, 2017; Tewksbury & Scheufele, 2009; Igartua & Cheng, 2009; Chong & Druckman, 2007) Do đó, chúng liên quan đến các quá trình mang tính hệ quả trong quá trình tiêu thụ và xử lý tin tức (Tewksbury & Scheufele, 2009) Việc đóng khung được xem là đặt thông tin trong một bối cảnh độc đáo để các yếu tố nhất định của vấn đề nhận được sự chú ý nhiều hơn Điều này làm cho các yếu tố được lựa chọn trở nên quan trọng trong việc ảnh hưởng đến đánh giá, suy luận của các cá nhân (Kahneman và Tversky, 1984) Trong một hướng nghiên cứu khác, Sherif đã chỉ ra rằng tất cả các phán đoán và nhận thức của cá nhân đều diễn biến theo hệ quy chiếu nhất định Vì vậy, chúng ta có thể “thiết lập các tình huống mà trong đó việc đánh giá một tình huống xã hội sẽ được phản ánh trong nhận thức và phán đoán của cá nhân” (Sherif, 1967, tr.382) Công trình đoạt giải Nobel của Kahneman và Tversky cũng tuyên bố rằng "nhận thức phụ thuộc vào tham chiếu" (Kahneman, 2003) Tuyên bố này giả định rằng một phần thông tin nhất định sẽ được các cá nhân diễn giải theo các cách khác nhau, tuỳ vào khung diễn giải mà họ áp dụng Lấy ví dụ là thái độ của công chúng đối với lệnh cấm phá thai ở Mỹ Những người tiếp nhận lệnh này trong khung “coi trọng sự sống”, họ tin rằng phá thai là sát hại một đứa trẻ vô tội chưa chào đời và những đứa trẻ có quyền được sống như bất kỳ ai, vì vậy họ coi bào thai là một con người và phá thai là một hành động cố ý giết một người Tuy nhiên, những người áp dụng khung “ủng hộ quyền tự do quyết định” không coi thai nhi là một sinh mạng trước khi nó chào đời – và tất nhiên nó chưa có quyền con người Vì vậy khi một người mẹ mang thai, họ tập trung vào quyền của người mẹ, cho rằng người mẹ có quyền lựa chọn đối với các quyết định y tế của mình và những gì xảy ra với cơ thể của mình Tuy nhiên, các khung diễn giải
Trang 21khác nhau này cũng có thể được điều hướng bằng cách đóng khung vào cùng một thông điệp (Scheufele, 2008)
Các nghiên cứu trước đây nói rằng việc đóng khung báo chí là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính đến chất lượng của các cuộc tranh luận công khai, từ đó hình thành quan điểm và nhận thức của công chúng (Baden, 2020) Khi xảy ra một khủng hoảng truyền thông, các nhà xử lý khủng hoảng cũng chọn đóng khung trên báo chí để truyền thông điệp đến công chúng vì cho rằng nó dễ hơn đóng khung trên mạng xã hội Lý thuyết đóng khung được chọn để áp dụng xử lý khủng hoảng theo 3 khung: (1) khung truyền thông khủng hoảng mà các nhà quản lý khủng hoảng thực hiện; (2) các khung thể hiện, phản ánh xu hướng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc mô tả các sự kiện khủng hoảng; (3) khung trong suy nghĩ, đề cập đến quá trình nhận thức của các cá nhân trong không gian thảo luận công khai (Wu & Choy, 2018) Khi báo chí thành công đưa ra đủ các khung phù hợp, công chúng có thể xem xét các quan điểm và ý kiến khác nhau, đồng thời có các đóng góp giá trị vào chính trị và văn hóa (Benson, 2012; Chong, 1996) Ngược lại, khi không thể hiện được những quan điểm quan trọng, hoặc không phơi bày được những điều không phù hợp và xuyên tạc thông qua khung tin tức, thì công chúng sẽ trở nên bất đồng
Cũng có rất nhiều nghiên cứu về hiệu ứng truyền thông, về khán giả để xem xét các tác động của các khung tin tức đối với kiến thức, cảm xúc, thái độ và hành vi của công chúng (Chong & Druckman, 2007; Lecheler, 2018; Nelson, Oxley, & Clawson, 1997) Khung trình bày các vấn đề, chính sách, chủ thể hoặc đối tượng cụ thể theo cách phù hợp hoặc xung đột với các giá trị cụ thể để thay đổi thái độ được của mọi người (Tewksbury & Scheufele, 2009; Scheufele & Iyengar, 2017) Trong những thập kỷ gần đây, nhiều học giả đã đề xuất các mô hình xử lý khung khác nhau, nâng cao hiểu biết của chúng ta về các cơ chế tâm lý cơ bản (Baden & Lecheler, 2012; Nelson, Oxley & Clawson, 1997; Price & Tewksbury, 1997; Slothuus, 2008) Đồng thời, nhiều học giả cũng chỉ ra các khung được xây dựng dựa trên nhận thức, đánh giá tình cảm của người
Trang 22lập khung về các vấn đề được đóng khung mang đến các tác động như thế nào (Nelson, Oxley, & Clawson, 1997; Tewksbury & Scheufele, 2009) Các khung chủ yếu ảnh hưởng nhất thời đến suy nghĩ của người nhận, củng cố niềm tin, hoặc đem đến sự tiếp nhận quan điểm mới (Baden, 2010; Berinsky & Kinder, 2006; Edy & Meirick, 2007) Sau đó, tùy thuộc vào cách người nhận hiểu vấn đề mà họ sẽ có các kết luận, đánh giá khác nhau, thể hiện qua việc bày tỏ ý kiến tại thời điểm đó hoặc tác động đến đánh giá, thái độ của họ trong thời gian dài (Matthes, 2007; Nelson, Oxley, & Clawson, 1997) Điều quan trọng là Price, Tewksbury và Powers (1997) đã chứng minh rằng các khung không dễ ảnh hưởng đến niềm tin và thái độ của mọi người mà khung phải có liên kết với niềm tin và thái độ có sẵn của họ về một vấn đề mới tạo ra được một loạt các kết quả khác nhau Người nhận có khả năng lựa chọn một trong số các khung đang mâu thuẫn hoặc cạnh tranh nhau, từ chối các khung mà họ cho là không hợp lý hoặc không phù hợp, đồng thời tương tác với các khung để có kết luận cá nhân (Busby, Flynn, & Druckman, 2018; Chong & Druckman, 2007; Tourangeau & Rasinski, 1988) Mặt khác, các khung tin tức không chỉ ảnh hưởng đến khán giả tin tức nói chung, mà còn ảnh hưởng đến các nguồn chính trị và những người khác cũng như bản thân các nhà báo (Scheufele, 1999)
1.1.2 Khái niệm và lịch sử nghiên cứu về TikTok và TikToker
Khái niệm về TikTok và TikToker
TikTok là nền tảng video và mạng xã hội của ByteDance, Trung Quốc Sau khi ra mắt tại Trung Quốc vào năm 2016 với tên Douyin, TikTok đã phát triển rất mạnh và phát hành toàn cầu vào năm 2017, trở thành một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất Nền tảng TikTok trong truyền thông được gọi là mạng xã hội vì mọi người đều có thể tham gia sáng tạo nội dung, tương tác trực tuyến với nhau Đây là một mạng xã hội đầy sức hút vì định dạng video ngắn rất phù hợp với nhu cầu giải trí hiện nay vì có quá nhiều thể loại, nội dung giải trí hấp dẫn khác sinh ra hàng ngày hàng giờ thì nhu cầu xem nhanh để xem được càng nhiều càng tốt, hoặc xem nhanh vì nhịp sống
Trang 23nhanh Đồng thời, với tính năng có thể tối ưu hóa nội dung mà người sử dụng TikTok muốn xem, TikTok trở thành một nền tảng rất được yêu thích Ngoài ra, vì rất nhiều người tham gia vào mạng xã hội TikTok, cộng đồng trở nên nhộn nhịp và tỷ lệ tương tác cao sẽ dẫn đến độ hấp dẫn về mặt giải trí, kết nối càng cao
TikToker là những người sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok, họ có số lượng người theo dõi trên mười nghìn TikToker là danh tính có vai trò chính thức, thể hiện bằng việc sáng tạo nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội, ví dụ như là người mẫu, nhà chiêm tinh học, khách du lịch, vũ công… hoặc trong khi những người khác dành kênh của họ để trang điểm nghệ thuật, tạo các nội dung nhại lại hoặc đơn giản là các nội dung hài hước, giải trí như chia sẻ chuyện cười, tạo video gồm các ảnh ghép và tạo meme… (Agustina, Arjawa & Mahadewi, 2022; Suárez-Álvarez, García-Rapp & García-Jiménez, 2022)
Hiện nay, những người bản địa kỹ thuật số (Prensky, 2001) là những thế hệ có thể sử dụng phương tiện truyền thông mới một cách thành thục Xét theo độ tuổi, độ tuổi 18 là độ tuổi có số lượng video nhiều nhất, tiếp theo là độ tuổi 19 và 22, mặc dù các phân tích thống kê khẳng định rằng cả tuổi tác và giới tính đều không phải là yếu tố quyết định khi sáng tạo và phổ biến sản phẩm nội dung trên mạng xã hội này (Suárez-Álvarez và các tác giả khác, 2022) Các phương tiện truyền thông mới này cho họ khả năng tạo ra các hội nhóm trực tuyến hoặc tạo nội dung Trong nhóm người trực tuyến này, ngay cả những người dùng không phải là chuyên gia cũng trở thành người tạo ra các bài đăng, hình ảnh, meme hoặc video Sau đó, nội dung được tạo có thể được người dùng khác theo dõi, chia sẻ, nhận xét hoặc bắt chước, theo cách này, nhóm trực tuyến này tạo ra được tương tác xã hội trên mạng xã hội, mà một trong những không gian có ảnh hưởng đáng kể là TikTok Nhóm người trực tuyến này có thể gọi là TikToker (Iodice và Papapicco, 2021) Các TikToker sau khi nhận ra danh tính của mình trên mạng xã hội sẽ mang lại tác động xã hội, như một hình thức hoạt động có khả năng tác động đến người khác, có thể là tác động xã hội trong dự kiến và ngoài dự kiến (Agustina và các tác giả
Trang 24khác, 2022) Những TikToker nổi tiếng này được hưởng các đặc quyền nổi tiếng trong phạm vi ảnh hưởng kỹ thuật số của họ Những điều này thể hiện sự tôn trọng, công nhận, ngưỡng mộ và tính hợp pháp trong vòng kết nối của họ
Khả năng hiển thị, mô phỏng và chi trả của nền tảng TikTok có liên quan đến những người sáng tạo nội dung này (Abidin, 2021; Zulli & Zulli, 2020) Bằng cách cung cấp định dạng nội dung dạng video ngắn và thuật toán “Dành cho bạn” hiển thị video có nội dung “được sắp xếp theo thuật toán” dựa trên sở thích cá nhân và dữ liệu xem trước đó của người dùng (Zulli & Zulli, 2022), TikTok cho phép các nội dung lan truyền mạnh mẽ, hỗ trợ mở rộng phạm vi lan truyền cho người sáng tạo nội dung Từ đây những người dùng này sẽ tạo được các tương tác xã hội trên TikTok, họ có cơ hội trở thành TikToker nổi tiếng (Suárez-Álvarez và các tác giả khác 2022)
Tóm lại, TikTok cung cấp các nội dung dưới dạng video và TikToker là những người đăng tải các nội dung dưới dạng video trên TikTok TikTok là một ứng dụng và TikToker là người làm cho ứng dụng này có giá trị, khi nhắc đến TikTok hay TikToker về mặt tạo ra các tác động, hai thuật ngữ này được hiểu là một Vì vậy nghiên cứu về sự đóng khung TikToker trên báo điện tử Việt Nam, tác giả sẽ sử dụng linh hoạt thuật ngữ TikTok hoặc TikToker trong luận văn của mình
Những khung nghiên cứu về TikTok và TikToker
Trong lịch sử nghiên cứu về TikTok và TikToker, các khung trong nghiên cứu cũng đã được tìm thấy Newman (2022) cho rằng TikToker là “người đưa tin” Ông nói cuộc xâm lược Ukraine của Nga càng làm tăng thêm độ nổi tiếng của TikTok dưới dạng một nơi cung cấp tin tức vì người dùng Ukraine đã cung cấp thông tin dưới góc độ tường thuật trực tiếp về cuộc sống trong chiến tranh ở thời điểm bấy giờ Đáng chú ý trong nghiên cứu, tác giả cũng nêu rằng nhiều TikToker đang là người đưa tin giả Trong cuộc phỏng vấn của ông, Dave Jorgenson - một trong những nhà báo đầu tiên sử dụng TikTok cho biết: “TikTok không có nhiều chức năng kiểm tra tính xác thực và có khá nhiều
Trang 25thông tin sai lệch Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến ở Ukraine, nhóm đã xác định được một số video giả mạo và khuyến khích người dùng gắn thẻ tài khoản của họ” (Newman, 2022, tr.12) Vì bất kì người dùng TikTok nào cũng có thể sản xuất và đăng tải video, và cổng kiểm duyệt không thể kiểm chứng độ xác thực của thông tin nên thừa nhận rằng TikTok đang lan truyền rất nhiều tin giả xen kẽ các thông tin thật - điều này phụ thuộc vào tính trung thực của mỗi người dùng
Bên cạnh nhận định rằng TikTok là một người đưa tin chưa đủ uy tín, Albertazzi & Bonansinga (2023) cũng nói rằng TikTok với khung cực đoan hoá vì xen lẫn việc lưu hành những nội dung có hại, chẳng hạn như ngôn từ kích động thù địch (Albertazzi & Bonansinga, 2023) Tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu khoa học phân tích nội dung trên TikTok để kiểm tra đây là không gian mạng tuyên truyền các nội dung chính trị tiêu cực Tuy nhiên theo ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ TTTT, nhiều người dùng trên nền tảng này tạo nội dung giải trí độc hại, xuyên tạc về lịch sử văn hóa Việt Nam, chia sẻ thông tin chống phá Đảng, Nhà nước (“6 sai phạm của TikTok ở Việt Nam”, 2023)
Iodice và Papapicco (2021) nghiên cứu về khung TikToker đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (Mininni, 2013) và phân tích Diatextual (Papapicco & Mininni, 2019) Kết quả xác định rằng TikToker là những người có nhu cầu tìm niềm vui, giải trí và sáng tạo để thoả mãn cá nhân TikToker là những người khao khát thể hiện cá tính riêng của mình, thoát khỏi những khuôn mẫu bên ngoài, điển hình của sự chia sẻ Phát triển nghiên cứu này, Guiñez-Cabrera và Mansilla-Obando (2022) nghiên cứu những TikToker sáng tạo nội dung về sách dựa trên Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2), thông qua phương pháp phân tích theo chủ đề kết quả nói rằng họ là những người thích sáng tạo nội dung và muốn chia sẻ niềm đam mê sách, họ đề cao sự tương tác của những người theo dõi, muốn có được nguồn tài nguyên từ nhà tài trợ, bán sách và đặc biệt họ nghiện TikTok (Guiñez-Cabrera và Mansilla-Obando, 2022)
Trang 26Nghiên cứu đối với những TikToker lớn tuổi, sau khi phân tích nội dung Reuben Ng & Indran (2022) nói rằng họ là những người có các diễn ngôn đặc sắc tôn vinh địa vị của những người cao tuổi Hầu hết họ là phụ nữ, bất chấp thực tế về phân biệt tuổi tác theo giới tính (Krekula, Nikander, & Wilińska, 2018), những người phụ nữ này không cố gắng che giấu dấu hiệu của tuổi già, thay vào đó họ thể hiện sự tự tin, trái ngược với quan điểm cho rằng lão hóa là một quá trình đáng sợ cần che giấu hay ngăn chặn Ngoài ra, những TikToker này quyết liệt chống lại những định kiến phổ biến về phụ nữ lớn tuổi là thụ động, yếu ớt (Grenier & Hanley, 2007) mà thay vào đó chọn thể hiện mình là người hung dữ hoặc thậm chí ăn nói thô lỗ
Trong lịch sử nghiên cứu về TikTok, các nhà nghiên cứu không chỉ đóng khung TikTok và TikToker trong các nghiên cứu của mình, mà họ còn cho rằng những nội dung mà TikToker sản xuất dựa trên chỗ đứng của họ trong xã hội ra sao Khi TikToker là một chính trị gia đại diện cho nền tảng dân chủ xã hội, họ sản xuất nội dung cổ vũ chủ nghĩa dân tuý tự do trên TikTok để xây dựng mối quan hệ với công chúng (Moir, 2023) Với TikToker là những người nhập cư, họ sản xuất nội dung tập trung nêu các quan điểm cá nhân về các vấn đề nhập cư, yêu sách về quyền của di dân, và khẳng định sự hiện diện của bản sắc người nhập cư đại diện cho tiếng nói những người yếu thế (Jaramillo‐Dent, Contreras‐Pulido & Pérez-Rodríguez, 2021) Nếu các vận động viên trở thành TikToker, họ sẽ chia sẻ các nội dung xoay quanh cuộc sống cá nhân, tham gia các xu hướng thịnh hành, đăng các thông điệp khích lệ, tương tác với người hâm mộ, nhận tài trợ và xây dựng thương hiệu cá nhân (Su, Baker, Doyle & Yan, 2020) Hoặc đối với những người dùng thạo ngoại ngữ, họ trở thành TikToker để chia sẻ về việc học ngoại ngữ ( Vazquez-Calvo, Shafirova & Zhang, 2022) Thậm chí những người nước ngoài còn là TikToker ở một quốc gia khác khi họ sản xuất nội dung video có âm thanh ngôn ngữ được nói bằng ngôn ngữ của quốc gia đó (Abidin, 2021)
Trang 27Nghiên cứu đến ảnh hưởng của TikTok và TikToker trong hệ sinh thái truyền thông đương đại và các hành vi chính trị, xã hội, văn hóa và thương mại trên khắp thế giới cho thấy việc sử dụng TikTok có tác động đến việc hình thành hệ tư tưởng, các quan điểm sống và ý thức về bản thân của Gen Z, do nhóm đối tượng này tương tác xã hội liên tục (Oktarini, Dewi, Putra, Ataupah & Oktarini, 2022) Về ảnh hưởng tích cực, Oktarini và các nhà nghiên cứu đã nêu một số ví dụ về tác động tích cực của việc sử dụng TikTok, bao gồm khuyến khích sự sáng tạo của Gen Z để tạo ra tác phẩm, là nơi để họ thể hiện bản thân, nâng cao kiến thức nhờ các thông tin đa dạng và hình thức trình bày thú vị, là một trong những thú vui giải trí được lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày
Ngoài ra, TikTok đã mang lại rất nhiều cơ hội kiếm tiền và nổi tiếng cho giới trẻ và thanh thiếu niên (Phi Hung Truong & Anh Dao Kim, 2023) Từ việc trở thành phương tiện truyền thông thú vị với giới trẻ, tạo cho họ động lực thể hiện bản thân (tài năng và kỹ năng của mình) trong một số lĩnh vực, từ đó thu hút lượng lớn người xem bằng cách tạo nội dung và kiếm được nhiều tiền Một số người thậm chí cho rằng mục tiêu đạt được số lượt xem và sự nổi tiếng trên TikTok là nghề nghiệp chính, từ đó nghiêm túc xây dựng sự nghiệp cho bản thân Một điểm mạnh nữa về mặt kinh tế, đó là yếu tố tương tác xã hội trên TikTok ảnh hưởng trực tiếp đến ý định mua hàng của người tiêu dùng và kích thích sự phát triển của thị trường (Ngo Thi Thuy An, Le Thi My Thanh, Nguyen Thanh Hieu, Le Truong Giang, Ngo Gia Thinh & Nguyen Tran Duong, 2022)
Về tác động tiêu cực nảy sinh từ các nội dung hiển thị trên TikTok bao gồm các hành vi quấy rối tình dục trực tuyến, do các xu hướng, hình ảnh trong nội dung trên TikTok chưa được kiểm duyệt chặt chẽ và nội dung được tự do đăng tải Vì sử dụng TikTok quá nhiều nên người dùng bị ám ảnh, bị nghiện và vô tình chạy theo xu hướng hiện tại Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra có nhiều vụ lừa đảo xuất hiện trên ứng dụng mà nguyên nhân chủ yếu là do người dùng thiếu hiểu biết Cuối cùng, các ngôn từ không phù hợp như kích động thù địch, công kích cá nhân, miệt thị ngoại hình… cũng gây ra thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần (Oktarini và các tác giả khác, 2022) Jaffar, Riaz
Trang 28& Mushtaq (2019) cho rằng TikTok đã gây ra những tác động nguy hiểm dẫn đến hành vi tự làm hại bản thân và tự tử vì bị bắt nạt trên mạng (Jaffar, Riaz & Mushtaq, 2019)
Với những nghiên cứu tìm hiểu hình ảnh TikTok và TikToker được thể hiện như thế nào trên báo chí, nhóm tác giả Miao, D.Huang & Y.Huang (2021) khi phân tích nội dung về TikTok trên báo chí ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đã xác định các khung liên quan đến TikTok đã thay đổi theo thời gian Nếu trước năm 2020, Mỹ và Ấn Độ đều xem TikTok là khung cạnh tranh thương mại, thì đầu năm 2020, sự trình bày đã chuyển sang các khung tiêu cực hơn nữa chẳng hạn TikTok xâm phạm quyền riêng tư của công dân và thậm chí đe dọa an ninh quốc gia Ở Trung Quốc, TikTok được đóng khung chủ nghĩa dân tộc và kêu gọi bảo vệ an ninh quốc gia (Miao, D.Huang & Y.Huang, 2021)
Yung (2022) khi phân tích khung các tờ báo của Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc đã nhận thấy rằng các quốc gia này áp dụng các khung khác nhau để diễn giải TikTok Trong khi khung báo chí Ấn Độ thể hiện nội dung về TikTok như là một quyền lực của Trung Quốc, thông qua việc nhấn mạnh vào mức độ phổ biến mạnh mẽ của TikTok và khả năng đe dọa của nó đối với an ninh của Ấn Độ Về lệnh cấm TikTok được đề xuất ở Mỹ, khung báo chí của nước này khi nói về TikTok không tập trung vào sức mạnh của TikTok mà là diễn giải các hành động của chính quyền Trump liên quan đến các giá trị của thị trường tự do và dân chủ của Hoa Kỳ Khung báo chí của Trung Quốc khi nói về các vấn đề TikTok sẽ tránh đề cập đến sức mạnh của TikTok, tập trung vào thương mại Trung-Mỹ, cũng như các hành động của Mỹ trong việc hạn chế các công ty công nghệ Trung Quốc
Tại Việt Nam, hiện tại có thể chưa có nghiên cứu nào khám phá về khung TikToker trên nội dung báo điện tử Việt Nam Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ kèm những ảnh hưởng to lớn mà TikToker tác động đến công chúng có liên quan đến vai trò của báo chí Vì vậy nghiên cứu về khung TikToker mà báo chí đang xây dựng như thế nào để truyền tải đến công chúng là vấn đề bức thiết hiện nay Khám phá này giúp xem xét thực trạng hình ảnh TikToker mà báo chí đang thể hiện trong nội dung tin bài, từ đó
Trang 29đưa ra các nhận xét đã phù hợp hay chưa kèm các đề xuất cải thiện, từ đó nâng cao chất lượng nội dung bài viết khi truyền tải thông tin đến công chúng Đồng thời, kết quả nghiên cứu này cũng sẽ đặt tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về TikToker để tìm hiểu sâu rộng về đối tượng mang tính thời sự này Trong bối cảnh Việt Nam, việc nghiên cứu sâu hơn về các khung TikToker sẽ đóng góp những góc nhìn, đánh giá, đề xuất cho việc hoàn thiện khung về các TikToker Nhưng thay vì kiểm tra các khung mà các TikToker tạo lập trên mạng xã hội TikTok, tác giả xem xét khung về TikToker được các nhà báo tạo lập trên trang báo điện tử, với những lý do đã trình bày ở phần Mở đầu và trong Chương 1
Trang 301.2 Phương pháp luận về khung và phân tích khung qua nội dung báo chí
1.2.1 Xác định phương pháp luận
Bối cảnh nghiên cứu khung về TikToker
Trong bối cảnh nghiên cứu liên quan đến khung TikToker, có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng
Nghiên cứu diễn ngôn của những TikToker lớn tuổi với hai câu hỏi nghiên cứu: Người lớn tuổi tham gia vào các cuộc thảo luận xung quanh tuổi già trên TikTok như thế nào? Họ sử dụng TikTok theo cách nào để đàm phán, phản đối hoặc định nghĩa lại những ý nghĩ do xã hội xây dựng về tuổi già? Ng & Indran (2022) phân tích nội dung 348 video có lượt xem nhiều nhất thảo luận về lão hoá của các TikToker từ 60 tuổi trở lên có ít nhất 100.000 người theo dõi Cả hai phương pháp quy nạp và suy diễn đều được áp dụng trong phân tích định tính đã nổi lên 3 chủ đề: Bất chấp định kiến về tuổi tác, làm sáng tỏ những điểm yếu liên quan đến tuổi tác và kêu gọi chủ nghĩa phân biệt tuổi tác Nghiên cứu nói rằng họ là những người có các diễn ngôn đặc sắc tôn vinh địa vị của những người cao tuổi Hầu hết họ là phụ nữ, bất chấp thực tế về phân biệt tuổi tác theo giới tính (Krekula và các tác giả khác, 2018), những người phụ nữ này không cố gắng che giấu dấu hiệu của tuổi già, thay vào đó họ thể hiện sự tự tin, trái ngược với quan điểm cho rằng lão hóa là một quá trình đáng sợ cần che giấu hay ngăn chặn Ngoài ra, những TikToker này quyết liệt chống lại những định kiến phổ biến về phụ nữ lớn tuổi là thụ động, yếu ớt (Grenier & Hanley, 2007) mà thay vào đó chọn thể hiện mình là người hung dữ hoặc thậm chí ăn nói thô lỗ Phương pháp này gặp hạn chế về mặt phân tích dữ liệu lấy từ phần bình luận của video Vì vậy rất có thể nghiên cứu có thể bỏ qua diễn ngôn của những TikToker lớn tuổi và những người theo dõi họ tương tác với nhau
Khi nhìn nhận TikTok và TikToker là “người đưa tin”, Newman (2022) đã thực hiện phương pháp thu thập dữ liệu và đọc dữ liệu để hiểu rõ bản chất tin tức trên nền tảng mạng xã hội TikTok với đề tài Cách các nhà xuất bản học đưa tin trên TikTok Ông đã có các cuộc phỏng vấn với 20 tổ chức tin tức và một nhóm người sáng tạo nội dung
Trang 31trên TikTok Đồng thời tham khảo dữ liệu về mức tiêu dùng và nhân khẩu học về TikTok từ Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số năm 2021 và năm 2022 Phương pháp này phù hợp với mục tiêu là bước đầu khám phá cách các nhà xuất bản thích ứng với TikTok Tuy nhiên nghiên cứu đề xuất cần thực hiện bổ sung phương pháp phân tích nội dung để phân tích sâu hơn nội dung của các cuộc phỏng vấn, đảm bảo làm rõ nhận định của họ về “người đưa tin” mới này
Liên quan đến khung TikTok là một “người đưa tin”, Albertazzi & Bonansinga (2023) cũng xem xét TikTok với khung cực đoan hoá trong nội dung Với các câu hỏi: Phe dân tuý cực đoan sử dụng nội dung tiêu cực trên TikTok ở mức độ nào? Phe dân tuý cực đoan sử dụng nội dung tích cực trên TikTok ở mức độ nào? Các đảng và nhà lãnh đạo phe dân tuý cực đoan có sử dụng nhiều nội dung tích cực trên TikTok hơn những người thách thức chủ nghĩa dân tuý cực đoan không? Hai tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng là phân tích nội dung mang tính khái niệm trên các video TikTok và một phân tích nội dung định tính hai tài khoản TikTok tiêu biểu cho tiêu cực và tích cực của chủ nghĩa dân tuý cực đoan để trả lời câu hỏi nghiên cứu Phương pháp phân tích nội dung là lựa chọn lý tưởng cho mục tiêu nghiên cứu khung TikToker theo chủ nghĩa dân tuý cực đoan Người nghiên cứu đã xác định được các video tiêu cực và tích cực Đồng thời khám phá được chiến lược nội dung của hai đại diện TikToker phe chủ nghĩa dân tuý cực đoan Tuy nhiên việc đo lường về mức độ tác giả vẫn chưa làm rõ
Phổ quát hơn, Iodice và Papapicco (2021) nghiên cứu về khung chung của TikToker đã đi trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: Mọi người trải nghiệm phương tiện truyền thông xã hội mới này như thế nào? Niềm vui có phải là hình thức ảnh hưởng xã hội mới không? Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích Netnographic cung cấp thông tin về ý nghĩa và mô hình hành vi của cộng đồng trực tuyến sau đó thông qua Phân tích nội dung (Mininni, 2013) và phân tích Diatextual (Papapicco & Mininni, 2019) từ cuộc phỏng vấn lấy mẫu phi xác suất 30 người tham gia Kết quả xác định rằng TikToker là những người có nhu cầu tìm niềm vui, giải trí và sáng tạo để thoả mãn cá nhân
Trang 32TikToker là những người khao khát thể hiện cá tính riêng của mình, thoát khỏi những khuôn mẫu bên ngoài, điển hình của tính chia sẻ Phương pháp này phù hợp để đóng góp lý giải về động cơ của những người dùng trở thành TikToker có nhiều người theo dõi Mặc dù rất có thể phương pháp phân tích nội dung định tính đã bỏ sót một số khung vì giả thuyết nghiên cứu tập trung vào cảm giác “muốn vui vẻ” nhưng tác giả đã thực hiện thêm cuộc khảo sát cho phép phân tích kết quả để lộ ra những khía cạnh mà giả thuyết nghiên cứu không định hướng Thêm vào đó cuộc phỏng vấn bằng văn bản liên kết với tiêu đề nghiên cứu cũng bổ sung xác nhận những giả thuyết nên sẽ hạn chế được khả năng này
Kế thừa nghiên cứu trên, Guiñez-Cabrera và Mansilla-Obando (2022) nghiên cứu những TikToker sáng tạo nội dung về sách Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu về những TikToker sáng tạo nội dung về sách vì họ là người có ảnh hưởng trên TikTok, đã trở thành một hiện tượng mới nổi nhưng có rất ít nghiên cứu nghiên cứu sâu về họ Với câu hỏi nghiên cứu: Tại sao nhóm người này lại chấp nhận và sử dụng TikTok để tạo và chia sẻ nội dung sách? Tác giả đã lấy mẫu từ các cuộc phỏng vấn cùng họ làm cơ sở dữ liệu cho phương pháp phân tích theo chủ đề do Braun và Clarke (2006) đề xuất Kết quả thu được họ là những người thích sáng tạo nội dung và muốn chia sẻ niềm đam mê sách, họ đề cao sự tương tác của những người theo dõi, muốn có được nguồn tài nguyên từ nhà tài trợ, bán sách và họ nghiện TikTok Trên cơ sở Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2), phân tích theo chủ đề là phương pháp nghiên cứu có thể giải thích rõ các yếu tố quyết định theo Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2)
Xác định phương pháp luận
Các nghiên cứu về khung TikTok và TikToker mà tác giả tìm thấy phần lớn chọn sử dụng phương pháp phân tích nội dung chính vì tính hiệu quả của nó Nhận định sự phù hợp từ các nghiên cứu trên, tương tự tác giả xác định phương pháp phân tích nội
Trang 33dung để thực hiện phân tích khung TikToker Việt Nam trên báo điện tử Nếu phương pháp phân tích nội dung được tiến hành để kiểm tra khung thông qua các nội dung hiển thị rõ ràng bằng chữ viết, thấy được đếm được thì phương pháp phân tích theo chủ đề dùng để kiểm tra khung thông qua các nội dung tiềm ẩn đằng sau văn bản Phân tích theo chủ đề (Thematic Analysis) là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi nhất để tìm kiếm các đề tài, ý tưởng hoặc chủ đề trong dữ liệu Phương pháp này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về giao tiếp cho người thực hiện (Allen, 2017) Mặc dù phương pháp phân tích theo chủ đề có nhiều quy trình khác nhau nhưng về cơ bản sẽ dựa trên ba bước: (1) nhận diện dữ liệu, (2) mô tả chủ đề và (3) diễn giải chủ đề (Allen, 2017) Phương pháp phân tích theo chủ đề do Braun và Clarke (2006) đề xuất được cho là cách tiếp cận có ảnh hưởng nhất, ít nhất là trong khoa học xã hội, bởi vì nó đưa ra một khung rõ ràng và hữu dụng để thực hiện phân tích theo chủ đề (Maguire & Delahunt, 2017) Sáu bước phân tích chủ đề của Braun và Clarke (2006) bao gồm: làm quen với dữ liệu được thu thập; tạo mã ban đầu; tìm kiếm chủ đề; kiểm tra lại chủ đề; xác định chủ đề; tiến hành phân tích được áp dụng cho mã hóa theo chủ đề Sau đó đến 2022, để nắm bắt được một số tính đa dạng trong phương pháp phân tích theo chủ đề, hai tác giả đã phát triển thêm một dạng thức khác của phân tích theo chủ đề là phân tích theo chủ đề phản thân (reflexive thematic analysis), liên quan đến vấn đề đạo đức nghiên cứu khi phân tích theo chủ đề Đó chính là coi tính chủ quan của nhà nghiên cứu như một nguồn lực cho nghiên cứu (Braun & Clarke, 2022) Đáng chú ý, hai học giả này cũng nói rằng những cách tiếp cận này cũng có một số điểm chung với các nghiên cứu về phân tích theo chủ đề trước đó: Thực hành viết mã và phát triển chủ đề; Khả năng nắm bắt ngữ nghĩa hoặc ý nghĩa tiềm ẩn; Định hướng dữ liệu theo cách quy nạp hoặc diễn dịch Tuy nhiên, Braun & Clarke (2023) không bác bỏ những bước phân tích đã được thiết lập từ năm 2006 mà khuyến nghị những độc giả muốn theo đuổi và thực hành tốt phương pháp về phân tích theo chủ đề phản thân hãy đọc thêm nghiên cứu về phân tích theo chủ đề vào năm 2006 của họ Đồng thời hai tác giả khẳng định rằng phân tích
Trang 34theo chủ đề là một nhóm các phương pháp, không phải là một phương pháp đơn lẻ và phân tích theo chủ đề cũng không có tiêu chuẩn hóa (Braun và Clarke, 2023)
Khung TikToker được xác định qua các yếu tố biểu thị bao gồm: ẩn dụ, ví dụ, khẩu hiệu, miêu tả và hình ảnh trực quan (Gamson & Lasch, 1983; Gamson & Modigliani, 1989) Đồng thời, khung TikToker được phân tích để kiểm tra các yếu tố mà báo điện tử khuyến khích khán giả định nghĩa, nguyên nhân, hàm ý và cách xử lý nó (Entman, 1993) Vì vậy, song song với phân tích nội dung thông qua các dữ liệu cơ bản (bao gồm các đặc điểm của bài viết và cảm nhận chung về bài viết) thì phương pháp phân tích theo chủ đề rất phù hợp vì giải thích rõ các yếu tố trên Mặc dù phân tích dữ liệu định lượng mang lại khả năng mở rộng tốt và đo lường nghiêm ngặt nhưng vẫn còn hạn chế về khả năng nắm bắt các sắc thái quan trọng và phát hiện các khung khó thấy Do đó sau khi xem xét các khung thể hiện trực quan thông qua phân tích định lượng, phân tích định tính đã được tiến hành nhằm tiếp tục xác định khung Tiếp theo, các nguồn tin tức và thái độ trong các bài báo được xem xét để cho thấy vấn đề đã được trình bày như thế nào (Baden, 2019) Chính vì các nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc định hình phương tiện truyền thông Tính công bằng, cân bằng và khách quan vì các quy tắc nghề nghiệp của nhà báo khuyến khích các phóng viên nỗ lực tìm kiếm lời phát biểu từ các nguồn “được công nhận” (Hall, Clarke, Critcher, Jefferson & Roberts, 1978, tr 254)
Chính vì Entman (1993) nói rằng đóng khung sẽ khuyến khích người đọc kết nối với vấn đề và có những cân nhắc cụ thể liên quan đến định nghĩa, nguyên nhân, hàm ý và cách xử lý vấn đề Hầu hết các khung hình đều được tạo thành từ những gì chúng bao gồm và cả những gì chúng bỏ qua (Entman, 1993) Từ hướng tiếp cận trên, nghiên cứu này xác định các chủ đề chính qua phương pháp phân tích theo chủ đề, sau đó tìm kiếm mối liên kết giữa những chủ đề này với 4 yếu tố: định nghĩa, nguyên nhân, hàm ý và cách xử lý vấn đề để xem xét khung Đồng thời phân tích nội dung thông qua các nguồn tin tức và giọng điệu trong các bài báo cũng sẽ bổ sung kiểm tra được các yếu tố trên Nghiên cứu cũng tiến hành xem xét các bài báo nhận diện TikToker là gì; các bài báo
Trang 35phán đoán nguyên nhân nào cho định nghĩa TikToker vừa xác định được và các vấn đề xảy ra; những hàm ý như các đánh giá, phán xét, ca ngợi TikToker trong bài báo như thế nào – thường được đo lường bằng các giá trị văn hoá chung; báo chí có các đề xuất với những chủ đề chính này ra sao và dự đoán những tác động tiếp theo nào có thể xảy ra Những khung hiệu quả nhất là những khung xây dựng được cả bốn mối liên kết, nhưng không phải mọi khung đều mạnh như vậy (Tewksbury& Scheufele, 2009) Không nhất thiết một khung trong bất kỳ văn bản nào cũng buộc phải bao gồm cả bốn yếu tố nói trên (Entman, 1993) Vì vậy, kiểm tra bốn yếu tố này trong các văn bản tin tức về TikToker sẽ đo lường được mức độ hiệu quả của mỗi tờ báo trong việc đóng khung theo lý thuyết
Diễn giải qua đề tài nghiên cứu, tác giả dùng phương pháp phân tích nội dung để thu thập, xử lý số lượng và phân tích các tác phẩm báo chí về TikToker Việt Nam trên báo điện tử Thể thao & Văn hoá và Tổ Quốc từ 1 tháng 06 năm 2022 đến 31 tháng 05 năm 2023 Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một sách mã để mã hoá nội dung thông điệp về TikToker Việt Nam trên 02 tờ báo điện tử Thể thao & Văn hoá và Tổ Quốc Tác giả thống kê số lượng, quy mô, tần suất sử dụng các phạm trù về TikToker Việt Nam nhằm lượng hóa các chỉ báo về nội dung và hình thức thể hiện thông điệp Đồng thời, trên cơ sở nhận diện tần suất xuất hiện các biến số, ý đồ của nhà truyền thông về vấn đề nghiên cứu sẽ dần được bộc lộ Đây chính là cơ sở để tác giả nghiên cứu tổng hợp, rút ra nhận xét đánh giá về TikToker Việt Nam được thể hiện trên báo điện tử Tổ Quốc và Thể thao & Văn hoá trong năm 2022 – 2023 như thế nào (câu hỏi nghiên cứu số 1) Dùng phương pháp phân tích theo chủ đề theo cách quy nạp để tìm ra các chủ đề quan trọng xuyên suốt các bài báo, từ đó xác định khung về TikToker Việt Nam được thể hiện qua những chủ đề nào trên báo điện tử Thể thao & Văn hoá và Tổ quốc trong năm 2022 – 2023 Từ những khía cạnh chính được nổi lên thông qua phương pháp này, tác giả tìm thấy hình ảnh TikToker được đóng khung là tích cực trong những khía cạnh gì và hình ảnh TikToker được đóng khung là tiêu cực trong những khía cạnh gì (câu hỏi nghiên cứu số 2)
Trang 361.2.2 Mẫu nghiên cứu
Không giống như hầu hết các nghiên cứu về khung TikToker - các học giả sẽ nghiên cứu khung TikToker do chính TikToker xây dựng thông qua các video nội dung mà họ sáng tạo trên TikTok - nghiên cứu này xem xét khung TikToker được các nhà báo xây dựng như thế nào trên phương tiện truyền thông báo chí Vì vậy để hiểu TikToker được báo chí định hình như thế nào khi đưa tin tức đến công chúng, tác giả tiến hành phân tích khung quy nạp nội dung đưa tin liên quan đến TikToker trên báo điện tử Tổ Quốc và báo điện tử Thể thao & Văn hoá
Lý do chọn khảo sát trên báo Tổ quốc vì đây là một trong 10 tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động báo điện tử Là tiền thân của Trang tin điện tử của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Đây là trang báo có lượng độc giả lớn, nội dung có sự quan tâm sâu sát đến người nổi tiếng, người nhận được sự quan tâm của công chúng Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên, thay mặt lãnh đạo Bộ VHTTDL đã khẳng định: “Báo điện tử Tổ Quốc là một trong những địa chỉ, một trong những tờ báo được bạn đọc yêu thích Trong đó có nhiều nội dung được bạn đọc đồng tình Báo Tổ Quốc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là tờ báo của Bộ tuyên truyền, giới thiệu, cổ vũ, khích lệ, động viên những mặt tốt và phê phán những mặt chưa tốt, đóng góp vào sự nghiệp Văn hóa, thể thao và du lịch của đất nước nói chung và Bộ VHTTDL trên nhiều lĩnh vực” (Nguyên Thảo, 2016)
Đồng thời, báo Thể thao & Văn hoá là trang báo trực thuộc Thông tấn xã Việt Nam, có lượt truy cập và tăng trưởng mạnh mẽ vì khai thác nội dung đời sống văn hoá khá tốt Trong 11 tháng năm 2018, lượng truy cập trên trang web thethaovanhoa.vn đạt gần 158 triệu lượt, tăng 240% so với năm 2017 Nhờ đó, doanh thu của báo tăng trên 40%, trong đó doanh thu quảng cáo tăng gần gấp đôi so với năm 2017, tập trung chủ yếu ở báo điện tử (Lê Xuân Thành, 2019)
Đặc biệt, đây cũng là hai trang báo điện tử mà tác giả đã cộng tác sản xuất tin bài, việc lựa chọn này sẽ giúp cá nhân tác giả hiểu rõ hơn về khung TikToker mà cơ quan
Trang 37hiện có, có những phát hiện kịp thời và các kiến nghị phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng tin bài nói riêng và phát triển cơ quan nói chung
Nghiên cứu sử dụng cụm từ tìm kiếm “TikToker” và “TikTok” để thu thập các bài báo đăng trên báo điện tử Tổ Quốc và báo điện tử Thể thao & Văn hoá từ ngày 1 tháng 6 năm 2022 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023 Khoảng thời gian lấy mẫu này được cho là phù hợp vì đây là thời điểm nội dung TikTok trở nên sôi động tại Việt Nam, đồng nghĩa các TikToker sáng tạo nội dung ở khắp các lĩnh vực xuất hiện ồ ạt Trong báo cáo Social Media Trends 2022 được công bố bởi Hubspot & Talkwalker: “Với TikTok 2022, có xu hướng dịch chuyển từ việc “xem nội dung” sang “sáng tạo nội dung” TikTok mang đến cho nhà sáng tạo nội dung cơ hội thể hiện bản thân mà không cần nghĩ quá nhiều về các quy tắc hay tiêu chuẩn Tất cả mọi người đều có cơ hội trở thành người sáng tạo và đi đầu xu hướng”- Cassandra Tan, Director, Insight & Analytics, Universal Music Group SEA & Korea Đây cũng là khoảng thời gian cập nhật nhất mà nghiên cứu đạt được
Tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu:
Mẫu của nghiên cứu này là tập hợp các tin bài (tác phẩm báo chí) đề cập tới TikToker Việt Nam trên 02 tờ báo điện tử trong năm 2022 - 2023 Tác phẩm báo chí có nội dung đề cập trực tiếp đến TikToker Việt Nam được nhận diện bằng việc xuất hiện từ “TikTok” và “TikToker” trong bài báo
Công cụ tìm kiếm mẫu nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp tìm kiếm trên Google Advanced Search và Công cụ quản lý tin bài nội bộ của 2 trang báo điện tử trên để tìm kiếm trực tiếp các sản phẩm báo chí có nội dung về TikToker theo thứ tự ngày/tháng/từng chuyên mục nhằm đảm bảo các tin bài về chủ đề nghiên cứu không bị bỏ sót, có tính khách quan, chính xác trên từng báo
Trang 381.2.3 Thiết kế nghiên cứu
Thu thập mẫu
Để xây dựng kho dữ liệu cho nghiên cứu, tác giả thu thập tất cả các bài viết về TikTok và TikToker trên hai trang báo điện tử bằng công cụ Google Advanced Search; công cụ IMS nội bộ dùng để tạo lập, lưu trữ và đăng tải bài viết của hai trang báo điện tử; Chức năng tìm kiếm bài viết theo từ khoá trực tiếp trên trang báo điện tử
Sau khi tìm kiếm, kết quả thu được 304 mẫu phù hợp trong phạm vi nghiên cứu đã xác định Tác giả sau đó tiến hành tách bỏ phần hình ảnh ra khỏi bài viết, sử dụng toàn bộ phần chữ viết của 304 bài báo bao gồm tiêu đề, phần mở đầu, nội dung bài viết, trích dẫn, chú thích ảnh để đưa vào phân tích khung Kho dữ liệu này tổng cộng hơn 301.000 từ Đây là một tập dữ liệu đủ lớn để phân tích khung khi nghiên cứu này xem xét một đề tài rất có tính thời sự
Phân tích dữ liệu
Bước thứ nhất phân tích dữ liệu định lượng được thu thập từ phân tích nội dung
bao gồm các đặc điểm của bài viết (chủ đề, thể loại, số từ, nhà xuất bản…) để thấy vấn đề được trình bày trực quan như thế nào
Bước thứ hai tiến hành phân tích nội dung để xác định khung dựa trên phân tích
về tần suất sử dụng các từ Cách tiếp cận này dựa trên ý niệm của Entman (1993) rằng các khung được xây dựng thông qua việc sử dụng hoặc lược bỏ một số từ và cụm từ nhất định (Entman, 1993)
Với sự hỗ trợ của máy tính, trước hết tác giả dùng hệ thống Words and Characters Counter để tìm kiếm 10 từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong tổng mẫu thu thập được từ tờ báo điện tử Tổ Quốc; 10 từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong tổng mẫu thu thập được từ tờ báo điện tử Thể thao & Văn hoá và 10 từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất từ tổng mẫu thu thập được của cả hai tờ báo
Trang 39Trong tiếng Anh, “ngưỡng cho độ chính xác được đặt ở giá trị cực kỳ thấp với xác suất là một trên một trăm nghìn tỷ từ và ngưỡng thống kê như vậy thường tạo ra hơn 1.500 từ khóa trong một kho văn bản nhất định” (Gabrielatos & Baker, 2008, tr.10) Tần số càng thấp cho thấy tầm quan trọng về ý nghĩa ngữ nghĩa của các từ, cụm từ hoặc cụm trong kho dữ liệu càng thấp Nghiên cứu này chỉ kiểm tra các cụm từ đứng từ thứ 1 đến thứ 10 trong danh sách tần số cụm từ với tỉ lệ tần suất xuất hiện cao từ 0,1% đến 0,6% từ Lưu ý là các cụm có hai hoặc ba từ đơn có thể là từ ghép trong tiếng Việt Vì vậy, nghiên cứu này cũng sử dụng cụm từ cho các từ ghép
Khi phân tích nội dung định tính, nghiên cứu sẽ xác định được các từ có tần suất xuất hiện nhiều nhất (từ khoá) Tiếp theo tác giả đi tìm bối cảnh của những từ khoá này trong toàn bộ văn bản Sau đó, các câu có chứa bối cảnh được tách ra để đọc và phân tích kĩ lưỡng Dựa trên cơ sở đó nghiên cứu đã xây dựng được các khung quan trọng từ nội dung các câu chứa những từ khoá trên
Bước thứ ba sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề để tổng hợp dữ liệu và
mã hóa dữ liệu theo cách quy nạp để tìm ra các chủ đề quan trọng xuyên suốt các bài báo Các bước này bao gồm: làm quen với dữ liệu; tạo mã ban đầu; tìm kiếm chủ đề; kiểm tra lại chủ đề; xác định chủ đề; tiến hành phân tích được áp dụng cho mã hóa theo chủ đề
Làm quen với dữ liệu được thu thập: Tác giả đọc đi đọc lại tất cả các bài báo đã
thu thập được để làm quen với toàn bộ nội dung dữ liệu Ở giai đoạn này, tác giả ghi chú lại một số nhận định ban đầu: TikToker thường là những người khởi nghiệp với việc sản xuất nội dung là nghề tay trái, xem đây là một công việc giải trí đầy tiềm năng TikToker là những người tạo ra các trào lưu trên mạng xã hội TikToker là những người nổi tiếng được nhiều người biết đến TikToker là những người trẻ tuổi chia sẻ các trải nghiệm cá nhân về việc làm, ăn uống, giải trí… Có cảm giác rằng đa phần những hành động của TikToker thường không mang tính đúng đắn và người xem có thể làm theo Có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực và các mối đe doạ tiềm ẩn từ TikTok và TikToker Các nhận định
Trang 40ban đầu này sẽ được đem đi đối chiếu với các chủ đề nổi lên đã xác định được thông qua phân tích nội dung từ phương pháp phân tích tần suất sử dụng từ Thao tác này nhằm mục đích tổng hợp các vấn đề chính nổi cộm, giúp không bỏ sót các khía cạnh đã được báo chí chọn lựa làm nổi bật trong các văn bản tin tức – tức đảm bảo xác định đúng và đủ khung báo chí đã xây dựng
Tạo mã ban đầu: Trong giai đoạn này, tác giả bắt đầu sắp xếp dữ liệu của mình
một cách có ý nghĩa và có hệ thống Mã hóa được bắt nguồn theo phương pháp quy nạp và việc đọc mẫu từ góc độ cá nhân của người nghiên cứu Có nghĩa tác giả đã sử dụng mã hóa mở, không có mã đặt trước mà phát triển và sửa đổi mã trong khi thực hiện quy trình mã hóa Thông qua việc lọc các dữ liệu, 5 chủ đề quan trọng ban đầu đã được xác định, mang đi đối chiếu với các khung đã xác định được ở bước 2
Tìm kiếm chủ đề: Tác giả kết hợp dữ liệu đã xác định ở bước 2, tiếp tục kiểm tra
các mã và chọn một số mã có liên quan với nhau tạo thành một chủ đề
Xem lại chủ đề: Trong giai đoạn này, tác giả xem xét, sửa đổi và phát triển các
chủ đề sơ bộ mà tác giả đã xác định ở Bước 3 xem chúng có hợp lý không Tác giả đọc lại toàn bộ dữ liệu liên quan đến từng chủ đề và xem xét liệu dữ liệu có thực sự hỗ trợ chủ đề đó hay không Sau đó xem xét các chủ đề có tính liên quan với nhau trong bối cảnh của toàn bộ tập dữ liệu hay không
Xác định chủ đề: Sau khi tinh chỉnh mã, bước này xác định và đặt tên các chủ đề
Tác giả sẽ có sự sàng lọc cuối cùng các chủ đề với mục đích là để “xác định bản chất nội dung thực sự của mỗi chủ đề”
Tiến hành phân tích: Ở bước thứ sáu và cũng là bước cuối cùng, tất cả các chủ đề
chính thu được sẽ được phân tích và cung cấp bằng chứng để hỗ trợ cho các lập luận chính
Bước thứ tư xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong các chủ đề chính
để hiểu rõ việc định hình các vấn đề này Bốn yếu tố trong định nghĩa lý thuyết khung của Entman (1993) là căn cứ để xác định việc vận hành các khung: định nghĩa hoặc khái